PHẦN MỘT: LỜI MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam, ngành sản xuất lúa gạo thường chiếm 50% tổng diện tích gieo
trồng nông nghiệp và đang là nguồn kế sinh chính của hơn 60% dân số cả nước, ảnh
hưởng trực tiếp đến 2/3 hộ gia đình làm nông nghiệp trong đó có 44% số hộ thuộc
diện khó khăn và có nguy cơ tiềm ẩn tái nghèo. Với vị trí quan trọng như vậy,
ngành xuất khẩu “gạo” chính là chìa khóa của sự ổn định và phát triển nền kinh tế
của đất nước cũng như cải thiện mức sống đối với người dân. Đặc biệt, sau khi gia
nhập WTO, ngành xuất khẩu “gạo” có thêm những cơ hội phát triển cũng như
những lợi ích tiềm năng mà WTO mang lại như mở rộng thị trường xuất khẩu, thu
hút được đầu tư của nước ngoài về cơ sở hạ tầng như hệ thống máy móc tại cảng
biển... Đồng thời Việt Nam cũng có tiếng nói chung với 149 nước khác khi khi gia
nhập WTO, từ đó chúng ta đã tạo dựng lên các mối quan hệ tốt đẹp và có thể học
hỏi được kinh nghiệm cũng như chuyển giao máy móc công nghệ phục vụ cho việc
sản xuất gạo với các nước phát triển như Mỹ, Nhật để đảm bảo có được năng suất
cao, nguồn cung dồi dào, chất lượng tốt, giá thành rẻ, nâng cao vị thế cạnh tranh,
khẳng định thương hiệu Việt trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, nông nghiệp nói
chung và ngành ngành xuất khẩu “gạo” nói riêng được coi là ngành chịu nhiều tác
động nhất trong quá trình gia nhập WTO của Việt Nam. Nhiều lo ngại, thách thức
cũng như những yếu điểm về sức cạnh tranh của “gạo” Việt Nam trên sân chơi lớn
này xuất phát từ những hạn chế trong năng lực sản xuất, chế biến, tạo dựng thương
hiệu và uy tín của từng mặt hàng nông sản. Để ngành xuất khẩu “gạo” thực sự vững
vàng với WTO, thì cùng với việc quy hoạch, định hướng sản xuất và tăng cường ưu
đãi đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, việc tăng cường nâng cao trình độ, năng lực
sản xuất, ứng dụng khoa hoạ kỹ thuật và nắm bắt xu thế thị trường của các doanh
nghiệp xuất khẩu vẫn là nhiệm vụ quan trọng. Để hiểu rõ hơn về tác động của việc
Việt Nam gia nhập WTO tới ngành xuất khẩu “gạo” như thế nào, chúng ta nên có
cái nhìn tổng quát hơn về ma trân SWOT của ngành này từ đó sẽ đề ra những biện
pháp đẩy mạnh xuất khẩu “gạo” phát triển hơn.
PHẦN HAI: NỘI DUNG
1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH XUẤT KHẨU “GẠO” VIỆT NAM:
1.1. Vai trò của ngành xuất khẩu “gạo”:
Xuất khẩu được thừa nhận là ngành rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối
ngoại là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển.Việc mở rộng xuất khẩu không
những góp phần tăng thu nhập ngoại tệ cho đất nước và tác động gián tiếp vào nhu
cầu nhập khẩu cũng như tạo cơ sở cho phát triển hạ tầng là một mục tiêu quan trọng
nhất của chính sách thương mại. Nhà nước đã và đang thực hiện các biện pháp thúc
đẩy các ngành kinh tế theo hướng xuất khẩu, khuyến khích khu vực tư nhân mở
rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm tăng thu nhập, ngoại tệ cho đất nước.
1.1.1.Tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá đất
nước:
Quá trình công nghiệp hoá cần một lượng vốn lớn để nhập khẩu máy móc,
thiết bị kĩ thuật công nghệ cao để có thể theo kịp nền công nghiệp hiện đại của các
nước đã phát triển. Nguồn vốn cho nhập khẩu được hình thành từ rất nhiều nguồn
vốn khác nhau:
o Đầu tư nước ngoài
o Vay nợ, viện trợ
o Thu từ hoạt động du lịch
o Xuất khẩu…
Các nguồn vốn khác quan trọng nhưng rồi cũng phải trả bằng cách này hay
cách khác ở thời kỳ sau. Nguồn vốn quan trọng nhất vẫn là xuất khẩu, xuất khẩu
quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu.
Hiện nay các nước xuất khẩu “gạo” với khối lượng lớn chủ yếu là các nước
đang phát triển: Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Pakistan…Chính vì thế nguồn
ngoại tệ thu về từ xuất khẩu gạo đối các nước này là rất quan trọng.
2
1.1.2. Xuất khẩu đóng vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất
phát triển:
Ngày nay với xu thế hội nhập, cơ hội và thách thức rất nhiều, các nước đều
phải phát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu những sản phẩm mà mình có lợi thế và
nhập khẩu những sản phẩm không có lợi thế hoặc lợi thế so với các sản phẩm khác
nhỏ hơn. Khi gạo đã trở thành một lợi thế trong xuất khẩu của một nước thì các
nước đó sẽ tập trung vào sản xuất lúa gạo với quy mô lớn, trình độ thâm canh cao,
khoa học kỹ thuật tiến bộ nhằm tăng năng xuất, sản lượng và chất lượng gạo. Từ sự
tập trung sản xuất đó sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành có liên quan và dẫn tới
sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.
Xuất khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành khác có cơ hội phát triển.
Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp yếu tố đầu vào cho sản
xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
Tạo tiền đề kinh tế, kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
Thông qua xuất khẩu nước ta có thể tham gia vào công cuộc cạnh tranh trên
thị trường thế giới về giá cả, chất lượng từ đó hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích
ghi với thị trường.
Đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải đổi mới hoàn thiện công việc sản xuất
kinh doanh.
1.1.3. Xuất khẩu có tác động tích cực tới giải quyết công ăn việc làm, cải thiện
đời sống nhân dân:
Xuất khẩu gạo trước hết làm tăng thu nhập của người nông dân đặc biệt ở
các vùng chuyên canh lúa nước, đời sống người dân phụ thuộc chủ yếu vào cây lúa.
Không những thế, xuất khẩu giúp giải quyết một lượng lớn lao động dư thừa trong
nước. Khi thực hiện tăng cường xuất khẩu thì kéo theo nó là vấn đề xay xát, chế
biến phát triển, vấn đề vận chuyển hàng hoá …những công tác trên thu hút khá
nhiều lao động từ không có trình độ kỹ thuật, quản lý đến có trình độ cao. Việc tạo
việc làm ổn định cũng chính là một biện pháp hữu hiệu để tăng thu nhập, ổn định xã
hội.
3
Đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam thì xuất khẩu gạo là
một lợi thế lớn. Bởi sản xuất và xuất khẩu gạo có những lợi thế căn bản như: đất
đai, khí hậu, nguồn nước, nguồn nhân lực … Và đặc biệt yêu cầu về vốn kỹ thuật
trung bình, với các lợi thế như vậy tăng cường xuất khẩu gạo là hướng đi đúng đắn
nhất.
Xuất khẩu gạo hay xuất khẩu hàng hoá nông sản nói chung có tác động to lớn đến
nền kinh tế nước ta, giúp khai thác được tất cả các lợi thế tương đối cũng như tuyệt
đối của Việt Nam trong quá trình hội nhập. Trong quá trình sản xuất lúa gạo, Việt
Nam đã thu được những kết quả to lớn từ một nước nhập khẩu trở thành một nước
xuất khẩu thứ hai thế giới. Tuy nhiên xuất khẩu gạo Việt Nam còn chưa tương xứng
với tiềm năng sẵn có. Cần có giải pháp cụ thể cho vấn đề này.
1.2. Tình hình xuất khẩu “gạo” của Việt Nam từ khi gia nhập WTO:
1.2.1. Kim ngạch xuất khẩu:
Công tác xuất khẩu “gạo” trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tích
đáng khích lệ. Qui mô xuất khẩu gạo ngày càng mở rộng với khối lượng và kim
ngạch tăng với tốc độ khá cao. Xét về cơ cấu ngành hàng xuất khẩu từ khi Việt Nam
gia nhập tổ chức WTO, bên cạnh một số sản phẩm nông sản mang tính truyền thống
như lạc nhân, hạt tiêu, cà phê, đỗ tương, gạo đã trở thành một mặt hàng nông sản
mang về cho đất nước một nguồn ngoại tệ xuất khẩu rất lớn. Tốc độ tăng trưởng về
sản lượng và kim ngạch xuất khẩu “gạo” tăng lên một cách đáng kinh ngạc.
Năm 2007,
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, lượng gạo cả nước xuất khẩu đến
nay đã đạt mức 4,5 triệu tấn với kim ngạch trị giá 1,5 tỷ USD. Đặc biệt trong năm
này, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng đáng kể và lần đầu tiên ngang giá với
gạo Thái Lan. Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, trong bài Xuất khẩu nông
sản: "Bay qua vùng thời tiết xấu”, năm 2008 xuất khẩu gạo đạt 4,7 triệu tấn, kim
ngạch đạt 2,9 tỉ đô la Mỹ (tính ra, giá bán bình quân 617,02 đô la Mỹ/tấn).
4
Năm 2009, thị trường hàng hoá thế giới chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài
chính và suy thoái kinh tế nghiêm trọng, trong đó có lúa gạo. Dưới sự điều hành
xuất khẩu linh hoạt của Chính phủ, năm qua, cả nước đã xuất khẩu được 6,052 triệu
tấn gạo, kim ngạch XK gần 2,7 tỉ USD, đây là năm có số lượng xuất khẩu nhiều
nhất từ trước đến nay; trong đó chủng loại gạo cao cấp chiếm đến 40, 25%. Tổng
giá trị xuất khẩu đạt 2,463 tỉ USD (giá FOB); về số lượng tăng 29,35% so năm
2008. Đặc biệt, tỷ lệ gạo cao cấp XK đã đạt 50% (những năm trước chỉ khoảng
34%). Như vậy, mặc dù năm 2009 xuất khẩu nhiều hơn năm 2008 đến 1,352 triệu
tấn gạo, nhưng kim ngạch xuất khẩu giảm 200.000 đô la Mỹ, giá bán giảm 183,69
đô la Mỹ/tấn.
Tháng 4/2010 cả nước xuất khẩu 725.620 tấn gạo các loại, đạt 361,4 triệu
USD, giảm 49,71% về lượng và giảm 54,41% về trị giá so với tháng 3/2010. Tính
chung cả 4 tháng đầu năm lượng xuất khẩu đạt 2,2 triệu tấn, đạt kim ngạch 1,15 tỷ
USD, giảm 12,81% về lượng và giảm nhẹ 0,33% về kim ngạch so với cùng kỳ năm
2009. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam gần như thấp nhất so với những nước xuất
khẩu gạo khác, giá bình quân 4 tháng đạt 532USD/tấn, tăng hơn 14% so với cùng
kỳ năm 2009 nhưng vẫn thấp hơn giá bình quân 3 tháng đầu năm là 549USD/tấn.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, dù vẫn giảm 7,3% về lượng, xuất
khẩu gạo 5 tháng đầu năm đã tăng 0,6% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, xuất khẩu gạo từ đầu năm đến nay đã đạt trên 2,9 triệu tấn với kim ngạch
xấp xỉ 1,5 tỷ USD, bằng 58,4% kế hoạch cả năm, đồng thời đứng thứ 5 trong các
mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu cả nước, xếp sau dệt may, dầu thô, da
giày và thủy sản. Có được kết quả này là do giá gạo xuất khẩu đã tăng khá hơn
trong năm nay. Cụ thể, giá gạo xuất khẩu bình quân 5 tháng đầu năm đạt 513,43
USD/tấn, tăng khoảng 8,5% so với cùng kỳ năm trước (giá gạo xuất khẩu bình quân
5 tháng đầu năm 2009 chỉ đạt 473,37 USD/tấn).
5
Đơn vị : tấn
1.2.2. Cơ cấu thị trường:
Có thể nói rằng công tác thị trường của ngành xuất khẩu gạo đã có những tiến
bộ vượt bậc. Cho đến nay, gạo Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường của trên 70
nước và vùng lãnh thổ, trong đó có các thị trường khó tính như EU, Hoa Kỳ nhưng
chủ yếu là sang Philippines; Malaysia; Cu Ba; Singapore. Theo một chuyên gia
trong lĩnh vực ngành hàng xuất khẩu, trong vài năm gần đây, sau khi đạt tới sự bão
hòa về khối lượng tại các thị trường truyền thống, các hoạt động khai phá để tạo sự
tăng trưởng ở các thị trường mới của các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu gạo là
không đáng kể.
Philippines vẫn dẫn đầu cả về lượng và kim ngạch, riêng tháng 4/2010 xuất
sang Philippines 229.030 tấn gạo, trị giá 153,5 triệu USD (chiếm 31,56% về lượng
và 42,48% về kim ngạch). Tính cả 4 tháng xuất sang Philippines hơn 1 triệu tấn gạo,
trị giá 640,7 triệu USD (chiếm 46,64% về lượng và 55,5% về kim ngạch).
Trong tháng 4/2010 cũng có thêm 4 thị trường xuất khẩu gạo đạt trên 10
triệu USD là: Singapore 43,4 triệu USD; Đài Loan 28,4 triệu USD; Malaysia 21,6
triệu USD; Hồng Kông 11,3 triệu USD.
Xuất khẩu gạo sang các thị trường trong tháng 4/2010 đa số đều giảm về
lượng và trị giá so với tháng 3/2010; trong đó dẫn đầu về sự sụt giảm là thị trường
6
Sản lượng xuất khẩu gạo năm 2007 - 2009
4500000
4700000
6052000
2007
2008
2009
0
1000000
2000000
3000000
4000000
5000000
6000000
7000000
Năm
Sản lượng
Cu Ba chỉ đạt 1.275 tấn, trị giá 0,51 triệu USD, giảm 98,7% về lượng và 98,84% về
kim ngạch; đứng thứ 2 về mức sụt giảm là thị trường Tiểu vương Quốc Ả Rập thống
nhất (-94,59% về lượng và -95,56% về kim ngạch); tiếp đến Italia (-86,06% về
lượng và -87,33% về kim ngạch); Indonesia (-73,97% về lượng và -78,44% về kim
ngạch); Philippines (-70,73% về lượng và 68,49% về kim ngạch); Malaysia
(-58,01% về lượng và -59,66% về kim ngạch); Nga (-52,47% về lượng và -55,8%
về kim ngạch)…
Chỉ có 5 thị trường tăng cả lượng và kim ngạch so với tháng 3/2010, dẫn đầu
về mức tăng trưởng dương là thị trường Pháp (+118,15% về lượng và +78,84% về
kim ngạch); thứ 2 là thị trường Hồng Kông (+113,61% về lượng và +70,95% về
kim ngạch); tiếp theo là Australia (+73,37% về lượng và +25,74% về kim ngạch);
Nam Phi (+61,26% về lượng và +49,66% về kim ngạch); Singapore (+34,75% về
lượng và +17,57% về kim ngạch). Riêng lượng gạo xuất sang Ucraina trong tháng
4/2010 tăng 17,45% về lượng nhưng giảm 0,78% về kim ngạch so với tháng
3/2010.
Trong tháng 4/2010 có 2 thị trường không tham gia xuất khẩu gạo là Tây Ban Nha
và Hà Lan.
Thị trường xuất khẩu gạo tháng 4/2010
Thị trường
Tháng 4/2010 4 tháng 2010
Lượng
(tấn)
Trị giá
(USD)
Lượng
(tấn)
Trị giá
(USD)
Tăng
giảm về
lượng T4
so T3(%)
Tăng
giảm
kim
ngạch
T4 so
T3(%)
Tổng cộng 725.620 361.359.655 2.168.597 1.153.924.498 -49,71 -54,41
Philippines 229.030 153.495.045 1.011.478 640.694.155 -70,73 -68,49
Singapore 106.578 43.352.674 185.671 80.225.154 +34,75 +17,57
Đài Loan 75.456 28.393.028 171.416 68.990.028 -21,37 -30,06
Malaysia 49.134 21.569.645 166.136 75.040.265 -58,01 -59,66
7
Hồng Kông 26.723 11.284.638 39.233 17.885.934 +113,61 +70,95
Nga 6.700 2.916.730 20.796 9.514.927 -52,47 -55,80
Nam Phi 4.875 2.150.000 7.898 3.586.587 +61,26 +49,66
Ucraina 4.375 1.864.538 8.099 3.743.668 +17,45 -0,78
Indonesia 3.385 1.773.925 16.390 10.000.920 -73,97 -78,44
Australia 1.543 696.333 2.433 1.250.125 +73,37 +25,74
Cu Ba 1.275 510.000 99.325 44.356.958 -98,70 -98,84
Pháp 613 230.314 894 359.093 +118,15 +78,84
Ba Lan 275 126.100 750 345.336 -42,11 -42,47
Italia 46 23.000 376 204.521 -86,06 -87,33
Tiểu vương
Quốc Ả
Rập thống
nhất
50 20.521 974 482.976 -94,59 -95,56
Hà Lan 0 0 327 191.000 * *
Tây Ban
Nha
0 0 119 80.290 *
CHƯƠNG II: MA TRẬN KẾT HỢP “SWOT” CỦA XUẤT KHẨU “GẠO”:
Từ khi Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Thương Mại Thế
Giới – WTO, nền kinh tế nói chung cũng như ngành xuất khẩu “gạo” nói riêng đã
có những bước phát triển không ngừng nhờ vào những điểm mạnh cũng như cơ hội
mà WTO mang lại cho Việt Nam. Nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng không thể
không nhắc đến những khó khăn, thách thức mà WTO đã tác động tới. Chính vì vậy
chúng ta cùng nhau tìm hiểu: Ma trận kết hợp “SWOT” của ngành xuất khẩu “gạo”
trong thời gian Việt Nam đã gia nhập vào WTO:
Ma trận kết hợp SWOT
của ngành xuất khẩu
“gạo” Việt Nam sau khi
gia nhập WTO
Cơ hội
1.Thị trường nước
ngoài chưa bão hòa.
2.Các rào cản thuế
Thách thức:
1. Khủng hoảng tài
chính toàn cầu.
2. Do đồng Euro mất
8
quan và phi thuế quan
được phá vỡ nên cơ hội
phát triển là rất lớn.
3.Cơ hội tiếp xúc, làm
việc, học hỏi kinh nghiệm
và chuyển giao công nghệ
với các nước phát triển
như Mỹ, Nhật..
4. Thu hút được sự đầu
tư và quan tâm của các tổ
chức ngân hàng lớn như
WB.
giá nên thách thức lớn đặt
ra cho việc xuất khẩu qua
các nước châu Phi.
3. Xuất hiện đối thủ
cạnh tranh mới như
myanmar, pakistan..
4. Xu hướng bảo hộ
mậu dịch có chiều hướng
gia tăng.
Điểm mạnh
1.Gia nhập WTO, Việt
Nam có nhiều cam kết tạo
nên thế mạnh cho ngành
xuất khẩu “gạo” như cam
kết IRN, cam kết trợ cấp
nông nghiệp…
2. Được hưởng những
ưu đãi, đối xử công bằng
như các quốc gia trohg
WTO.
3. Thị trường tiềm năng
lớn.
4.Thị trường trong
nước tiếp tục ổn định.
Phối hợp SO
1. Chiến lược thâm nhập
thị trường:
(S1, S3, O1, O2).
2. Chiến lược phát triển
thị trường
( S1, S2, S4, O1, O2).
3. Chiến lược phát triển
sản phẩm theo hướng
nâng cao chất lượng sản
phẩm (S1, S2, S4, O3,
O4)
Phối hợp ST
Phát triển sản phẩm
với chất lượng cao (S1,
S3,S4, W1, W4).
Điểm yếu Phối hợp WO Phối hợp WT
9
1. Trợ cấp xuất khẩu
trong nông nghiệp bị phá
bỏ trừ trường hợp được
hưởng ưu đãi dành cho
nước đang phát triển.
2. Cơ sở hạ tầng, máy
móc trang thiết bị đầu tư
cho nông nghiệp cũng như
hệ thống vận chuyển còn
thấp…
3. Năng lực tài chính
còn hạn hẹp, nguồn thông
tin và nhân lực như các
chuyên gia trình độ dự
báo cung cầu còn nhiều
hạn chế.
4. Chính sách của chính
phủ chưa hợp lý…
1. Đổi mới công nghệ
(W2, W3, O3,O4)
2. Mở rộng thị trường sản
phẩm (W1, W4, O1, O2)
1. Chiến lược cạnh tranh
về giá
(W1, W2, W3, T1, T2)
2. Chiến lược hội nhập
phía sau
(W1, W2, T1, T4)
2.1. Điểm mạnh bên trong: (S – Strength)
Thứ nhất, khi gia nhập WTO, Việt Nam có nhiều cam kết tạo nên thế mạnh cho
ngành xuất khẩu “gạo” như cam kết IRN, cam kết trợ cấp nông nghiệp: Khi gia nhập
WTO, trong cam kết mở cửa thị trường nông sản trong đó có xuất khẩu “gạo” có
cam kết “quyền đàm phán ban đầu (INR) nghĩa là trong quá trình thực hiện cam
kết, một số trường hợp nhất định không lường trước được, Việt Nam có thể tăng
thuế nhập khẩu “gạo” cao hơn mức cam kết. Trường hợp đó, Việt Nam phải đàm
phán trước với những nước dành được Quyền đàm phán ban đầu (tên những nước
10
đó được ghi bên cạnh mỗi dòng sản phẩm trong Biểu cam kết). Những nước đề nghị
INR đối với nông sản của Việt nam chủ yếu là Mỹ, Úc, New Zealand, Braxin. Điều
này cho thấy thuận lợi cho việc bảo hộ ngành xuất khẩu “gạo” cũng như nâng cao
lợi thế cạnh tranh, khẳng định thương hiệu gạo của Việt Nam với các quốc gia cùng
ngành.
Trong cam kết về trợ cấp nông nghiệp: Việt Nam có quyền được trợ cấp nội địa
thuộc “hộp xanh lá cây”, không phải cắt giảm, cũng không bị các nước khác khiếu
kiện, các doanh nghiệp xuất khẩu “gạo” có thể đề xuất nhà nước áp dụng mà không
vi phạm cam kết trong WTO như:
Nhóm trợ cấp các dịch vụ chung: như trợ cấp nghiên cứu khoa học về
phân bón, đất đai, giống, kiểm soát dịch bệnh, kết cấu hạ tầng gồm điện,
đường, thủy lợi... Điều này giúp cho năng suất lúa cao hơn, chất lượng tốt,
giá thành rẻ hơn, tạo được lòng tin từ nông dân giúp ngành xuất khẩu
“gạo” tốt hơn tạo được lợi thế về giá và có nguồn cung dồi dào so với các
nước khác.
Nhóm hỗ trợ giảm nhẹ thiên tai: như hỗ trợ các khoản chi phí nhằm
phục hồi sản xuất nông nghiệp cho những vùng bị thiên tai về giống, thuốc
bảo vệ thực vật, san ủi đồng ruộng. Với nhóm hỗ trợ này giúp cho bà con
nông dân an tâm hơn trong việc canh tác dẫn đến chất lượng tốt hơn, diện
tích đất trồng lúa không những không bị thu hẹp mà có thể còn mở rộng
hơn do đất đai màu mỡ, và tỉ lệ dân cư được phân bố tại vùng nông thôn rất
lớn và có trình độ học vấn thấp, giúp giải quyết vấn đề việc làm cho họ,
nâng cao đời sống, phục vụ cho việc xuất khẩu “gạo” phát triển hơn.
Theo quy định tại Hiệp định Nông nghiệp, thành viên WTO vẫn có thể
thực hiện các trợ cấp thuộc “hộp hổ phách” là các chương trình thu mua
gạo của chính phủ để can thiệp với mức 10% tổng trị giá sản lượng ngành
nông nghiệp đối với nước đang phát triển như Việt Nam.
11