Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Nghiên cứu xác lập một số mô hình hệ kinh tế sinh thái phục vụ định hướng phát triển bền vững thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.87 MB, 127 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN




Nguyễn Thị Thanh Hoa



NGHIÊN CỨU XÁC LẬP MỘT SỐ MÔ HÌNH HỆ KINH
TẾ SINH THÁI PHỤC VỤ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG THỊ XÃ AYUN PA, TỈNH GIA LAI




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Giáo viên hướng dẫ
n: PG
S.TS .Phuấn

Hà Nội - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN




Nguyễn Thị Thanh Hoa


NGHIÊN CỨU XÁC LẬP MỘT SỐ MÔ HÌNH HỆ KINH
TẾ SINH THÁI PHỤC VỤ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG THỊ XÃ AYUN PA, TỈNH GIA LAI


Chuyên ngành : Sử dụng và Bảo vệ tài nguyên môi trƣờng
Mã số : 60.85.15


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TSKH. PHẠM HOÀNG HẢI
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS .Phuấn
Văn Tr
Hà Nội - 2012


i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tác giả xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành tới
các đồng nghiệp trong Viện Địa lý - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các
thầy cô trong khoa Địa lý, trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN đã cung
cấp cho em những kiến thức chuyên ngành quý báu, tạo mọi điều kiện và tận tình
chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện và hoàn thiện luận văn này.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng nhất tới PGS.TSKH.
Phạm Hoàng Hải - ngƣời thầy đã trực tiếp giảng dạy, hƣớng dẫn nhiệt tình, động

viên và khuyến khích em trong suốt thời công tác tại Viện Địa lý và thực hiện luận
văn.
Tác giả cũng xin cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của UBND tỉnh Gia Lai, UBND
thị xã Ayun Pa và các phòng ban trong quá trình thực thực địa tại Tây Nguyên để
thực hiện luận văn này.
Cảm ơn sự động viên, nhiệt tình, ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt
quá trình học tập và thực hiện khóa luận này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2012.
Học viên


Nguyễn Thị Thanh Hoa


ii
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. TÍNH CẤP THIẾT 1
2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2
3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 2
4. CƠ SỞ DỮ LIỆU 3
5. KẾT QUẢ VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 3
6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN 4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÔNGTRÌNH NGHIÊN
CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 5
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ MÔ HÌNH KINH TẾ SINH THÁI 5
1.1.1. Khái niệm chung về kinh tế sinh thái và mô hình hệ kinh tế sinh thái 5
1.1.2. Nguyên tắc nghiên cứu và phân loại hệ mô hình kinh tế sinh thái 6
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN 10

1.2.1. Khái niệm cảnh quan 10
1.2.2. Hệ thống phân loại cảnh quan 12
1.2.3. Đánh giá cảnh quan 14
1.3. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 16
1.3.1. Các công trình nghiên cứu về mô hình hệ kinh tế sinh thái 16
1.3.1.1. Trên thế giới 16
1.3.1.2. Ở Việt Nam 19
1.3.2. Các công trình nghiên cứu về thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai 21
1.4. QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 22
1.4.1. Quan điểm nghiên cứu 22
1.4.2. Các phương pháp nghiên cứu 24


iii
1.4.3. Quy trình nghiên cứu 27
CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN
NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI THỊ XÃ AYUN PA, TỈNH GIA LAI 1
2.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ 28
2.2. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 28
2.1.1. Địa chất, địa hình 28
2.1.2. Khí hậu, thủy văn 31
2.1.3. Thổ nhưỡng, thảm thực vật 32
2.1.4. Một số hiện tượng tự nhiên cực đoan 34
2.2. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 37
2.2.1. Dân cư, lao động 37
2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất 40
2.2.3. Thực trạng phát triển kinh tế 41
2.2.4. Cơ sở hạ tầng 49
2.2.5. Những vấn đề môi trường khu vực nghiên cứu 50
2.3. ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 53

CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP NGUỒN LỰC TỰ NHIÊN, KINH TẾ -
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÀM CƠ SỞ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT CÁC MÔ
HÌNH KINH TẾ SINH THÁI THỊ XÃ AYUN PA, TỈNH GIA LAI 57
3.1. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT MÔ
HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI THỊ XÃ AYUNPA, TỈNH GIA LAI 57
3.1.1. Đánh giá tổng hợp nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội và tài nguyên
nhân văn 57
3.1.2. Đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển nông lâm nghiệp 58
3.1.2.1. Nguyên tắc, đối tƣợng, mục tiêu đánh giá cảnh quan thị xã Ayun Pa
58
3.1.2.2. Hệ thống tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá 59


iv
3.1.2.3. Kết quả đánh giá 62
3.2. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC MÔ HÌNH HỆ
KINH TẾ SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ AYUN PA, TỈNH GIA LAI 69
3.2.1. Phân tích cấu trúc các mô hình hệ kinh tế sinh thái hiện trạng 69
3.2.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình hệ kinh tế sinh thái trên địa bàn
thị xã Ayun Pa phục vụ xây dựng hệ mô hình kinh tế sinh thái phù hợp cho lãnh
thổ nghiên cứu 73
3.3. XÁC LẬP MÔ HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI BỀN VỮNG THỊ XÃ
AYUN PA, TỈNH GIA LAI 80
3.3.1. Cơ sở đề xuất các mô hình KTST 80
3.3.2. Định hướng sử dụng cảnh quan và đề xuất mô hình hệ kinh tế sinh thái
bền vững khu vực thị xã Ayun Pa 81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC I




v
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Cấu trúc và mối liên hệ giữa các hợp phần trong mô hình hệ kinh tế sinh
thái [9] 6
Hình 1.2. Sơ đồ các bƣớc đánh giá mô hình hệ kinh tế sinh thái [11] 7
Hình 1.3. Quy trình nghiên cứu của luận văn 27
Hình 2.1. Cơ cấu giá trị sản xuất thời kỳ 2007 - 2010 của thị xã Ayun Pa 43
Hình 3.1. Biểu đồ biểu diễn mô hình kinh tế sinh thái hiện trạng thị xã Ayun Pa 70
Hình 3.2. Mô hình vƣờn - chuồng của gia đình ông Nay Chuang (buôn Ama Kinh,
tổ 9, phƣờng Sông Bờ) 74
Hình 3.3. Mô hình ruộng - vƣờn - chuồng - thủ công nghiệp của gia đình ông Ksor
Tit (thôn Chƣ Băh B, xã Chƣ Băh) 75
Hình 3.4. Sơ đồ mô hình ruộng - vƣờn - chuồng - thủ công nghiệp 75
Hình 3.5. Mô hình kinh tế sinh thái vƣờn - ao - chuồng - thủ công nghiệp của gia
đình ông Nguyễn Văn Hân 76
Hình 3.6. Sơ đồ mô hình: rừng - vƣờn - chuồng 78
Hình 3.7. Mô hình: rừng - vƣờn - chuồng 78




vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Hệ thống phân loại cảnh quan Việt Nam [7] 13
Bảng 2.1. Một số đặc trƣng nhiệt ẩm, lƣợng mƣa trong năm của thị xã Ayun Pa qua
các năm 2006 -2010 [9] 31
Bảng 2.2. Hệ số thuỷ nhiệt (k) trung bình nhiều năm trong thời kỳ đông xuân (tháng

11 đến tháng 4 năm sau) của Ayun Pa 35
Bảng 2.3. Số ngày nắng nóng (nhiệt độ cao nhất ≥ 35
0
c, độ ẩm thấp nhất dƣới 50%)
và gió tây khô nóng trong các tháng chú ý của thị xã Ayun Pa so với thị xã An Khê
và thành phố Pleiku 36
Bảng 2.4. Số ngày có dông trong các tháng tại thị xã Ayun Pa so với thị xã An Khê
và thành phố Pleiku 37
Bảng 2.5. Dân số và mật độ dân số năm 2010 của thị xã Ayun Pa 38
Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu về lao động năm 2010 của thị xã Ayun Pa 39
Bảng 2.7. Hiện trạng sử dụng đất qua các năm của thị xã Ayun Pa 40
Bảng 2.8. Diện tích đất, phân loại đất theo xã, phƣờng của thị xã Ayun Pa năm 2010
41
Bảng 2.9. Tổng giá trị sản xuất giai đoạn năm 2007 - 2010 của thị xã Ayun Pa 42
Bảng 2.10. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất thời kỳ 2007 - 2010 của thị xã Ayun
Pa 42
Bảng 2.11. Một số chỉ tiêu phát triển ngành nông nghiệp thời kỳ 2007 - 2010 của
thị xã Ayun Pa [33] 44
Bảng 2.12. Diễn biến chất lƣợng môi trƣờng nƣớc mặt khu vực cầu bến mộng, thị
xã Ayun Pa qua các năm (2006 - 2010) 51
Bảng 2.13. Diễn biến chất lƣợng môi trƣờng không khí tại điểm k1 và k2, thị xã
Ayun Pa qua các năm (2006 - 2010) 52
Bảng 2.14. Hệ thống phân loại cảnh quan khu vực thị xã Ayun Pa 54
Bảng 3.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tổng hợp cho các ngành sản xuất [7] 60
Bảng 3.2. Kết quả tổng hợp sau quá trình đánh giá 63


vii
Bảng 3.3. Kết quả đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu cho phát triển rừng 64
Bảng 3.4. Kết quả đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu cho phát triển trồng trọt 66

Bảng 3.5. Kết quả đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu cho phát triển chăn nuôi 68
Bảng 3.6. Mô hình kinh tế sinh thái hiện trạng thị xã Ayun Pa 70
Bảng 3.7. Một số định hƣớng khai thác và sử dụng các dạng cảnh quan thị xã Ayun
Pa cho phát triển nông - lâm nghiệp 81



1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT
Trong những năm gần đây, thế giới đang phải đối mặt với tình trạng khủng
hoảng kinh tế, chính trị và xã hội. Nƣớc ta cũng không nằm ngoài cục diện này, yêu
cầu cấp bách hiện nay là phải phát triển kinh tế - xã hội hiệu quả nhằm đƣa đất nƣớc
ta tiến lên chủ nghĩa xã hội, thoát khỏi sự lạc hậu so với các nền kinh tế khác trên
thế giới. Và hiện nay chúng ta không thể phủ nhận một điều rằng, xã hội càng phát
triển thì vấn đề sử dụng hợp lí các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, khai
thác có hiệu quả các nguồn lực tự nhiên càng vô cùng quan trọng và cần thiết.
Ayun Pa là một thị xã của tỉnh Gia Lai, đƣợc thành lập theo Nghị định số
50/2007/NĐ-CP ngày 30-3-2007 của Chính phủ, trên cơ sở tách huyện Ayun Pa
thành lập thị xã Ayun Pa (phía Đông Nam) và huyện Phú Thiện (phía Tây). Đây sẽ
là cực phát triển mới, đóng vai trò là trung tâm thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế đối với
các huyện đông nam của tỉnh Gia Lai. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển Ayun Pa
cũng đã và đang gặp phải những khó khăn, hạn chế, đặc biệt trong việc nâng cao
đời sống của nhân dân, trong giải quyết những vấn đề môi trƣờng cấp bách nảy
sinh, trong giải quyết các những mâu thuẫn, xung đột mạnh mẽ giữa phát triển kinh
tế và bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng cũng nhƣ khắc phục các hậu quả của tai biến
thiên nhiên cho mục tiêu phát triển bền vững
Vấn đề quan trọng và bức thiết đƣợc đặt ra đối với Ayun Pa hiện nay đó là
cần có sự rà soát, đánh giá tổng hợp các nguồn lực tự nhiên, kinh tế xã hội và nhân
văn để qua đó đƣa ra đƣợc các mô hình hệ kinh tế sinh thái phát triển hợp lý, đề

xuất đƣợc những bƣớc đi thích hợp, các giải pháp tổng thể và cụ thể phù hợp cho
phát triển bền vững, lâu dài của vùng. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài
nghiên cứu với tên gọi: “Nghiên cứu xác lập một số mô hình kinh tế sinh thái phục
vụ định hướng phát triển bền vững thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai”. Thông qua việc
nghiên cứu thực hiện đề tài này, học viên tin rằng với phƣơng pháp tiếp cận tổng
hợp, với các nội dung nghiên cứu chi tiết, cụ thể và các kết quả nghiên cứu mang



2
tính đầy đủ, đồng bộ, luận văn sẽ có thể góp phần giải quyết một cách đầy đủ, đồng
bộ những yêu cầu cấp bách, giải quyết đƣợc các vấn đề quan trọng nảy sinh trong
phát triển theo hƣớng bền vững của vùng trong tƣơng lai. Các kết quả của đề tài sẽ
là cơ sở khoa học cho việc hoạch định không gian sử dụng hợp lý tài nguyên thiên
nhiên và bảo vệ môi trƣờng.
2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
 Mục tiêu
Xây dựng các căn cứ khoa học trên cơ sở phân tích và đánh giá tổng hợp
nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội và nhân văn để xác lập một số mô hình hệ kinh
tế sinh thái phục vụ định hƣớng phát triển bền vững thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai.
 Nhiệm vụ
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về mô hình hệ kinh tế sinh thái;
- Phân tích và đánh giá tổng hợp nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội và nhân
văn thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai;
- Nghiên cứu đánh giá thực trạng và hiệu quả các mô hình hệ kinh tế sinh
thái hiện có tại khu vực nghiên cứu;
- Xác lập một số mô hình hệ kinh tế sinh thái phù hợp với tiềm năng của khu
vực nghiên cứu.
3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
 Phạm vi

- Phạm vi không gian: thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai gồm 4 phƣờng và 4 xã
với tổng diện tích là 287,52 km
2
.
- Phạm vi khoa học: nghiên cứu đánh giá các nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã
hội, nhân văn và các mô hình hệ kinh tế sinh thái hiện trạng từ đó xác lập một số mô
hình hệ kinh tế sinh thái phù hợp với tiềm năng của khu vực nghiên cứu.
 Đối tượng nghiên cứu



3
Các nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội, nhân văn và các mô hình hệ kinh tế
sinh thái thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai.
4. CƠ SỞ DỮ LIỆU
Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả đã sử dụng những tài liệu nhƣ sau:
- Các tài liệu về mô hình hệ kinh tế sinh thái, đánh giá cảnh quan (theo tiếp
cận kinh tế sinh thái);
- Các công trình khoa học liên quan đến các mô hình hệ kinh tế - sinh thái;
- Các bản đồ địa hình tỉnh Gia Lai 1:25.000;
- Niên giám thống kê thị xã Ayun Pa và tỉnh Gia Lai qua các năm do UBND
thị xã Ayun Pa và tỉnh Gia Lai cung cấp;
- Các báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Ayun Pa
đến năm 2020; Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, kế hoạch sử dụng
đất 5 năm (từ năm 2006 đến năm 2010) tỉnh Gia Lai; Báo cáo hiện trạng môi trƣờng
tỉnh Gia Lai năm 2010.
5. KẾT QUẢ VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
 Kết quả
- Thành lập các bản đồ chuyên đề thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai tỉ lệ 1:50.000;
- Đánh giá hiệu quả của các mô hình hệ kinh tế sinh thái thị xã Ayun Pa, tỉnh

Gia Lai;
- Xác lập một số mô hình hệ kinh tế sinh thái phù hợp với tiềm năng của thị
xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai.
 Ý nghĩa
- Vận dụng lý thuyết đánh giá tổng hợp xác định tiềm năng của thị xã Ayun
Pa kết hợp với đánh giá thích nghi sinh thái làm cơ sở cho việc xác lập mô hình hệ
kinh tế sinh thái.



4
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học giúp các nhà quản lý hoạch
định các chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế, đồng thời sử dụng hợp lý tài nguyên
và môi trƣờng thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai.
6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan công trình nghiên cứu liên quan đến
đề tài
Chương 2: Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế -
xã hội thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai
Chương 3: Đánh giá tổng hợp nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội và nhân
văn làm cơ sở đề xuất các mô hình kinh tế sinh thái thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai.



5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN
CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI


1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ MÔ HÌNH KINH TẾ SINH THÁI
1.1.1. Khái niệm chung về kinh tế sinh thái và mô hình hệ kinh tế sinh thái
Khái niệm hệ kinh tế sinh thái (Ecological Economic System) đã đƣợc nhiều
nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu từ những năm 70 của thế kỷ trƣớc đƣa ra
dƣới nhiều góc độ và trên các quan điểm khác nhau, trong đó hệ kinh tế sinh thái
đƣợc coi là một hệ thống chức năng nằm trong tác động tương hỗ giữa sinh vật và
môi trường dưới sự điều khiển của con người để đạt được mục đích phát triển lâu
bền, là hệ thống vừa đảm bảo chức năng cung cấp (kinh tế) vừa đảm bảo chức năng
bảo vệ (sinh thái) và bố trí hợp lý trên lãnh thổ [15].
Trong quá trình phát triển, hệ thống kinh tế - xã hội luôn đòi hỏi nguồn vật
chất và năng lƣợng lấy từ môi trƣờng. Mặt khác, môi trƣờng cũng nhận lại các chất
thải mà hệ thống kinh tế - xã hội thải ra, do đó các chất thải này lại ảnh hƣởng tới
nguồn năng lƣợng và vật chất của chính hệ kinh tế. Vì vậy giữa hệ thống kinh tế -
xã hội và môi trƣờng luôn tồn tại mối quan hệ hai chiều, liên tục ảnh hƣởng lẫn
nhau, mỗi một thay đổi của hệ thống này lại ảnh hƣởng tới cấu trúc và chức năng
của hệ thống kia.
Theo Phạm Quang Anh (1983): “Hệ kinh tế sinh thái là một hệ thống cấu
trúc, chức năng có quan hệ biện chứng và nhất quán giữa tự nhiên, kinh tế - xã hội
trên một đơn vị lãnh thổ nhất định đang diễn ra mối tác động trực tiếp hoặc gián
tiếp của con người trên cả ba mặt: khai thác, sử dụng và bảo vệ tiềm năng tài
nguyên thiên nhiên trên lãnh thổ đó, tạo nên chu trình vận hành và bù hoàn vật chất
- năng lượng - tiền tệ để biến nó thành một bậc thực lực về kinh tế (giàu có, trung
bình, nghèo đói) và môi trường (ô nhiễm, bình thường, trong sạch và dễ chịu) nhằm
thỏa mãn cho bản thân mình về mặt vật chất và nơi sống” [9].



6
Mô hình hệ kinh tế sinh thái (Ecological Economic System Model) là một hệ
kinh tế sinh thái cụ thể được thiết kế và xây dựng trong một vùng sinh thái xác định

- nơi diễn ra hoạt động sinh hoạt, sản xuất, khai thác, sử dụng tài nguyên của con
người [15].












Hình 1.1. Cấu trúc và mối liên hệ giữa các hợp phần trong mô hình hệ kinh tế
sinh thái [9]
1.1.2. Nguyên tắc nghiên cứu và phân loại hệ mô hình kinh tế sinh thái
a) Nguyên tắc nghiên cứu mô hình hệ kinh tế sinh thái
Các mô hình hệ kinh tế sinh thái đƣợc xây dựng trên cơ sở: (1) Kiểm kê,
đánh giá hiện trạng môi trƣờng, tài nguyên và tiềm năng sinh học, bao gồm công tác
điều tra tự nhiên, điều tra kinh tế xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật và tổ chức sản xuất
xã hội; (2) Phân tích chính sách và chiến lƣợc sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi
trƣờng ; (3) Hoàn thiện các cơ chế kinh tế (theo chu trình sản xuất năng lƣợng) và
cơ chế sinh học (theo chu trình sinh - địa - hoá) [7].
Phân hệ tự nhiên:
- Năng lƣợng mặt trời
- Địa chất - địa hình
- Khí hậu - thủy văn
- Thổ nhƣỡng - sinh vật
Phân hệ xã hội:

- Dân cƣ, dân tộc
- Khoa học kỹ thuật
- Chính sách quản lý
- Thị trƣờng cung cấp vật tƣ
và tiêu thụ sản phẩm
Phân hệ sản xuất:
- Nguồn lực: quỹ đất, lao động, vốn, vật tƣ
(giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,…),
hệ thống thủy nông,…
- Hoạt động sản xuất: phƣơng thức sản xuất,
trình độ canh tác, phƣơng tiện kỹ thuật,…
Sản phẩm kinh tế:
- Năng suất
- Hiệu quả kinh tế
Sản phẩm xã hội:
- Thỏa mãn nhu cầu vật chất
- Thỏa mãn nhu cầu giải trí
Sản phẩm môi trƣờng:
- Ô nhiễm môi trƣờng
- Cải thiện môi trƣờng



7
Theo Nguyễn Cao Huần (2005), đánh giá thích nghi sinh thái là xác định
mức độ phù hợp của các địa tổng thể (cảnh quan trong địa lý học, đơn vị đất đai
trong đánh gía đất, lập địa trong khoa học lâm nghiệp) đối với đối tƣợng quy hoạch
phát triển.












Hình 1.2. Sơ đồ các bước đánh giá mô hình hệ kinh tế sinh thái [11]
Khi tiến hành phân tích mô hình kinh tế sinh thái cần đảm bảo 2 nguyên tắc
chính là: cấu trúc - chức năng và kinh tế - sinh thái.
Nguyên tắc cấu trúc - chức năng: phản ánh mối quan hệ biện chứng và tác
động qua lại của các yếu tố trong hệ thống. Nguyên tắc này hƣớng tới sự tập trung
chức năng chủ yếu của hệ đƣợc nghiên cứu.
Nguyên tắc kinh tế - sinh thái: phản ánh hoạt động của hệ thống phải đảm
bảo tính kinh tế, tính thích nghi sinh thái và tính giữ gìn môi trƣờng:
- Mô hình phải có tính khả thi, mang lại hiệu quả kinh tế cao về kinh tế và
môi trƣờng.
Nhu cầu
sinh thái
Hoạt động
khai thác
sử dụng
Nguồn thu,
nguồn chi
Bền vững
xã hội
Hiệu quả
kinh tế

Bền vững
môi trƣờng
Mức độ thích
nghi sinh thái
Đánh giá
thích nghi
sinh thái
Xem xét tính
bền vững môi
trƣờng
Đánh giá
hiệu quả
kinh tế
Xem xét tính
bền vững về
mặt xã hội
Đánh giá
tổng hợp
Các
phƣơng
án lựa
chọn
Cộng đồng,
chính sách



8
- Quy mô của mô hình phải phù hợp với cơ chế quản lý mới trong nền kinh
tế thị trƣờng. Ở giai đoạn đầu, chƣa thể đƣa ra đƣợc quy mô rộng lớn cho cả một

vùng lãnh thổ, mà có thể làm ở hai mức: hộ gia đình và cộng đồng cấp thôn bản.
- Mục tiêu của mô hình cần đạt đƣợc là ổn định và nâng cao năng suất lao
động, cải thiện môi trƣờng, đảm bảo khả năng tự điều chỉnh, tự phát triển của toàn
bộ hệ thống.
Vì vậy để đảm bảo sử dụng đúng mức, ổn định và tránh những ảnh hƣởng
tiêu cực tới tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng và xã hội, góp phần giải quyết những
yêu cầu đặt ra của cộng đồng, con ngƣời cần tìm ra những hƣớng phát triển tối ƣu
nhất. Do đó, việc xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái hợp lý cho từng địa bàn là
cần thiết. Một mô hình chỉ có thể tồn tại khi nó thực sự mang lại hiệu quả kinh tế,
có nghĩa là nó đƣợc ngƣời dân chấp nhận và mô hình đi vào cuộc sống. Đó là cơ sở
của việc xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái hợp lý, đảm bảo nguyên tắc phát
triển bền vững.
b) Phương pháp nghiên cứu mô hình kinh tế sinh thái
Xuất phát từ bản chất của hệ kinh tế sinh thái, phƣơng pháp nghiên cứu mô
hình kinh tế sinh thái phải dựa trên cơ sở khái quát hoá các phƣơng pháp từ các
khoa học bộ phận có liên quan.
- Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu và điều tra cơ bản ở thực địa, nhóm này
thuộc giai đoạn điều tra cơ bản.
- Nhóm phƣơng pháp phân tích, đánh giá tiềm năng và hiện trạng sử dụng tài
nguyên, nhóm này thuộc giai đoạn đánh giá hệ thống.
- Nhóm phƣơng pháp dự báo hoạt động của hệ, mô hình hoá. Nhóm này là
giai đoạn tối ƣu hoá hệ thống.
Đồng thời đối với các quy mô địa bàn nhỏ, có thể sử dụng các phƣơng pháp
nhƣ sau:
- Tiếp cận theo phƣơng diện chủ thể sản xuất



9
- Tiếp cận theo phƣơng diện kinh tế - xã hội và lịch sử

- Tiếp cận theo phƣơng diện sinh thái và môi trƣờng.
c) Cơ sở phân loại và chỉ tiêu đánh giá mô hình hệ kinh tế sinh thái
Mô hình hệ kinh tế sinh thái có thể đƣợc phân loại theo các tiêu chí khác
nhau theo mục đích sử dụng.
- Phân loại theo cơ cấu sản xuất: tính phức tạp hay đơn giản của mô hình tùy
thuộc vào vị trí, đặc điểm tự nhiên: địa chất - địa hình, khí hậu - thủy văn … và các
điều kiện kinh tế - xã hội: vốn, lao động, trình độ khoa học kỹ thuật, tập quán canh
tác của mỗi dân tộc.
- Phân loại theo quy mô sản xuất: tùy thuộc vào diện tích canh tác, hƣớng
sản xuất chuyên môn hóa, trình độ sản xuất, trình độ quản lý … mà ta có thể có mô
hình kinh tế hộ gia đình hay mô hình kinh tế trang trại …
- Phân loại theo mức thu nhập: mỗi mô hình có hiệu quả khác nhau tùy thuộc
vào cơ cấu sản xuất, phƣơng thức canh tác … Theo quy định chung của nhà nƣớc
có 5 kiểu mô hình hệ kinh tế sinh thái với quy mô hộ gia đình: kiểu mô hình có mức
thu nhập cao, khá, trung bình, thấp, rất thấp.
Các chỉ tiêu đánh giá mô hình hệ kinh tế sinh thái: Để đánh giá tính bền vững
của một mô hình kinh tế sinh thái cần xem xét tổng hợp theo các chỉ tiêu sau:
- Chỉ tiêu thích nghi sinh thái: tính thích nghi sinh thái thƣờng đƣợc đánh giá
thông qua mức độ phù hợp của cây trồng, vật nuôi, các hoạt động sản xuất nông
nghiệp cũng nhƣ các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp với các điều kiện tự nhiên
của khu vực.
- Chỉ tiêu về kinh tế: chỉ tiêu về kinh tế thƣờng đƣợc đánh giá ở mức sống
của ngƣời lao động thông qua thu nhập theo phƣơng pháp phân tích chi phí lợi ích.
Chỉ tiêu này ngoài việc góp phần nâng cao mức sống của ngƣời dân còn gián tiếp
tác động tới nâng cao học vân, ý thức, sở thích… của ngƣời dân.



10
- Chỉ tiêu bền vững môi trƣờng: mô hình hệ kinh tế sinh thái không chỉ với

mục đích đạt hiệu quả kinh tế cao mà còn phải đạt mục tiêu phát triển bền vững, bảo
vệ môi trƣờng.
Tình bền vững của môi trƣờng đƣợc đánh giá từ nhiều góc độ nhƣng có thể
đƣợc đánh giá ở các khía cạnh:
+ Khả năng chống lại các hiện tƣợng tự nhiên cực đoan: xói mòn, ngập lụt
+ Nguy cơ suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trƣờng (đất, nƣớc, không
khí)… do hoạt động của con ngƣời.
+ Trong khía cạnh tích cực hơn còn thể hiện ở việc cải tạo môi trƣờng, sức
khỏe con ngƣời đƣợc đảm bảo …
- Chỉ tiêu bền vững xã hội: chỉ tiêu này đƣợc đánh giá thông qua tập quán,
truyền thống, phƣơng thức canh tác, khả năng tiếp thu khoa học ký thuật, khả năng
chấp nhận mô hình của ngƣời dân, thời gian tồn tại của mô hình, khả năng đầu tƣ
sản xuất…
Ngoài ra nó còn đƣợc đánh giá thông quá mức độ đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu
về mặt vật chất và tinh thần của con ngƣời ở mức độ nào; mức tăng trƣởng kinh tế
có đáp ứng đƣợc mức tăng dân số hay không; …
Một mô hình hệ kinh tế sinh thái bền vững khi đảm bảo đƣợc các chỉ tiêu
trên, một trong các chỉ tiêu không đảm bảo thì mô hình trở nên kém bền vững.
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN
1.2.1. Khái niệm cảnh quan
Từ cuối thế kỷ thứ XIX đầu thế kỷ thứ XX trong các công trình nghiên cứu
về sự phân chia địa lý tự nhiên bề mặt Trái đất của một số nhà Địa lý học, cảnh
quan học bắt đầu đƣợc nghiên cứu. Trong khoa học địa lý tồn tại ba quan niệm về
cảnh quan tùy theo ý và nội dụng cần diễn đạt: Cảnh quan là một khái niệm chung



11
(F.N. Minkov, D.L. Armand ), là khái niệm loại hình (B.B. Plolƣnov ), là khái
niệm cá thể (N.A. Xoltsev, A.G. Ixatrenko, ) [11,21].

Quan điểm cảnh quan là một khái niệm chung, đồng nghĩa với khái niệm địa
tổng thể của bất kỳ cấp nào, đồng nghĩa với địa hệ. Quan điểm cảnh quan là khái
niệm chung giống nhƣ khái niệm về thổ nhƣỡng, địa hình, khí hậu, thực vật và có
thể sử dụng cho bất kỳ đơn vị phân loại hay phân vùng địa lý địa lý tự nhiên.
Quan điểm cảnh quan đƣợc hiểu nhƣ là một khái niệm loại hình phản ánh các
khu vực tách biệt của lớp vỏ địa lý có nhiều dấu hiệu chung. Tính đồng nhất tƣơng
đối và tính lặp lại đƣợc thể hiện rõ trong hệ thống phân loại khi thành lập bản đồ
cảnh quan. Khái niệm này đƣợc sử dụng cả cho các cảnh quan tự nhiên và các cảnh
quan bị biến đổi bởi hoạt động kinh tế của con ngƣời. Cảnh quan là đối tƣợng cho
việc áp dụng các biện pháp bảo vệ thiên nhiên.
Khái niệm cảnh quan theo hƣớng loại hình đƣợc sử dụng trong nghiên cứu
cảnh quan khi nhiều yếu tố chƣa định lƣợng một cách chắc chắn và cần phải xác
định tính đồng nhất tƣơng đối để có thể gộp chúng vào một nhóm. Điều này thuận
lợi trong đo vẽ bản đồ cảnh quan khi ta không có điều kiện khảo sát kỹ.
Quan điểm cảnh quan là một đơn vị cá thể: một lãnh thổ cụ thể, đồng nhất về
phát sinh và lịch sử phát triển, đặc trƣng bởi nền địa chất, một kiểu khí hậu đồng
nhất, một phức hệ thổ nhƣỡng, sinh vật quần đồng nhất và có một cấu trúc xác định.
Trong nghiên cứu địa lý phục vụ thực tiễn sản xuất, cảnh quan vẫn đƣợc xem
xét ở cả 3 khía cạnh, nhƣ đơn vị địa tổng thể, đơn vị kiểu loại, đơn vị cá thể. Dù
xem cảnh quan theo khía cạnh nào đi chăng nữa thì cảnh quan vẫn đƣợc xem là một
địa tổng thể tự nhiên, còn sự khác biệt của các khái niệm trên ở chỗ coi cảnh quan là
đơn vị thuộc cấp phân vị nào, cảnh quan đƣợc xác định và thể hiện trên bản đồ theo
cách thức nào, theo cách quy nạp hay diễn giải.
Vũ Tự Lập (1976) định nghĩa: “Cảnh quan địa lý được phân hoá trong phạm
vi một đới ngang ở đồng bằng và một đai cao ở miền núi, có một cấu trúc thẳng
đứng đồng nhất về nền địa chất, về kiểu địa hình, kiểu khí hậu, kiểu thuỷ văn, về đại



12

tổ hợp thổ nhưỡng và đại tổ hợp thực vật, và bao hàm một tổ hợp có quy luật của
những dạng địa lý và những đơn vị cấu tạo nhỏ khác theo một cấu trúc ngang đồng
nhất” [1]. Sau đó, A.G.Ixatrenco (1991) lại đƣa ra một định nghĩa ngắn gọn hơn:
”Cảnh quan là một địa hệ thống nhất về mặt phát sinh, đồng nhất về các dấu hiệu
địa đới và phi địa đới, bao gồm một tập hợp đặc trưng của các địa hệ liên kết bậc
thấp” [7].
Chính vì có nhiều quan điểm khác nhau về cảnh quan, nên không phải bất cứ
tên một cảnh quan nào cũng có nghĩa đồng nhất nhƣ nhau. Về bản chất, cảnh quan
là một địa tổng thể tự nhiên phức tạp vừa có tính đồng nhất, vừa có tính bất đồng
nhất. Tính đồng nhất của cảnh quan đƣợc hiểu ở chỗ là một lãnh thổ trong phạm vi
của nó, các thành phần và tính chất của mối quan hệ giữa các thành phần coi nhƣ
không đổi, nghĩa là đồng nhất. Tính bất đồng nhất đƣợc biểu thị ở hai mặt: thứ nhất,
cảnh quan bao gồm nhiều thành phần khác nhau về bản chất (địa hình, khí hậu, thuỷ
văn, đất, thực vật) tạo nên. Thứ hai, mỗi thành phần trong cảnh quan tồn tại ở nhiều
dạng khác nhau, ví dụ địa hình âm và dƣơng, và ngay trên một dạng địa hình dƣơng
(quả đồi - đƣợc coi nhƣ đồng nhất) cũng có sự khác nhau giữa đỉnh và sƣờn [11].
Do vậy, cần hiểu đúng bản chất cảu nó, không thể hiểu theo nghĩa tên gọi vì chƣa
có một định nghĩa thống nhất nào cho cảnh quan.
1.2.2. Hệ thống phân loại cảnh quan
Hệ thống phân loại và các chỉ tiêu các cấp dựa trực tiếp vào bản thân đối
tƣợng nghiên cứu. Đó là sự phân hoá thực tế theo không gian. Hệ thống phân loại là
một trong những khâu quan trọng để thành lập bản đồ cảnh quan. Đối với cảnh quan
học cho đến nay vẫn chƣa có một hệ thống phân loại nào đƣợc mọi ngƣời chấp nhận
là có đầy đủ cơ sở khoa học và chỉ tiêu cụ thể cho từng cấp. Hiện nay đã có rất
nhiều hệ thống phân loại chủ yếu là của các tác giả Liên Xô trƣớc đây nhƣ: hệ thống
phân loại của A.G. Ixatrenco (1961) đƣa ra 8 đơn vị là nhóm kiểu, kiểu, phụ kiểu,
lớp, phụ lớp, loại, phụ loại và thể loại; hay hệ thống phân loại cảnh quan của N.A.
Gvozdexki (1961), hệ thống phân loại cảnh quan của Nhikolaev…




13
Ở Việt Nam, đã có một số công trình đã đƣa ra hệ thống phân loại cảnh quan
trong khi nghiên nhƣ các tác giả nhƣ: Vũ Tự Lập (1976), Nguyễn Thành Long và
nnk (1983), Phạm Hoàng Hải (1997). Giữa các nghiên cứu này có chung là tƣơng
đối thống nhất về hệ thống các đơn vị phân loại cảnh quan Việt Nam: Hệ (phụ hệ
cảnh quan) - Lớp (phụ lớp cảnh quan) - Kiểu (phụ kiểu cảnh quan) - Hạng cảnh
quan - Loại cảnh quan.
Bảng 1.1. Hệ thống phân loại cảnh quan Việt Nam [7]
Đơn vị
Dấu hiệu đặc trƣng
Hệ cảnh quan
Nền bức xạ chủ đạo quyết định tính đới. Chế độ nhiệt
ẩm quyết định cƣờng độ lớn của chu trình vật chất và
năng lƣợng
Phụ hệ cảnh quan
Chế độ hoàn lƣu gió mùa quyết định phân bố lại nhiệt
ẩm gây ảnh hƣởng lớn tới chu trình vật chất
Lớp cảnh quan
Đặc điểm hình thái phát sinh của các khối địa hình lớn
quy định tính đồng nhất của hai quá trình lớn trong chu
trình vật chất bóc mòn và tích tụ
Phụ lớp cảnh quan
Sự phân tầng bên trong của lớp, đặc trƣng trắc lƣợng
hình thái địa hình trong khuôn khổ lớp
Kiểu cảnh quan
Những đặc điểm sinh khí hậu quy định kiểu thảm thực
vật, tính chất thích ứng của đặc điểm phát sinh quần
thể thực vật theo đặc trƣng biến động của cân bằng
nhiệt ẩm.

Phụ kiểu cảnh quan
Các đặc trƣng cực đoan của sinh khí hậu ảnh hƣởng
lớn tới các điều kiện sinh thái
Hạng cảnh quan
Các kiểu địa hình phát sinh và nền nham
Loại (nhóm loại)
cảnh quan
Sự kết hợp của các quần xã thực vật phát sinh và hiện
tại với loại đất trong chu trình sinh học nhỏ
Dƣới loại cảnh quan là các đơn vị hình thái: dạng cảnh quan và diện cảnh quan.
Dạng cảnh quan là một hệ thống liên kết các cảnh diện, có chung một hƣớng
quá trình địa lý tự nhiên, phân bố trong một dạng trung địa hình trên một nền nham
đồng nhất.



14
Diện cảnh quan là đơn vị hình thái cảnh quan cơ sở, có điều kiện địa thế và
sinh cảnh đồng nhất, đƣợc đặc trƣng bởi một sinh vật quần. Một diện cảnh quan
đƣợc đặc trƣng bởi một nền nham, một kiểu vi khí hậu, một sinh vật quần đồng nhất
và một biến chủng thổ nhƣỡng. Địa thế là nhân tố chủ yếu của sự phân hoá diện
cảnh quan.
Tuỳ thuộc vào phạm vi, mục đích nghiên cứu và tỉ lệ bản đồ cảnh quan mà
lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp.
1.2.3. Đánh giá cảnh quan
a) Khái niệm
Bản chất của đánh giá cảnh quan là đánh giá tổng hợp các tổng thể tự nhiên
cho mục đích cụ thể nào đó. Đánh giá cảnh quan có vị trí và vai trò rất quan trọng
đối với các hoạt động phát triển kinh tế, giúp các nhà quản lý, quy hoạch đƣa ra
quyết định phù hợp với từng đơn vị lãnh thổ cụ thể. Vì vậy, đánh giá cảnh quan là

bƣớc trung gian giữa nghiên cứu cơ bản và quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên và
bảo vệ môi trƣờng [9,11].
Kết quả của nghiên cứu cơ bản là các bản đồ chuyên đề và dữ liệu thuộc tính
các địa tổng thể. Từ các kết quả nghiên cứu cơ bản thực hiện đánh giá kinh tế sinh
thái các cảnh quan để cho ra mức độ phù hợp của cảnh quan đối với loại hình sử
dụng. Sử dụng kết quả đánh giá cảnh quan để đƣa ra các phƣơng án lựa chọn tổ
chức, hoạch định chiến lƣợc lâu dài, tƣơng đối phù hợp và với hiệu quả cao nhất
của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng, đồng thời bố trí hợp
lý nhất các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các ngành sản xuất theo lãnh thổ.
b) Các bước đánh giá cảnh quan
Các bƣớc đánh giá cảnh quan bao gồm: đánh giá thích nghi sinh thái, đánh
giá ảnh hƣởng môi trƣờng, đánh giá kinh tế cảnh quan, đánh giá tính bền vững xã
hội và đánh giá tích hợp (đánh giá tổng hợp).



15
Đánh giá thích nghi sinh thái là dạng đánh giá nhằm thể hiện mức độ thích
hợp (hay thuận lợi) theo khía cạnh tự nhiên của cảnh quan và các hợp phần của
chúng đối với dạng hoạt động kinh tế nào đó. Đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh
quan đƣợc hiểu là phân loại địa tổng thể theo mức độ thích hợp của chúng đối với
một hay nhiều dạng sử dụng lãnh thổ.
Các dữ liệu đầu vào gồm: đặc điểm tự nhiên của các địa tổng thể và các nhu
cầu sinh thái của dạng sử dụng cảnh quan. Các thông tin đầu ra: mức độ thích nghi
của các địa tổng thể đối với dạng sử dụng đó. Kết quả đánh giá: thể hiện ở dạng
bảng hoặc bản đồ đánh giá thích nghi.
Đánh giá ảnh hưởng môi trường là xác định, phân tích và dự báo những tác
động tích cực và tiêu cực, trƣớc mắt và lâu dài mà việc sử dụng cảnh quan có thể
gây ra cho tài nguyên thiên nhiên và chất lƣợng sống của con ngƣời tại khu vực
khai thác, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phòng tránh, khắc phục những tác

động tiêu cực.
Các dữ liệu đầu vào: các hoạt động khai thác sử dụng cảnh quan. Các thông
tin đầu ra: xác định đƣợc tính bền vững môi trƣờng của cảnh quan đối với các hoạt
động khai thác, sử dụng cảnh quan.
Đánh giá kinh tế cảnh quan là đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng cảnh quan
Các dữ liệu đầu vào: các số liệu liên quan đến chi phí, lợi ích thu đƣợc bằng
tiền trên đơn vị diện tích và đơn vị thời gian do sử dụng cảnh quan đem lại. Các
thông tin đầu ra: là các bảng biểu phản ánh hiệu quả kinh tế của hoạt động sử dụng
cảnh quan theo các phƣơng án.
Phân tích ảnh hưởng xã hội: phân tích dựa vào truyền thống, tập quán sử
dụng cảnh quan và khả năng tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật của cộng đồng và
không thể tách xa những định hƣớng phát triển kinh tế của nhà nƣớc.
Các dữ liệu đầu vào: đặc tính cộng đồng và các chính sách. Các thông tin đầu
ra: tính bền vững xã hội, những chỉ tiêu bền vững xã hội. Kết quả: Đánh giá tính



16
bền vững xã hội sẽ cho phép lựa chọn các phƣơng án sử dụng cảnh quan và đầu tƣ
thích hợp.
Đánh giá tích hợp là phân tích, so sánh, lựa chọn các địa tổng thể thuận lợi
cho một hoặc nhiều mục tiêu sử dụng.
Các sản phẩm ở đầu vào và đầu ra trong từng bƣớc đánh giá tạo thành một
quy trình đánh giá kinh tế sinh thái hoàn chỉnh, một bộ phận không thể thiếu và
đƣợc thực hiện trong giai đoạn tiền quy hoạch cảnh quan.
Mối quan hệ giữa mô hình kinh tế sinh thái và đánh giá cảnh quan: đánh
giá cảnh quan một khu vực cụ thể chính là dựa trên các nhân tố thành tạo cảnh quan
để đánh giá tiềm năng phát triển của khu vực đó, kết hợp với các mô hình kinh tế
sinh thái hiện trạng tại khu vực nghiên cứu làm cơ sở cho việc đề xuất các mô hình
kinh tế sinh thái bền vững.

1.3. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.3.1. Các công trình nghiên cứu về mô hình hệ kinh tế sinh thái
1.3.1.1. Trên thế giới
Trên thế giới đã có khá nhiều các loại mô hình phát triển đƣợc xem nhƣ các
hình mẫu khá tốt về phát triển sản xuất, kinh tế, về sử dụng tổng hợp lãnh thổ, sử
dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng, phát triển bền vững. Ở cấp quốc gia và
vùng lãnh thổ lớn, các nhà địa lý Xô viết trƣớc đây đã có những công trình rất nổi
tiếng nghiên cứu đề xuất các mô hình phát triển kinh tế của đất nƣớc, mà đã đƣợc ghi
nhận và đƣa vào sách giáo khoa, các sách chuyên khảo có giá trị sử dụng rất cao, rất
hiệu quả cho nhiều nƣớc, nhiều quốc gia khác trong khối Xã hội Chủ nghĩa. Điển
hình trong đó là Geraximov I.P (1979), trong công trình “Thiết kế Địa lý học” đã
phân chia lãnh thổ Liên bang Nga thành 17 vùng địa lý và ở mỗi vùng đã xác định
các định hƣớng riêng, các mô hình cụ thể cho phát triển.
Ví dụ ở Vùng địa lý Uran, ông đã đề xuất một mô hình ƣu tiên, chủ đạo là “Mô
hình khai khoáng kết hợp phát triển ngành công nghiệp nặng” và cho rằng tính về hiệu

×