Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Lập kế hoạch kinh doanh cho sản phẩm tôm Nobashi tại thị trường Nhật Bản của công ty chế biến thủy sản Út Xi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (871.37 KB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP



PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM TÔM
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN ÚT XI



Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Thầy PHAN TÙNG LÂM TRẦN NGUYỄN TRỌNG LUÂN
MSSV: 4031591
Lớp: QTKD Tổng Hợp – K30





*** Cần Thơ – 2008 ***

i

Lời Cảm Tạ







Trong quá trình học tập tại khoa Kinh tế Quản trị kinh doanh, trường Đại học
Cần Thơ để hôm nay có đủ kiến thức hoàn thành quyển luận văn này chính là nhờ sự
giảng dạy, truyền đạt kinh nghiệm quý báu của thầy cô, đặc biệt là thầy Phan Tùng
Lâm với lòng nhiệt thành và tất cả tinh thần trách nhiệm đã hướng dẫn tôi hoàn thành
luận văn tốt nghiệp của mình.

Xin chân thành cám ơn:
 Quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ, Khoa Kinh Tế và Quản Trị
Kinh Doanh, thầy Phan Tùng Lâm đã chỉ dạy và truyền đạt kiến thức tận tình
cho tôi hoàn thành luận văn.
 Công ty Cổ phần Chế biến thủy sản Út Xi đã chấp nhận cho tôi thực
tập trong quá trình hoàn thành luận văn của mình.
 Bạn Tiêu Bích Hạnh cùng các anh chị tại công ty đã nhiệt tình hỗ trợ
và hướng dẫn trong quá trình tiếp cận công việc thực tế.
 Gia đình cùng bè bạn đã động viên hỗ trợ tích cực cho tôi trong quá
trình hoàn thành luận văn.
Kính chúc quý thầy cô, thầy Phan Tùng Lâm, cùng các anh chị dồi dào
sức khỏe và thành công trong công tác.

Cần Thơ, ngày 10 tháng 5 năm 2008
Sinh viên thực hiện,

Trần Nguyễn Trọng Luân

ii


Lời Cam Đoan






Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là do chính tôi thực hiện, các số liệu
thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với
bất kì đề tài nghiên cứu khoa học nào.

Cần Thơ, ngày 10 tháng 5 năm 2008
Sinh viên thực hiện,

Trần Nguyễn Trọng Luân

iii

Nhận Xét Của Cơ Quan Thực Tập
































iv

Nhận Xét Của Giáo Viên Hướng Dẫn

































v

Nhận xét của giáo viên phản biện




























vi

MỤC LỤC


Chương 1: Giới thiệu 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1
1.1.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu 1
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn 2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu tổng quát 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Không gian 3
1.3.2 Thời gian 4
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 4
1.4 Phương pháp nghiên cứu 4
1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 4
1.4.2 Phương pháp phân tích số liệu 4
1.5 Lược khảo tài liệu 4
1.5.1 Một số đề tài đã được thực hiện có liên quan 4
1.5.2 Tổng quan về các thị trường xuất khẩu 5
1.6 Các khái niệm, định nghĩa được sử dụng trong đề tài nghiên cứu 9
Chương 2: Cơ sở lý luận 11
2.1 Phương pháp luận 11
2.1.1 Thị trường doanh nghiệp 11
2.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình xuất khẩu 13
2.2 Phương pháp phân tích số liệu 14
2.3 Mô hình phân tích SWOT 15
Chương 3: Phân tích thực trạng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty
thủy sản Út Xi 19
3.1 Giới thiệu tổng quan về công ty 19
3.1.1 Lịch sử hình thành 19
3.1.2 Quá trình sản xuất và phát triển 20
3.1.3 Định hướng kinh doanh 21


vii

3.1.4 Công ngệ trang thiết bị, nhà xưởng chính 23
3.1.5 Cơ cấu tổ chức 25
3.1.6 Lực lượng tổ chức 26
3.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm 27
3.3 Phân tích tình hình hoạt động xuất khẩu của công ty 31
3.3.1 Cơ cấu theo thị trường xuất khẩu 31
3.3.2 Cơ cấu theo chủng loại sản phẩm 34
3.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Út Xi 39
3.4.1 Hiệu quả về mặt kinh tế 39
3.4.2 Hiệu quả về mặt xã hội 40
Chương 4: Phân tích các yếu tố của công ty 43
4.1 Các yếu tố chủ quan, nội tại trong công ty 43
4.1.1 Những điểm mạnh của công ty Út Xi 43
4.1.2 Những mặt hạn chế của công ty Út Xi 45
4.2 Những yếu tố khách quan bên ngoài 46
4.2.1 Những cơ hội trong kinh doanh 46
4.2.2 Những thách thức trong môi trường kinh doanh 48
Chương 5: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của
doanh nghiệp 5
5.1 Giải pháp nội bộ doanh nghiệp giúp đẩy mạnh xuất khẩu 51
5.1.1 Giải pháp cho nguyên liệu đầu vào 51
5.1.2 Giải pháp để hoàn thành tốt các nghiệp vụ xuất khẩu 51
5.1.3 Hoàn thiện công tác Marketing của công ty 52
5.2 Giải pháp đảm bảo vệ sinh an toàn chất lượng sản phẩm 53
5.3 Giải pháp thị trường xuất khẩu 54
5.4 Giải pháp hạn chế rủi ro về tỷ giá hối đoái 55
Chương 6: Kết luận & Kiến nghị 56

6.1 Kết luận 56
6.2 Kiến nghị 57
6.2.1 Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước 57
6.2.2 Kiến nghị với Ngân hàng 57
6.2.3 Kiến nghị đối với doanh nghiệp 58

viii

DANH MỤC BIỂU BẢNG

Bảng 1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2005 – 2007 29
Bảng 2: Thống kê giá trị xuất khẩu theo từng thị trường năm 2005 – 2007 31
Bảng 3: Thống kê tỷ trọng các thị trường xuất khẩu từ năm 2005 – 2007 33
Bảng 4: Thống kê kim ngạch xuất khẩu sản phẩm tôm sơ chế 35
Bảng 5: Thống kê kim ngạch xuất khẩu sản phẩm tôm GTGT 37

ix

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Các thị trường xuất khẩu tôm của Việt Nam 5
Hình 2: Mối quan hệ doanh nghiệp – Thị trường của doanh nghiệp 11
Hình 3: Tổng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu từ 2003 – 2007 21
Hình 4: Các chứng nhận chất lượng đạt được 22
Hình 5: Sơ đồ các xí nghiệp trực thuộc công ty Út Xi 23
Hình 6: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty Út Xi 25
Hình 7: Tỷ trọng các thị trường xuất khẩu của công ty Út Xi 33
Hình 8: Các sản phẩm tôm sơ chế của công ty Út Xi 35
Hình 9: Diễn biến về kim ngạch xuất khẩu sản phẩm tôm sơ chế 36
Hình 10: Các sản phẩm tôm GTGT của công ty Út Xi 36

Hình 11: Diễn biến về kim ngạch xuất khẩu tôm GTGT từ 2005 – 2007 38


x

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

CP Cổ phần
DN Doanh nghiệp
DT Doanh thu
FDI Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
GDP Tổng thu nhập quốc nội
GTGT Giá trị gia tăng
LN Lợi nhuận
NL Nguyên liệu
NN&PTNN Nông nghiệp và phát triển nông thôn
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
USD Đô-la Mỹ
VNĐ Việt Nam Đồng
VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
XK Xuất khẩu



xi

TÓM TẮT

Trãi qua quá trình thực tập tại doanh nghiệp trong thời gian hơn 3 tháng, tác giả

được tiếp xúc những thực tế kinh doanh, được trao đổi những thông tin với các anh chị
trong công ty, cùng với những số liệu thu thập được về kết quả hoạt động kinh doanh,
các thống kê về thông tin xuất khẩu của doanh nghiệp đề tài “Phân tích và đánh giá
hiệu quả hoạt động xuất khẩu mặt hàng tôm của công ty cổ phần xuất khẩu thủy
sản Út Xi” đã được hoàn thành. Trong đề tài này chủ yếu tập trung xoay quanh phân
tích tình hình hoạt động xuất khẩu và đánh giá về tính hiệu quả trong hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, cùng các giải pháp được đề xuất hỗ trợ doanh nghiệp.
Tình hình kinh doanh xuất khẩu của Công ty cổ phần Chế biến thủy Sản Út Xi
trong ba năm từ 2005 đến 2007 có các diễn biến sau: kim ngạch xuất khẩu không
ngừng gia tăng lien tục qua các năm. Điều này làm cho các khoản mục về doanh thu và
lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng lên nhanh chóng. Các kết quả khả quan trên có
được là do những đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm cùng với công tác tìm kiếm,
mở rộng thị trường của doanh nghiệp được thực hiện một cách hiệu quả. Với doanh
thu đạt được gần 60 triệu đô-la Mỹ (USD) trong năm 2007 đã đưa công ty Út Xi lên
xếp thứ 7 trong những doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng tôm đông lạnh của toàn Việt
Nam.
Trong những năm gần đây thì thị trường chủ lực của công ty vẫn là thị trường
Nhật Bản khi tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm của công ty vào thị trường này vẫn chiếm
hơn 50%. Nhận thấy việc phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường là một rủi ro khá lớn
nên gần đây công ty đã nhanh chóng đẩy mạnh xuất khẩu sang những thị trường khác
nên làm cho tỷ trọng xuất khẩu vào quốc gia này đã giảm hơn so với trước đây. Hiện
nay, những thị trường vốn không phải là mới đối với những doanh nghiệp khác nhưng
công ty mới chỉ bước đầu xâm nhập vào là EU và Hoa Kỳ cũng đạt được giá trị xuất
khẩu đáng khích lệ. Bên cạnh đó, hai thị trường châu Á khác đó là Hồng Kông và Hàn
Quốc đang được xem là những thị trường đầy tiềm năng.
Nhận thấy khuynh hướng đòi hỏi sản phẩm phải ngày càng đa dạng của khách
hàng nên ngay từ ban đầu công ty đã đầu tư nhưng dây chuyền chế biến, sản xuất các
sản phẩm giá trị gia tăng. Qua đó, đã phần nào kịp thời đáp ứng được nhu cầu khách
hàng, đặc biệt là các khách hàng Nhật vốn đòi hỏi rất cao về hình thức sản phẩm lẫn


xii

chất lượng. Thành tựu đáng tự hào nhất của công ty đó chính là sản phẩm tôm
Nobashi, bởi vì không nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam có thể sản xuất và đáp ứng
những tiêu chuẩn khắc khe của khách hàng Nhật Bản.
Ngoài những hiệu quả về kinh tế kể trên, trong những năm qua công ty cũng đạt
được những thành tựu về xã hội như: tạo ra hàng nghìn việc làm cho vùng đất Mỹ
Xuyên còn nhiều khó khăn, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng tại địa phương, đóng góp
vào quỹ hỗ trợ người nghèo, xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ quỹ giúp học sinh nghèo
hiếu học, v.v… Qua đó, bản thân doanh nghiệp cũng như các cá nhân trong công ty
cũng đã đạt được những ghi nhận từ cấp chính quyền, các tổ chức về những thành tích
đóng góp cho xã hội.
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài có những phân tích về mặt mạnh, mặt yếu của
doanh nghiệp cũng như đưa ra những cơ hội và các mối đe dọa đối với doanh nghiệp.
Từ những yếu tố trên kết hợp công cụ ma trận SWOT đề tài đã đưa ra các chiến lược
nhằm tận dụng điểm mạnh của công ty nắm bắt cơ hội cũng như khắc phục điểm yếu
và né tránh các đe dọa. Để hiện thực hóa mục tiêu đề tài đó là tăng cường hiệu quả
xuất khẩu của công ty, đề tài đã đưa ra một số giải pháp sau: liên kết chặc chẽ với
người nuôi để đảm bảo nguồn nguyên liệu, tăng cường kiểm soát chất lượng sản phẩm,
thành lập bộ phần marketing chuyên nghiệp để phát triển thị trường, và sử dụng các
nghiệp vụ nhằm khắc phục rủi ro về tỷ giá hối đoái

1

Chương 1

GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu:
1.1.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Ngày 07 tháng 11 năm 2006 là ngày Việt Nam chính thức trở thành viên thứ 150

của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), điều này đã đánh dấu một bước ngoặt quan
trọng trong việc hội nhập với nền kinh tế thế giới của nước ta. Đây thật sự là một cơ
hội vô cùng to lớn đối với tất cả các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang kinh doanh
nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản nói riêng. Điều này
thể hiện qua các chỉ tiêu kinh tế đáng khả quan như sau:
- Sau hơn một năm Việt Nam gia nhập WTO, tăng trưởng GDP của cả nước đã
đạt 8,5% là mức tăng cao nhất từ trước đến nay. Tổng GDP tính theo giá hiện hành đạt
1.144 nghìn tỉ đồng, tương đương 71,3 tỉ USD (bình quân đầu người đạt 13,4 triệu
đồng, tương đương 835 USD).
- Tổng số vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã tăng lên con số kỉ lục:
20,3 tỉ USD với 1.500 dự án (tăng 68,8% so với năm 2006, chiếm tới 25% số vốn
trong 20 năm qua).
- Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước cao hơn tốc
độ tăng chung, chứng tỏ lĩnh vực này đã tận dụng được cơ hội do vị thế mới của thành
viên WTO. Tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2007 đạt 48,38 tỉ USD, với tổng kim
ngạch xuất khẩu bình quân đầu người đạt khoảng 568 USD, cao nhất từ trước tới nay.
Trong số các mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD của nước ta trong những năm
qua, thủy sản luôn nằm trong nhóm có giá trị kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu. Hàng năm,
mặt hàng thủy sản đã đóng góp một phần đáng kể vào GDP quốc gia. Việc hội nhập
mang lại nhiều thuận lợi của nhưng cũng ẩn chứa trong nó không ít thách thức. Trong
năm qua, có các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nước ta cũng không ít lần lao đao vì
biến động thị trường hay các cảnh báo, đe dọa cấm nhập khẩu của các quốc gia lớn
như Nhật Bản, EU, Nga… về các vi phạm về các chất dư lượng kháng sinh; hay vụ
kiện của các hiệp hội thủy sản các nước ở Đông Nam Á với Australia khi nước này áp
dụng lệnh cấm nhập khẩu mặt hàng tôm năm 2007. Do đó, để có thể tồn tại và phát
triển trong môi trường đầy cạnh tranh đòi hỏi bản thân các doanh nghiệp không ngừng

2

nỗ lực phấn đấu vươn lên cũng như thường xuyên thực hiện các phân tích, đánh giá

tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu qua các năm. Từ các kết quả phân tích, báo
cáo tổng kết đó các doanh nghiệp có thể rút kết được kinh nghiệm cũng như xác định
các nguyên nhân kiềm hãm sự phát triển nhằm phục vụ cho mục tiêu thăng tiến chung
của toàn doanh nghiệp.
Chính vì tầm quan trọng này nên người viết chọn đề tài “Phân tích và đánh giá
hiệu quả hoạt động xuất khẩu mặt hàng tôm của công ty cổ phần xuất khẩu thủy
sản Út Xi” để thực hiện nghiên cứu. Với mong mỏi có thể đóng góp một phần nhỏ
vào sự phát triển của doanh nghiệp cũng như tranh thủ cơ hội học hỏi, tích lũy thêm
kinh nghiệm bản thân.
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn
Hơn một thập kỷ phát triển không ngừng, nền kinh tế Việt Nam đang dần vươn
lên thoát khỏi khu vực của những nước chậm phát triển và nghèo nhất thế giới. Nền
kinh tế nước nhà đang ngày một hòa nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Điều này được thể
hiện qua việc hàng hóa “made in Vietnam” đã được xuất khẩu và có mặt ở rất nhiều
nước trên thế giới. Không những vậy, Việt Nam hiện nay đang giữ những vị trí quan
trọng trong việc cung cấp sản phẩm cho toàn thế giới như đứng đầu trong xuất khẩu hồ
tiêu, giữ vị trí thứ hai trong cung cấp cà phê toàn thế giới hay chúng ta chỉ xếp sau
Thái Lan và Ấn Độ trong xuất khẩu gạo (chiếm 16% tổng sản lượng xuất khẩu toàn
thế giới), v.v
Thủy sản Việt Nam cũng đóng góp vào thành tích đáng tự hào trên khi mặt hàng
này giữ vị trí thứ 10 thế giới về sản lượng xuất khẩu và được coi là nước có tốc độ
tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản nhanh nhất. Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam thời kỳ
1992 – 2003 có tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 9,97%/năm, đến năm 2001 – 2005 là
10,5%/năm, riêng giá trị xuất khẩu thuỷ sản năm 2007 đã vượt trên 3,75 tỷ USD bằng
104% kế hoạch và tăng hơn 12% so với năm 2006. Chất lượng các mặt hàng không
ngừng được nâng lên và ngày càng có uy tín trên thị trường thế giới.
Tuy nhiên, vẫn còn đó những hạn chế đang tồn tại chưa thể khắc phục như: công
tác dự báo thị trường, kinh nghiệm ngăn chặn và giải quyết các tranh chấp, dư lượng
kháng sinh và nhiễm khuẩn do tiêm chích tạp chất và ngâm hoá chất… Điều này làm
cho một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta gặp nhiều bất lợi trong

tiến trình hội nhập quốc tế. Đơn cử một trường hợp cụ thể, Bộ Thương mại, Bộ Y tế và

3

Lao động Nhật Bản trong năm 2007 đã yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu phải tìm
ra nguyên nhân vi phạm, đề ra các biện pháp phòng chống, đồng thời tuyệt đối không
tiếp tục xuất khẩu các lô hàng kém chất lượng sang Nhật. Tuy nhiên, việc không đảm
bảo tuân thủ theo các tiêu chuẩn đề ra nên ngày 19/09/2006, Nhật Bản cũng đã áp
dụng lệnh kiểm tra 50% đối với mặt hàng tôm xuất khẩu của Việt Nam sau khi phát
hiện nhiều vi phạm Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm Nhật Bản. Đến ngày 25/10/2006,
sau khi bị áp dụng lệnh kiểm tra 100% dư lượng chất cloramphenicol, mặt hàng tôm
xuất khẩu vào Nhật của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn tiếp tục bị phát hiện vi phạm
Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP)!
Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh cũng như uy tín của sản
phẩm Việt Nam trên thương trường quốc tế. Đòi hỏi cần phải có sự can thiệp của các
tổ chức, hiệp hôi và các cơ quan hữu quan cùng hợp tác với các doang nghiệp để tháo
gỡ những khó khăn đang tồn tại. Mục tiêu cuối cùng là hướng đến đưa các sản phẩm
của Việt Nam đến tay người tiêu dùng trên toàn thế giới.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá tình hình hoạt động xuất khẩu mặt hàng tôm của công ty cổ phần Thủy
sản Út Xi. Từ đó, nhận ra các đe dọa cũng như cơ hội thị trường và đề xuất biện pháp
khắc phục những khó khăn để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
 Đánh giá tổng quan các thị trường xuất khẩu chính mặt hàng tôm của công ty
thủy sản Út Xi
 Phân tích đánh giá các thế mạnh, điểm yếu và hiệu quả hoạt động kinh doanh của
công ty
 Xác định các nguy cơ, đe dọa cũng như dự báo các cơ hội đang tồn tại của thị
trường trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh

 Đề xuất những giải pháp khắc phục các khó khăn đang tồn tại cũng như tăng
cường hiệu quả trong hoạt động xuất khẩu của công ty
1.3 Phạm vi nghiên cứu:
1.3.1 Không gian nghiên cứu:
- Trong nước: nghiên cứu tại bàn ở doanh nghiệp công ty Cổ phần xuất khẩu
thủy sản Út Xi – Tỉnh lộ 8, xã Tài Văn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.

4

- Các số liệu được đúc kết và lưu trữ về các thị trường xuất khẩu chính của công
ty như: Nhật Bản, EU, Úc, Hàn Quốc…
1.3.2 Thời gian (thời điểm thực hiện nghiên cứu)
- Các số liệu, thông tin được thu thập từ năm 2005 – 2007.
- Thời gian thực hiện: bắt đầu từ 01/02/2008 đến 09/05/2008


 Tổng thời gian thực hiện nghiên cứu đề tài là 3 tháng 10 ngày.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
- Các báo cáo tài chính và số liệu thống kê về tình hình kinh doanh xuất khẩu
qua các năm hoạt động của công ty chế biến thủy sản Út Xi.
- Các giải pháp đẩy mạnh khả năng xuất khẩu sản phẩm cho doanh nghiệp.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
- Số liệu từ phòng kinh doanh:
 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2005 đến 2007 của
công ty CP xuất khẩu thủy sản Út Xi.
 Báo cáo xuất khẩu từng thị trường của công ty
- Các số liệu cần thiết khác từ công ty, tài liệu (sách, niên giám thống kê, các
báo cáo) cũng như các phương tiện truyền thông về tình hình xuất nhập khẩu
thủy sản cả nước, thông tin dự báo

1.4.2 Phương pháp phân tích số liệu (theo từng mục tiêu)
- Sử dụng phần mềm ứng dụng Microsoft Excel để xử lý và phân tích dữ liệu.
- Ứng dụng phương pháp thống kê mô tả, thống kê bình quân để nghiên cứu
tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Các phương pháp so sánh, phương pháp phân tích kinh tế và một số lý thuyết
kinh tế được vận dụng để thực hiện nghiên cứu.
1.5 Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
1.5.1 Một số đề tài đã được thực hiện có liên quan
Trong quá trình thực hiện đề tài, một số tài liệu đã được tham khảo nhằm tránh
những sai sót và hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu. Bao gồm: đề tài Phân tích hoạt
động kinh doanh xuất khẩu và các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu tại công ty hải sản
404 do sinh viên Trương Thị Cẩm Tú, lớp Ngoại Thương khóa 29, trường đại học Cần
Thơ, thực hiện năm 2007. Các đề tài này chủ yếu tập trung phân tích tình hình hoạt

5

động sản xuất kinh doanh, cơ cấu doanh thu, chi phí và đưa ra các biện pháp cải
thiện nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. Đề tài thứ hai là đề tài Phân
tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Chế biến thủy sản Út Xi của sinh
viên Nguyễn Phương, lớp Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn 02, trường cao
đẳng cộng đồng Sóc Trăng, thực hiện năm 2006. Đề tài này tập trung dựa vào phân
tích các chỉ số tài chính của bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo tài chính của doanh
nghiệp. Điểm hạn chế của hai đề tài trên là chỉ phân tích chủ yếu xoay quanh các số
liệu thống kê, chưa có những phân tích môi trường hoạt động bên trong và bên ngoài
của doanh nghiệp. Do đó, các giải pháp đề xuất ít nhiều còn chưa gắn với tình hình
thực tế và chưa có những chiến lược cụ thể nhất định. Tuy nhiên, đây vẫn là nguồn tài
liệu có giá trị tham khảo hữu ích và có giá trị.
1.5.2 Tổng quan về các thị trường xuất khẩu
Cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản thay đổi rõ nét kể từ năm 2000 đến nay.
Nhật Bản và Hoa Kỳ trở thành thị trường tiêu thụ thuỷ sản hàng đầu của Việt Nam,

tiếp đó là thị trường EU. Trong khi đó, các thị trường châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc
có vị trí khá ổn định.










Nguồn: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam – VASEP
Hình 1: Các thị trường xuất khẩu tôm của Việt Nam
1.5.2.1 Thị trường Hoa Kỳ
Từ năm 1994, Hoa Kỳ bỏ lệnh cấm vận thương mại với Việt Nam. Thuỷ sản Việt
Nam đã bắt đầu được xuất khẩu sang thị trường này. Kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam sang Hoa Kỳ tăng trưởng rất nhanh. Sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam –
Nhật Bản
41,80%
Hàn Quốc
2,01%
Hồng Kông-TQ
2.73%
Mỹ
26,65%
Thị trường khác
2.48%
Đài Loan 4.32%
Úc 5.10%

Canađa 2.99%
EU 9.91%
ASEAN 2.01%

6

Hoa Kỳ có hiệu lực tháng 12/2001, kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã
phát triển nhảy vọt, đưa Hoa Kỳ trở thành một trong những thị trường nhập khẩu thuỷ
sản hàng đầu của Việt Nam.
Các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ ngày một đa dạng.
Việt Nam trở thành nước xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ đứng thứ 4 về giá trị và đứng
thứ 7 về khối lượng. Tuy nhiên, tôm Việt Nam vẫn chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ
(5,3%) trong tổng lượng tôm nhập khẩu vào Hoa Kỳ so với Thái Lan (44,2%) và
Mêhicô (10,2%).
Năm 2004, sau tác động của vụ kiện bán phá giá cá tra, basa và vụ kiện bán phá
giá tôm, thị phần xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của Việt Nam bị thu hẹp và mất vị
trí dẫn đầu về tay Nhật Bản. Khối lượng và giá trị xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường
này đều giảm. Tuy vậy, trong tương lai tiêu thụ thuỷ sản của Hoa Kỳ vẫn tiếp tục tăng
trong khi lượng thuỷ sản trong nước chỉ cung cấp được từ 15 – 20%, nên nhập khẩu
của Hoa Kỳ sẽ tăng không chỉ đối với riêng Việt Nam. Nhiều mặt hàng thuỷ sản khác
nhau có thể sẽ được nhập khẩu vào thị trường này để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng
tăng của các tầng lớp dân cư bản xứ và một phần không nhỏ phục vụ cho nhu cầu tái
chế và tái xuất. Tôm đông lạnh, tôm nguyên liệu, cá ngừ đóng hộp, cá ngừ, cá rô phi sẽ
là những mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ lớn. Mặc dù các doanh nghiệp sẽ còn gặp phải
có nhiều sóng gió và biến động trên thị trường này, nhưng Hoa Kỳ vẫn là thị trường
chứa đựng nhiều tiềm năng và cần tiếp tục mở rộng do nhu cầu nhập khẩu hàng thuỷ
sản hằng năm lớn (khoảng 10 tỷ USD), giá thường cao hơn các thị trường khác.
1.5.2.2 Thị trường Nhật Bản
Trong giai đoạn thập kỷ 1960 – 1970, Nhật Bản là thị trường gần như duy nhất ở
những nước không phải XHCN đối thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam, chiếm tới 70 –

75% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Tuy nhiên đến nay, Việt Nam
đã từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu nên thị phần xuất khẩu sang nước này bị
thu hẹp dần. Mặc dù tỷ trọng xuất khẩu giảm nhưng Nhật Bản vẫn lại là thị trường
xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam tương ứng 30,24%. Đặc biệt, Nhật Bản
chiếm đến 41,80% tổng sản lượng tôm xuất khẩu của Việt Nam. Cho thấy Nhật Bản là
thị trường đem lại hiệu quả cao cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Các sản phẩm tôm, nhuyễn thể chân đầu, cá và cá ngừ của Việt Nam đều có
doanh số tương đối lớn trên thị trường Nhật Bản. Trong đó, mặt hàng tôm Nobashi của

7

Việt Nam đang được ưa chuộng. Năm 2002, Việt Nam là một trong ba nước xuất khẩu
tôm sang Nhật lớn nhất, nhưng giá tôm Việt Nam chào bán sang thị trường này tương
đối thấp.
Với vị thế quan trọng như vậy, việc duy trì chỗ đứng trên thị trường Nhật Bản là
một yêu cầu thiết yếu đối với xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Những phát hiện vào cuối
năm 2006 của các nhà chức trách Nhật Bản sau khi nước này thực thi các quy định vệ
sinh an toàn thực phẩm mới, về chất lượng và vệ sinh an toàn đối sản phẩm mực và
tôm của Việt Nam, từ đó đi đến quyết định kiểm tra 100% các lô hàng mực và tôm
xuất khẩu từ Việt Nam là một mối nguy lớn, đe doạ cả ngành thuỷ sản nói chung. Đó
cũng là dấu hiệu rõ ràng của sự thiếu đồng bộ trong hệ thống bảo đảm an toàn chất
lượng sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam hiện nay.
1.5.2.3 Thị trường EU
EU là thị trường có nhu cầu lớn và ổn định về hàng thuỷ sản, nhưng lại là thị
trường được coi là có yêu cầu cao nhất đối với sản phẩm nhập khẩu, với các quy định
khắt khe về chất lượng và an toàn vệ sinh. Tuy nhiên, do chủ động thực hiện các quy
định về an toàn vệ sinh đáp ứng yêu cầu của thị trường này và sự kết nạp thêm các
thành viên mới, nên trong thời gian qua xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị
trường EU đã có những bước phát triển đáng chú ý. Đây là một tín hiệu đáng mừng,
đánh dấu kết quả của sự phấn đấu không ngừng của ngành thuỷ sản trong hoạt động

xúc tiến thương mại, đa dạng hoá thị trường và sản phẩm, đảm bảo chất lượng, an toàn
thực phẩm, vượt qua những rào cản kỹ thuật về vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện nay,
thị trường EU chiếm khoảng 22% tổng thị phần xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam.
Cho dù còn nhiều e ngại đối với những rào cản về kiểm soát dư lượng kháng sinh
do thị trường EU đặt ra, nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vẫn
nhận định EU là thị trường đối trọng mỗi khi có biến động trên thị trường Nhật và Mỹ.
Đồng thời việc xuất khẩu sản phẩm sang thị trường EU sẽ góp phần nâng cao uy tín
của hàng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường thế giới. Trong thời gian tới, để đứng vững
và đảm bảo tăng trưởng bền vững trên thị trường EU, đòi hỏi các doanh nghiệp chế
biến Việt Nam và các khâu hoạt động có liên quan phải không ngừng nâng cao chất
lượng và hiệu quả quản lý.



8

1.5.2.4 Trung Quốc và Hồng Kông
Trung Quốc là những thị trường nhập khẩu thuỷ sản trung bình trên thế giới,
nhưng là láng giềng gần gũi có nhiều nét tương đồng về tiêu dùng và văn hoá với Việt
Nam. Đây là thị trường có nhiều triển vọng cho xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam.
Nhập khẩu của Trung Quốc và Hồng Kông chủ yếu được dùng để tái chế biến phục vụ
xuất khẩu. Giá trị nhập khẩu thuỷ sản của Trung Quốc và Hồng Kông tăng rất nhanh
trong những năm gần đây do sự phát triển ồ ạt công nghiệp chế biến và tái chế các mặt
hàng thuỷ sản cao cấp như cá philê, cá hộp và các mặt hàng chín ăn liền phục vụ xuất
khẩu. Bên cạnh đó, do nền kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định nhiều năm nên nhu
cầu tiêu dùng thuỷ sản trên thị trường này đang tăng nhanh và chủng loại đa dạng, từ
các sản phẩm có giá trị rất cao như các loại cá sống đến các loại sản phẩm giá trị thấp,
không đòi hỏi cao về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm như hàng cá khô và
mực nút nguyên con. Tuy nhiên, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường này
chủ yếu vẫn là mua bán qua biên giới, quy mô của các đơn vị nhập khẩu rất nhỏ nên

chỉ phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Từ trước đến nay thị trường Trung
Quốc và Hồng Kông vẫn là thị trường dễ tính về chất lượng, an toàn vệ sinh, nhưng
sau khi trở thành thành viên WTO, Trung Quốc đã bắt đầu áp dụng các rào cản kỹ
thuật, an toàn vệ sinh đối với hàng hoá nhập khẩu. Từ ngày 30/6/2003 các lô hàng thuỷ
sản xuất khẩu vào Trung Quốc phải được kiểm tra và cấp chứng nhận chất lượng an
toàn vệ sinh theo các chỉ tiêu do Trung Quốc quy định, đồng thời phải đăng ký danh
sách doanh nghiệp xuất khẩu vào Trung Quốc kèm theo mã số. Đây là một trong
những nguyên nhân quan trọng khiến xuất khẩu thuỷ của Việt Nam vào thị trường này
giảm mạnh từ năm 2003 đến nay.
Tuy nhiên trong một tương lai gần, Trung Quốc kể cả Hồng Kông sẽ là thị
trường tiêu thụ thuỷ sản hàng đầu của khu vực châu Á, với đặc điểm tiêu thụ của thị
trường này là vừa tiêu thụ cho dân cư bản địa, vừa là thị trường tái chế và tái xuất.
Tôm hùm, tôm sú, cá ngừ, mực… đang có xu hướng tiêu thụ ngày càng tăng trên thị
trường này, do thu nhập của dân cư ở các đô thị của Trung Quốc không ngừng được
nâng lên.
Là một thị trường lớn, có tiềm năng song mức độ cạnh tranh tại thị trường Trung
Quốc ngày càng phức tạp, giá sản phẩm có xu hướng giảm cùng với các điều kiện đòi

9

hỏi về VSATTP ngày càng khắc khe nên đã làm cho khả năng tăng hiệu quả xuất khẩu
vào thị trường trên là khá khó khăn.
1.5.2.5 Các thị trường khác
 Các thị trường khác thuộc châu Á đã được Việt Nam quan tâm ngày một nhiều
hơn, nhất là khi thuế nhập khẩu vào các thị trường khu vực giảm xuống 0 – 5% và khi
thị trường lớn có biến động. Tỷ trọng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào các thị
trường này tăng lên đáng kể. Trong đó phải kể đến hai thị trường quan trọng là Hàn
Quốc và Đài Loan. Các thị trường này chủ yếu nhập khẩu cá biển, mực, bạch tuộc. Do
Hàn Quốc có công nghiệp chế biến phát triển ở trình độ cao nên đây cũng là một trong
những thị trường ở châu Á có yêu cầu khá cao về vệ sinh an toàn thực phẩm.

 Thị trường Australia ngoài việc bắt buộc chứng nhận tôm nhập khẩu không
mang mầm bệnh, thị trường này đã có những phản ánh về tình hình chất lượng và an
toàn vệ sinh thuỷ sản (bạch tuộc vòng xanh, bảo quản thuỷ sản khô bằng cacbon
điôxit ) nhưng chưa mang tính hệ thống. Mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam còn
chưa có hiểu biết đầy đủ về thị trường này, nhưng những năm qua xuất khẩu sang thị
trường Australia vẫn có sự tăng trưởng tuy nhịp độ không đều.
 Bên cạnh thị trường EU, các nước Đông Âu cũng là một thị trường xuất khẩu
thuỷ sản tiềm năng của Việt Nam tại châu Âu. Đặc biệt một số nước Đông Âu mới gia
nhập EU đã trở thành những nhà nhập khẩu đáng kể như Ba Lan, Litva… Mặc dù kim
ngạch xuất khẩu sang các thị trường Đông Âu còn chưa cao, nhưng đây cũng là hướng
phát triển mới đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản khi gặp khó khăn trên thị
trường Mỹ. Điều này đã được chứng minh cụ thể đối với sản phẩm cá tra, basa xuất
khẩu. Ngoài ra, Nga cũng đang nổi lên như một thị trường đầy hứa hẹn đối với sản
phẩm thủy sản của Việt Nam. Những năm gần đây, thị trường Nga đã có những bước
tiến rất dài trong nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam.
1.6 Các khái niệm, định nghĩa được sử dụng trong đề tài nghiên cứu
 Khái niệm hiệu quả: ở đây chính hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu biểu hiện kết quả
của hoạt động sản xuất, nói rộng ra là của hoạt động kinh doanh, phản ánh tương quan
giữa kết quả đạt được so với hao phí lao động, vật tư, tài chính. Là chỉ tiêu phản ánh
trình độ và chất lượng sử dụng các yếu tố của sản xuất - kinh doanh, nhằm đạt được
kết quả kinh tế tối đa với chi phí tối thiểu. Chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp không chỉ là
doanh lợi thu được so với tổng số vốn bỏ ra; mà nó bao gồm cả hiệu quả về mặt xã hội

10

như: tạo thêm việc làm, giảm thất nghiệp, gia tăng GDP, tạo sự công bằng xã hội hay
tăng cường an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố sự đoàn kết giữa các dân
tộc, các tầng lớp nhân dân trong xã hội
 Thị trường: bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu
hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu

cầu hay mong đợi. [Lưu Tiến Thuận, 2004, Giáo trình Quản Trị Marketing, tủ sách
Đại học Cần Thơ]
 Ủy thác mua bán hàng hóa: là việc bên được ủy thác thực hiện việc mua bán
hàng hóa với danh nghĩa của bên ủy thác theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên
ủy thác để nhận phí ủy thác. [*]
 Xuất khẩu trực tiếp: Doanh nghiệp tự lo bán trực tiếp các sản phẩm của mình
ra nước ngoài. [*]
 Đặc điểm chính của một hợp đồng xuất khẩu hàng hóa. [*]
- Booking note: Phiếu đặt chỗ hãng tàu
- Commercial Invoice: Hóa đơn thương mại
- Bill of Lading: Vận đơn đường biển
- Packing list: Phiếu đóng gói hàng hóa
- Contract: Hợp đồng thương mại
 Marketing quốc tế là tiến trình quản trị có nhiệm vụ phát hiện dự đoán và thỏa
mãn các yêu cầu của khách hàng vượt qua biên giới của một quốc gia. [*]
 PTO – Peel tail on: đây là một hình thức sơ chế đối với tôm nguyên liệu, con
tôm được lột vỏ nhưng chừa lại phân đuôi, để tạo hình dáng con tôm khi xếp vào khai
sẽ bắt mắt hơn.







[*] Vũ Hữu Tửu, 2002, Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương, NXB Giáo dục, Hà Nội

11

Chương 2


CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Phương pháp luận
2.1.1 Thị trường doanh nghiệp:
Thị trường có thể hiểu là các nhóm khách hàng tiềm năng với những nhu cầu
tương tự nhau (giống nhau) và những người bán đưa ra các sản phẩm khác nhau với
các cách thức khác nhau để thỏa mãn nhu cầu đó.
Mô tả thị trường của doanh nghiệp theo tiêu thức tổng quát, thị trường của doanh
nghiệp gồm: thị trường đầu vào (nguồn cung cấp), thị trường đầu ra (nguồn tiêu thụ).



Hình 2: Mối quan hệ doanh nghiệp – Thị trường của doanh nghiệp
- Thị trường đầu vào (Nguồn cung cấp)
Khi mô tả thị trường đầu vào của doanh nghiệp thường sử dụng 3 tiêu thức cơ
bản là: sản phẩm, địa lý và người cung cấp.
* Theo tiêu thức địa lý:
- Nguồn cung cấp trong nước (nội địa)
- Nguồn cung cấp ngoài nước (thị trường quốc tế)
* Theo tiêu thức sản phẩm:
- Thị trường hàng hóa, dịch vụ (cụ thể là dòng / tên của sản phẩm / dịch vụ)
- Thị trường vốn (cụ thể đến nguồn vốn)
- Thị trường lao động (cụ thể đến loại lao động mà doanh nghiệp cần sử dụng).
* Theo tiêu thức người cung cấp:
Các nhóm khách hàng hoặc cá nhân người cung cấp sản phẩm / hàng hóa liên
quan đến các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp.
- Thị trường đầu ra (nguồn tiêu thu)
Để mô tả thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, có thể sử dụng riêng
biệt hoặc kết hợp 3 tiêu thức cơ bản: sản phẩm, địa lý, khách hàng.
* Theo tiêu thức sản phẩm:

Thị trường
đầu vào
Doanh nghiệp
Thị trường
đầu ra

12

Theo tiêu thức này, doanh nghiệp thường xác định thị trường theo ngành hàng
(dòng sản phẩm) hay nhóm hàng mà doanh nghiệp kinh doanh và bán ra thị trường.
Tùy theo mức độ mô tả, nghiên cứu người ta có thể mô tả ở mức độ khái quát cao hay
cụ thể.
Doanh nghiệp thường xác định thị trường theo ngành hàng (dòng sản phẩm) hay
nhóm khách hàng mà họ kinh doanh và bán ra thị trường. Tùy theo mức độ mô tả,
nghiên cứu người ta có thể mô tả thị trường.
Cách mô tả này đơn giản, dễ thực hiện và thường được sử dụng. Nhưng cần lưu ý
rằng: không được chỉ rõ đối tượng mua hàng và đặc điểm mua hàng của họ, nên không
đưa ra được những chỉ dẫn cần thiết cho việc xây dựng chiến lược có khả năng thích
ứng tốt.
* Theo tiêu thức địa lý:
Theo tiêu thức này, doanh nghiệp thường xác định thị trường theo phạm vi khu
vực địa lý mà họ có thể vươn tới để kinh doanh. Tùy theo mức độ rộng hẹp có tính
toàn cầu, khu vực hay lãnh thổ có thể xác định thị trường doanh nghiệp.
+ Thị trường ngoài nước:
- Thị trường quốc tế (Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản,…)
- Thị trường khu vực (EU, ASEAN,…)
+ Thị trường trong nước
- Thị trường miền Bắc (Hà Nội, Hải Phòng,…)
- Thị trường miền Trung (Huế, Đà Nẵng,…)
- Thị trường miền Nam (Hồ Chí Minh, Cần Thơ,…)

* Theo tiêu thức khách hàng
Theo tiêu thức này, doanh nghiệp mô tả thị trường của mình theo các nhóm
khách hàng mà họ hướng tới để thỏa mãn, bao gồm cả khách hàng hiện tại và khách
hàng tiềm năng. Cho phép doanh nghiệp xác định cụ thể hơn đối tượng cần tác động
(khách hàng) và tiếp cận tốt hơn, hiểu biết đầy đủ hơn nhu cầu thực của thị trường.
Doanh nghiệp đưa ra những quyết định về sản phẩm, giá cả, xúc tiến và phân
phối đúng hơn, phù hợp hơn với nhu cầu đặc biệt là những nhu cầu mang tính cá biệt
của các đối tượng tác động.
Cách thức tốt nhất của doanh nghiệp là kết hợp đồng bộ cả 3 tiêu thức
- Tiêu thức khách hàng với nhu cầu của họ là tiêu thức chủ đạo.

×