Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Phân tích hiện tượng tha hóa của con người, vấn đề giải phóng con người trong triết học mác lê nin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.49 KB, 14 trang )

MỤC LỤC

Phân tích hiện tượng tha hóa của con người? Vấn đề giải phóng con người
trong triết học Mác – Lê nin?
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Con người là đối tượng nghiên cứu của nhiều môn khoa học khác nhau như
sinh vật học, tâm lý học, đạo đức học, dân tộc học, y học, triết học … Song giải
đáp những vấn đề chung nhất của con người, ý nghĩa cuộc sống của con người,
trước hết là nhiệm vụ của triết học, bởi vì đặc trưng của tư duy triết học là sự phản
tư của tư duy con người đối với chính bản thân mình. Triết học Mác nói chung,
triết học Mác- Lê Nin nói riêng đã chỉ ra bản chất của con người, sự tha hóa của
con người từ đó là vấn đề giải phóng con người, từ giải phóng những con người cụ
thể sẽ tiến đến giải phóng nhân loại. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, sau đây

1


nhóm chúng em trình bày đề tài: “Phân tích hiện tượng tha hóa của con người,
vấn đề giải phóng con người trong triết học Mác-Lê Nin”.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. HIỆN TƯỢNG THA HÓA CỦA CON NGƯỜI
1. Khái niệm tha hóa
Nhân loại, trên đường tìm về bản chất đích thực của mình, không tránh khỏi
phải trải qua một giai đoạn bị tha hoá. Đó là một giai đoạn lịch sử trong tiến trình
nhân loại chuyển từ “vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do”, như
Ph.Ăngghen đã khẳng định.
Tư tưởng về sự tha hoá được lý giải một cách có hệ thống bắt đầu từ triết
học cổ điển Đức với đại biểu nổi tiếng là Ph.Hêghen. Tuy nhiên, Hêghen đã lý giải
sự tha hoá theo kiểu duy tâm. Xuất phát từ quan niệm bản nguyên của thế giới
không phải là vật chất, mà là “ý niệm tuyệt đối” hay “tinh thần thế giới”, Hêghen
cho rằng giới tự nhiên, kể cả con người, chẳng qua chỉ là sự “tha hoá của ý niệm


tuyệt đối”. Ở đây, tha hóa được hiểu là sự chuyển hóa sang dạng tồn tài khác của
cùng một bản chất, một giai đoạn tất yếu của quá trình phát triển. Mặc dầu đứng
trên lập trường duy tâm thần bí, song tư tưởng của Hêghen về sự tha hóa cũng đã
chứa đựng những dự đoán hợp lý về một số đặc điểm của lao động trong xã hội có
đối kháng.
Phoiơbắc là người có công lớn trong việc đấu tranh quyết liệt chống chủ
nghĩa duy tâm và thần học nói chung, là người đã giáng một đòn mạnh mẽ vào hệ
thống triết học duy tâm của Hêghen nói riêng. Khác với Hêghen, ở Phoiơbắc, tha
hóa là sự tha hoá của bản chất con người vào Thượng đế. Khái niệm tha hóa giúp
ông giải thích nguồn gốc và bảnh chất của tôn giáo cũng như chứng minh tính tất
yếu của việc xóa bỏ tôn giáo. Ông đã hòa tan bản chất tôn giáo vào bản chất con
2


người, nghĩa là xem tôn giáo là sản phẩm của chính con người. Thế giới thần thánh
chỉ là tồn tại khác của thế giới trần gian và chúa là biểu tượng hoàn thiện bản chất
con người. Vì vậy, giải phóng con người chính là khắc phục sự tha hóa ấy, thay thế
tôn giáo hữu thần bằng tôn giáo của tình yêu giữa con người với con người
C.Mác không xem xét sự tha hoá con người một cách chung chung, trừu tượng,
phi lịch sử, mà xuất phát từ những con người cụ thể đang sống và hoạt động trong
những quan hệ xã hội nhất định, trong những điều kiện lịch sử của một thời đại nhất
định. Khái niệm tha hóa được Mác kế thừa trực tiếp từ Hêghen và Phoiơbắc nhưng
dựa trên sự nghiên cứu các mặt khác nhau của tha hóa gắn liền với cái gọi là “sự
phụ thuộc của tư bản vào lao động”, Mác đã phân tích tha hóa trong quan hệ nền
tảng giữa con người với con người, giữa con người với sản xuất vật chất, giữa con
người với hoạt động kinh tế. Theo đó, tha hóa là khái niệm nói lên quá trình mà
trong đó những sản phẩm do con người tạo ra (sản phẩm lao động, đồng tiền, các
quan hệ xã hội...) cũng như những thuộc tính hoặc năng lực nào đó của con người
trong những điều kiện lịch sử nhất định, lại biến thành những thứ độc lập với con
người và chi phối lại con người. Chẳng hạn, trong lĩnh vực tôn giáo, Thượng đế là

sự chuyển dịch bản chất con người, khiến cho con người từ chủ thể biến thành
khách thể, có nghĩa Thượng đế do con người tưởng tượng ra, nhưng trở lại thống
trị con người (tha hóa tôn giáo).v.v. Tha hóa còn chỉ những hiện tượng, những quan
hệ xã hội nào đó biến thành một cái gì khác với bản thân chúng, trở thành cái thống
trị con người, trở thành mục đích sống của con người. Tha hóa là quá trình con
người tự đánh mất “những năng lực bản chất người” của mình, trở thành một
thực thể khác. Như vậy, tha hóa trước hết là một quá trình xã hội, trong đó, hoạt
động của con người và những sản phẩm của nó biến thành lực lượng đối lập, thù
địch và chống lại con người.

3


2. Nguồn gốc và nguyên nhân của sự tha hóa
Mác bắt đầu xây dựng lý luận của mình bằng cách sử dụng khí niệm tha hóa,
cắt nghĩa tình trạng tha hóa của con người và vawch ra con đường khắc phục sự tha
hóa. Nhưng khác với Phơ bách, Mác tìm nguyên nhân dẫn đến sự tha hóa bản chất
con người từ “lao động bị tha hóa”. Điều đó biểu hiện:
- Sản phẩm do lao động của người lao động tạo ra tở thành cái đối lập, chi
phối cuộc sống của con người.
- Có tình trạng đó vì bản thân hoạt động lao động đã không còn là biểu hiện
bản chất sáng tạo mà trở thành lao động cưỡng bức, do đó, trong lao động của
mình con người không tự khẳng định mình mà lại phủ định mình.
- Trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, ngay cả sức lao động, cái năng lực
bản chất của con người cuãng đã thuộc về người khác.
“Lao độngtha hóa” làm cho con người tha hóa khỏi con người, mỗi cá thể
trở thành xa lạ với cá thể khác trong đời sống tính loài và đời sống cá nhân xa lạ
với nhau.
Nguồn gốc của sự tha hóa là do sự phát triển của phân công lao động xã hội
và sự xuất hiện của chế độ tư hữu. Triết học Mác đã chỉ ra những dấu hiệu đặc

trưng của sự tha hóa từ các phương diện: sự tha hóa của điều kiện lao động và kết
quả của sự lao động, sự tha hóa của thiết chế chính trị - xã hội và tư tưởng. Mặt
khác tha hóa còn là quá trình con người tự tước bỏ năng lực sáng tạo của mình, trở
nên thụ động trước thế giới khách quan, do chính những tiện ích xã hội con người
sáng tạo nên chiều hư con người.
Chế độ tư hữu từ chỗ là kết quả của sự tha hóa của lao động lại trở thành
nguyên nhân cho sự tồn tại và hát triển của lao động bị tha hóa. Lao động bị tha
hóa chỉ có thể tồn tại và phát triển trong chế dộ sở hữu tư nhân mà chế dộ sở hữu
tư nhân tư bản chủ nghĩa là hình thức cao nhất.

4


Như vậy, tóm lại sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa với
chế độ tư bản về chế độ sản xuất đã tập trung những tư liệu sản xuất cơ bản của
chủ nghĩa xã hội vào tay một số nhà tư bản, một số tập đoàn tư bản làm tuyệt đại
đa số người lao động trở nên vô sản. Nhu cầu sinh tồn đã buộc những con người
không có tư liệu sản xuất tự nguyện một cách cưỡng bức đến với các nhà tư sản và
họ làm thêm cho nhà tư bản. Và do quá trình người bóc lột người, quá trình lao
động bị tha hóa đã diễn ra. Phân công lao động có tính chất đối kháng trong chủ
nghĩa tư bản, làm cho con người bị lệ thuộc, bị nô dịch bởi điều kiện lao động và
trở nên những con người bị phát triển phiến diện. Sự phát triển của xã hội đã khiến
con người không tự kiểm soát được hoạt động của chính mình.
3. Các hình thức và hậu quả của sự tha hóa
Theo quan điểm của Mác thì có 3 hình thức của sự tha hóa như sau:
Thứ nhất: Tha hoá tôn giáo và tha hoá xã hội- chính trị
*Tha hoá tôn giáo- biểu hiện của tha hoá ý thức,tư tưởng: C.Mác nghiên cứu
về tha hoá tôn giáo khi ông còn ở phái Hê Ghen trẻ, do việc ông chịu ảnh hưởng
của tư tưởng của Phoi-ơ-bắc về đấu tranh chống sự tha hoá tôn giáo. Sự phê phán
tôn giáo dẫn đến luận điểm: Không phải chúa trời đã tạo ra con người mà con

người tạo ra chúa dựa theo hình ảnh của mình. Chúa trời- một thực thể siêu nhiên,
chính là biểu tượng tôn giáo do con người sáng tạo ra, là sự tuyệt đối hoá những
đặc điểm và những tính chất của con người dưới một hình thức lý tưởng hoá, nghĩa
là dưới hình thức một điển hình lý tưởng.Như vậy tha hoá tôn giáo biểu hiện con
người đã tự làm mình nghèo đi, bởi vì con người đã tước bỏ những đặc điểm riêng
của mình để chiếu hình của chúng vào trí tuệ mình. Sản phẩm đó mang hình thức
một tín ngưỡng xã hội, nó tự “trí hoá” sự tồn tại của nó đối với chính kẻ sáng tạo
ra nó, biểu hiện ra với con người như một lực lượng xa lạ, nhiều khi đối địch và bắt
đầu thống trị con người. Một khi đã được tạo ra và được khách quan hoá để mang
5


tính xã hội, những tín ngưỡng tôn giáo trở nên không những xa lạ với con người,
nhiều khi đối địch và bắt đầu thống trị con người.
*Tha hoá xã hội-chính trị:
- Quan niệm của C.Mác về sự tha hoá này xuất phát từ chính quan niệm của
ông về sự “rạn nứt” nội tại diễn ra trong con người xuất hiện trong hai vai trò,
nhưng dưới một hình thức duy nhất và như nhau: như thành viên của “tổ chức
công dân” và như thành viên của “tổ chức nhà nước”. Trong tổ chức thứ nhất thì
đối với người công dân, nhà nước thể hiện ra là mặt đối lập hình thức; trong tổ
chức thứ hai thì đối với nhà nước, bản thân người công dân thể hiện ra là mặt đối
lập vật chất. Sự phân đôi những vai trò của con người dẫn tới sự xung đột nội tại
và tới cái tâm trạng khốn khổ chứng tỏ rằng ngay trong thế giới của những sản
phẩm bị tha hoá của con người, con người cũng cảm thấy xa lạ bởi vì con người bị
tha hoá đối với “thực thể” của mình.
- Sự tha hoá xã hội-chính trị biểu hiện tập trung nhất là ở sự tha hoá nhà
nước. Theo một ý nghĩa nào đó nhà nước tương ứng với một đội vũ trang( quân sự,
cảnh sát...), cơ quan hành chính..., quyền lực của nó càng lớn thì sự tha hoá của nó
càng nguy hiểm, nó càng với tư cách một lực lượng tự trị , thoát khỏi sự kiểm soát
của con người.Nhà nước, với tư cách là một bộ máy cưỡng bức có khả năng thống

trị mọi cá nhân “ nổi loạn”, và càng ngày càng là hiện thực của bộ máy tha hoá cai
quản những sự vật không tách rời khỏi sự cai trị con người.
Cuộc đấu tranh của Mác và Ăng Ghen chống sự tha hoá trong chủ nghĩa tư
bản gắn liền với quan điểm về việc xoá bỏ nhà nước tư sản- xoá bỏ sự thống trị
chính trị, đồng thời gắn liền với sự “tiêu vong” của nhà nước trong chủ nghĩa xã
hội.

6


Thứ hai: Tha hoá lao động- biểu hiện tập trung của tha hoá kinh tế. Khi lý
giải về sự tha hoá nhà nước, Mác nhìn thấy mối liên hệ giữa nhà nước và xã hội
công dân. Theo ông không phải nhà nước chi phối xã hội mà trái lại chính xã hội
công dân chi phối nhà nước.Quan niệm duy vât đó hướng Mác tới nền kinh tế: nền
tảng của sự tha hoá trong xã hội tư bản là sự tha hoá kinh tế. Chính tha hoá kinh tế
là cơ sở của tha hoá xã hôi-chính trị, chính nó quy định sự tha hoá ý thức tư tưởng.
Trong tha hoá kinh tế Mác tập trung lý giải nhân tố cơ bản nhất của nó là lao động.
Mác đưa ra quan niệm của mình về tha hoá lao động trên những bình diện sau:
- Sự tha hoá của người công nhân đối với sản phẩm lao động của mình.
+Sự tha hoá thể hiện ở chỗ, người công nhân quan hệ với sản phẩm lao
động của mình như một vật xa lạ. Sản phẩm lao động đứng đối lập với lao động
như một tồn tại xa lạ, như một lực lượng không phụ thuộc vào người sản xuất.
+Sự tha hoá biểu hiện ở sự thống trị của sản phẩm lao động đối với người
sản xuất. Từ chỗ là chủ thể của sản phẩm lao động, con người trở thành phụ thuộc
vào sản phẩm, phục tùng các quy luật riêng của nó, thậm chí uy hiếp sự tồn tại
của con người.
- Tha hoá của người công nhân biểu hiện trong hành vi lao động của mình.
+Với quan niệm coi lao động là bản chất của con người, lao động của con
người là lao động sáng tạo . Lao động trở thành gánh nặng đè lên thể xác và cả tinh
thần của người lao động, làm cho họ kiệt quệ, què quặt.

+Lao động không còn là nhu cầu, là bản chất con người mà trở thành một
lực lượng xa lạ, đối lập và nô dịch con người, nó chỉ còn là phương tiện để thoả
mãn nhu cầu tồn tại thể xác của con người. Vì vậy lao động của người công nhân

7


trở thành lao động cưỡng bức, và bản thân người lao động cũng né tránh

lao

động. Người lao động chỉ cảm thấy tự do khi ở ngoài quá trình lao động.
+Lao động tha hoá còn biểu hiện ở chõ: Lao động đó không thuộc về bản
thân người lao động mà thuộc về người khác, và bản thân anh ta trong quá trình lao
động , không thuộc về anh ta mà thuộc về người khác. Vì vậy hoạt động lao động
của người lao động là hoạt động tự đánh mất bản thân mình. Đó là quá trình tự
tha hoá.
Thứ ba: Tha hoá bản chất con người và tha hoá con người với con người
-Lao động bị tha hoá dẫn tới giới tự nhiên chỉ còn là phương tiện để duy trì
sự tồn tại thân xác cuả con người. Lao động bị tha hoá làm cho lao động trở thành
đối lập với giới tự nhiên, lao động không còn là hoạt động cải tạo tự nhiên, chiếm
lĩnh tự nhiên phục vụ cho đời sống con người và thông qua đó mà còn người hoàn
thiện chính mình nữa.Lao động tha hoá, khiến cho con người vì là một sinh vật có
ý thức, chỉ biến chính hoạt động sinh sống của mình, bản chất của mình thành
phương tiện để duy trì sự tồn tại thân xác của con người, mọi hoạt động tinh thần
khác bị loại khỏi đời sống con người. Như vậy lao động tha hoá đã biến cái thế hơn
của con người so với con vật thành cái tiêu cực đối vơí con người.
- Sự tha hoá lao động dẫn tới kết quả “ Bản chất có tính loài của con ngườigiới tự nhiên cũng như tài sản tinh thần có tính loài của con người- bị biến thành
một bản chất xa lạ với con người, thành phương tiện duy trì sự tồn tại của cá nhân
con người.

- Kết quả trực tiếp của việc con người bị tha hoá với sản phẩm lao động của
mình, với hoạt động sinh sống của mình, là sự tha hoá của con người với con
người.

8


Như vậy chính lao động bị tha hoá dẫn đến tha hoá bản chất con người, biến
cái vốn có của con người thành cái bị tách khỏi con người, đứng đối lập với con
người như một cái xa lạ. Đồng thời sự tha hoá lao động cũng dẫn tới tha hoá của
mỗi người với người khác.
Tóm lại: Tha hoá là hiện tượng phổ biến trong xã hội tư bản, nó là một quá
trình khách quan và biểu hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Mác đã
đi từ quan hệ trực tiếp của lao động với sản phẩm của nó, tức là của người công
nhân với sản phẩm của mình để tìm ra bản chất của lao động bị tha hoá. Sự luận
giải của Mác về lao động tha hoá- biểu hiện tập trung của tha hoá kinh tế, xem là
nền tảng của tha hoá xã hội-chính trị và tha hoá tư tưởng.
Hậu quả của sự tha hóa: Tha hóa quá trình con người tự đánh mất “những
năng lực bản chất người” của mình, trở thành một thực thể khác. Như vậy, hậu
quả của tha hóa trước hết là một quá trình xã hội, trong đó, hoạt động của con
người và những sản phẩm của nó biến thành lực lượng đối lập, thù địch và chống
lại con người, con người xa lạ với con người.
4. Khắc phục sự tha hóa
Khắc phục sự tha hóa là một quá trình lâu dài mà trước hết là phải gắn liền
với việc xóa bỏ chế độ tư hữu. Triết học Mác- Lê Nin chính là lý luận triết học về
khắc phục sự tha hóa của con người, trước hết là lý luận giải phóng con người khỏi
mọi sự áp bức, bóc lột. Giải phóng con người là xóa bỏ người bóc lột người, xóa
bỏ tha hóa để con người trở về với chính mình, phát triển bản tính chân chính của
mình. Cách mạng vô sản là điều kiện của sự khác phục tha hóa và phát triển con
người. Thứ nhất, phải tiến hành cách mạng vô sản trước hết là giành quyền thống

trị chính trị về tay giai cấp vô sản, đây là điều kiện tất yếu để xóa bỏ tha hóa. Thứ
hai là xây dựng chủ nghĩa cộng sản, đây là phương thức duy nhất để xóa bỏ hoàn
toàn mọi sự tha hóa và phát triển tự do toàn diện con người.
9


II. VẤN ĐỀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC MÁC
– LÊ NIN
Khi xây dựng quan niệm duy vật về lịch sử, triết học Mác- Lê Nin giải đáp
một cách duy vật vấn đề con người, bản chất con người, con người với tư cách
thực thể sinh học- xã hội, vị trí vai trò của con người trong tiến trình lịch sử nhân
loại. Những quan niệm duy vật đó không chỉ nhằm mục đích xây dựng lý luận về
con người, mà hơn thế nữa còn nhằm mục đích giải phóng con người, giải phóng
xã hội. Giải phóng con người là xóa bỏ người bóc lột người, xóa bỏ tha hóa để con
người trở về với chính mình, phát triển bản tính chân chính của mình. Lênin nhận
định rằng điểm chủ yếu trong học thuyết của Mác là ở chỗ nó làm sáng tỏ vai trò
lịch sử thế giới của giai cấp vô sản là thực hiện sứ mệnh giải phóng con người.
Xã hội tư bản, theo Các-Mác, là một bước tiến trong lịch sử phát triển của
nhân loại. Nội dung bước tiến ấy là cơ sở cho sự phát triển của bản chất con người,
là điều kiện cho sự giải phóng xã hội, giải phóng nhân loại. Nhưng trong khuôn
khổ của chủ nghĩa tư bản, khi mà tư liệu sản xuất chủ yếu còn nằm trong tay giai
cấp tư sản thì con người chưa thực sự được giải phóng về chính trị, cũng chưa
được giải phóng về kinh tế, văn hóa. Do vậy, nếu không xóa bỏ nó (chế độ tư hữu
tư sản) thì tuyệt đại đa số nhân dân lao động sẽ không có sở hữu, và như thế thì
tình trạng con người chịu sự nô lệ vào người khác còn tồn tại. Từ đó,
C.Mác - Ph.Ăngghen đã khẳng định: “không thể thực hiện được một sự giải
phóng thực sự nào khác nếu không thực hiện sự giải phóng ấy trong thế giới hiện
thực và bằng những phương tiện hiện thực”. Xóa bỏ đi kiểu quan hệ sản xuất tư
bản chủ nghĩa - cũng đồng thời với việc lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản là cơ
sở xóa bỏ tận gốc mọi điều kiện con người bị áp bức. Chính điều này, trong

“Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”, C.Mác - Ph.Ăngghen đã nói, cuộc cách mạng
xã hội do giai cấp công nhân lãnh đạo không xóa đi cái quyền sở hữu cơ bản của
con người, mà chỉ xóa đi cái hình thức sở hữu mà nhờ nó người ta dùng để nô
10


dịch người khác. Và xã hội cộng sản chủ nghĩa sẽ là chế độ tốt đẹp nhất trong
lịch sử nhân loại, đảm bảo cho những quyền của con người, giải phóng con người
một cách triệt để nhất. Sự nghiệp giải phóng ấy, theo C.Mác, “chỉ có thể thực hiện
được khi chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất chủ yếu được
xóa bỏ và lực lượng xã hội có sứ mệnh lịch sử thực hiện thành công sự nghiệp giải
phóng con người, giải phóng xã hội là giai cấp vô sản”.
Do sự phát triển của phân công lao động xã hội và sự xuất hiện của chế độ tư
hữu mà xuất hiện sự tha hóa con người. Khắc phục sự tha hóa chính là quá trình
giải phóng con người. Đấu tranh giai cấp cũng là một quá trình khắc phục sự tha
hóa con người về mặt xã hội, giải phóng con người khỏi mọi chế độ áp bức, bóc
lột.
Ý nghĩa thực tiễn lớn nhất của nghiên cứu những vấn đề triết học về con
người là quán triệt mục tiêu xây dựng con người mới – một trong những mục tiêu
chiến lược của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã
hội.
Mục tiêu cuối cùng của giai cấp công nhân, của cách mạng xã hội chủ nghĩa
là giải phóng con người, giải phóng xã hội. Chủ nghĩa xã hội không chỉ dừng lại ở
ý thức, ở khẩu hiệu giải phóng con người mà từng bước thực hiện giải phóng con
người trên thực tế biến con người từ vương quốc của tất yeweus sang vương quốc
của tự do. Sự tự do đem lại cho con người quyền được lao động, được phân phối
công bằng của cải vật chất và tinh thần, được tham gia vào các công việc xã hội,
được phát triển và vận dựng các năng lực của mình với tư cách sự thực hiện những
nhu cầu cơ bản, quyền được nghỉ ngơi. Tự do cá nhân trông chủ nghĩa xã họi
không chỉ biểu hiện trong các quyền cá nhân được hưởng, mà còn biểu hiện trong

nghĩa vụ, trách nhiệm cá nhân. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới là giải phóng tối ưu
cho các vấn đề xã hội liên quan tới sự phát triển xã hội con người.

11


Mọi biện pháp về kinh tế, chính trị … rốt cuộc, nhằm xây dựng một xã hội,
trong đó sự phát triển tự do và toàn diện của mỗi người là điều kiện cho sự phát
triển tự do và toàn diện của con người. Chúng ta cần khắc phục quan niệm giản
đơn, phiến diện lâu nay coi những biện pháp mang ý nghĩa phương tiện như cải tạo
kinh tế, củng cố chính quyền. .. đó là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
Sự nghiệp giải phóng con người là sự nghiệp tự giải phóng, cách mạng là sự
nghiệp của quần chúng. Mác và Ăng ghen đã từng lưu ý rằng, chủ nghĩa xã hội
không phải là một lý tưởng mà là hiện thực phait khuôn theo. Chủ nghĩa xã hội là
một phong trào hiện thực, trong đó con người, quần chúng đông đảo vừa là mục
tiêu, vừa là chủ thể. Để có xã hội cộng sản chủ nghĩa, phải có trình độ phát triển rất
cao cả về kinh tế và về con người.
C.

KẾT LUẬN

Chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa nhân đạo hiện thực, giá trị lớn nhất của nó làm
cho học thuyết của Mác và Ăng Ghen vượt lên trên các học thuyết khác chính là
tư tưởng về sự giải phóng triệt để con người. Có thể nói cho đến nay chưa có một
học thuyết nào ngoài học thuyết của chủ nghĩa Mác- Lê Nin chỉ ra được con đường
giải phóng triệt để cho nhân loại cần lao, giải phóng triệt để con người. Những vấn
đề mà Mác và Ăng Ghen đưa ra, đặc biệt vấn đề tha hoá là cơ sở để những người
nghiên cứu tiếp tục đi sâu phân tích làm rõ những biểu hiện của nó trong CNXH và
thời kỳ quá độ. Qua quá trình tìm hiểu, phân tích hiện tượng tha hóa của con
người, vấn đề giải phóng con người trong triết học Mác- Lê Nin, chúng ta có thể

thấy rằng bản chất của con người là tổng hòa những quan hệ xã hội. Trong quá
trình hình thành và phát triển, bên cạnh mặt chủ đạo của con người là sáng tạo, còn
có hiện tượng tha hóa con người. Để khắc phục sự tha hóa cũng như là để giải
phóng con người, triết học Mác- Lê Nin cho rằng chỉ có thể thực hiện được khi chế
12


độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất chủ yếu được xóa bỏ và lực
lượng xã hội có sứ mệnh lịch sử thực hiện thành công sự nghiệp giải phóng con
người, giải phóng xã hội là giai cấp vô sản.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình triết học dùng trong đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ các ngành
khoa học xã hội và nhân văn không chuyên ngành Triết học, Bộ giáo dục và đào
tạo. nxb Đại học sư phạm – 2014

13


2. GS.TS Nguyễn Hữu Vui – Sách “ Lịch sử triết học” – Nxb Chính trị Quốc
gia- Hà Nội, 1998
4. TS Nguyễn Ngọ Nhân. Chuyên đề 6, Ý thức xã hội và triết học về con
người
5. ThS. Nguyễn Thị Thanh Huyền – “ Quan điểm của C.Mác về tha hóa, giải
phóng con người và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển con người Việt Nam hiện
nay” – Hà Nội, 2005.

14




×