Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Nghiên cứu cố định Zr(IV) trên chất mang thích hợp để tách và làm giàu hợp chất se trong môi trường nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (942.63 KB, 23 trang )

Nghiên cứu cố định Zr(IV) trên chất mang thích
hợp để tách và làm giàu hợp chất Se trong môi
trường nước


Nguyễn Thị Kim Thoa

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS chuyên ngành: Hóa Phân tích; Mã số: 60 44 29
Người hướng dẫn: PGS. TS. Đỗ Quang Trung
Năm bảo vệ: 2012


Abstract: Giới thiệu Selen; Các phương pháp phân tích xác định Se; Các phương pháp
tách và làm giàu hợp chất Se trong môi trường nước. Nghiên cứu điều kiện cố định
Zr(IV) trên nhựa PuroliteC100 và nhựa MuromaxB1. Khảo sát khả năng hấp phụ Se(IV)
trên nhựa PuroliteC100 và nhựa MuromaxB1 đã cố định Zr(IV). Khảo sát khả năng giải
hấp bước đầu làm giàu xác định lượng vết Se(IV) bằng phương pháp động học - xúc tác
trắc quang.

Keywords: Hợp chất; Môi trường nước; Hóa phân tích


Content
MỞ ĐẦU
Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá và không thể thiếu cho sự sống, ở đâu có
nước ở đó có sự sống.Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, quá trình đô thị hóa, công
nghiệp hóa, và thâm canh nông nghiệp ngày càng phát triển làm ô nhiễm các nguồn nước. Nhiều
nơi, các nguồn nước bề mặt, thậm chí cả nguồn nước ngầm đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, gây ảnh
hưởng xấu tới chất lượng của nước, sức khỏe của con người và động vật, làm giảm năng suất và
chất lượng cây trồng.


Selen là nguyên tố phi kim được quan tâm nhiều trong sinh học bởi vì nó vừa là vi chất
dinh dưỡng và vừa có tính độc. Điều này được ghi nhận nhiều trong tự nhiên. Selen là vi chất
dinh dưỡng trong cơ thể người, có vai trò quan trọng là các enzyme chống oxi hóa. Một số
selenprotein điều chỉnh chức năng của tuyến giáp và đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch.
Tuy nhiên nó lại có tính độc nếu dùng thái quá, sẽ bị rối loạn các đường tiêu hóa, rụng tóc, bong,
tróc móng tay chân, mệt mỏi, kích thích và tổn thương thần kinh. Nếu nghiêm trọng có thể gây ra
bệnh xơ gan, phù phổi và tử vong.
Do đó việc phân tích nghiên cứu kiểm soát ô nhiễm Selen là vấn đề hết sức quan trọng.
Có nhiều phương pháp phân tích được sử dụng xác định nồng độ Selen như phương pháp phân
tích thể tích, phương pháp trọng lượng, phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử,…Tuy nhiên
Selen trong các mẫu môi trường và sinh học thường ở nồng độ nhỏ và nền mẫu phức tạp vì vậy
cần phải tách và làm giàu trước khi xác định. Do vậy chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu cố định
Zr(IV) trên nhựa PuroliteC100 và MuromaxB1 nhằm mục đích tách và làm giàu hợp chất Selen
trước khi phân tích.

Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu Selen
1.1.1. Dạng tồn tại của Se trong tự nhiên
Selen ở dạng tinh khiết là những tinh thể kim loại màu xám hoặc màu đen, thường được gọi là
bụi Selen hay Selen nguyên tố. Bụi Selen được tạo ra trong quá trình tinh chế đồng.Selen nguyên
tố không tồn tại trong môi trường, nó thường kết hợp với các chất khác.Phần lớn, Selen trong đất
thường kết hợp với các khoáng của bạc, đồng, chì và niken.Selen cũng kết hợp với oxi tạo thành
một số tinh thể không màu.Một vài hợp chất của Selen tồn tại ở trạng thái khí.
1.1.2. Vai trò của Selen
Selen là một nguyên tố khoáng vi lượng cần thiết để duy trì sức khỏe cho con người với
hàm lượng nhỏ. Selen kết hợp với protein tạo thành các selenoprotein, là các enzym chống oxy
hóa quan trọng. Đặc tính chống oxy hóa của selenoprotein là ngăn chặn sự phá hủy của tế bào
làm giảm tần xuất của bệnh ung thư và tim mạch. Một số selenoprotein điều chỉnh chức năng của
tuyến giáp và đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch.
1.1.3. Tình trang ô nhiễm Selen và phương pháp xử lý ô nhiễm Selen trong môi trường

nước.
1.1.3.1. Tình trạng ô nhiễm Selen
Hàm lượng Se trong tự nhiên phụ thuộc hai yếu tố: môi trường địa chất và hoạt động
nhân sinh. Trong quá trình tiến hóa của Trái đất, hàm lượng Se tập trung ngày càng nhiều trong
vỏ thạch quyển thông qua các hoạt động phun trào và tập trung nhiều nhất trong các thành tạo
trầm tích. Trong than đá, hàm lượng Se phổ biến trên 80 ppm. Đặc biệt ở Việt Nam tai các vùng
Thái Bình, Hải Phòng và Quảng Nam hàm lượng tương ứng là 2,15; 0,098 và 0,008 ppm. Hàm
lượng Se trong đất, nước mặt và nước ngầm xung quanh bãi thải công nghiệp và sinh hoạt
thường cao hơn so các vùng khác. Theo Cơ quan bảo vệ môi sinh Hoa Kỳ - USEPA đã nêu mức
độ an toàn của hàm lượng Se tối thiểu (LCM) là 0.01 mg/l.
Hoạt động nhân sinh không chỉ làm tăng hàm lượng Se trong đất, mà còn cả trong nước
mặt, nước ngầm, trầm tích sông hồ và động vật, thực vật trong khu vực. Hàm lượng Se trong
nước mặt thường biến động theo không gian và thời gian do sự bổ sung Se thường xuyên từ
không khí, nước mưa, nước chảy tràn trên mặt đất xung quanh, nước thải hoặc từ các nguồn cấp
nước từ xa như sông, suối v.v. Hoạt động nhân sinh đôi khi là nguồn chính gây ô nhiễm Se môi
trường xung quanh. Ví dụ, hàm lượng Se trung bình 0,067 mg/l ở các cửa sông gần các nhà máy
xử lý chất thải và nhà máy lọc dầu khu vực vịnh San Francisco - Mỹ cao hơn so với nguồn nước
tự nhiên ở đó. Kết quả kiểm tra cho thấy, các nhà máy xử lý chất thải và lọc dầu là nguồn chính
gây ô nhiễm Se cho hệ thống cửa sông ở vịnh San Francisco - Mỹ.
1.1.3.2. Phương pháp xử lý ô nhiễm Selen
- Phương pháp vật lí.
- Phương pháp hóa học.
1.2. Các phương pháp phân tích xác định Se
1.2.1. Phương pháp phân tích khối lượng
1.2.2. Phương pháp phân tích thể tích
1.2.8. Phương pháp vôn – ampe hòa tan
1.3. Các phương pháp tách và làm giàu hợp chât Se trong môi trường nước
1.3.1. Phương pháp chiết lỏng - lỏng
1.3.2. Phương pháp chiết pha rắn
1.4. Ứng dụng của hợp chất Zr(IV) trong xử lý môi trường

Các hợp chất Zr hấp phụ rất tốt các hợp chất của Asen, Flo, photphat. Tuy nhiên giá
thành rất đắt. Mặt khác việc thu hồi tái sử dụng vật liệu sẽ khó khăn. Để khắc phục người ta
thường cố định hợp chất Zr(IV) trên chất mang thích hợp như nhựa trao đổi ion, than hoạt tính.
1.5. Ứng dụng của nhựa trao đổi ion trong xử lý nước
Nhựa trao đổi ion thu được có khả năng hấp phụ mạnh các ion kim loại không chuyển tiếp( Zn
2+
,
Cd
2+
, Pb
2+
) tương tự như các kim loại kiềm ( Ca
2+
, Mg
2+
). Các mẫu nhựa mang ion kim loại được
tái sinh bằng dung dịch HCl (0,5- 2M).


Chương 2: THỰC NGHIỆM
2.1. Mục tiêu, nội dung, phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu
Chế tạo được vật liệu hấp phụ bằng cách cố định hợp chất Zr(IV) trên chất mang thích
hợp để tách và làm giàu hợp chất Se(IV) ở lượng vết trong môi trường nước.
2.1.2. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của luận văn gồm:
- Nghiên cứu điều kiện cố định Zr(IV) trên nhựa PuroliteC100 và nhựa MuromaxB1
- Khảo sát khả năng hấp phụ Se(IV) trên nhựa PuroliteC100 và nhựa MuromaxB1 đã cố
định Zr(IV).
- Khảo sát khả năng giải hấp bước đầu làm giàu xác định lượng vết Se(IV) bằng phương

pháp động học - xúc tác trắc quang.
2.1.3. Phương pháp động học - xúc tác trắc quang xác định Selen
2.1.3.1.Nguyên tắc của phương pháp động học - xúc tác trắc quang xác định lượng vết Se(IV)
2.1.3.2. Khảo sát lại phương pháp động học xúc tác trắc quang xác định Se
Theo Nguyễn Thị Thúy Hằng [1] xây dựng đường chuẩn Se(IV). Được đo tại bước sóng
:=508nm và nồng độ các chất là MO là 100mg/l; (NH
3
Cl)
2
5,0x10
-2
M; KBrO
3
là 5,0x10
-3
M;
Glixin - HCl có pH = 1,6, thời gian t = 8 phút.
Chuẩn bị 9 bình định mức dung tích 25ml, đánh số từ 1 - 9. Lần lượt cho vào các bình:
5,00ml dung dịch đệm pH = 1,6; sau đó thêm vào các bình thứ tự thuốc thử như sau:
Bình 1: 3,00ml (NH
3
Cl)
2
5,0x10
-2
M.
Bình 2: 3,00ml (NH
3
Cl)
2

5,0x10
-2
M; 2,00ml MO 100,0mg/l.
Bình 3 - 9: 3,50 – 5,00 ml dung dịch Se(IV) 10,0ppm tương ứng với nồng độ Se(IV) thay
đổi từ 0,1 – 0,7ppm; 3,00ml (NH
3
Cl)
2
5,0x10
-2
M; 2,00ml MO100mg/l.
Cuối cùng thêm vào các bình 5,50 ml KBrO
3
5,0x10
-2
M, đinh mức bằng nước cất đến
vạch mức, sóc trộn đều dung dịch. Sau 8 phút đem đo độ hấp thụ quang của các dung dịch tại

= 508nm, với dung dịch so sánh là dung dịch trong bình 1. Kết quả thực nghiệm được trình bày
bảng 2.1.
2.2. Hóa chất và thiết bị
2.2.1. Hóa chất
Các hóa chất cần dùng không chứa chất phân tích (pA hoặc tương đương).
2.2.2. Thiết bị
- Máy đo quang: Novaspec II (Anh)
- Máy đo pH: Consort – C803 (Đức)
- Cân phân tích 4 số: Satorius 1801

- Và các dụng cụ thủy tinh trong phòng thí nghiệm.
2.3. Vật liệu

- Chuẩn bị nhựa: Lấy 50g nhựa PuroliteC100 hoặc nhựa MuromaxB1 sạch lắc với
NaOH 1M (Lượng NaOH gấp 2 lần lượng nhựa) trong khoảng 2 giờ sau đó gạn rửa bằng nước
cất về môi trường trung tính (khi rửa cho thêm vài giọt axit HCl). Sau đó lắc tiếp với HCl 1M
(lượng HCl gấp 2 lần lượng nhựa) trong khoảng 2 giờ, gạn rửa bằng nước cất về môi trường
trung tính. Rồi đem lắc với NH
3
0,1M trong 2 giờ, sau đó gạn rửa bằng nước cất về môi trường
trung tính.

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khảo sát điều kiện cố định Zr(IV) trên vật liệu
3.1.1. Ảnh hưởng của nồng độ [H
+
] trong quá trình chế tạo vật liệu
Do các vật liệu có bản chất như nhau nên ở phần này chúng tôi chỉ nghiên cứu một mẫu
đại diên là nhựa PuroliteC100.
Để nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của nồng độ ion [H
+
] đến khả năng cố định hợp
chất Zr(IV) trên nhựa PuroliteC100 các thí nghiệm được tiến hành như sau: Lấy 0,5g nhựa vào
các bình nón 250ml. Sau đó thêm 10ml dung dịch Zr(IV) 0,2M vào các bình định mức 50ml và
điều chỉnh nồng độ [H
+
] sao cho ta thu được các dung dịch có nồng độ [H
+
] như bảng 3.1. Đem
lắc dung dịch trong 2h, lấy 40ml dung dịch kết tủa với NH
3
và nung kết tủa ở 800
0

C trong 2h.
Các kết quả thực nghiệm được biểu diễn trong bảng 3.1và minh họa trong hình 3.1.


Hình 3.1: Ảnh hưởng hưởng của nồng độ [H
+
] đến khả năng chế tạo vật liệu
3.1.2. Ảnh hưởng của nồng độ đầu Zr(IV) đến chế tạo vật liệu
Chọn được nồng độ [H
+
] = 0,2M. Lấy 0,5g nhựa PuroliteC100 đã hoạt hóa vào các bình
nón 250ml. Sau đó thêm thể tích dung dịch Zr(IV) vào các bình định mức 50ml và điều chỉnh
sao cho ta thu được các dung dịch có nồng độ Zr(IV)như bảng 3.2. Đem lắc dung dịch trong 2h,
lấy 40ml dung dịch kết tủa với NH
3
, nung kết tủa ở 800
0
C trong 2h. Kết quả thu được thể hiện
trong bảng 3.2:
Bảng 3.2: Ảnh hưởng hưởng của nồng độ đầu Zr(IV) đến khả năng chế tạo vật liệu
y = -0.019x + 0.569
R² = 0.981
0.525
0.53
0.535
0.54
0.545
0.55
0.555
0.56

0.565
0.57
0 0.5 1 1.5 2 2.5
qe(mg/g)
Nồng độ (M) H
+
Nồng độ đầu
Zr(IV)( M)
Khối lượng Zr(IV)
ban đầu (mg/g)
Khối lượng
Zr(IV) còn lại
(mg/g)
Khối lượng Zr(IV)cố
định trên nhựa(mg/g)
H%
0,01
22,8
16,2
6,55
28,79%
0,05
114
94,0
19,8
17,40%
0,1
228
200
27,8

12,22%
0,15
342
303
38,9
11,36%

Sau khi chọn được các điều kiện cố định Zr(IV) chúng ta tiến hành cố định Zr(IV) trên
nhựa PuroliteC100 và MuromaxB1
3.1.3. Cố định Zr(IV) trên nhựa PuroliteC100 và MuromaxB1

3.1.4. So sánh khả năng hấp phụ Se(IV) của cácloại vật liệu trước và sau khi cố định
Zr(IV)
Để so sánh khả năng hấp phụ Se(IV) của các vật liệu trước và sau khi cố định Zr(IV) ta
tiến hành làm như sau: Chuẩn bị 0,5g các loại nhựa Purolite C100, A100, Muromax B1, than kí
hiệu là PC-0, PA-0, MB1-0, AC-0. Đồng thời chuẩn bị 0,5g nhựa PuroliteC100, A100,
MuromaxB1 đem lắc với 25ml Zr(IV)0,01M trong 2h. Sau đó gạn rửa vật liêụ bằng nước cất về
trung tính. Ta thu được các vật liệu đã cố định Zr(IV) lần lượt kí hiệu là PC-1, PA-1, MB1-1.
Lấy 0,5g các loại vật liệu trên cho vào bình nón và đem lắc với 25ml dung dịch Se(IV)10ppm
sau 2h gạn lấy dung dịch và đem xác định lượng Se(IV) còn lại, rồi tính tải trọng hấp phụ. Kết
quả được chỉ ra trong bảng 3.3.
Bảng 3.3: Tải trọng hấp phụ Se(IV) của các loại vật liệu trước và sau khi cố định Zr(IV)
Từ bảng 3.3 ta dựng đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của các vật liệu vào tải trọng hấp phụ
Se(IV).

Hình 3.2: So sánh khả năng hấp phụ Se(IV) của các loại vật liệu trước và sau khi cố định
Zr(IV)
Nhìn vào đồ thị 3.2 ta thấy nhựa PuroliteC100 và MuromaxB1 sau khi cố định Zr(IV) thì
tải trọng hấp phụ tăng lên rõ rệt (khả năng hấp phụ Se(IV) tăng), còn nhựa PuroliteA100 tăng
không nhiều so với trước và sau cố định Zr(IV). Nhìn vào tải trọng hấp phụ của các vật liệu

trước và sau cố định Zr(IV) chúng tôi chọn nhựa PuroliteC100 và MuromaxB1cố định Zr(IV) để
khảo sát các thí nghiệm.
3.2. Khảo sát khả năng hấp phụ Se(IV) trên nhựa PuroliteC100 và MuromaxB1đã cố định
Zr(IV)
3.2.1. Khảo sát khả năng hấp phụ Se(IV) trên nhựa PuroliteC100 đã cố định
Zr(IV).
3.2.1.1. Ảnh hưởng của pH đến khả năng hấp phụ Se(IV) trên nhựa PuroliteC100 đã cố định
Zr(IV).
Để nghiên cứu ảnh hưởng của pH đến khả năng hấp phụ Se(IV) trên nhựa PuroliteC100
đã cố định Zr(IV) ta tiến hành như sau:
Lấy 2,5 ml dung dịch Se(IV) 100ppm vào các bình định mức 25ml, điều chỉnh pH lần
lượt là 2; 4; 6; 8; 10 bằng các dung dịch HCl và NaOH sao cho thu được các dung dịch Se(IV)
nồng độ 10ppm. Cho lần lượt các dung dịch trên vào các bình nón chứa 0,5gnhựa PuroliteC100
đã cố định Zr(IV). Đem lắc trong 2h, sau đó hút 2,5ml dung dịch đi đo quang ta xác định lượng
Se(IV)còn lại. Kết quả được trình bày trong hình 3.3:
0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
PC-0
PC-1
PA-0
PA-1
AC-0
MB1-0
MB1-1
Tải trọng hấp phụ Se(IV) (mg/g)

Tên vật liệu

Hình 3.3: Ảnh hưởng của pH đến khả năng hấp phụ Se(IV) của nhựa PuroliteC100 đã cố định
Zr(IV).
Từ bảng 3.4 và hình 3.3 đã chỉ ra rằng ở pH = 6 thì tải trọng hấp phụ Se(IV) của nhựa
PuroliteC100 đạt cực đại, có thể do ion OH
-
tạo ra lực đẩy tĩnh điện giữa các ion SeO
3
2-
và các
nhóm chức OH
-
. Do đặc tính của vật liệu mà nhựa PuroliteC100cố định Zr(IV) có khả năng hấp
phụ Se(IV) cao trong vùng axít yếu.

3.2.1.2. Ảnh hưởng của thời gian cân bằng đến khả năng hấp phụ Se(IV) của nhựaPuroliteC100
đã cố định Zr(IV).
Để nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian cân bằng đến khả năng hấp phụ Se(IV) củanhựa
PuroliteC100 đã cố định Zr(IV) ta tiến hành như sau:
Lấy 7 bình nón 250 ml, hút 100ml dung dịch Se(IV) 14,5 ppm vào các bình nón đó. Điều
chỉnh các dung dịch trên có pH = 6 bằng các dung dịch NaOH và HCl. Sau đó lấy các dung dịch
trên cho vào bình chứa 0,5g vật liệu. Tiếp tục đem lắc trong thời gian tương ứng là 30; 60; 90;
120; 150; 180; 210; 240 phút. Sau đó hút 2,5ml dung dịch đi đo quang ta xác định lượng Se(IV)
còn lại. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.5 và hình 3.4.
Bảng 3.5: Kết quả khảo sát thời gian cân bằng hấp phụ Se(IV) của nhựa PuroliteC100 đã cố
định Zr(IV).

Thờigian (phút)
C

o
( ppm)
C
e
(ppm)
q
e
(mg/g)
30
14,5
2,270
2,446
0.260
0.270
0.280
0.290
0.300
0.310
0.320
0.330
0.340
2
4
6
8
10
Tải trọng hấp phụ Se (mg/g)
pH
60
14,5

2,066
2,487
90
14,5
1,786
2,543
120
14,5
1,505
2,599
150
14,5
1,378
2,624
180
14,5
1,276
2,645
210
14,5
1,250
2,650
240
14,5
1,224
2,655
270
14,5
1,250
2,650

Từ kết quả bảng 3.5 ta dựng đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của tải trọng hấp phụ Se(IV)
vào thời gian như trong hình 3.4

Hình 3.4: Ảnh hưởng của thời gian cân bằng đến khả năng hấp phụ Se(IV)của nhựa
PuroliteC100 đã cố định Zr(IV).
Nhận xét: Từ số liệu bảng 3.5 và hình 3.4 đã chỉ ra rằng khi thời gian tăng dần từ 30 phút
đến 180 phút thì tải trọng hấp phụ Se(IV) cũng tăng theo. Sau 3h, vật liệu đạt cân bằng hấp phụ.
3.2.1.3. Ảnh hưởng của nồng độ đầu Se(IV) đến khả năng hấp phụ Se(IV) của nhựa
PuroliteC100 đã cố định Zr(IV).
Để khảo sát ảnh hưởng của nồng độ đầu Se(IV) đến khả năng hấp phụ Se(IV) của nhựa
PuroliteC100 đã cố định Zr(IV) ta tiến hành như sau: Lâý 0,5g nhựa PuroliteC100 đã cố định
Zr(IV) lắc với 25ml dung dịch Se(IV) có các nồng độ ban đầu (C
o
) khác nhau từ 10-500ppm
sau 2h xác định nồng độ Se(IV) còn lại (C
e
), từ đó tính được tải trọng hấp phụ Se(IV) của vật
liệu (q
e
). Kết quả được thể hiện trong bảng 3.6:
2.400
2.450
2.500
2.550
2.600
2.650
2.700
0 100 200 300
Tải trọng hấp phụ Se(IV) (mg/g)
Thời gian (phút)

Bảng 3.6: Ảnh hưởng của nồng độ đầu Se(IV) đến khả năng hấp phụ Se(IV) của nhựa
PuroliteC100 đã cố định Zr(IV).

STT
C
o
(ppm)
C
e
(ppm)
q
e
(mg/g)
C
e
/q
e
1
10
2,551
0,372
6,849
2
50
13,138
1,843
7,128
3
100
33,163

3,342
9,924
4
150
55,589
4,721
11,776
5
250
116,390
6,680
17,422
6
300
148,492
7,575
19,602
7
350
184,613
8,269
22,325
8
400
214,286
9,286
23,077
9
450
265,248

9,238
28,714
10
500
307,717
9,614
32,007
Từ bảng số liệu 3.6, ta dựng được đường hấp phụ đẳng nhiệt đối với vật liệu hấp phụ hình
3.5. Đường biểu diễn sự phụ thuộc nồng độ Se(IV) tại thời điểm cân bằng (C
e
) với tải trọng hấp
phụ (q
e
) tương ứng.

Hình 3.5: Đường hấp phụ đẳng nhiệt Se(IV) của nhựa PuroliteC100 đã cố định Zr(IV).
Để khảo sát quá trình hấp phụ trên có phù hợp với mô hình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir
hay không, chúng tôi tiến hành xây dựng đường phụ thuộc giữa C
e
với C
e
/q
e
Phương trình
Langmuir có dạng:
𝐶
𝑒
𝑞
𝑒
=

1
𝐾. 𝑞
𝑚𝑎𝑥
+
𝐶
𝑒
𝑞
𝑚𝑎𝑥

Trong đó:
K: Là hằng số hấp phụ Langmuir
C
e

: Nồng độ Se(IV) còn lại khi đạt tới trạng thái cân bằng (mg/l)
q
max

: Tải trọng hấp phụ cực đại (mg/g)

Hình 3.6: Đồ thị xác định các hệ số phương trình langmuircủa nhựa PuroliteC100 đã cố định
Zr(IV).
Dựa vào đồ thị ta có tải trọng hấp phụ Se(IV) của nhựa PuroliteC100 đã cố định Zr(IV).

𝑞
𝑚𝑎𝑥
=
1
0,081
= 12,34(𝑚𝑔/𝑔).

Tính toán theo phương trình Langmuir, tải trọng hấp phụ cực đại Se(IV) trên nhựa
PuroliteC100 đã cố định Zr(IV) là 12,34mg/g. Qua các kết quả đã trình bày ở trên cho thấy tải
trọng hấp phụ của vật liệu khá lớn, thời gian đạt cân bằng hấp phụ 3giờ.
3.2.1.4. Ảnh hưởng của ion cản đến khả năng hấp phụ Se(IV) củanhựa PuroliteC100 đã
cố định Zr(IV).
Để xem xét khả năng ứng dụng vật liệu thực tế, chúng tôi tiến hành khảo sát ảnh hưởng
của một số ion đến khả năng hấp phụ Se(IV) trênnhựa PuroliteC100 đã cố định Zr(IV). Các ion
được lựa chọn khảo sát gồm: Cu
2+
, Mn
2+
, Mg
2+
, F
-
, CO
3
2-
, SO
4
2-
, PO
4
3-
.
Tiến hành thí nghiệm: Lắc 0,5g nhựa PuroliteC100 đã cố định Zr(IV) với 50ml dung dịch
Se(IV) 10ppm, có nồng độ các ion thay đổi. Sau 2h, xác định nồng độ Se(IV) còn lại trong dung
dịch, từ đó tính được hiệu suất hấp phụ Se(IV) của vật liệu khi có và khi không có ion ảnh
hưởng. Các kết quả được trình bày trong bảng 3.7:
Bảng 3.7: Kết quả ảnh hưởng của ion cản đến khả năng hấp phụ Se(IV) của nhựa PuroliteC100

đã cố định Zr(IV).


Nồng độ ion
C
o
Se(IV)(ppm
C
e
(ppm)
q
e
(mg/g)
H%
y = 0.081x + 6.934
R² = 0.994
0
5
10
15
20
25
30
35
0 50 100 150 200 250 300 350
Ce/qe
Ce(ppm)
Ion ảnh hưởng
ả/h (ppm)
)

Mẫu so sánh

10
2,347
0,765
100
Cu
2+
100
10
3,603
0,640
83,7
Mn
2+
100
10
4,560
0,544
71,1
Mg
2+
100
10
3,348
0,665
86,9
CO
3
2-

50
10
3,858
0,614
80,3
100
10
5,772
0,423
55,3
(SO
4
)
2-
50
10
4,241
0,576
75,3
100
10
5,421
0,458
60
(PO
4
)
3-
50
10

4,209
0,579
75,7
100
10
5,325
0,467
61
F
-
50
10
2,838
0,716
93,6
100
10
3,827
0,617
80,7

PuroliteC100 đãcố định Zr(IV) giảm, anion F
-
ở nồng độ 50ppm có ảnh hưởng ít nhất,
còn anion CO
3
2-
ở nồng độ 100ppm ảnh hưởng nhiều nhất.
Có thể do khả năng hấp phụ Se(IV) của vật liệu giảm mạnh khi có mặt ion PO
4

3-
, tức là
có sự hấp phụ cạnh tranh giữa Se và PO
4
3-
. Sự cạnh tranh này được giải thích do tính chất hóa
học giống nhau của các hợp chất Selen và photpho trong dung dịch, đặc biệt là cấu trúc hóa học,
hằng số ion hóa và giá trị pK
a

3.2.2. Khảo sát khả năng hấp phụ Se(IV) trên nhựa MuromaxB1đã cố định Zr(IV)
3.2.2.1. Ảnh hưởng của pH đến khả năng hấp phụ Se(IV) trên nhựa MuromaxB1đã cố định
Zr(IV)
Để nghiên cứu ảnh hưởng của pH đến khả năng hấp phụ Se(IV) trên nhựa MuromaxB1đã
cố định Zr(IV)ta tiến hành như sau:
Lấy 2,5 ml dung dịch Se(IV) 100ppm vào các bình định mức 25ml, điều chỉnh pH lần
lượt là 2; 4; 6; 8; 10 bằng các dung dịch HCl và NaOH sao cho thu được các dung dịch Se(IV)
nồng độ 10ppm. Cho lần lượt các dung dịch trên vào các bình nón chứa 0,5g nhựa
MuromaxB1đã cố định Zr(IV). Đem lắc trong 2h, sau đó hút 2,5 ml dung dịch đi đo quang ta xác
định lượng Se(IV)còn lại.

Hình 3.7: Ảnh hưởng của pH đến khả năng hấp phụ Se(IV) của nhựa MuromaxB1đã cố định
Zr(IV)
3.2.2.2. Ảnh hưởng thời gian cân bằng đến khả năng hấp phụ Se(IV) trên nhựa MuromaxB1đã
cố định Zr(IV)
Để nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian cân bằng đến khả năng hấp phụ Se(IV) của nhựa
MuromaxB1đã cố định Zr(IV)ta tiến hành làm như sau: Lâý 0,5g vật liệu vào các bình nón
250ml. Sau đó thêm 100ml dung dịch Se(IV) 10ppm vào các bình nón 250ml đã được điều chỉnh
pH = 2 bằng dung dịch NaOH và HCl. Đem lắc trong 30; 60; 90; 120; 150; 180; 210; 240; 270;
300 phút. Xác định lượng Se(IV) còn lại sau khi hấp phụ, kết quả được


Từ số liệu bảng trên ta dựng đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của thời gian vào tải trọng hấp
phụ như hình 3.8

0
0.05
0.1
0.15
0.2
0.25
0.3
0.35
0.4
0.45
2
4
6
8
10
Tải trọng hấp phụ Se(IV)(mg/g)
pH
0.000
0.100
0.200
0.300
0.400
0.500
0.600
0.700
0.800

0.900
1.000
0 50 100 150 200 250 300 350
Tải trọng hấp phụ Se(IV)(mg/g)
Thời gian(ph)
Hình 3.8: Ảnh hưởng thời gian cân bằng đến khả năng hấp phụ Se(IV) của nhựa MuromaxB1đã
cố định Zr(IV)
Từ số liệu bảng 3.9 và hình 3.8 đã chỉ ra rằng khi thời gian tăng thì tải trọng hấp phụ
Se(IV) cũng tăng theo. Sau 4h, vật liệu đạt cân bằng hấp phụ Se(IV)
3.2.2.3. Ảnh hưởng của nồng độ đầu Se(IV) đến khả năng hấp phụ Se(IV) trênnhựa
MuromaxB1đã cố định Zr(IV)
Để khảo sát ảnh hưởng của nồng độ đầu Se(IV) đến khả năng hấp phụ Se(IV) của nhựa
MuromaxB1đã cố định Zr(IV) ta tiến hành như sau: Lâý 0,5g nhựa MuromaxB1 đã cố định
Zr(IV) lắc với 25ml dung dịch Se(IV) có các nồng độ ban đầu (C
o
) khác nhau từ 10-500ppm, sau
2h xác định nồng độ Se(IV) còn lại (C
e
), từ đó tính được tải trọng hấp phụ Se(IV) của vật liệu
(q
e
). Kết quả được thể hiện trong bảng 3.10 .
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của nồng độ đầu Se(IV) đến khả năng hấp phụ Se(IV) của nhựa
MuromaxB1đã cố định Zr(IV)

STT
C
o
(ppm)
C

e
(ppm)
q
e
(mg/g)
C
e
/q
e
1
10
4,665
0,267
17,492
2
50
25,000
1,250
20,000
3
100
55,018
2,249
24,462
4
150
88,044
0,098
28,421
5

200
122,359
3,882
31,519
6
250
158,451
4,577
34,615
7
300
198,374
5,081
39,040
8
350
337,832
5,608
42,407
9
400
276,408
6,180
44,729
10
450
321,303
6,435
49,932
11

500
371,919
6,404
58,076

Để khảo sát quá trình hấp phụ trên có phù hợp với mô hình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir
hay không, chúng tôi tiến hành xây dựng đường phụ thuộc giữa C
e
với C
e
/q
e
. Phương trình
Langmuir





Hình 3.10: Đồ thị xác định các hệ số phương trình langmuir của nhựa MuromaxB1đã cố định
Zr(IV)
𝑞
𝑚𝑎𝑥
=
1
0,103
= 9,7(𝑚𝑔/𝑔).
Qua đồ thị hình 3.9 và hình 3.10 cho thấy, mô hình hấp phụ Se(IV) trên nhựa
MuromaxB1đã cố định Zr(IV) phù hợp với phương trình Langmuir (hệ số tương quan R
2

trong
phương trình hồi quy tuyến tính đạt 0,992).
Tính toán theo phương trình Langmuir, tải trọng hấp phụ cực đại Se(IV) trên nhựa
MuromaxB1 đã cố định Zr(IV)là 9,7mg/g
Qua các kết quả đã trình bày ở trên cho thấy tải trọng hấp phụ Se(IV) của vật liệu khá
lớn, thời gian đạt cân bằng hấp phụ 4 giờ đối với nhựa MuromaxB1đã cố định Zr(IV).
3.2.2.4. Ảnh hưởng ion cản đến khả năng hấp phụ Se(IV) trênnhựa MuromaxB1đã cố định
Zr(IV)
Để xem xét khả năng ứng dụng vật liệu thực tế, chúng tôi tiến hành khảo sát ảnh hưởng
của một số ion đến khả năng hấp phụ Se(IV) trênnhựa MuromaxB1đã cố định Zr(IV). Các ion
được lựa chọn khảo sát gồm: Cu
2+
, Mn
2+
, Mg
2+
, F
-
, CO
3
2-
, SO
4
2-
, PO
4
3-
.
Tiến hành thí nghiệm: Lắc 0,5g nhựa MuromaxB1đã cố định Zr(IV) với 50ml dung dịch
Se(IV) 10ppm, có nồng độ các ion thay đổi. Sau 2h, xác định nồng độ Se(IV) còn lại trong dung

dịch, từ đó tính được hiệu suất hấp phụ Se(IV) của vật liệu khi có ion ảnh hưởng và khi không có
ion ảnh hưởng. Các kết quả được thể hiện trong bảng 3.11.
y = 0.103x + 18.10
R² = 0.992
0.00
10.00
20.00
30.00
40.00
50.00
60.00
70.00
0.00 50.00 100.00 150.00 200.00 250.00 300.00 350.00 400.00
Ce/qe
Ce(ppm)
Bảng 3.11: Ảnh hưởng các ion đến khả năng hấp phụ Se(IV) củanhựa MuromaxB1đã cố định
Zr(IV).


Ion ảnhhưởng
Nồng độ ion ảnh
hưởng (ppm)
C
o
Se(ppm)
C
e
(ppm)
q
e

(mg/g)
H%
Mẫu so sánh

10
6,558
0,344
100
Cu
2+
100
10
7,174
0,283
82,3
Mn
2+
100
10
8,319
0,168
48,8
Mg
2+
100
10
7,879
0,212
61,6
CO

3
2-
50
10
7,042
0,296
86
100
10
9,419
0,058
16,7
(SO
4
)
2-
50
10
6,822
0,318
92,4
100
10
8,935
0,107
31,1
(PO
4
)
3-

50
10
8,099
0,190
55,2
100
10
9,640
0,036
10,5
F
-
50
10
6,954
0,305
88,7
100
10
7,526
0,247
71,8
Nhận xét: Kết quả chỉ ra trong bảng 3.11 cho thấy, các cation kim lại có ảnh hưởng đáng
kể đến khả năng hấp phụ Se(IV) của vật liệu, ion Mn
2+
có ảnh hưởng nhiều nhất. Còn đối với các
anion khi nồng độ tăng thì hiệu suất hấp phụ Se(IV) của nhựa MuromaxB1 đãcố định Zr(IV)
giảm, anion (SO
4
)

2-
ở nồng độ 50ppm có ảnh hưởng ít nhất, còn anion CO
3
2-
ở nồng độ 100ppm
ảnh hưởng nhiều nhất.

3.3. Khảo sát khả năng giải hấp của nhựaPuroliteC100 và MuromaxB1đã cố định Zr(IV).
3.3.1. Ảnh hưởng của các loại hóa chất đến khả năng giải hấp Se(IV)của nhựa
PuroliteC100đã cố định Zr(IV).
Để đánh giá khả năng giải hấp các loại hóa chất khỏi củanhựa PuroliteC100đã cố định
Zr(IV) chúng tôi tiến hành thí nghiệm như sau: Lấy 3 bình nón 250ml mỗi bình 0,5g nhựa
PuroliteC100đã cố định Zr(IV) đem lắc với 50ml dung dịch Se(IV) 100ppm, sau 2h gạn rửa bằng
nước cất nhiều lần về trung tính. Sau đó lấy 0,5g vật liệu đi lắc trong 50ml dung dịch các dung
dịch NaOH 0,5M, HCl1M, NaCl1M trong 2h. Lấy dung dịch còn lại đi trung hòa rồi, xác định
lượng Se(IV) bị rửa giải. Thí nghiệm lặp lại 3 lần ta thu được kết quả trong bảng 3.12.
Bảng 3.12: Khảo sát khả năng giải hấp Se(IV) khỏi nhựa PuroliteC100đã cố định Zr(IV).
Dung dịch rửa
giải
Số lần rửa giải
C
o
(ppm)
C
e
(ppm)
H%
NaOH
Lần 1
100

43,367
43,367%
Lần 2
100
1,291
1,291%
Lần 3
100
0,558
0,558%
HCl
Lần 1
100
4,974
4,974%
Lần 2
100
1,977
1,977%
Lần 3
100
1,892
1,892%
NaCl
Lần 1
100
11,352
11,352%
Lần 2
100

0,982
0,982%
Lần 3
100
0,255
0,255%

Nhận xét: Nhìn vào bảng 3.12 ta thấy dung dịch NaOH có khả năng giải hấp tốt nhất,
trong môi trường bazơ thì hiệu suất cao hơn, trong môi trường trung tính và axít thì hiệu suất rửa
giải thấp hơn có thể do Se(IV) liên kết bền với Zr(IV). Điều đó chứng tỏ 3.3.2. Ảnh hưởng của
các loại hóa chất đến khả năng giải hấp Se(IV) của nhựa MuromaxB1đã cố định Zr(IV).
Để đánh giá khả năng giải hấp nhựa MuromaxB1đã cố định Zr(IV)chúng tôi tiến hành
thí nghiệm như sau: Lấy 3 bình nón 250ml mỗi bình 0,5g nhựa MuromaxB1đã cố định Zr(IV)
đem lắc với 50ml dung dịch Se(IV) 100ppm, sau 2h đi đo quang xác định lượng Se(IV) còn lại,
từ đó xác định được lượng Se(IV) đã cố định lên vật liệu. Đối với nhựa MuromaxB1đã cố định
Zr(IV) sau khi lắc với 50ml Se(IV) 100ppm, đem gạn rửa bằng nước cất nhiều lần về trung tính.
Sau đó lấy 0,5g vật liệu đó đem đi lắc trong 50ml các dung dịch NaOH 0,5M, HCl 1M, 50ml
NaCl1M trong 2h. Lấy dung dịch còn lại đi trung hòa rồi để xác định lượng Se(IV) bị rửa giải.
Thí nghiệm lặp lại 3 lần ta thu được kết quả:
Bảng 3.13 : Ảnh hưởng của các loại hóa chất đến khả năng giải hấp Se(IV) khỏi nhựa
MuromaxB1đã cố định Zr(IV).

Dung dịch rửa giải
Số lần rửa giải
C
o
(ppm)
C
e
(ppm)

H%
NaOH
Lần 1
100
75,7
75,7%
Lần 2
100
1,87
1,87%
Lần 3
100
0,53
0,53%
HCl
Lần 1
100
0,57
0,57%
Lần 2
100
0,484
0,484%
NaCl
Lần 1
100
0,690
0,690%
Lần 2
100

0,523
0,523%
Lần 3
100
0,297
0,297%

Nhận xét: Nhìn vào bảng 3.10 tương tự như khảo sát đối với nhựa PuroliteC100 đã cố
định Zr(IV) ta thấy dung dịch NaOH có khả năng giải hấp tốt nhất, trong môi trường bazơ thì
hiệu xuất rửa giải là cao nhất, trong môi trường trung tính và axít thì hiệu suất rửa giải thấp hơn
có thể do Se(IV) liên kết bền với Zr(IV), điều đó chứng tỏ rằng khi hiệu suất thấp tức là liên kết
giữa Se(IV) và Zr(IV) là bền, do đó chúng tôi chọn dung dịch NaOH để giải hấp Se(IV) khỏi vật
liệu.
3.3. Khảo sát khả năng hấp phụ động của Se(IV) trên nhựa PuroliteC100 đã cố định
Zr(IV)
Do vật liệu có bản chất giống nhau do đó trong phần này chúng tôi chỉ khảo sát một loại
vật liệu đại diện. Cho dung dịch Se(IV) có nồng độ 2ppm chạy qua cột có chứa 10ml nhựa
PuroliteC100 đã cố định Zr(IV) với tốc độ dòng 0,1ml/phút. Lần lượt lấy 10ml mẫu, xác định
nồng độ Se(IV) đầu ra rồi xây dựng đồ thị giữa nồng độ Se(IV) đầu ra và thể tích dung dịch chạy
qua cột ta thu được kết quả: Cột đạt cân bằng sau khi cho 350ml Se(IV) 2ppm chạy qua cột. Từ
đó ta thấy 10g vật liệu có thể xử lý được 350ml nước có chứa Se(IV) 2ppm.

3.4. Đánhgiá khả năng làm giàu xác định lượng vết Se(IV) củanhựaPuroliteC100 và
MuromaxB1đã cố định Zr(IV).
3.4.1. Đánh giá khả năng làm giàu xác định lượng vết Se(IV) của nhựa PuroliteC100
đã cố định Zr(IV).
Hệ số làm giàu là thông số để đánh giá khả năng xác định lượng vết Se(IV) của vật liệu.
Để xác định hệ số làm giàu chúng tôi tiến hành: Chuẩn bị 500ml dung dịch Se(IV) nồng độ
100ppb qua cột đã nhồi 0,5g nhựa PuroliteC100 đã cố định Zr(IV) với tốc độ 1,5ml/phút. Sau khi
chạy hết Se(IV) cho chạy qua bằng 100ml nước cất. Sau đó cho chạy 3 lần bằng dung dịch

NaOH 1M, mỗi lần lấy 5ml. Cuối cùng đem chạy cột bằng 5ml nước cất. Trộn các mẫu thu được
lại, lấy 6ml dung dịch đem đi đo quang xác định nồng độ Se(IV) đã rửa giải. Kết quả thu được:
Nồng độ Se rửa giải là: 1,49ppm
Hệ số làm giàu 25 lần
Hiệu suất làm giàu:
H% =
C
e
V
e
C
o
V
o
∙ 100% =
1,49 ∙ 0,025
0,1 ∙ 0,5
∙ 100% = 74,7%
Như vậy ta thấy chất phân tích đã được làm giàu đáng kể, với hệ số làm giàu 25 lần.
Nồng độ Se(IV) rửa giải là 1,49 và hiệu suất đạt 74,7%.
3.4.2. Đánh gíá khả làm giàu xác định lượng vết Se(IV) của nhựaMuromaxB1đã cố
định Zr(IV).
Chuẩn bị 500ml dung dịch Se(IV) nồng độ 100ppb chạy qua cột đã nhồi 0,5g nhựa
MuromaxB1đã cố định Zr(IV)với tốc độ 1,5ml/phút. Sau khi chạy hết Se(IV) 100ppb cho chạy
qua bằng 100ml nước cất. Sau đó cho chạy 3 lần bằng dung dịch NaOH 1M, mỗi lần lấy 5ml.
Cuối cùng đem chạy cột bằng 5ml nước cất. Trộn các mẫu thu được lại, lấy 4ml dung dịch đemđi
đo quang xác định nồng độ Se(IV) đã rửa giải. Kết quả thu được:
Bảng 3.15: Kết quả đánh giá khả làm giàu xác định lượng vết Se(IV) của nhựa MuromaxB1đã
cố định Zr(IV).


Nồng độ Se(IV) rửa giải là: 0,97 ppm
Hệ số làm giàu 25 lần
Hiệu suất làm giàu :
H% =
C
e
V
e
C
o
V
o
∙ 100% =
0,97 ∙ 0,025
0,1 ∙ 0,5
∙ 100% = 48,5%
Như vậy ta thấy chất phân tích đã được làm giàu đáng kể, với hệ số làm giàu 25 lần nồng
độ Se(IV) rửa giải của nhựa MuromaxB1đã cố định Zr(IV) là 0,97ppm .

Kết Luận
Trong thời gian thực hiện luận văn chúng tôi thu được một số kết quả chính sau:
+) Đã nghiên cứu điều kiện cố đinh Zr(IV) trên vật liệu
 Chọn được điều kiện cố định Zr(IV) tốt nhất trên vật liệu là nồng độ H
+
và nồng độ
Zr(IV) lần lượt là 0,2M và 0,01M.
 Xác định được tải trọng hấp phụ Se(IV) của các loại vật liệu trước và sau khi cố định
Zr(IV). Từ đó lựa chọn nhựa PuroliteC100 và MuromaxB1đã cố định Zr(IV) để tiến hành
khảo sát.
+)Khảo sát khả năng hấp phụ Se(IV) trên nhựa PuroliteC100 và MuromaxB1đã cố định

Zr(IV)kết quả thu được:
 Đối với nhựaPuroliteC100đã cố định Zr(IV) tại pH = 6 và sau 3h thì đạt cân bằng hấp
phụ Se(IV). Khi khảo sátảnh hưởng nồng độ đầu Se(IV) đến khả năng hấp phụ Se(IV)
của vật liệu, tìm q
max
= 12,34 mg/g.
 Đối với nhựaMuromaxB1đã cố định Zr(IV) tại pH = 2 và sau 4h thì đạt cân bằng hấp phụ
Se(IV). Khi khảo sátảnh hưởng nồng độ đầu Se(IV) đến khả năng hấp phụ Se(IV) của vật
liệu, tìm q
max
= 9,7mg/g.
 Đãkhảo sát ảnh hưởng của một số ion cản đến khả năng hấp phụ Se(IV) của nhựa
PuroliteC100 và MuromaxB1đã cố định Zr(IV)
 Khảo ảnh hưởng của NaOH; HCl; NaCl đến khả năng giải hấp Se(IV) khỏi vật liệu thu
được NaOH có khả năng giải hấp tốt nhất.
 Khảo sát khả năng hấp phụ động của nhựa PuroliteC100đã cố định Zr(IV)
+)Đánh giá khả năng làm giàu xác định lượng vết Se(IV) bằng phương pháp động học –
xúc tác trắc quang:
Thu được hệ số làm giàu 25 lần, hiệu suất làm giàu đạt 74,7% đối với nhựa
PuroliteC100đã cố định Zr(IV)và 48,5% đối vớinhựa MuromaxB1.
Các kết quả nghiên cứu trên cho thấy nhựaPuroliteC100 và nhựaMuromaxB1 sau khi cố
định Zr(IV) có ứng dụng thực tiễn cao khi xử lý Se(IV) trong môi trường nước. Trong thời gian
tới chúng tôi sẽ từng bước triển khai mở rộng chế tạo vật liệu này để phục vụ cho nhu cầu người
dân.

References
Tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Thúy Hằng (2010), Phân tích dạng Se(IV), Se(VI) vô cơ trong mẫu nước
ngầm và thực phẩm bằng phương pháp động học – xúc tác trắc quang, luận văn thạc sĩ
khoa học, Đại học khoa học tự nhiên-ĐHQG Hà Nôi.

2. Nguyễn Ngọc Khánh(2010), Nghiên cứu xử lý các hợp chất asen và photphat trong
nguồn nước ô nhiễm với than hoạt tính cố định Zr(IV), luận văn thạc sĩ khoa học, Đại học
khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội.
3. Lê Minh Đức(2010), Kỹ thuật xúc tác, Hóa học Công nghiệp, Trường Đại học bách khoa
Đà Nẵng.
4. Nguyễn Thị Phương Thảo, Phạm Thúy Nga (2005), "Xác định As, Se trong mẫu máu,
nước tiểu bằng phương pháp hấp thụ nguyên tử sử dụng kỹ thuật hidrua hóa (AAS –
HVG)”, Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học, tập 10( 3), tr. 39 - 40.
5. Quách Đức Tín, Nguyễn Thị Xuân, Phạm Thị Nhung Lý, Nguyễn Thị Thủy, Mai Trọng
Nhuận (2008), Địa hóa nguyên tố Se và mối liên quan với sức khỏe.
6. Từ Vọng Nghi,(1990), một số phương pháp phân tích điện hóa hiện đại, Đại học khoa
học tự nhiên-ĐHQG Hà Nôi.
Tiếng Anh
7. Asem A. Atia, Ahmed M. Donia, Khalid Z. Elwakeel (2004), “Adsorption behaviour of non-
transition metal ions on a synthetic chelating resin bearing iminoacetate functions”,
Separation and Purification Technology 43 ,43–48.
8. Biplob Kumar Biswas, Jun-ichi Inoue, Katsutoshi Inoue, Kedar Nath Ghimire, Hiroyuki
Harada, Keisuke Ohto, Hidetaka Kawakita (2008), “Adsorptive removal of As(V) and
As(III) from water by a Zr(IV)-loaded orange waste gel”, Journal of Hazardous Materials
154 ,1066–1074.
9. Cutter G.A., (1989), “The estuarine behavior of selenium in San Francisco Bay”,Estuarine,
Coastal Shelf Sci., 28/1 : 13-34.
10. K.JohanssonU. Örnemark, Å. Olin, “Soid-phase extracction procedure for the determination
of selenium by capillary gas chromattography”, Department of analytical chemistry,
university of uppsala, P.O.Box 531, S-751 21 uppsala Sweden.
11. Mc.Dowell L.R., Conrad J.H., Ellis G.L., Looski J.K., (1983). “Mineral for grazing
ruminants in tropical regions”.Gainesville, Univ. Florida. 86 pp.
12. M.Tuzen a, K.O.Saygia, M.Soylakb (2008), “coprecipitation graphite furnace atomic
absorption Spectrometric determination”, Talanta, 74(56), pp. 744 - 746.
13. M.S. Dzul Erosa

a
, W.H. Höll
b
,* J. Horst
c
(2009), “Sorption of selenium species onto
weakly basic anion exchangers”,Reactive & Functional Polymers 69, 576–585.
14. Lucas Moore, Ph.D, Amir Mahmoudkhani (2011),Methods for Removing
Selenium from Aqueous Systems,Proceedings Tailings and Mine Waste 2011
Vancouver, BC, November 6 to 9.
15. Norooz Maleki, Afsaneh Safevi, Mohammad Mahdi Doroodmand (2005),
“Determination of selenium in water and soil by hydride generation atomic
absorption spectrometry using solid reagents”, Talanta, 66, pp. 858 - 862.
16. Ondrej Hegedűs, Alžbeta Hegedűsová, Silvia Šimková, Vladimír Pavlík, Klaudia Jomova,
(2008), “ Evaluation of the ET – AAS and HG – AAS methods of selenium determination
in vegetables”, Journal of biochemical and biophysical methods, volume 70, issue 6, pp.
1287 – 1291.
17. RezaMilani Hosseeini, Yayghub Asadi Araz Bidari, Payam Hemmatkhanh,
Sanaz Jaforvand, Mohammad(2008), “Selenium analysis in water samples by dispersive
liquid liquid microextraction based on piazselenol formation and GC–ECD”, Microchimica
Acta, Voleme 163, issue 3-4, pp243-249.
18. Ulusoy Halil Ibrahim (2010), The Investigation of a Novel Indicator System for Trace
Determination and Speciation of Selenium in Natural Water Samples by Kinetics
pectrophotometric detection,Talanta,vol.31, n
o
7, pp.1907-1914, ISSN: 0253-2964.
19. Tatineni Balaji *, T.Yokoyama, Hideyuki Matsunaga * (2005), “Adsorption and removal of
As(V) and As(III) using Zr-loaded lysine diacetic acid chelating resin”, hemosphere 59
,1169–1174.
20. Vimlesh Chand, Surendra Prasad (2009), “Trace determination anh chemical speciation of

selenium in environmental water samples using catalytic kinetic spectrophotometric
method”, Jounal of Hazardous Materials 165, 780-788.





×