TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
VIỆN ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU DU LỊCH
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ
SPA TẠI MAIA SPA THUỘC KHÁCH SẠN FUSION
SUITES ĐÀ NẴNG
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN
CHUẨN PSU
GVHD
: Th.s Hồ Sử Minh Tài
SVTH
: Đoàn Thị Lệ Hằng
MSSV
: 23207111436
Đà Nẵng, Tháng 05 Năm 2021
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt bốn năm theo học tại trường Đại học Duy Tân thân thương, em đã được
học hỏi được rất nhiều kiến thức thú vị và các kỹ năng mềm cần thiết để giúp em có thêm
những hành trang tự tin bước vào đời. Thời sinh viên thực sự là một quãng thời gian ý
nghĩa và là một kỉ niệm đáng nhớ trong cuộc sống của em. Để có được những điều này em
xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Thầy hiệu trưởng Lê Ngun Bảo, các q
thầy cơ trong ban lãnh đạo, phịng đào tạo, cùng các thầy cô trong Viện đào tạo và nghiên
cứu du lịch trường Đại học Duy Tân đã trang bị cho em những kiến thức tổng hợp trong
suốt những năm học của mình. Đó cũng là lý do và cơ sở để em có thể hồn thành khóa
luận tốt nghiệp của mình. Đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ spa tại Maia
Spa thuộc khách sạn Fuision Suites Đà Nẵng” là nội dung em chọn để nghiên cứu và
làm khóa luận tốt nghiệp sau bốn năm theo học chuyên ngành Quản trị du lịch và khách
sạn chuẩn PSU tại trường Đại học Duy Tân. Để hoàn thành tốt q trình nghiên cứu và
hồn thiện khóa luận này, lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn cô Hồ Sử Minh Tài –
giảng viên Viện đào tạo và nghiên cứu du lịch trường Đại học Duy Tân. Cơ đã tận tâm,
nhiệt tình chỉ bảo em trong suốt q trình nghiên cứu để em có thể hồn thiện khóa luận
này. Ngồi ra em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cơ giáo trong Viện đã đóng góp
nhiều ý kiến quý báu giúp em hoàn thiện tốt hơn bài khóa luận của mình. Đồng thời em
cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với ban lãnh đạo cùng tập thể nhân viên khách sạn Fuision
Suites Đà Nẵng đã giúp đỡ tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian thực tế tại khách sạn.
Vì lượng kiến thức có hạn, kinh nghiệm thực tế cũng như thời gian thực tập khơng nhiều
nên khóa luận cũng khơng tránh khỏi những thiếu xót. Kính mong thầy cơ và các bạn góp
ý, chỉ bảo để bài khóa luận được hồn thiện hơn.
Đà Nẵng, ngày 05 tháng 05 năm 2021
Đoàn Thị Lệ Hằng
LỜI CAM ĐOAN
“Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài
khác”
Đà Nẵng, ngày 05 tháng 05 năm 2021
Đoàn Thị Lệ Hằng
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
QLDL : Quản lý du lịch
CLDV : Chất lượng dịch vụ
BP : Bộ phận
ĐVT : Đơn vị tính
Trđ : Triệu đồng
CL : Chênh lệch
TCVN : Technical Committee Vietnam - Ủy ban Tiêu chuẩn Việt Nam.
ISO: International Organization for Standardization – Tổ chức tiêu chuẩn hoá
Quốc tế.
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ
6
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ngành kinh doanh khách sạn du lịch đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của
nền kinh tế nước ta hiện nay. Nhu cầu của con người ngày nay cũng ngày càng cao, không
chỉ dừng lại ở việc ăn, mặc, ở, mà còn mong muốn được đi du lịch, khám phá và nghỉ
dưỡng. Hàng năm, ngành du lịch nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng đã đóng góp
vào nguồn thu quốc gia một khoản thu nhập đáng kể, là một động lực to lớn thúc đẩy sự
phát triển của nền kinh tế nước ta. Hiện nay, các cơ sở lưu trú tại Đà Nẵng đang ngày càng
nhiều, chạy dọc theo bãi biển Mỹ Khê, trên tuyến đường Võ Nguyên Giáp, ta có thể thấy
vơ vàn các khách sạn, nhà nghỉ đang hoạt động, bên cạnh đó cịn có rất nhiều khách sạn
khác đang trong giai đoạn thi cơng, sắp hồn thiện để đưa vào hoạt động. Chính vì điều đó
đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các khách sạn với nhau. Bên cạnh đó, tình hình dịch
COVID-19 trên toàn thế giới hiện nay đang khiến cho ngành du lịch bị “đóng băng”, trì trệ,
các cơ sở lưu trú bị ảnh hưởng rất lớn, từ đó cũng tạo ra một sự cạnh tranh lớn hơn giữa
các cở sở lưu trú với nhau khi khách du lịch thì ít mà cơ sở lưu trú lại ngày càng nhiều.
Vậy vấn đề đặt ra cho các khách sạn là làm thế nào để thu hút khách đến cơ sở lưu trú của
mình để tăng doanh thu cho khách sạn, giúp khách sạn tồn tại trong thời gian dài. Muốn
làm được điều đó các khách sạn phải tìm cho mình những chính sách hợp lý và những
bước đi phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh doanh, khẳng định vị thế của mình trên thị
trường. Một trong số đó chính là nâng cao CLDV. Trong khách sạn, ngoài các dịch vụ
mang đến doanh thu chính cho khách sạn như dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống,… thì dịch
vụ spa cũng đóng góp một phần khá đáng kể trong việc tăng doanh thu cho khách sạn, spa
cũng là một một trong những tiêu chí giúp khách hàng lựa chọn cơ sở lưu trú trong các
chuyến đi của mình.
Với những kiến thức đã học ở trường Đại học Duy Tân cùng kinh nghiệm thực tập
tại BP spa thuộc khách sạn Fusion Suites Đà Nẵng trong thời gian qua, em đã nhận thức
được tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết của việc nâng cao chất lượng dịch vụ trong
7
kinh doanh khách sạn. Em đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ spa
tại Maia Spa thuộc khách sạn Fusion Suites Đà Nẵng” để làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp của mình, với mong muốn bằng vốn kiến thức và kinh nghiệm ít ỏi tích lũy được,
có thể đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng dịch vụ Spa trong khách sạn từ
đó giúp khách sạn tăng doanh thu và thu hút được nhiều khách hàng hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Hệ thống hoá các cơ sở lý thuyết liên quan đến nâng cao CLDV spa.
- Tìm hiểu về thực trạng hoạt động kinh doanh của khách sạn Fusion Suites Đà Nẵng và
thực trạng CLDV spa tại Maia Spa thuộc khách sạn này. Từ đó phân tích các vấn đề cịn
-
tồn đọng để đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao CLDV spa tại Maia Spa thuộc khách sạn Fusion
Suites Đà Nẵng
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: CLDV spa và các nhân tố ảnh hưởng đến CLDV spa tại Maia Spa
thuộc khách sạn Fusion Suites Đà Nẵng.
- Phạm vi nghiên cứu:
• Về khơng gian: nghiên cứu tại Maia Spa thuộc khách sạn Fusion Suites Đà Nẵng, đường
Võ Nguyên Giáp, khu An Cư 5, phường Mân Thái, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
• Về thời gian: nghiên cứu tình hình hoạt động của khách sạn trong ba năm gần đây (20182020).
4.
-
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp khảo sát thực tế: thực tập tại BP spa.
Phương pháp quan sát.
Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu.
Phương pháp thu thập thông tin bằng phiếu phản hồi của khách hàng và thu thập tài liệu
liên quan.
Phương pháp dự báo.
Phương pháp luận: sử dụng phương pháp diễn giải, quy nạp, so sánh,…
5. Kết cấu của Khóa luận tốt nghiệp:
Ngồi phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo,
Khóa luận có kết cấu 3 chương:
Chương 1: Cở sở lý luận về chất lượng dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ trong
kinh doanh khách sạn.
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh và chất lượng dịch vụ spa tại Maia Spa
thuộc khách sạn Fuision Suites Đà Nẵng
8
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ spa tại Maia Spa thuộc khách sạn
Fusion Suites Đà Nẵng.
CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VÀ
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRONG KINH DOANH
KHÁCH SẠN
1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh spa và khách sạn
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm về khách sạn
Có rất nhiều định nghĩa về khách sạn, dưới đây là vài định nghĩa cơ bản:
Tại Việt Nam, căn cứ theo thông tư số 01/2001/TT-TCDL ngày 27 tháng 4 năm
2001của Tổng cục Du lịch về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 30/2000/NĐ-CP ngày
24/08/2000 của Chính phủ về cơ sở lưu trú du lịch đã ghi rõ : “Khách sạn (hotel) là cơng
trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên, bảo đảm chất
lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch”.
Năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật Du lịch và tại Khoản 12 - Điều 4 định nghĩa
cơ sở lưu trú du lịch là: “Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung
cấp các dịch vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú chủ yếu”.
1.1.1.2. Khái niệm về spa và spa trong khách sạn
9
Theo Croutier AL (1992) trong cuốn “Taking the waters : spirit, art, sensuality” đã
cho rằng: spa có thể là từ viết tắt của từ La Tinh “Spargere”, nghĩa là phân tán, rắc, hoặc
làm ẩm, ngụ ý dùng hơi ẩm của nước để chữa bệnh.
Trong phạm vi nghiên cứu này, spa được hiểu là tổ hợp các hình thức, liệu pháp
chăm sóc sức khoẻ, sắc đẹp và thư giãn tinh thần cho con người. Spa trong khách sạn là
một loại hình dịch vụ của khách sạn, khu nghỉ dưỡng. Là một kiểu kinh doanh thẩm mỹ,
phục vụ nhu cầu chăm sóc sắc đẹp, phục hồi nâng cao sức khoẻ cho khách hàng.
1.1.1.3. Khái niệm về hoạt động kinh doanh spa trong khách sạn
Kinh doanh spa thuộc kinh doanh các dịch vụ bổ sung trong khách sạn, là một trong
3 hoạt động kinh doanh chính của các doanh nghiệp khách sạn, bên cạnh hoạt động kinh
doanh lưu trú và ăn uống. Hoạt động kinh doanh này không chỉ mang đến cho khách hàng
những phút giây thư giãn thoải mái, chăm sóc cơ thể sau những ngày làm việc căng thẳng,
mà còn tạo sự thu hút, đem lại sự hài lòng, ấn tượng cho khách hàng. Bên cạnh đó hoạt
động kinh doanh spa cũng góp phần giúp thúc đẩy doanh thu của khách sạn.
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận spa
Chức năng : BP spa có chức năng gia tăng giá trị cho khách sạn, tạo thêm sự lựa
chọn cho khách hàng khi quyết định lựa chọn cơ sở lưu trú trong chuyến đi của mình.
Nhiệm vụ : nhiệm vụ chính của BP spa là tìm hiểu về nhu cầu của khách, thiết kế và
tổ chức các chương trình trị liệu phù hợp, thực hiện các liệu pháp thư giãn tinh thần, chăm
sóc sắc đẹp và giữ gìn sức khoẻ cho khách hàng sử dụng dịch vụ tại spa.
1.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của bộ phận spa trong khách sạn
Trưởng bộ phận spa
Trợ lý trưởng bộ phận
Giám sát bộ phận
Nhân viên trị liệu
Lễ tân spa
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức bộ phận spa trong khách sạn
Trưởng bộ phận spa: Chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động của BP spa,
quản lý nguồn nhân lực tại BP, thực hiện các hoạt động thúc đẩy bán hàng. Chịu trách
nhiệm lập kế hoạch, xây dựng, duy trì và phát triển văn hoá doanh nghiệp tại BP.
10
Trợ lý trưởng bộ phận spa: Hỗ trợ cho trưởng BP. Chịu trách nhiệm xây dựng các
chiến lược quảng bá sản phẩm, đề xuất các ý tưởng liên quan đến phục vụ khách hàng,
giám sát công việc chung tại spa và báo cáo hàng ngày cho trưởng BP, kiểm tra chuyên
môn, tác phong và kỹ luật của nhân viên.
Giám sát bộ phận spa: Chịu trách nhiệm lên lịch trị liệu và lịch làm việc cho nhân
viên, hỗ trợ nhân viên lễ tân trong quá trình phục vụ khách, là người bán các sản phẩm
dịch vụ có giá cao. Đề xuất cải tiến các hoạt động của BP. Đảm bảo mọi tiêu chuẩn dịch vụ
được đáp ứng nghiêm ngặt.
Lễ tân spa: Chịu trách nhiệm giới thiệu câc dịch vụ tại spa đến khách hàng, thực
hiện đặt lịch hẹn, đón tiếp và giải quyết các khiếu nại của khách, đảm bảo cơ sở vật chất
của spa được bảo đảm, chất lượng được duy trì.
Nhân viên trị liệu: Chịu trách nhiệm thực hiện các trị liệu theo u cầu của khách,
ngồi ra cịn có trách nhiệm kiểm tra vệ sinh các phịng trị liệu cũng như các trang thiết bị,
dụng cụ tại spa, kiểm tra và bổ sung khăn tắm, dầu gội, tinh dầu, sữa tắm,… hàng ngày
trong khu vực spa.
1.1.4.
Đặc điểm sản phẩm dịch vụ spa
1.1.4.1.
Hệ thống sản phẩm dịch vụ spa
Hệ thống sản phẩm dịch vụ tại spa thường rất phong phú và đa dạng, bao gồm các
liệu pháp bảo vệ sức khoẻ cho khách hàng và chăm sóc sắc đẹp. Khn viên spa trong
khách sạn thường được bố trí kết hợp với phịng tập thể hình để thuận tiện cho khách sử
dụng cũng như thuận tiện cho việc quản lý. Các sản phẩm dịch vụ phổ biến tại spa có thể
kể đến như: xông hơi ướt, xông hơi khô, bấm huyệt, massage, ngâm chân thảo dược, chăm
sóc da mặt, chăm sóc da cơ thể,… Mỗi loại hình dịch vụ sẽ mang đến cho khách hàng một
trải nghiệm riêng, cũng như tuỳ vào nhu cầu sử dụng mà khách có thể lựa chọn loại dịch
vụ phù hợp với mình.
1.1.4.2.
Đặc điểm sản phẩm dịch vụ spa
- Sản phẩm dịch vụ mang tính vơ hình: đây là đặc điểm chung của bất kỳ một đơn vị kinh
doanh dịch vụ nào, sản phẩm dịch vụ spa không tồn tại dưới dạng vật chất, không cầm
nắm, khơng nhìn thấy được, mà khách hàng phải trực tiếp cảm nhận qua thời gian sử dụng
dịch vụ.
11
- Sản phẩm dịch vụ không thể lưu kho hay cất giữ: khơng giống như các sản phẩm hàng hố
khác, trong dịch vụ quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời, trùng nhau cả về
không gian và thời gian, vì thế trong quá trình khách sử dụng dịch vụ tại khách sạn, các
nhân viên phục vụ luôn phải cố gắng làm việc hết mình, tránh tối đa xảy ra các sai sót, sự
cố bởi nếu mắc lỗi trong q trình phục vụ khách sẽ khó có cơ hội để sửa chữa và đôi khi
sẽ làm khách không hài lịng.
- Sản phẩm dịch vụ mang tính khơng ổn định về chất lượng: chất lượng sản phẩm dịch vụ rất
dễ bị thay đổi, nó phụ thuộc vào cả người cung cấp lẫn khách hàng, tuỳ thuộc vào kỹ năng
chuyên môn và thái độ của nhân viên, hơn nữa dịch vụ mang tính đồng nhất, q trình sản
xuất và tiêu dùng là đồng thời nên sẽ không thể tránh khỏi những sai sót. Đặc điểm này
cịn thay đổi do sự dao động về nhu cầu nên tạo khó khăn trong việc cung cấp chất lượng
đồng nhất trong thời gian có nhu cầu cao điểm. Vì vậy spa cần khơng ngừng nâng cao trình
độ nhân viên, hồn thiện quy trình để khắc phục tính khơng đồng đều về chất lượng trong
-
sản xuất và cung ứng dịch vụ.
Sản phẩm dịch vụ không thể dịch chuyển: do spa vừa là nơi sản xuất, vừa là nơi cung ứng
dịch vụ nên dịch vụ spa thuộc loại không thể dịch chuyển được, khách muốn tiêu dùng
-
dịch vụ thì phải đến tận nơi cung ứng.
Sản phẩm dịch vụ mang tính dễ sao chép: đây là dịch vụ thuộc loại dịch vụ phổ thơng
khơng có bản quyền nên rất dễ sao chép, chính do đặc điểm này mà các khách sạn cần
không ngừng nâng cao CLDV, luôn tạo sự khác biệt hoá để gây ấn tượng mạnh mẽ với
khách hàng.
1.2. Cơ sở lý luận về chất lượng dịch vụ Spa
1.2.1.
Khái niệm
1.2.1.1.
Khái niệm về chất lượng
Chất lượng là một phạm trù phức tạp và có nhiều định nghĩa khác nhau. Hiện nay có
một số định nghĩa về chất lượng được đưa ra như sau:
Theo TCVN – ISO 9000: “Chất lượng là mức độ phù hợp của một sản phẩm hoặc
dịch vụ thoả mãn các yêu cầu đề ra hoặc định trước của người mua”
Theo Armand Feigenbaum (1945): “Chất lượng là quyết định của khách hàng dựa
trên kinh nghiệm thực tế đối với sản phẩm hoặc dịch vụ, được đo lường dựa trên những
12
yêu cầu của khách hàng, những yêu cầu này có thể được nêu ra hoặc không nêu ra, được ý
thức hoặc đơn giản chỉ là cảm nhận, hoàn toàn chủ quan hoặc mang tính chun mơn và
ln đại diện cho một mục tiêu động trong một thị trường cạnh tranh”.
Trong mỗi lĩnh vực khác nhau, với mục đích khác nhau nên sẽ có nhiều quan điểm về
chất lượng khác nhau. Chất lượng là khái niệm đặc trưng cho khả năng thoả mãn nhu
cầu của khách hàng. Vì vậy, sản phẩm hay dịch vụ nào không đáp ứng được nhu cầu của
khách hàng thì cũng khơng được đánh giá cao dù công nghệ sản xuất ra rất hiện đại. Đánh
giá chất lượng phải đứng trên quan điểm người tiêu dùng. Cùng một mục đích sử dụng như
nhau, sản phẩm dịch vụ nào đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng cao hơn thì có chất
lượng cao hơn.
1.2.1.2.
Khái niệm về chất lượng dịch vụ
Theo Asubanteng, Mccleary và Swan (1996) định nghĩa CLDV là sự khác biệt giữa
mong đợi của khách hàng về hiệu suất dịch vụ trước khi gặp dịch vụ và nhận thức của họ
về dịch vụ nhận được. Theo Svensson (2002) thì: “Chất lượng dịch vụ được thể hiện trong
quá trình tương tác giữa khách hàng và nhân viên doanh nghiệp cung cấp dịch vụ”. Theo
Zeithaml (2000) thì: “Chất lượng dịch vụ xuất phát từ sự so sánh những gì mà khách hàng
cảm thấy một doanh nghiệp cần cung cấp (sự mong đợi của họ) với các hoạt động dịch vụ
thực tế của doanh nghiệp”.
Nói chung thì CLDV có thể hiểu là việc các nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ đáp ứng
được mức độ về sự mong đợi và nhu cầu của khách hàng với sản phẩm dịch vụ đó.
1.2.1.3.
Khái niệm về chất lượng dịch vụ spa
Trong kinh doanh dịch vụ spa, khách hàng đến spa ngoài mục đích sử dụng các dịch
vụ để được thư giãn, hồi phục sức khoẻ mà họ còn muốn nhận được một sự phục vụ sao
cho họ thấy thoải mái và được tơn trọng. Sản phẩm spa chính là các sản phẩm dịch vụ, do
vậy, CLDV spa chính là chất lượng phục vụ của nhân viên spa. CLDV spa có thể được
hiểu là mức độ cung cấp dịch vụ mà một spa trong khách sạn đã lựa chọn nhằm thoả mãn ở
13
mức độ cao nhu cầu của khách hàng của mình. Đồng thời, mức cung cấp dịch vụ đã được
xác định địi hỏi phải được duy trì nhất qn trong suốt quá trình kinh doanh.
1.2.2.
Đặc điểm của chất lượng dịch vụ spa
- CLDV spa khó đo lường và đánh giá: do sản phẩm dịch vụ này gồm 3 thành phần cơ bản:
cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ ẩn và dịch vụ hiện. Khi đánh giá chất lượng của sản phẩm
dịch vụ spa cũng phải đánh giá cả các thành phần trên. Trên thực tế, đánh giá cơ sở vật chất
kỹ thuật dễ thực hiện hơn vì đó là những vật cụ thể, hiện hữu. còn dối với hai thành phần
cịn lại thì rất khó lượng hố khi đánh giá mà chúng chỉ phụ thuộc vào cảm nhận của người
tiêu dùng. Sự cảm nhận là một phạm trù tâm lý nên phụ thuộc vào các nhân tố chủ quan
của mỗi khách hàng, khơng có tính ổn định và khơng có thước đo nào chính xác. Vào các
thời điểm khác nhau, cùng một khách hàng cũng có những cảm nhận đánh giá về CLDV
-
khác nhau.
CLDV spa chỉ được đánh giá chính xác thông qua sự cảm nhận của người tiêu dùng trực
tiếp sản phẩm dịch vụ của spa: do quá trình tạo ra và quá trình tiêu dùng dịch vụ diễn ra
gần như đồng thời nên khách hàng là thành viên không thể thiếu và cũng là người tham gia
trực tiếp vào quá trình này. Đánh giá của khách hàng về CLDV được xem là chính xác
nhất.
- CLDV spa phụ thuộc vào cơ sở vật chất của khách sạn và chất lượng đội ngũ nhân viên:
• Cơ sở vật chất kỹ thuật: mức độ tiện nghi, hiện đại của các trang thiết bị, mức độ thẩm mỹ
trong thiết kế không gian spa, mức độ đảm bảo an toàn trong thiết kế và lắp đặt các trang
thiết bị máy móc trong spa.
• Chất lượng của đội ngũ nhân viên thể hiện ở: các cư xử, khả năng giao tiếp, hình thức bên
ngồi của nhân viên, khả năng xử lý các tình huống và khiếu nại, trình độ tay nghề, trình
độ học vấn, trình độ chun mơn,… những yếu tố trên tác động rất mạnh và trực tiếp đến
sự cảm nhận của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại spa.
- CLDV spa địi hỏi tính nhất qn cao, tính nhất qn ở đây được hiểu theo hai góc độ:
• Một là, sự thống nhất cao và thông suốt trong nhận thức và hành động của tất cả các BP, tất
cả các thành viên của khách sạn từ trên xuống dưới về mục tiêu chất lượng cần đạt được
của doanh nghiệp.
14
• Hai là, sự đồng bộ trước sau như một và giữ đúng lời hứa mà khách sạn đã công bố với
khách hàng. CLDV trong kinh doanh spa đòi hỏi phải tốt ở mọi lúc, mọi nơi, cho mọi
khách hàng, địi hỏi đối với nhân viên khách sạn nói chung và BP spa nói riêng.
1.2.3.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ spa
1.2.3.1.
Các yếu tố bên ngoài
Khi các khách sạn bắt đầu hoạt động kinh doanh của mình thì CLDV của khách sạn
sẽ chịu ảnh hưởng ở mức nhất định nào đó từ các yếu tố bên ngồi. Tác động của các yếu
tố này mang tính chất khách quan, khó kiểm sốt mà phải thích nghi với chúng. Các nhân
tố đó thường là: khách hàng, đối thủ cạnh tranh và nhà cung cấp.
Khách hàng: Là những người trực tiếp sử dụng sản phẩm dịch vụ spa, đây là yếu tố
được đề cao nhất trong kinh doanh dịch vụ. Các đặc điểm về tâm lý, giới tính, độ tuổi, sức
khoẻ,… của khách hàng tác động trực tiếp đến CLDV spa. Mỗi khách hàng có nhu cầu, sở
thích cũng như trải nghiệm khác nhau nên có trơng đợi khác nhau về CLDV mang lại. Vậy
nên, đánh giá về CLDV spa của mỗi khách hàng cũng sẽ khác nhau. Các nhà quản trị phải
luôn nắm bắt được nhu cầu, mong muốn của khách hàng, hiểu được đặc điểm, xu hướng
của thị trường để đưa ra các chính sách, giải pháp phù hợp để mang lại hiệu quả kinh
doanh.
Đối thủ cạnh tranh: Đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến CLDV của khách sạn nói
chung và của spa nói riêng. CLDV của mỗi khách sạn sẽ là yếu tố tạo ra sự khác biệt để
thu hút khách hàng. Khách hàng sẽ có sự so sánh về việc cung cấp sản phẩm dịch vụ giữa
khách sạn này và khách sạn khác để đưa ra quyết định lựa chọn cơ sở lưu trú và trải
nghiệm các dịch vụ. Vì vậy các nhà quản trị phải ln tìm hiểu, nghiên cứu các đối thủ
cạnh trạnh của mình để có sự thay đổi phù hợp trong chiến lược kinh doanh.
Nhà cung cấp: Cùng với khách hàng, nhà cung cấp là một trong hai yếu tố cơ bản
tham gia và quá trình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ. Khi có bất cứ sự thay đổi nào từ phía
nhà cung cấp cũng sẽ ảnh hưởng đến CLDV của khách sạn, vì vậy, yếu tố này có vai trị
cực kỳ quan trọng. Vì vậy để q trình sản xuất kinh doanh tiến hành thường xuyên và ổn
định thì các nhà quản trị cần nghiên cứu, tìm hiểu các nhà cung cấp, hạn chế các sức ép và
tạo sự cạnh tranh giữa họ và mang về những lợi ích riêng cho khách sạn của mình.
15
1.2.3.2.
Các yếu tố bên trong
Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến CLDV spa bao gồm: hệ thống sản phẩm dịch
vụ, đội ngũ lao động, cơ sở vật chất, quy trình phục vụ và giá cả của các sản phẩm dịch vụ.
Hệ thống sản phẩm dịch vụ: Hệ thống sản phẩm dịch vụ tại spa là một trong những
yếu tố ảnh hưởng đến CLDV spa, các sản phẩm dịch vụ phong phú, đa dạng sẽ đem lại cho
khách hàng nhiều sự lựa chọn, thoả mãn được tối đa các nhu cầu, mong muốn của khách
hàng.
Đội ngũ lao động: Trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, để đạt được hiệu quả kinh
doanh cao thì yếu tố con người ln có một vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến
cảm nhận của khách hàng. Do đó, tất cả các nhân viên trong khách sạn nói chung và BP
spa nói riêng phải cận trọng trong từng cử chỉ hay lời ăn tiếng nói. Nhân viên trong spa
phải trải qua q trình đào tạo chun mơn nghiệp vụ, có trình độ ngoại ngữ, khả năng giao
tiếp cũng như xử lý linh hoạt các tình huống..
Cơ sở vật chất: Một trong những yếu tố ảnh hưởng khơng nhỏ đến CLDV của spa
chính là cở sở vật chất. Nếu như spa được xây dựng với cơ sở vật chất hiện đại, tiện nghi,
mang tính thẩm mỹ cao và vệ sinh sẽ làm cho khách hàng cảm thấy thoải mái, mang lại sự
hài lòng cho khách hàng. Một spa rộng rãi, cách bố trí hợp lý sẽ làm cho dịch vụ ở đây
diễn ra thuận lợi.
Quy trình phục vụ: Sự chun nghiệp khơng chỉ thể hiện ở trình độ chun mơn, kỹ
năng nghiệp vụ mà cịn thể hiện qua quy trình phục vụ chuẩn mực của Spa. Quy trình phục
vụ bao gồm các thao tác, giai đoạn để nhân viên thực hiện nhằm mang lại sự hài lịng nhất
cho khách hàng. Do đó, địi hỏi các nhà quản trị phải thiết kế quy trình phục vụ và quản lý
tốt những rủi ro có thể ảnh hưởng đến quy trình phục vụ của nhân viên trong spa.
Giá cả: Yếu tố này cũng ảnh hưởng đến CLDV của spa. Các mức giá đưa ra phải
phù hợp với từng loại dịch vụ, phù hợp với chất lượng mà khách hàng nhận được. Bên
cạnh đó cũng phải so sánh mức giá của các sản phẩm dịch vụ của mình với đối thủ cạnh
tranh, so sánh với tình hình kinh tế hiện tại của cả nước để đề ra mức giá phù hợp, từ đó
nhằm mang lại sự hài lịng cho khách hàng và thu hút khách hàng đến khách sạn để sử
dụng các sản phẩm dịch vụ.
16
1.2.4.
Phương pháp đánh giá chất lượng dịch vụ spa
- Đánh giá thông qua ý kiến của khách hàng: thu thập các đánh giá của khách hàng sau khi
sử dụng dịch vụ tại Maia Spa mà khách sạn đang có, phân tích các đánh giá của khách để
từ đó biết được các ưu, nhược điểm của các dịch vụ tại spa và đưa ra các giải pháp nhằm
-
đẩy mạnh các ưu điểm, hạn chế các nhược điểm, nâng cao CLDV spa tại khách sạn.
Đánh giá thơng qua mơ hình SERVQUAL:
(Nguồn: Parasuraman và các cộng sự, 1988)
Sơ đồ 1.2 Sơ đồ mô hình SERVQUAL 5 khoảng cách
Mơ hình này chỉ ra 5 khoảng cách chủ yếu liên quan đến nhận thức về quản lý CLDV
và công việc liên quan đến phân phối sản phẩm dịch vụ đến cho khách hàng. Những
khoảng cách đó chính là sự chênh lệch giữa mong đợi của khách hàng và sự cảm nhận thực
tế của họ khi sử dụng dịch vụ. Dựa trên sự chênh lệch này, có thể biết được khách hàng có
hài lịng hay khơng về CLDV mà họ nhận được.
Sự thỏa mãn = Sự cảm nhận – Sự mong chờ
Khoảng cách 1 (GAP 1) - Khoảng cách về kiến thức: Đây là khoảng cách giữa sự
mong đợi của khách hàng với nhận thức của nhà QLDV về điều đó. Khoảng cách này càng
lớn nghĩa là nhà QLDV chưa nắm được những mong đợi của khách hàng. Đây là bước đầu
tiên và là quan trọng nhất trong việc cung cấp có chất lượng đối với một dịch vụ. Để thu
17
hẹp khoảng cách này, các nhà QLDV cần nắm rõ nhu cầu của khách, bên cạnh đó phải có
các chính sách về chăm sóc khách hàng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.
Khoảng cách 2 (GAP 2) - Khoảng cách về tiêu chuẩn: Là khoảng cách giữa sự
nhận thức của nhà QLDV về những gì khách hàng mong chờ với việc chuyển đổi nhận
thức đó thành tiêu chuẩn CLDV. Một vài nguyên nhân khiến cho khoảng cách này lớn là:
khả năng chuyên môn của đội ngũ nhân viên, sự tăng mạnh về nhu cầu dịch vụ làm cho các
nhà cung cấp không thể đáp ứng kịp,… Để thu hẹp khoảng cách này, nhà QLDV phải hiểu
rõ nhu cầu của khách hàng để tạo ra những tiêu chuẩn cụ thể đảm bảo những dịch vụ cung
cấp sẽ đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng.
Khoảng cách 3 (GAP 3) - Khoảng cách về hoạt động: là khoảng cách giữa các tiêu
chuẩn CLDV được thiết lập của nhà QLDV với CLDV thực tế cung cấp cho khách hàng,
nghĩa là thể hiện cung cấp dịch vụ theo đúng các tiêu chuẩn đã xác định hay không. Để thu
hẹp khoảng cách này, đòi hỏi cơ sở vật chất tại nơi cung cấp dịch vụ phải tốt, đội ngũ nhân
viên phải có đủ năng lực, thái độ làm việc của nhân viên phải chuẩn mực.
Khoảng cách 4 (GAP 4) - Khoảng cách về truyền đạt: là khoảng cách giữa CLDV
được cung cấp so với những thông tin, quảng cáo hay lời hứa mà nhà QLDV đem đến cho
khách hàng , nó thể hiện nhà QLDV có thực hiện lời hứa về dịch vụ hay khơng. Những hứa
hẹn trong các chương trình PR, marketing, có thể làm gia tăng kỳ vọng của khách hàng,
nhưng cũng có thể làm giảm chất lượng mà họ cảm nhận được khi dịch vụ không được
thực hiện theo đúng những gì đã hứa hẹn. Vì vậy, các nhà QLDV khi truyền đạt mục tiêu
dịch vụ tới khách hàng, phải cung cấp dịch vụ sao cho đúng với những thơng tin đã nói
trước đó.
Khoảng cách 5 (GAP 5) - Khoảng cách giữa nhu cầu và cảm nhận: là khoảng
cách giữa dịch vụ kỳ vọng và dịch vụ nhận được. Sự đánh giá đối với CLDV phụ thuộc
vào sự nhận định của khách hàng đối với kết quả dịch vụ thực tế và sự kỳ vọng của khách
hàng về dịch vụ đó. Để rút ngắn khoảng cách này phải áp dụng tất cả các biện pháp giảm
khoảng cách của các khoảng cách trước để đảm bảo các dịch vụ cung cấp đáp ứng sự mong
đợi của khách hàng.
18
Mơ hình này là biện pháp nhằm xố bỏ hoặc thu hẹp các khoảng cách 1, 2, 3, và 4.
Điều đó sẽ giúp các nhà QLDV rút ngắn được khoảng cách thứ 5 nhằm nâng cao hơn nữa
CLDV của mình để ngày càng đáp ứng tốt những nhu cầu của khách hàng.
1.2.5.
Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng dịch vụ spa
- Nâng cao CLDV spa giúp tăng lợi nhuận của khách sạn: CLDV spa cao giúp khách sạn giữ
chân các khách hàng cũ, tạo ra nhiều khách hàng trung thành và thu hút thêm nhiều khách
hàng mới. Điều đó tạo ra nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như: giảm thiểu các chi phí
marketing, quảng cáo, đồng nghĩa với việc giảm giá thành sản phẩm cho khách sạn. Tăng
khách hàng trung thành cho khách sạn nhằm khuyếch trương uy tín cho thương hiệu của
-
khách sạn.
Nâng cao CLDV spa giúp tăng giá bán một cách hợp lý và tăng khả năng cạnh tranh trên
-
thị trường.
Nâng cao CLDV giúp giảm chi phí trung gian, chi phí giám sát, các chi phí khác cho khách
sạn: CLDV đảm bảo sẽ giảm khả năng mắc lỗi trong quá trình cung cấp dịch vụ giúp tối
thiểu hố các hao phí về thời gian, giảm chi phí cho việc sửa chữa các sai sót,…
CHƯƠNG 2.
19
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CHẤT
LƯỢNG DỊCH VỤ SPA TẠI MAIA SPA THUỘC KHÁCH SẠN
FUSION SUITES ĐÀ NẴNG.
2.1. Giới thiệu chung về khách sạn Fusion Suites Đà Nẵng.
2.1.1.
Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn Fusion Suites Đà Nẵng.
Có mặt tại Việt Nam từ năm 2008, Fusion là tập đoàn tiên phong trong lĩnh vực du
lịch nghỉ dưỡng, khách sạn cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam và Đơng
Nam Á. Hiện Fusion đang quản lý 06 khu nghỉ dưỡng và khách sạn tại Việt Nam. Các
thương hiệu thuộc quản lý của tập đoàn Fuion gồm: Fusion Suites, Fusion Resort, Fusion
Originals, Maia Resorts và By Fusion. Có 03 giá trị cốt lõi mà Fusion muốn mang lại chính
là: độc đáo, lành mạnh và tinh tế. 03 giá trị cốt lõi này được áp dụng cho tất cả các thương
hiệu của Fusion.
Fusion Suites Đà Nẵng là một khách sạn 4 sao, được khởi công xây dựng từ năm
2012, và đưa vào hoạt động kinh doanh từ tháng 3 năm 2015. Là sự kết hợp giữa tập đoàn
quản lý Fusion và chủ đầu tư KTG Land. Khách sạn Fusion Suites Đà Nẵng tọa lạc tại vị
trí vàng ven biển Đà Nẵng - khu An Cư 5, đường Võ Nguyên Giáp, phường Mân Thái,
quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 7 km, ga Đà Nẵng 5.7
km, cầu Rồng 4 km, bãi biển Mỹ Khê 3 km, và chùa Linh Ứng 6 km. Fusion Suites Đà
Nẵng là một dự án căn hộ khách sạn, là khách sạn duy nhất có hồ bơi và quầy bar tọa lạc
ngay trên bãi biển Phạm Văn Đồng. Các căn hộ và phòng khách sạn được trang bị tiện
nghi, tạo cảm giác thoải mái vơi các dịch vụ chuyên nghiệp cũng như sự đón tiếp nồng hậu
của đội ngũ nhân viên.
Các thông tin chung của khách sạn:
Tên tiếng Việt: Khách sạn Fusion Suites Đà Nẵng
Tên tiếng Anh : Fusion Suites Da Nang Beach Hotel
Email:
Điện thoại : 0236 36919 777
Website : />Logo:
20
(Nguồn: Khách sạn Fusion Suites Đà Nẵng)
Hình 2.1 Logo khách sạn Fusion Suites Đà Nẵng
2.1.2.
Cơ cấu tổ chức của khách sạn Fusion Suites Đà Nẵng.
2.1.2.1.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của khách sạn Fusion Suites Đà Nẵng.
(Nguồn : BP nhân sự khách sạn Fusion Suites Đà Nẵng)
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của khách sạn Fusion Suites Đà Nẵng.
2.1.2.2.
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận :
Ban điều hành : Người đứng đầu ban điều hành là tổng giám đốc (General
Manager/GM), giữ quyền quản lý cao nhất đối với tất cả các vấn đề trong khách sạn, có
nhiệm vụ lãnh đạo và chỉ dẫn việc lập kế hoạch, các quy tắc, quy định của khách sạn để đạt
được mục tiêu kinh doanh của khách sạn. Ngồi ra, GM cịn có nhiệm vụ đơn đốc kiểm tra,
chỉ đạo các BP hồn thành cơng việc được giao theo kế hoạch, thay mặt khách sạn liên hệ
với các tổ chức bên ngoài.
Bộ phận tiền sảnh : Chịu trách nhiệm tiếp nhận đặt phịng của khách, sắp xếp và
tiếp đón khách, giới thiệu khách sạn và những sản phẩm dịch vụ cung cấp, hỗ trợ giải đáp
những thắc mắc, xử lý phàn nàn của khách trong suốt quãng thời gian lưu trú, thực hiện thủ
tục khi khách trả phịng. Đây là BP đóng vai trị là “bộ mặt”, là “phát ngơn viên” của khách
sạn vì nhân viên BP tiền sảnh trực tiếp tiếp xúc với khách nhiều nhất trong suốt quãng thời
gian khách lưu trú.
Bộ phận kinh doanh : Chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của khách sạn nên
có thể nói đây là một trong những BP đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc duy trì
hoạt động của khách sạn. Với nhiệm vụ chính là quản lý, duy trì, và phát triển hoạt động
kinh doanh của khách sạn, BP khơng ngừng nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng
21
mới, phát triển sản phẩm của khách sạn nhằm thu hút nhiều khách hơn, tăng doanh thu,
tăng hiệu quả kinh doanh.
Bộ phận an ninh : Đây là BP quan trọng, góp phần bảo vệ sự an tồn của cả khách
sạn và du khách.
Bộ phận tài chính : Phụ trách về mảng tài chính trong khách sạn, BP tài chính là
người nắm rõ nhất những nguồn tiền, hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, những
bản kế hoạch thu mua trang thiết bị vật tư, những hóa đơn, chứng từ và các báo cáo tài
chính liên quan.
Bộ phận nhân sự : Có vai trị trong việc quản lý chất lượng của nguồn nhân lực
phục vụ. Nhiệm vụ chính của BP này là phân tích nhu cầu tuyển dụng của khách sạn và thị
trường lao động để lên kế hoạch tuyển nhân sự cho khách sạn, đồng thời lên kế hoạch đào
tạo và quản lý chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo cho bộ máy khách sạn hoạt động nhịp
nhàng, hợp lý, không bị thiếu hụt hay dư thừa nhân lực, hơn thế, dịch vụ mà khách sạn
mang đến là dịch vụ đạt chất lượng tốt nhất có thể.
Bộ phận buồng phịng : Nhiệm vụ chính của BP buồng phịng là giữ cho buồng ngủ
của khách luôn được sạch sẽ và các vật tư cá nhân trong buồng ngủ ln có sẵn hoặc được
bổ sung khi sử dụng hết. Bên cạnh đó, BP cũng cần phải đảm bảo các trang thiết bị tiện
nghi trong phịng khơng bị mất mát hay hư hại vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến doanh
thu của khách sạn.
Bộ phận bếp : BP bếp đảm đương cơng việc nấu nướng chính, phối hợp cùng BP
nhà hàng để mang đến cho khách hàng những bữa ăn theo yêu cầu của khách hoặc theo
menu gọi món có sẵn, góp phần tăng doanh thu ăn uống của khách sạn .
Bộ phận nhà hàng : Cung cấp dịch vụ ẩm thực đến khách hàng trong suốt thời gian
lưu trú tại khách sạn. Nhiệm vụ chính là phục vụ ăn uống hàng ngày của khách và tổ chức
các tiệc như tiệc công ty, các buổi hội nghị, hội thảo… BP nhà hàng phối hợp với BP bếp
để tìm hiểu nhu cầu và ý kiến của khách hàng, từ đó nghiên cứu và thay đổi thực đơn một
cách linh hoạt nhất để phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Bộ phận kỹ thuật : Chịu trách nhiệm về mảng kỹ thuật trong khách sạn, công tác
kiểm tra các hệ thống kỹ thuật như hệ thống điện, hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống thơng
gió, sự hoạt động của các camera an ninh… là nhiệm vụ hằng ngày của nhân viên BP kỹ
22
thuật. Hơn thế nữa, BP còn đặc biệt hỗ trợ khi có sự cố về kỹ thuật trong phịng khách như
rèm cửa tự động khơng mở được, điều hịa hỏng, chập điện… Cơng tác bảo trì các trang
thiết bị cũng được BP đặc biệt lưu tâm.
Bộ phận IT : Chịu trách nhiệm giám sát phịng cơng nghệ thơng tin tại khách sạn,
xử lý nhanh chóng những sự cố bất ngờ xảy ra nhằm đảm bảo hệ thống luôn hoạt động liên
tục và hiệu quả, giảm tối đa việc gián đoạn cũng như ảnh hưởng đến hoạt động của các BP
khác.
Bộ phận spa : Cung cấp cho khách hàng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giúp gia
tăng giá trị cho khách sạn, làm tăng doanh thu. Tạo thêm sự lựa chọn cho khách hàng của
khách sạn.
23
2.1.3.
2.1.3.1.
Hệ thống sản phẩm, dịch vụ của khách sạn Fusion Suites Đà Nẵng.
Lưu trú.
Khách sạn Fusion Suites Đà Nẵng có quy mơ 129 phịng nghỉ cao cấp, được thiết kế
với các trang thiết bị hiện đại, sang trọng, mang đến cho khách hàng cảm giác ấm cúng.
Tất cả các phòng đều có máy điều hịa, khu vực ghế ngồi và bếp nhỏ đầy đủ tiện nghi với
tủ lạnh cùng bàn ăn. Phịng tắm riêng được trang bị máy sấy tóc và đồ vệ sinh cá nhân
miễn phí. Bữa ăn sáng được cung cấp theo yêu cầu của khách.
Bảng 2.1 Các loại phòng và giá tại khách sạn Fusion Suites Đà Nẵng
ĐVT: phịng
Loại phịng
Số lượng
Diện tích m2
Giá phịng (VNĐ)
Chic Studio
38
37 m2
3,526,400
Ocean Suite
68
61 m2
4,361,600
Fusion Suite
17
67 m2
5,150,400
Penthouse
2
91 m2
6,240,800
Duplex Penthouse
2
110 m2
7,029,600
Grand Penthouse
2
124 m2
7,818,400
(Nguồn: BP lễ tân khách sạn Fusion Suites Đà Nẵng)
Đặc điểm của từng loại phịng:
Chic Studio: Phịng có diện tích 37 m2, có 1 giường, hướng nhìn ra thành phố, biển.
Chic Studio phù hợp cho những du khách u thích khơng gian sống đơn giản nhưng tinh
tế, đây là loại phòng phù hợp với khách cặp đôi hoặc khách đi du lịch một mình.
(Nguồn: />Hình 2.2 Phịng Chic Studio khách sạn Fusion Suites Đà Nẵng.
24
Ocean Suite: Phịng có diện tích 61 m2, hướng nhìn ra biển. Loại phịng này phù
hợp cho các gia đình gồm đôi vợ chồng và 02 trẻ em với 02 phòng ngủ, với 01 phòng
giường king size hoặc 02 giường đơn và phịng ngủ thứ hai có 01 giường tầng.
(Nguồn: />Hình 2.3 Phịng Ocean Suite khách sạn Fusion Suites Đà Nẵng.
Fusion Suite: Phịng có diện tích 67 m2, có 02 phòng với 02 giường ngủ. Phòng này
được thiết kế rộng rãi hơn cho gia đình hiện đại, hồn chỉnh với một phòng ngủ dạng
Studio và phòng thứ hai với giường tầng.
(Nguồn: />Hình 2.4 Phịng Fusion Suite khách sạn Fusion Suites Đà Nẵng.
Penthouse : Phịng có diện tích 91 m2, hướng biển, có hai phịng ngủ bao gồm 01
giường đơi và 02 giường đơn. Phòng ở được tối đa 04 người lớn hoặc 02 người lớn, 02 trẻ
em.
25
(Nguồn: />Hình 2.5 Phịng Penthouse khách sạn Fusion Suites Đà Nẵng.
Duplex Penthouse: Phịng có diện tích 110 m2, là căn hộ với 02 phịng ngủ rộng rãi,
gồm 01 giường đơi và 02 giường đơn. Phịng có hướng nhìn ra biển. Phòng ở tối đa được
04 người lớn hoặc 02 người lớn và 02 trẻ em.
(Nguồn: />Hình 2.6 Phịng Duplex Penthouse khách sạn Fusion Suites Đà Nẵng.
Grand Penthouse: Phịng có diện tích 124 m2, có hướng nhìn ra biển, gồm hai
phịng ngủ bao gồm 01 giường đơn và 02 giường đôi. Đây là loại phịng có diện tích rộng
nhất và thiết kế sang trọng nhất. Ở tối đa được 04 người lớn hoặc 02 người lớn và 02 trẻ
em.