Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Phát triển thương mại điện tử ở việt nam trong nền kinh tế thị trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.06 KB, 8 trang )

Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam
trong nền kinh tế thị trường



Nguyễn Thị Hương


Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị
Luận văn ThS. ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01
Người hướng dẫn: GS.TS. Đỗ Thế Tùng
Năm bảo vệ: 2011


Abstract. Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về Thương mại điện tử (TMĐT)
và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường hiện đại. Khảo sát hiện trạng phát triển
TMĐT ở Việt Nam. Đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy TMĐT ở Việt Nam
phát triển.

Keywords. Thương mại điện tử; Kinh tế thị trường; Kinh tế chính trị; Việt Nam

Content
1. Lý do chọn đề tài
Từ khi nền kinh tế hàng hóa xuất hiện, thương mại tự do và lưu thông hàng hóa luôn
là động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của sức sản xuất.
Sự phát triển của Cách mạng khoa học và công nghệ nhất là sự ra đời của mạng
Internet - mạng thông tin toàn cầu, đã làm thay đổi toàn bộ cách thức hoạt động của con
người cũng như tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, đã tạo ra một môi
trường lý tưởng cho hoạt động thương mại quốc tế phát triển. Tầm quan trọng của Internet
đối với thương mại ngày càng nâng cao cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin
(CNTT), kỹ thuật số hóa, dẫn đến sự xuất hiện một phương thức kinh doanh hoàn toàn mới,


đó là Thương mại điện tử (E.commerce).
Thương mại điện tử (còn gọi là thị trường điện tử, kinh doanh điện tử: E-Commerce
hay E-Business) là quy trình mua bán thông qua việc truyền dữ liệu giữa các máy tính. Tại
đây mọi dịch vụ thương mại trực tiếp giữa người cung cấp và khách hàng được tiến hành
thông qua internet. Hiểu theo nghĩa rộng, thương mại điện tử bao gồm tất cả các loại giao
dịch được sử dụng công nghệ thông tin từ chào hàng, thỏa thuận đến ký hợp đồng
Ở nước ta, Đảng và Chính phủ đã sớm thấy được vai trò quan trọng của CNTT và
TMĐT đối với quá trình công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước, Chỉ thị số 58
- CT/TW ngày 17/10/2000 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng là văn kiện quan trọng nhất
về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta.
Năm 2005 là năm Thương mại điện tử hình thành và được pháp luật chính thức thừa
nhận tại Việt Nam. Trong năm 2005, các cơ quan Nhà nước đã chủ động xây dựng môi
trường pháp lý và tổ chức các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng Thương mại điện tử.
Năm 2006 Luật Giao dịch điện tử, Luật Thương mại (sửa đổi), Bộ Luật dân sự (sửa
đổi) và Nghị định Thương mại điện tử có hiệu lực. Năm 2006 cũng là năm đầu tiên triển khai
kế hoạch tổng thể phát triển Thương mại điện tử trong giai đoạn 2006 - 2010 theo Quyết định
số 222/2005/QĐ-TTg ngày 15/09/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
Môi trường pháp lý cho TMĐT cũng dần được hoàn thiện nhờ một loạt các văn bản
hướng dẫn luật giao dịch điện tử và luật công nghệ thông tin được ban hành trong năm 2007,
như Nghị định số 26/2007/NĐ-CP; Nghị định số 27/2007/NĐ-CP; Nghị định số 35/2007/NĐ-
CP; Nghị định số 63/2007/NĐ-CP; Nghị định số 64/2007/NĐ-CP. Năm 2008 ra đời Thông tư
09/2008 TT-BCT của Bộ Công thương; Quyết định số 43/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ. Mới đây hàng loạt các quyết định phục vụ cho các kế hoạch phát triển CNTT và
TMĐT cũng được ban hành như Quyết định số 48/2009/QĐ-TTg; Quyết định số
50/2009/QĐ-TTg; Quyết định 698/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Các doanh nghiệp nước ta cũng bước đầu nhận thức được vai trò quan trọng của
TMĐT trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, đặc biệt trong quá trình Hội nhập
với nền kinh tế thế giới. Nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư công nghệ tiên tiến và tiến
hành giao dịch thương mại điện tử với các đối tác trong và ngoài nước, tuy nhiên thành quả
thu được còn manh mún và rất hạn chế, điều đó được thể hiện trong Báo cáo Thương mại

điện tử Việt Nam qua các năm, mà mới đây nhất là Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam
2009 của Bộ Công thương tháng 02/2010 vừa qua.
Trong bối cánh đó, việc nghiên cứu ứng dụng những thành quả của CNTT vào phát
triển TMĐT nhằm bắt kịp với xu thế chung của nhân loại là một yêu c bức thiết trong giai
đoạn hiện nay.
Vì vậy, “Phát triển Thương mại điện tử ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường”
được chọn làm đề tài luận văn này.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Phát triển Thương mại điện tử ở Việt Nam là một vấn đề đang thu hút được nhiều sự
quan tâm không chỉ của các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý doanh nghiệp, Chính
phủ mà của cả nhiều nhà nghiên cứu và hoạt động thực tiễn. Đã có không ít những sách
chuyên khảo, luận án, luận văn và đề tài khoa học, các bài báo viết về vấn đề này, chẳng hạn
như:
Mai Anh, “Thương mại điện tử, việc triển khai ở Việt Nam và sự tham gia của Hội tin
học Việt Nam”, Hồ Đức Thắng, “Hạ tầng internet trong việc phát triển Thương mại điện tử”,
được đăng trong kỷ yếu tuần lễ tin học X diễn ra tại Hà Nội tháng 09/2001. Cũng trong năm
2001, Ban Thương mại điện tử - Bộ Thương mại có báo cáo dự án quốc gia “Kỹ thuật
Thương mại điện tử”; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cũng tổ chức hội thảo
“Ứng dụng và phát triển Thương mại điện tử ở Việt Nam”. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật,
Hà Nội cho xuất bản cuốn “Thương mại điện tử cho doanh nghiệp” của Trịnh Lê Nam và
Nguyễn Phúc Trường Sinh. Tạp chí internet và Thương mại điện tử số 03 tháng 11/2001 đã
đăng tải bài: “Thương mại điện tử B2C: Các vấn đề tổng quan” của Phan Mỹ Linh. Lê Đức
Minh cũng trong năm này đã có bài “Các khái niệm cơ bản trong Thương mại điện tử”, Nhà
xuất bản Thống kê (2001) có “Hỏi đáp về Thương mại điện tử” Nhìn chung những công
trình trên đã có những cách tiếp cận rất mới trên phương diện kỹ thuật về vấn đề này.
Năm 2002 cũng xuất hiện hàng loạt những tài liệu chuyên khảo, bài viết được đăng
trên các kỷ yếu, giáo trình, tạp chí đề cập tới khía cạnh kỹ thuật của TMĐT. Nhà xuất bản
Bưu điện Hà Nội cho xuất bản cuốn sách “Thương mại điện tử” của Trung tâm thông tin
Bưu điện - Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam; Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,
Hà Nội xuất bản cuốn “Giao dịch thương mại điện tử - một số vấn đề cơ bản” của nhóm tác

giả Nguyễn Văn Minh - Trần Hoài Nam; Xuân Hiền với “Hệ thống thanh toán điện tử”
đăng trên Internet và Thương mại điện tử các số 20, 21, 22 và 23 năm 2002; Tác giả Nguyễn
Việt Hồng: “Mức độ sẵn sàng ứng dụng Thương mại điện tử ở các nước” trên tạp chí
Internet và Thương mại điện tử số 09 tháng 12/2002; Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Ngoại
thương “Cơ sở pháp lý của Thương mại điện tử - Thực trạng và khả năng thực hiện ở Việt
Nam” của Hoàng Mai Hạnh (2002); Nhà xuất bản Thế giới cũng cho ra đời cuốn “Bí quyết
Thương mại điện tử hướng dẫn xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ”.
Trong các năm 2003, 2004 Vụ Thương mại - Bộ Thương mại cũng đưa ra báo cáo
(2003) “Hiện trạng ứng dụng Thương mại điện tử ở Việt Nam” và “Kiến nghị về thực trạng
ứng dụng thương mại điện tử ở một số tổ chức, đơn vị”. Đặc biệt trong hai năm nay đã có khá
nhiều luận văn nghiên cứu TMĐT dưới khía cạnh kỹ thuật như: Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân có hai luận văn thạc sỹ: Vũ Thị Minh Hiền với “Giải pháp ứng dụng Thương mại
điện tử cho các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội” và “Những giải pháp Marketting
nhằm phát triển quảng cáo trên mạng trong hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam” của
Nguyễn Đình Toàn. Tiếp đó là “Phát triển Thương mại điện tử ở Việt Nam trong thời gian
tới” của Nguyễn Văn Thụ - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 2004. Luận
văn nghiên cứu các vấn đề về hiện trạng và xu hướng phát triển của các hình thức giao dịch
TMĐT trên thế giới (B2B &B2C), hiện trạng TMĐT tại Việt Nam và đưa ra một số giải pháp
phát triển TMĐT giúp Việt Nam nhanh chóng hội nhập với TMĐT trên thế giới. Rồi đến luận
văn thạc sỹ “Tìm hiểu về kỹ thuật đàm phán quốc tế trong Thương mại điện tử và khả năng
áp dụng cho doanh nghiệp Việt Nam” của Đỗ Thị Hạnh Dung, Trường Đại học Ngoại
thương (2006).
Về tình hình phát triển Thương mại điện tử
Trong năm 2001, xuất hiện một loạt các bài báo, tài liệu chuyên khảo nghiên cứu về
tình hình phát triển TMĐT, có thể kể tới: TS. Lê Danh Vĩnh “Tình hình triển khai chương
trình quốc gia về thương mại điện tử” được đăng trong kỷ yếu tuần lễ tin học X, Hà Nội
tháng 09/2001; Lê Hoài An “Bức tranh toàn cảnh về Thương mại điện tử thế giới 2001” trên
tạp chí Internet và TMĐT số 11 tháng 12/2001; Lan Anh “Phát triển Thương mại điện tử tại
Việt Nam - Rào cản từ chính doanh nghiệp” - Thời báo Kinh tế Sài Gòn số 28 tháng 7/2001;
Phan Minh Hoa “Thương mại điện tử Việt Nam - Bây giờ hoặc không bao giờ” - Thị trường

Tài chính tiền tệ số 17 tháng 09/2001; Trương Minh Hoàng: “Báo cáo của Liên hiệp quốc
về Thương mại điện tử” - Internet và Thương mại điện tử số 8 tháng 12/2001. Cũng trong
năm này, Bộ Thương mại đã công bố “Dự thảo đề án phát triển Thương mại điện tử ở Việt
Nam giai đoạn 2001 - 2005”.
Trường Đại học Ngoại thương có hai luận văn thạc sỹ là “Giao dịch Thương mại điện
tử trong hoạt động ngoại thương Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” của Lê Hữu Cường
(2003) và “Thương mại điện tử ở các nước đang phát triển và bài học kinh nghiệm đối với
Việt Nam” của Nguyễn Ngọc Lân (2004); Th.S Nguyễn Văn Thảo (Phó tổng thư ký Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Trưởng ban quản lý sàn giao dịch TMĐT) có bài viết
“Thực trạng và định hướng phát triển Thương mại điện tử ở Việt Nam” được đăng trên Tạp
chí Thương mại số 06/2004, đã xác định những cơ hội, thuận lợi và thách thức cho quá trình
phát triển TMĐT ở Việt Nam, bằng việc tổng kết kinh nghiệm phát triển TMĐT của các nước
trên thế giới, ông đã đưa ra những kiến giải nhằm tạo điều kiện cho TMĐT phát triển ở nước
ta như: Cần hình thành một hệ thống các nguyên tắc chỉ đạo và quan điểm về thiết lập kết cấu
hạ tầng công nghệ, kết hợp với xây dựng một chương trình tổng thể về TMĐT để từng bước
triển khai một cách đồng bộ và có hệ thống.
Cùng năm 2004, Tạp chí Thương mại số 14 có bài “Tạo lập đồng bộ các yếu tố thị
trường mua bán theo phương thức thương mại điện tử ở Việt Nam” của Đinh Thị Nga, cũng
đưa ra một số giải pháp tạo điều kiện phát triển TMĐT trong những năm tiếp đó như: Nâng
cao nhận thức, đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ cho doanh nghiệp triển khai TMĐT, phát triển
hạ tầng công nghệ, phát triển hạ tầng cơ sở thanh toán điện tử Trên tạp chí Internet và
TMĐT tháng 06/2004 cũng có bài “Các nguyên tắc chỉ đạo về Thương mại điện tử ở các
nước ASEAN”.
Năm 2005 cũng xuất hiện hàng loạt các bài viết: Lan Anh trong mục Vấn đề quan tâm
đã tổng kết tình hình ứng dụng TMĐT ở các doanh nghiệp qua các năm 2003 và 2004, đưa ra
những yêu cầu về mặt pháp lý nhằm cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp phát triển loại
hình thương mại mới này qua bài “Cởi trói cho Thương mại điện tử” được đăng trên Tạp chí
Thương mại số 18/2005. Bài “Những gã khổng lồ trong Thương mại điện tử nhắm đến Trung
Quốc” của Cao Anh Đức trên Tạp chí Thương mại số 11/2005, với những dẫn chứng xác thực
về thị trường TMĐT, đã nhấn mạnh TMĐT Trung Quốc ngày càng có sức hút lớn đối với

những ông trùm về TMĐT trên thế giới.
Hai bài “Thương mại điện tử - Cơ hội và rủi ro” và “Để thương mại điện tử thành
hiện thực” trên Tạp chí Thương mại số 18/2005 đã chỉ ra một thách thức lớn đối với sự phát
triển TMĐT ở Việt Nam. Đó là tình trạng thiếu nhân lực và hiện tượng các doanh nghiệp, các
cá nhân tạo lập website tràn lan, sử dụng không có hiệu quả đã gây nên một sự lãng phí lớn.
Cũng trong năm này, luận văn thạc sỹ tại Đại học Ngoại thương Hà Nội “Mô hình phát triển
Thương mại điện tử ở một số nước Châu Á và một số giải pháp cho mô hình phát triển
thương mại điện tử ở Việt Nam” của Phạm Trung Đà đã đưa ra một số giải pháp nhằm phát
triển TMĐT nước ta sau khi tổng kết kinh nghiệm mô hình của một số nước trong khu vực
Châu Á. Tới năm 2006, luận văn thạc sỹ của Phạm Văn Vũ “Giải pháp đẩy mạnh thương
mại điện tử trong doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam” tại Trường Đại học Ngoại thương
một lần nữa cũng lại đề cập tới những vấn đề nêu trên.
Đặc biệt, “Báo cáo Thương mại điện tử” của Bộ Công Thương từ năm 2003 đến 2009
đã phản ánh những bước tiến của TMĐT Việt Nam so với các năm trước đó. Dựa trên kết quả
nghiên cứu, đánh giá chính sách và điều tra rộng rãi các doanh nghiệp trên toàn quốc, báo cáo
của từng năm đã đưa ra một cái nhìn toàn cảnh về môi trường vĩ mô cho TMĐT cũng như
tình hình ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp. Báo cáo đưa ra những cơ hội và thách thức
trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, những kết
quả sau khi triển khai luật giao dịch điện tử, sự phát triển vượt bậc của hạ tầng thanh toán và
các mô hình ứng dụng TMĐT điển hình trong cộng đồng doanh nghiêp.
Về mặt pháp lý
- Chỉ thị số 58 - CT/TW ngày 17/10/2000 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về
đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT được xem là văn kiện quan trọng nhất phục vụ sự
nghiệp CNH, HĐH ở nước ta.
- Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg ngày 15/09/2005 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006 - 2010.
- Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử
trong hoạt động tài chính. Nghị định gồm 11 chương và 73 điều; Nghị định số 27/2007/NĐ-
CP ngày 23/02/2007 về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính gồm 5 chương 22 điều;
Nghị định số 35/2007/NĐ- CP ngày 08/03/2007 về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân

hàng gồm 5 chương 30 điều; Nghị định số 63/2007/NĐ-CP ngày 10/04/2007 của Chính phủ
về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực CNTT gồm 5 chương 36 điều; Nghị định số
64/2007/NĐ-CP ngày 10/04/2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của
Cơ quan Nhà nước gồm 5 chương 56 điều.
- Thông tư 09/2008 TT-BCT ngày 21/07/2008 của Bộ Công thương hướng dẫn Nghị
định TMĐT về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website TMĐT gồm 5 phần.
- Quyết định số 48/2009 QĐ-TTg ngày 31/03/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước giai đoạn 2009 -
2010; Quyết định số 50/2009/QĐ-TTg ngày 03/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc
ban hành “Quy chế quản lý Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm và Chương trình
phát triển công nghiệp nội dung số Việt Nam”; Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/06/2009
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực
CNTT đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
Nhìn chung, Đảng và Chính phủ ta đã sớm thấy được vai trò quan trọng của CNTT và
TMĐT đối với quá trình phát triển đất nước. Tuy nhiên hệ thống các văn bản pháp lý còn
chưa đồng bộ và thiếu tính chặt chẽ.
Như vậy TMĐT là vấn đề thu hút được rất nhiều sự quan tâm, tuy nhiên các công trình
nêu trên chủ yếu nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật và phát triển TMĐT trong từng lĩnh vực chứ
chưa có công trình nào đề cập một cách toàn diện vấn đề phát triển TMĐT trong giai đoạn hiện
nay. Mặt khác, TMĐT là lĩnh vực biến đổi rất nhanh chóng nên việc theo dõi sự phát triển của
TMĐT để có những biện pháp kịp thời nhằm khắc phục những vấn đề phát sinh, giúp TMĐT
phát triển nhanh, mạnh, đúng hướng là việc làm rất cần thiết.
Luận văn này kế thừa những kết quả nghiên cứu đã được công bố, nhưng không đi
sâu vào khía cạnh kỹ thuật và khía cạnh pháp lý của TMĐT, mà chủ yếu nhấn mạnh vai trò
của TMĐT và giải pháp để phát triển TMĐT trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích
Luận văn nghiên cứu cở sở lý luận về TMĐT, vai trò của nó trong nền kinh tế thị
trường hiện đại; Phân tích hiện trạng và xu hướng phát triển TMĐT ở Việt Nam, từ đó đề
xuất những giải pháp thúc đẩy TMĐT phát triển đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế nước ta

hiện nay.
* Nhiệm vụ
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về TMĐT và vai trò của nó trong nền kinh
tế thị trường hiện đại.
- Khảo sát hiện trạng phát triển TMĐT ở Việt Nam.
- Đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy TMĐT ở Việt Nam phát triển
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu vai trò và giải pháp phát
triển của TMĐT ở nước ta hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu: Luận văn không đi sâu vào mặt kỹ thuật và pháp lý của
TMĐT mà tập trung nghiên cứu TMĐT ở tầm vĩ mô.
Thời gian nghiên cứu từ lúc bắt đầu xuất hiện TMĐT ở nước ta nhưng chủ yếu là
những năm gần đây (giai đoạn 2006 - 2010).
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học Kinh tế chính trị, đặc
biệt coi trọng phương pháp phân tích và tổng hợp, kết hợp logic với lịch sử, phương pháp so
sánh, phương pháp thống kê, tổng hợp, khái quát hóa và hệ thống hóa tài liệu.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Trên cơ sở phân tích khái niệm, đặc điểm và kinh nghiệm phát triển TMĐT ở một số
nước trên thế giới, luận văn đã khẳng định được vai trò tích cực của loại hình thương mại này
đối với sự phát triển của kinh tế xã hội.
Bằng việc nghiên cứu, phân tích thực trạng TMĐT ở Việt Nam thời gian qua, luận
văn đã chỉ ra được những ưu thế và nhược điểm của các DNVN trong quá trình xây dựng và
phát triển TMĐT, khẳng định đây là một xu hướng phát triển tất yếu để các DNVN tạo ra
những bứt phá tại thị trường nội địa và nhanh chóng hội nhập, chiếm lĩnh thị trường thế giới.
Để đạt được điều đó, trước hết cần khắc phục những khó khăn bằng cách thực thi một số giải
pháp như: Phổ cập kiến thức và mở rộng việc đào tạo nhân lực cho TMĐT; Hoàn thiện hành
lang pháp lý để điều chỉnh các hoạt động TMĐT; Xây dựng và nâng cấp hạ tầng công nghệ;
Kiến nghị Nhà nước ban hành và thực thi các chính sách hỗ trợ TMĐT đồng thời trực tiếp
tham gia vào các hoạt động TMĐT; Đẩy mạnh hợp tác khu vực và quốc tế để phát triển

TMĐT.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo bao
gồm 3 chương:
Chương 1: TMĐT và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường.
Chương 2: Thực trạng phát triển TMĐT tại Việt Nam.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển TMĐT ở Việt Nam.


References
I. Tiếng Việt:
1. Lan Anh (2005),“Cởi trói cho Thương mại điện tử”, Tạp chí Thương mại, (18).
2. Mai Anh (2001), Thương mại điện tử, việc triển khai ở Việt Nam và sự tham gia của
Hội tin học Việt Nam, Kỷ yếu tuần lễ tin học X diễn ra tại Hà Nội tháng 09/2001.
3. Ban Thương mại điện tử - Bộ Thương mại (2001), Báo cáo dự án quốc gia, Kỹ thuật
Thương mại điện tử.
4. Bộ Công thương (2008), Thông tư số 09/2008/TT-BCT ngày 21/07/2008 của Bộ Công
thương hướng dẫn việc cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website TMĐT.
5. Bộ Công thương (2005), Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam từ năm 2003 đến
2005
6. Bộ Công thương (2006), Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2006.
7. Bộ Công thương (2007), Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2007.
8. Bộ Công thương (2008), Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2008.
9. Bộ Công thương (2009), Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2009.
10. Bộ Thông tin và Truyền thông (2007), Quyết định số 05/2007/QĐ-BTTTT ngày
26/10/2007 của Bộ thông tin và truyền thông phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn
nhân lực CNTT Việt Nam đến năm 2020.
11. Bộ Thương mại (2006), Chỉ thị số 14/2006/CT-BMT ngày 06/12/2006 của Bộ thương
mại về việc triển khai kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006 - 2010.
12. Bí quyết Thương mại điện tử hướng dẫn xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

(2002), Nxb. Thế giới, Hà Nội.
13. “Các nguyên tắc chỉ đạo về Thương mại điện tử ở các nước ASEAN” (6/2004), Tạp
chí thương mại.
14. Đỗ Thị Hạnh Dung (2006), Tìm hiểu về kỹ thuật đàm phán quốc tế trong Thương mại
điện tử và khả năng áp dụng cho doanh nghiệp Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Trường
Đại học Ngoại thương.
15. “Đầu ra của giải pháp” (11/2007), Tạp chí Thế giới vi tính Series B.
16. Phạm Trung Đà (2005), Mô hình phát triển Thương mại điện tử ở một số nước Châu Á
và một số giải pháp cho mô hình phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam, Luận văn
thạc sỹ Trường Đại học Ngoại thương.
17. Cao Anh Đức (2005), “Những gã khổng lồ trong Thương mại điện tử nhắm đến Trung
Quốc”, Tạp chí Thương mại, (11).
18. Hoàng Mai Hạnh (2002), Cơ sở pháp lý của Thương mại điện tử - Thực trạng và khả
năng thực hiện ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội.
19. Xuân Hiền (2002), “Hệ thống thanh toán điện tử”, Internet và Thương mại điện tử,
(20).
20. Xuân Hiền (2002), “Hệ thống thanh toán điện tử”, Internet và Thương mại điện tử,
(21).
21. Xuân Hiền (2002), “Hệ thống thanh toán điện tử”, Internet và Thương mại điện tử,
(22).
22. Xuân Hiền (2002), “Hệ thống thanh toán điện tử”, Internet và Thương mại điện tử,
(23).
23. Vũ Thị Minh Hiền (2003), “Giải pháp ứng dụng Thương mại điện tử cho các doanh
nghiệp thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ trường Đại học Kinh tế quốc
dân.
24. Hỏi đáp về Thương mại điện tử (2001), Nxb. Thống kê, Hà Nội.
25. Nguyễn Việt Hồng (12/2002),“Mức độ sẵn sàng ứng dụng Thương mại điện tử ở các
nước”, Tạp chí Internet và Thương mại điện tử, (09).
26. Phan Mỹ Linh (11/2001), “Thương mại điện tử B2C: Các vấn đề tổng quan”, Tạp chí
Internet và Thương mại điện tử, (03).

27. Nguyễn Văn Minh - Trần Hoài Nam (2002), Giao dịch thương mại điện tử - một số
vấn đề cơ bản, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Đinh Thị Nga (2004), “Tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường mua bán theo phương
thức Thương mại điện tử ở Việt Nam”, Tạp chí Thương mại, (14).
29. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Pháp lệnh quy định chất
lượng hàng hóa đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 24/12/1999, Chủ
tịch nước Trần Đức Lương đã ký sắc lệnh số 04 CTN, ngày 04/01/2000.
30. Hồ Đức Thắng (2001), Hạ tầng internet trong việc phát triển Thương mại điện tử, Kỷ
yếu tuần lễ tin học X diễn ra tại Hà Nội tháng 09/2001.
31. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg ngày 15/09/2005 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006 -
2010.
32. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 32/2006/QĐ-TTg ngày 07/02/2006 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển Viễn thông và Internet Việt Nam
đến năm 2010.
33. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006
- 2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam.
34. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 51/2007/QĐ-TTg ngày 12/04/2007 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển công nghiệp phần mềm
Việt Nam đến năm 2010.
35. Thủ tướng Chính phủ (2007), Nghị định số 63/2007/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực CNTT.
36. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 43/2008/QĐ-TTg ngày 24/03/2008 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ
quan Nhà nước.
37. Thủ tướng Chính phủ (2008), Nghị định số 06/2008/NĐ-CP quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong hoạt động thương mại.
38. Trung tâm Thông tin Bưu điện - Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam (2002),
Thương mại điện tử, Nxb. Bưu điện Hà Nội.

39. Nguyễn Đình Toàn (2003), Những giải pháp Marketting nhằm phát triển quảng cáo
trên mạng trong hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Trường
Đại học Kinh tế quốc dân.
40. Nguyễn Văn Thụ (2004), Phát triển Thương mại điện tử ở Việt Nam trong thời gian
tới, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
41. Phạm Văn Vũ (2006), Giải pháp đẩy mạnh thương mại điện tử trong doanh nghiệp
xuất khẩu tại Việt Nam, Luận văn Trường Đại học Ngoại thương.
42. Vụ Thương mại - Bộ Thương mại (2003), Báo cáo: Hiện trạng ứng dụng Thương mại
điện tử ở Việt Nam và Kiến nghị về thực trạng ứng dụng thương mại điện tử ở một số
tổ chức, đơn vị.
II. Tiếng Anh
43. WTO, Committee on Trade and Development (1999), Summary report of seminar on
Electronic commerce and development,
44. International Trade Center UNCTAD/WTO (2001), Secrets of Electronic Commerce:
A guide for small and medium - sized exporters, Geneva.
45. Markus Stern (2002), “E-Commerce: the enabler of the global village? Survey,
potential and visions”, E-Trade Bridge, Hanoi 21/22-01-2002, Hochiminh city 24/25-
01-2002.




×