Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Phát triển làng nghề ở hà nội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.4 KB, 16 trang )

1

Phát triển làng nghề ở Hà Nội trong quá trình
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Deverlopment of trade village in Ha Noi in the process of Industrialization and modernization
NXB H. : TTĐTBDGV, 2012 Số trang 142 tr. +

Vũ Thị Hoa


Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị
Luận văn ThS ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01
Người hướng dẫn: GS.TS Chu Văn Cấp
Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Hệ thống hóa lý luận về làng nghề, phát triển làng nghề trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề ở Hà Nội nhằm xác
định rõ thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đang đặt ra cần giải quyết trong
thời gian tới. Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển làng nghề trong thời gian
tới năm 2020 theo hướng đi bền vững.

Keywords: Phát triển làng nghề; Hà Nội; Công nghiệp hóa; Hiện đại hóa; Kinh tế chính trị

Content
1. Lý do chọn đề tài
Từ xa xưa, các làng nghề truyền thống luôn gắn bó với cư dần Việt Nam trong quá trình sản
xuất. Sản phẩm của các làng nghề vừa có giá trị kinh tế cao vừa mang đậm nét bản sắc văn hóa và
truyền thống của dân tộc, vừa là cầu nối của quan hệ giữa dân tộc ta với các dân tộc trên thế giới.
Thành phố Hà Nội mở rộng năm 2008 (Sát nhập tỉnh Hà Tây, một huyện của tỉnh Vĩnh Phúc
và một số xã của tỉnh Hòa Bình) có diện tích tự nhiên 3.348,5km
2


, dân số là 6,45 triệu người.
Trong đó, khu vực nông thôn Hà Nội có diện tích tự nhiên là 2.841 km
2
, chiếm 84,9% và dân số
là 4,07 triệu người chiếm 63,1%
(1)1
. Đây là địa bàn rộng lớn, có vị trí quan trọng trong phát triển
kinh tế - xã hội của thành phố cả trước mắt và lâu dài.
Hà Nội hiện có 1.350 làng có nghề, chiếm 59% tổng số làng nghề của cả nước Số làng có
nghề và làng nghề tập trung chủ yếu ở một số quận , huyện của tỉnh Hà Nội với những sản phẩm
đặc sắc và được nhiều người ưa chuộng, như: lụa Vạn Phúc, sơn mài – Duyên thái, tiện gỗ - Nhị
Khê, thêu – Quất Động, nón Chuông, quạt Vác, khảm trai Chuyên Mỹ, hàng mây tre đan Phú
Vinh, đồ mộc Chàng Sơn, Sơn Đồng, may Trạch Xá, đàn Đào Xá, gốm sứ Bát Tràng…
Thực tế cho thấy sự phát triển làng nghề có nghề và làng nghề ở Hà Nội đã góp phần tích cực
vào tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, giải quyết việc làm, xóa đói
giảm nghèo, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thủ đô nói riêng và cả nước nói
chung…Tuy vậy, trong quá trình phát triển làng nghề ở Hà Nội còn bộc lộ một số vấn đề khó

1
: Kỷ yếu hội thảo khoa học: Đẩy nhanh quá trình CNH. HĐH của thủ đô, Nxb ĐH Kinh tế quốc dân, H.2010, tr401
2

khăn, như: thiếu vốn sản xuất, thị trường tiêu thụ còn hạn chế, kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được
yêu cầu sản xuất, thu nhập của người lao động còn thấp, việc đào tạo nâng cao tay nghề gặp nhiều
khó khăn. Bên cạnh đó vấn đề xã hội và tình trạng ô nhiễm môi trường đang ảnh hưởng xấu đến
chất lượng cuộc sống dân cư…Chưa đảm bảo được sự phát triển theo hướng bền vững.
Để làng nghề của tỉnh Hà Nội thực sự đóng vai trò quan trọng thúc đẩy CNH, HĐH, nông
nghiệp, nông thôn vấn đề cần thiết là phải tìm ra các giải pháp nhằm phát huy tiềm năng, thế
mạnh, khắc phục các hạn chế khó khăn trong sự phát triển của các làng nghề. Vì thế, tìm hiểu và
nghiên cứu vấn đề “Phát triển làng nghề ở tỉnh Hà Nội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại

hóa” là hết sức cần thiết và đó cũng là lý do tác giả chọn vấn đề này làm luận văn thạc sĩ kinh tế
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Làng nghề và phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một trong
những vấn đề thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, dưới những góc độ khác nhau và đã có
nhiều công trình được công bố:
- Mai Thế Hởn (2000), “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở vùng ven thủ đô Hà Nội”, luận án tiến sĩ kinh tế Học viện Chính trị quốc giá
Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Trần Minh Yến (2003), “Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, bảo vệ tại viện kinh tế Việt Nam.
- Nguyễn Văn Công (2005), “Vốn cho phát triển làng nghề ở Hà Tây”, luận án thạc sĩ, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Phát triển các làng nghề của Hà Nội, CNH, HĐH, bài viết của phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn
Văn Phúc (ĐH Kinh tế quốc dân), tạp chí dự báo và kinh tế, số 2 (tháng 1/2011)
- Bài tham luận của TS. Phạm Quốc Sử tại hội thảo “Phát triển bền vững thủ đô Hà Nội văn
hiến, anh hùng, vì hòa bình” về vấn đề “Các làng nghề Hà Tây trong khung cảnh hội nhập
thủ đô”
- Nguyễn Thị Nghĩa (2008), “Phát triển làng nghề Hà Tây trong hội nhập kinh tế quốc tế”,
luận văn thạc sĩ, đại học kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội.
- Phát triển hệ thống các làng nghề nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa nông thôn Hà Nội, trong
kỷ yếu hội thảo khoa học: Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thủ đô,
Nxb ĐH Kinh tế quốc dân. H.2010
- PGS.TS Nguyễn Văn Phúc: Phát triển các làng nghề của Hà Nội trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, kỷ yếu hội thảo khoa học: Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa của thủ đô, Nxb ĐH Kinh tế Quốc dân, H.2010
Các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến các vấn đề:
- Khái niệm làng nghề, những đặc trưng của làng nghề, làng nghề truyền thống, làng nghề mới
- Xu hướng vận động của làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
3


- Sự phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn cả nước,
một số địa phương cụ thể và trong xu thế hội nhập kinh tế
- Đã đề cập đến những thành tựu, khó khăn, hạn chế trong phát triển làng nghề ở các địa
phương cụ thể.
Tuy vậy, hiện vẫn còn ít công trình nghiên cứu về phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội,
đang đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị. Vì
thế đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế này vẫn rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn quan trọng.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Dựa trên những vấn đề lý luận về làng nghề phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, luận văn đánh giá thực trạng phát triển làng nghề ở Hà Nội. Trên cơ sở đó đề
xuất giải pháp nhằm phát triển làng nghề trong thời gian tới theo hướng đi bền vững.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý luận về làng nghề, phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
- Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề ở Hà Nội nhằm xác định rõ thành tựu, hạn chế,
nguyên nhân và những vấn đề đang đặt ra cần giải quyết trong thời gian tới.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển làng nghề trong thời gian tới năm 2020
theo hướng đi bền vững.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng: Làng nghề và những xu hướng biến đổi của làng nghề trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa (khảo sát một số vùng)
 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Hà Nội, cụ thể là các quận, huyện có nhiều
làng nghề, như: Phú Xuyên, Thường Tín, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Thanh Oai, Ba Vì, Đông
Anh, Hà Đông…
- Mốc thời gian để thu thập dữ liệu, đưa vào phân tích tình hình phát triển làng nghề…từ
năm 2000 đến nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu luận văn

- Cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa
Mác – Leenin dựa trên cơ sở phương pháp luận đó.
- Luận văn sử dụng phương pháp cụ thể như: Phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, mô
hình hóa bằng các bảng, biểu, sơ đồ, khảo sát thực tiễn và kế thừa kết quả nghiên cứu của
các công trình khoa học đã công bố.
6. Đóng góp của luận văn
- Làm rõ hơn xu thế vận động, phát triển của làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
4

- Đánh giá một cách khách quan, sát thực tế về phát triển làng nghề của Hà Nội
- Đề xuất giải pháp nhằm phát triển làng nghề theo hướng bền vững trong giai đoạn đến
năm 2020
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục nội dung luận văn
gồm 3 chương, 6 tiết.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
Chương 2: Thực trạng phát triển làng nghề tỉnh Hà Nội
Chương 3: Những giải pháp phát triển làng nghề trong thời gian đến năm 2020

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH

Một số lý luận về làng nghề
Khái niệm làng nghề, tiêu chí xác định và các loại làng nghề
 Khái niệm làng nghề
- Theo GS. Trần Quốc Vượng thì làng nghề là làng mà tuy vẫn có trồng trọt theo lối tiểu
nông và chăn nuôi (lợn, gà ) song nổi trội nghề tinh xảo với tầng lớp thợ thủ công chuyên

nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường (cơ cấu, tổ chức), có ông trùm, ông phó
cả,…cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định, sống
chủ yếu bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng thủ công, những mặt hàng này đã có
mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng hóa có quan hệ tiếp thị với một thị trường tiến tới
mở rộng ra cả nước rồi có thể xúc tiến nước ngoài.
- TS. Phương Bá Thi: Làng nghề là làng ở nông thôn có một (hay một số) nghề thủ công
tách hẳn khỏi nông nghiệp và kinh doanh độc lập.
- Hiểu làng nghề: Làng nghề là cụm dân cư sinh sống trong một thôn (làng) có một hay một
số nghề được tách khỏi nông nghiệp để sản xuất, kinh doanh độc lập. Thu nhập từ các làng
nghề đó chiếm tỷ trọng trong giá trị sản phẩm của làng.
 Tiêu chí làng nghề
 Các loại làng nghề
- Phân theo số lượng làng nghề: làng 1 nghề, làng nhiều nghề
- Phân loại theo thời gian hình thành
+ Làng nghề truyền thống
+ Làng nghề mới
5


Đặc điểm của làng nghề
- Hoạt động làng nghề gắn với làng quê và sản xuất nông nghiệp
- Làng nghề đa dạng cơ cấu, ngành hàng và chủng loại mặt hàng
- Trình độ sản xuất thủ công là chủ yếu
- Phát triển làng nghề thu hút nguồn lực tiềm tàng trong nông thôn
- Phát triển làng nghề còn giới thiệu bản sắc văn hóa dân tộc.
1.2.3 Vai trò của làng nghề trong sự phát triển kinh tế
Thứ nhất: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Thứ hai: Phát triển làng nghề giải quyết việc làm
Thứ ba: Tăng thu nhập, thu hẹp mức sống giữa thành thị và nông thôn
Thứ tư: Phát triển làng nghề để phát huy nội lực địa phương, thu hút vốn đầu tư

Thứ năm: Phát triển làng nghề góp phần phát triển du lịch
Thứ sáu: Phát triển làng nghề góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống
Thứ bảy: Phát triển làng nghề nông thôn là động lực xây dựng nông thôn mới
Xu hƣớng biến đổi làng nghề trong quá trình CNH, HĐH
Trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế các làng nghề có nhiều thay đổi, vừa có những
thuận lợi, vừa có những thách thức đồng thời có những sự biến đổi cho phù hợp với môi trường
kinh tế thị trường.
Các làng nghề và các làng nghề truyền thống có những cơ hội và khả năng phát triển khác
nhau như: gốm sứ Bình Dương, Bát Tràng, Chu Đậu, Phù Lãng, đồ gỗ, gò công, cơ khí Ý Yên,
mây tre đan Củ Chi,…đang có điều kiện phát triển khá mạnh. Bên cạnh đó nhiều làng đang đứng
trước khó khăn, thách thức như: nghề làm giấy dó, nghề làm nón, làng Chuông – Thanh Oai; sản
xuất tre – trúc (Thu Hồng, Sóc Sơn, Hà Nội).
Một số xu hướng đáng chú ý là nhiều làng nghề đã gắn sản xuất ngành nghề với các hoạt động
du lịch như: Bát Tràng, Vạn Phúc, ….Khu sinh thái Ba Vì, các làng nghề sẽ chuyển hóa thành các
đô thị hay trung tâm công nghiệp ở nhiều hình thức, quy mô và các phạm vi khác nhau như mở
rộng các xưởng thủ công cá thẻ thành các xưởng bán cơ khí, làng truyền tự động,…hoặc tách làng
nghề khỏi khu dân cư và hình thành các cụm công nghiệp.
Kinh nghiệm phát triển làng nghề trong quá trình CNH, HĐH ở một số tỉnh Việt Nam
Kinh nghiệm của Tỉnh Bắc Ninh và Tỉnh Nam Định
Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh là một tỉnh có vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung và làng nghề nói riêng.
Nơi đây có làng nghề phát triển và tồn tại từ lâu đời. Phân bố rộng trên địa bàn toàn tỉnh với làng
nghề phát triển mạnh, như: đồ gỗ, giấy, đồng,…và nhiều làng nghề phục vụ nhu cầu tiêu dùng,
như: bún, bánh, sắt,…có nhiều mặt hàng xuất khẩu ra nước ngoài. Ví dụ làng Đồng Kỵ đồ gỗ
hàng năm lên tới 200 tỷ đồng,…Bắc Ninh có cac khu, cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động.
6

Nhưng thực tế vẫn đặt ra nhiều vấn đề khó khăn vốn, mặt bằng, môi trường ô nhiễm….ví như ô
nhiễm làng giấy Dương Ô. Bắc Ninh cũng đã đưa ra nhiều giải pháp, khôi phục nghề truyền
thống, khuyến khích đầu tư, khoa học công nghệ, phát triển làng nghề gắn với văn hóa, du lịch…

Kinh nghiệm của tỉnh Nam Định
Một tỉnh 85% dân số sống ở nông thôn nên làng đã và đang đóng góp không nhỏ vào tăng
trưởng nền kinh tế chung điển hình như làng Nghĩa Thủy với tốc độ kinh tế 2005 – 2010 đạt 8,9%
thu nhập. Nhưng trước nhu cầu CNH, HĐH làng đóng vai trò quan trọng trong giải quyết việc
làm. Nhưng vấn đề kết cấu hạ tầng, vấn đề môi trường, trang thiết bị vẫn là khó khăn với làng
nghề. Nam Định đã đưa ra giải pháp khắc phục: Đó là xâu dựng làng nghề thành trung tâm kinh tế
- thương mại, phát triển cụm công nghiệp, đầu tư phát triển các ngành mới, UBND tỉnh tập trung
xét duyệt các đề án quy hoạch làng nghề…
Những bài học kinh nghiệm
Từ những kinh nghiệm phát triển làng nghề trong quá trình CNH, HĐH ở 2 tỉnh nói trên: bài
học kinh nghiệm mà Hà Nội có thể tham khảo, vận dụng đó là:
Thứ nhất: Kết hợp kỹ thuật thủ công với công nghệ hiện đại, sản xuất gần vùng có nguyên
liệu giảm bớt phí lưu thông.
Thứ hai: Quy hoạch làng nghề thành các khu, vùng tránh sản xuất manh mún
Thứ ba: Chú trọng đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực ở nông thôn, giải quyết việc làm tại
chỗ
Thứ tư: Về thị trường cung ứng thị trường nội địa, mở rộng tiêu thụ ở nước ngoài nhằm xuất
khẩu sang các nước.
Thứ năm: Nhà nước hỗ trợ vốn để khuyến khích người kinh doanh và người lao động
Thứ sáu: Bảo vệ môi trường.

CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2000- 2011

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội liên quan đến sự phát triển làng nghề
- Hà nội là thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới, có quy mô dân số chiếm 7,6% dân
số cả nước.
- Khí hậu tương đối ôn hòa
- Giao thông thuận lợi.
- Về kinh tế: tốc độ tăng GDP khoảng 41% so với Đồng bằng Sông Hồng; thu nhập

đầu người, cơ cấu ngành kinh tế có sự chuyển dịch, hoạt động xuất khẩu chiếm khoảng
11% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
- Khoa học công nghệ: Hà Nội có khoảng 40 ngàn người làm việc trong các cơ quan
nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ
7

- Về Giáo dục đào tạo: Hà Nội là trung tâm giáo dục đại học lớn nhất quốc gia; có nhiều
trường trung học, tiểu học và mầm non.
- Hà Nội giàu tiềm năng du lịch bởi có nhiều danh lam, thắng cảnh
Nói tóm lại: Hà Nội có nhiều điều kiện thuận lợi và các nguồn lực cần thiết cho phát triển xã hội.
2.2 Tình hình phát triển làng nghề ở Hà Nội trong thời gian 2000 – 2011 nhất là trong
các năm 2006 – 2011
2.2.1 Quá trình hình thành phát triển của làng nghề
Hà Nội có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đặc biệt có nền văn hóa lâu đời, có nhiều làng
nghề sản xuất thủ công truyền thống, như: lụa Vạn Phúc, mộc mỹ nghệ Vân Hà, sơn mài,…
2.2.2 Toàn cảnh làng nghề ở Hà Nội
Hà Nội có 1350 làng có nghề chiếm 59% tổng số làng của cả nước. Số làng có nghề phân
bố không đều, đa số tập trung ở các huyện: Phú Xuyên, Ứng Hòa, Thường Tín, Chương
Mỹ,…Một số huyện có số lượng làng nghề ít như: Thanh Trì, Gia Lâm, Từ Liêm,…
2.2.3 Những đóng góp của làng nghề và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố
Những năm qua phát triển làng nghề, làng có nghề của thành phố đã có sự chuyển biến cụ thể:
Thứ nhất: Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở làng nghề
Thứ hai: Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đa dạng hóa kinh tế nông thôn.
Các làng nghề đã mở rộng quy mô và địa bàn sản xuất thu hút nhiều lao động, kéo theo sự
phát triển của nhiều ngành khác như thương mại, dịch vụ, vận tải,…
2.2.4 Những diễn biến cụ thể của làng nghề Hà Nội
2.2.4.1 Sự phát triển về quy mô và giá trị sản xuất của làng nghề
Sự gia tăng không ngừng cả về số lượng và giá trị sản xuất của các làng nghề qua các năm có
ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của thành phố.
2.2.4.2 Trình độ kỹ thuật công nghệ của các làng nghề

Đáng kể nhất là việc sử dụng điện vào sản xuất, gắn liền với cơ khí hóa toàn phần. Qua khảo
sát làng nghề Bát Tràng đã dần đưa công nghệ nung sản phẩm gốm sứ bằng lò, công nghệ tạo phôi
của sản phẩm bằng bàn xoay dùng mô tơ điện hay làng nghề sơn mài nhờ kết hợp với nghề trạm
bạc, khảm trai, công nghệ gỗ dán, công nghệ hóa học polime đã tạo ra sản phẩm sơn mài tinh xảo
và hiện đại.
2.2.4.3 Thị trƣờng tiêu thụ các sản phẩm của làng nghề
Làng nghề tìm ra được hướng đi của mình bằng sự năng động của thị trường như: khảm trai,
sơn mài ở Chuyên Mỹ, Phú Xuyên. Sản phẩm thu hút khách mua trong nước và ngoài nước nhưng
hình thức tiêu thụ làng nghề đôi khi còn bó hẹp:
Thứ nhất: Các hộ tự tiêu thụ, tự giới thiệu nên giá cả không thống nhất
Thứ hai: Tiêu thụ qua các đại lý, doanh nhân sản xuất, nên vấn đề ép giá và lộn xộn


8

2.2.4.4 Vấn đề tổ chức sản xuất và vốn trong các làng nghề
* Về tổ chức sản xuất
Đó là các cơ sở sản xuất, tổ hợp, các doanh nghiệp tư nhân ngày càng khẳng định ưu thế của
mình. Nhưng người tiêu dùng yêu cầu ngày càng cao,sức cạnh tranh ngày càng gay gắt nên có
hình thức liên kết tạo ra sự tương hỗ. Hà Nội đã hình thành nhiều cụm công nghiệp như nghề Đa
Sỹ, nghề Vạn Phúc, Song Phượng, Đan Phượng…
* Tình hình vốn và sử dụng vốn của các làng nghề
- Vốn tự có
- Nguồn vốn tín dụng chính thức
- Nguồn vốn tín dụng phi chính phủ
- Nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình ưu đãi của Nhà nước, của thành phố
2.2.4.5 Vấn đề môi trƣờng của các làng nghề
Ô nhiễm môi trường làng nghề:
- Ảnh hưởng nguồn nước
- Ảnh hưởng đến môi trường không khí: thể hiện ô nhiễm bụi, mùi, nhiệt độ và tiếng ồn.

- Ảnh hưởng tới tài nguyên thiên nhiên: Ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe
người dân, ảnh hưởng tới du lịch làng nghề
2.2.4.6 Việc bảo tồn nền văn hóa truyền thống của sản phẩm làng nghề và du lịch làng
nghề
* Về bảo tồn văn hóa truyền thống
Giá trị văn hóa thể hiện trong các nghệ nhân – những người lưu giữ những tinh hoa văn hóa
dân tộc. Thành phố Hà Nội coi “Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nội là yêu cầu, nguyện vọng
và nhiệm vụ tất yếu trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa”
* Về du lịch làng nghề
Hà Nội có nhiều thuận lợi để phát triển du lịch làng nghề đó là nghề nổi tiếng, có thương hiệu
như: Bát Tràng, Vạn Phúc, Nón Chuông…Du khách vừa xem nghề truyền thống vừa xem những
tài nghệ và mua sản phẩm làm lưu niệm.
2.2.4.7 Khái quát thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế
* Về thành tựu
- Năm 2011 công nhận 277 làng nghề và 1350 làng có nghề
- Sự phát triển của làng nghề góp phần tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố
- Làng nghề vận động rất phong phú và da dạng nhằm thích ứng với thị trường.
- Một số cụm doanh nghiệp làng nghề đã thực hiện chuyên môn hóa về nguyên liệu, sơ chế.
- Các chủ sản xuất không ngừng học hỏi, quản lý tiếp cận thị trường
- Người lao động nâng cao nhận thức
- Phát triển làng nghề rút ngắn khoảng cách thành thị và nông thôn cải thiện hoạt động văn hóa
và du lịch
9

* Những tồn tại, hạn chế
- Phát triển làng nghề mang tính tự phát
- Sự liên kết giữa sản xuất, tiêu thụ, thợ và nghệ nhân chưa chặt chẽ
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa được mở rộng
- Phần lớn lao động làng nghề trình độ học vấn còn hạn chế, không qua đào tạo cơ bản, chưa
tách khỏi nông nghiệp

- Môi trường bị ô nhiễm nặng, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất không đồng bộ
* Nguyên nhân
- Do tác động của kinh tế thị trường
- Do chưa có kế hoạch bảo tồn và phát triển cụ thể
- Do nguồn cung ứng cho việc sản xuất như vốn, lao động, nguyên vật liệu hạn chế
- Trình độ tay nghề còn hạn chế
- Hầu hết chủ doanh nghiệp chưa qua lớp đào tạo, bồi dưỡng
- Hệ thống hạ tầng chưa đồng bộ
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa mở rộng, kém sức cạnh tranh
- Việc bảo tồn văn hóa, truyền thống chưa chú trọng và quan tâm
- Ngoài ra còn do nhận thức của chủ doanh nghiệp và thiếu sự chủ động trong việc giành khoa
học – công nghệ, nguồn vốn…
- Sự phối hợp, hỗ trợ giữa chủ doanh nghiệp, và các tổ chức trong địa phương chưa đồng bộ

CHƢƠNG 3
ĐỊNH HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở
HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN 2011 – 2020

3.1 Những cơ hội và thách thức, mục tiêu và định hƣớng phát triển làng nghề ở Hà Nội
3.1.1 Vài nét về cơ hội và thách thức
* Về cơ hội
- Hệ thống pháp luật được hoàn chỉnh, công khai
- Thị trường được mở rộng, các doanh nghiệp có điều kiện phát triển
- Doanh nghiệp không bị phân biệt đối xử trong các vụ tranh chấp thương mại
- CNH, HĐH làm tăng năng suất lao động, phân công lao động ổn định
- Hà Nội có nhiều nguồn lực, nhiều điều kiện thuận lợi
- Phát triển làng nghề là một chủ trương lớn của Hà Nội theo quyết định 3951/QĐ – UBND
- Thành phố có chủ trương hỗ trợ một cách thiết thực cho các làng nghề dưới nhiều hình thức.
* Về thách thức
- Sự diễn ra cạnh tranh gay gắt ngay thị trường trong nước và thị trường quốc tế.

- Doanh nghiệp nông thôn vừa và nhỏ dễ mất ổn định
10

- Sự biến động thị trường thế giới sẽ tác động đến thị trường trong nước
3.1.2 Mục tiêu và định hƣớng phát triển làng nghề
* Về mục tiêu
- Thời kỳ 2011 – 2015 tăng bình quân khoảng 19,5 – 20,5%
- Thời kỳ 2016 – 2020 tăng bình quân khoảng 20 – 21%
- Tạo việc làm cho khoảng 800 nghìn đến 1 triệu lao động nông thôn, khoảng 200 nghìn lao
động có việc làm mới.
- Phấn đấu năm 2020 tăng 120 làng có nghề.
- Khôi phục và bảo tồn 21 làng nghề truyền thống
- Đầu tư xây dựng 15 làng nghề truyền thống và xử lý ô nhiễm môi trường
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho 50 làng nghề
* Định hƣớng cho phát triển làng nghề
- Phát triển làng nghề gắn với chuyên môn văn hóa
- Chú trọng phát triển sản phẩm thủ công
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động tại các làng
- Khôi phục, duy trì phát triển các sản phẩm
- Phát triển tiềm năng du lịch làng nghề
3.2 Những giải pháp chủ yếu
3.2.1 Đánh giá và điều chỉnh lại quy hoạch phát triển làng nghề
3.2.1.1 Định vị các làng nghề trong quá trình phát triển kinh tế xã hội cũng nhƣ quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thủ đô
- Phân loại các làng nghề
- Sản phẩm làng nghề đa dạng có nhu cầu trên thị trường cầng giúp đỡ, phát triển
- Làng nghề phát triển cầm chừng cần khuyến khích và chú trọng bảo tồn công nghệ độc đáo
- Những làng nghề gặp khó khăn nhưng vẫn có cơ hội phát triển, chính quyền tạo điều kiện
xúc tiến thương mại.
- Làng nghề trong quá trình suy vong cần có sự thay đổi phù hợp nhưng vẫn giữ nét truyền thống

3.2.1.2 Quy hoạch phát triển làng nghề đặt trong quy hoạch phát triển, kế hoạch công
nghiệp hóa, hiện đại hóa thủ đô
- Việc mở rộng sản xuất sẽ tác động đến doanh nghiệp và GDP của tỉnh liên quan đến
năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh
- Hoàn thiện hệ thống, chính sách, phát triển làng nghề
+ Chính sách cơ cấu ngành nghề, mặt hàng
+ Chính sách đảm bảo vốn
+ Chính sách thuế
+ Chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng
+ Chính sách đất đai
11

+ Chính sách chuyển giao công nghệ
+ Chính sách khuyến khích hình thành các hiệp hội nghề
+ Chính sách khôi phục và phát triển làng nghề
+ Xây dựng chiến lược cung ứng nguyên liệu cho sản xuất
3.2.2 Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cho làng nghề
Một là: Về hệ thống giao thông đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất và sinh hoạt của làng nghề
Hai là: Hệ thống cung cấp điện:
Ba là: Về hệ thống thông tin liên lạc
Bốn là: Phát triển hệ thống cấp nước, thoát nước thải
Năm là: Phát triển làng nghề gắn liền với kết cấu hạ tâng
Sáu là: Đẩy mạnh công tác đầu tư và xây dựng các cụm làng nghề
3.2.3 Phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch
- Tập trung phát triển một số tuyến du lịch, điểm du lịch gắn với làng nghề
- Hỗ trợ, nâng cấp, chỉnh trang cơ sở hạ tầng
- Đẩy mạnh công tác bảo tồn
3.2.4 Đào tạo nguồn nhân lực
Một là: Đầu tư, đào tạo, bồi dưỡng nghề cho người lao động
Hai là: Xây dựng cơ chế khuyến khích các nghệ nhân

Ba là: Khuyến khích hỗ trợ các làng nghề tự tổ chức, thành lập các trung tâm đào tạo nghề
Bốn là: Tổ chức các hội thi nghệ nhân giỏi
Năm là: Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho chủ doanh nghiệp
Sáu là: Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo
Bảy là: Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo cho người lao động
3.2.5 Mở rộng thị trƣờng và tăng cƣờng năng lực hội nhập quốc tế cho làng nghề
- Chú trọng thị trường cho làng nghề
- Tăng cường năng lực hội nhập quốc tế cho làng nghề
3.2.6 Xây dựng quy chế quản lý môi trƣờng làng nghề
- Xác định môi trường là vấn đề cấp bách cần được giải quyết
- Các biện pháp dứt khoát, chế tài đủ mạnh xử lý nghiêm sẽ khắc phục phần nào nạn ô
nhiễm môi trường.
3.2.7 Xây dựng một số cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển nghề, làng nghề
3.2.7.1 Hỗ trợ lập dự án đầu tƣ xây dựng, quản lý và phát triển thƣơng hiệu
- Dự án: Phát triển cụm làng nghề; khôi phục làng nghề; chuyển giao công nghệ; giải pháp
mặt bằng; giảm bớt lấy đất nông ngiệp; đô thị hóa; tổ chức quản lý; Nhà nước cải cách thủ tục
hành chính
- Xây dựng chiến lược thương hiệu

12

3.2.7.2 Cung cấp công nghệ thông tin
Thứ nhất: Kết hợp công nghệ mới với công nghệ truyền thống
Thứ hai: Lựa chọn công nghệ phù hợp
Thứ ba: Hiện đại hóa nhưng đảm bảo không mất đi tính truyền thống
Thứ tư: Hiện đại hóa, đảm bảo vệ sinh môi trường
Thứ năm: Hiện đại hóa lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo
3.2.7.3 Xúc tiến thƣơng mại
Thứ nhất: Tích cực khai thác thị trường truyền thống, hướng mạnh thị trường xuất khẩu
Thứ hai: Đầu tư cho việc kích cầu tiêu dùng và giới thiệu sản phẩm

Thứ ba: Đăng ký thương hiệu và hỗ trợ chính sách thuế nhập khẩu
Thứ tư: Coi trọng chất lượng sản phẩm khắc phục nạn làm hàng giả
3.2.7.4 Hỗ trợ nguồn vốn
Huy động vốn tự có; có quỹ bảo lãnh tính dụng; đa dạng hình thức huy động vốn; đơn giản
hóa thủ tục cho vay vốn; có sự tư vấn về vốn; giải quyết cho vay vốn lưu động; ngân hàng nâng
cao việc thẩm định dự án; sử dụng vốn có hiệu quả; huy động vốn tối đa các thành phần kinh tế
địa phương
3.2.7.5 Thực hiện chƣơng trình “Mỗi làng một nghề”
Mỗi làng chuyên sâu một nghề hoặc có một nghề
3.2.7.6 Hình thành các cụm công nghiệp làng nghề
Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố, tạo điều kiện di dời các cơ sở
sản xuất gây ô nhiễm môi trường
3.2.7 .7 Thành lập hội, hiệp hội làng nghề
Hiệp hội đại diện cho hộ, chủ kinh doanh báo cáo với chính quyền về tình hình sản xuất, quy
mô, quyền và nghĩa vụ; đảm bảo ứng dụng công nghệ mới, chịu trách nhiệm trong đào tạo nghề

KẾT LUẬN

Làng nghề là nguồn tài sản của đất nước, nó không chỉ mang ý nghĩa kinh tế, văn hóa,xã
hội mà còn thể hiện nền văn hóa, văn minh độc đáo của dân tộc. Trên bước đường phát triển làng
nghề đã trải qua những thăng trầm khác nhau. Khi điều kiện thuận lợi làng nghề đã phát huy tốt
được tiềm năng, lợi thế to lớn của nó. Nhưng khi gặp khó khăn trở ngại, làng nghề rơi vào những
cơn biến động, tình trạng suy thoái, mai một
Trên cơ sở xác định mục đích, nội dung nghiên cứu của đề tài, luận văn đã cơ bản làm rõ
một số vấn đề của làng nghề:
Thứ nhất là vấn đề chung nhất của làng nghề về đặc điểm, vai trò, tác động, xu hướng biến đổi
của làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phân tích những thuận lợi, khó khăn khi
hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân khi tham gia bảo tồn làng nghề.
13


Những điều kiện cơ bản thúc đẩy các làng nghề phát triển đó là những điều kiện về vốn,
lao động, kỹ thuật công nghệ, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho
người lao động, đa dạng hóa kinh tế nông thôn, đồng thời góp phần đa dạng hóa những sản phẩm
xuất khẩu. Nắm những điều kiện cơ bản này làm cơ sở xây dựng chính sách, giải pháp phù hợp
với điều kiện thực tế của Hà Nội. Qua nghiên cứu kinh nghiệm về phát triển làng nghề của một số
địa phương trong nước có nét tương đồng với Hà Nội cho thấy lực lượng sản xuất của làng nghề
từng bước được giải phóng, mọi tiềm năng đã và đang được phát huy đáng kể vào sự phát triển
sản xuất, góp phần làm đa dạng hóa các hình thức sản xuất kinh doanh, phân công lại lao động
trong nông nghiệp. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và sự phát triển làng
nghề trong kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy phát triển mạnh làng nghề được coi
là một nội dung trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thứ hai: những nhân tố tác động và đánh giá thực trạng làng nghề trong thời gian từ năm
2000 đến nay đã làm rõ được vai trò của làng nghề đối với đời sống kinh tế, xã hội của Hà Nội
như đóng góp ngân sách, giải quyết việc làm, tạo thu nhập, tận dụng được vốn nhàn rỗi trong dân
chúng góp phần phát triển kinh tế, ổn định xã hội. Tuy vậy vẫn tồn tại những bất cập như: Cơ sở
hạ tầng thấp kém, sản xuất manh mún, tự phát, trình độ tay nghề của người lao động kém, trình độ
quản lý của các chủ cơ sở yếu, kỹ năng tiếp cận thị trường và cách quản lý chưa được đào tạo bài
bản, các nguồn vốn còn khó tiếp cận…Nguyên nhân chủ yếu là do mâu thuẫn nội tại trong các
làng và còn nhiều nguồn khách quan và chủ quan khác.
Dưới tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, làng nghề ở Hà Nội cũng xuất hiện
nhiều yếu tố mới. Nhưng trong điều kiện mới làng nghề cần phải thích nghi. Việc định hướng phát
triển trong bối cảnh mới dựa trên những lợi thế cạnh tranh của Hà Nội.
Thứ ba: Từ những định hướng đó đề ra những giải pháp đồng bộ nhằm thúc đẩy phát triển
làng nghề thực sự có hiệu quả, trong đó nhấn mạnh giải pháp tăng cường sự hỗ trợ của chính
quyền về vốn, kỹ thuật, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ
tầng…Đặc biệt là mở rộng thị trường, xuất khẩu và những thị trường tiềm năng khác.
Để phát triển làng nghề trong kinh tế ở Hà Nội cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát
triển làng nghề với thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; kết hợp truyền thống với
hiện đại, sự phát triển tuần tự, nhảy vọt, các quy hoạch phát triển làng nghề, các nhóm giải pháp
thực tế sẽ phát huy được vị thế làng nghề trong bối cảnh hội nhập.


References
1. Nguyễn Hồng Anh (2009) “Những rào cản trong chuyển giao công nghệ vào các doanh
nghiệp của làng nghề (nghiên cứu trường hợp gốm sứ), luận văn thạc sĩ ĐH Kinh tế_ĐH
Quốc Gia Hà Nội”
2. Báo cáo môi trường quốc gia (2009) – Môi trường làng nghề Việt Nam, Bộ tài nguyên và
môi trường
14

3. Bách khoa toàn thư mở wikipedia
4. Báo cáo thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các điểm kinh tế làng nghề
(17/02/2011) của UBND thành phố Hà Nội
5. Các chính sách thúc đẩy phát triển làng nghề ở Bắc Ninh, Bacninh.online, cập nhật
18/03/2011
6. Phan Trung Chính: phát triển làng nghề ở Bắc Ninh theo hướng bền vững, tạp chí cộng
sản, tháng 01/2010
7. TS. Nguyễn Công: Một số ảnh hưởng tiêu cực từ việc đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa thủ đô, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thủ đô,
Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, H.2010
8. Cục công nghiệp địa phương: Quy hoạch phát triển làng nghề bình định giai đoạn 2011 –
2015, tầm nhìn 2020, www.tacbinhdinh.org.vn
9. TS. Nguyễn Đình Dương, TS. Nguyễn Trinh Phong , Thạc sĩ Nguyễn Thúy Chinh: Hà Nội
– sức sống ngàn năm và điểm nhấn 2010, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Đẩy mạnh CNH,
HĐH thủ đô, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, H 2010.
10. Đỗ Quang Dũng: Làng nghề ở Hà Tây trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn, tạp chí công nghiệp số 6/2005
11. Mai Thế Hởn (2000), “Phát triển làng nghề truyền thống tron quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở vùng ven thủ đô Hà Nội”, luận án tiến sĩ kinh tế bảo vệ tại Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
12. Như Hoa: Phát triển vững bền làng nghề truyền thống Hà Nội, Cổng thông tin điện tử

Chính Phủ, www.thanglong.chinhphu.vn
13. TS. Nguyễn Trinh Hiến: Phát triển làng nghề theo hướng bền vững ở Việt Nam trong tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế, tạp chí phát triển và hội nhập số 4 (14) – tháng 5 và 6/2012
14. Nguyễn Dương Liễu (2009), "Làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ (Phú Xuyên - Hà Tây) về
vấn đề phát triển bền vững làng nghề" Luận văn thạc sĩ- Học viện Nam học và Khoa học,
ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
15. Trần Thị Hoa Lý (2007), Phát triển làng nghề Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế, luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị - ĐH Kinh tế - ĐH Quốc Gia Hà Nội.
16. Nguyễn Thị Nghĩa (2008), "Phát triển làng nghề Hà Tây trong hội nhập kinh tế quốc tế" -
Luận văn thạc sĩ, đại học Kinh tế - ĐH Quốc Gia Hà Nội
17. Niên giám thống kê Hà Nội, 2006, 2010, 2011.
18. Nguyễn Đức Nhuệ (Chủ biên 2010), Thăng Long – Hà Nội dấu tích ngàn xưa, Nxb văn
hóa – thông tin.
19. Nguyễn Đình Phan (2006), “Phát triển cụm công nghiệp làng nghề”, tạp chí kinh tế và
phát triển (108)
15

20. Phát triển làng nghề nông thôn: động lực xây dựng nông thôn mới, baoquangngai.com.vn,
cập nhật 26/4/2012
21. Phú Xuyên: Tập trung phát triển làng nghề truyền thống, QĐND, online cập nhật
14/2/2012
22. PGS.TS Nguyễn Văn Phúc: Phát triển các làng nghề của Hà Nội trong quá trình CNH,
HĐH, (Kỷ yếu hội thảo khoa học: Đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH của thủ đô, Nxb ĐH
Kinh tế, H.2010)
23. Phạm Thị Hồng Phương (2008) “Xây dựng mô hình liên kết giữa công ty Lữ hành với
điểm du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây” luận văn thạc sĩ khoa Du lịch – ĐH Khoa
học Xã hội và Nhân văn
24. Qui hoạch tổng thể phát triển làng nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020, cổng điện tử
thành phố Hà Nội
25. Quyết định 554/QĐ – UBND thành phố Hà Nội, phê duyệt đề án bảo tồn và phát triển làng

nghề Hà Nội giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020
26. Quyết định số 2636/QĐ – BNN về việc phê duyệt chương trình bảo tồn và phát triển làng
nghề - Bộ trưởng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
27. Sở công thương Hà Nội: Phục lục và kinh tế làng nghề 2011
28. Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội: Phát triển hệ thống các làng nghề nhằm thúc đẩy công
nghiệp hóa nông thôn Hà Nội, (2010), (Kỷ yếu hội thảo khoa học: Đẩy nhanh quá trình
CNH, HĐH của thủ đô, Nxb ĐH Kinh tế, H.2010)
29. PGS.TS Nguyễn Danh Sơn: Vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng phục vụ CNH,
HĐH thủ đô, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH thủ đô, Nxb Đại
học Kinh tế quốc dân, H .2010.
30. Phạm Quốc Sử: Làng nghề truyền thống Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH, tạp chí: Lý
luận chính trị số 2/2002
31. Phạm Quốc Sử (2007): Phát triển du lịch làng nghề - nghiên cứu trường hợp tỉnh Hà Tây,
Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội
32. Phạm Quốc Sử :“Phát triển bền vững thủ đô Hà Nội văn hiến, anh hùng, vì hòa bình” về
vấn đề “Các làng nghề Hà Tây trong khung cảnh hội nhập thủ đô”.
33. Nguyễn Trọng Tấn (2006) “Nghề truyền thống trên địa bàn Hà Nội trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế” luận văn thạc sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị Học viện chính trị
Quốc Gia Hồ Chí Minh.
34. Vũ Thị Hồng Thắm (2011), Làng nghề trong phát triển kinh tế, xã hội nông thôn ở tỉnh
Vĩnh Phúc, luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị, Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý
luận chính trị - ĐH Quốc Gia Hà Nội.
16

35. Nguyễn Thị Thọ (2005), Phát triển làng nghề ở huyện Từ Liêm trong tiến trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị, Trung
tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, ĐH Quốc Gia Hà Nội
36. Tăng Thị Thanh Thu (2009), "Phát triển tiểu thủ công nghiệp của Hà Nội trong hội nhập
kinh tế quốc tế" - Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị quốc gia HCM
37. Vũ Quốc Tuấn (Chú biên 2010), Làng nghề phố nghề Thăng Long – Hà Nội trên đường

phát triển, Nxb Hà Nội
38. Nguyễn Văn Tùng (2009), làng nghề ở Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế,
luận văn thạc sĩ - ĐH Kinh tế - ĐH Quốc Gia Hà Nội
39. Phạm Thị Vân (2007), "Phát triển làng nghề ở Bắc Ninh trong tiến trình CNH, HĐH nông
nghiệp nông thôn" - Luận văn thạc sĩ, ĐH Kinh tế - ĐH Quốc Gia Hà Nội.
40. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, XI., X của Đảng cộng sản.
41. Đỗ Thị Yên (2011), Phát triển làng nghề ở huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Trường hợp
làng nghề đá Mỹ nghệ ở xã Ninh Vân, Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị - ĐH Kinh tế -
ĐH Quốc Gia Hà Nội
42. Trần Minh Yến (2004) “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình CNH, HĐH” –
Nxb Khoa học và xã hội Hà Nội.

×