Tải bản đầy đủ (.pdf) (206 trang)

BÀI TẬP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 206 trang )

ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA TÀI CHÍNH
----🙞🙜🕮🙞🙜----

TỔNG HỢP BÀI TẬP CÁC CHƯƠNG
MƠN: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
HÌNH THỨC: CÁ NHÂN

Giảng viên hướng dẫn

:

TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên

Sinh viên thực hiện

:

Đoàn Khánh Chi

Mã số sinh viên

:

31191027196

Lớp

:


DH45FI001

Email

:



Số điện thoại

:

0855 855 246

TP. Hồ Chí Minh, 06/2021


MỨC ĐỘ HỒN THÀNH
STT

Tên chương

Mức độ hồn thành
33/33 câu lý thuyết

1

Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính

2


Lập và phân tích báo cáo tài chính

3

Phân tích dịng tiền

15/15 câu bài tập
70/70 câu lý thuyết
14/14 câu bài tập
9/9 câu lý thuyết

4

Phân tích hoạt động kinh doanh

5

Phân tích khả năng sinh lợi

6

Phân tích hoạt động tài trợ

11/11 câu bài tập
47/47 câu lý thuyết
18/18 câu bài tập
14/14 câu lý thuyết
11/11 câu bài tập
51/51 câu lý thuyết

14/14 câu bài tập
56/56 câu lý thuyết

7

Phân tích tín dụng

8

Phân tích hoạt động đầu tư

5/5 câu bài tập
23/23 câu lý thuyết
12/12 câu bài tập


CHƯƠNG 1
Mức độ hoàn thành: 100%
- Lý thuyết: 33/33 câu
- Bài tập: 15/15 câu
1-1. Phân tích kinh doanh là đánh giá triển vọng và rủi ro của công ty đối với các quyết định
kinh doanh. Bao gồm:
+ Định giá vốn chủ sở hữu và nợ.
+ Đánh giá rủi ro tín dụng.
+ Dự đoán thu nhập.
+ Kiểm toán.
+ Thương lượng bồi thường và những quyết định khác.
Mục tiêu của phân tích kinh doanh: Hỗ trợ việc ra quyết định bằng cách giúp cấu trúc lại
cho ta việc quyết định, trong đó bao gồm: đánh giá môi trường kinh doanh, chiến lược của cơng
ty, cũng như đánh giá tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của cơng ty. Nhờ đó mà người ra

quyết định sẽ đưa ra quyết định một cách sáng suốt hơn
1-2. Phân tích kinh doanh là đánh giá triển vọng và rủi ro của công ty đối với các quyết định
kinh doanh.
Báo cáo tài chính là nguồn thơng tin tồn diện nhất về một cơng ty. Vì thế mà việc phân tích
báo cáo tài chính là một bộ phận của phân tích hoạt động kinh doanh.
1-3. Một số loại phân tích kinh doanh chính:
+ Phân tích tín dụng: là việc đánh giá khả năng của một công ty trong việc thực hiện các
nghĩa vụ tài chính của mình tức là khả năng thanh tốn tất cả các khoản nợ của mình. Các chủ nợ
hiện tại và tiềm năng và các nhà đầu tư nợ sẽ là những người thực hiện phân tích tín dụng.
+ Phân tích vốn chủ sở hữu: hỗ trợ các quyết định đầu tư cổ phiếu. Các quyết định đầu tư cổ
phiếu liên quan đến việc mua, nắm giữ hoặc bán cổ phiếu của một công ty. Các nhà đầu tư hiện
tại và tiềm năng thực hiện phân tích vốn chủ sở hữu.
+ Quản lý và kiểm soát: Các nhà quản lý thực hiện phân tích hoạt động kinh doanh để tối ưu
hóa các hoạt động quản lý của họ. Từ phân tích hoạt động kinh doanh, các nhà quản lý được chuẩn
bị tốt hơn để nhận ra những thách thức và cơ hội và ứng phó một cách thích hợp.
+ Phân tích các hoạt động mua bán và sáp nhập: Phân tích kinh doanh cũng là một phần
trong các quyết định tái cấu trúc của cơng ty. Trước khi hồn tất việc sáp nhập, mua lại hoặc thoái


vốn, các nhà quản lý và giám đốc thực hiện phân tích hoạt động kinh doanh để quyết định xem
hành động dự kiến có làm tăng giá trị tổng hợp của cơng ty hay khơng.
+ Các loại phân tích khác: Phân tích kinh doanh hỗ trợ các quyết định tài chính của các nhà
quản lý tài chính. Phân tích hoạt động kinh doanh giúp đánh giá tác động của các quyết định tài
trợ đối với cả lợi nhuận và rủi ro trong tương lai.
Các loại phân tích kinh doanh này được những sử dụng bởi nhiều đối tượng với những mục
đích khác nhau như:
- Kiểm tốn viên bên ngồi thực hiện phân tích hoạt động kinh doanh để hỗ trợ chức năng
đảm bảo của họ.
-Giám đốc của một công ty sử dụng phân tích kinh doanh để hỗ trợ các hoạt động của họ với
tư cách là người giám sát hoạt động của công ty.

-Các cơ quan quản lý sử dụng phân tích kinh doanh để hỗ trợ việc thực hiện các hoạt động
quản lý.
- Đại diện cơng đồn sử dụng phân tích kinh doanh để hỗ trợ các hoạt động thương lượng
tập thể.
-Luật sư sử dụng phân tích kinh doanh để cung cấp bằng chứng liên quan đến các vấn đề
kiện tụng.
1-4.
- Phân tích tín dụng hỗ trợ quyết định cho vay vì thế nó liên quan đến việc xác định liệu một
cơng ty có thể đáp ứng các nghĩa vụ tài chính trong một khoảng thời gian nhất định hay khơng.
- Phân tích vốn chủ sở hữu hỗ trợ quyết định mua, nắm giữ hoặc bán cổ phiếu vì thế nó liên
quan đến việc xác định danh mục cổ phiếu tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận.
1-5.
- Phân tích cơ bản là q trình xác định giá trị của một cơng ty bằng cách phân tích và diễn
giải các yếu tố chính đối với nền kinh tế, ngành và các thuộc tính của cơng ty. Một phần chính của
phân tích cơ bản là đánh giá tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của cơng ty.
- Mục tiêu của phân tích cơ bản: xác định giá trị nội tại của một thực thể kinh doanh. Xác
định giá trị cơ bản có thể được sử dụng để hỗ trợ các quyết định về cổ phiếu và định giá việc mua
lại.

1-6.


- Phân tích tổng thể kinh doanh liên quan gồm một số quy trình thành phần:
- Đàu tiên là phân tích mơi trường kinh doanh và chiến lược của cơng ty trong bối cảnh mơi
trường kinh doanh. Từ đó có thể rút ra các kết luận định tính về triển vọng tương lai của công ty
mà những triển vọng này rất quan trọng trong các quyết định đầu tư.
- Thành phần thứ hai là phân tích tài chính: là việc sử dụng các báo cáo tài chính để phân
tích tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của một cơng ty, đồng thời để đánh giá nó trong
tương lai. Phân tích này hỗ trợ các quyết định về vốn chủ sở hữu qua việc cung cấp bằng chứng
lượng hóa liên quan đến tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của công ty.

- Một thành phần khác là phân tích kế tốn: là q trình đánh giá mức độ mà kế tốn của một
cơng ty phản ánh thực tế kinh tế. Nếu thơng tin kế tốn sai lệch, các quyết định được đưa ra có thể
bị sai sót, vì thế mà phân tích kế tốn cần được thực hiện trước phân tích tài chính.
- Phân tích tiềm năng tương lai: dự báo về các khoản hoàn trả trong tương lai. Phân tích này
dựa trên các phân tích ở trên. Kết quả của phân tích này là một tập hợp các khoản hoàn trả dự kiến
trong tương lai sẽ được sử dụng để ước tính giá trị nội tại như thu nhập và dịng tiền hiện tại.
- Ngồi ra cịn có một thành phần khác của phân tích hoạt động kinh doanh nữa chính là định
giá: là q trình chuyển đổi các dự báo về khoản hoàn trả trong tương lai thành ước tính về giá trị
nội tại của cơng ty.
1-7.
Lý do khiến phân tích kế tốn quan trọng bởi vì nó giúp chúng ta kịp thời phát hiện những
sai sót từ ước tính kế tốn dẫn đến sự khơng đầy đủ và thiếu chính xác của thơng tin. Kế tốn
khơng chính xác, tùy tiện sẽ làm sai lệch đi các thơng tin trên Báo cáo tài chính như là do các kế
tốn khơng nắm bắt được tình hình thực tiễn của nền kinh tế, cố tình kế tốn sai lệch cho một mục
đích nào đó hoặc do vơ ý của kế tốn. Bên cạnh đó thơng tin rời rạc, thiếu thống nhất, sẽ gây ra
khó so sánh hoặc các so sánh khơng chính xác.
1-8.
- Phân tích báo cáo tài chính là tập hợp nhiều q trình phân tích, các q trình đều sử dụng
thơng tin trên báo cáo tài chính để phân tích, tùy theo các mức dộ khác nhau và là một phần của
phân tích hoạt động kinh doanh.
- Ý nghĩa: cho chúng ta thấy được chiến lược kinh doanh, môi trường kinh doanh của doanh
nghiệp. Giúp ta nhận định giá trị cũng như giá trị nội tại của doanh nghiệp.


1-9.
Người dùng Báo cáo tài chính:
- Bên trong: Chủ sở hữu, kiểm toán nội bộ, giám đốc, quản lý, nhân viên,…
- Bên ngoài: Nhà nước, Ngân hàng, Chủ nợ, người bán hàng, kiểm tốn độc lập,...
1-10.
Một doanh nghiệp gồm có 4 hoạt động chính:

- Lên kế hoạch: Hoạt động nhằm đề ra các mục tiêu, kế hoạch, chiến thuật, chiến lược hoạt
động của công ty. Giúp danh nghiệp tránh được những trở ngại khi làm việc có kế hoạch.
- Tài trợ: hoạt động này dùng để kêu gọi vốn sử dụng cho các nhu cầu của doanh nghiệp.
Hai nguồn tài trợ là từ các chủ nợ và các chủ sở hữu.
- Đầu tư: là hoạt động mua lại và duy trì các khoản đầu tư của một cơng ty nhằm mục đích
bán sản phẩm, đầu tư lượng tiền mặt dư thừa như đầu tư vào tài sản hoạt động như: cơ sở vật chất,
thiết bị,.. hoặc tài sản tài chính như: chứng khoán, trái phiếu,… và cung cấp dịch vụ.
- Kinh doanh: Đây là hoạt động chính của doanh nghiệp. Hoạt động này được hỗ trợ bởi các
hoặt động khác. Phản ánh xác hoạt động sản xuất, mua bán kinh doanh của doanh nghiệp.
1-11.
Vì vào cuối kỳ, báo cáo tài chính sẽ được lập để báo cáo cũng như tóm tắt các hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp vào kỳ trước nên báo cáo tài chính phản ứng các hoạt dộng của
doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính về hoạt động tài trợ và đầu tư có tính thời điểm, trong khi báo cáo tài
chính về hoạt động kinh doanh có tính thời kỳ.
1-12.
Doanh nghiệp có bốn loại báo cáo tài chính quan trọng như sau:
- Bảng Cân đối kế toán: là cơ sở của hệ thống kế tốn.
Trong đó:
Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu.
Tài sản: được kiểm soát bởi doanh nghiệp, là các khoản đầu tư được kỳ vọng sẽ tạo ra thu
nhập.
Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu: phản ánh các nguồn tài trợ của doanh nghiệp.


- Báo cáo Thu nhập: dùng để đo lường hiệu quả tài chính của một cơng ty giữa các ngày
trong bảng cân đối kế tốn. Cung cấp thơng tin chi tiết về doanh thu, chi phí, lãi và lỗ của doanh
nghiệp trong một khoảng thời gian.
- Báo cáo Vốn chủ sở hữu: Báo cáo về lợi nhuận giữ lại, những thay đổi trong tài khoản vốn
cũng như thu nhập toàn diện. Dùng để xác định lý do thay đổi yêu cầu của chủ sở hữu vốn chủ sở

hữu đối với tài sản của một doanh nghiệp.
- Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ: báo cáo về dòng tiền vào và ra của một doanh nghiệp, vì dịng
tiền rất quan trọng trong các quyết định kinh doanh đối với các doanh nghiệp.
1-13.
- Báo cáo tài chính là một trong những dữ liệu đáng tin cậy nhất trong số tất cả các dữ liệu
được cơng bố cơng khai để phân tích tài chính. Báo cáo tài chính mang tính khách quan trong việc
mơ tả các giao dịch và sự kiện kinh tế vì chúng cụ thể và mô tả định lượng các hoạt động kinh
doanh quan trọng. Cho phép người dùng dễ dàng làm việc với dữ liệu, liên hệ chúng với dữ liệu
khác và xử lý chúng theo các cách khác nhau do thể hiện các giao dịch và sự kiện theo một đơn vị
tiền tệ chung.
- Kế toán là một bộ mơn khoa học xã hội rất hữu ích phục vụ cho việc ra quyết định của con
người, liên tục phát triển và cải tiến dựa theo thời đại và môi trường. Tuy nhiên chính vì thế mà
đơi khi nó khiến một số người sử dụng báo cáo tài chính gặp khó khăn. Bất kỳ nhà phân tích tình
hình tài chính nào cũng càn tìm hiểu về khn khổ của kế tốn.
1-14.
- Báo cáo tài chính khơng phải là tài liệu duy nhất có thể sử dụng của hệ thống báo cáo tài
chính mà chúng ta cịn có những thơng tin bổ sung như:
+ Ghi chú và giải thích: Thuyết minh là một bộ phận của báo cáo tài chính, nhằm mục đích
cung cấp thơng tin bổ sung về các khoản mục được đưa vào và loại trừ khỏi báo cáo.
+ Thảo luận và phân tích của Ban Giám đốc (MD&A): Các cơng ty có chứng khốn nợ và
chứng khốn vốn được giao dịch công khai sẽ được SEC yêu cầu cung cấp báo cáo về tình trạng
tài chính và kết quả hoạt động của họ trong phần MD&A của báo cáo tài chính.
+ Báo cáo quản lý: đưa ra các trách nhiệm của Ban Giám đốc trong việc lập các báo cáo tài
chính của cơng ty.
+ Báo cáo kiểm tốn: Ban Giám đốc sẽ thuê một Kiểm toán viên bên ngồi có chứng chỉ độc
lập để đánh giá xem báo cáo tài chính của cơng ty có được lập theo đúng các nguyên tắc kế toán


hay khơng. Báo cáo tài chính sẽ được các kiểm tốn viên kiểm tra trước khi phát hành ra cơng
chúng.

+ Thông tin bổ sung: Các thông tin bổ sung sẽ được yêu cầu bởi các cơ quan quản lý kế tốn.
Các thơng tin này có thể xuất hiện trong thuyết minh báo cáo tài chính hoặc, trong trường hợp các
cơng ty có chứng khốn được nắm giữ cơng khai, trong các hồ sơ pháp lý.
+ Báo cáo trách nhiệm xã hội.
+ Tuyên bố ủy quyền: tài liệu chứa thông tin cần thiết để hỗ trợ các cổ đông biểu quyết về
các vấn đề mà người được ủy quyền được trưng cầu.
1-15.
- Phân tích tài chính bao gồm phân tích khả năng sinh lợi của một công ty, rủi ro của công
ty, và các nguồn và việc sử dụng các quỹ cho cơng ty:
+ Phân tích khả năng sinh lời là việc đánh giá lợi tức đầu tư của một công ty. Nó tập trung
vào các nguồn và mức lợi nhuận của một công ty, đồng thời xác định và đo lường tác động của
các động lực tạo ra lợi nhuận khác nhau. Bao gồm đánh giá hai nguồn sinh lời: tỷ suất lợi nhuận
và doanh thu.
+ Phân tích rủi ro là việc đánh giá mức độ rủi ro của công ty và khả năng đáp ứng các cam
kết của công ty. Phân tích rủi ro đánh giá khả năng thanh tốn và tính thanh khoản của một cơng
ty cùng với sự thay đổi thu nhập của nó.
+ Phân tích các nguồn và việc sử dụng các quỹ là việc đánh giá cách thức một công ty thu
được và triển khai các quỹ. Nó cung cấp thơng tin chi tiết về các tác động tài chính trong tương lai
của cơng ty.
1-16. Các cơng cụ phân tích tài chính bao gồm:
a. Báo cáo tài chính so sánh:
1. Phân tích thay đổi hàng năm.
2. Phân tích chỉ số xu hướng.
b. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo tỉ trọng.
c. Phân tích tỷ lệ.
d. Phân tích dịng tiền mặt.
1-17.
a. Phân tích so sánh tập trung vào các ngoại lệ và các biến thể, giúp nhà phân tích hình thành
các phán đốn về dữ liệu có thể được giải thích theo nhiều cách khác nhau. Phân tích so sánh cho



rằng một con số được giải thích sẽ có ý nghĩa hơn khi nó được đánh giá so với một đại lượng khác
có thể so sánh được.
b. So sánh có thể được thực hiện bởi: kinh nghiệm trong quá khứ, dữ liệu bên ngoài(toàn
ngành hoặc toàn nền kinh tế), các nguyên tắc được chấp nhận như là tiêu chuẩn, ngân sách hoặc
các dự báo.
c. Để so sánh có ý nghĩa và công bằng, các so sánh phải được thực hiện giữa các dữ liệu
được chuẩn bị trên cơ sở tương tự nhau. Nếu không thể so sánh trực tiếp, nhà phân tích cần thực
hiện các điều chỉnh thích hợp trước khi thực hiện bất kỳ so sánh nào.
1-18.
- Xu hướng trong quá khứ thường là một dự báo tốt về tương lai nếu tất cả các biến có liên
quan khơng đổi hoặc gần như không đổi. Tuy nhiên trong thực tế điều này hiếm khi xảy ra. Do đó,
nhà phân tích nên sử dụng các kết quả phân tích xu hướng và điều chỉnh chúng theo các thơng tin
sẵn có khác, bao gồm cả trạng thái dự kiến của nền kinh tế và ngành. Trong hầu hết các trường
hợp, phân tích xu hướng sẽ tiết lộ hướng thay đổi trong hiệu suất hoạt động cùng với vận tốc và
mức độ thay đổi.
1-19.
- Cả hai chỉ số này bổ sung cho nhau. Một chỉ số trong trường hợp khơng có chỉ số kia thì
sẽ có giá trị hạn chế.
1-20.
Tính tốn về phần trăm thay đổi hàng năm sẽ khơng có ý nghĩa khi:
- Khi năm gốc khơng có giá trị nào thì khơng thể tính tốn được phần trăm thay đổi.
- Khi giá trị tại năm cơ sở là một số âm và giá trị của năm tiếp theo là một số dương (hoặc
ngược lại).
- Giá trị tại năm gốc là số 0.
1-21.
Khi chọn một năm làm năm cơ sở, các khoản mục trong năm cở sở được xem là 100, dựa
vào năm cơ sở ta có thể tính được phần trăm thay đổi của các khoản mục qua hằng năm.
1-22.
Cho phép các nhà quản lý có thể đo lường, đánh giá được các chính sách của doanh nghiệp

tại một thời kỳ, hay đánh giá khả năng của doanh nghiệp trong việc đối mặt với khó khăn, thử
thách hoặc các các cơ hội kinh doanh.


1-23.
a. Báo cáo tài chính theo tỉ trọng có tác dụng phân tích và so sánh những thay đổi của các
yếu tố thuộc nhóm cấu thành báo cáo tài chính.
Các tài khoản trong các nhóm này được biểu thị theo tỷ lệ phần trăm trên tổng số tương ứng.
Các tài khoản trong bảng cân đối kế toán thường được thể hiện dưới dạng phần trăm trên
tổng tài sản hoặc tổng doanh thu.
b. Báo cáo tài chính theo tỉ trọng tập trung vào các khía cạnh: Cấu trúc vốn và các nguồn tài
trợ, tài sản lưu động, phân bố tài sản, tiến hành đầu tư của doanh nghiệp.
Ngồi ra nó cịn cung cấp nhiều thơng tin về tình hình kinh doanh của cơng ty bằng cách so
sánh tình hình của cơng ty qua từng năm.
1-24.
Nếu muốn một tỷ số có ý nghĩa, thì tỷ số đó phải đề cập đến một mối quan hệ quan trọng
về mặt kinh tế. Ví dụ như tỷ số giá vốn hàng bán trên doanh thu có ý nghĩa vì nó thể hiện có một
mối quan hệ trực tiếp và quan trọng giữa giá bán của một mặt hàng và chi phí của nó.
Trong báo cáo tài chính có những khoản mục khơng có mối quan hệ với nhau thế nên tỷ số
của chúng sẽ không có ý nghĩa, chẳng hạn như: chi phí vận chuyển hàng hóa và số dư của chứng
khốn thị trường.
1-25.
Hạn chế của phân tích tỷ giá:
- Khơng thể dự đốn cho tương lai. Kết quả của một phân tích tỷ số có hữu ích hay khơng
cịn phụ thuộc vào cách áp dụng và giải thích của nhà phân tích.
- Khi giá thay đổi có thể ảnh hưởng đến phân tích tỷ số vì các khoản mục trên báo cáo tài
chính được ghi nhận tại các thời điểm khác nhau, nên tỷ số có thể bị thay đổi theo thời gian cho
dù cho các yếu tố cơ bản vẫn giữ nguyên.
1-26.
4 tỷ số dựa vào:

a. Chỉ sử dụng dữ liệu của Bảng cân đối kế toán
- Tỷ lệ thanh toán bằng tiền
- Tỷ lệ thanh toán ngắn hạn


- Tỷ lệ địn bẩy tài chính
- Tỷ lệ thanh toán nhanh
b. Chỉ sử dụng dữ liệu của Báo cáo thu nhập
- Thuế suất hiệu quả.
- Tỷ suất biên lợi nhuận trước thuế
- Tỷ suất biên lợi nhuận ròng
- Tỷ suất biên lợi nhuận hoạt động
c. Sử dụng dữ liệu của cả Bảng cân đối kế toán và Báo cáo thu nhập.
- Tỷ suất sinh lời trên tông tài sản
- Thời gian thanh lý hàng tồn
- Tỳ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
- Vòng quay tài sản cố định
- Vòng quay tổng tài sản
- Vòng quay các khoản phải thu
1-27.
Bên cạnh các cơng cụ phân tích tổng hợp, cịn có nhiều cơng cụ chun biệt của nhà phân
tích tài chính như:
- Phân tích dịng tiền
- Phân tích khả năng kiếm tiền
- Báo cáo sự thay đổi lợi nhuận
- Các kĩ thuật khác dành cho Phân tích tài chính
1-28.
- “Giá trị thời gian của tiền bạc” nghĩa là giá trị hiện tại của tiền sẽ cao hơn giá trị của nó
trong tương lai. Do tiền có khả năng sinh lợi trong tương lai, ngồi ra lạm phát cịn có thể là nguyên
nhân làm giảm giá trị của tiền.

- Trong định giá, giá trị thời gian của tiền là rất quan trọng chẳng hạn như người ta sẽ sẵn
sàng trả nhiều tiền hơn cho các dịng tiền đến sớm hơn.
1-29.
Vì trên thị trường, giá trị của trái phiếu được xác định bởi những gì nhà đầu tư sẵn sàng trả.


Lãi suất thực tế tính bằng tốc độ sinh lợi giá trị hiện tại của dịng tiền có được trong trong
tương lai liên quan đến trái phiếu hay là số tiền thu được khi phát hành. Do đó, lãi suất thực tế có
thể được coi là một hàm của giá trái phiếu do các lực lượng thị trường ấn định
1-30.
Giá trị hiện tại của các dịng tiền thường sẽ có ý nghĩa khác nhau với từng người:
+ Có người cho rằng giá trị của công ty là giá trị hiện tại của dòng tiền hoạt động, dòng tiền
đầu tư hoặc dịng tiền tài trợ.
+ Có người lại nghĩ rằng giá trị có được từ giá trị hiện tại của dịng tiền rịng.
+ Có người khác lại định nghĩa giá trị của cơng ty là giá trị hiện tại của dịng tiền tự do.
1-31.
Mơ hình thu nhập thặng dư chỉ tính tốn giá trị từ các biến kế tốn. Mơ hình này hoạt động
tốt hơn so với các mơ hình dịng tiền. Theo nó thì giá trị của một thực thể khơng phải chỉ có thể
được xác định bằng cách chiết khấu các dịng tiền cơ bản.
1-32.
- Phân tích cơ bản là q trình xác định giá trị của một cơng ty bằng cách phân tích và diễn
giải các yếu tố chính đối với nền kinh tế, ngành và các thuộc tính của cơng ty. Một phần chính của
phân tích cơ bản là đánh giá tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của công ty.
- Giả thuyết thị trường hiệu quả (EMH) đề cập đến phản ứng của giá thị trường với dữ liệu
tài chính và dữ liệu khác. Trong thị trường hiệu quả ta có đầy đủ các thơng tin cần thiết về thị
trường đó. Giá trị của Tài sản = giá trị thực của tài sản đó.
1-33
- Có ba dạng:
+ Dạng thứ nhất: cho rằng giá hiện tại phản ánh đầy đủ thông tin được chuyển tải bởi chuỗi
giá thời gian lịch sử.

+ Dạng thứ hai: cho rằng giá cả phản ánh đầy đủ tất cả thông tin được công bố công khai.
+ Dạng thứ 3: khẳng định rằng giá cả phản ánh mọi thông tin, bao gồm cả thông tin nội bộ.
PHẦN BÀI TẬP
Bài tập 1-1
a. Phân tích báo cáo tài chính so sánh cho một năm phản ánh một giai đoạn ngắn trong quá
khứ của cơng ty, là bản phân tích tạm thời về các hoạt động kinh doanh của công ty trong một
năm. Việc phân bổ chi phí và doanh thu của hệ thống kế toán cho những khoảng thời gian ngắn


nư thế thì thời gian càng ngắn, quá trình so sánh, đối chiếu, nhận dạng càng khó khăn, dễ mắc sai
sót. Hơn thế nữa, phân tích so sánh theo năm có thể sẽ khơng phản ánh chính xác hoạt động của
công ty trong dài hạn. Sở dĩ như thế là bởi vì khả năng có những bất thường hoặc bất lợi về kinh
tế xảy ra trong một năm bất kì nào đó.
Chính vì thế mà các phân tích báo cáo tài chính so sánh nào cho một năm cũng khơng thể
cung cấp thông tin về các xu hướng cũng như sự thay đổi có thể xảy ra theo thời gian, dẫn đến
chúng có giá trị hạn chế. Mặc khác, chính bản thân các báo cáo tài chính cũng có những hạn chế
đối với mục đích phân tích và diễn giải bởi các hạn chế vốn có của chức năng kế tốn áp dụng cho
một năm.
Trên thực tế cịn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự thành công phát triển của một doanh
nghiệp mà khơng mang tính chất tài chính nên nó khơng được thể hiện rõ ràng trong các báo cáo
tài chính. Chúng bao gồm các yếu tố như: Điều kiện kinh tế chung, thái độ của khách hàng, quan
hệ lao động.
b. Những thay đổi hoặc mâu thuẫn trong phương pháp, chính sách hoặc cách phân loại kế
tốn cho các năm được phân tích báo cáo tài chính so sánh có thể dẫn đến những suy luận sai lệch
về xu hướng hoặc mối quan hệ thay đổi. Ví dụ, sự thay đổi trong phương pháp khấu hao hoặc hàng
tồn kho của một công ty, mặc dù các thủ tục thay thế được chấp nhận hoặc thích hợp hơn, có thể
hạn chế khả năng so sánh của các khoản mục tương ứng trong hai hoặc nhiều thời kỳ được đề cập.
Hơn nữa, sự tồn tại của các sai sót (và việc sửa chữa chúng trong các kỳ tiếp theo), lãi hoặc lỗ
không liên tục, sáp nhập và mua lại, và các thay đổi trong hoạt động kinh doanh có thể dẫn đến
những suy luận sai lầm từ phân tích so sánh được thực hiện trong nhiều năm.

Để có thể phân tích đúng và khơng đưa ra các quyết định sai lầm thì cần phải xem xét các
chú thích, giải thích,.. đi kèm các báo cáo tài chính.
Ngồi ra, việc thay đổi mức giá trong các kỳ phân tích có thể làm sai lệch báo cáo tài chính
so sánh. Chẳng hạn như sự sụt giảm của gá cả có thể làm thay đổi sức mua của các kỳ trong cùng
một năm của báo cáo tài chính.
Ngồi những sai lệch tồn tại trong các năm riêng lẻ trong báo cáo tài chính so sánh, cịn có
những sai lệch về xu hướng và mối quan hệ của các khoản mục tương ứng trong các năm. Chẳng
hạn như xu hướng tăng doanh số có thể là do giá tăng.
Do chúng ta có thể mắc sai lầm từ phân tích so sánh khi mức giá thay đổi trong một vài giai
đoạn nên sử dụng nó như một cụ phân tích và diễn giải sẽ có những hạn chế rất lớn. Tuy nhiên,


việc phân tích các báo cáo tài chính đã điều chỉnh theo mức gián chúng ta có thể khơi phục khả
năng so sánh của các báo cáo này theo thời gian.
Bài tập 1-2
2006

2005

Doanh thu

100.0%

100.0%

Giá vốn hàng bán

66.0

52.4


Lợi nhuận gộp

34.0

47.6

Chi phí hoạt động

21.0

19.4

Thu nhập rịng

13.0

28.2

Phân tích và diễn giải: Tình huống này có vẻ khơng thuận lợi. Vì giá vốn hàng bán và chi
phí hoạt động trên mỗi đơ la bán hàng trong năm 2006 đều chiếm tỷ trọng lớn hơn so với năm
trước đó. Và mặc dù sản lượng tiêu thụ tăng, nhưng thu nhập ròng đều giảm về giá trị tuyệt đối và
giảm xuống chỉ còn 13,0% so với mức 28,2% của năm trước.
Bài tập 1-3
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:
2006 :
2005:
2004:
b.
2006:

2005:
2004:

$30,800+$88,500+$111,500+$9,700
$128,900
$35,625+$62,500+$82,500+$9,375
$75,250
$36,800+$49,200+$53,000+$4,000
$49,250

= 1.9

= 2.5
= 2.9

Hệ số thanh tốn nhanh:
$30,800+$88,500
$128,900
$35,625+$62,500
$75,250
$36,800+$49,200
$49,250

= 0.9
= 1.3
= 1.7

Phân tích và diễn giải: Vị thế thanh khoản ngắn hạn của Mixon đã bị suy yếu trong hai năm
này. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và hệ số thanh toán nhanh đều có xu hướng giảm. Dù
khơng có thơng tin về bản chất hoạt động kinh doanh của công ty, nhưng hệ số thanh toán nhanh



giảm từ 1,7 xuống 0,9 và hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn chuyển từ 2,9 xuống 1,9 cho ta
thấy tính thanh khoản của cơng ty này có vấn đề.
Bài tập 1-4
Mixon Company
Bảng cân đối kế toán theo tỷ trọng
Ngày 31, tháng 12, 2004-2006
2006

2005

2004

Tiền

5.9

8

9.9

Khoản phải thu ròng

17.1

14

13.2


Hàng tồn kho

21.5

18.5

14.2

Chi phí trả trước

1.9

2.1

1.1

Tài sản cố định rịng

53.6

57.3

61.6

Tổng tài sản

100%

100%


100%

Nợ phải trả

24.9

16.9

13.2

18.8

23

22.1

Cổ phần thường, $10 trên một cổ phần

31.4

36.5

43.6

Lợi Nhuận giữ lại

24.9

23.5


21

Tổng nguồn vốn

100%

100%

100%

Thương phiếu phải trả dài hạn được đảm bảo thế chấp bằng
tài sản cố định

Bài tập 1-5
a. Thời gian thu hồi tiền hàng tồn đọng:
$88,500

2006: $672,500 .360 = 47 ngày
$62,500

2005: $530,000 .360 = 42 ngày
b. Hệ số vòng quay khoản phải thu:
$672,500

2006: ($88,500+$62,500)/2 = 8.9 lần
$530,000

2005: ($62,500+$49,200)/2 = 9.5 lần
c.


Hệ số vòng quay hàng tồn kho:


$410,225

2006: ($111,500+$82,500)/2 = 4.2 lần
$344,500

2005: ($82,500+$53,000)/2 = 5.1 lần
d. Thời gian thanh lý hàng tồn kho:
$111,500

2006: $410,225 .360 = 98 ngày
$82,500

2005: $344,500 .360 = 86 ngày
Phân tích và diễn giải: Số ngày bán hàng chưa được thu tăng và hệ số vịng quay khoản phải
thu giảm. Doanh thu hàng hóa đã giảm và thời gian thanh lý hàng tồn kho tăng. Dù các tỷ lệ thay
đổi đáng kể từ năm 2005 đến năm 2006, nhưng có vẻ cơng ty Mixon đang quản lý hàng tồn kho
và thu các khoản phải thu kém hiệu quả hơn.
Bài tập 1-6
a.

Tỉ số nợ trên tổng tài sản (kết quả đã bao gồm tỉ lệ vốn cổ đông):
2006
Tổng nợ phải trả (và tỉ lệ
nợ trên tổng tài sản):
$128,900 + $97,500
$75,250 + $102,500
Tổng vốn chủ sở hữu (và

tỉ lệ vốn cổ đông):
$162,500 + $129,100
$162,500 + $104,750
Tổng nguồn vốn

b.

$226,400

291,600
518,000

2005

43.7%
$177,750

39.9%

267,250
$445,000

60.1
100%

56.3
100%

Tỉ số khả năng trả lãi:


2006: ($34,100 + $8,525 + $11,100)/$11,100 = 4.8 lần
2005: ($31,375 + $7,845 + $12,300)/$12,300 = 4.2 lần
Phân tích và diễn giải: Mixon đã thêm nợ vào cơ cấu vốn của mình trong năm 2006, kết quả
là tỷ lệ nợ tăng từ 39,9% lên 43,7%. Nhưng giá trị ghi sổ của tài sản cầm cố cao hơn nhiều so với
các khoản nợ có bảo đảm (2,8 lên 1 năm 2006 và 2,5 lên 1 năm 2005), và khả năng sinh lời tăng
lên của công ty tăng từ 4,2 lên 4,8 lần. Cho thấy rằng công ty này có khả năng xử lý khoản nợ tăng
thêm. Tuy nhiên, khoản nợ tăng thêm này hoàn toàn nằm trong các khoản nợ ngắn hạn chính vì
thế có thể sẽ gây áp lực lớn hơn cho khả năng thanh khoản ngắn hạn của công ty.


1-7.
a) Biên lợi nhuận thuần
34.100

2006 = 672.500 = 5,07%
31.375

2005 = 530.000 = 5,92%
b) Vòng quay tổng tài sản
672.500

2006 = (518.000+445.000)/2 = 1,397
530.000

2005 = (445.000+372.500)/2 = 1,297
c) ROA
34.100

2006 = 518.000 = 6,58%
31.375


2005 = 445.000 = 7,05%
Nhận xét:
- Hiệu quả hoạt động tăng lên từ 1,297 đến 1,397
- Lợi nhuận từ tổng tài sản đã giảm nhẹ từ 7,05% xuống còn 6,58%.
- Khả năng tạo lợi nhuận từ doanh thu cũng sụt giảm đáng kể từ 5,92% xuống còn 5,07%.

1-8.
a) Lợi nhuận trên cổ phiếu phổ thông
34.100

2006 = (291.600+267.250)/2 = 12,2%
31.375

2005 = (267.250+240.750)/2 = 12,35%
b) P/E
15$

2006 = 2.1$ = 7,1
14$

2005 = 1,93$ = 7,3
c) Tỷ lệ cổ tức
2006 = 0,6/2,1 = 28,57%
2005 = 0,3/1,93 = 15,54%
1-9.
- Phần trăm lợi nhuận theo doanh thu trong 3 năm:


2004 = 100 – 58,1 – 14,1 = 27,8%

2005 = 100 – 60,9 – 13,8 = 25,3%
2006 = 100 – 62,4 – 14,3 = 23,3%
- Phần trăm tăng trưởng lợi nhuận theo doanh thu:
2004 = 100% * 27,8% = 27,8%
2005 = 103,2% * 25,3% = 26,1%
2006 = 104,4% * 23,3% = 24,32%
=> Lợi nhuận qua 3 năm của công ty JBC đã giảm
1-10.
Bảng báo cáo cho thấy công ty Mesa có số lượng vốn lưu động cao hơn cơng ty Huff.
- Tỷ lệ thanh toán bằng tiền và tỷ lệ thanh tốn nhanh của cơng ty Mesa tăng cao trong 3
năm => cơng ty Mesa có tính thanh khoản cao. Tuy nhiên điều này có thể làm cho lợi nhuận của
cơng ty Mesa giảm đi.
- Dựa vào vịng quay các khoản phải thu và vòng quay hàng tồn kho của công ty Huff cho
thấy công ty này hiệu quả hơn trong việc thu các khoản phải thu và thu doanh thu từ việc bán hàng
tồn kho hơn công ty Mesa.
1-11. Tính xu hướng chỉ số với năm 1 là năm cơ sở

Doanh thu
Giá vốn hàng bán
Khoản phải thu

Năm 5
188
190
191

Bảng tính xu hướng chỉ số
Năm 4
Năm 3
180

168
181
171
183
174

Năm 2
156
158
162

Năm 1
100
100
100

- Ta thấy doanh thu tăng dần qua các năm nhưng không thể biết được liệu xu hướng doanh
thu tăng này có thuận lợi hay khơng vì vẫn chưa có đủ thơng tin.
- Khoản mục giá vốn hàng bán và khoản phải thu cũng tăng qua các năm. Tuy nhiên có một
bất lợi là giá vốn hàng bán và khoản phải thu đang tăng nhanh hơn doanh thu.
1-12. Tính phần trăm thay đổi cho các khoản mục sau:
Phần trăm thay đổi = [(Giá trị năm 2 – Giá trị năm 1)/ Giá trị năm 1] x 100

Đầu tư ngắn hạn

Năm 2
$217,800

Năm 1
$165,000


Phần trăm thay đổi
32%


Khoản phải thu
Thương phiếu phải trả

42,120
57,000

48,000
0

1-13.
a) A= $100, i=10%, n=5, r=14%. Tính PV?
PV = PV int + PV prin
PV int= 100 x 10% x PVIFA(n=5, r=14%)
1− (1+𝑟)−𝑛

= 10 x

𝑟

=10 x 3,4331

= 34,331
PV prin= 100 x PVIF(n=5, r=14%)
1


= 100 x (1+𝑟)𝑛= 100 x 0,5194
= 51,94
=> PV = 34,331 + 51,94
= 86, 271.
b) A= $1000, i=8%, n=5 (bắt đầu năm thứ 10 tính tới năm 14), r=6%
PV = PV int + PV prin
PV int= 1000 x 8% x PVIFA(n=5, r=6%)
= 80 x

1− (1+𝑟)−𝑛
𝑟

=80 x 4,2124
= 336,99
PV prin= 1000 x PVIF(n=5, r=6%)
1

= 1000 x (1+𝑟)𝑛= 1000 x 0,7473 = 747,3
=> PV =336,99 + 747,3 = 1084,29.

c) A= $1000, i=8%, n=10, r=3%
PV = PV int + PV prin
1

PV int= 1000 x 8% x 2 x PVIFA(n=10, r=3%)
= 40 x

1− (1+𝑟)−𝑛
𝑟


-12,25%
Khơng có nghĩa


=40 x 8,5320
= 341,21
PV prin= 1000 x PVIF(n=10, r=3%)
1

= 1000 x (1+𝑟)𝑛
= 1000 x 0,7441
= 744,1
=> PV = 341,21 + 744,1 = 1085,31.

1-14.
a) A= $10000, i=8%, n=20, r=3%
PV = PV int + PV prin
1

PV int= 10000 x 8% x 2 x PVIFA(n=20, r=3%)
1− (1+𝑟)−𝑛

= 400 x

𝑟

=400 x 14,8774
= 5 951
PV prin= 10000 x PVIF(n=20, r=3%)
1


= 10000 x (1+𝑟)𝑛
= 10000 x 0,5537
= 5 537
=> PV = 5 951 + 5537 = 11 488

b) A= $10000, i=8%, n=20, r=5%
PV = PV int + PV prin
1

PV int= 10000 x 8% x 2 x PVIFA(n=20, r=5%)
= 400 x

1− (1+𝑟)−𝑛
𝑟

=400 x 12, 4622
= 4 984,9
PV prin= 10000 x PVIF(n=20, r=5%)
1

= 10000 x (1+𝑟)𝑛


= 10000 x 0,3769
= 3 769
=> PV = 4 984,9 + 3 769 = 8 753,9
1-15.
Năm
Thu nhập ròng

Giá trị thu nhập
Chi phí sử dụng vốn
Lợi nhuận
Thu nhập giữ lại

Năm đầu
0
50
20%
0
50

Năm thứ 1
8
58

Năm thứ 2
11
69

Năm thứ 3
20
89

Năm thứ 4
40
129

Năm thứ 5
30

159

10
-2

11,6
-0,6

13,8
6,2

17,8
22,2

25,8
4,2

𝑇𝑁𝐺𝐿

𝑖
Giá mua = ∑𝑛=5
𝑖=0 (1+20%)𝑖 = $64

Giải thích:
- Giá trị sổ sách là một trong những biến số quan trọng của mơ hình thu nhập thặng dư, phải
ln sẵn có và phải tuân theo các thủ tục kiểm toán.
- Thu nhập rịng trong tương lai và chi phí sử dụng vốn cũng là những biến quan trọng. Thu
nhập ròng dễ dự đốn hơn so với cổ tức hoặc dịng tiền trong tương lai. Trong tất cả các mơ hình
định giá thì ci phí vốn phải được tính.
- Hạn chế: yêu cầu xác định thu nhập trong suốt thời gian hoạt động của doanh nghiệp.



CHƯƠNG 2
2–1. Describe the U.S. financial reporting environment including the following:
a. Forces that impact the content of statutory financial reports
Quy tắc kế toán (GAAP), động cơ của nhà quản lý, cơ chế giám sát và thực thi, cơ quan quản
lý, thông lệ ngành.
b. Rule-making bodies and regulatory agencies that formulate GAAP used in financial
reports
FASB và SEC, AICPA.
c. Users of financial information and what alternative sources of information are available
beyond statutory financial reports
Nhà đầu tư, chủ nợ, nhà quản lý, các bên liên quan.
Thơng tin có sẵn: tin tức kinh tế, ngành và công ty, tiết lộ tự nguyện và trung gian thơng tin
(nhà phân tích).
d. Enforcement and monitoring mechanisms to improve the integrity of statutory financial
reports
Cơ chế giám sát và thực thi: cơng ty kiểm tốn, SEC (áp dụng cho Mỹ), kiểm toán viên nội
bộ, ban quản trị.
2–2. Why are earnings announcements made in advance of the release of financial
statements? What information do they contain and how are they different from financial
statements?
Báo cáo thu nhập cung cấp thông tin tổng quát về tình hình hoạt động và vị thế tài chính cảu
cơng ty trong q hoặc năm vừa kết thúc.
Báo cáo thu nhập ít chi tiết hơn nhiều so với báo cáo tài chính - những báo cáo mà chỉ được
phát hành sau khi chúng được chuẩn bị và kiểm tốn.
Mặc dù thơng tin trong báo cáo thu nhập ít chi tiết, nhưng chúng lại chứa những dữ liệu tổng
quan hết sức quan trọng, chẳng hạn như kết quả của hoạt động kinh doanh. Bằng cách công bố báo
cáo thu nhập, công ty cung cấp những thông tin quan trọng tới thị trường một cách kịp thời.
2–3. Describe the content and purpose of at least four financial reports that must be filed

with the SEC.
SEC (The Securitities and Exchange Commission) đóng vai trò là tổ chức ủng hộ các nhà
đầu tư. Vì vậy, SEC u cầu các cơng ty đã niêm yết phải nộp các báo cáo theo tiêu chuẩn định


kỳ. Những báo cáo này cho phép SEC giám sát các báo cáo hoạt động tài chính của cơng ty và
cung cấp các thông tin quan trọng tới nhà đầu tư.
Mẫu 10-K: Là một bộ hồ sơ bao gồm các BCTC đã kiểm tốn hằng năm và thảo luận, phân
tích từ Ban Giám đốc.
Mẫu 10-Q: bao gồm các báo cáo tài chính hàng quý và các cuộc thảo luận và phân tích của
ban giám đốc.
Mẫu 20-F là hồ sơ hàng năm của các tổ chức phát hành chứng khoán nước ngoài. Báo cáo
này đối chiếu với các báo cáo được lập theo GAAP không phải của Hoa Kỳ với các báo cáo lập
theo US GAAP.
Mẫu 8-K là báo cáo về các hoạt động hiện tại phải được nộp trong vòng 15 ngày kể từ khi
xảy ra bất kỳ sự kiện nào sau đây: Thay đổi quyền kiểm soát quản lý, mua lại hoặc định đoạt tài
sản lớn, phá sản hoặc tố tụng, thay đổi kiểm toán viên, hoặc Giám đốc từ chức.
2–4. What constitutes contemporary GAAP?
GAAP là tập hợp các quy tắc và hướng dẫn của kế tốn tài chính có thể chấp nhận được để
lập báo cáo tài chính cho những người sử dụng thơng tin tài chính bên ngoài doanh nghiệp.
Các quy tắc này bao gồm những điều sau đây:
Báo cáo của Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Tài chính (FASB) về các Chuẩn mực Kế tốn
Tài chính;
Ban Nguyên tắc Kế toán Ý kiến;
Bản tin Nghiên cứu Kế toán do Ủy ban Thực hành Kế toán phát hành;
Các thơng báo của Viện Kế tốn Cơng chứng Hoa Kỳ như Tuyên bố về Vị trí liên quan đến
các vấn đề mà FASB chưa giải quyết;
Hướng dẫn Kiểm toán và Kế toán cho bất kỳ vấn đề cụ thể nào trong ngành.
FASB cũng phát hành Bản tin của Lực lượng đặc nhiệm các vấn đề mới nổi (EITF) có hướng
dẫn về các vấn đề mới nổi sẽ nằm trong chương trình nghị sự của FASB trong tương lai gần.

GAAP cũng bị ảnh hưởng bởi các quy định được chấp nhận chung trong một số ngành nhất
định.
2–5. Explain how accounting standards are established.
Hội đồng Chuẩn mực Kế tốn Tài chính (FASB) hiện là cơ quan hoạch định các quy tắc
chính. SEC và AICPA giám sát các hoạt động của FASB.


2–6. Who has the main responsibility for ensuring fair and accurate financial reporting by a
company?
FASB đề xuất các quy tắc bằng cách ban hành một bản ghi nhớ thảo luận trước tiên. Các bên
liên quan được yêu cầu đưa ra ý kiến về đề xuất của FASB.
Tiếp theo, FASB đưa ra đề xuất Bản thảo quy tắc và mời các bên cho góp ý.
Cuối cùng, dựa trên ý kiến nhận được thơng qua q trình tiếp xúc và bình luận, FASB ban
hành quy tắc mới, chuẩn mực kế toán được thiết lập.
Các nhà quản lý có trách nhiệm chính trong việc đảm bảo tính cơng bằng và chính xác cho
các báo cáo tài chính của một cơng ty.
2–7. Describe factors that bring about managerial discretion for preparing financial
statements.
Các nhà quản lý có tồn quyền quyết định trong các báo cáo tài chính ở hầu hết các trường
hợp. Quyết định này có thể là kết quả của một trong hai nguồn.
Đầu tiên, các nhà quản lý thường có sự lựa chọn giữa các chuẩn mực kế toán cho các giao
dịch nhất định.
Thứ hai, các nhà quản lý thường phải đưa ra các ước tính về các kết quả khơng chắc chắn
trong tương lai.
Mỗi phán đoán quản lý này tạo nên sự toàn quyền quyết định của nhà quản lý.
2–8. Describe forces that serve to limit the ability of management to manage financial
statements.
Các cơ chế giám sát và kiểm soát bao gồm:
Giám sát của SEC;
Đánh giá của kiểm toán viên nội bộ và bên ngồi;

Ủy ban kiểm tốn quản trị cơng ty như các ban của Hội đồng quản trị được tập hợp để giám
sát việc kiểm toán và báo cáo tài chính (được gọi là )
Mối đe dọa kiện tụng.
2–9. Describe alternative information sources beyond statutory financial reports that are
available to investors and creditors.
Các báo cáo tài chính theo luật định không phải là nguồn thông tin duy nhất về một cơng ty
có sẵn cho các bên quan tâm bên ngồi tổ chức. Các nguồn khác bao gồm dự báo và khuyến nghị
của các trung gian thơng tin (nhà phân tích), thông tin kinh tế chung, thông tin chung về ngành của


cơng ty và tin tức về cơng ty. Ngồi ra, ban quản lý thường sẽ cung cấp việc tiết lộ thông tin tự
nguyện mà không được GAAP hoặc cơ quan quản lý khác yêu cầu.
2–10. Describe tasks that financial intermediaries perform on behalf of financial statement
users.
Các trung gian tài chính (nhà phân tích) đóng một vai trị quan trọng trong thị trường vốn.
Họ là một nhóm người dùng năng động và tinh vi cung cấp thơng tin hữu ích cho những người
tham gia thị trường. Các nhiệm vụ do người trung gian thực hiện bao gồm thu thập, xử lý, giải
thích và phổ biến thơng tin về triển vọng tài chính của các cơng ty. Kết quả đầu ra của các nhà
phân tích bao gồm dự báo, khuyến nghị mua hoặc bán cổ phiếu và báo cáo nghiên cứu mà nhà đầu
tư có thể sử dụng để đưa ra quyết định đầu tư.
2–11. Explain historical cost and fair value models of accounting. What explains the move
toward fair value accounting?
Theo nguyên tắc giá gốc, giá trị tài sản và nợ phải trả được xác định trên cơ sở giá thu được
từ các giao dịch thực tế đã xảy ra trong quá khứ.
Theo nguyên tắc giá trị hợp lý, giá trị tài sản và nợ phải trả được xác định trên cơ sở giá trị
hợp lý của chúng (thường là giá thị trường) vào ngày đo lường (tức là gần ngày lập báo cáo tài
chính).
Theo nguyên tắc giá gốc, khi giá trị tài sản (hoặc nợ phải trả) thay đổi sau đó, tiếp tục ghi
nhận giá trị theo nguyên giá — tức là theo giá trị mà tài sản được mua ban đầu — làm giảm tính
hữu dụng của báo cáo tài chính, cụ thể là bảng cân đối kế tốn . Do đó, nguyên tắc giá gốc đã dẫn

tới nhiều chỉ trích trong các quý khác nhau, dẫn đến việc chuyển sang kế toán theo giá trị hợp lý.
2–12. What is conservatism? What are its advantages?
Nguyên tắc thận trọng trong kế tốn có nội dung là: Kế tốn được phép ghi nhận tăng chi
phí hoặc ghi giảm tài sản khi có dấu hiệu xảy ra, còn ghi nhận doanh thu hoặc tăng nguồn vốn, tài
sản chỉ khi có bằng chứng chắc chắn.
Việc áp dụng nguyên tắc thận trọng trong khi hành nghề giúp kế toán viên xem xét, cân nhắc,
phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế tốn trong các điều kiện không chắc chắn → giúp hệ
thống thông tin kế tốn đáng tin cậy hơn.
Các ví dụ của nguyên tắc thận trọng: phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn,
không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập, doanh thu chỉ được ghi nhận


×