TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QTKD THÁI NGUYÊN
Khoa kinh tế
……
Đề tài :
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN
2005 – 2010
Giáo viên : NGUYỄN THỊ THÚY VÂN.
Thực hiện : Doãn Quốc Bình.
Lớp : K4KTDT B.
Lời mở đầu
Trong những năm qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã đóng góp một
phần tích cực đến sự phát triển nền kinh tế Việt Nam: FDI đã đóng góp một
lượng vốn lớn trong tổng vốn đầu tư của toàn xã hội, nó đã thúc đẩy mạnh mẽ
việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, FDI
đã góp phần thúc đẩy và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ góp phần
nâng cao năng lực xuất khẩu các mặt hàng trong nước, từ đó tạo ra những cơ hội
mới và ưu thế mới giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng vào quá trình toàn cầu hóa
kinh tế.
Vĩnh Phúc là một tỉnh nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng thuộc trung
du và miền núi phía bắc, nằm trong vùng lan tỏa của tam giác phát triển kinh tế
trọng điểm phía bắc, là một tỉnh có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển
kinh tế của đất nước. Tuy vậy, Vĩnh Phúc là một tỉnh có nền kinh tế chủ yếu là
nông nghiệp, có điểm xuất phát thấp, nguồn vốn tích lũy của tỉnh chưa đáp ứng
được yêu cầu phát triển kinh tế. Vì vậy FDI đóng góp một vai trò hết sức quan
trọng giúp vĩnh phúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
CNH – HĐH.
FDI mang lại nhiều thuận lợi cho Việt Nam nói chung và Vĩnh Phúc nói
riêng, tuy nhiên đi kèm với nó là những khó khăn thách thức đối với những địa
phương tiếp cận nguồn vốn này. Nhận thức được tầm quan trọng đó Vĩnh Phúc
cũng như các tỉnh khác trong cả nước đã tích cực đẩy mạnh công tác đối ngoại
đồng thời thực hiên nhiều biện pháp nhằm thu hút các dự án FDI và đạt được
những kết quả nhất định.
Xuất phát từ thực tế trên em đã chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp thu
hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc giai đoạn 2005 - 2010„ làm nội
dung bài tiểu luận môn học đầu tư nước ngoài.
Sv: Doãn Quốc Bình Lớp: K4 KTĐT B
1
Chương 1: Khái Quát Chung Về Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
1. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài:
1.1. Khái niệm:
Trong các hoạt động đầu tư quốc tế thì đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là
một kênh chủ yếu của tư nhân. Đây là hình thức mà chủ đầu tư nước ngoài đầu tư
toàn bộ hay một phần đủ lớn vốn đầu tư của các dự án nhằm giành quyền điều
hành hoặc tham gia điều hành các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ
thương mại. Nói cách khác, FDI là một loại di chuyển vốn quốc tế dài hạn trong
đó chủ sở hữu vốn đầu tư cũng đồng thời là người tham gia trực tiếp quản lý điều
hành hoạt động sử dụng đồng vốn của mình nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận và
những mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định.
Về bản chất, đây là hình thức xuất khẩu tư bản, một hình thức cao hơn của xuất
khẩu hàng hóa.
1.2. Đặc điểm:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những hình thức của đầu tư quốc tế,
chính vì vậy nó mang đầy đủ những đặc trưng của đầu tư nói chung. Tuy vậy, nó
cũng có một số đặc điểm riêng biệt:
- Đây là hình thức đầu tư sử dụng vốn của tư nhân do các chủ đầu tư tự quyết
định đầu tư, tự quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh
doanh và được chia theo tỷ lệ vốn góp. Đầu tư theo hình thức này không có
những giàng buộc về chính trị, không để lại gánh nợ cho nền kinh tế nước tiếp
nhận vốn đầu tư, hơn nữa nó còn đem lại tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao.
- FDI là một hình thức đầu tư gắn liền với việc chuyển giao công nghệ, kỹ
thuật tiên tiến, chuyển giao kiến thức kinh doanh và kinh nghiệm quản lý. Đây là
điều giúp cho các nước nhận đầu tư tiếp thu khoa học công nghệ mơi, nâng cao
trình độ năng lực quản lý của mình mà các hình thức đầu tư khác không đáp ứng
được.
- Quyền quản lý của doanh nghiệp phụ thuộc vào mức vốn góp của các bên
tham gia. Đối với hoạt động FDI ở Việt Nam luật đầu tư nước ngoài cho phép
chủ đầu tư nước ngoài được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong
Sv: Doãn Quốc Bình Lớp: K4 KTĐT B
2
một số lĩnh vực nhất định và được tham gia liên doanh với số vốn góp không thấp
hơn 30% vốn pháp định của dự án (trong một số trường hợp tỷ lệ này có thể
xuống đến 20%), không khống chế tỷ lệ vốn góp tối đa (trừ một số nghành nghề
nhất định).
2. Môi trường đầu tư:
2.1. Tình hình chính trị:
Tình hình chính trị là điều kiện tiên quyết để nhà đầu tư xem xét đưa ra quyết
định đầu tư của mình. Tình hình chính chị ổn định là điều kiện để duy trì sự ổn
định về tình hình kinh tế xã hội, các chính sách ưu tiên đầu tư và định hướng phát
triển được đảm bảo tính nhất quán nó giúp cho đồng vốn đầu tư của nhà đầu tư
được an toàn trước những biến động về chính trị, từ đó tạo tâm lý yên tâm cho
nhà đầu tư hoạch định chiến lược đầu tư lâu dài của họ.
2.2. Chính sách pháp luật:
Hoạt động đầu tư của các tổ chức, cá nhân được tiến hành trong một khoản thời
gian dài với lượng tài sản lớn ở một nơi xa lạ nên các nhà đầu tư nước ngoài cần
một môi trường pháp lý vững trắc, có hiệu lực thi hành để đảm bảo quyền lợi cho
họ.
Chính sách pháp luật đầy đủ, hợp lý, không chồng chéo, tạo ra môi trường đầu
tư minh bạch, bình đẳng không phân biệt đối sử giữa các nhà đầu tư làm rút ngắn
thời gian đăng ký hoạt động đầu tư, tiết kiệm chi phí... từ đó nhà đầu tư yên tâm
làm ăn lâu dài ở nước nhận đầu tư.
2.3. Vị trí địa lý – điều kiện tự nhiên:
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố về khoản cách, địa điểm,
khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, dân số... Đây là các yếu tố tác động đến tính sinh
lời hay rủi ro của các hoạt động đầu tư.
Nếu vị trí địa lý thuận lợi sẽ giúp nhà đầu tư giảm được chi phí vận chuyển
nguyên vật liệu, hàng hóa dịch vụ từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ từ đó làm giảm
giá thành sản phẩm và hạn chế những rủi ro trong quá trình vận chuyển. Điều
kiện tự nhiên thuận lợi góp phần làm phong phú các yếu tố đầu vào tạo nguồn
nguyên liệu ổn định cho công tác sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp...
2.4. Trình độ phát triển kinh tế:
Sv: Doãn Quốc Bình Lớp: K4 KTĐT B
3
Trình độ phát triển của nền kinh tế là các mức độ phát triển về quản lý kinh tế
vĩ mô, cơ sở hạ tầng, chất lượng cung cấp dịch vụ cho các hoạt động kinh
doanh...
Trình độ phát triển của kinh tế vĩ mô góp phần ổn định nền kinh tế, tránh nạn
quan liêu tham nhũng, chống lạm phát cao, nâng cao tốc độ tăng trưởng, giảm bớt
thủ tục hành chính... góp phần thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Sự phát triển của cơ sở hạ tầng dịch giúp thuận lợi trong việc vận chuyển
nguyên vật liệu, hàng hóa qua đó giảm những chi phí phát sinh cho hoạt động đầu
tư.
2.5. Đặc điểm phát triển văn hóa xã hội:
Văn hóa xã hội bao gồm các yếu tố như: Ngôn ngữ, tôn giáo, giá trị đạo đức và
tinh thần dân tộc, phong tục tập quán, thị hiếu thẩm mỹ...có tác động to lớn đến
công cuộc đầu tư của nhà đầu tư, nó sẽ có tác động tốt nếu trình độ văn hóa xã
hội của nước nhận đầu tư có những nét tương động nhất định với đất nước của
chủ đầu tư, đồng thời nó cũng sẽ là một rào cản cản trở kìm hãm hoạt động đầu
tư của nhà đầu tư nước ngoài. Như tăng chi phí vì phải đào tạo nhân công đào tạo
ngôn ngữ cho công nhân viên, hay có thể gây ra những hiểu nhần trong kinh
doanh...
Sv: Doãn Quốc Bình Lớp: K4 KTĐT B
4
Chương 2: Thực Trạng Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Tại Vĩnh Phúc Giai Đoạn 2005 – 2010
1. Môi trường đầu tư của tỉnh vĩnh phúc:
1.1. Chính sách pháp luật:
Các chính sách ưu đãi dành cho FDI tại Vĩnh Phúc:
Để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, chính sách pháp luật thông thoáng
đóng một vai trò quan trọng tác động đến quyết định của các nhà đầu tư. Nhà đầu
tư xẽ tìm cho mình khu vực, địa phương nào mà họ có thể tận dụng triệt để tối đa
chính sách ưu đãi trong đầu tư để ra quyết định đầu tư. Nắm bắt được tâm lý đó,
những năm qua Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích đầu tư
khác nhau:
- Ưu đãi giá thuê đất: Giá thuê đất đối với các dự án có vốn FDI là mức giá
thấp nhất theo khung giá quy định hiện hành của nhà nước. Còn giá thuê đất đối
với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước là mức giá theo tỷ lệ phần trăm
quy định cho sản xuất và dịch vụ áp dụng giá thuê đất theo quy định hiện hành
của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
- Hỗ trợ đền bù, san lấp giải phóng mặt bằng: Dự án thỏa mãn một trong
các điều kiện sau đây sẽ được ngân sách tỉnh hỗ trợ theo tỷ lệ phần trăm của tổng
số tiền đền bù (không tính giá trị các công trình kiến trúc như nhà cửa, cầu cống,
đường điện, đường nước...) theo chính sách hiện hành của nhà nước được các cấp
có thẩm quyền phê duyệt:
+ Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN, CCN được hỗ trợ 8%.
+ Sử dụng công nghệ cao và sử dụng từ 50 lao động trở lên được hỗ trợ
10%.
+ Có vốn đầu tư từ 10 tỷ VND trở lên và sử dụng từ 50 lao động trở lên
được hỗ trợ 10%.
+ Chế biến nông sản thực phẩm sử dụng trên 30% nguồn nguyên liệu tại
Vĩnh Phúc và sử dụng từ 50 lao động trở lên được hỗ trợ 15%.
+ Đầu tư xây dựng khu chung cư cao tầng (từ 3 tầng trở lên) cho thuê ở
đô thị, phục vụ KCN, CCN ở thành phố Vĩnh Yên, các huyện Bình xuyên, Tam
Sv: Doãn Quốc Bình Lớp: K4 KTĐT B
5
Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Lập Thạch và các công trình văn hóa, thể thao vui
chơi giải trí, y tế, giáo dục được hỗ trợ từ 50% - 100%.
+ Đầu tư sản xuất ở huyện Lập Thạch, các xã miền núi của các huyện
Tam Dương, Bình Xuyên và các CCN ở thành phố Vĩnh Yên được hỗ trợ 100%
(không tính đất trồng lúa).
Mức hỗ trợ nêu ở các mục trên không vượt quá 2 tỷ VNĐ.
Trường hợp dự án đáp ứng được nhiều điều kiện thì chỉ được hưởng ưu đãi
của điều kiện có mức ưu đãi cao nhất...
- Ư đãi đầu tư, tài chính tín dụng: Thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư cho
các đối tượng là chủ các doanh nghệp ở tỉnh ngoài hoặc các nghệ nhân, thợ giỏi
đến lập nghiệp ở Vĩnh Phúc có đóng góp tích cực cho phát triển CN – TTCN
được khuyến khích giao đất làm nhà ở như công dân tỉnh.
- Hỗ trợ lãi xuất tiền vay: Dự án đầu tư xây dựng chung cư cao tầng (từ 3
tầng chở lên), nhà cho thuê ở đô thị, KCN, CCN và các công trình văn hóa, thể
thao, vui chơi giải trí trên địa bàn tỉnh có thể được UBND tỉnh xem xét hỗ trợ lãi
xuất tiền vay của các tổ chức tín dụng cho từng dự án cụ thể.
- Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động của tỉnh:
+ Dự án được hưởng ưu đãi theo quy định này là dự án đầu tư mới, sử
dụng lao động chưa qua đào tạo là người của tỉnh Vĩnh Phúc được ngân sách của
tỉnh hỗ trợ kinh phí một lần để đào tạo nghề là 500.000 VND/người. Trường hợp
tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức đào tạo nghề ở mức cơ bản thì doanh nghiệp chỉ được hỗ
trợ 200.000 VND/người.
+ Kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề nêu trên được thanh toán cho doanh
nghiệp vào thời điểm sau 12 tháng kể từ khi dự án đi vào sản xuất trên cơ sở số
lao động thực tế mà chủ đầu tư cam kết (bằng văn bản) sử dụng ổn định ít nhất
36 tháng kêt từ ngày ký hợp đồng lao động.
- Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng:
+ Tỉnh đảm bảo xây dựng hạ tầng gồm đường giao thông, hệ thống cấp
điện, cấp nước, thông tin liên lạc đến hàng rào của KCN, CCN, khu sử lý chất
thải, rắn công nghiệp tập trung khi quy hoạch chi tiết của KCN, CCN đã được
cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Sv: Doãn Quốc Bình Lớp: K4 KTĐT B
6
+ Dự án đầu tư vào địa bàn ngoài KCN, CCN theo yêu cầu của tỉnh để
gắn với vùng nguyên liệu được hỗ trợ 30% kinh phí xây dựng đường giao thông,
đường cấp nước ngoài hàng ròa khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Thủ tục hành chính: Thời gian tối đa để được cấp giấy phép đầu tư và giấy
chứng nhận ưu đãi đầu tư:
+ 5 ngày đối với dự án thuộc diện đăng kí cấp phép đầu tư.
+ 10 ngày đối với dự án thuộc diện cấp ưu đãi đầu tư.
+ 20 ngày đối với dự án thuộc diện phải thẩm định cấp phép đầu tư.
- Triển khai dự án: sau khi được cấp phép đầu tư, thời gian tối đa (không kể
ngày nghỉ), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi hoàn thành các công việc sau
đây cho doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của các cơ quan chức năng của tỉnh
được quy định:
+ 50 ngày hoàn thiện việc đền bù, giải phóng mặt bằng đối với dự án
ngoài KCN, CCN hoặc trong KCN, CCN nhưng chưa giải phóng mặt bằng.
+ 10 ngày hoàn thanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kể cả
khâu đo đạc, lập bản đồ địa chính tại các điểm giải phóng xong mặt bằng.
+ 8 ngày hoàn thành việc cấp mã số thuế, mã số hải quan, xác nhận kế
hoạch xuất nhập khẩu.
+ 5 ngày hoàn thành việc khắc con dấu.
+ 10 ngày đối với việc giải quyết xong thủ tục xây dựng.
1.2. Vị trí địa lý – điều kiện tự nhiên:
1.2.1. Vị trí địa lý
Vĩnh Phúc là một tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, phía đông và phía nam giáp thủ
đô Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Phú Thọ, Phía bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Thái
Nguyên. Vĩnh Phúc nằm trong vùng đồng bằng thuộc châu thổ sông hồng, là một
trong 7 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ. Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành
chính bao gồm: Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, 7 huyện: Lập Thạch, Tam
Dương, Tam Đảo, Bình xuyên, Vĩnh Tường, Yên lạc và Sông Lô. Trong đó thành
phố Vĩnh Yên là trung tâm kinh tế chính trị, văn hóa của tỉnh, cách trung tâm thủ
đô Hà Nội 50Km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 25Km, cách cảng biển: cái lân –
tỉnh Quảng Ninh, cảng Hải Phòng.
Sv: Doãn Quốc Bình Lớp: K4 KTĐT B
7