Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

đề cương ôn thi môn kinh tế các nước châu á thái bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (730.3 KB, 68 trang )

Độc quyền tại photo Sỹ Giang ===> 0986 388263

NGÂN HÀNG CÂU HỎI
MÔN: KINH TẾ CÁC NƯỚC CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG
Nhóm câu hỏi 1.....................................................................................................3
Câu 1. Trình bày đặc điểm tự nhiên ,kinh tế ,xã hội ku vực CA-TBD, ,liên hệ
đối với hợp tác trong khu vực...............................................................................3
Câu 2: Đặc điểm của quá trình hình thành và phát triển kinh tế Châu Á – Thái
Bình Dương..........................................................................................................5
Câu 3(Nhóm câu hỏi 1):Trình bày các biện pháp chính phủ Nhật Bản đã thực
hiện để khôi phục kinh tế giai đoạn sau chiến tranh thế giưới thứ II?.................5
Câu 4: Trình bày nguyên nhân dẫn đến thành công trong phát triển kinh tế thương mại Nhật Bản giai đoạn 1953-1973..........................................................9
Câu 5: Trình bày bài học kinh nghiêm trong phát triển kinh tế nhật bản. Vận
dụng với việt nam...............................................................................................10
Câu 6: Những thách thức Nhật Bản đang phải đối mặt trong phát triển kinh tếxã hội trong giai đoạn hiện nay...........................................................................14
Câu 7: Bài học kinh nghiệm từ quá trình cải cách kinh tế Trung Quốc..............14
Câu 8: Điều kiện tự nhiên, VHXH của Trung Quốc?.........................................19
Câu 9 : Thế nào là các nước NICs. Cho biết những bài học thành công cho phát
triển kinh tế- thương mại của các nước NICs từ thập niên 60 của thế kỉ 20 đến
nay hiên nay........................................................................................................20
Câu 10: Hoàn cảnh ra đời của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), lộ
trình hợp tác, liên kết khu vực Đông Nam Á......................................................21
Câu 11: Trình bày đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa- xã hội của ASEAN?....27
Câu 12. Trình bày tôn chỉ mục đích, nguyên tắc hoạt động của ASEAN. Những
đặc điểm cơ bản của ASEAN.............................................................................28
Câu 13. Trình bày mục tiêu, nguyên tắc, nội dung hợp tác kinh tế - thương mại
trong ASEAN?....................................................................................................31

1



Độc quyền tại photo Sỹ Giang ===> 0986 388263
Câu 14: Trình bày khái quát quá trình phát triển các quan hệ hợp tác ASEAN
đối với các đối tác ngoài khu vực?.....................................................................33
Câu 15: Trình bày đặc điểm, mục tiêu, nguyên tắc và những nội dung hợp tác
trong APEC.........................................................................................................34
16. Trình bày quá trình hội nhập của Việt Nam vào khu vực CA TBD. Triển
vọng hợp tác kinh tế thương mại của Việt Nam với các nước trong khu vực CA
TBD ?..................................................................................................................35
Nhóm câu hỏi 2...................................................................................................37
1.Phân tích sự lựa chọn con đường phát triển kinh tế Thương mại của các nước
trong khu vực CA TBD. Trên cơ sở đó, cho biết nguyên nhân dẫn đến thành
công trong quá trình phát triển kinh tế thương mại của các nước CA TBD.......37
2. Phân tích vị trí của khu vực CA TBD trong nền Kinh tế Thế giới. Những vấn
đề các nươc CA TBD đang phải đối mặt hiện nay là gì ?...................................39
3. Phân tích đặc điểm tự nhiên văn hóa xã hội của Nhật Bản............................40
4. Phân tích vai trò vị trí của Nhật Bản trong nền kinh tế Thế giới và khu vực. 44
2: Vai trò của Nhật Bản đối với nền kinh tế khu vực..........................................46
Câu 5 : Phân tích những vấn đề Trung Quốc phải đối mặt trong phát triển đất
nước VN hiện nay?.............................................................................................48
Câu 7: Phân tích đặc điểm, quá trình phát triển KT-TM của các nước Asean. Vị
trí,vai trò của Asean trong nền kinh tế khu vực và thế giới................................49
Câu 10. Phân tích mục tiêu và nội dung hợp tác giữa ASEAN và Nhật Bản.....54
Câu 11: Phân tích mục tiêu và nội dung hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc. 56
Câu 12. Phân tích mục tiêu và nội dung hợp tác asean hàn quốc.......................60
Câu 13: phân tích triển vọng hợp tác kinh tế, thương mại khu vực châu á thái
bình dương..........................................................................................................61
Câu 14: phân tích cơ họ và thách thức của việt nam khitham gia Apec. Liên hệ
một số giả pháp đẩy nhanh tiến trình hội nhập thương mại của việt nam trong
apec.....................................................................................................................65


2


Độc quyền tại photo Sỹ Giang ===> 0986 388263
Nhóm câu hỏi 1
Câu 1. Trình bày đặc điểm tự nhiên ,kinh tế ,xã hội ku vực CATBD, ,liên hệ đối với hợp tác trong khu vực.
* Đặc điểm tự nhiên
-Nằm trong khu vực Châu Á
- Hầu hết các nước trừ lào đều tiếp xúc với biển thái bình dương và ấn độ
dương
=>thuận lợi cho phát kiển kinh tế biển và du lịch.
- Vị trí gần biển ,sông ngòi dày đặc
=>tiềm năng khai thác và nuôi trồng thủy sản
- Là môt trong khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên như : dầu mỏ, khí đốt
( vn, indo, bru), thiếc ( malai, indo,thailan), đồng(phil), vàng(indo,phil),..
- Diện tích đất nông nghiệp chiếm trên 30% tổng diện tích đất tự
nhiên,địa hình bbij chia cắt bới dãy núi bắc- nam ,ở giữa là đồng bằng màu mỡ.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm ,mưa nhiều,2 mùa rõ rệt
=>tiềm năng phát triển nông nghiệp
- các nước ASEAN có tiềm năng lớn về rừng với nhiều loại gỗ quý, dược
liệu và thú hiếm
=>phát triển khu sinh thái và du lịch.
* Đặc điểm xã hội
- Với dân số trên 556,2 triệu người ,chiếm 8% dân số trên thế giới
=>thị trường tiêu thụ và cung cấp sức lao động dồi dào,giá rẻ.
-Dân số trẻ => dễ tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật.
- Tốc độ tăng trưởng khá ,dân số đông => thị trường tiêu thụ rộng lớn
- Truyền thống văn hóa lâu đời ,với 3 tín ngưỡng tôn giáo cơ bản : phật,
hồi và thiên chúa giáo
=>đa dạng, phong phú trong tập quán ,cùng với nhiều danh lam thắng

cảnh => hấp dẫn khách du lịch .

3


Độc quyền tại photo Sỹ Giang ===> 0986 388263
- ASEAN là khu vực tương đối ổn định về chính trị => thuận lợi thu hút
đầu tư nước ngoài .
* Đặc điểm Kinh tế
-Hầu hết các nước trong khu vực Asean xuất phát điểm không có nền tảng
kinh tế thị trường.
-Cơ cấu kinh tế: thời kỳ đầu hình thành đều phát triển khu vực nông
nghiệp, sau khi giải phóng đất nc các nền kt đều đi theo định hướng CHN-HĐH,
ưu tiên pt CN và DV
- Phát triển kinh tế mở ,hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc dân với
tốc độ tăng trưởng kinhh tế cao.
- Đặc thù trong thương mại : chủ yếu phát triển thương mại hàng nông
thủy sản dựa vào lợi thế sô sánh.
- Nguồn cung chủ yếu của thế giới về một số sản phẩm : nông nghiệp,
dầu mỏ, cao su.
* Ảnh hưởng đến liên kết kv các nước trong kv
- Các nước có điểm tương đồng với nhau thuận lợi cho việc hợp tác cả về
kinh tế,văn hóa,xh.Các nước cùng hợp tác phát triển kinh tế cùng mở cửa hội
nhập với thế giới.Khi các nc hình thành liên kết kt,tm giúp cho họ có sức mạnh
lớn đối chọi với các khu vực kt khác.
- Hầu hết các nc đều có tiềm lực thế mạnh đk thuận lợi cho việc phát triển
kt trong nc.Khi đó việc hình thành liên kết giữa các nc trở nên dễ dàng hơn .Các
nc này đều có nền kt phát triển tạo thành 1 lk kt lớn mạnh ,bền chặt cùng nhau
phát triển.


4


Độc quyền tại photo Sỹ Giang ===> 0986 388263
Câu 2: Đặc điểm của quá trình hình thành và phát triển kinh tế
Châu Á – Thái Bình Dương
 Gắn liền cùng với xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa các nền kinh tế
 Do những điểm khác biệt về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, mức độ
hội nhập… nên mức độ lên kết lỏng lẻo điều đó dẫn tới không thành lập nên
một thể chế, định chế kinh tế mà chỉ liên kết ở mức thấp nhất là các diễn đàn
 Do chỉ là các diễn đàn nên hợp tác về mặt kinh tế chỉ là một phần rất nhỏ
bên cạnh những hợp tác về an ninh, chính trị, quốc phòng và hợp tác để giải
quyết các vấn đề xã hội
Câu 3(Nhóm câu hỏi 1):Trình bày các biện pháp chính phủ Nhật Bản
đã thực hiện để khôi phục kinh tế giai đoạn sau chiến tranh thế giưới thứ II?
– Thứ nhất, phát huy vai trò nhân tố con người.
Trước hết, phải nói rằng chế độ giáo dục ở Nhật Bản khá phát triển và
hoàn thiện. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã phổ cập giáo dục
hệ 9 năm. người Nhật Bản rất chú trọng đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề,
có đủ khả năng nắm bắt và sử dụng những kỹ thuật, công nghệ mới. Công nhân
được đào tạo không chỉ trong các trường dạy nghề mà có thể đào tạo ngay tại
các xí nghiệp.
Trong thời kỳ hiện đại, những đức tính cần kiệm, kiên trì, lòng trung
thành, tính phục tùng… vẫn được đề cao.
– Thứ hai, duy trì mức tích lũy cao thường xuyên, sử dung vốn đầu tư có
hiệu quả cao
+Tích lũy vốn:
Nhật Bản thời kỳ này được coi là một nước có tỷ lệ tích lũy vốn cao nhất
trong các nước tư bản phát triển. Tỷ lệ tích lũy vốn thường xuyên của thời kỳ
1952-1973 vào khoảng từ 30 đến 35% thu nhập quốc dân, gấp hơn hai lần so

với Mỹ, Anh. Trong đó, tỷ lệ đầu tư vào tư bản cố định trong tổng sản phẩm xã
hội của Nhật Bản cao hơn tất cả. Năm 1966, tổng số vốn đầu tư vào tư bản cố

5


Độc quyền tại photo Sỹ Giang ===> 0986 388263
định của Nhật Bản là 30,6 tỷ USD. Đây là một trong những nhân tố quyết định
nhất, bảo đảm cho nền kinh tế Nhật Bản phát triển với tốc độ cao.
+ Sử dụng vốn
Nhật Bản được coi là một nước sử dụng vốn một cách táo bạo và có hiệu
quả.
Ở Nhật Bản nhiều ngân hàng thương mại chấp nhận cho vay tới 95% tổng
số vốn. Biện pháp mạo hiểm này đã tạo điều kiện tăng nhanh số vốn chuyển vào
sản xuất kinh doanh.
Trong sử dụng vốn, Nhật Bản trước hết tập trung vào những ngành sản
xuất lớn, hiện đại và có hiệu quả cao.Quá trình tích tụ và tập trung sản xuất diễn
ra rất nhanh chóng, đạt trình độ và quy mô quốc tế.
Về đầu tư trong nước, phần lớn số vốn được tập trung vào các ngành then
chốt như luyện kim, đóng tàu, chế tạo máy, hóa chất, điện tử và vi điện tử…
Vốn đầu tư cũng được tập trung vào đổi mới thiết bị sản xuất.
Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, một số công ty của
Nhật Bản đã chú ý tới việc đầu tư ra nước ngoài.
Nhật Bản đã nhanh chóng xây dựng nên các ngành kinh tế mũi nhọn dựa
trên kỹ thuật công nghệ hiện đại.
– Thứ ba, tiếp cận và ứng dụng nhanh chóng những tiến bộ khoa học-kỹ
thuật
Khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản là một nước lạc hậu
so với các nước tư bản khác. Nhưng cũng ngay trong những năm tháng khó
khăn đó, Nhật Bản đã giành một số vốn lớn cho việc nghiên cứu, phát triển khoa

học-kỹ thuật.
Nhật Bản đã chú trọng ứng dụng những thành tựu khoa học-kỹ thuật mới
nhất của Âu-Mỹ bằng cách nhập khẩu công nghệ, kỷ thuật, mua các phát minh
sáng.
– Thứ tư, chú trọng vai trò điều tiết kinh tế của Nhà nước

6


Độc quyền tại photo Sỹ Giang ===> 0986 388263
Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Chính phủ Nhật Bản
đã thực hiện hàng loạt biện pháp để đẩy mạnh tự do hóa nền kinh tế, kích thích
kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường kết hợp với sự điều tiết của Nhà nước
thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô. Nhà nước đã tạo ra môi trường kinh tế
thuận lợi cho tăng trưởng bằng hệ thống pháp luật và khả năng duy trì trật tự xã
hội bằng pháp luật và sự đầu tư trực tiếp vào kinh tế.
Từ năm 1955 đến 1973, Nhà nước đã thông qua 7 kế hoạch, đa số là kế
hoạch 5 năm, nhưng thời gian thực hiện trung bình là hai năm rưỡi vì các dự
kiến kế hoạch đều thấp hơn mức tăng trưởng thực tế
Nhà nước Nhật Bản còn đóng vai trò hướng dẫn và kiểm tra hoạt động
đầu tư cũng như việc hỗ trợ về tài chính cho hoạt động đó. Nhà nước Nhật Bản
nắm khoảng 1/3 tổng số đầu tư tư bản cố định trong nước. Đầu tư của Nhà nước
thường tập trung vào cơ cấu hạ tầng, xây dựng các ngành công nghiệp mới và
nghiên cứu khoa học. Những ngành này đòi hỏi vốn đầu tư lớn, chu chuyển
chậm, lợi nhuận thấp nhưng hết sức quan trọng tạo tiền đề cho sự phát triển lực
lượng sản xuất xã hội.
– Thứ năm, mở rộng thị trường trong nước và nước ngoài
+ Mở rộng thị trường trong nước
Nhờ cải cách ruộng đất, hình thành chủ trang trại kinh doanh nhỏ đã mở
rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, sử dụng máy móc công nghệ tiên tiến. Do đó,

nông nghiệp nông thôn tạo ra thị trường rộng lớn cho sản xuất phát triển.
Các công ty NB luôn cố gắng đưa ra thị trường những sản phẩm đảm bảo
chất lượng. Trên thực tế, khoảng 80% sản phẩm quốc dân của Nhật Bản là phục
vụ cho thị trường nội địa. Vì vậy, phương châm của các công ty Nhật Bản là
hàng hóa dù bán ở thị trường nội địa hay nước ngoài đều phải có chất lượng
cao. Mặt khác, để bảo vệ các ngành cọng nghiệp non trẻ và thị trường nội địa,
Nhật Bản đã kết hợp khéo léo giữa chiến lược phát triển công nghiệp thay thế
nhập khẩu với chiến lược hướng về xuất khẩu. Lộ trình tự do hóa thương mại và
hội nhập được thực hiện một cách thận trọng, được quản lý thống nhất từ Trung
7


Độc quyền tại photo Sỹ Giang ===> 0986 388263
ương đến địa phương. Mở rộng và đứng vững trên thị trường nội địa tạo tiền đề
cho các công ty Nhật Bản vươn ra chiếm lĩnh các thị trường nước ngoài.
+ Mở rộng thị trường nước ngoài
Là một nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, Nhật Bản phải phụ thuộc vào
thị trường cung cấp vật tư, nguyên liệu, năng lượng và thị trường tiêu thụ hàng
hóa, do đó thị trường nước ngoài được coi là điều kiện sống còn của nền kinh tế
Nhật Bản.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã tìm mọi cách để xâm nhập
vào thị trường thế giới như tăng khả năng cạnh tranh hàng hóa nhờ giảm chi phí
sản xuất và chú trọng chất lượng sản phẩm, xây dựng đội ngũ thương nhân có
năng lực, nhiều kinh nghiệm, thực hiện chính sách đối ngoại linh hoạt…
Đối với các nước đang phát triển, Nhật Bản dùng cách lôi kéo về chính trị
kết hợp với thâm nhập kinh tế, viện trợ, tăng cường quan hệ mậu dịch thương
mại… được sử dụng một cách rộng rãi. Đối với các nước châu Á, Nhật Bản còn
sử dụng các chính sách như bồi thường chiến tranh, xây dựng khu vực thịnh
vượng chung… nhằm thâm nhập sâu vào thị trường các nước này.
– Thứ sáu, kết hợp khéo léo cấu trúc kinh tế hai tầng

Cấu trúc kinh tế hai tầng là đặc điểm nổi bật của Nhật Bản thời kỳ sau
Chiến tranh thế giới thứ hai.Đó là sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa khu vực kinh
tế hiện đại và khu vực truyền thống. Khu vực kinh tế hiện đại bao gồm các công
ty lớn với kỹ thuật công nghệ tiên tiến, lượng vốn đầu tư lớn, sử dụng lao động
suốt đời, tiền lương cao theo thâm niên, điều kiện làm việc tốt. Khu vực truyền
thống chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ, sử dụng kỹ thuật công nghệ lạc hậu, lao
động hợp đồng hoặc theo thời vụ, tiền lương và điều kiện làm việc thấp kém.
– Thứ bảy, đẩy mạnh hợp tác với Mỹ và các nước khác
Tháng 10/1948 Mỹ chuyển giao quyền quản lý kinh tế-xã hội cho Chính
phủ Nhật Bản. Bắt đầu từ đây mối quan hệ kinh tế Mỹ-Nhật đã phục hồi và phát
triển nhanh chóng.Việc thực hiện đường lối kinh tế của Joseph Dodge đã giúp

8


Độc quyền tại photo Sỹ Giang ===> 0986 388263
Nhật Bản ổn định nền tài chính tiền tệ.Sau khi hiệp ước hòa bình San Francisco
được ký kết vào năm 1951, Nhật Bản và Mỹ trở thành bạn hàng của nhau.
Ngoài ra, một số nhân tố khác cũng có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển
kinh tế Nhật Bản thời kỳ này như xu thế hội nhập quốc tế, hợp tác và nhất thể
hóa kinh tế tư bản chủ nghĩa, xu thế hòa hoãn và hợp tác của các công ty độc
quyền quốc tế… Năm 1955, Nhật Bản xin gia nhập GATT, tháng 4/1964 trở
thành thành viên của IMF và OECD.Đó là những cơ hội để các công ty Nhật
Bản mở rộng thị trường, tăng cường tranh thủ các nguồn lực bên ngoài cho phát
triển kinh tế.
Câu 4: Trình bày nguyên nhân dẫn đến thành công trong phát triển
kinh tế - thương mại Nhật Bản giai đoạn 1953-1973.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Tiến bộ khoa học phát triển mạnh: đầu những năm 50, Nhật Bản đã
nhập khẩu kỹ thuật từ Mỹ và phương Tây để tận dụng thành công đi trước của

họ. Nhật Bản biết tính toán được trình tự nhập kỹ thuật, cái nào trước, cái nào
sau để tránh lãng phí. Tiến bộ khoa học phát triển giúp tăng cường phát triển
công nghiệp
+ Vai trò của chính phủ:


Chính phủ Nhật bản đã xác định một cách chuẩn xác mục tiêu phát

triển kinh tế, nguyên tắc “kinh tế là trên hết”. Nhật Bản rút quân khỏi thuộc địa,
cắt giảm tối đa chi phí cho quân sự.


CP Nhật Bản tạo mọi điều kiện cho CN phát triển mạnh mẽ thông

qua các chính sách và biện pháp kinh tế.


CP Nhật Bản rất thành công trong xây dựng và thực hiện kế hoạch.

Các kế hoạch đúng đắn và thực hiện thành công đã đạt được sự cân đối trong
nền kinh tế quốc dân và tạo công ăn việc làm cho dân chúng.
+ Tỷ lệ tiết kiệm cao: Tỷ lệ tiết kiệm rất cao, chiếm tới 40% tổng GDP.

9


Độc quyền tại photo Sỹ Giang ===> 0986 388263
+ Xúc tiến mạnh xuất khẩu để có ngoại tệ nhằm tái thiết và xây dựng đất
nước, gia tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp. CP nhật bản chú ý xác
định cơ cấu hàng xuất khẩu hợp lý, phù hợp với điều kiện và giai đoạn cụ thể.

+ Học tập kinh nghiệm nước ngoài: NB tận dụng thành công kinh nghiệm
của Mỹ và Tây Âu, đưa sinh viên các cán bộ nghiên cứu đi du học. khảo sát và
học tập kinh nghiệm ở nước ngoài.
Ngoài ra, các doanh nghiệp đổi mới năng động hơn, thay thế toàn bộ các
giám đốc, coi giám đốc là một nghề.Giám đốc là người trẻ, khỏe, có trình độ
chuyên môn cao, đầy năng lực hang say và cạnh tranh nhau để đạt được mục
tiêu của doanh nghiệp. Thời kỳ này, đầu tư của tư nhân vào doanh nghiệp tăng
nhanh, tạo điều kiện để các doanh nghiệp đổi mới trang thiết bị, nâng cao chất
lượng sản phẩm, phá vỡ thế độc quyền của một số công ty trước đây.
-Nguyên nhân khách quan: Kinh tế Nhật Bản có được tốc đọ tăng trưởng
cao thời kì 53-73 một phần do các yếu tố khách quan tương đối thuận lợi tức là
những tác động từ bên ngoài. Trước hết, nên kinh tế thế giới gian đoạn này phát
triển khá, tốc độ tăng trưởng cao hơn những năm trước chiến tranh (5% mỗi
năm). Nền kinh tế tăng trưởng cao, tiêu dùng khá, kích thích buôn bán thế giới
tăng. Từ năm 1955 đến năm 1970, kim nghạch xuất nhập khẩu trên thế giới tăng
bình quân 7,6% mỗi năm. Với sự ra đời của Quỹ tiền tệ quốc tế-IMF và ngân
hàng thế giới WB từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, năm 1952 Nhật Bản đã gia
nhập vào 2 tổ chức trên cùng với việc trở thành thành viên của Hiệp định chung
về thuế quan và mậu dịch-GATT năm 1955 mà NHật Bản tranh thủ được giúp
đỡ về tài chính của các tổ chức này. Bên cạnh đó, thời kỳ những năm 60,70 các
nguyên liệu là sẵn có, rẻ tiền và ổn định hơn bây giờ từ các nước kém phát triển
trong khu vực mà NHật Bản thì rất thiếu phải nhập nhiều
Câu 5: Trình bày bài học kinh nghiêm trong phát triển kinh tế nhật
bản. Vận dụng với việt nam
Từ một “đống tro tàn” sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II, Nhật Bản đã
vươn lên xây dựng nền kinh tế hiện đại và đã đạt được những kì tích chấn động
10


Độc quyền tại photo Sỹ Giang ===> 0986 388263

thế giới, trở thành siêu cường kinh tế đứng thứ hai thế giới sau nước Mĩ. Suốt
một thời kì lịch sử lâu dài, Nhật Bản thực hiện khá thành công trong quá trình
phát triển nền kinh tế và chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế quốc gia theo hướng
công nghiệp hóa và chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Năm 1960,
tỉ trọng ngành công nghiệp trong GDP đạt 45,6%, ngành dịch vụ là 48% và
nông nghiệp là 6,4%. Đến năm 2016, tỉ trọng công nghiệp chiếm 29,6% GDP,
ngành dịch vụ đạt 69,4 %, nông nghiệp chỉ còn 1,1%. Năm 2016, GDP của Nhật
Bản là 5.233 nghìn tỉ USD, thu nhập bình quân đầu người là 41.200 USD. Đạt
được thành tựu trong phát triển kinh tế là do Nhật Bản đã thực thi các chính
sách và biện pháp sau:
+ Mạnh dạn mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực cho dù nền kinh
tế còn non yếu, để tranh thủ các nguồn lực bên ngoài thực hiện công nghiệp hóa
và phát triển đất nước. Thực hiện tự do hóa thương mại và đầu tư từng bước,
phù hợp với điều kiện, khả năng trong từng giai đoạn của quá trình phát triển,
bằng vệc xin bảo lưu, trì hoãn một số điều khoản khi ra nhập GATT, IMF,
OECD.
+ Kiên trì chiến lược phát triển nền kinh tế và chuyển đổi cơ cấu ngành
kinh tế hướng về xuất khẩu, coi xuất khẩu hàng hóa luôn là lợi ích sống còn, là
động lực mạnh mẽ phát triển kinh tế; Nhật Bản đã lựa chọn những ngành có lợi
ích so sánh động, có khả năng tăng năng suất cao, có nền tảng công nghệ cao để
đẩy mạnh phát triển. Trong thời kì tăng trưởng nhanh, Nhật Bản xây dựng cơ
cấu công nghiệp phát triển theo chiều rộng, chọn ngành công nghiệp cơ bản
(công nghiệp nặng, gồm sản xuất sắt thép, chế tạo cơ khí và hóa chất), có công
nghệ mũi nhọn đạt được hiệu quả kinh tế cao nhờ quy mô để ưu tiên phát triển.
Nhật Bản sắp xếp thứ tự ưu tiên các ngành theo từng thời kì, trước tiên là ngành
luyện kim, chế tạo máy, đóng tầu, ô tô, điện lực, thép…Sau đó là các ngành cơ
khí, hóa chất, cuối cùng là ngành công nghệ cao. Kết quả là chỉ trong thời gian
ngắn công nghiệp nặng đã nhanh chóng thay thế vai trò chủ đạo của công
nghiệp nhẹ. Để hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, Nhật Bản điều chỉnh cơ
11



Độc quyền tại photo Sỹ Giang ===> 0986 388263
cấu ngành theo hướng tăng năng lực cạnh tranh quốc tế, hướng lựa chọn và phát
triển các ngành công nghiệp có hàm lượng vốn và khoa học – công nghệ cao,
không gây ô nhiễm môi trường tiêu hao ít nguyên liệu và lao động sống như
công nghệ điện tử, viễn thông, tin học, sinh học, vật liệu mới, …; Nhật Bản
cũng coi trọng và chú ý phát triển nông nghiệp, tạo điều kiện, hỗ trợ phát triển
nông nghiệp, nông thôn, để ngành nông nghiệp đảm bảo nhu cầu trong nước,
đảm bảo lương thực cho 127,4 triệu dân, đảm bảo sự ổn định để phát triển.
+ Nhật Bản đã kết hợp vai trò nhà nước và sự năng động của thị trường
trong việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế và chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế.
Chính phủ Nhật Bản đã tăng cường can thiệp vào nền kinh tế với nhiều công cụ
khá đa dạng thông qua các chính sách, kế hoạch định hướng phát triển khuyến
khích các công ty tư nhân, các thương xá tổng hợp hoạt động kinh doanh xuất
khẩu; khuyến khích và ủng hộ mọi mặt cho sự phát triển của các tập đoàn tài
phiệt – Zaibatsu, còn các Zaibatsu cũng phát triển năng động hơn, mở cửa thị
trường bên ngoài và đã dần phát triển thành công ty xuyên quốc gia hiện đại.
Qua phân tích những thành tựu và kinh nghiệm phát triển kinh tế của một
số nước, có thể vận dụng vào Việt Nam
Một là, kiên trì mô hình kinh tế thị trường mở và hội nhập kinh tế khu
vực và quốc tế dựa vào tăng trưởng xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chế
biến, công nghiệp chế tạo trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh “tĩnh” và “động”
của đất nước. Thực hiện đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để tăng kim ngạch
xuất khẩu, đồng thời tránh lệ thuộc quá mức vào một số thị trường nước ngoài.
Hai là, điều chỉnh cơ cấu ngành kinh tế theo hướng “rút ngắn”, chuyển từ
cơ cấu phát triển các ngành có hàm lượng lao động cao sang các ngành có hàm
lượng vốn, công nghệ cao, có khả năng tiếp ứng với tiến trình hội nhập kinh tế
khu vực và quốc tế, đứng vững được trong cạnh tranh cả trên thị trường trong
nước và nước ngoài. Chọn lựa những ngành có thế mạnh để mở cửa cạnh tranh,

chỉ bảo hộ những ngành, lĩnh vực có khả năng cạnh tranh trong tương lai, bảo
hộ có chọn lọc, có địa chỉ, có thời hạn.
12


Độc quyền tại photo Sỹ Giang ===> 0986 388263
Ba là, xác định đúng đắn vị trí đặc biệt quan trọng của ngành nông
nghiệp, lấy nông nghiệp làm điểm tựa khởi đầu để phát triển toàn bộ nền kinh tế
quốc dân.
Bốn là, cải cách và phát triển hệ thống tài chính – tiền tệ quốc gia phù
hợp với sự chuyển dịch nhanh và phổ biến của dòng vốn đầu tư gián tiếp quốc
tế. Điều chỉnh cơ cấu vốn vay, trả nợ một cách linh hoạt và có sự kiểm soát theo
hướng cân đối với qui hoạch đầu tư phát triển, cơ cấu ngành đã lựa chọn.
Năm là, cần hoạch định chính sách cơ cấu ngành kinh tế quốc gia theo
hướng khai thác có hiệu quả nguồn lực bên trong và bên ngoài, phù hợp với tiến
trình hội nhập, thích ứng với chuyển đổi kinh tế khu vực và thế giới, cần tính
đến vai trò của thể chế toàn cầu, tổ chức kinh tế khu vực và các Công ty xuyên
quốc gia (TNC).
Sáu là, thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô, cung cấp các kết cấu hạ tầng tốt,
tạo môi trường pháp lý rõ ràng, nhất quán, bình đẳng cho mọi thành phần kinh
tế hoạt động kinh doanh. Nâng cao khả năng tiếp thu công nghệ, hoàn chỉnh
môi trường pháp lý để công nghệ đó vận hành và phát huy hiệu quả trong việc
phát triển kinh tế và chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế quốc dân thông qua việc
thực hiện chính sách R&D. Đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng cao, đội ngũ
cán bộ quản lý có năng lực, tư duy mới, thông thạo ngoại ngữ để chủ động trong
các chương trình đàm phán, xây dựng các chính sách kinh tế.
Bảy là, để cho sự phát triển kinh tế được bền vững, việc xây dựng và phát
triển kinh tế của Việt Nam phải có tính toán kỹ, phải căn cứ vào tình hình nguồn
tài nguyên và trình độ phát triển mà định ra chiến lược chung. Môi trường và
phát triển kinh tế - xã hội có mối quan hệ khăng khít bền chặt và bao hàm cả

mâu thuẫn gay gắt.Vấn đề là phải giải quyết được mâu thuẫn đó một cách hợp
lý và có lợi nhất.

13


Độc quyền tại photo Sỹ Giang ===> 0986 388263
Câu 6: Những thách thức Nhật Bản đang phải đối mặt trong phát
triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn hiện nay
- Nền kinh tế tiếp tục bị suy thoái
+ nền kinh tế NB đang mấp mé bên bờ vực thẳm
+ kinh tế NB sụp đổ, khủng hoảng kinh tế sẽ lan ra khắp thế giới
- Hoạt động yếu kém của các ngành tài chính-ngân hàng
+ nhu cầu tiêu dùng trong nước giảm sút cùng với sự yếu kém của hệ
thống tài chính ngân hàng kéo dài nhiều năm chưa khắc phục đươc
+ tình trạng suy giảm kinh tế toàn cầu đặc biệt là kinh tế mỹ cùng làm go
kinh tế NB rơi nhanh vào tình trạng suy thoái
+ bên cạnh đó là sự sụt giá bất động sản
- Bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực
Theo các nhà kinh tế Nhật Bản đối phó với cuộc khủng hoảng này, chính
phủ Nhật đã thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:
+ Nới lỏng tài chính công cộng
+ Thay đổi chính sách thuế
+ Từ bỏ điều tiết kinh tế trực tiếp
+ Cải tổ cơ cấu nông nghiệp và thị trường lao động: điều chỉnh thị trường
lao động, tăng số công nhân nước ngoài
Câu 7: Bài học kinh nghiệm từ quá trình cải cách kinh tế Trung
Quốc
Là quốc gia láng giềng có những điểm tương đồng với Trung Quốc, vì
vậy - những kinh nghiệm (cả thành công và chưa thành công) trong cải cách mở

cửa của Trung Quốc, đều có giá trị tham khảo tốt cho Việt Nam.


Về mặt nhận thức

Một là, giải phóng tư tưởng, không ngừng sáng tạo về lý luận và mạnh
dạn cải cách trong thực tiễn. Như đã nêu ở trên, đối với các quốc gia đang trong
quá trình chuyển đổi như Trung Quốc và Việt Nam, thực hiện cải cách mở cửa
hay đổi mới, hội nhập quốc tế là một sự nghiệp hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ.
14


Độc quyền tại photo Sỹ Giang ===> 0986 388263
Vì vậy, ĐCS ở hai nước - với tư cách đảng cầm quyền, lãnh đạo sự nghiệp cải
cách và đổi mới cần phải giải phóng tư tưởng, không ngừng sáng tạo về lý luận
và mạnh dạn cải cách trong thực tiễn; đồng thời chủ động nắm bắt xu thế thời
đại, tận dụng tốt thời cơ do môi trường quốc tế đưa lại, từ đó định ra những chủ
trương chính sách phù hợp để phát triển. Thực tiễn Trung Quốc cho thấy, quá
trình lãnh đạo cải cách mở cửa cũng là quá trình ĐCS Trung Quốc tìm tòi, và đã
tìm ra được “Ba cái một”, bao gồm: Một ngọn cờ - CNXH đặc sắc là ngọn cờ
(tức phương tiện) đoàn kết nhân dân các dân tộc cùng phấn đấu; “Một lý luận” hệ thống lý luận CNXH đặc sắc Trung Quốc (gồm lý luận Đặng Tiểu Bình, tư
tưởng Ba đại diện, quan điểm phát triển khoa học…); “Một con đường” - con
đường xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc gồm 5 con đường nhỏ (công
nghiệp hóa kiểu mới, đô thị hóa, thông tin hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và tự
chủ sáng tạo đặc sắc Trung Quốc).
Hai là, nhấn mạnh “đặc sắc Trung Quốc” hay điều kiện đặc thù của đất
nước nhưng vẫn coi trọng và nắm vững quy luật. Như đã nêu ở trên, quá trình
lãnh đạo cải cách mở cửa cũng là quá trình ĐCS Trung Quốc có những sáng tạo
về lý luận, đồng thời dùng lý luận đó để chỉ đạo thực tiễn mới, hình thành nên
cái gọi là “đặc sắc Trung Quốc”. Nhưng cùng với tiến trình cải cách ngày càng

đi vào chiều sâu, nếu quá nhấn mạnh tính đặc thù, thì những lý luận đó cũng sẽ
vấp phải những lực cản, thậm chí không thể chỉ đạo giải đáp được mọi vấn đề
mà thực tiễn mới đặt ra. Vì vậy, sau khi gia nhập và trở thành thành viên chính
thức của WTO, ĐCS Trung Quốc đã ngày càng nhận thức rõ ràng hơn về tính
quy luật trong phát triển, bao gồm quy luật hiện đại hóa của xã hội loài người,
thậm chí cả quy luật cầm quyền của các chính đảng (vô sản và tư sản) trên thế
giới. Hội nghị Trung ương 3 khóa 18 khi đặt vấn đề phát huy vai trò quyết định
của thị trường trong phân bổ nguồn lực, cũng được xuất phát từ quan điểm cho
rằng: Thị trường quyết định phân bổ nguồn lực là quy luật chung của kinh tế thị
trường, Trung Quốc muốn kiên trì thể chế kinh tế thị trường XHCN cũng phải
tuân theo quy luật này
15


Độc quyền tại photo Sỹ Giang ===> 0986 388263
Ba là, Đảng Cộng sản với tư cách đảng cầm quyền, lãnh đạo cải cách mở
cửa nhất định phải có dũng khí chính trị và kết tinh trí tuệ. Như đã nêu ở trên,
cải cách mở cửa là một sự nghiệp hoàn toàn mới, được ví như một cuộc cách
mạng. Vì vậy, là người lãnh đạo sự nghiệp “cách mạng mới” này, Đảng Cộng
sản cũng phải tự đổi mới mình, nâng cao năng lực cầm quyền, trong đó có nâng
cao năng lực điều hành nền kinh tế thị trường và xây dựng nhà nước pháp
quyền. Thực tiễn Trung Quốc cho thấy, quá trình cầm quyền lâu dài (65 năm)
cũng là quá trình hệ thống chính trị của Đảng ngày càng bị hành chính hóa,
quan liêu hóa và xa dân. Trong Đảng cũng hình thành các tập đoàn lợi ích, thậm
chí cả tập đoàn gia tộc. Do sự tác động và chi phối của những tập đoàn này,
nhiều chủ trương chính sách của Đảng bị méo mó, dẫn đến tình trạng: Lợi ích
quốc gia bị bộ ngành hóa, lợi ích bộ ngành bị tập đoàn hóa, lợi ích tập đoàn bị
cá nhân hóa. Chính vì lẽ đó, văn kiện của ĐCS Trung Quốc đã gọi giai đoạn cải
cách hiện nay là “giai đoạn công kiên”, với hàm ý rằng: Các tập đoàn lợi ích
trong Đảng và xã hội đã hình thành và thâm căn cố đế. Các biện pháp cải cách

phải đủ mạnh mới có thể đột phá được các tập đoàn lợi ích giống như bức tường
thành này. Bản thân Tổng Bí thư Tập Cận Bình khi trình bày bản Thuyết minh
tại hội nghị Trung ương 3 khóa 18 cũng nhấn mạnh Đảng phải có dũng khí
chính trị và trí tuệ cao hơn nữa. Có như vậy, Đảng mới có thể kích hoạt được
sức sáng tạo của toàn xã hội, qua đó tập trung được trí tuệ vượt qua khó khăn,
thách thức cùng với những rủi ro từ môi trường bên ngoài và ngay trong thể chế
đưa lại.


Về mặt giải pháp

Từ những bài học về nhận thức nêu trên, chúng tôi cho rằng, ĐCS Trung
Quốc trong quá trình cải cách mở cửa cũng có những kinh nghiệm nhất định
trong việc định ra những giải pháp phù hợp mà Việt Nam có thể tham khảo.
Một là, các biện pháp cải cách phải có tính đồng bộ và phối hợp. Thực
tiễn Trung Quốc cho thấy, thời kỳ đầu, cải cách được tiến hành theo phương
châm “dò đá qua sông”, ĐCS Trung Quốc phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm.
16


Độc quyền tại photo Sỹ Giang ===> 0986 388263
Các biện pháp cải cách đều được thực hiện theo một lộ trình thống nhất, có tính
đồng bộ và phối hợp với nhau. Cải cách bắt đầu từ nông thôn, sau đó mở rộng ra
thành thị. Mở cửa được bắt đầu từ mở cửa bên trong, từng bước từ ven biển (đặc
khu) - đến ven sông, ven biên giới; sau đó mở cửa ra bên ngoài bằng chiến lược
“đi ra ngoài” (bao gồm thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài, thầu khoán
công trình, viện trợ phát triển, mua bán sáp nhập các xí nghiệp). Ngoài ra, các
biện pháp cải cách còn được thực hiện có sự phối hợp, thời kỳ đầu là giữa kinh
tế, chính trị, văn hóa; về sau bổ sung thêm xã hội và hiện nay là môi trường sinh
thái; từ đó hình thành một bố cục được gọi là “ngũ vị nhất thể” bao gồm: Kinh

tế, chính trị, văn hóa, xã hội và văn minh sinh thái
Hai là, trong hàng loạt các biện pháp cải cách khác nhau, cần lựa chọn
đúng trọng điểm và hạt nhân của cải cách. Như đã nêu ở trên, cải cách là một
cuộc cách mạng. Các biện pháp cải cách được đưa ra thường rất nhiều, bao quát
nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, Đảng Cộng sản với tư cách như người
thiết kế công trình hệ thống, cần xác định từ đó lựa chọn đúng đắn lĩnh vực
trọng điểm và hạt nhân cải cách. Thực tiễn Trung Quốc cho thấy, giai đoạn đầu
cải cách, ĐCS Trung Quốc xác định lấy cải cách nông thôn làm trọng điểm và
hạt nhân là thực hiện khoán sản lượng đến hộ gia đình. Còn hiện nay khi cải
cách mở cửa đã bước vào một giai đoạn hoàn toàn mới, mặc dù gặp nhiều khó
khăn và thách thức cả bên trong lẫn bên ngoài, nhưng ĐCS Trung Quốc trong
hội nghị Trung ương 3 khóa 18 vẫn xác định “cải cách thể chế kinh tế là trọng
điểm” và vấn đề hạt nhân là xử lý tốt mối quan hệ giữa chính phủ và thị trường.
Khi đã xác định được “trọng điểm” và vấn đề “hạt nhân” thì các nguồn lực - bao
gồm nguồn lực cứng và nguồn lực mềm sẽ được tập trung vào đó để thực hiện.
Như vậy, Đảng vẫn nắm được quyền chủ động và kiểm soát toàn bộ tiến trình
cải cách mở cửa, trong đó có việc việc thiết kế từ trên đỉnh và thành lập Ban chỉ
đạo đi sâu cải cách toàn diện như đã nêu trên
Ba là, để sự nghiệp cải cách mở cửa thành công, Đảng phải coi trọng đào
tạo bồi dưỡng đội ngũ cốt cán cầm quyền có trình độ cao. Sự nghiệp cải cách
17


Độc quyền tại photo Sỹ Giang ===> 0986 388263
mở cửa ở Trung Quốc và đổi mới ở Việt Nam đều do Đảng Cộng sản của hai
nước khởi xướng và lãnh đạo. Xây dựng thể chế kinh tế thị trường XHCN
(Trung Quốc) và kinh tế thị trường định hướng XHCN (Việt Nam) đều là những
sự việc hoàn toàn mới. Đảng muốn lãnh đạo cải cách hay đổi mới thành công,
khâu then chốt là đội ngũ cốt cán cầm quyền. Thực tiễn Trung Quốc cho thấy,
mặc dù ngay từ năm 1993 Hội nghị Trung ương 3 Đại hội 14 của ĐCS Trung

Quốc đã ban hành bản Quyết định về xây dựng thể chế kinh tế thị trường
XHCN, nhưng 10 năm sau - năm 2003 kết quả cuộc điều tra xã hội học cho thấy
có tới 65% cán bộ từ cấp huyện trở lên không hiểu kinh tế thị trường XHCN là
thế nào. Vì vậy, sau Đại hội 16, ĐCS Trung Quốc đã dành hẳn một hội nghị
Trung ương - tức hội nghị Trung ương 4, để thảo luận nghiên cứu và thông qua
Nghị quyết về nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng, gồm 4 nội dung, trong
đó nội dung đầu tiên là nâng cao năng lực điều hành kinh tế thị trường XHCN.
Còn văn kiện Đại hội 18 ĐCS Trung Quốc gần đây, trong 6 nhóm giải pháp về
xây dựng Đảng, đã dành hẳn một nhóm giải pháp nói về “đi sâu cải cách chế độ
nhân sự cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ cốt cán cầm quyền có tố chất cao”.
Bởi lẽ, khi Đảng đã có đường lối đúng, giải pháp đúng thì khâu then chốt là cán
bộ. Cán bộ trong điều kiện Đảng cầm quyền hoàn toàn khác với trước khi Đảng
giành được chính quyền. Hơn nữa, hoàn cảnh cầm quyền của Đảng hiện nay
hoàn toàn khác với trước đây. Đảng Cộng sản Trung Quốc trên cơ sở rút kinh
nghiệm từ sự mất đi địa vị cầm quyền của ĐCS Liên Xô và Đông Âu cho rằng,
các chính đảng này thất bại và mất đi địa vị cầm quyền là do không thích ứng
với hoàn cảnh cầm quyền mới. Để có thể xây dựng được đội ngũ cán bộ cốt cán
cầm quyền có trình độ cao, ĐCS Trung Quốc đã có nhiều chủ trương chính sách
và biện pháp khác nhau, trong đó có việc hoàn thiện cơ chế bình xét đánh giá
cán bộ, kiện toàn thể chế quản lý cán bộ, hoàn thiện chế độ công chức, tăng
cường và cải tiến công tác đào tạo bồi dưỡng qua đó nâng cao năng lực và trình
độ cho cán bộ cầm quyền v.v…

18


Độc quyền tại photo Sỹ Giang ===> 0986 388263
Kết luận Cải cách mở cửa ở Trung Quốc qua 35 năm đã đạt được những
thành tựu đáng khích lệ, nhưng cũng đang đứng trước nhiều khó khăn, thách
thức và mâu thuẫn. Trong bài phát biểu Kỷ niệm 90 năm thành lập ĐCS Trung

Quốc (1921-2011), Tổng Bí thư ĐCS Trung Quốc lúc đó là Hồ Cẩm Đào đã rút
ra nhận xét cho rằng: Mấu chốt giải quyết mọi vấn đề của cải cách mở cửa ở
Trung Quốc là Đảng. Còn trong bài Thuyết minh tại Hội nghị Trung ương 3
khóa 18 gần đây, Tổng Bí thư Tập Cận Bình lại nhấn mạnh: Đột phá vào những
trở ngại về quan niệm tư tưởng, đột phá vào những rào cản của các lợi ích đã
kiên cố hóa, giải phóng tư tưởng là điều quan trọng đầu tiên. Trong vấn đề đi
sâu cải cách, những trở ngại về quan niệm tư tưởng thường không phải đến từ
bên ngoài thể chế mà là đến từ bên trong thể chế. Văn kiện hội nghị này, nêu lên
2 mục tiêu, trong đó có mục tiêu “thúc đẩy hiện đại hóa hệ thống quản trị và
năng lực quản trị quốc gia”. Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam do ĐCS Việt Nam
khởi xướng và lãnh đạo đến nay cũng đã được 28 năm. Nhân dịp năm mới, Thủ
tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trong bài viết của mình đã chuyển đi một
Thông điệp về hoàn thiện thể chế, trong đó ông nhắc đến “một thế chế chất
lượng cao và một nền quản trị quốc gia hiện đại”, đồng thời nhấn mạnh nguồn
động lực để lấy lại đà tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững, “phải đến từ
Đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân”.
Vì vậy, những kinh nghiệm rút ra từ cải cách thể chế của Trung Quốc
trong 35 năm cải cách mở cửa, có giá trị tham khảo nhất định cho Việt Nam.
Việc trao đổi kinh nghiệm giữa hai Đảng, hai nước trong quản lý đất nước và
xây dựng Đảng, trong đó có cải cách và đổi mới thể chế là rất cần thiết và quan
trọng, góp phần làm phong phú nội dung của mối quan hệ đối tác hợp tác chiến
lược toàn diện mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã thỏa thuận.
Câu 8: Điều kiện tự nhiên, VHXH của Trung Quốc?
Trả lời:
-Vị trí: Đông Á, giáp Biển Đông Trung Quốc, Vịnh Hàn Quốc, Biển
Hoàng Hải và Biển Đông, giữa Bắc Triều Tiên và Việt Nam.
19


Độc quyền tại photo Sỹ Giang ===> 0986 388263

-Diện tích: 9,5 triệu km2 xếp thứ tư thế giới sau Nga, Canada, Mỹ.
-Khí hậu: vô cùng đa dạng; nhiệt đới ở nam tới bắc cực bắc.
-Địa hình: chủ yếu là núi, cao nguyên, sa mạc ở phía tây; đồng bằng,
đồng bằng, và đồi ở phía đông. Mount Everest 8.848 m (đỉnh cao nhất ở châu Á
và điểm cao nhất trên trái đất trên mực nước biển).
-Tài nguyên thiên nhiên: nhiều, đa dạng than đá, quặng sắt, dầu mỏ, khí
tự nhiên, thủy ngân, thiếc…
-Dân số: 1,3 triệu người, là quốc gia đông dân nhất thế giới.
-Dân tộc, tôn giáo: đa dân tộc, có 56 dân tộc, đa dạng tôn giáo.
-Cơ cấu dân số trẻ, đang trong thời kỳ dân số vàng.
Câu 9 : Thế nào là các nước NICs. Cho biết những bài học thành
công cho phát triển kinh tế- thương mại của các nước NICs từ thập niên 60
của thế kỉ 20 đến nay hiên nay.


Khái niệm về các nước NICs:

Thuật ngữ NICs chỉ những quốc gia công nghiệp mới, tiền thân là những
nước đang phát triển, có tốc độ tăng trưởng cao với quá trình công nghiệp hóa
hiện đại hóa diễn ra nhanh chóng. Từ những nước nông nghiệp lạc hậu, họ đã
vươn lên với một cơ cấu hiện đại hơn, chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ. Cơ
cấu hàng xuất khẩu cũng thay đổi theo hướng hàng chế tạo chiếm tỷ trọng cao.


Những thành công cho phát triển kinh tế - thương mại của các nước

NICs từ thập niên 60 cuta thế kỉ 20 đến nay:
+Xác định được chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn .
-Chiến lược hướng đến ngành cụ thể
-Để đạt sự đột phá chấp nhận các vấn đề xã hội nảy sinh

-chiến lược phát triển các ngành công nghiệp nhẹ trước, phát triển công
nghiệp nặng sau  xuất khẩu công nhiệp nhẹ
-Xuất khẩu mạnh từ hang hóa nước ngoài : từ sản phẩm như dày, dép,
quần áo… đến các nước có màm lượng khoa học kĩ thuật cao như điện tử, máy

20


Độc quyền tại photo Sỹ Giang ===> 0986 388263
ảnh, máy tính, …và hiện nay xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp nặng nổi
tiếng như ô tô, tàu biển, giàn khoan trên biển.
+ Có tỉ lệ đầu tư cao(30-40%) chính phủ khuyến khích nhân dân gửi
tiết kiệm( ở singapo tiền giửi tiết kiệm bằng 50% tổng mức đầu tư trong nước, ở
hông công và đài loan thì số dư tiết kiệm luôn vượt quá mức đầu tư trong nước.
+ Phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ.
-Tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực này đạt khoảng trên 10% /năm, tức là
cao hơn mức tăng trưởng kinh tế .
-Dịch vụ tập trung vào 3 lĩnh vực chính là: tài chính, ngân hang, bảo
hiểm;vận tải biển và du lịch.
+ Các nước NICs Đông Á rất quan tâm tới việc nâng cao chất lượng lao
động, đào tạo cán bộ chuyên môn và công nhân làm nghề.
+ Lựa chọn quy mô doanh nghiệp phù hợp.
-Loại danh nghiệp vừa và nhỏ rất phổ biến ở các nước NICs và chiếm tỉ
trọng rất cao trong số các doanh nghiệp nước này.
Câu 10: Hoàn cảnh ra đời của Hiệp hội các nước Đông Nam Á
(ASEAN), lộ trình hợp tác, liên kết khu vực Đông Nam Á.
+Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á bước vào thời kì
phát triển kinh tế và văn hóa, đòi hỏi phải tăng cường hợp tác giữa các nước.
+Các nước Đông Nam Á muốn hạn chế ảnh hưởng và sự can thiệp của
các nước lớn ngoài khu vực, nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở

Đông Dương ngày càng khó khăn và đứng trước nguy cơ thất bại. Một “ khoảng
trống quyền lực” có thể hình thành ở Đông Nam Á.
+Xu thế khu vực hóa mở rộng, cách mạng khoa học-kỹ thuật diễn ra
mạnh mẽ.
+ Các tổ chức liên kết khu vực xuất hiện ngày càng nhiều, như Cộng
đồng châu Âu, đã cổ vũ các nước Đông Nam Á liên kết với nhau
Trước tình hình đó, các nước Đông Nam Á mong muốn liên kết với nhau
để tăng cường sự hợp tác giữ gìn an ninh khu vực và hạn chế sức ép của các
nước lớn cũng như ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội đối với khu vực.

21


Độc quyền tại photo Sỹ Giang ===> 0986 388263
Tháng 8 – 1967, “Hiệp hội các nước Đông Nam á” (ASEAN) thành lập
tại BăngCôc (Thái Lan)gồm các nước: Indonexia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan,
Philippin.
Ra đời năm 1967 với 5 thành viên, năm 1984 ASEAN kết nạp Bru-nây
ngay sau khi nước này được độc lập. Việt Nam và Lào trở thành quan sát viên
của ASEAN năm 1992. Ngày 28 tháng 7 năm 1995, Việt Nam chính thức trở
thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Mi-an-ma và Lào gia nhập ASEAN năm
1997. Căm-pu-chia được kết nạp vào ASEAN tại Hà Nội ngày 30 tháng 4 năm
1999, hoàn tất mục tiêu của ASEAN trở thành một tổ chức khu vực với đầy đủ
10 quốc gia thành viên Đông Nam Á.
Mục tiêu hoạt động của ASEAN bao gồm 7 mục tiêu:
+ Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa
trong khu vực thông qua nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác, nhằm
tăng cường cơ sở cho một cộng đồng các nước Đông Nam Á hòa bình, thịnh
vượng.
+ Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lý và

nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các nước trong vùng và tuân thủ các
nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp quốc.
+ Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề
cùng quan tâm trên lĩnh vực kinh tế , xã hội, văn hóa và hành chính.
+ Giúp đỡ lẫn nhau dưới hình thức đào tạo và cung cấp các phương tiện
nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn.kỹ thuật và hành chính.
+ Cộng tác có hiệu quả hơn, để sử dụng tốt hơn nền nông nghiệp và các
nhành CN của nhau, mở rộng mậu dịch kể cả việc nghiên cứu các vấn đề buôn
bán hàng hóa giữa các nước, cải thiện các phương tiện giao thông liên lạc và
nâng cao mức sống của nhân dân.
+ Thúc đẩy việc nghiên cứu Đông Nam Á.
+ Duy trì sự hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu
vực có tôn chỉ và mục đích tương tự, tìm kiếm cách thức nhằm đạt được sự hợp
tác chặt chẽ hơn giữa các tổ chức này.
Nguyên tắc hoạt động:
+ Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
22


Độc quyền tại photo Sỹ Giang ===> 0986 388263
+ Không sử dụng và đe doa bằng vũ lực với nhau.
+ Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
+ Hợp tác phát triển có hiệu quả trong k.tế, vhóa, xh.
- Lộ trình hợp tác liên kết khu vục Đông Nam Á
Tiền thân của ASEAN là tổ chức có tên Hiệp hội Đông Nam Á, thường
được gọi tắt là ASA. ASA là một liên minh thành lập năm 1961 gồm ba nước
Philippines, Malaysia và Thái Lan. Ngày 8 tháng 8 năm 1967, khi các bộ trưởng
ngoại giao của năm quốc gia – Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, và
Thái Lan – gặp gỡ tại Bộ ngoại giao Thái Lan ở Bangkok đã ra Tuyên bố

ASEAN, thường được gọi là Tuyên bố Bangkok để nhập ASA cùng với
Indonesia và Singapore thành ASEAN. Năm ngoại trưởng – Adam Malik của
Indonesia, Narciso Ramos của Philippines, Abdul Razak của Malaysia, S.
Rajaratnam của Singapore, và ThanatKhoman của Thái Lan – được coi là những
sáng lập viên của tổ chức này.
Ba động lực tạo ra ASEAN là mục đích xây dựng đất nước và mục tiêu
phát triển kinh tế, chính trị và an ninh. Các quốc gia trong vùng khi đã mất tin
tưởng vào các cường quốc bên ngoài đã tìm đến nhau trong bối cảnh của thập
niên 1960 hầu hỗ trợ lẫn nhau. Đối với Indonesia thì nước này còn có tham
vọng bá chủ trong khu vực trong khi Malaysia và Singapore thì lại muốn dùng
ASEAN để kiềm chế Indonesia, đưa nước này vào một khuôn khổ mang tính
hợp tác hơn. Khác với Liên minh châu Âu với mô hình phân giảm quyền hành
tập trung ở mỗi quốc gia, ASEAN có mục đích bảo vệ và chấn hưng chủ nghĩa
quốc gia.
Năm 1976, nhà nước Melanesian Papua New Guinea được trao quy chế
quan sát viên. Trong suốt thập niên 1970, tổ chức này bám vào một chương
trình hợp tác kinh tế, sau Hội nghị thượng đỉnh Bali năm 1976. Nó đã giảm giá
trị hồi giữa thập niên ’80 và chỉ được hồi phục khoảng năm 1991 nhờ một đề
xuất của Thái Lan về một khu vực tự do thương mại cấp vùng. Sau đó khối này
mở rộng khi Brunei Darussalam trở thành thành viên thứ sáu sau khi gia nhập
ngày 8 tháng 1 năm 1984, chỉ một tuần sau khi họ giành được độc lập ngày 1
tháng 1.
23


Độc quyền tại photo Sỹ Giang ===> 0986 388263
Ngày 28 tháng 7 năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ bảy. Lào
và Myanmar gia nhập hai năm sau ngày 23 tháng 7 năm 1997. Campuchia đã dự
định gia nhập cùng Lào và Myanmar, nhưng bị trị hoãn vì cuộc tranh giành
chính trị nội bộ. Nước này sau đó gia nhập ngày 30 tháng 4 năm 1999, sau khi

đã ổn định chính phủ.
Trong thập niên 1990, khối có sự gia tăng cả về số thành viên cũng như
khuynh hướng tiếp tục hội nhập. Năm 1990, Malaysia đề nghị thành lập một
Diễn đàn Kinh tế Đông Á gồm các thành viên hiện tại của ASEAN và Cộng hoà
Nhân dân Trung Hoa, Nhật Bản và Hàn Quốc, với mục tiêu cân bằng sự gia tăng
ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương
(APEC) cũng như tại vùng châu Á như một tổng thể. Tuy nhiên, đề xuất này đã
thất bại bởi nó gặp sự phản đối mạnh mẽ từ Nhật Bản và Hoa Kỳ. Dù vậy, các
quốc gia thành viên tiếp tục làm việc để hội nhập sâu hơn. Năm 1992, kế hoạch
Biểu thuế Ưu đãi Chung (CEPT) được ký kết như một thời gian biểu cho việc
từng bước huỷ bỏ các khoản thuế và như một mục tiêu tăng cường lợi thế cạnh
tranh của vùng như một cơ sở sản xuất hướng tới thị trường thế giới. Điều luật
này sẽ hoạt động như một khuôn khổ cho Khu vực Tự do Thương mại ASEAN.
Sau cuộc Khủng hoảng Tài chính Đông Á năm 1997, một sự khôi phục lại đề
nghị của Malaysia được đưa ra tại Chiang Mai, được gọi là Sáng kiến Chiang
Mai, kêu gọi sự hội nhập tốt hơn nữa giữa các nền kinh tế của ASEAN cũng
như các quốc gia ASEAN Cộng Ba (Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc).
Bên cạnh việc cải thiện nền kinh tế của mỗi quốc gia thành viên, khối
cũng tập trung trên hoà bình và sự ổn định của khu vực. Ngày 15 tháng 12 năm
1995, Hiệp ước Đông Nam Á Không Vũ khí Hạt nhân đã được ký kết với mục
tiêu biến Đông Nam Á trở thành Vùng Không Vũ khí Hạt nhân. Hiệp ước có
hiệu lực ngày 28 tháng 3 năm 1997 nhưng mới chỉ có một quốc gia thành viên
phê chuẩn nó. Nó hoàn toàn có hiệu lực ngày 21 tháng 6 năm 2001, sau khi
Philippines phê chuẩn, cấm hoàn toàn mọi loại vũ khí hạt nhân trong vùng.
Sau khi thế kỷ 21 bắt đầu, các vấn đề chuyển sang khuynh hướng môi
trường hơn. Tổ chức này bắt đầu đàm phán các thoả thuận về môi trường.
24


Độc quyền tại photo Sỹ Giang ===> 0986 388263

Chúng bao gồm việc ký kết Thoả thuận về Ô nhiễm Khói bụi Xuyên biên giới
ASEAN năm 2002 như một nỗ lực nhằm kiểm soát ô nhiễm khói bụi ở Đông
Nam Á. Không may thay, nó không thành công vì những vụ bùng phát khói bụi
Malaysia năm 2005 và khói bụi Đông Nam Á năm 2006. Các hiệp ước môi
trường khác do tổ chức này đưa ra gồm Tuyên bố Cebu về An ninh Năng lượng
Đông Á, the ASEAN-Wildlife Enforcement Network in 2005, và Đối tác châu Á
Thái Bình Dương về Phát triển Sạch và Khí hậu, cả hai đều nhằm giải quyết
những hiệu ứng có thể xảy ra từ sự thay đổi khí hậu. Thay đổi khí hậu cũng là
vấn đề được quan tâm hiện nay.
Trong Hiệp ước Bali II năm 2003, ASEAN đã tán thành khái niệm hoà
bình dân chủ, có nghĩa là mọi thành viên tin rằng các quá trình dân chủ sẽ thúc
đẩy hoà bình và ổn định trong khu vực. Tương tự, các thành viên phi dân chủ
đều đồng ý rằng đây là điều mà mọi quốc gia thành viên đều mong muốn thực
hiện.
Các lãnh đạo của mỗi nước, đặc biệt là Mahathir Mohamad của Malaysia,
cũng cảm thấy sự cần thiết hội nhập hơn nữa của khu vực. Bắt đầu từ năm 1997,
khối đã thành lập các tổ chức bên trong khuôn khổ của họ với mục tiêu hoàn
thành tham vọng này. ASEAN Cộng Ba là tổ chức đầu tiên trong số đó được
thành lập để cải thiện những quan hệ sẵn có với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn
Quốc. Tiếp đó là Hội nghị thượng đỉnh Đông Á còn rộng lớn hơn, bao gồm tất
cả các nước trên cùng Ấn Độ, Úc và New Zealand. Nhóm mới này hoạt động
như một điều kiện tiên quyết cho Cộng đồng Đông Á đã được lên kế hoạch, dự
định theo mô hình của Cộng đồng châu Âu hiện đã không còn hoạt động nữa.
Nhóm Nhân vật Nổi bật ASEAN đã được tạo ra để nghiên cứu những thành
công và thất bại có thể xảy ra của chính sách này cũng như khả năng về việc
soạn thảo một Hiến chương ASEAN.
Năm 2006, ASEAN được trao vị thế quan sát viên của Đại hội đồng Liên
hiệp quốc. Đổi lại, tổ chức này trao vị thế "đối tác đối thoại" cho Liên hiệp
quốc. Hơn nữa, ngày 23 tháng 7 năm đó, José Ramos-Horta, khi ấy là Thủ
tướng Đông Timor, đã ký một yêu cầu chính thức về vị thế thành viên và hy

25


×