Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

Hoàn thiện hoạt động quản trị dịch vụ logistics đối với các doanh nghiệp xuất khẩu tại công ty cổ phần cảng đà nẵng trần văn thanh hiền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (832.17 KB, 96 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN NGÀNH: NGOẠI THƯƠNG
-------------✰🙖🙖-------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:
“HỒN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ DỊCH VỤ

LOGISTICS ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐÀ NẴNG”.


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Đặng Thanh Dũng

GVHD

:

ThS. ĐẶNG THANH DŨNG

SVTH

:

TRẦN VĂN THANH HIỀN

Lớp



:

K23 QNT

Khóa

:

K23 (2017 – 2021)

MSSV

:

2320216194

Đà Nẵng, năm 2021

SVTH: Trần Văn Thanh Hiền

Trang 2


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Đặng Thanh Dũng
LỜI CẢM ƠN

Trong suốt khoảng thời gian học tập và rèn luyện tại Trường Đại Học Duy Tân

tôi đã được học tập và giúp đỡ của các thầy cô. Đặc biệt là các thầy và cô khoa
Quản Trị Kinh Doanh đã giúp tôi hiểu biết về chuyên ngành Xuất Nhập Khẩu làm
bước đệm cho tơi phát triển bản thân đó là niềm vinh hạnh và hạnh phúc lớn của tôi.
Tôi xin gởi đến quý thầy cô trường Đại học Duy Tân lời cảm ơn sâu sắc.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Đặng Thanh Dũng đã giúp tơi hồn thành
Khóa Luận, đã dành thời gian tận tình chỉ bảo những sai sót và hướng dẫn cho tơi
sửa đổi giúp cho khóa luận được hồn thiện. Tơi chân thành biết ơn.
Tơi xin cảm ơn Ban Giám Đốc, các Phòng ban khác và đặc biệt là Phòng Kinh
Doanh – Anh Lê Hồng Nam – Trưởng phòng kinh doanh và Anh Nguyễn Trung
Hiếu – Người trực tiếp hướng dẫn thực tập trong Công Ty Cổ Phần Cảng Đà Nẵng
đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong q trình thực tập, nhờ đó tơi có thêm được
nhiều kiến thức thực tế về các hoạt động trong quá trình Xuất Nhập Khẩu.
Trong quá trình nghiên cứu vì chưa có nhiều kinh nghiệm và kiến thức chun
mơn nên cịn có nhiều thiếu sót và chỉ nhìn nhận dưới góc độ của một sinh viên. Tơi
mong được nhận những đóng góp từ các thầy cơ khoa Quản Trị Kinh Doanh và Đơn
vị thực tập để bài báo cáo trở nên hoàn thiện hơn.

SVTH: Trần Văn Thanh Hiền


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Đặng Thanh Dũng
LỜI CAM ĐOAN

Đề tài nghiên cứu được thực hiện bởi sinh viên Trần Văn Thanh Hiền với sự
hướng dẫn của THS. Đặng Thanh Dũng. Nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài
này được nghiên cứu hồn tồn bởi tơi. Các số liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu
được tham khảo và thu thập tại các nguồn khác nhau và Công Ty Cổ Phần Cảng Đà
Nẵng sẽ được trích dẫn cụ thể tại phần tài liệu tham khảo.

Nếu có bất kỳ sự gian lận nào tơi xin được chịu trách hồn tồn về nội dung
báo cáo của mình. Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan
này.

SVTH: Trần Văn Thanh Hiền


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Đặng Thanh Dũng
MỤC LỤC

SVTH: Trần Văn Thanh Hiền


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Đặng Thanh Dũng

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Thuật ngữ
CTCP

Giải thích
Cơng ty Cổ Phần

1PL

First party logistics


2PL

Second party logistics

3PL

Third party logistic

4PL

Fourth party logistics

5PL

Fifth party logistics

OMS

Hệ thống quản lý đơn hàng

WMS

Hệ thống quản lý kho hàng

TMS

Hệ thống quản lý vận tải

LTM


Luật thương mại

C/O

Giấy chứng nhận xuất xứ

B/L

Vận đơn đường biển

LCL

Hàng lẻ

CFS

Kho khai thác hàng lẻ

Teus

Đơn vị container bằng 20 feet

CY

Container yard

ICD

Cảng thông quan nội địa


SVTH: Trần Văn Thanh Hiền


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Đặng Thanh Dũng
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Danh mục

Chú giải

Trang

Hình 1.1

Lịch sử phát triển logistics kinh doanh từ năm 1950 đến nay

9

Hình 2.1

Sơ đồ bộ máy của CTCP Cảng Đà Nẵng

34

Bảng 2.2.1

Tình hình tài sản của cơng ty


38

Biểu đồ 2.2

So sánh tình hình tài sản

39

Bảng 2.2.2

Tình hình hoạt động kinh doanh của cơng ty

42

Bảng 2.2.3

Tình hình về lao động ở công ty

44

Bảng 2.3

Các công ty sử dụng dịch vụ xuất khẩu

49

Sơ đồ 2.3

Quy trình đặt hàng tại công ty


50

Bảng 2.3.2

Doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ của CTCP Cảng Đà Nẵng

51

Hình 2.3

Phương tiện thiết bị

60

Bảng 3.2

Các loại hình vận tải

73

SVTH: Trần Văn Thanh Hiền


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Đặng Thanh Dũng
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu


Trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đi kèm làm cho nền kinh tế thế
giới nói chung và nền kinh tế của Việt Nam nói riêng phát triển năng động và vững
chắc hơn. Khiến cho giao thương của các nước lưu thông dễ dàng, tiện ích đồng
thời kéo theo nhiều dịch vụ mới về vận tải, kho bãi và các dịch vụ khác… Đã mở ra
nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, hỗ trợ cho
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này là dịch vụ Logistics đang ngày càng
phát triển và khẳng định vai trò trong nền kinh tế quốc dân. Hiện nay, Việt Nam
hiện có hơn 3000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong mảng logistics, trong đó
89% là doanh nghiệp trong nước, 10 % là doanh nghiệp liên doanh và 1% là doanh
nghiệp nước ngoài. Doanh nghiệp trong nước hầu hết ở quy mô vừa và nhỏ và chỉ
chiếm khoảng 20% doanh thu toàn thị trường. Cũng theo thống kê của Hiệp hội
Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), tốc độ phát triển của
ngành logistics tại Việt Nam những năm gần đây đạt khoảng 14%-16%, với quy mô
khoảng 40-42 tỷ USD/năm. Thị trường logisitcs tại Việt Nam được đánh giá cao,
đứng thứ 64/160 nước về mức độ phát triển logistics và đứng thứ 4 trong ASEAN
sau Singapore, Malaysia, Thái. Được ghi nhận như một chức năng của nền kinh tế
chủ yếu và là một công cụ mang đến thành cơng cho các doanh nghiệp xuất khẩu đó
chính là dịch vụ Logistics Cảng. Nhận thấy sự thiết yếu và phát triển vượt bậc của
ngành dịch vụ Logistics do đó tơi đã chọn đề tài: “Hoàn Thiện Hoạt Động Quản Trị
Dịch Vụ Logistic Đối với các Doanh nghiệp Xuất Khẩu tại Cơng Ty Cổ Phần Cảng
Đà Nẵng” làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận về hoạt động quản trị dịch vụ Logistics tại Cảng Đà Nẵng.
Tìm hiểu hoạt động kinh doanh, quản trị dịch vụ trong từng hoạt động Logistic
Cảng của công ty về triển vọng phát triển của ngành này cũng như đưa ra một số
giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển dịch vụ và giảm chi phí của cơng ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

SVTH: Trần Văn Thanh Hiền


Trang 8


Khóa Luận Tốt Nghiệp
-

GVHD: Th.S Đặng Thanh Dũng

Đối tương nghiên cứu: Khoá luận nghiên cứu hoạt động bao quát các hoạt động
quản trị dịch vụ Logistics tại công ty Cổ Phần Cảng Đà Nẵng.

-

Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Đề tài tập chung nghiên cứu trong phạm vi hoạt động quản trị
cung cấp dịch vụ Logistics cho các công ty xuất khẩu của CTCP Cảng Đà Nẵng.
+ Thời gian: từ năm 2018-2020

4. Phương pháp nghiên cứu

Bài viết được nhìn nhận dưới góc độ là một sinh viên chú trọng sử dụng
nghiên cứu khoa học qua việc thu thập dữ liệu thứ cấp và phương pháp phân tích
tổng hợp thống kê, quan sát thực tế. Trong đó nguồn dữ liệu thứ cấp được sử dụng
từ nguồn cung cấp dữ liệu bên trong ở các phịng Kế tốn Tài chính, phịng Kinh
doanh, phịng kho vận…của Cơng ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng. Các thông tin nội bộ
và báo cáo thống kê của công ty… Các nguồn thông tin này đều đã được tổng hợp
và lưu trữ tại các phịng ban của cơng ty. Các nguồn dữ liệu thứ cấp này chủ yếu
được sử dụng để phân tích thực trạng quản trị tại cơng ty. Nguồn cung cấp dữ liệu
bên ngồi bao gồm sách và tư liệu quốc tế về logistics, tạp chí chuyên ngành .... Các

lý thuyết về quản trị logistics trong doanh nghiệp nói chung và lý thuyết về quản trị
kho hàng nói riêng. Sử dụng phương pháp tổng hợp thống kê là tiến hành tập trung,
chỉnh lý và hệ thống hóa một cách khoa học các tài liệu ban đầu đã thu thập được
trong điều tra thống kê. Một số phương pháp khác được sử dụng trong phân tích dữ
liệu như thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, tỷ lệ phần trăm nhằm đánh giá thực
trạng hoạt động quản trị dịch vụ Logistics trong xuất khẩu tại CTCP Cảng Đà Nẵng.
Phương pháp tổng hợp, quan sát: đã đi khảo sát trực tiếp tại Cảng để có cái nhìn
thực tế và hiểu rõ nghiệp vụ.
5. Tổng quan về tình hình nghiên cứu

Với đề tài còn khá mới trong nền kinh tế Việt Nam, liên quan đến đề tài nghiên
cứu luận văn đã có một vài đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước tiêu biểu là:
-

Đề tài nghiên cứu cấp Bộ của Bộ Thương mại: “Logistics và khả năng áp dụng, phát
triển logistics trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận ở Việt
SVTH: Trần Văn Thanh Hiền

Trang 9


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Đặng Thanh Dũng

Nam”, do Nguyễn Như Tiến - Trường Đại học Ngoại thương làm chủ nhiệm và các
cộng sự thực hiện vào năm 2004, đề tài nghiên cứu về dịch vụ vận tải và giao nhận
hàng hóa. Đã phần nào phác họa cách nhìn nhận tổng quan hơn về dịch vụ Logistics
và khả năng phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa ở Việt Nam.
-


Đề tài “Quản lý nhà nước đối với dịch vụ Logistics ở Cảng Hải Phòng” của Nguyễn
Quốc Tuấn trong Luận án tiến sĩ, chuyên ngành Quản lý kinh tế, Viện nghiên cứu
quản lý kinh tế Trung ương (2015), đã hệ thống các vấn đề lý luận liên quan đến
quản lý nhà nước đối với dịch vụ logistics cảng biển, đánh giá thực trạng quản lý
nhà nước đối với dịch vụ Logistics ở Cảng Hải Phòng, xác định các yếu tố tác động
đến công tác quản lý, đồng thời kiến nghị với các cấp quản lý và đưa ra được các
giải pháp đổi mới đối với dịch vụ Logistics Hải Phòng.

-

Trong tác phẩm: “Management of Business Logistics – John J. Coyle” Tập trung
vào các vấn đề như quản lý hậu cần, những lý thuyết cần thiết và áp dụng vào thực
tiễn để tăng hiệu suất hoạt động, và khám phá các vấn đề mới phát sinh trong lĩnh
vực logistics

-

Các cơng trình đã hệ thống hóa về dịch vụ Logistics cảng biển, khẳng định được vai
trò của dịch vụ Logistics và chiêu thức quản lý trong nền kinh tế trong và ngoài
nước, đồng thời đưa ra phương hướng để phát triển có hiệu quả đối với dịch vụ
Logistics. Tuy nhiên, với nền kinh tế Cảng biển Đà Nẵng nói chung và Cơng Ty Cổ
Phần Cảng Đà Nẵng nói riêng thì chưa có một nghiên cứu nào đề cập đến quản trị
dịch vụ Logistics tại CTCP Cảng Đà Nẵng. Chính vì những yếu tố trên đã thúc đẩy
bản thân tìm hiểu và học hỏi nghiệp vụ thực tế trong số những dịch vụ mà Cảng Đà
Nẵng đã và đang đem đến cho khách hàng và đặc biệt là chính sách chăm sóc khách
hàng mà Cơng Ty đã và đang dần hồn thiện để nâng cao sự hài lòng đến khách
hàng khi sử dụng dịch vụ.

6. Kết cấu khóa luận


Ngồi phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, các danh mục và tài liệu tham khảo,
khóa luận được kết cấu gồm những chương sau đây:

SVTH: Trần Văn Thanh Hiền

Trang 10


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Đặng Thanh Dũng

Chương 1: Cơ sở lý luận về dịch vụ Logistics tại các doanh nghiệp cung ứng
dịch vụ Logistics.
Chương 2: Thực trạng hoạt động quản trị dịch vụ Logistics đối với các doanh
nghiệp xuất khẩu tại công ty cổ phần Cảng Đà Nẵng.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị dịch vụ Logistics đối với
các doanh nghiệp xuất khẩu tại công ty cổ phần Cảng Đà Nẵng.

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP CUNG ỨNG DỊCH VỤ LOGISTICS
1.1 KHÁI QUÁT VỀ LOGISTICS
1.1.1 Khái niệm Logistics

Logistics là một thuật ngữ có nguồn gốc từ Hilap – logistikos – phản ánh mơn
khoa học nghiên cứu tính quy luật của các hoạt động cung ứng và đảm bảo các yếu
tố tổ chức, vật chất và kỹ thuật (do vậy, một số từ điển định nghĩa là hậu cần) để cho
q trình chính yếu được tiến hành đúng mục tiêu. Trải qua dòng chảy lịch sử,
logistics được nghiên cứu và áp dụng sang lĩnh vực kinh doanh. Dưới góc độ doanh

nghiệp, thuật ngữ “logistics” thường được hiểu là hoạt động quản trị chuỗi cung
ứng (supply chain management) hay quản lý hệ thống phân phối vật chất (physical
distribution management) của doanh nghiệp đó. Có rất nhiều khái niệm khác nhau
về logistics trên thế giới và được xây dựng căn cứ trên ngành nghề và mục đích
nghiên cứu, tuy nhiên, có một số khái niệm chủ yếu sau:
Theo Hội đồng các chuyên gia Quản trị Chuỗi cung ứng Hoa Kỳ (2011):
“Logistics là một bộ phận của chu trình chuỗi cung ứng, bao gồm các quá trình
hoạch định kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả việc dự trữ và lưu
chuyển hàng hóa, dịch vụ, thơng tin hai chiều giữa điểm khởi đầu và điểm tiêu dùng
nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng”.
Theo Hội đồng Quản trị Logistics Hoa Kỳ - CLM (1988): “Logistics là quá
trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm sốt dịng di chuyển và lưu kho những ngun
vật liệu thơ của hàng hóa trong quy trình, những hàng hóa thành phẩm và những
SVTH: Trần Văn Thanh Hiền

Trang 11


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Đặng Thanh Dũng

thơng tin có liên quan từ khâu mua sắm nguyên vật liệu cho đến khi được tiêu dùng,
với mục đích thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng”.
Qua các khái niệm cơ bản được tổng hợp lại thì Logistics là chuỗi hoạt động
trong q trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm sốt về khâu đóng gói, vận chuyển,
lưu kho bãi, bảo quản hàng hóa tối ưu nhất từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng.
Mục đích nhằm giảm tối đa chi phí phát sinh hoặc kiểm soát được phát sinh trong
một thời gian ngắn nhất.


1.1.2
1.1.2.1

Phân loại Logistics
Theo hình thức

a) First party logistics – Logistics tự cấp: hình thức tự cung cấp dịch vụ Logistics các

cơng ty có thể tự sở hữu phương tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ và các
nguồn lực khác bao gồm cả nhân lực để thực hiện các hoạt động logistics. Đa số
hình thức 1PL được áp dụng với những hàng hóa có kích thước khơng quá lớn, dễ
vận chuyển và phạm vi vận chủ yếu là nội bộ hoặc trong nước. Cũng có một số
trường hợp, đó có thể là cơng ty lớn có khả năng tự thiết kế và điều hành hoạt động
logistics.
b) Second party logistics – Cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ hai: hình thức Logistics
một phần, chủ hàng thuê 1 phần dịch vụ Logistics. Việc quản lý các hoạt động
truyền thống như vận tải, kho vận, thủ tục hải quan, thanh tốn,… 2PL thường chỉ
đảm nhận và đóng góp vào một khía cạnh nhỏ trong tồn bộ chuỗi logistics của
khách hàng, thường là những hãng tàu hoặc những công ty vận tải đường bộ hay
đường hàng không.
c) Third party logistics - Cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ ba: hình thức Logistics
th ngồi, có thể là tồn bộ q trình quản lí logistics hoặc một số hoạt động có
chọn lọc. Các hoạt động mà bên cung cấp dịch vụ logistics thực hiện cho công ty
khách hàng dựa trên hợp đồng bao gồm: kê khai hải quan, thơng quan hàng hóa, các
chứng từ giao nhận, vận chuyển, bốc dỡ hàng,… để đảm bảo hàng hóa đến đúng nơi
quy định. Thường thì các công ty 3PL sở hữu nhiều loại phương tiện vận chuyển từ
SVTH: Trần Văn Thanh Hiền

Trang 12



Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Đặng Thanh Dũng

đường bộ, đường biển đến đường hàng khơng và có mối liên hệ mật thiết với các
công ty vận chuyển khác để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng và tận dụng
tối đa chức năng dịch vụ của công ty.
d) Fourth party logistics – Nhà cung cấp chuỗi Logistics chủ đạo: dịch vụ Logistics
được cung cấp đầy đủ thành một “chuỗi” bao gồm các hoạt động rộng hơn và mang
tính trách nhiệm cao như các dịch vụ công nghệ thông tin, và quản lý các tiến trình
kinh doanh. Do đó, 4PL được mệnh danh là Những Nhà Cung cấp Dịch vụ
Logistics dẫn đầu (Lead Logistics Providers).
e) Fifth party logistics – Cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ năm: hình thức Logistics

trên nền thương mại điện tử. Các nhà cung cấp dịch vụ là các hệ thống quản lý đơn
hàng (OMS), hệ thống quản lý kho hàng (WMS) và hệ thống quản lý vận tải (TMS).
Cả ba hệ thống này có liên quan chặt chẽ với nhau trong một hệ thống thống nhất và
cơng nghệ thơng tin.
Qua đó, việc phân loại trên cơ sở nhìn nhận dịch vụ Logistics khơng phải là
dịch vụ đơn lẻ mà là sự xâu chuỗi, liên kết các hoạt động với nhau mang lại hiệu
quả sản xuất kinh doanh, cho thấy rằng các nhà cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ
3, thứ 4, và thứ 5 mới là nhà cung cấp dịch vụ Logistics thật sự. Với sự phát triển
của Logistics hiện nay đã tiến lên một giai đoạn mới đó là chuỗi cung ứng. Tuy
nhiên, tại Việt Nam hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chủ yếu mới chỉ
dừng lại ở cấp độ 2PL, 3PL tại các doanh nghiệp lớn, và thường làm nhiệm vụ của
người giao nhận (Forwarder, Freight Forwarder).
1.1.2.2

Theo phạm vi

- Logistics kinh doanh (Business logistics) là một phần của quá trình chuỗi
cung ứng, nhằm hoạch định thực thi và kiểm soát một cách hiệu quả và hiệu lực
các dòng vận động và dự trữ sản phẩm, dịch vụ và thông tin có liên quan từ các
điểm khởi đầu đến điểm tiêu dùng nhằm thoả mãn những yêu cầu của khách hàng
- Logistics quân đội (Military Logistics) là việc thiết kế và phối hợp các
phương diện hỗ trợ và các thiết bị cho các chiến dịch và trận đánh của lực lượng
quân đội. Đảm bảo sự sẵn sàng, chính xác và hiệu quả cho các hoạt động này.
- Logistics sự kiện (Event logistics) là tập hợp các hoạt động, các phương tiện

SVTH: Trần Văn Thanh Hiền

Trang 13


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Đặng Thanh Dũng

vật chất kỹ thuật và con người cần thiết để tổ chức, sắp xếp lịch trình, nhằm triển
khai các nguồn lực cho một sự kiện được diễn ra hiệu quả và kết thúc tốt đẹp
- Dịch vụ logistics (Service logistics) bao gồm các hoạt động thu nhận, lập
chương trình, và quản trị các điều kiện cơ sở vật chất/ tài sản, con người, và vật liệu
nhằm hỗ trợ và duy trì cho các quá trình dịch vụ hoặc các hoạt động kinh doanh
doanh
1.1.2.3

Theo lĩnh vực
Hệ thống Logistics đã được áp dụng vào hoạt động sản xuất và đời sống, đặc
biệt là trong các lĩnh vực phức tạp bao gồm nhiều quá trình, nhiều công đoạn khác
nhau mà cần phải thực hiện bởi nhiều tổ chức, nhiều chủ thể liên quan và được phát

triển thành các nhóm riêng biệt:
- Logistics kinh doanh (Business logistics) là một phần của quá trình chuỗi
cung ứng, nhằm hoạch định thực thi và kiểm soát một cách hiệu quả và hiệu lực các
dòng vận động và dự trữ sản phẩm, dịch vụ và thơng tin có liên quan từ các điểm
khởi đầu đến điểm tiêu dùng nhằm thoả mãn những yêu cầu của khách hàng.
- Logistics quân đội (Military Logistics) là việc thiết kế và phối hợp các
phương diện hỗ trợ và các thiết bị cho các chiến dịch và trận đánh của lực lượng
quân đội. Đảm bảo sự sẵn sàng, chính xác và hiệu quả cho các hoạt động này.
- Logistics sự kiện (Event logistics) là tập hợp các hoạt động, các phương tiện
vật chất kỹ thuật và con người cần thiết để tổ chức, sắp xếp lịch trình, nhằm triển
khai các nguồn lực cho một sự kiện được diễn ra hiệu quả và kết thúc tốt đẹp.
- Dịch vụ logistics (Service logistics) bao gồm các hoạt động thu nhận, lập
chương trình, và quản trị các điều kiện cơ sở vật chất/ tài sản, con người, và vật liệu
nhằm hỗ trợ và duy trì cho các quá trình dịch vụ hoặc các hoạt động kinh doanh
doanh
Tuy được áp dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng Logistics kinh doanh vẫn
chiếm được nhiều lợi thế và phát triển mạnh mẽ nhất, ghi nhận nhiều dấu mốc phát
triển quan trọng của Logistics. Với những lợi ích về tiết kiệm chi phí và tạo dựng

SVTH: Trần Văn Thanh Hiền

Trang 14


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Đặng Thanh Dũng

lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp nhờ áp dụng Logistics trong sản xuất kinh
doanh đã khiến co Logistics kinh doanh được áp dụng rộng rãi.

Lịch sử hình thành Logistics.

1.1.2.4

Lịch sự phát triển và hình thành Logistics từ lúc mới hình thành và phát triển
cho đến nay đã trải qua một chặng đường dài và đã có nhiều thay đổi theo từng giai
đoạn lịch sử của thế giới. Với những tiến bộ trong khoa học kỹ thuật, lý thuyết quản
lý và công nghệ thông tin đã thúc đẩy ngành Logistics lớn mạnh theo thời gian và
quy mô và cả tầm ảnh hưởng lớn đã tạo nên làn sóng tư duy đổi mới về tất cả các
khía cạnh của hoạt động này từ năm 1960 cho đến tận ngày nay. Có thể chia lịch sử
phát triển ngành Logistics kinh doanh trên thế giới thành 5 giai đoạn bao gồm:
-

Workplace logistics (logistics tại chỗ): được hiểu là một dòng vận động của nguyên
vật liệu tại một vị trí làm việc với mục đích là hợp lý hóa các hoạt động độc lập của
một cá nhân hay của một dây chuyền sản xuất hoặc lắp ráp. Lý thuyết và các
nguyên tắc hoạt động của logistics tại chỗ được đưa ra cho những nhân công làm
việc trong lĩnh vực công nghiệp trong và sau chiến tranh thế giới thứ II với điểm nổi
bật là tính tổ chức lao động có tính khoa học.

-

Facility logistics (logistics cơ sở sản xuất): Là dòng vận động của nguyên liệu giữa
các xưởng làm việc trong nội bộ một cơ sở sản xuất có thể là 1 nhà máy, 1 trạm làm
việc trung chuyển, 1 nhà kho, hoặc 1 trung tâm phân phối và được xem tương tự
như là một khâu để giải quyết các vấn đề đảm bảo đúng và đủ nguyên vật liệu để
phục vụ cho sản xuất đại trà và dây chuyền lắp ráp máy móc (do sự khơng đồng
nhất giữa những năm 1950 và 1960)

-


Corporate logistics (logistics công ty): là dịng vận động ngun vật liệu và thơng
tin giữa các cơ sở sản xuất và các quá trình sản xuất trong một công ty. Với công ty
sản xuất thì hoạt động logistics diễn ra giữa các nhà máy và các kho chứa hàng, với
một đại lý bán buôn thì là giữa các đại lý phân phối của nó, cịn với một đại lý bán
lẻ thì đó là giữa đại lý phân phối và các cửa hàng bán lẻ của mình. Được ra đời và
áp dụng chính thức trong kinh doanh vào những năm 1970. Ở giai đoạn này, hoạt
động Logitics gắn liền với thuật ngữ phân phối mang tính vật chất, với q trình mà

SVTH: Trần Văn Thanh Hiền

Trang 15


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Đặng Thanh Dũng

mục tiêu chung là tạo ra và duy trì một chính sách dịch vụ khách hàng tốt với tổng
chi phí Logistics thấp.
-

Supply chain logistics (logistics chuỗi cung ứng): với sự phát triển vào những năm
1980, quan điểm này nhận nhận logistics là dòng vận động của ngun vật liệu,
thơng tin và tài chính giữa các công ty trong một chuỗi thống nhất. Xem là mạng
lưới các cơ sở hạ tầng (nhà máy, kho hàng, cầu cảng, cửa hàng…), các phương tiện
(xe tải, tàu hỏa, máy bay, tàu biển...) cùng với hệ thống thông tin được kết nối với
nhau giữa các nhà cung ứng dịch vụ Logistics của một công ty và các khách hàng
của cơng ty đó. Các hoạt động trong Logistics (dịch vụ khách hàng, quản trị dự trữ,
vận chuyển và bảo quản hàng hóa…) được liên kết với nhau để thực hiện các mục

tiêu trong chuỗi cung ứng. Điểm nhấn trong chuỗi cung ứng là tính tương tác và sự
kết hợp giữa các chủ thể trong chuỗi thơng qua 3 dịng liên kết:

+ Dịng thơng tin
+ Dịng sản phẩm
+ Dịng tài chính
-

Global logistics (logistics tồn cầu): Là dịng vận động của nguyên vật liệu, thông
tin và tiền tệ của các quốc gia. Được liên kết bởi các nhà cung ứng với khách hàng
trên tồn thế giới. Các dịng vận động của logistics tồn cầu đó tăng một cách đáng
kể trong suốt một năm qua. Đó là do q trình tồn cầu hóa trong nền kinh tế tri
thức, việc mở rộng các khối thương mại và việc mua bán qua mạng. Logistics toàn
cầu phức tạp hơn nhiều so với Logistics trong nước bởi sự đa dạng về luật lệ, đối
thủ cạnh tranh, ngơn ngữ, tiền tệ, múi giờ, văn hóa, và cả những rào cản khác trong
kinh tế quốc tế.

SVTH: Trần Văn Thanh Hiền

Trang 16


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Đặng Thanh Dũng

Phạm vi và ảnh hưởng

Global Logistics
Supply chain Logistics


Corporat Logistcs

Facility Logistics
Worplace Logistics

1950 19601970198019902000

Hình 1.1: Lịch sử phát triển logistics kinh doanh từ 1950 đến nay (Nguồn internet)

SVTH: Trần Văn Thanh Hiền

Trang 17


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Đặng Thanh Dũng

1.2 KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CUNG

ỨNG DỊCH VỤ LOGISTICS
1.2.1

Khái niệm về dịch vụ Logistics
Khác với thuật ngữ “Logistics” thì thuật ngữ “dịch vụ Logistics” chưa được
định nghĩa chính chi tiết nhiều trong các tài liệu trên thế giới. Nhưng ở Việt Nam thì
đã có các quy định và luật rõ ràng về thuật ngữ “Dịch vụ Logistics” như sau:
Dịch vụ Logistics thực chất đã được quy định trong Luật thương mại năm
1997 với tên gọi: “Dịch vụ giao nhận hàng hóa”

Ở Việt Nam Điều 233 LTM năm 2005 (thay thế cho khái niệm “dịch vụ giao
nhận hàng hóa” của LTM năm 1997) định nghĩa: “Dịch vụ logistics là hoạt động
thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao
gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy
tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các
dịch vụ khác có liên quan đến hàng hố theo thoả thuận với khách hàng để hưởng
thù lao.” Dịch vụ logistics theo cách định nghĩa này có bản chất là một hoạt động
tập hợp các yếu tố hỗ trợ cho quá trình vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi
tiêu thụ. Theo đó, dịch vụ logistics mang nhiều yếu tố vận tải, người cung cấp dịch
vụ logistics theo khái niệm này khơng có nhiều khác biệt so với người cung cấp
dịch vụ vận tải đa phương thức (MTO). Nếu cho rằng một doanh nghiệp khi tham
gia kinh doanh bất kỳ một trong nhiều cơng việc trên thì đều được xem là đã kinh
doanh dịch vụ logistics thì sẽ dẫn đến hệ quả là doanh nghiệp chỉ cần kinh doanh
bất kỳ dịch vụ vận chuyển, lưu kho, làm thủ tục hải quan... trên nguyên tắc cũng bị
xem là họ kinh doanh dịch vụ logistics và phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh
mà pháp luật đặt ra đối với việc kinh doanh dịch vụ logistics (mức vốn điều lệ 10 tỷ
đồng đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics) .
Dịch vụ logistics ở đây phải được hiểu là một dịch vụ liên hoàn của nhiều dịch
vụ, các dịch vụ này thuộc các giai đoạn từ tiền sản xuất cho tới khi hàng hóa đến tay
người tiêu dùng cuối cùng. Theo đó, dịch vụ logistics gắn liền với cả giai đoạn nhập

SVTH: Trần Văn Thanh Hiền

Trang 18


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Đặng Thanh Dũng


nguyên, nhiên vật liệu làm đầu vào cho quá trình sản xuất, sản xuất ra hàng hóa và
đưa vào các kênh lưu thơng, phân phối. Qua việc phân biệt dịch vụ logistics với các
dịch vụ giao nhận, vận tải... ta cũng phân định được rõ ràng giữa các nhà cung cấp
từng dịch vụ đơn lẻ như dịch vụ vận tải, giao nhận, khai thuê hải quan, phân phối,
dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tư vấn quản lý... với một nhà cung cấp dịch vụ logisites
chuyên nghiệp, người sẽ đảm nhận toàn bộ các khâu trong q trình hình thành và
đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng.
Qua những khái niệm thuần túy trên thì hiểu rằng: Dịch vụ Logistics là loại
hình dịch vụ có quy mơ mở rộng và phức tạp hơn nhiều so với hoạt động vận tải
giao nhận thuần tuý. Trước kia người kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận chỉ cung
cấp cho khách hàng những dịch vụ đơn giản, thuần tuý và đơn lẻ. Ngày nay do phát
triển của sản xuất, lưu thông, các chi tiết của một sản phẩm có thể do nhiều quốc gia
cung ứng và ngược lại một loại sản phẩm của doanh nghiệp có thể tiêu thụ tại nhiều
quốc gia, nhiều thị trường khác nhau.
1.2.2

Vai trò của dịch vụ Logistics
- Dịch vụ logistics góp phần nâng cao hiệu quả pháp lý, giảm thiểu chi phí
trong q trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
- Dịch vụ logistics có tác dụng tiết kiệm, giảm chi phí trong q trình lưu
thơng phân phối ở đây chủ yếu là phí vận tải chiếm tỷ lệ lớn, chi phí này cấu thành
giá cả hàng hóa trên thị trường. Dịch vụ logistics càng hồn thiện và hiện đại sẽ tiết
kiệm cho chi phí vận tải và các chi phí khác phát sinh trong quá trình lưu thơng. Do
đó, giảm thiểu được chi phí này sẽ góp phần làm cho giá cả hàng hóa trên thị trường
giảm xuống, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng, tăng yếu tố cạnh tranh trong
các doanh nghiệp.
- Dịch vụ logistics góp phần gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp
giao nhận.
- Dịch vụ logistics góp phần mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế. Các
nhà sản xuất muốn chiếm lĩnh và mở rộng thị trường cho sản phẩm của mình phải

cần sự hỗ trợ của dịch vụ logistics. Dịch vụ này có tác dụng như cầu nối trong vận

SVTH: Trần Văn Thanh Hiền

Trang 19


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Đặng Thanh Dũng

chuyển hàng hóa trên các tuyến đường đến các thị trường mới đúng yêu cầu về thời
gian và địa điểm đặt ra. Nên doanh nghiệp có thể khai thác và mở rộng thị trường
nhanh và mạnh hơn.
- Dịch vụ logistics góp phần giảm chi phí, hồn thiện và tiêu chuẩn hóa chứng
từ kinh doanh quốc tế.
Vì vậy dịch vụ mà khách hàng yêu cầu từ người kinh doanh vận tải giao nhận
phải đa dạng và phong phú. Người vận tải giao nhận ngày nay đã triển khai cung
cấp các dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế của khách hàng. Họ trở thành người
cung cấp dịch vụ Logistics (Logistics Service Providers). Rõ ràng dịch vụ Logistics
đã góp phần làm tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải giao nhận.

SVTH: Trần Văn Thanh Hiền

Trang 20


Khóa Luận Tốt Nghiệp
1.2.3
1.2.3.1


GVHD: Th.S Đặng Thanh Dũng

Phân loại dịch vụ Logistics
Phân loại của tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Theo Hiệp định thương mại chung về lĩnh vực dịch vụ (GATS – The General
Agreement on Trade in Services) của tổ chức thương mại thế giới WTO được chia
làm 3 nhóm sau:
- Dịch vụ Logistics chủ yếu: dịch vụ thiết yếu trong hoạt động Logistics và
cần phải tiến hành tự do hóa để thúc đẩy sự lưu chuyển dịch vụ bao gồm: dịch vụ
làm hàng, dịch vụ lưu kho, dịch vụ đại lý vận tải và các dịch vụ hỗ trợ khác.
- Dịch vụ có liên quan đến vận tải: các dịch vụ có liên quan đến cung cấp có
hiệu quả dịch vụ Logistics tích hợp cũng như cung cấp môi trường thuận lợi cho
hoạt động của Logistics bên thứ 3 phát triển gồm có vận tải hàng hóa và các dịch vụ
khác có liên quan đến dịch vụ Logistics gồm dịch vụ phân tích và thử nghiệm kỹ
thuật, dịch vụ chuyển phát, dịch vụ đại lý hoa hồng, dịch vụ bán buôn và bán lẻ.
- Dịch vụ thứ yếu hoặc mang tính bổ trợ: dịch vụ máy tính và liên quan đến
máy tính, dịch vụ đóng gói và dịch vụ tư vấn quản lý.

1.2.3.2

Theo quy định của Luật Thương mại
Theo pháp luật Việt Nam, tại Điều 4 Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày
5/9/2007 quy định chi tiết LTM về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới
hạn trách nhiệm thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics về phân loại dịch vụ
logistics: Dịch vụ logistics theo quy định tại Điều 233 LTM được phân loại như sau:
a) Các dịch vụ logistics chủ yếu, bao gồm:
- Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container;
- Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho
bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị;

- Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và
lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa;
- Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý
thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi
SVTH: Trần Văn Thanh Hiền

Trang 21


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Đặng Thanh Dũng

logistics; hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng
hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua
container.
b) Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải, bao gồm:
- Dịch vụ vận tải hàng hải;
- Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa;
- Dịch vụ vận tải hàng không;
- Dịch vụ vận tải đường sắt;
- Dịch vụ vận tải đường bộ.
- Dịch vụ vận tải đường ống.
c) Các dịch vụ logistics liên quan khác, bao gồm:
- Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật;
- Dịch vụ bưu chính;
- Dịch vụ thương mại bán bn;
- Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu
gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng;
- Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác. Sự phân loại này là rất có ý nghĩa trong việc

đưa ra các quy định pháp luật điều chỉnh từng loại hình dịch vụ logistics tương ứng
vì gắn với mỗi loại hình dịch vụ có những đặc trưng riêng biệt.
1.2.3.3

Theo nội dung dịch vụ
Dịch vụ giao nhận vận tải và gom hàng:
a) Dịch vụ giao nhận: là dịch vụ về giám sát vận tải đa phương thức nguyên container

từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu. Có thể hiểu dịch vụ giao nhận bao gồm cả
về quản lý cước phí đường biển, hàng khơng và cá cước vận tải nội địa. Đã có một
số nhà cung cấp dịch vụ Logistics vận tải trọn gói hiện nay như: Maersk Logistics,
APL Logistics... Dịch vụ trọn gói về giao nhận giúp cho khách hàng chỉ cần liên lạc
ký hợp đồng với một đối tác duy nhất và hồn tồn n tâm chờ nhận hàng, thay vì
SVTH: Trần Văn Thanh Hiền

Trang 22


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Đặng Thanh Dũng

phải cử nhân viên giám sát từng khâu từ mua hàng, vận chuyển, làm thủ tục hải
quan, bốc dỡ hàng hóa.
b) Dịch vụ gom hàng là dịch vụ vận chuyển hàng lẻ. Nhà cung cấp dịch vụ Logistics
sẽ nhận hàng từ nhiều nhà sản xuất khác nhau, sau đó sẽ gom lại đóng trong
container, chuyển tải qua cảng trung chuyển, thường tại Singapore. Tại cảng trung
chuyển hàng hóa từ các nước khác nhau sẽ được dỡ ra và đóng lại theo nơi đến, tại
nước nhập khẩu, đại lý các nhà cung cấp dịch vụ Logistics sẽ nhận nguyên
container, tiến hành dỡ hàng, làm thủ tục hải quan và giao hàng rời đến khách hàng.

Dịch vụ này tiết kiệm được chi phí vận chuyển cho khách hàng khi có một lượng
hàng nhờ xuất khẩu.
c) Dịch vụ kho bãi - phân phối: Dịch vụ kho bãi và phân phối nhằm hỗ trợ khách hàng
quản lý tồn kho, giảm chi phí điều hành và tăng được các chu kỳ đơn hàng. Dịch vụ
kho bãi là những dịch vụ lưu kho và giám sát hàng hóa. Các hoạt động chính bao
gồm:
- Nhận hàng, kiểm đếm, xếp hàng vào kho: nhà cung cấp dịch vụ Logistics sẽ
chịu trách nhiệm nhận hàng từ các nhà sản xuất, kiểm tra về số lượng, nhãn hàng,
tình trạng bao bì có bị hư hỏng, ẩm ướt. Hàng được giao phải xếp đúng quy cách
như qui định của khách hàng.
- Xử lý đối với hàng hư hỏng. Một số hàng hóa khi giao nhận do lỗi sản xuất
hay vận chuyển bị ướt hay rách thùng, shipping mark viết sai, nhân viên kho phải
kết hợp với các nhân viên nghiệp vụ để giúp khách hàng sửa chữa sai sót như: thay
thùng, thay nhãn ... đối với những trường hợp nghiêm trọng, có thể chụp hình để
báo cáo cho khách hàng xem xét, quyết định.
- Dán nhãn hàng hóa. Một số khách hàng yêu cầu nhà cung cấp in nhãn và tiến
hành dán nhãn hàng hóa để bảo đảm nhãn hàng được in ấn và dán đúng qui định.
Dịch vụ này giúp khách hàng chỉ cần đưa ra yêu cầu với một đối tác Logistics mà
không cần phai mất công hướng dẫn, đào tạo riêng lẽ cho từng khách hàng về quy
cách nhãn hàng hay gửi người mua tự in nhãn và giao cho người sản xuất.
- Scanning: Để đáp ứng nhu cầu của những khách hàng lớn, một số nhà cung
cấp dịch vụ Logistics hiện nay đã trang bị máy scan ngay tại kho để scan nhãn hàng

SVTH: Trần Văn Thanh Hiền

Trang 23


Khóa Luận Tốt Nghiệp


GVHD: Th.S Đặng Thanh Dũng

hóa. Scan giúp kiểm tra nhiều lần về số lượng, chủng loại hàng, phát hiện sai sót kịp
thời trước khi xuất khẩu.
- Lập và lưu trữ hàng hóa: nhằm dễ dàng truy nhập, đối chiếu khi cần thiết.
Các dịch vụ đặc thù tạo giá trị gia tăng: Để tăng tính cạnh tranh, mỗi nhà cung
cấp dịch vụ Logistics thường xây dựng thêm cho mình một số dịch vụ đặc thù theo
yêu cầu của từng khách hàng. Các dịch vụ nổi bật là:
- Trucking (vận chuyển bằng đường bộ bằng xe tải): Nhà cung cấp dịch vụ
Logistics sẽ đem xe tải đến tận kho nhà sản xuất để thu gom hàng hóa chuyên chở
đến kho của nhà cung cấp dịch vụ Logistics để thực hiện công tác gom hàng. Dịch
vụ này hỗ trợ cho điều kiện xuất khẩu EXW.
d) Làm thủ tục hải quan: Nhà cung cấp dịch vụ Logistics có thể thực hiện thêm dịch vụ

làm thủ tục hải quan cho hàng xuất nhập khẩu. Điều này giúp cho hàng hóa được
lưu thơng chủ động hơn cho nhà chuyên chở là người nắm rõ thông tin hàng đến để
tiến hành làm thủ tục giấy tờ cần thiết nhanh chóng, kịp thời.
e) Làm thủ tục mua bảo hiểm hàng hóa: Nếu khách hàng muốn mua trọn gói ca dịch
vụ vận tải và bảo hiểm hàng hóa, nhà cung cấp dịch vụ Logistics có thể đứng ra làm
đại lý mua bảo hiểm hàng hóa giúp khách hàng.
f) Tư vấn hướng dẫn (làm chứng từ hải quan cần thiết): trong trường hợp nhà sản xuất
mới xuất hàng lần đầu cho một khách hàng quen thuộc của nhà cung cấp dịch vụ
Logistics, nhà sản xuất có thể chưa quen về một số chứng từ đặc thù đối với một số
thị trường, ví dụ hàng may mặc xuất đi Mỹ thường đòi hỏi một số giấy tờ mà các
nhà sản xuất Việt Nam thường cảm thấy xa lạ khi lần đầu tiên xuất hàng đi Mỹ, việc
này có thể khắc phục bằng cách nhờ nhà cung cấp dịch vụ Logistics là người có
chun mơn và kiến thức về thị trường Mỹ lâu năm tư vấn.
1.2.4
1.2.4.1


Nhà cung cấp dịch vụ Logistics (LSP)
Khái niệm nhà cung cấp dịch vụ Logistics
Hiện nay trên thế giới có nhiều khái niệm về nhà cung cấp dịch vụ logistics
nhưng đều coi nhà cung cấp dịch vụ logistics (Logistics Service Provider - LSP) là
các công ty độc lập tự thiết kế, thực hiện và quản lý những nhu cầu logistics trong
chuỗi cung cấp của khách hàng. Các công ty logistics được lợi nhuận từ việc cung
SVTH: Trần Văn Thanh Hiền

Trang 24


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Đặng Thanh Dũng

cấp thơng tin và chun mơn nghề nghiệp của chính mình chứ khơng phải là một
nhà cung cấp dịch vụ vận tải giao nhận đơn thuần. Ta có thể nhận thấy quan điểm
này trùng với cách nhìn nhận của một số tác giả Việt Nam về nhà cung cấp dịch vụ
logistics. Tiêu biểu như trong bài viết “Dịch vụ giao nhận hàng hoá trong Luật
thương mại luật sư Võ Nhật Thăng” có nêu: “Những người khơng chỉ làm giao nhận
mà cịn làm cả các cơng việc về lưu kho, đản nhãn hiệu, đóng gói bao bì, th
phương tiện vận chuyển, làm thủ tục hải quan và có thể mua giúp bảo hiểm cho chủ
hàng nữa gọi là người cung cấp dịch vụ tiếp vận”. Tuy nhiên hiện nay đa phần các
hãng vận tải lớn như Maersk, MOL, NYK, NOL... đểu mở rộng hoạt động kinh
doanh của mình sang lĩnh vực dịch vụ logistics. Đây là một xu thế tất yếu do sự
phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu khoa học kỹ thuật. Nhà cung cấp dịch
vụ logistics hiện nay có thể là các hãng tham gia hoạt động vận tải (freight carrier),
các công ty vận tải biển; các công ty vận tải đường sắt; các chủ kho bãi (warehouse
firms); người giao nhận (freight forwarder); các nhà kinh doanh logistics bên thứ ba
(third party logistics). Tại Việt Nam, Luật thương mại 2005 (Điều 234) đưa ra khái

niệm về nhà cung cấp dịch vụ logistics như sau: “Thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics là doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định
của pháp luật”. Các điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics được nêu lên trong nghị
định 140 / 2007 / NĐ - CP, đây là quy định chi tiết Luật thương mại 2005 về điều
kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh
doanh dịch vụ logistics. Với vai trò là tài liệu bổ sung hướng dẫn thi hành Luật
thương mại 2005 , Nghị định 140 / 2007 / NĐ - CP đã chia người kinh doanh dịch
vụ logistics thành hai đối tượng đó là thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics nói
chung và thương nhân nước ngồi kinh doanh dịch vụ logistics: “Thương nhân kinh
doanh dịch vụ logistics là thương nhân tổ chức thực hiện dịch vụ logistics cho
khách hàng bằng cách tự mình thực hiện hoặc thuê lại thương nhân khác thực hiện
một hoặc nhiều công đoạn của dịch vụ đó. Thương nhân nước ngồi kinh doanh
dịch vụ logistics là thương nhân thuộc các nước, vùng lãnh thổ mà Việt Nam có
cam kết trong các điều ước quốc tế về mở cửa thị trường kinh doanh dịch vụ
logistics”. Theo cách phân biệt này các điều kiện đối với những đối tượng kinh
doanh dịch vụ logistics khác nhau là khác nhau. Các thương nhân nước ngoài kinh
SVTH: Trần Văn Thanh Hiền

Trang 25


×