SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẮK LẮK
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
NĂM HỌC 2016 – 2017
Mơn thi: NGỮ VĂN - CHUN
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Thời gian làm bài:150 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1: (2,0 điểm).
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
Mai về niềm Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”
( Trích Viếng lăng Bác – Viễn Phương. Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2016 )
1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0,25 điểm).
2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (0,25 điểm).
3. Nêu ý nghĩa hình ảnh “vầng trăng” trong câu thơ “Giữa một vầng trăng sáng dịu
hiền”. (0,5 điểm).
4. Chỉ ra hai biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ cuối và nêu tác dụng. (1,0 điểm).
Câu 2: (3,0 điểm).
Câu chuyện của Lê Thị Hà Vi (15 tuổi, ngụ tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk), phải
cắt bỏ một chân vì hoại tử sau khi bó bột tại một bệnh viện tuyến huyện, được nhiều người
quan tâm. Nhưng thật đáng khâm phục, khi vừa tỉnh dậy Vi nở một nụ cười, vì nghĩ rằng
mình vẫn cịn sống được với gia đình, âu cũng là kiếp nạn. Vi nói: "Mẹ đừng khóc, nếu mẹ
khóc sẽ làm cho con đau nhiều hơn, mẹ hãy mạnh mẽ lên để cịn ni con. Mẹ đừng lo,
con vẫn còn một chân đây".
( Nguồn Internet.)
Hãy viết bài văn nghị luận ( khoảng 300 từ ) trình bày suy nghĩ của em về những
hành động, thái độ sống của Lê Thị Hà Vi được thể hiện qua câu chuyện.
Câu 3: (5,0 điểm).
Nhà văn Nguyễn Thành Long có viết: “Nghĩ cho cùng, Lặng lẽ Sa Pa là một bức
chân dung”. ( Trích Trường hợp viết Lặng lẽ Sa Pa )
“Bức chân dung” đó là nhân vật nào trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn
Thành Long? Hãy trình bày cảm nhận của em về nhân vật đó để làm sáng tỏ ý kiến trên. Vì
sao tác giả gọi truyện Lặng lẽ Sa Pa là “ một bức chân dung”?
----------Hết---------Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu. Giám thị khơng giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:……………………...…………… Số báo danh…………………………………….
1
Chữ kí của giám thị 1:…………..…………………... Chữ kí của giám thị 2:………………………..…
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẮK LẮK
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
NĂM HỌC 2016 – 2017
Mơn thi: NGỮ VĂN - CHUN
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN - CHUYÊN
(Đáp án, biểu điểm và hướng dẫn chấm gồm tất cả 03 trang)
A. HƯỚNG DẪN CHẤM CHUNG:
1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài
làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
2. Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong
việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
3. Điểm bài thi đánh giá theo thang điểm từ 0 đến 10. Điểm của bài thi là tổng của các
điểm thành phần và khơng làm trịn.
B.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
Đáp án
Câu 1
(2,0điểm
)
Điểm
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Bác nằm trong
giấc ngủ bình yên… Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”
1. Đoạn thơ trên được viết bằng thể thơ: tự do
2. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng: Biểu cảm
3. Ý nghĩa hình ảnh “vầng trăng”: gợi tâm hồn cao đẹp, sáng trong,
giản dị, vĩnh hằng của Bác…
4. Biện pháp tu từ: Điệp ngữ Muốn làm; Ẩn dụ cây tre Ước nguyện,
tấm lòng của nhà thơ muốn hóa thân vào những hình ảnh gần gũi để có
thể mãi mãi được bên Bác.
( Học sinh có thể chỉ ra biện pháp tu từ liệt kê: con chim hót, đóa
hoa, cây tre…Biện pháp tu từ ẩn dụ: cây tre…Biện pháp tu từ nhân
hóa: cây tre trung hiếu hoặc biện pháp điệp cấu trúc và nêu được tác
dụng thì vẫn cho điểm tối đa. )
Học sinh viết một bài nghị luận xã hội dựa trên một câu chuyện
Câu 2 có trong cuộc sống. Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau
(3,0điểm nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:
)
a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về một tư
tưởng đạo lí, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu lốt, có cảm xúc, khơng mắc
lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể vận dụng những hiểu biết
của mình để trình bày được các ý cơ bản sau:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
0.25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
1,0 điểm
0.25 điểm
2
- Giải thích vấn đề nghị luận:
Giới thiệu được câu chuyện…Hành động, thái độ của Vi gợi nhiều
suy nghĩ về tinh thần lạc quan, ý chí, nghị lực và dù đau đớn nhưng
vẫn quan tâm lo lắng cho mọi người xung quanh.
( Hiểu được tinh thần lạc quan, ý chí và nghị lực, sự quan tâm lo
lắng cho mọi người trong cuộc sống…)
- Bàn luận:
+ Khẳng định suy nghĩ của Vi là suy nghĩ đẹp, dũng cảm, mang ý
nghĩa tích cực, tiếp thêm niềm tin cho chúng ta trước những thử thách
của cuộc sống. Trong cuộc sống, con người không thể sống tốt nếu
khơng có ý chí, nghị lực…
. Có ý chí, nghị lực và tinh thần lạc quan giúp ta bình tĩnh, linh hoạt,
chủ động để tìm phương án giải quyết tốt nhất, để vượt qua những khó
khăn, trở ngại trong cuộc sống…( Dẫn chứng )
. Có ý chí, nghị lực và tinh thần lạc quan sẽ giúp con người trưởng
thành hơn, sống có ý nghĩa, là cơ hội để mỗi người tự khẳng định bản
thân…( Dẫn chứng )
+ Phê phán thái độ sống thiếu mục đích, ý chí, bi quan, chán nản,
buông xuôi và thiếu tinh thần trách nhiệm...
- Bài học nhận thức và hành động:
+ Hành động, thái độ của Vi qua câu chuyện thật đáng khâm phục
trong cuộc sống hôm nay.
+ Rèn kĩ năng sống, trau dồi tri thức để sống có trách nhiệm. Xác
định mục đích, lí tưởng sống đúng đắn để hồn thiện nhân cách, đáp
ứng nhu cầu của thời đại.
Câu 3
(5,0điểm
)
0.5 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Lưu ý : Nếu thí sinh có kĩ năng làm bài tốt nhưng chưa đi sâu bàn luận vào
những nội dung trên mà vẫn có những ý tưởng sáng tạo và suy nghĩ riêng, hợp lí
thì vẫn đạt điểm tối đa.
Nhà văn Nguyễn Thành Long có viết: “ Nghĩ cho cùng, Lặng lẽ
Sa Pa là một bức chân dung”. ( Trích Trường hợp viết Lặng lẽ Sa
Pa )
“Bức chân dung” đó là nhân vật nào trong truyện ngắn Lặng lẽ
Sa Pa của Nguyễn Thành Long? Hãy trình bày cảm nhận của em
về nhân vật đó để làm sáng tỏ ý kiến trên. Vì sao tác giả gọi truyện
Lặng lẽ Sa Pa là “một bức chân dung”?
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Trên cơ sở hiểu biết về văn bản Lặng lẽ Sa Pa, học sinh biết vận
dụng kỹ năng làm bài nghị luận văn học, kỹ năng đọc hiểu văn bản để
trình bày cảm nhận về một nhân vật trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa của
Nguyễn Thành Long thông qua một nhận định văn học.
- Bài viết phải có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, hợp lí, hành văn
trong sáng, mạch lạc, giàu cảm xúc. Khơng mắc lỗi về diễn đạt, trình
3
bày, chính tả.
b.Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về văn bản Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn
Thành Long, thí sinh có thể cảm nhận, diễn đạt, trình bày theo nhiều
cách khác nhau nhưng bài viết cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận.
* “Bức chân dung” là anh thanh niên…
* Những vẻ đẹp của nhân vật:
- Hoàn cảnh sống và làm việc:
+ Làm cơng tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu nhằm phục vụ sản
xuất và chiến đấu… giữa cái lặng lẽ của Sa Pa. ( Một người “cô độc
nhất thế gian”)
+ Cơng việc gian khổ, ln địi hỏi độ tỉ mỉ, chính xác, tinh thần
trách nhiệm cao…
- Suy nghĩ về công việc và cuộc sống:
+ Luôn ý thức được cơng việc thầm lặng của mình và hạnh phúc khi
thấy những cơng việc có ích cho cuộc sống…
+ Ln có những suy nghĩ giản dị mà thật sâu sắc về cơng việc của
mình…
+ Ln tổ chức sắp xếp cuộc sống ngăn nắp và chủ động…
- Tính cách và phẩm chất:
+ Là người yêu nghề, cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm, ln
quan tâm đến mọi người…
+ Là người khiêm tốn khi nói tới sự đóng góp nhỏ bé của mình…
- Đánh giá: Tác giả đã phác hoạ được chân dung người lao động bình
thường, vơ danh với những phẩm chất cao đẹp về cuộc sống, công
việc.
- Nghệ thuật:
+ Xây dựng tình huống truyện thú vị.
+ Cách kể chuyện kết hợp giữa tự sự, trữ tình và bình luận.
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
* Tác giả gọi truyện Lặng lẽ Sa Pa là “một bức chân dung” vì:
+ Để cho nhân vật xuất hiện trong cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với ba nhân
vật khác (ông hoạ sĩ, cơ kỹ sư, bác lái xe). Vì thế, nhân vật chính chỉ 0,75 điểm
hiện qua một số vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ, chưa khắc họa rõ
nét về tính cách hay số phận.
+ Người hoạ sĩ già quan sát và muốn thể hiện bằng một bức chân
dung. Đó là “bức chân dung” về cuộc sống và công việc của anh thanh
niên.
+ Cốt truyện đơn giản, không xung đột, không thắt nút, cao trào.
0,25 điểm
- Đánh giá chung vấn đề nghị luận.
Lưu ý: Thí sinh có những cảm thụ tốt, ý tưởng sáng tạo và suy nghĩ riêng mới
mẻ, hợp lí (ngồi những ý có trong đáp án) thì vẫn đạt điểm tối đa.
-------------------- HẾT -----------------
4
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẮK LẮK
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
NĂM HỌC 2015 – 2016
ĐỀ CHÍNH THỨC
Mơn thi: NGỮ VĂN - CHUN
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1. (5,0 điểm)
Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi dưới đây:
Trăng cứ trịn vành vạnh
kể chi người vơ tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2015, trang 156)
1. Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Hoàn cảnh sáng tác? (0,5 điểm)
2. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ. (0,5 điểm)
3. Ý nghĩa hình ảnh “trăng trịn vành vạnh” và “ánh trăng im phăng phắc”. (0,5
điểm)
4. Nhận xét về kết cấu, về giọng điệu của khổ thơ. (0,5 điểm)
5. Vấn đề đạo lý, lẽ sống của dân tộc Việt Nam được tác giả nêu trong đoạn thơ
trên là gì? Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ), trình bày suy nghĩ của mình về
vấn đề ấy. (3,0 điểm)
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận vẻ đẹp thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kháng chiến chống Mĩ qua bài thơ
Bài thơ tiểu đội xe khơng kính của Phạm Tiến Duật và truyện Những ngơi sao xa xơi
của Lê Minh Kh.
---------------- Hết ---------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
5
Họ và tên thí sinh:..............................................Số báo danh:..............................................
Chữ ký của giám thị 1:………………...………Chữ ký của giám thị 2:……......................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẮK LẮK
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN: NGỮ VĂN - CHUYÊN
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
(Đáp án, biểu điểm và hướng dẫn chấm gồm tất cả 04 trang)
A. YÊU CẦU CHUNG
1. Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn; kĩ năng làm văn tốt: bố cục rõ ràng, lập
luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, có hình ảnh và sức biểu cảm, ít mắc lỗi chính tả.
2. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng, định tính chứ
khơng định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng. Cần đánh giá bài làm của thí
sinh trong tính chỉnh thể; trân trọng những bài viết có ý kiến và giọng điệu riêng. Chấp nhận
các cách lí giải khác nhau, miễn là hợp lí và có sức thuyết phục.
3. Điểm bài thi đánh giá theo thang điểm từ 0 đến 10. Điểm của bài thi là tổng của các
điểm thành phần và khơng làm trịn (tồn bài là 10,0 điểm, cho lẻ đến 0,25 điểm).
B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu
Câu 1
Yêu cầu cụ thể
Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi…
1. Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Hồn cảnh sáng tác?
- Trích trong bài thơ Ánh trăng, tác giả Nguyễn Duy.
- Bài thơ sáng tác vào năm 1978, tại thành phố Hồ Chí Minh, in trong tập
Ánh trăng.
2. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả, tự sự.
(trả lời đúng ba ý: cho 0,5 điểm, đúng một đến hai ý: cho 0,25 điểm)
3. Ý nghĩa hình ảnh
- trăng trịn vành vạnh: tượng trưng cho q khứ nguyên vẹn, chẳng phai
mờ.
- ánh trăng im phăng phắc: hình ảnh nhân hóa, chính là người bạn – nhân
chứng của tình nghĩa mà nghiêm khắc, gợi nhắc người đọc cần có thái độ
sống ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
Điểm
5,0
(0,25)
(0,25)
(0,5)
(0,25)
(0,25)
6
4. Về kết cấu, về giọng điệu của khổ thơ
- Kết cấu 5 chữ, câu thơ không viết hoa đầu dịng, nhịp thơ nhịp nhàng.
- Giọng điệu trữ tình, trầm lắng biểu hiện sự suy tư.
5. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ), trình bày suy nghĩ của
mình về vấn đề…
(0,25)
(0,25)
3,0
Yêu cầu về kĩ năng: Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, có
sự vận dụng nhuần nhuyễn các thao tác nghị luận như: giải thích, phân
tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ… Kết cấu bài làm chặt chẽ, diễn đạt
lưu lốt, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; dẫn chứng tiêu biểu,
giàu sức thuyết phục…
u cầu về kiến thức: Thí sinh có thể nêu những suy nghĩ riêng và
trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần hợp lí, chặt chẽ, thuyết
phục. Trên cơ sở xác định đúng vấn đề nghị luận là trình bày suy nghĩ của
bản thân về vấn đề đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” qua đoạn thơ của
Nguyễn Duy, thí sinh phải có vốn kiến thức, vốn hiểu biết về đạo lý, đời
sống xã hội nhằm thuyết phục một cách thấu đáo về những ý kiến mà
mình nêu ra. Sau đây là một số gợi ý:
- Nêu được vấn đề cần nghị luận: đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
(0,25)
- Giải thích
Uống nước là sự hưởng thụ những thành quả vật chất và tinh thần. Nhớ
nguồn là sự tri ân, giữ gìn và phát huy những thành quả đã được thế hệ
trước tạo ra.
Đạo lý ấy là lời dạy bảo phải biết ơn thế hệ cha anh và phát huy những
thành quả của họ.
(0,25)
- Bàn luận
+ Thái độ và lối sống biết ơn, trân trọng (không quên tổ tiên, nịi giống;
khơng qn những người đã chiến đấu, hy sinh để bảo vệ quê hương;
không quên ơn những người dạy dỗ, giúp đỡ mình; khơng qn ơn ơng
bà, cha mẹ, người thân…(dẫn chứng trong thực tế)
+ Phê phán kẻ vơ ơn, sống ích kỷ, hưởng thụ cá nhân…(dẫn chứng trong
thực tế)
- Bài học nhận thức, hành động
+ Nhắc nhở mọi người ghi nhớ một đạo lí của dân tộc, đạo lí của người
được hưởng thụ.
+ Liên hệ bản thân: hãy sống và làm việc theo truyền thống tốt đẹp đó…
(1,0)
(0,5)
(1,0)
Lưu ý: chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và
7
kiến thức.
Câu 2
Cảm nhận vẻ đẹp thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kháng chiến chống
Mĩ qua bài thơ Bài thơ tiểu đội xe khơng kính của Phạm Tiến Duật và
truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
Yêu cầu về kĩ năng
Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích và so
sánh, tổng hợp hai tác phẩm văn học để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ
ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trơi chảy. Văn viết có cảm xúc. Khơng
mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở hiểu biết bài thơ Bài thơ tiểu đội xe khơng kính của Phạm
Tiến Duật và truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê, thí sinh
có thể triển khai bằng nhiều cách khác nhau nhưng bài viết cần làm rõ
được các ý chính sau
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
Cảm nhận chung
Với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, hai tác giả đã khắc họa
thành công vẻ đẹp thế hệ trẻ Việt Nam trong thời chống Mĩ
- Lý tưởng cao cả; sẳn sàng dâng hiến tuổi xuân của mình cho Tổ quốc;
dũng cảm, kiên cường, bất chấp mọi khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến
đấu giải phóng miền Nam.
- Tâm hồn lạc quan, yêu đời, trẻ trung; tình đồng đội, đồng chí cao đẹp.
Cảm nhận riêng
* Về bài thơ Bài thơ tiểu đội xe khơng kính của Phạm Tiến Duật
- Trên chiếc xe khơng kính, người lính hiện ra
+ Những con người trẻ trung, tinh nghịch, lạc quan, đầy chất lính…
+ Tư thế ung dung, hiên ngang; tâm hồn nhạy cảm, tình yêu cuộc sống.
(“Ung dung buồng lái ta ngồi”, “Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”, “Nhìn
thấy con đường chạy thẳng vào tim”…)
- Chính điều kiện thiếu thốn, khắc nghiệt của chiến tranh đã bộc lộ vẻ đẹp
tinh thần của người lính. Đó là thái độ bất chấp khó khăn, gian khổ, nguy
hiểm (“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng”, “Khơng có kính, ừ thì có bụi”,
“Khơng có kính, ừ thì ướt áo”)…
- Niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ trong tình đồng đội, đồng chí (“Bắt tay
qua cửa kính vỡ rồi”, “Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời”, “Chung bát
đũa nghĩa là gia đình đấy”)…
- Điều làm nên sức mạnh để người lính vượt qua khó khăn gian khổ chính
là tình u nước, là ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước (“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:”,“Chỉ cần trong xe có một
trái tim”)…
5,0
(0,25)
(1,0)
(0,5)
(0,25)
(0,25)
(0,25)
8
- Vẻ đẹp người lính được khắc họa bằng hiện thực sinh động của cuộc
sống ở chiến trường, ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự
nhiên, khỏe khoắn…
* Về truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê
- Phương Định, Thao, Nho là những cô gái trẻ trung, xinh đẹp...
- Giữa chiến tranh ác liệt, hàng ngày đối diện với cái chết nhưng họ
không mất đi sự hồn nhiên trong sáng và những ước mơ về tương lai.
- Vượt lên khó khăn nguy hiểm, dũng cảm ngoan cường và bình tĩnh ung
dung.
+ Sống ở trên một cao điểm, giữa vùng trọng điểm của tuyến đường
Trường Sơn, nơi tập trung bom đạn và nguy hiểm, ác liệt. Công việc lại
càng nguy hiểm, phải đối mặt với máy bay và bom đạn của địch, đối diện
với cái chết đòi hỏi sự dũng cảm, bình tĩnh và nhanh nhẹn, chính xác…
+ Họ mang vẻ đẹp của người thanh niên xung phong: trách nhiệm với
cơng việc và ý chí chiến đấu vì Tổ quốc…
- Giàu tình đồng chí, đồng đội
Họ u mến, hiểu sâu sắc những sở thích và tâm trạng của đồng đội,
chăm sóc, lo lắng khi đồng đội bị thương; dành tình yêu và niềm cảm
phục cho những người chiến sĩ mà hằng đêm cô gặp trên trọng điểm của
con đường ra mặt trận.
- Vẻ đẹp các cô gái thanh niên xung phong được khắc họa với nghệ thuật
độc đáo: lối kể chuyện tự nhiên, vai kể là nhân vật chính; ngơn ngữ sinh
động, trẻ trung và đặc biệt thành cơng về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân
vật…
Đánh giá chung
Phạm Tiến Duật và Lê Minh Khuê đã khắc họa thành công vẽ đẹp tâm
hồn của thế hệ trẻ Việt Nam yêu nước trong những năm tháng chiến đấu,
hy sinh gian khổ mà vĩ đại của dân tộc ta.
(0,5)
(0,25)
(0,25)
(0,5)
(0,25)
(0,5)
(0,25)
* Lưu ý: Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm
của thí sinh. Cần khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ sáng tạo.
----------------------- Hết -------------------------
9
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẮK LẮK
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
NĂM HỌC 2016 – 2017
PHIẾU CHẤM BÀI THI
Môn thi: NGỮ VĂN – CHUYÊN
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(Dùng cho lần chấm thứ nhất)
Túi số:………….….……… Phách số:……………..……………
Câu
Ý
1
1
2
3
CÂU 1
4
1
2
3
4
CÂU 2
5
6
7
1
2
3
4
5
CÂU 3
6
7
8
9
Đáp án
T Thang Điểm
đi điểm chấm
Đoạn thơ trên được viết bằng thể thơ: tự do
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng: Biểu cảm
Hình ảnh “vầng trăng”: gợi tâm hồn cao đẹp, sáng trong, giản dị.
Điệp ngữ Muốn làm; Ẩn dụ cây tre Ước nguyện, tấm lòng của
nhà thơ.
( Biện pháp tu từ liệt kê, ẩn dụ, nhân hóa, điệp cấu trúc…)
Tổng điểm câu 1
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
Giới thiệu câu chuyện, gợi nhiều suy nghĩ về tinh thần lạc quan, ý
chí, nghị lực…
Khẳng định suy nghĩ của Vi là suy nghĩ đẹp, dũng cảm, có ý nghĩa
tích cực…
Có ý chí, nghị lực và tinh thần lạc quan giúp ta bình tĩnh, linh
hoạt, chủ động…
Có ý chí, nghị lực và tinh thần lạc quan giúp ta trưởng thành, sống
có ý nghĩa…
Phê phán thái độ sống thiếu mục đích, ý chí, bi quan, chán nản,
bng xi và thiếu tinh thần trách nhiệm...
Câu chuyện thật đáng khâm phục trong cuộc sống hôm nay. Rèn kĩ
năng sống...
Tổng điểm câu 2
Giới thiệu vấn đề nghị luận.
Là anh thanh niên làm cơng tác khí tượng, trên núi cao của Sa Pa.
Hồn cảnh sống và làm việc: Cơng việc gian khổ, địi hỏi độ tỉ mỉ,
chính xác.
Suy nghĩ về cơng việc và cuộc sống: Luôn ý thức được công việc,
suy nghĩ giản dị mà thật sâu sắc, tổ chức sắp xếp cuộc sống ngăn
nắp, chủ động…
Về phẩm chất: Là người yêu nghề, cởi mở, chân thành, quan tâm,
khiêm tốn .
Tác giả đã phác hoạ được chân dung người lao động bình thường,
vô danh với những phẩm chất cao đẹp về cuộc sống, cơng việc.
Nghệ thuật: Tình huống truyện, kết hợp tự sự, trữ tình,bình luận.
Gọi truyện là “một bức chân dung” vì đó là “bức chân dung” về
cuộc sống và cơng việc. Cốt truyện đơn giản, không xung đột…
Đánh giá chung vấn đề nghị luận.
Tổng điểm câu 3
Tổng điểm toàn bài: câu 1 + câu 2 + câu 3
Tổng điểm chấm:
0,25
0,25
0,5
1,0
2,0
0,25
0,5
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
3,0
0,25
0,25
0,5
1,0
1,0
0,5
0,5
0,75
0,25
5,0
10,0
Ngày ……tháng 6 năm 2016
10
-
Bằng số:………………………………………
Bằng chữ:……………………………………..
Cán bộ chấm thi
(Ký, ghi rõ họ tên)
Đề thi Văn vào lớp 10 THPT (Đề số 09)
Câu 1. Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
“Vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày. Thời tiết
thanh tịnh, trời trong trẻo, ngồi phóng tầm mắt qua những thung lũng xanh biếc, Ba Vì
hiện lên như hịn ngọc bích. Về chiều, sương mù tỏa biếc, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị
thần bất tử ngự trên sóng. Những đám mây nhuộm màu biến hóa mn hình, nghìn
dạng tựa như nhà ảo thuật có phép tạo ra một chân trời rực rỡ. Khi vầng sáng nan quạt
khép lại dần, trăng vàng mịn như một nốt nhạc bay lên bầu trời, ru ngủ muôn đời thần
thoại.”
(Võ Văn Trực, Với vợi Ba Vì, dẫn theo Ngữ văn 8, Tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr.26)
1. Xác định phép lập luận của đoạn văn.
2. Phân tích tác dụng của hai biện pháp so sánh được sử dụng trong đoạn văn.
Câu 2. “Khi con ngã, khơng ít bậc cha mẹ thường vội vàng nâng con dậy, dỗ dành con
bằng cách đánh đất, đánh bàn.”
Hãy viết một đoạn văn nghị luận theo phép lập luận Tổng hợp – Phân tích - Tổng hợp
(khoảng 12 câu) trình bày ý kiến của em về những điều hành vi trên gợi ra. (Đánh số
các câu trong đoạn).
Câu 3. Cảm nhận của em về đoạn thơ sau đây:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến,
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Mùa xuân - ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế.”.
(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ, Ngữ văn 9, Tập hai,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr.55-56)
---HẾT--Ghi chú: Cán bộ coi thì khơng cần giải thích gì thêm
11