Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ Ở PHỤ NỮ ĐƯỢC KHÁM THAI TẠI BỆNH VIỆN A THÁI NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (771.88 KB, 78 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC

NGUYỄN HOA NGẦN

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ
Ở PHỤ NỮ ĐƯỢC KHÁM THAI TẠI BỆNH VIỆN A
THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Nội khoa
Mã số: 60.72.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Kim Lƣơng

Thái Nguyên, năm 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Lời cảm ơn
Em xin trõn trng cm n Ban Giỏm hiệu, Phịng đào tạo Sau đại học,
Bộ mơn Nội Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên, đã tạo điều kiện giúp đỡ
em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành Luận văn.
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới TS. Nguyễn Kim Lương - người thầy ln tận tình dành nhiều thời
gian hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu và giúp đỡ em trong
quá trình nghiên cứu và hồn thành Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Nội khoa.


Xin chân thành cảm ơn tập thể Bác sỹ, y tá khoa Sản - Bệnh viện A
Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
thực hiện nghiên cứu để hoàn thành Luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc, các khoa, phòng Bệnh viện Điều
dưỡng và Phục hồi chức năng tỉnh Thái Nguyên nơi tôi công tác đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình học tập và hồn thành khóa học.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, những người bạn thân
thiết đã ln giúp đỡ, động viên, khích lệ, chia sẻ khó khăn trong thời gian tơi
học tập để hồn thành khóa học.
Xin chân thành cảm ơn./.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2010

Nguyễn Hoa Ngần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Lêi cam ®oan
Tơi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn do
tôi thu thập là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình
nghiên cứu khoa học nào.
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện Luận văn
này đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2010

Nguyễn Hoa Ngần


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADA

: Hiệp hội đái tháo đường Mỹ
(American Diabetes Asociation)

BMI

: Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index)

Cholesterol TP : Cholesterol toàn phần
ĐTĐ

: Đái tháo đường

ĐTĐTK

: Đái tháo đường thai kỳ

HCS

: Màng đệm tăng trưởng hormon
(Human Chorionic

HDL-C


Somatomamotropin)

: Lipoprotein tỷ trọng phân tử cao
(High Density Lipoprotein)

HPL

: Lactogen nhau thai
(Human Placenta Lactogen)

LDL-C

: Lipoprotein tỷ trọng phân tử thấp
(Low Density Lipoprotein)

Mg

: Magie

NCEP

: Chương trình quốc gia giáo dục về Cholesterol
(National Cholesterol Education Program)

NDDG

: Ủy ban quốc gia về đái tháo đường Mỹ
(National Data Diabetes Group)


NP

: Nghiệm pháp

NPDNG

: Nghiệm pháp dung nạp glucose

PTH

: Hormon tuyến cận giáp (Parathyroid hormon)

RLDNG

: Rối loạn dung nạp glucose

TCYTTG

: Tổ chức Y Tế thế giới

WHO

: Tổ Chức Y Tế thế giới (World Health Organisation)

YTNC

: Yếu tố nguy cơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





MỤC LỤC
Đặt vấn đề ................................................................................................................................................................................................................. 1
Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu ..................................................................................................................................................... 3
1.1. Sơ lược về bệnh đái tháo đường. ................................................................................................................................... 3
1.1.1. Định nghĩa ............................................................................................................................................................................................ 3
1.1.2. Phân loại bệnh đái tháo đường ............................................................................................................................ 3
1.1.3. Định nghĩa đái tháo đường thai kỳ ............................................................................................................... 3
1.2. Lịch sử phát hiện, nghiên cứu chẩn đoán và đặc điểm dịch tễ học ĐTĐTK...... 4
1.3. Chuyển hố carbonhydrat ở người có thai bình thường .......................................................... 7
1.3.1. Chuyển hoá carbonhydrat............................................................................................................................................ 7
1.3.2. Chuyển hoá lipid ........................................................................................................................................................................ 9
1.3.3. Chuyển hoá protein ............................................................................................................................................................10
1.4. Bệnh sinh của đái tháo đường thai kỳ ...............................................................................................................11
1.4.1. Hiện tượng kháng insulin.........................................................................................................................................11
1.4.2. Bài tiết các hormon trong thời gian mang thai ......................................................................12
1.4.3. Các giai đoạn thai kỳ và ảnh hưởng của tăng glucose máu lên sự phát
triển của thai nhi ....................................................................................................................................................................13
1.5. Các yếu tố nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ
1.6. Hậu quả của đái tháo đường thai kỳ

............................................................................

14

...................................................................................................................

16


1.6.1. Hậu quả đối với mẹ ............................................................................................................................................................16
1.6.2. Hậu quả đối với con ..........................................................................................................................................................17
1.7. Đặc điểm đái tháo đường thai kỳ...............................................................................................................................20
1.8. Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ ...........................................................................................................................21
1.8.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán của NDDG 1979 và tiêu chuẩn của Coustan
và Carpenter 1982 .............................................................................................................................................................21
1.8.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán của WHO .................................................................................................................22
1.8.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội nghị quốc tế lần thứ 4 về ĐTĐTK
tại Mỹ năm 1998.................................................................................................................................................................................22
Chƣơng 2: Đối tƣợng và Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................24
2.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................................................................................24

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ....................................................................................................................25
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................................................................25
2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu .....................................................................................................................................................25
2.5. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................................................................................26
2.5.1. Hỏi bệnh và thăm khám lâm sàng ....................................................................................................26
2.5.2. Cận lâm sàng

......................................................................................................................................................................

27

2.5.3. Cách tiến hành chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ ..................................................28

2.6. Phương tiện nghiên cứu

..................................................................................................................................................

30

2.7. Xử lý số liệu .......................................................................................................................................................................................30
2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

..................................................................................................................

30

Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu ............................................................................................................................................31
3.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu. ...............................................................31
3.2. Tỷ lệ ĐTĐTK và một số thông số sinh hố trong nhóm đối tượng
nghiên cứu có glucose máu ≥ 5,3 mmol/l ........................................................................................35
3.3. Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và tỷ lệ ĐTĐTK ........................................38
Chƣơng 4: Bàn luận. ...............................................................................................................................................................................42
4.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu ..............................................................42
4.2. Tỷ lệ mắc đái tháo đường thai kỳ

..................................................................................................................

46

4.3. Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ với tỷ lệ đái tháo đường thai
kỳ ......................................................................................................................................................................................................................49
Kết luận.. ......................................................................................................................................................................................................................57
Khuyến nghị. .........................................................................................................................................................................................................58

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................................................................................................59
Mẫu hồ sơ nghiên cứu
Danh sách bệnh nhân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tỷ lệ ĐTĐTK của một số tác giả trên thế giới .................................................................... 6
Bảng 1.2. Tỷ lệ ĐTĐTK ở Việt Nam qua các nghiên cứu ................................................................... 6
Bảng 1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán theo NDDG và Coustan & Carpenter ................. 21
Bảng 1.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán của nghiệm pháp dung nạp glucose đường
uống sau 2 giờ với 75g glucose ................................................................................................................... 22
Bảng 2.1. Bảng tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ .................................................................................. 24
Bảng 2.2. Bảng tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lipid máu

................................................................

28

Bảng 3.1. Đặc điểm về phân bố tuổi của các đối tượng nghiên cứu ................................ 31
Bảng 3.2. Trình độ học vấn của nhóm đối tượng nghiên cứu ..................................................... 31
Bảng 3.3. Nghề nghiệp của nhóm đối tượng nghiên cứu ................................................................... 32
Bảng 3.4. Phân bố địa dư của nhóm đối tượng nghiên cứu .......................................................... 32
Bảng 3.5. Chỉ số BMI của nhóm đối tượng nghiên cứu trước khi mang thai ... 32
Bảng 3.6. Đặc điểm tiền sử gia đình và tiền sử bệnh của sản phụ ...................................... 33
Bảng 3.7. Số lần mang thai ở nhóm đối tượng nghiên cứu ............................................................. 33
Bảng 3.8. Số lần đẻ của đối tượng nghiên cứu trong những lần mang thai

trước .......................................................................................................................................................................................................... 33
Bảng 3.9. Tiền sử sản khoa bất thường............................................................................................................................ 34
Bảng 3.10. Cân nặng con trong những lần đẻ trước ................................................................................... 34
Bảng 3.11. Số con sống của đối tượng nghiên cứu trong những lần mang
thai trước ......................................................................................................................................................................................... 34
Bảng 3.12. Tiền sử tần suất các yếu tố nguy cơ ................................................................................................ 35
Bảng 3.13. Kết quả glucose máu của nghiệm pháp tăng đường máu trong
nhóm đối tượng có glucose máu ≥ 5,3 mmol/l ................................................................... 35
Bảng 3.14. Tỷ lệ ĐTĐ thai kỳ......................................................................................................................................................... 36
Bảng 3.15. Kết quả xét nghiệp lipid máu trong nhóm đối tượng có glucose
máu ≥ 5,3 mmol/l.............................................................................................................................................................. 37
Bảng 3.16. Hình thái rối loạn các thành phần lipid máu trong nhóm đối
tượng có glucose máu ≥ 5,3 mmol/l..................................................................................................... 37
Bảng 3.17. Kết quả xét nghiệm lipid máu trong nhóm đối tượng ĐTĐ TK .. 38
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Bảng 3.18. Mối liên quan giữa ĐTĐTK và tuổi mang thai ............................................................ 38
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa ĐTĐTK và BMI trước khi mang thai......................... 39
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa ĐTĐTK và tiền sử gia đình ĐTĐ thế hệ thứ
nhất ............................................................................................................................................................................................................. 39
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa ĐTĐTK và tiền sử sản khoa bất thường ................ 40
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa ĐTĐTK với tiền sử cân nặng con trong
những lần đẻ trước ........................................................................................................................................................ 40
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa ĐTĐTK và số lượng các yếu tố nguy cơ .............. 41
Bảng 4.1. Tỷ lệ thừa cân béo phì trước khi mang thai qua các nghiên cứu ......... 44
Bảng 4.2. So sánh tỷ lệ ĐTĐTK qua các nghiên cứu trong nước


....................................

47

..................................

48

.........................................................

50

Bảng 4.3. So sánh tỷ lệ ĐTĐTK qua các nghiên cứu trên thế giới
Bảng 4.4. Tỷ lệ ĐTĐTK trong nghiên cứu của các tác giả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường là bệnh mang tính chất xã hội trong những năm gần đây
đang có xu hướng tăng lên rõ rệt, chiếm tỷ lệ khá cao tại các nước phát triển.
Cùng với sự gia tăng của đái tháo đường, đái tháo đường thai kỳ cũng
không ngừng gia tăng. Cho tới nay đái tháo đường thai kỳ đang là một vấn đề
đáng quan tâm của y tế cộng đồng vì tỷ lệ mắc bệnh cũng như các biến chứng
của bệnh cho cả người mẹ và thai nhi. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ tỉ lệ
đái tháo đường thai kỳ thay đổi từ 1% -14% các phụ nữ có thai [3], [22], [27],

[28]. Ở Mỹ tỷ lệ này là 3% - 5% (1993) [22], Singapore 3,2%, Thái Lan 2,5%,
Ấn độ 2% [10].
Đái tháo đường thai kỳ thường xuất hiện vào khoảng tuần thứ 24 - 28 của
thai kỳ, khi nhau thai bắt đầu sản xuất một lượng lớn các hormon gây kháng
insulin
Các nghiên cứu khác nhau trên thế giới đã khẳng định đái tháo đường
thai kỳ để lại hậu quả nặng nề cho thai phụ và thai nhi trong quá trình mang
thai, trong và sau khi sinh: Tiền sản giật, thai chết lưu, sảy thai, hội chứng suy
hô hấp cấp, tử vong chu sinh, thai to gây khó đẻ……[39], [52]. Người mẹ bị
đái tháo đường thai kỳ nguy cơ tăng huyết áp, đặc biệt nguy cơ mắc đái tháo
đường typ 2 thực sự sau này [3], [26 ], [49], [57]. Theo Ngô Thị Kim Phụng,
tỷ lệ đái tháo đường sau sinh ở những bà mẹ bị đái tháo đường thai kỳ là 6,2%
[19], khoảng 20 - 40% số trẻ sinh ra từ các bà mẹ này bị đái tháo đường [19].
Nhiều cơng trình nghiên cứu về đái tháo đường đã được tiến hành trên
thế giới cũng như tại Việt Nam nhưng chủ yếu là đái tháo đường typ 1 và đái
tháo đường typ 2, còn đái tháo đường thai kỳ chưa có nhiều nghiên cứu về tỷ
lệ mắc bệnh cũng như biến chứng của bệnh. Năm 1999, theo Ngô Kim Phụng
tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ là 3,9% [19]. Năm 2000, theo Nguyễn Thị Kim
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




2

Chi tỷ lệ bệnh là 3,6% [7]. Năm 2001, điều tra của bệnh viện Nội tiết tại 4
thành phố lớn ( Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phịng, Đà Nẵng) tỷ lệ
bệnh đái tháo đường ở lứa tuổi 30 - 64 tuổi là 4,0% [2], [4]. Năm 2004, Tạ
Văn Bình và cộng sự nghiên cứu thấy tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ tăng lên
5,7% [3]. Năm 2007, Tô Thị Minh Nguyệt nghiên cứu tỷ lệ đái tháo đường tại

bệnh viện Từ Dũ Thành phố Hồ Chí Minh thấy tỷ lệ bệnh là 10,69% [18].
Từ các nghiên cứu trên có thể thấy tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ ở nước ta
khơng thấp và đang có xu hướng gia tăng.
Tại Thái Nguyên cho đến nay chưa có số liệu thông kê về đái tháo đường
thai kỳ.
Với những lý do trên, chúng tôi tiến hành "Nghiên cứu thực trạng đái
tháo đường thai kỳ ở phụ nữ được khám thai tại bệnh viện A Thái Nguyên"
nhằm mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ được khám thai tại
Bệnh viện A Thái Nguyên.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến đái tháo đường thai kỳ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




3

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sơ lƣợc về bệnh đái tháo đƣờng
1.1.1. Định nghĩa
"ĐTĐ là một hội chứng rối loạn chuyển hố đặc trưng bởi tình trạng tăng
glucose máu mạn tính, là hậu quả của sự thiếu hụt chế tiết và/hoặc hoạt động
của insulin" [4], [29].
1.1.2. Phân loại bệnh đái tháo đường [4], [7], [29]
Có nhiều cách phân loại đái tháo đường, hiện nay WHO thống nhất phân
loại đái tháo đường như sau (1997):
- Đái tháo đường typ 1

- Đái tháo đường typ 2
- Đái tháo đường typ khác:
+ Do bệnh lý tuyến tụy: Viêm tụy mạn, viêm tụy cấp...
+ Bệnh lý nội tiết khác: Basedow, hội chứng Cushing...
+ Do thuốc hoặc hóa chất: Hormon, thuốc lợi tiểu...
+ Di truyền: Turner...
- Đái tháo đường thai kỳ: Liên quan đến vai trò kháng thể kháng insulin
và sự biến đổi hormon trong thời kỳ thai nghén.
1.1.3. Định nghĩa đái tháo đường thai kỳ
"ĐTĐ thai kỳ được định nghĩa là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở
bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong khi mang
thai". Định nghĩa này được áp dụng dù người bệnh có cần phải điều trị insulin
hoặc chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn và cho dù sau khi sinh tình trạng này cịn
tồn tại hay khơng. Định nghĩa này cũng khơng loại trừ khả năng tình trạng rối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




4

loạn dung nạp glucose đã có từ trước hay là xảy ra đồng thời với quá trình
mang thai [5], [28], [56].
Những người phụ nữ bị ĐTĐ trong thai kỳ có thể được chia thành 2
nhóm: ĐTĐ trước khi có thai hoặc ĐTĐ phát sinh trong khi mang thai. Cả hai
nhóm này nếu không được điều trị sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong
cho cả mẹ lẫn thai nhi. Chăm sóc trước khi có thai kết hợp với quản lý tốt
những phụ nữ ĐTĐ thai kỳ có thể cải thiện kết cục của quá trình mang thai.
1.2. Lịch sử phát hiện, nghiên cứu chẩn đoán và đặc điểm dịch tễ học

ĐTĐTK [16], [19], [22]
1.2.1. Lịch sử phát hiện, nghiên cứu chẩn đoán ĐTĐTK
Từ đầu những năm 20 của thế kỉ XIX, một số nhà lâm sàng đã tổng kết
những quan sát trên các phụ nữ có thai có những biểu hiện bất thường được
coi là ĐTĐ.
Năm 1828, Heinrich Gottleib Bennewitz công bố trường hợp một phụ nữ
22 tuổi có thai lần thứ 5 nhập viện khi thai được 7 tháng. Ba lần có thai trước
khơng được ghi nhận. Lần có thai thứ 4, sản phụ có triệu chứng khát nước,
tiểu nhiều, triệu chứng này mất đi tự nhiên sau khi sinh. Khi mang thai lần thứ 5,
các triệu chứng này lại xuất hiện. Từ tuần lễ 32- 36 của tuổi thai, bệnh nhân
đã bị viêm họng tái phát, bụng căng to được nghi ngờ là song thai. Vào ngày
chuyển dạ, thai nhi chết vì cuộc chuyển dạ ngừng lại ở giai đoạn thứ 2. Thai nhi là
một bé trai cân nặng trên 4000g. Sau sinh, sức khoẻ sản phụ cải thiện hàng
ngày và đường niệu âm tính. Sức khoẻ sản phụ về sau không được ghi nhận
lại. Thai kỳ này được đánh giá là tình trạng rối loạn chuyển hố hydratcacbon.
Năm 1954, nghiên cứu quy mơ đầu tiên về chuyển hoá hydratcacbon bất
thường trong thai kỳ được thực hiện tại hai bệnh viện ở Boston. Nghiệm pháp
sàng lọc 50g glucose uống - 1 giờ cũng được tiến hành lần đầu tại đây.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




5

Năm 1964, kết quả cuối cùng của các nhà nghiên cứu ở Boston được in
ra trong nghiên cứu cổ điển của O’Sullivan và Mahan, tác giả đã đưa ra tiêu
chuẩn chẩn đoán ĐTĐTK bằng nghiệm pháp 100g glucose uống - 3 giờ.
Đến năm 1978 Hội sản phụ khoa Mỹ đã khuyến cáo sử dụng tiêu chuẩn này

và 1979 Uỷ ban quốc gia về ĐTĐ của Mỹ cũng đã công nhận tiêu chuẩn này.
Năm 1980, Hội nghị quốc tế lần thứ nhất về ĐTĐTK chính thức cơng
nhận định nghĩa về ĐTĐTK. Hội nghị này đồng thời nhất trí với tiêu chuẩn
của O’Sullivan và Mahan có sửa đổi bởi NDDG. Cũng trong năm này,
TCYTTG lần đầu tiên đưa ra tiêu chuẩn chẩn đốn ĐTĐTK. Sau đó, nhiều
nghiên cứu về chẩn đốn, điều trị và theo dõi ĐTĐTK ở các nước trên thế
giới lần lượt được cơng bố.
Ngày nay tầm nhìn của chúng ta với con của người mẹ ĐTĐ được mở
rộng từ lúc trong bào thai, mới sinh cho tới quá trình tăng trưởng, phát triển
và chỉ số thông minh trong suốt cuộc đời.
1.2.2. Đặc điểm dịch tễ học ĐTĐTK
Theo WHO, năm 1985, trên thế giới có 30 triệu người bị ĐTĐ, năm 1994
có 98,9 triệu, năm 2000 là 157,3 triệu, dự báo năm 2010 là 215,6 triệu [2] và
đến năm 2025 sẽ có 300 – 330 triệu người bị ĐTĐ [2]. Cùng với sự gia tăng
của ĐTĐ, ĐTĐTK cũng không ngừng gia tăng [31], tỷ lệ này thay đổi khác
nhau tuỳ theo quốc gia, theo vùng, theo chủng tộc và theo tiêu chuẩn chẩn
đoán áp dụng. Theo Hiệp hội đái tháo đường Mỹ tỷ lệ dao động từ 1 đến 14%
[3], [22], [27], [28]. Bên cạnh đó, nguy cơ tương đối tăng từ 1,6- 3,5 lần ở
người da đen, tăng 1,8 lần ở người có nguồn gốc Tây Ban Nha và Bồ Đào
Nha, tăng 8,5 lần ở người sống ở vùng Đông Nam châu Á, tăng 10,9 lần ở
người Đông Ấn và 15 lần ở người Mỹ bản địa. Những phát hiện này cũng
tương tự như đối với tỷ lệ ĐTĐ typ 2 ở các nhóm chủng tộc tương ứng [5].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




6


Dưới đây là tỷ lệ ĐTĐTK của một số tác giả (các nghiên cứu này áp
dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán khác nhau) [1], [13], [22].
Bảng 1.1: Tỷ lệ ĐTĐTK của một số tác giả trên thế giới [1], [13], [22]
Tác giả

Quốc gia, vùng lãnh thổ

O'sullivan và Mahan (1964) [37]

United State American
Băc Ailen
Thụy Điển
Úc
Ấn Độ
Nhật Bản
Italia
Australia
Hoa Kỳ
Anh

Hadden (1980) [47]
Stangenberg (1984) [22]
Henry O.A (1993) [48]
Ramachandran A (1998) [13]
Maegawa Y (2003) [13]
Cianni G.D (2003) [13]
Keshavars M (2005) [13]
Fan Z.T (2006) [13]
Krishinaveri G.V (2007) [13]


Tỉ lệ (%)
1,0 ĐTĐ và
1,0 RLDNG
0,2-3,5
4,0
4,3-7,8
0,87
2,9
8,47
0,7
3,8
6,2

Tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu về tỷ lệ ĐTĐTK. Các nghiên cứu
này đều được tiến hành tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí
Minh [3], [9], [19], [20].
Bảng 1.2. Tỷ lệ ĐTĐTK ở Việt Nam qua các nghiên cứu [3], [9], [16],
[17], [19], [20]
Tác giả

Năm

Đoàn Hữu Hậu

1997

Ngô Thị Kim Phụng

1999


Đỗ Trung Quân và CS

2000

Tạ Văn Bình và CS

2002-2004

Tơ Thị Minh Nguyệt
Vũ Bích Nga

2007
2008

Địa điểm
BV nhân dân Gia Định
TP Hồ Chí Minh
Quận 4
TP Hồ Chí Minh
BV Phụ sản Hà Nội
BV Phụ sản Trung Ương
và BV Phụ sản Hà Nội
BV Từ Dũ TP. HCM
Khoa Phụ sản Bệnh viện
Bạch Mai Hà Nội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Tỉ lệ
(%)

2,1
3,9
3,6
5,7
10,69
7,9




7

1.3. Chuyển hóa Carbonhydrat ở ngƣời có thai bình thƣờng
1.3.1. Chuyển hóa Carbonhydrat [5]
1.3.1.1. Giảm nhạy cảm với insulin [5]
Từ những năm 1956, Burt nhận thấy những phụ nữ ĐTĐ mang thai ít xảy
ra hạ glucose máu hơn những phụ nữ không mang thai khi họ dùng insulin.
Nhiều nghiên cứu về sau chứng minh sự thay đổi hormon trong thai kỳ là
những yếu tố quan trọng đóng góp vào sự kháng insulin, gồm các đặc điểm sau:
- Kháng insulin có xu hướng tăng dần trong suốt thời gian mang thai
cùng với các hormon: hPL, progesteron, prolactin, cortisol.
- Các hormon: hPL, progesteron, prolactin, cortisol xảy ra hiện tượng
giảm độ nhạy làm suy giảm hoạt động của insulin.
- Các hormon: hPL, progesteron, prolactin, cortisol đều tăng ở mô mỡ,
mô cơ vân trong thời gian mang thai, đây là nguyên nhân trực tiếp làm giảm
thu nhận glucose ở các mô này.
1.3.1.2. Tăng insulin máu [1], [5].
Từ nhiều chục năm về trước người ta thấy nồng độ insulin máu ở phụ nữ
khi mang thai tăng hơn nhiều so với trước khi mang thai. Phels và Kuhl đã
chứng minh sự tăng insulin này chỉ xảy ra ở người có thai. Sau đó Burt,

Davidson rồi Bellman và Hartman đã chứng minh động lực của insulin không
thay đổi ở người mang thai và không mang thai [5]. Những nghiên cứu này đã
chứng minh lượng insulin máu tăng ở người phụ nữ có thai là do thay đổi
chức năng của tế bào beta tuỵ.
Nhiều nghiên cứu cho thấy ở phụ nữ mang thai có hiện tượng tăng
insulin máu, tăng nhu cầu insulin để kiểm soát glucose máu nhưng lại đồng
thời giảm dung nạp glucose. Hiện tượng này nhanh chóng mất đi ngay sau đẻ.
Thai nhi phát triển trong tử cung phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn dinh
dưỡng chuyển hóa từ cơ thể mẹ khuyếch tán và vận chuyển thơng qua hệ tuần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




8

hoàn rau thai. Sự vận chuyển liên tục chất dinh dưỡng qua rau thai làm tăng
các "khoảng trống năng lượng" của cơ thể người mẹ do không được cung cấp
thức ăn liên tục. Khi hiện tượng này xảy ra, cơ thể mẹ xuất hiện các phản ứng
thích nghi nhằm đảm bảo hai quá trình: cung cấp liên tục chất dinh dưỡng cho
thai và đảm bảo năng lượng hoạt động của chính cơ thể mẹ. Các hiệu ứng này
được đặc trưng bởi sự kháng insulin gây ra "tình trạng đói tăng dần lên". Biểu
hiện bằng sự tăng dao động glucose từ trạng thái đói sang trạng thái no, tăng
dự trữ dinh dưỡng ở mô mỡ, tăng phân giải mô mỡ và tăng tạo ceton như một
nguồn năng lượng của cơ thể mẹ [5].
Thai nhi được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng nhờ sự vận chuyển thuận lợi
glucose và các acid amin qua rau thai cũng như triglycerid thủy phân và các
acid béo tự do. Nhưng hậu quả cho mẹ là giảm glucose máu (đặc biệt trong
trạng thái đói), giảm các chất tân tạo đường và tăng các thể ceton.
Những thay đổi trong cơ thể mẹ khi mang thai có sự khác biệt giữa trạng

thái đói và trạng thái no của mẹ. Những thay đổi quan trọng nhất khi đói là sự
dịch chuyển từ chuyển hóa carbonhydrat sang chuyển hóa chất béo, làm tăng
ly giải mỡ và tăng các thể ceton máu. Kết quả là các thể ceton tăng nhanh hơn
khi không mang thai, đồng thời mức glucose máu lúc đói giảm xuống,
glucose máu lúc đói giảm trung bình 10mg/dl ở kỳ thai ba tháng cuối, chủ yếu
do giảm sản xuất glucose ở gan, tăng sử dụng glucose ở thai nhi và tăng dự
trữ glycogen. Acid béo và triglycerid cũng qua nhau thai phần nào. Chênh
lệch nồng độ giữa máu mẹ và thai càng lớn thì vận chuyển acid béo và
triglycerid từ máu mẹ qua nhau thai càng mạnh. Do thể ceton qua nhau thai dễ
dàng nên khi ceton máu mẹ tăng do bất kỳ nguyên nhân nào thì ceton trong
máu thai cũng tăng. Thai (tế bào gan, tế bào não...) có thể sử dụng ceton như
một cơ chất oxy hoá để tạo năng lượng. Việc sử dụng ceton có thể gây ảnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




9

hưởng xấu lên quá trình phát triển tâm thần của trẻ sau này. Vì vậy cần chú ý
đến tình trạng tăng ceton máu ở mẹ.
Freinke gọi sự thay đổi trong trạng thái no là "sự đồng hóa thuận lợi".
Trong trạng thái không no, cơ thể mẹ phát triển kháng insulin ở ngoại vi.
Tổng hợp glucose được sử dụng sẽ giảm 50 - 70% do hiện tượng kháng
insulin xảy ra trong thời gian này, tạo thuận lợi cho đồng hóa chất béo ở thời
kỳ mang thai sớm để chuẩn bị cho "những lúc cơ thể mẹ bị đói" và có thể cân
bằng q trình giáng hóa chất béo xảy ra ở giai đoạn muộn của thai kỳ. Khả
năng insulin thúc đẩy sử dụng glucose ở cơ thể mẹ bị giảm do thu nhận
glucose vào các mô của mẹ sau khi ăn bị chậm lại, tạo cơ hội thuận lợi để

chuyển carbonhydrat tiêu hóa được cho thai nhi. Như vậy hiện tượng kháng
insulin ở mẹ tạo thuận lợi cho những nhu cầu cấp thiết của cả cơ thể mẹ, đặc
biệt là cơ thể con. Đây là một đáp ứng sinh lý [5].
1.3.1.3. Nồng độ glucose máu khi đói thấp [5], [16]
Đây cũng là một đặc điểm của người bình thường khi mang thai. Vào ba
tháng cuối của thai kỳ, nồng độ glucose máu lúc đói (thường là qua đêm, sau
ăn khoảng 8 đến 10 giờ) của cơ thể mẹ thấp hơn so với người bình thường từ
10 - 20mg/dl ( 0,55 - 11 mmol/l). Nồng độ glucose máu trung bình lúc đói của
người mẹ thường là 3,6 ± 0,5 mmol/l [5]. Hiện tượng này có thể kéo dài ít
nhất 4 giờ, ở người khơng mang thai khơng có hiện tượng này.
1.3.2. Chuyển hóa lipid [5], [35]
Chuyển hố lipid ở thai phụ bình thường có 2 thay đổi đáng lưu ý là:
- Tăng thuỷ phân lipid và tăng tạo thể ceton
- Tăng nồng độ tryglycerid
Khi mang thai, nồng độ tryglycerid tăng gấp 2-4 lần, nồng độ cholesterol
toàn phần cũng tăng thêm 25- 50% [35]. Vào giữa của thời kỳ mang thai,
nồng độ LDL-C tăng lên 50% và HDL-C cũng tăng lên 30%, đến 3 tháng cuối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




10

của thời kỳ mang thai thì nồng độ các thành phần này giảm nhẹ. Vào cuối thời
kỳ mang thai, nồng độ triglycerid và VLDL có tương quan thuận với nồng độ
estradiol và insulin của người mẹ [50]. Hiện tượng tăng triglycerid là sự kết
hợp của cả 3 yếu tố gồm [5]:
+ Tăng nồng độ acid béo tự do và insulin máu đã làm tăng tổng hợp
triglycerid ở gan

+ Ăn nhiều do hạ glucose máu làm tăng khả năng nhận chylomicron từ ruột.
+ Giảm hoạt động lipoprotein lipsae ở mô mỡ.
Tăng nồng độ một số acid béo tự do vào cuối thời kỳ mang thai có thể
dẫn đến giảm nhạy cảm với insulin. Nồng độ acid béo tự do góp phần tạo thai
to, nhất là mô mỡ của thai. Knopp và cộng sự nhận thấy rằng cân nặng trẻ
sinh ra có mối tương quan thuận với nồng độ acid béo tự do và nồng độ
triglycerid, cả hai chất này qua nhau thai dễ dàng vào ba tháng cuối của thai
kỳ [50].
1.3.3. Chuyển hóa protein [5], [16], [35]
Mặc dù glucose là nguồn năng lượng cho thai và nhau thai nhưng tổng
dự trữ glucose và glycogen ở thai và nhau thai không đáng kể. Protein là
nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho sự phát triển của thai và nhau thai.
Cả mẹ và thai đều tăng giữ nitrogen. Điều này làm giảm mạnh một cách có ý
nghĩa nồng độ acid amin lúc đói của cơ thể mẹ. Sự thay đổi sớm chuyển hoá
acid amin lúc đói ở thai phụ so với người khơng mang thai giải thích tình
trạng mau đói hay gặp ở thai phụ. Ngoài ra, nồng độ acid amin (như serine)
tương quan chặt chẽ với sự phát triển của thai nhi cả giai đoạn đầu và cuối.
Thai nhỏ hơn so với tuổi thai thường gặp ở những bà mẹ có nồng độ acid
amin giảm nhiều. Thai phụ có sự giảm nồng độ nitrogen, giảm tổng hợp và
bài xuất nitrogen. Các acid amin đi từ mẹ sang thai qua nhau thai theo cơ chế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




11

tích cực, chủ động, cần năng lượng và cần các acid amin vận chuyển. Các
acid amin vận chuyển có mặt ở vi lông mao và màng cơ sở [35].

1.4. Bệnh sinh của ĐTĐTK [1], [10], [16], [21], [65]
Mang thai là yếu tố thuận lợi thúc đẩy xự xuất hiện các rối loạn điều
hồ đường máu do tăng tình trạng kháng insulin. ĐTĐTK có thể xảy ra khi
tình trạng kháng insulin sinh lý này tăng kịch phát và cùng xuất hiện song
song sự thiếu hụt insulin tương đối.
Sinh lý bệnh của ĐTĐTK tương tự như sinh lý bệnh của ĐTĐ typ 2, bao
gồm kháng insulin và bất thường về tiết insulin.
1.4.1. Hiện tượng kháng insulin
Thai kỳ được xem như một cơ địa đái tháo đường vì mang thai làm giảm
nhạy cảm của mô với insulin, hay làm tăng liều insulin cần dùng ở đối tượng
đã có đái tháo đường trước đó. Những biến đổi của chuyển hoá glucose và tác
dụng của insulin được phục hồi nhanh chóng trong giai đoạn hậu sản. Nghiên
cứu sử dụng kỹ thuật kẹp glucose (theo dõi thay đổi nồng độ insulin máu trong
khi glucose máu được giữ không đổi) nhận thấy đáp ứng của mô với insulin
giảm gần 80% trong thai kỳ bình thường [16]. Hiện tượng kháng insulin là do
nhau thai tiết ra các hormon như lactogen, oestrogen, progesteron… là các
hormon vừa kích thích tiết insulin lại vừa có tác dụng đối kháng insulin.
1.4.2. Bài tiết các hormon trong thời gian mang thai.
Sản xuất các hormon có khuynh hướng tăng trong thời gian mang thai và
phần lớn các hormon này đều góp phần kháng insulin và gây rối loạn chức
năng tế bào beta của tuỵ.
* Ở nửa đầu của thai kỳ ( trước 20 tuần), chuyển hoá glucose ở mẹ bị ảnh
hưởng bởi nồng độ estrogen và progesteron tăng cao gây tăng sinh tế bào 
tuỵ và tăng tiết insulin kéo theo tăng dự trữ glycogen ở mô, giảm tạo glucose
ở gan, tăng sử dụng glucose ở ngoại vi và giảm đường huyết đói.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





12

Thai là ngun nhân của tình trạng mau đói. Thai là một cơ thể sử dụng
glucose liên tục. Nhu cầu này không bị hạn chế bởi ngưỡng đường huyết của
cơ thể mẹ. Insulin và glucagon không thể qua rau thai trong khi glucose lại
vào thai rất dễ dàng nhờ một cơ chế khuếch tán tích cực. Nhu cầu tiêu thụ
glucose trung bình của thai 6mg/kg/phút, gấp 2 đến 3 lần nhu cầu tiêu thụ
glucose ở người lớn. Do insulin mẹ không qua thai được nên từ tuần thứ 12,
các tế bào tiểu đảo thai bắt đầu sản xuất insulin, hormon này còn là một yếu tố
tăng trưởng của thai.
Cùng với glucose, acid amin cũng qua rau thai bằng một cơ chế vận
chuyển chủ động. Các acid này là nguyên liệu tổng hợp protein thai và cũng
được oxy hoá một phần để tạo năng lượng. Cũng như đường huyết, thai sử
dụng acid amin trong cơ thể mẹ làm nồng độ acid amin trong máu mẹ giảm,
và cơ chất quan trọng cho quá trình tân tạo đường (đặc biệt là alanin) giảm.
Do đó đường huyết cơ thể mẹ giảm. Tình trạng pha lỗng glucose do tăng thể
tích dịch cũng góp phần làm giảm đường huyết glucose máu giảm dẫn đến
insulin máu giảm, kết quả là có tình trạng ly giải mỡ và tăng ceton máu. Do
thể ceton qua thai dễ dàng nên ceton máu mẹ tăng thì ceton trong máu thai
cũng tăng. Thai (tế bào gan, tế bào não....) có thể sử dụng ceton như một cơ
chất để tạo năng lượng. Tuy nhiên sử dụng ceton có thể có ảnh hưởng xấu đến
sự phát triển tâm thần kinh của trẻ sau này.
* Trong nửa sau của thai kỳ các hormon: HPL (Human placental lactogen)
hay còn gọi là HCS (Human chorionic somatomamotropin), progesteron,
prolactin, cortisol và glucagon tăng làm tăng hiện tượng kháng insulin, giảm
dự trữ glycogen ở gan và tăng tạo glucose ở gan. Do hiện tượng kháng insulin
tăng nên đường huyết sau ăn của thai phụ tăng cao hơn so với phụ nữ khơng
có thai. Đây là ngun nhân của tình trạng ĐTĐTK. Đồng thời, nhu cầu
insulin của thai phụ cũng tăng dẫn đến thiếu hụt insulin tương đối. Sự kết hợp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





13

hai yếu tố trên dẫn tới thai phụ có xu hướng bị ĐTĐTK ở nửa sau thai kỳ.
ĐTĐ thai kỳ thường xuất hiện vào khoảng tuần thứ 24 của thai kỳ, khi mà
nhau thai sản xuất một lượng đủ lớn các hormon gây kháng insulin.
1.4.3. Các giai đoạn thai kỳ và ảnh hưởng của tăng glucose máu lên sự
phát triển của thai nhi
Một thai kỳ bình thường kéo dài 9 tháng (40 tuần). Thai kỳ chia 3 giai
đoạn, mỗi giai đoạn kéo dài 3 tháng [3],[12],[16].
- Ba tháng đầu thai kỳ: giai đoạn nang trứng gồm 5 tuần đầu của thai kỳ.
Trong giai đoạn này, trứng được thụ tinh hình thành những mầm mống của
nhau thai và gắn vào thành tử cung của mẹ. Cũng trong giai đoạn này, tim của
thai nhi được hình thành và bắt đầu bơm máu, hệ tiêu hoá, xương sống, tuỷ
sống và não cũng bắt đầu được hình thành. Khi được khoảng 8 tuần, thai nhi
sẽ có mắt, mũi, mơi và lưỡi. Cánh tay, cẳng tay, bàn tay, đầu gối, cẳng chân
và bàn chân bắt đầu hình thành. Kể từ sau tuần thứ 9 của thai kỳ được gọi là
giai đoạn bào thai, giai đoạn này các cơ quan trong cơ thể thai nhi dần phát
triển và trưởng thành. Đến cuối 3 tháng đầu của thai kỳ, thai nhi dài khoảng
7,5cm và nặng khoảng 42g.
Sự điều hồ glucose trong giai đoạn đầu thai kỳ có ý nghĩa to lớn đối với
sự hình thành và đóng của ống thần kinh. Tăng glucose máu nặng có thể gây
các dị tật như: ống thần kinh hở, sọ nhỏ, phù màng ngoài tim. Ngoài ra tăng
glucose máu cùng với tăng ceton máu còn gây ra nhiều dị tật bẩm sinh khác
trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vì vậy cần kiểm tra glucose máu cho những thai
phụ có nguy cơ cao bị ĐTĐTK ngay từ lần khám thai đầu tiên trong giai đoạn
này [16].

- Ba tháng giữa: thai nhi tiếp tục phát triển và trưởng thành. Nhịp tim
thai trở nên mạnh hơn. Các cơ xương của thai nhi được hình thành, tóc và
lơng mày bắt đầu mọc. Người mẹ cũng có thể cảm nhận được cử động của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




14

thai ở tuần thứ 18. Gần tới cuối 3 tháng giữa của thai kỳ, thai nhi có thể nặng
tới 0,8kg và dài 28 - 35cm. Đây cũng là giai đoạn tất cả các tế bào não có mặt
trong suốt cuộc đời đều được hình thành. Giả thiết cho rằng tăng ceton máu
trong thai kỳ gây giảm trí thơng minh của trẻ đã có nhiều tranh cãi. Thực ra
các tế bào não của thai nhi cũng như của người trưởng thành sử dụng ceton
làm năng lượng oxy hoá. Trong trường hợp tăng ceton máu do đói hoặc toan
ceton do ĐTĐ đều có thể làm giảm hình thành pyrimidin trong não thai chuột,
tác dụng của ceton là gây ức chế vào các bước gần phản ứng hình thành acid
orotic. Qua quan sát trên, người ta thấy rằng nếu số lượng tế bào não và hoạt
động trí tuệ có tương quan với nhau thì tăng ceton máu có ảnh hưởng tới trí
tuệ của trẻ [44].
- Ba tháng cuối thai kỳ: tất cả các hệ thống cơ quan đều đã được hình
thành đầy đủ, các xương sọ của thai nhi mềm và dễ di chuyển. Lúc này thai
nhi bắt đầu tăng cân và lớn rất nhanh. Vào cuối tháng thứ 7 của thai kỳ, thai
nhi có thể nặng tới 1,1 - 1,4kg và dài 35 - 43cm. Ngay trước khi sẵn sàng
chào đời, thai nhi có thể có cân nặng lý tưởng khoảng 3,1 - 3,8kg và dài
khoảng 50cm. Tăng glucose máu vào giai đoạn này không gây các dị tật bẩm
sinh cho thai nhưng lại gây thai to. Vì tăng glucose máu mẹ làm glucose máu
thai tăng, kích thích tuỵ của thai sản xuất insulin làm phát triển nhanh các tế
bào mỡ, cơ. Việc phát hiện ra hiện tượng quá sản của tiểu đảo tuỵ, tăng khối

lượng của các tổ chức nhạy cảm với insulin ở những thai to của bà mẹ bị
ĐTĐTK đã chứng minh giả thuyết tăng glucose máu gây tăng tiết insulin của
Pedersen [16].
1.5. Các yếu tố nguy cơ mắc ĐTĐ thai kỳ [3], [16], [22], [56], [58]
Khuyến cáo của Hội nghị Quốc tế lần thứ 4 về ĐTĐTK tại Hoa Kỳ năm
1998 thì thai phụ có các yếu tố sau dễ mắc ĐTĐTK:
- Tuổi ≥ 25: được coi là yếu tố nguy cơ của đái tháo đường thai kỳ [36]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




15

- Béo phì hoặc thừa cân trước khi có thai: hầu hết các nghiên cứu đều
nhận thấy tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ ở nhóm phụ nữ béo phì trước mang thai
cao hơn nhóm có BMI bình thường [30], [52], [58]. Theo khuyến cáo của tổ
chức Y tế thế giới đề nghị cho khu vực Châu Á- Thái Bình Dương tháng
2/2000, BMI ≥ 23 được coi là thừa cân và béo phì [69].
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh ĐTĐ, đặc biệt là có người đái tháo
đường thế hệ thứ nhất là một trong những yếu tố nguy cơ cao của đái tháo
đường thai kỳ. Phụ nữ có thai ở gia đình có người bị đái tháo đường thế hệ
thứ nhất thì nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ chiếm 50% - 60% so với nhóm
khơng có tiền sử gia đình đái tháo đường [52].
- Có tiền sử bị rối loạn dung nạp glucose hoặc rối loạn đường huyết khi
đói hoặc đã được chẩn đốn ĐTĐ thai kỳ trong lần mang thai trước: Đây là
yếu tố nguy cơ cao của đái tháo đường thai kỳ.
- Có tiền sử sản khoa bất thường trong lần mang thai trước: thai chết lưu,
sảy thai không rõ nguyên nhân, nhiễm độc thai nghén, đẻ non... Các yếu tố
này vừa là hậu quả của đái tháo đường thai kỳ, vừa được coi là yếu tố nguy cơ

mức trung bình [22].
- Có tiền sử sinh con to > 4000g: cân nặng trẻ lúc đẻ vừa là hậu quả của
đái tháo đường thai kỳ vừa là yếu tố nguy cơ cho người mẹ mang thai lần sau.
- Chủng tộc: nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ có tỷ
lệ khác nhau tuỳ theo chủng tộc. Những chủng tộc có nguy cơ thấp: Nhóm
người Hispanic (Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha), da đen, thổ dân châu Mỹ, các
đảo Thái Bình Dương, hoặc người Anh-Điêng (Úc). Nhóm người có nguy cơ
cao là người Trung và Nam Mỹ, người Mỹ gốc Ấn Độ…[23]. Đáng chú ý là
rất nhiều nghiên cứu khẳng định phụ nữ Châu Á trong đó có Việt Nam có tỷ
lệ mắc đái tháo đường thai kỳ cao [46], [48], [58].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




16

1.6. Hậu quả của ĐTĐTK [16], [64], [67]
1.6.1. Hậu quả đối với mẹ
1.6.1.1 Hậu quả trước mắt
* Tăng huyết áp: tỷ lệ tăng huyết áp trong thời gian mang thai có thể đạt
tới 10% [64]. Nghiên cứu của Vambergue và cộng sự tại 15 trung tâm Bắc
Pháp đã chỉ ra rằng các thai phụ bị ĐTĐTK có tỷ lệ tăng huyết áp là 17% tăng
hơn so với nhóm chứng chỉ là 4,6% (p < 0,05) [66].
Tăng huyết áp trong thời gian mang thai có thể gây ra nhiều biến chứng
cho mẹ và thai nhi: tiền sản giật, sản giật, đột quỵ, suy gan, thai chậm phát
triển trong tử cung, đẻ non, chết chu sinh [16].
* Tiền sản giật, sản giật: tiền sản giật là hội chứng xảy ra trong thời kỳ
mang thai gồm tăng huyết áp, phù (thường phù bàn chân, cẳng chân,và tay),

có protein niệu, acid uric máu > 6mg/dl [3], [16]. Tỷ lệ các phụ nữ ĐTĐTK bị
tiền sản giật khoảng 12% [16], [55], [64]. Tiền sản giật thường mất đi ngay
sau khi sinh [3].
* Sảy thai và thai chết lưu: người ĐTĐTK tăng nguy cơ bị sảy thai tự
nhiên nếu glucose máu kiểm sốt khơng tốt ở 3 tháng đầu. Thai chết lưu ở
thai phụ bị ĐTĐTK gặp với tần suất cao hơn so với nhóm chứng. Phần lớn
các trường hợp thai chết lưu ở người ĐTĐTK xảy ra đột ngột và mặc dù tỷ lệ
tử vong chu sinh giảm đi một cách có ý nghĩa so với trước đây nhưng tỷ lệ
thai chết lưu vẫn còn: tỷ lệ thai chết lưu / tử vong chu sinh là 2/1 [16].
* Nhiễm khuẩn tiết niệu: phụ nữ bị ĐTĐTK dễ bị nhiễm khuẩn tiết niệu
hơn. Triệu chứng của bệnh là đau rát khi đi tiểu hoặc đi tiểu nhiều lần. Nếu
không được điều trị sẽ dẫn tới viêm đài bể thận cấp [3], [16].
* Nhiễm toan ceton: thể ceton là một số thành phần acid được tạo ra khi
cơ thể người mẹ phân giải chất béo khi thiếu các nguồn năng lượng khác. Khi
quá dư thừa ceton sẽ được tích lũy lại trong máu rồi được đào thải ra ngồi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




17

qua nước tiểu - gọi là ceton niệu. Trong thời kỳ mang thai, thể ceton từ máu
của mẹ có thể qua rau thai vào máu trẻ, có thể gây hại cho trẻ [3].
* Đẻ non: người bị ĐTĐTK tăng nguy cơ đẻ non so với thai phụ không
bị ĐTĐ. Tỷ lệ đẻ non ở phụ nữ ĐTĐTK là 26% [16].
* Đa ối: tỷ lệ đa ối ở các thai phụ ĐTĐTK cao gấp 4 lần so với các thai
phụ không ĐTĐTK. Trong nghiên cứu của Faroop và cộng sự thấy tỷ lệ đa ối
ở các thai phụ ĐTĐTK chiếm tỷ lệ 18% [16].
1.6.1.2. Hậu quả lâu dài

* Bệnh ĐTĐ typ 2: nhiều nghiên cứu về tỷ lệ mới mắc ĐTĐ typ 2 của
những phụ nữ đã được chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ tăng dần theo thời gian. Với
thời gian theo dõi từ 4 - 8 tuần sau đẻ, tỷ lệ mới mắc tích lũy ĐTĐ typ 2 của
những người đã được chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ dao động từ 2,6% đến 13%; tỷ
lệ này khác nhau tùy theo nhóm dân tộc, thời gian chẩn đoán sau đẻ và tiêu
chuẩn chẩn đoán được sử dụng [3], [34]. Tỷ lệ mới mắc tích luỹ đái tháo
đường typ 2 tăng lên đáng kể sau 5 năm và tăng lên chậm hơn trong 10 năm
tiếp sau đó [3]. Nghiên cứu của Henry O.A theo dõi 17 năm cho thấy tỷ lệ
mắc ĐTĐ typ 2 là 40% [48].
* Ngoài ra người phụ nữ bị ĐTĐ thai kỳ có nguy cơ mắc một số bệnh khác:
- Tăng nguy cơ ĐTĐTK đối với những lần có thai về sau.
- Béo phì, tăng quá cân quá mức sau đẻ.
1.6.2. Hậu quả đối với con
Người ta thấy con của các bà mẹ bị ĐTĐ thai kỳ có tỷ lệ bệnh tật cao
hơn bình thường. Các ảnh hưởng đến trẻ không chỉ giới hạn ở giai đoạn bào
thai và sơ sinh mà còn ảnh hưởng lâu dài đến đời sống sau này, những trẻ này
có thể sớm phát sinh tình trạng đề kháng insulin và béo phì ở giai đoạn vị
thành niên và có tỷ lệ rối loạn glucose máu cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




×