Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chức năng của cơ quan điều tra trong quá trình giải quyết vụ án hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (567.23 KB, 5 trang )

Chức năng của cơ quan điều tra trong quá trình
giải quyết vụ án hình sự

Trần Đoàn Hạnh

Khoa Luật
Luận văn ThS ngành: Luật Hình sự; Mã số: 60 38 40
Người hướng dẫn: TS. Trần Văn Luyện
Năm bảo vệ: 2008

Abstract: Trình bày những vấn đề lý luận chung về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan
điều tra trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Nghiên cứu những quy định của pháp
luật về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan điều tra trong quá trình khởi tố vụ án hình sự;
điều tra vụ án hình sự; áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn; ra các quyết
định tố tụng. Tìm hiểu thực trạng của bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Cơ
quan điều tra hiện nay nhất là tổ chức bộ máy được triển khai theo nội dung của Pháp
lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004. Nêu những giải pháp hoàn thiện chức năng,
nhiệm vụ của Cơ quan điều tra phù hợp với yêu cầu cải cách, đổi mới các cơ quan tư
pháp theo tinh thần Nghị quyết số 08, số 49 của Bộ chính trị

Keywords: Cơ quan điều tra; Luật hình sự; Pháp luật Việt Nam; Vụ án hình sự


Content
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong các giai đoạn giải quyết vụ án hình sự theo quy định của pháp luật tố tụng
hình sự Việt Nam thì điều tra là một giai đoạn độc lập nhưng có mối quan hệ mật thiết
với các giai đoạn khác của quá trình giải quyết vụ án. Theo đó trong giai đoạn này, các cơ


quan có thẩm quyền áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định để xác
định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án.
Để thu thập chứng cứ, trong giai đoạn điều tra, cơ quan điều tra được tiến hành
các hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Viện kiểm sát thực hành
quyền công tố và kiểm sát điều tra bảo đảm mọi hoạt động điều tra đúng pháp luật. Hoạt
động điều tra là cần thiết đối với tất cả các vụ án hình sự. Thiếu hoạt động điều tra, Viện
kiểm sát không có cơ sở để truy tố, Toà án không có cơ sở để xét xử vụ án. Để Viện kiểm
sát có thể ra bản cáo trạng, truy tố đúng người phạm tội, Toà án có thể xét xử đúng người,
đúng tội, đúng pháp luật thì trước đó, giai đoạn điều tra phải thu thập được đầy đủ chứng
cứ, bao gồm cả chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội, chứng cứ xác định tình tiết tăng
nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, cũng như chứng cứ xác định
tình tiết khác của vụ án. Nếu giai đoạn điều tra không thu thập được đầy đủ chứng cứ
hoặc việc thu thập chứng cứ có những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, thì Viện
kiểm sát hoặc Toà án sẽ trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung. Cơ quan điều tra có trách
nhiệm điều tra bổ sung đáp ứng yêu cầu của Viện kiểm sát hoặc Toà án.
Như phân tích ở trên cho thấy vai trò quan trọng của giai đoạn điều tra trong cả
quá trình giải quyết vụ án hình sự. Để hoàn thành và thực hiện tốt nhiệm vụ của mình là
xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội; xác định thiệt hại do tội phạm
gây ra, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết vụ án; lập hồ sơ đề nghị truy tố bị can;
xác định nguyên nhân và điều kiện phạm tội, yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp
dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa thì trong giai đoạn này cơ quan điều tra đóng
một vai trò đặc biệt quan trọng. Nó quyết định tính chính xác, nghiêm minh, đúng pháp
luật của các kết quả điều tra làm cơ sở cho các giai đoạn tiếp theo. Vì vậy, nghiên cứu về
chức năng của cơ quan điều tra trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, rút ra những hạn
chế, bất cập và từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động điều tra
trong tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam là hết sức cần thiết.

2. Tình hình nghiên cứu

Từ trước đến nay trong các công trình nghiên cứu, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,

luận văn cử nhân, các bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành mới chỉ đề cập đến vị
trí của cơ quan điều tra trong bộ máy nhà nước, chức năng của cơ quan điều tra trong mối
liên hệ với các chức năng của cơ quan Toà án hoặc Viện kiểm sát hoặc chỉ nghiên cứu
chức năng của cơ quan điều tra nói chung. Các công trình nghiên cứu khoa học kể trên
vẫn chưa đề cập đến một nội dung cơ bản không chỉ đặt ra với cơ quan điều tra nói riêng
mà còn liên quan đến các cơ quan tư pháp nói chung. Đó là yêu cầu đổi mới các cơ quan
điều tra trong tiến trình cải cách tư pháp đến năm 2020 mà Đảng và Nhà nước đã đề ra,
cụ thể là Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ chính trị ngày 02 tháng 06 năm 2005 và Nghị
quyết số 08-NQ/TW của Bộ chính trị ngày 02 tháng 01 năm 2002. Nội dung của luận văn
này đi sâu nghiên cứu phân tích chức năng của cơ quan điều tra trong quá trình giải quyết
vụ án hình sự ,đưa ra những phương hướng đổi mới của các cơ quan này cho phù hợp với
đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước.

3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu

a. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các hoạt động của cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra,
từ đó chỉ ra mối liên hệ của giai đoạn này với các giai đoạn khác trong quá trình giải
quyết vụ án hình sự, cũng như mối liên hệ của cơ quan điều tra với các cơ quan tiến hành
tố tụng khác. Ngoài ra, luận văn còn đưa ra những phương hướng, giải pháp cho việc đổi
mới hệ thống cơ quan điều tra nói chung và hoạt động điều tra nói riêng nhằm đáp ứng
được yêu cầu của tiến trình cải cách các cơ quan tư pháp ở Việt Nam.
b. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu hệ thống tổ chức các cơ quan điều tra, những
quy định chung về điều tra như nguyên tắc hoạt động, nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ
quan điều tra, thời hạn điều tra, chức năng của các cơ quan điều tra trong đó đặc biệt đi
sâu phân tích chức năng của cơ quan CSĐT thuộc Bộ công an. Qua đó đưa ra những
phương hướng đổi mới cho các cơ quan này trong tiến trình cải cách tư pháp.

4. Phương pháp nghiên cứu


Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chung là duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử, các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích, tổng hợp, so sánh, chuyên
gia

5. Ý nghĩa và điểm mới của luận văn

Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa nhất định trong việc làm sáng tỏ cả
về phương diện lý luận cũng như thực tiễn về điều tra và chức năng của Cơ quan điều tra.
Từ đó có sự nhận thức, vận dụng thống nhất, đúng đắn các quy định của pháp luật tố tụng
hình sự, góp phần tăng cường hoạt động của Cơ quan điều tra trong quá trình giải quyết
vụ án hình sự.
Điểm mới của luận văn là trên cơ sở kết qủa nghiên cứu, tham khảo các công
trình khoa học, bài viết nghiên cứu, báo cáo tổng kết đã:
- Làm rõ chức năng, nhiệm vụ và bộ máy tổ chức của Cơ quan CSĐT hiện nay
nhất là tổ chức bộ máy được triển khai theo nội dung của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình
sự năm 2004.
- Phân tích, đánh giá một cách khoa học thực trạng chức năng, nhiệm vụ của Cơ
quan CSĐT Bộ công an.
- Đưa ra những giải pháp, phương hướng đổi mới các cơ quan này phù hợp với
yêu cầu cải cách, đổi mới các cơ quan tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 08, số 49 của
Bộ chính trị. Điều này là phù hợp với thực tế khách quan, yêu cầu đòi hỏi của sự phát
triển các quan hệ xã hội và thể chế
c ng li, ch trng chớnh sỏch ca ng v Nh nc ỏp ng yờu cu v ũi
hi ca Nh nc phỏp quyn XHCN.


6. Kt cu ca lun vn

Lun vn ngoi phn m u, phn kt lun gm cú 3 chng v 8 mc, 10 s .

C th:

Chng 1: Những vấn đề lý luận chung về chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan
điều tra trong quá trình giải quyết vụ án hình sự;
Chng 2: Những quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ của Cơ
quan điều tra và thực tiễn áp dụng;
Chng 3: Nhng gii phỏp hon thin chc nng, nhiệm vụ ca C quan iu tra.



References
1. Bỏo cỏo s kt hai nm thc hin Phỏp lnh t chc iu tra hỡnh s
nm 2004 trong lc lng Cụng an nhõn dõn nm 2007.
2. Bỡnh lun khoa hc B lut t tng hỡnh s nm 2003.
3. B lut hỡnh s nc Cng ho XHCN Vit Nam nm 1985.
4. B lut hỡnh s nc Cng ho XHCN Vit Nam nm 1999.
5. B lut t tng hỡnh s nc Cng ho XHCN Vit Nam nm 1988.
6. B lut t tng hỡnh s nc Cng ho XHCN Vit Nam nm 2003
7. Ch th s 53-CT/T ngy 21/03/2000 ca B Chớnh tr v ci cỏch cỏc c quan t
phỏp.
8. Giỏo trỡnh khoa hc iu tra hỡnh s - Trng i hc Lut H Ni - NXB Cụng an
nhõn dõn nm 2004.
9. Giỏo trỡnh Lut hỡnh s Vit Nam - Trng H Lut H Ni - NXB Cụng an nhõn
dõn nm 2004.
10. Giỏo trỡnh Lut t tng hỡnh s - Khoa Lut, i hc quc gia H Ni - NXB i
hc quc gia nm 2001.
11. Giỏo trỡnh Lut t tng hỡnh s Vit Nam - Trng H Lut H ni - NXB Cụng an
nhõn dõn nm 2004.
12. Giỏo trỡnh Lut t tng hỡnh s Vit Nam - Trng H Lut H ni - NXB t phỏp
nm 2006.

13. "Hip ng phi hp cụng tỏc ph bin giỏo dc phỏp lut B cụng an" - Ti liu tp
hun chuyờn sõu v B lut t tng hỡnh s 2003.
14. Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam 1946-1959-1980-1992 (sửa đổi, bổ sung
năm 2001).
15. "Mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra với các cơ quan tham gia tố tụng hình sự" của
GS.TS Đỗ Ngọc Quang - NXB Chính trị Quốc gia - 1997.
16. Luận văn thạc sĩ "Quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong khởi tố, điều
tra vụ án hình sự theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003" của Lang Văn Bảo - Khoa
Luật Đại học quốc gia Hà Nội năm 2005.
17. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị - Về một số nhiệm vụ
trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới.
18. Nghị quyết số 49/NQ/BCT ngày 02/06/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách
tư pháp đến năm 2020.
19. Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 1989.
20. Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004.
21. Quyết định thành lập Cục Cảnh sát môi trường số 1899/QĐ-BCA ngày 29/11/2006.
22. Trần Văn Luyện - Nguyễn Xuân Yêm. Phát hiện, điều tra các tội phạm về ma tuý -
NXB Công an nhân dân, 2001.
23. Thông tư liên Bộ VKSNDTC - Bộ nội vụ số 01-TT/LB ngày 23/01/1984 về quan hệ
giữa hai ngành Kiểm sát và Công an trong công tác điều tra và kiểm sát điều tra.
24. Tổng kết lịch sử đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự 1945-2000 của Viện lịch
sử Công an - NXB Công an nhân dân.
25. Về đổi mới tổ chức Cơ quan điều tra của PTS.Trần Đình Nhã - Kỷ yếu những vấn đề
lý luận và thực tiễn cấp bách của tố tụng hình sự Việt Nam - VKSND tối cao, 1995.

×