Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần tinh bột sắn quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 97 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi và được sự
hướng dẫn khoa học của Ths. Nguyễn Thị Hạnh. Các nội dung nghiên cứu, kết quả
trong đề tài này là trung thực và chưa cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây.
Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá
được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu
tham khảo.
Ngồi ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu
của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về nội
dung luận văn của mình. Trường đại học Duy Tân không liên quan đến những vi
phạm tác quyền, bản quyền do tơi gây ra trong q trình thực hiện (nếu có).
TP. Đà Nẵng, ngày 5 tháng 5 năm 2016
SINH VIÊN THỰC HIỆN
NGUYỄN TẤN SỸ

SVTH: Nguyễn Tấn Sỹ


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC VIẾT TẮT
TSNH
TSCĐ
TSDH
GTGT
XNK
BHXH
BHYT


KPCĐ
HTk
BCTC
Hk
TK

: Tài sản ngắn hạn
: Tài sản cố định
: Tài sản dài hạn
: Giá trị gia tang
: Xuất nhập khẩu
: Bảo hiểm xã hội
: Bảo hiểm y tế
: kinh phí cơng đồn
: Hàng tồn kho
: Báo cáo tài chính
: Hệ số khả năng thanh toán chung
: Tài khoản

SVTH: Nguyễn Tấn Sỹ


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC BIỂU BẢNG
1

Bảng 2.1 : Bảng cân đối kế tốn của cơng ty cổ phần tinh bột sắn Quảng Nam
năm 2013 – 2015 ……………………………………………………..… 24


2

Bảng 2.2 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty tinh bột sắn
Quảng Nam trong giai đoạn năm 2013 – 2015 ……………………. ….. ..29

3

Bảng 2.3 . Phân tích chi tiết biến động tài sản của công ty ……...

……… ..31

4 Bảng 2.4: Phân tích chi tiết sự biến động hàng tồn kho …………………... ….33
5 Bảng 2.5:Bảng Phân tích khả năng thanh tốn ……………………………… 36
6

Bảng 2.6: Bảng phân tích chi tiết sự biến động các khoản phải thu………. 39

7

Bảng 2.7 : Phân tích chi tiết sự biến động nguồn vốn của cơng ty ……….. 43

8

Bảng 2.8: Bảng phân tích chi tiết sự biến động các khoản nợ ngắn hạn của

công ty ……………………………………………………………………………44
9

Bảng 2.9: Bảng chỉ tiêu phản ánh tính tự chủ của công ty tinh bột sắn Quảng


Nam …. ………………………………………………………………………… 47
10

Bảng 2.10: Bảng phân tích tính ổn định về nguồn tài trợ của công ty …. 49

11 Bảng 2.11: Bảng phân tích các chỉ tiêu về cân bằng tài chính của cơng ty .. 52
12

Bảng 2.12: Phân tích nhu cầu vốn lưu động rịng ……………………….. 53

13

Bảng 2.13: Phân tích nhu cầu vốn lưu động rịng…………………………. 55

14 Bảng 2.14: Phân tích mối quan hệ giữa ngân quỹ ròng và cân bằng tài chính 56
15

Bảng 3.1: Phân tích về tỷ suất sinh lợi tài sản …………………………. 66

16 Bảng 3.2 : Bảng dự báo doanh thu năm 2016 của công ty

……………….. 67

17 Bảng 3.3 : Bảng dự toán kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần
tinh bột sắn Quảng Nam……………………………………………………………68
18

Bảng 3.4 : Bảng dự toán cân đối kế toán của công ty cổ phần tinh bột sắn

Quảng Nam ….. ………………………………………………………………… 69

19 Bảng 3.5 Bảng Nhu cầu vốn bổ sung …….. …………………………………… 69
20 Bảng 3.6 : Bảng nhu cầu vốn tăng them….. ……………………………… 70
21

Bảng 3.7: Bảng tính các khoản mục ảnh hưởng đến doanh thu……. ……..76

SVTH: Nguyễn Tấn Sỹ


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC ĐỒ THỊ
1 Đồ Thị 2.1. Tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn ………………………….. ……………27
2 Đồ Thị 2.2. Tỷ trọng các khoản mục trong hàng tồn kho ………… …………33
3 Đồ Thị 2.3. Tỷ trọng các khoản mục trong khoản phải thu…. ……………….39
4 Đồ Thị 2.4. Tỷ trọng các khoản mục trong nợ ngắn hạn …… ……………….45
5 Đồ Thị 2.5. Tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn……………………………………… 47
6 Đồ Thị 2.6. Tỷ trọng các nguồn tài trợ ………………………………………. 50

SVTH: Nguyễn Tấn Sỹ


Khóa luận tốt nghiệp
MỤC LỤC

2.1.1.2 Q trình phát triển của Công ty cổ phần Fococev Quảng Nam
.............................................................................................................17

SVTH: Nguyễn Tấn Sỹ



Khóa luận tốt nghiệp
PHẦN MỞ ĐẦU.
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong hệ thống các công cụ quản lý kinh tế, tài chính là nhân tố đóng vai trị quyết
định. Chính vì vậy, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng đều quan tâm đến tình hình
tài chính, vì ổn định tình hình tài chính là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp.Việc phân tích và tìm ra các yếu kém trong tình hình tài chính của
cơng ty, đặc biệt là về cấu trúc tài chính của cơng ty để nâng cao hiệu quả hoạt động
của các công ty là một việc làm hết sức cần thiết. Đứng trước một công ty đang hoạt
động, làm thế nào nhận biết cấu trúc tài chính của cơng ty đó có thuận lợi hay
khơng?, cấu trúc tài chính cơng ty này chưa được tốt là do yếu tố nào gây ra?, với
tình trạng như vậy liệu cơng ty có thu hút được các nhà đầu tư và các tổ chức kinh
tế hay không?, yếu tố nào khiến các nhà cung cấp tín dụng có thể n tâm khi quyết
định cung cấp tín dụng cho cơng ty?,..Tất cả các câu hỏi trên đã khiến cho em suy
nghĩ và từ đó tìm hiểu về những vấn đề này. Đây cũng là một trong các lý do khiến
em lựa chọn đề tài cho khoá luận tốt nghiệp kết thúc khố học.
Ngồi ra, để bắt đầu cho kỳ thực tập của mình em đã lựa chọn cho mình một
cơng ty cụ thể để có được cơ sở cho việc tìm hiểu của mình. Đó là Công ty Cổ phần
Tinh Bột Săn Quảng Nam. Đây là một doanh nghiệp có quy mơ sản xuất lớn, chế
biến tinh bột từ củ sắn tươi, hay còn gọi là củ mỳ, nhằm tạo ra nguyên liệu cho các
ngành công nghiệp thực phẩm và xuất khẩu sang thị trường nước ngoai.Vì vậy việc
thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư bên ngồi là yếu tố cần thiết .Cơng ty phải
quan tâm tới cấu trúc tài chinh của mình để thu hút sự chú ý của những nhà đầu tư
này .Từ các yếu tố trên đã hình thành nên đề tài của em với tên đầy đủ như sau :
“Phân tích cấu trúc tài chính tại Cơng ty Cổ phần tinh bột sắn Quảng
Nam”.
2 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận về cấu trúc tài chính, luận văn sẽ tiến hành đánh giá

thực trạng cấu trúc tài chính của Cơng ty từ đó rút ra những điểm mạnh và
điểm yếu trong chính sách tài trợ của Cơng ty nhằm cung cấp thông tin cho
nhà quản trị doanh nghiệp. Từ cơng tác phân tích này, nhà quản trị sẽ biết
được cân bằng tài chính hiện tại của Cơng ty để từ đó đưa ra các giải pháp
SVTH: Nguyễn Tấn Sỹ


Khóa luận tốt nghiệp
hồn thiện cấu trúc tài chính nhằm cải thiện cân bằng tài chính, giảm rủi ro
liên quan ñến hoạt ñộng tài trợ. Đây cũng là cơ sở để Công ty cổ phần Tinh
bột sắn Quảng Nam thu hút thêm các nguồn vốn ñể phục vụ cho mục đích
kinh doanh của mình.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của ñề tài được giới hạn trong việc phân tích cấu
trúc tài chính tại Cơng ty cổ phần Tinh bột sắn Quảng Nam
Thời gian nghiên cứu là 03 năm từ 2013,2014 đến 2015
4. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu kinh nghiệm thực tế về cấu trúc
tài chính tại các doanh nghiệp ở trong nước cũng như trên thế giới để nghiên
cứu về trường hợp của Công ty cổ phần tinh bột sắn Quảng Nam. Kết hợp
giữa lý luận và thực tiễn, dùng các phương pháp so sánh để phân tích từ chi
tiết đến tổng hợp.
5. Những đóng góp khoa học của đề tài
Luận văn hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về cấu trúc tài chính doanh nghiệp,
thơng qua việc đánh giá các đặc trưng cấu trúc tài chính của Cơng ty cổ phần
tinh bột sắn Quảng Nam để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hồn thiện cấu
trúc tài chính của Cơng ty góp phần nâng cao hiệu quản sử dụng vốn tại Cơng
ty, giúp cho việc đa dạng hố các nguồn tài trợ cho công ty trong thời gian tới.
6 Bố cục của đề tài
Ngồi phần mở đầu, kết luận, phụ lục, luận văn bao gồm 03 chương:

Chương 1. Cở sở lý thuyết về phân tích cấu trúc tài chính
Chương 2: Phân tích thực trạng cấu trúc tài chính tại Công ty cổ phần Tinh
Bột Sắn Quảng Nam
Chương 3: Một số giải pháp nhằm cải thiện cấu trúc tài chính

SVTH: Nguyễn Tấn Sỹ


Khóa luận tốt nghiệp
CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH
CẤU TRÚC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.
1. 1 Khái quát về tài chính và cấu trúc tài chính doanh nghiệp.
1.1.1 Khái niệm, bản chất tài chính doanh nghiệp.
1.1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp.
Tài chính doanh nghiệp là tồn bộ các quan hệ tài chính biểu hiện qua q trình
“huy động” và “sử dụng vốn” để tối đa hoá giá trị của doanh nghiệp.
“Huy động” còn gọi là chức năng tài trợ, ám chỉ quá trình tạo ra quỹ tiền tệ từ
các nguồn lực bên trong và bên ngoài doanh nghiệp để doanh nghiệp hoạt động
trong lâu dài với chi phí thấp nhất.
“Sử dụng vốn” còn gọi là đầu tư, liên quan đến việc phân bổ vốn ở đâu?, lúc
nào?,... sao cho vốn được sử dụng có hiệu quả nhất.
1.1.1.2. Bản chất tài chính doanh nghiệp.
Bản chất của tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế tiền tệ thông qua
hoạt động huy động và sử dụng vốn. Việc nhìn nhận bản chất của doanh nghiệp rất
quan trọng khi nước ta đang phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa có sự điều tiết của nhà nước. Đối với nhà phân tích, nhận thức vấn đề này là
cơ sở để xây dựng hướng phân tích đúng đắn trên cơ sở cơ chế tài chính hiện hành.
1.1.1.3. Khái niệm cấu trúc tài chính doanh nghiệp.
Cấu trúc tài chính phản ánh cấu trúc tài sản, cấu trúc nguồn vốn và cả mối quan

hệ giữa tài sản và nguồn vốn (cân bằng tài chính) của doanh nghiệp. Cấu trúc tài
chính có liên quan đến chính sách tài trợ của doanh nghiệp.
Cấu trúc tài sản: là tỉ lệ % của từng loại tài sản tương ứng chiếm trong tổng tài
sản của doanh nghiệp.
Cấu trúc nguồn vốn: là tỉ lệ % của từng loại nguồn vốn tương ứng chiếm trong
tổng nguồn vốn của doanh nghiệp.
Cân bằng tài chính: xem xét mối quan hệ giữa tài sản và nguồn hình thành tài
sản

SVTH: Nguyễn Tấn Sỹ

Trang 1


Khóa luận tốt nghiệp
1.1.1.4. Phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp.
Phân tích cấu trúc tài chính là phân tích khái qt tình hình đầu tư và huy động
vốn của doanh nghiệp, chỉ ra các phương thức tài trợ tài sản để làm rõ những dấu
hiệu về cân bằng tài chính.
Như vậy, phân tích cấu trúc tài chính là q trình sẽ sử dụng các kỹ thuật phân
tích thích hợp để xử lý tài liệu từ báo cáo tài chính và các tài liệu khác hình thành
các chỉ tiêu phân tích phản ánh cấu trúc tài sản, cấu trúc nguồn vốn của doanh
nghiệp qua đó tìm ra phương cách tốt nhất để kết hợp giữa tài sản và nguồn vốn,
đánh giá thực trạng cân bằng tài chính của doanh nghiệp.
1.1.1.5 Ý nghĩa của phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp.
Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với
doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
 Đối với doanh nghiệp:
Các nhà quản trị tài chính ở doanh nghiệp quan tâm đến phân tích cấu trúc tài
chính của doanh nghiệp, qua đó phát hiện những đặc trưng trong việc sử dụng vốn,

huy động vốn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đưa ra những chính
sách tài trợ phù hợp.
Phân tích cấu trúc tài chính cịn được các nhà quản trị sử dụng như là công cụ
khảo sát cơ bản trong lựa chọn quyết định đầu tư, là công cụ đánh giá của các nhà
quản trị.
Phân tích cấu trúc tài chính để thấy được khả năng thanh toán nợ của doanh
nghiệp đang ở giai đoạn nào?. Từ đó tìm biện pháp giải quyết để đảm bảo sự tồn tại
và phát triển của doanh nghiệp. Đây chính là cơng cụ giúp các nhà quản trị dự đoán
được những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
 Đối với bên ngồi doanh nghiệp:
Phân tích cấu trúc tài chính khơng chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với riêng doanh
nghiệp mà còn là mối quan tâm của các nhà đầu tư, các nhà cung cấp, nhà cung cấp
tín dụng (ngân hàng), các cơ quan quản lý nhà nước...
Đối với nhà cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp (ngân hàng): đối tượng này sẽ
đặc biệt quan tâm đến cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp. Theo các nhà cung cấp
tín dụng này, cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp đi vay sẽ thể hiện mức độ rủi ro

SVTH: Nguyễn Tấn Sỹ

Trang 2


Khóa luận tốt nghiệp
tiềm ẩn hay mức độ an tồn có thể có đối với khoản tín dụng mà ngân hàng sẽ cung
cấp hay nói cách khác các nhà cung cấp tín dụng muốn biết khả năng trả nợ của
doanh nghiệp khi các khoản vay đáo hạn.
Đối với các nhà đầu tư: đối tượng này sẽ quan tâm tới thời gian hồn vốn, khả
năng thanh tốn vốn. Vì vậy vấn đề họ cần tìm hiểu cũng là cấu trúc tài chính của
doanh nghiệp. Phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp sẽ là một phương tiện
để họ lựa chọn đối tác đầu tư phù hợp.

Đối với các nhà cung cấp: đối tượng này phải quyết định xem có cho phép
doanh nghiệp trong thời gian sắp đến được mua hàng chịu hay khơng? Và mức nợ
tối đa có thể cho phép là bao nhiêu?. Muốn đưa ra quyết định một cách chính xác và
đúng lúc các nhà cung cấp phải nắm rõ khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiện
tại và trong tương lai. Do đó, đối tượng này cũng cần đến việc phân tích cấu trúc tài
chính của doanh nghiệp.
Đối với cơ quan quản lý nhà nước hay các cổ đông, người lao động...: Tất cả các
đối tượng này đều có những mối quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp
dù ở góc độ này hay ở góc độ khác. Vì vậy phân tích cấu trúc tài chính cũng là cơng
cụ phần nào giúp họ nắm bắt rõ hơn tình hình tại doanh nghiệp.
Phân tích cấu trúc tài chính sẽ giúp các đối tượng sử dụng thơng tin, đánh giá
đúng sức mạnh tài chính và triển vọng của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra các quyết
định đúng đắn, phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm.
1.2 Tài liệu sử dụng, phương pháp phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp.
1.2.1 Tài liệu sử dụng.
1.2.11. Bảng cân đối kế toán (BCĐKT).
a. Khái niệm.
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình
tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp dưới hình thái tiền tệ tại một
thời điểm nhất định. Thời điểm đó thường là ngày cuối tháng, cuối quý, cuối năm.
Khi phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp thì số liệu trên bảng cân đối kế
toán ở nhiều thời điểm khác nhau (qua nhiều năm) vì vậy có thể đánh giá biến động
tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp như thế nào?.

SVTH: Nguyễn Tấn Sỹ

Trang 3


Khóa luận tốt nghiệp

Việc sử dụng bảng cân đối kế tốn để làm tài liệu phân tích cấu trúc tài chính
doanh nghiệp cũng cần xem xét thị trường có biến động về giá hay không? (do lạm
phát kinh tế hay giá trị doanh nghiệp giảm thấp vì nguyên nhân kinh doanh khơng
hiệu quả). Bởi vì bảng cân đối kế tốn thể hiện giá gốc, do đó nhà phân tích cần
điều chỉnh theo giá hiện hành khi xây dựng các chỉ tiêu phân tích để có thể đánh giá
xác thực thực trạng tài chính của doanh nghiệp.
b. Kết cấu.
Theo chế độ báo cáo kế toán hiện hành, kết cấu của bảng cân đối kế toán được
chia thành 2 phần: tài sản và nguồn vốn. Và được thiết kế theo kiểu 1 bên hoặc 2
bên.
 Phần tài sản:
Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo
theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình kinh doanh của doanh
nghiệp.
Các tài sản được sắp xếp theo khả năng hoán chuyển thành tiền theo thứ tự giảm
dần hoặc theo độ dài thời gian để chuyển hoá tài sản thành tiền.
 Phần nguồn vốn:
Phản ánh tồn bộ nguồn hình thành tài sản hiện có ở doanh nghiệp tại thời điểm
lập báo cáo.
Các loại nguồn vốn được sắp xếp theo trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc
sử dụng nguồn vốn đối với các chủ nợ và chủ sở hữu.
c. Ý nghĩa.
Bảng cân đối kế tốn có ý nghĩa cả về mặt kinh tế và pháp lý.
 Về mặt kinh tế:
Số liệu phần tài sản cho phép nhà phân tích đánh giá một cách tổng quát quy mô
và kết cấu tài sản của doanh nghiệp.
Số liệu phần nguồn vốn phản ánh các nguồn tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp,
qua đó đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp.
 Về mặt pháp lý:
Số liệu phần tài sản thể hiện giá trị các loại tài sản hiện có mà doanh nghiệp có

quyền quản lý và sử dụng lâu dài để sinh lợi.

SVTH: Nguyễn Tấn Sỹ

Trang 4


Khóa luận tốt nghiệp
Số liệu phần nguồn vốn thể hiện phạm vi trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh
nghiệp về tổng số vốn kinh doanh với chủ nợ và chủ sở hữu.
1.2.1.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
a. Khái niệm.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tổng hợp, phản ánh tổng
quát tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ (quý,
năm) chi tiết theo các loại hoạt động, tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp
đối với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác.
b. Kết cấu.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm 3 phần:
Phần I - Lãi, lỗ thể hiện kết quả hoạt động của doanh nghiệp theo 3 hoạt động.
+ Hoạt động sản xuất.
+ Hoạt động tài chính.
+ Hoạt động bất thường.
Phần II - Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước: phản ánh tình hình thực
hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác (phí, lệ phí).
Phần III - Thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm, thuế
GTGT hàng bán nội địa: phần này phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ, đã khấu
trừ và còn được khấu trừ cuối kỳ. Số thuế GTGT được hoàn lại, đã hoàn lại và cịn
được hồn lại cuối kỳ. Số thuế GTGT được miễn giảm, đã miễn giảm và còn được
miễn giảm cuối kỳ.
c. Ý nghĩa.

Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể kiểm tra tình hình thực
hiện kế hoạch, thu nhập, chi phí và kết quả từng loại hoạt động cũng như kết quả
chung toàn doanh nghiệp. Số liệu trên báo cáo này là cơ sở để đánh giá khuynh
hướng hoạt động của doanh nghiệp trong nhiều năm liền và là dự báo hoạt động
trong tương lai.
Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể đánh giá hiệu quả và
khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Đây là một trong các nguồn thông tin rất bổ ích
cho người ngoài doanh nghiệp trước khi ra quyết định đầu tư vào doanh nghiệp.

SVTH: Nguyễn Tấn Sỹ

Trang 5


Khóa luận tốt nghiệp
Số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho phép đánh giá tình hình
thực hiện nhiệm vụ với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác, đặc biệt là
thanh quyết toán thuế GTGT, qua đó đánh giá phần nào tình hình thanh toán của
doanh nghiệp.
1.2.1.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành
và sử dụng lượng tiền phát sinh theo các hoạt động khác nhau trong kỳ báo cáo của
doanh nghiệp.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có ý nghĩa rất lớn trong việc cung cấp thơng tin liên
quan đến phân tích tài chính doanh nghiệp. Thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
ngân hàng, các nhà đầu tư, Nhà nước và nhà cung cấp có thể đánh giá khả năng tạo
ra các dòng tiền từ các loại hoạt động của doanh nghiệp để đáp ứng kịp thời các
khoản nợ cho các chủ nợ, cổ tức, cho các cổ đông hoặc nộp thuế cho Nhà nước.
Đồng thời, đó cũng là mối quan tâm của các nhà quản lý tại doanh nghiệp để có các
biện pháp tài chính cần thiết, đáp ứng trách nhiệm thanh tốn của mình.

1.2.1.4 Thuyết minh báo cáo tài chính
Là một bộ phận hợp thành hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp để giải
thích, bổ sung thơng tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính khác khơng thể trình bày rõ ràng
và chi tiết được
1.2.1.5. Nguồn thơng tin khác.
Ngoài những tài liệu được lấy từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh trong nhiều năm liền kề, còn sử dụng đến nguồn thơng tin khác để
phân tích được chính xác, thuyết phục và mở rộng được nhiều vấn đề hơn. Các
nguồn thơng tin khác được chia thành 3 nhóm thơng tin như sau:
a. Thơng tin liên quan đến tình hình kinh tế .
- Những thơng liên quan đến tình hình kinh tế bao gồm:
+ Thông tin về tăng trưởng và suy thối kinh tế.
+ Thơng tin về lãi suất ngân hàng, trái phiếu kho bạc, tỷ giá ngoại tệ...
+ Thông tin về tỉ lệ lạm phát.

SVTH: Nguyễn Tấn Sỹ

Trang 6


Khóa luận tốt nghiệp
+ Thơng tin về các chính sách kinh tế lớn của Chính phủ, chính sách chính
trị, ngoại giao của Nhà nước...
b. Thông tin theo ngành.
- Những thông theo ngành bao gồm:
+ Mức độ và yêu cầu của ngành.
+ Mức độ cạnh tranh và quy mô của thị trường.
+Tính chất cạnh tranh của thị trường hay mối quan hệ giữa doanh nghiệp,
nhà cung cấp và khách hàng.

+ Nhịp độ và xu hướng vận động của ngành.
+ Nguy cơ xuất hiện những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng.
c. Thông tin về đặc điểm hoạt động của ngành.
- Những thông tin về phương hướng và đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp,
bao gồm:
+ Mục tiêu và chiến lược hoạt động của doanh nghiệp gồm cả chiến lược tài
chính và chiến lược kinh doanh.
+ Đặc điểm quá trình luân chuyển vốn trong các khâu kinh doanh ở từng
loại hình doanh nghiệp.
+ Tính thời vụ, tính chu kỳ trong hoạt động kinh doanh.
+ Mối liên hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp, khách hàng, ngân hàng
và các đối tượng khác...
+ Các chính sách hoạt động khác.
1.3 Phương pháp phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp.
1.3.1 Phương pháp so sánh.
Trong phân tích cấu trúc tài chính thì phương pháp so sánh được sử dụng phổ
biến và hiệu quả nhất. Bằng cách tiến hành so sánh chỉ tiêu kinh tế cần phân tích với
chỉ tiêu đã chọn làm gốc so sánh. Phương pháp này được vận dụng trong phân tích
cấu trúc tài chính bao gồm đầy đủ 3 vấn đề: tiêu chuẩn so sánh, điều kiện so sánh,
và kỹ thuật so sánh.
1.3.2. Phương pháp chi tiết
- Kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh và hoạt động sản xuất nói chung của
doanh nghiệp thường được thể hiện thông qua các chỉ tiêu tổng hợp, do vậy để có

SVTH: Nguyễn Tấn Sỹ

Trang 7


Khóa luận tốt nghiệp

thể nhận xét, đánh giá một cách chính xác, rõ ràng các kết quả thì cầc đi sâu vào chi
tiết để tìm hiểu cặn kẽ hơn.
Có thể chi tiết theo 3 hướng sau :
- Chi tiết theo bộ phận cấu thành
- Chi tiết theo không gian
- Chi tiết theo thời gian
1.3.3. Phương pháp loại trừ.
1.3.1.1 Phương pháp thay thế liên hoàn.
Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt
được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng
của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định các
nhân tố khác trong mỗi lần thay thế.
1.3.1.2. Phương pháp số chênh lệch.
Phương pháp số chênh lệch là một dạng khác - dạng đơn giản hơn của phương
pháp thay thế liên hoàn dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến
chỉ tiêu phân tích khi các nhân tố ảnh hưởng có quan hệ tích số.
1.3.1.3. Phương pháp liên hệ cân đối.
Khi phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp thường vận dụng phương
pháp liên hệ cân đối để xem xét ảnh hưởng của từng nhân tố đến biến động của chỉ
tiêu phân tích. Các nhà phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp thường vận dụng
các cân đối được biểu hiện dưới dạng tổng số hay hiệu số:
Tổng tài sản
=
Tổng nguồn vốn
Tổng tài sản
=
Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn
Tổng nguồn vốn
= Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu
...

...
...
1.3.1.4 . Phương pháp phân tích tương quan - hồi quy.
Giữa các số liệu trên báo cáo tài chính thường có mối tương quan với nhau. Sự
biến động của chỉ tiêu này có thể kéo theo sự thay đổi các chỉ tiêu liên quan. Chẳng
hạn, khi giá trị của khoản đầu tư xây dựng cơ bản gia tăng sẽ làm cho giá trị tài sản
cố định tăng theo, tức là tiềm lực về tài sản cố định trong thời gian tới sẽ có sự thay
đổi. Như vậy phân tích sự tương quan sẽ đánh giá tính hợp lý về biến động giữa các

SVTH: Nguyễn Tấn Sỹ

Trang 8


Khóa luận tốt nghiệp
chỉ tiêu tài chính, xây dựng các chỉ số tài chính được phù hợp hơn và phục vụ cơng
tác dự báo tài chính ở doanh nghiệp hiệu quả hơn.
Tóm lại: Trên đây là các phương pháp thường vận dụng trong cơng tác phân tích
cấu trúc tài chính. Việc áp dụng phương pháp nào là tuỳ thuộc vào từng đối tượng
phân tích cụ thể.
1.4 . Phân tích cấu trúc tài sản của doanh nghiệp.
1.4.1. Phân tích khái quát cơ cấu tài sản của doanh nghiệp.
Để đánh giá cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, sử dụng phương pháp so sánh và
tài liệu phục vụ chính cho việc phân tích là bảng cân đối kế tốn.
Việc so sánh các số liệu trên bảng cân đối kế tốn được trình bày theo quy mô
chung. Với cách so sánh này 1 chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán được chọn làm quy
mô chung và các chỉ tiêu liên quan sẽ tính theo tỉ lệ phần trăm trên chỉ tiêu quy mơ
chung đó.
Như vậy để có thể đánh giá cơ cấu tài sản trong doanh nghiệp thì chỉ tiêu được
chọn làm quy mô chung là tổng tài sản. Các chỉ tiêu có liên quan đến chỉ tiêu quy

mơ chung (tổng tài sản) bao gồm: tiền, đầu tư tài chính, hàng tồn kho, các khoản
phải thu, tài sản cố định....
Thực tế có rất nhiều chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản tuỳ thuộc vào mục tiêu
của người phân tích. Tuy nhiên, nguyên tắc chung để thiết lập chỉ tiêu phản ánh cấu
trúc tài sản là:
Ki

=

Giá trị thuần tài sản i
Tổng tài sản

x

100 (%)

Trong đó:
Ki : Tỉ trọng tài sản
Giá trị thuần của tài sản i: giá trị của tài sản sau khi đã loại trừ phần
hao mòn luỹ kế và dự phịng.
b. Tỉ trọng giá trị đầu tư tài chính (K2).
Tỉ trọng đầu tư tài chính
(K2)

SVTH: Nguyễn Tấn Sỹ

=

Giá trị thuần đầu tư tài chính
Tổng tài sản


x 100

Trang 9

(%)


Khóa luận tốt nghiệp
-Giá trị thuần đầu tư tài chính được lấy từ mã số 120 và mã số 250 trên
BCĐKT.
Ý nghĩa: Cho biết giá trị đầu tư tài chính chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng
tài sản của doanh nghiệp.
c. Tỉ trọng các khoản phải thu (K3).
Tỉ trọng các khoản phải thu
(K3)

=

Giá trị các khoản phải thu
x 100
Tổng tài sản

(%)

- Giá trị thuần các khoản phải thu được lấy từ mã số 130 và mã số 210 trên
BCĐKT.
Ý nghĩa: Cho biết giá trị các khoản phải thu chiếm bao nhiêu phần trăm trong
tổng tài sản của doanh nghiệp.
Vì vậy, việc quản lý nợ phải thu tại doanh nghiệp phải được thực hiện tốt để

đảm bảo số dư nợ phải thu ở mức độ hợp lý.
d. Tỉ trọng hàng tồn kho (K4).
Tỉ trọng hàng tồn kho
(K4)

=

Giá trị thuần hàng tồn kho
Tổng tài sản

x 100 (%)

-Giá trị thuần hàng tồn kho được lấy từ mã số 140 trên BCĐKT.
Ý nghĩa: cho biết giá trị hàng tồn kho chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài
sản của doanh nghiệp.
Vì vậy, cần có kế hoạch dự trữ hàng tồn kho hợp lý, với lượng hàng vừa đủ và
chi phí cho việc bảo quản là thấp nhất. Điều này còn phụ thuộc vào từng loại hình
doanh nghiệp, phụ thuộc vào từng chính sách dự trữ và tính thời vụ của doanh
nghiệp. Và một điều khơng thể bỏ qua đó là tuỳ thuộc vào sự tăng trưởng của chính
doanh nghiệp đó.
e. Tỉ trọng tài sản cố định (K5).
Tỉ trọng tài sản cố định

Giá trị còn lại của tài sản cố định
x 100 (%)
Tổng tài sản
(K5)
- Giá trị còn lại của tài sản cố định được lấy từ mã số 220 trên BCĐKT.
=


Ý nghĩa: cho biết giá trị tài sản cố định chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng
tài sản của doanh nghiệp.

SVTH: Nguyễn Tấn Sỹ

Trang 10


Khóa luận tốt nghiệp
Vì vậy, muốn K5 ở mức hợp lý phải xem xét đến chu kỳ tăng trưởng của doanh
nghiệp, đồng thời phải lưu ý đến phương pháp tính khấu hao của tài sản cố định mà
doanh nghiệp đang áp dụng. Còn một yếu tố nữa quyết định mức tài sản cố định
phù hợp đó là loại hình doanh nghiệp lựa chọn kinh doanh.
1.4.2. Phân tích từng loại tài sản của doanh nghiệp.
Phân tích cấu trúc tài sản bằng các tỷ số trong phân tích khái quát cơ cấu tài sản
chỉ cho phép ta đánh giá khái quát chung tình hình phân bổ tài sản của doanh
nghiệp như thế nào mà chưa đi vào chi tiết từng loại tài sản, chưa thấy rõ yếu tố nào
ảnh hưởng đến sự thay đổi các tỷ số qua các thời kỳ. Do vậy, để đánh giá rõ hơn
khuynh hướng thay đổi cấu trúc tài sản ta sẽ phân tích sự biến động của từng loại tài
sản qua nhiều kỳ.
Mỗi loại tài sản được cấu thành từ nhiều khoản mục nhỏ. Ví dụ như tài sản cố
định sẽ chịu ảnh hưởng của các yếu tố như khấu hao luỹ kế, nguyên giá..., hay đầu
tư tài chính sẽ bao gồm đầu tư tài chính ngắn hạn và đầu tư tài chính dài hạn. Từ
việc tìm hiểu sự ảnh hưởng của từng yếu tố đó sẽ cho thấy được nguyên nhân thay
đổi cụ thể của từng loại tài sản trong doanh ngiệp. Nhờ đó sẽ giúp các nhà quản trị
xác định được mức độ thay đổi và đưa ra các biện pháp cải thiện. Như vậy phân tích
từng loại tài sản của doanh nghiệp sẽ bổ sung được những thông tin cần thiết mà
chưa được thể hiện rõ trong phân tích khái quát cơ cấu tài sản.
1.4.2.1 Phân tích cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp.
Cấu trúc nguồn vốn thể hiện chính sách tài trợ của doanh nghiệp, liên quan đến

nhiều khía cạnh khác nhau trong cơng tác quản trị tài chính. Do vậy, việc phân tích
cấu trúc nguồn vốn phải xem xét đến nhiều mặt và trên cơ sở mục tiêu của doanh
nghiệp đặt ra để có thể đánh giá đúng và hợp lý tình hình tài chính của doanh
nghiệp.
1.4.2.2 Phân tích tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp.
Nguồn vốn của doanh nghiệp nếu xét theo nguồn hình thành tài sản về cơ bản
bao gồm 2 bộ phận lớn: nguồn vốn vay nợ và nguồn vốn chủ sở hữu. Về mặt pháp
lý tính chất của 2 nguồn vốn này hồn tồn khác nhau về trách nhiệm đối với bên
góp vốn:

SVTH: Nguyễn Tấn Sỹ

Trang 11


Khóa luận tốt nghiệp


Đối với nguồn vốn vay nợ (nợ phải trả): doanh nghiệp phải cam kết thanh
toán với các chủ nợ số nợ gốc và các khoản chi phí sử dụng vốn (nếu có)
theo thời hạn đã quy định. Khi có trường hợp rủi ro phá sản, giải thể phải
thanh lý tài sản thì các chủ nợ có quyền ưu tiên nhận các khoản thanh toán từ
tài sản thanh lý.



Đối với nguồn vốn chủ sở hữu: doanh nghiệp không phải cam kết thanh tốn
đối với người góp vốn với tư cách là người chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu thể
hiện phần tài trợ của người chủ sở hữu đối với tồn bộ tài sản ở doanh
nghiệp.


Vì vậy, xét trên khía cạnh tự chủ về tài chính nội dung phân tích này thể hiện
năng lực vốn có của người chủ sở hữu trong tài trợ hoạt động kinh doanh.
Để thể hiện được tính tự chủ về tài chính, khi phân tích sử dụng các chỉ tiêu sau:
a. Tỉ suất nợ (P1).
Tỉ suất nợ
(P1)

=

Nợ phải trả
Tổng nguồn vốn

x

100 (%)

- Giá trị nợ phải trả được lấy ở mã số 300 bao gồm mã số 310 và mã số 330
trên BCĐKT.
- Giá trị tổng nguồn vốn được lấy ở mã số 440 trên BCĐKT.
Ý nghĩa: cho biết trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nợ phải trả chiếm bao
nhiêu phần trăm.
b. Tỉ suất tự tài trợ (P2).
Tỉ suất tự tài trợ
(P2)

=

Nguồn vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn


x 100 (%)

- Giá trị nguồn vốn chủ sở hữu được lấy ở mã số 400 bao gồm mã số 410 và
mã số 430 trên BCĐ KT.
Ý nghĩa: cho biết trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp đang có nguồn vốn
chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần trăm.
c. Tỉ suất nợ phải trả so với vốn chủ sở hữu (P3).
Tỉ suất
NPT/VCSH (P3)

SVTH: Nguyễn Tấn Sỹ

=

Nợ phải trả
Nguồn vốn chủ sở hữu

x 100 (%)

Trang 12


Khóa luận tốt nghiệp
Ý nghĩa: cho biết mức độ đảm bảo nợ bởi nguồn vốn chủ sở hữu trong doanh
nghiệp.
1.4.2.3 Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ trong doanh nghiệp.
Phân tích tính tự chủ tài chính thể hiện mối quan hệ giữa vốn vay nợ và vốn chủ
sở hữu. Tuy nhiên, trong cơng tác quản trị tài chính, mỗi nguồn vốn đều có liên
quan đến thời hạn sử dụng và chi phí sử dụng vốn. Vì vậy, sự ổn định về nguồn tài

trợ là mối quan tâm khi đánh giá cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp. Theo yêu
cầu đó nguồn vốn của doanh nghiệp được chia thành nguồn vốn thường xuyên và
nguồn vốn tạm thời:


Nguồn vốn thường xuyên: là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng thường
xuyên, lâu dài vào quá trình hoạt động kinh doanh, trong tương lai gần doanh
nghiệp không bị áp lực trong việc thanh toán. Như vậy, nguồn vốn thường
xuyên bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản vay trong dài hạn. Về
nguyên tắc thì nguồn vốn thường xuyên sẽ được sử dụng để tài trợ cho những
tài sản dài hạn.



Nguồn vốn tạm thời: là nguồn vốn mà doanh nghiệp tạm thời sử dụng vào
quá trình hoạt động kinh doanh. Về nguyên tắc thì nguồn vốn tạm thời được
sử dụng để tài trợ cho những tài sản ngắn hạn.

Như vậy, để phân tích sự ổn định về nguồn tài trợ thường sử dụng các chỉ tiêu
phân tích sau:
a. Tỉ suất nguồn vốn tạm thời (P4).
Tỉ suất nguồn vốn tạm thời
(P4)

=

Nguồn vốn tạm thời
Tổng nguồn vốn

x


100 (%)

- Giá trị nguồn vốn tạm thời được lấy ở mã số 300 trên BCĐKT.
Ý nghĩa: cho biết trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp thì nguồn vốn mang
tính chất tạm thời chiếm bao nhiêu phần trăm.
b. Tỉ suất nguồn vốn thường xuyên (P5).
Tỉ suất nguồn vốn thường xuyên
(P5)

SVTH: Nguyễn Tấn Sỹ

=

Nguồn vốn thường xuyên
x 100
Tổng nguồn vốn

(%)

Trang 13


Khóa luận tốt nghiệp
- Giá trị nguồn vốn thường xuyên được lấy ở mã số 400 và mã số 330 và mã
số 310 với các khoản nợ ngắn hạn có thời hạn trên 1 năm trên BCĐKT.
Ý nghĩa: cho biết trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nguồn vốn mang tính
chất thường xuyên chiếm bao nhiêu phần trăm.
c. Tỉ suất giữa vốn chủ sở hữu so với nguồn vốn thường xuyên (P6).
Tỉ suất VCSH/NVTX


Vốn chủ sở hữu
x 100 (%)
Nguồn vốn thường xuyên
(P6)
Ý nghĩa: cho biết vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần trăm của nguồn vốn
=

thường xuyên.
Tóm lại: Bằng các chỉ tiêu phản ánh tính tự chủ và tính ổn định của nguồn vốn,
phân tích cấu trúc nguồn vốn có nhiều ý nghĩa trong việc ra quyết định của các đối
tượng sau:
 Đối với nhà tài trợ, đầu tư: phân tích cấu trúc nguồn vốn góp phần đảm bảo
tín dụng cho doanh nghiệp cần và giảm thiểu các rủi ro phát sinh do doanh
nghiệp khơng thanh tốn được.
 Đối với nhà quản trị doanh nghiệp: doanh nghiệp có thể ước tính được khả
năng nợ của mình để quyết định huy động vốn bằng hình thức nào là hợp lý
(vay nợ hay tăng vốn góp) thơng qua sự đối chiếu các tỉ suất liên quan đến
nợ của doanh nghiệp với các hạn mức của ngân hàng. Từ đó doanh nghiệp sẽ
xây dựng được cấu trúc nguồn vốn hợp lý, giảm thiểu đến mức thấp nhất có
thể về chi phí sử dụng vốn, tối đa hoá giá trị của doanh nghiệp.
1.5 Phân tích cân bằng tài chính.
1.5.1 Khái quát chung về cân bằng tài chính doanh nghiệp.
Cân bằng tài chính là một nội dung trong quản trị tài chính doanh nghiệp nhằm
đảm bảo một sự cân đối giữa các yếu tố của nguồn tài trợ với các yếu tố của tài sản.
Do sự vận động của tài sản tách rời với thời gian sử dụng của nguồn vốn nên nghiên
cứu mối quan hệ giữa các yếu tố của tài sản và nguồn vốn sẽ chỉ ra được sự an tồn,
tính bền vững và cân đối trong tài trợ và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Mối quan
hệ đó thể hiện cân bằng tài chính của doanh nghiệp. Nghiên cứu cân bằng tài chính
nhằm hướng đến 1 mục đích cuối cùng là phát hiện những nhân tố hiện tại hoặc

tiềm tàng của sự mất cân bằng tài chính.

SVTH: Nguyễn Tấn Sỹ

Trang 14


Khóa luận tốt nghiệp
Nội dung của cân bằng tài chính có thể được nhìn nhận theo 2 cách khác nhau
nhưng khơng đối kháng nhau.
Tóm lại: cân bằng tài chính là một đòi hỏi cấp bách, thường xuyên và doanh
nghiệp cần duy trì tình trạng cân bằng tài chính để việc huy động và sử dụng vốn có
hiệu quả, đảm bảo một khả năng thanh tốn an tồn. Phân tích cân bằng tài chính
cịn là cơ sở để doanh nghiệp lựa chọn chính sách tài trợ phù hợp.
1.5.2 Phân tích cân bằng tài chính của doanh nghiệp.
1.5.2.1. Phân tích cân bằng tài chính trong dài hạn.
Để đánh giá được mức độ cân bằng tài chính trong dài hạn của doanh nghiệp,
các nhà quản trị dựa vào số liệu thông qua chỉ tiêu vốn lưu động rịng. Vốn lưu động
rịng chính là phần chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Có 2 phương
pháp tính vốn lưu động rịng như sau:
Cách 1: vốn lưu động ròng là phần chênh lệch giữa nguồn vốn thường xuyên và
tài sản dài hạn.
Vốn lưu động ròng = Nguồn vốn thường xuyên - Tài sản dài hạn
Chỉ tiêu này thể hiện cân bằng giữa nguồn vốn ổn định với những tài sản có thời
gian chu chuyển dài. Chỉ tiêu này thể hiện nguồn gốc của vốn lưu động hay cịn gọi
là phân tích bên ngồi về vốn lưu động.
Cách 2: vốn lưu động rịng là chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nguồn vốn
tạm thời.
Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn Nguồn vốn tạm thời
Chỉ số này thể hiện cách thức sử dụng vốn lưu động ròng. Vốn lưu động được

phân bổ vào các khoản phải thu, hàng tồn kho.... Nó nhấn mạnh đến tính linh hoạt
trong sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. Phân tích theo cách này nhấn
mạnh đến phân tích bên trong về vốn lưu động.

1.5.2.2. Phân tích cân bằng tài chính trong ngắn hạn.
Với vốn lưu động rịng được sử dụng để phân tích cân bằng tài chính trong dài
hạn thì khi phân tích cân bằng tài chính trong ngắn hạn ta sử dụng chỉ tiêu nhu cầu
vốn lưu động ròng để phản ánh nhu cầu tài trợ trong ngắn hạn của doanh nghiệp.

SVTH: Nguyễn Tấn Sỹ

Trang 15


Khóa luận tốt nghiệp
Nhu cầu này phụ thuộc vào tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, tốc độ luân chuyển
các khoản phải thu và thời gian thanh toán các khoản phải trả trong ngắn hạn
(không bao gồm nợ vay).
Chỉ tiêu nhu cầu vốn lưu động ròng trong kinh doanh một cách tổng qt được
tính như sau:
Các khoản
Hàng tồn
phải trả
=
+
kho
(Ngắn hạn,
khơng nợ vay)
- Giá trị hàng tồn kho được lấy ở mã số 140 trên BCĐKT.
Nhu cầu

vốn lưu
động ròng

Các khoản
phải thu
(Ngắn hạn)

- Giá trị các khoản phải thu được lấy ở mã số 130 và mã số 150 trên
BCĐKT.
- Giá trị các khoản phải trả được lấy ở mã số 310 loại trừ mã số 311 và mã
số 315 trên BCĐKT.
Phân tích cân bằng tài chính khi xem xét mối quan hệ giữa nhu cầu vốn lưu
động ròng với vốn lưu động ròng làm xuất hiện phần chênh lệch gọi là ngân quỹ
ròng.
Ngân quỹ ròng xem xét mức độ đảm bảo nhu cầu tài trợ trong ngắn hạn bằng
nguồn vốn thường xuyên còn lại sau khi đã tài trợ cho tài sản dài hạn.
Ngân quỹ rịng được tính như sau:
Ngân quỹ ròng

= Vốn lưu động ròng -

Nhu cầu vốn lưu động rịng

Tóm lại: khi phân tích cân bằng tài chính trên khía cạnh xem xét mối quan hệ
giữa vốn lưu động rịng và nhu cầu vốn lưu động rịng có vai trị quan trọng trong
cơng tác quản trị tài chính doanh nghiệp. Đó là cơ sở để doanh nghiệp huy động các
khoản vốn vay tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động rịng với chi phí thấp nhất nhưng
vẫn đạt được trạng thái tài chính an toan

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI
CƠNG TY CỔ PHẦN TINH BỘT SẮN QUẢNG NAM

SVTH: Nguyễn Tấn Sỹ

Trang 16


Khóa luận tốt nghiệp
2.1 Đặc điểm tình hình chung về Công ty cổ phần tinh bột sắn Quảng Nam
2.1.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý của Cơng ty.
2.1.1.1 Q trình hình thành và phát triển của Công ty.
Công ty cổ phần Fococev Quảng Nam ban đầu có tên là “nhà máy tinh bột
sắn” tại Quế Cường, Quế Sơn, Quảng Nam theo quyết định số 438/QĐ cấp ngày
01/03/2001, do công ty thực phẩm miền trung (nay là công ty thực phẩm và đầu tư
công nghệ) trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định thành lập.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường, ngày 28/11/2005 Bộ Thương mại ra
quyết định số 2808/QĐ-BTM cổ phần hóa “ Nhà máy tinh bột sắn Quảng Nam”
thành cơng ty cổ phần Fococev Quảng Nam được chính thức đi vào hoạt động vào
ngày 30/03/2007 tại Quế Cường, Quế Sơn, Quảng Nam. Với công suất 80 tấn tinh
bột ngày đêm và tổng diện tích mặt bằng sử dụng là 17 hecta.
Một số thông tin về công ty:
- Tên giao dịch:
Công ty cổ phần Fococev Quảng Nam
- Mã số thuế:
0400101588009
- Địa chỉ:
Quế Cường, Quế Sơn, Quảng Nam
-


Điện thoại:

0510 886 945

-

Số fax:

0510 886 946

-

Email:



Ngân hàng giao dịch: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển Hương An
Số tài khoản: 400459457
2.1.1.2 Quá trình phát triển của Cơng ty cổ phần Fococev Quảng Nam
Chính thức đi vào hoạt động năm 2001 với nguồn vốn kinh doanh là 30 tỷ
đồng. Giai đoạn đầu di vào sản xuất cịn gặp nhiều khó khăn do máy móc thiết bị
cịn hạn chế, đầu vào ngun vật liệu không dồi dào dẫn đến năng suất chưa cao.
Trong quá trình sản xuất Cơng ty đã dần hồn thiện và trang bị thêm nhiều máy móc
hiện đại hơn, tiết kiệm được sức lao động chân tay, đến nay đã từng bước đi vào ổn
định, sản xuất ngày càng tăng lẫn về số lượng và chất lượng, cải thiện được đời
sống cho cán bộ cơng nhân viên.
Ngồi mục đích tiêu thụ sắn tươi của nông dân trên địa bàn nội tỉnh, Cơng ty
cịn tiến xa hơn các vùng lân cận như: Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai… Khơng
dừng lại ở đó Cơng ty cịn hồn thành kế hoạch sản xuất lên 120 tấn tinh bột ngày
đêm của Công ty đề ra trong năm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cũng như hoạt


SVTH: Nguyễn Tấn Sỹ

Trang 17


Khóa luận tốt nghiệp
động xuất khẩu. Kinh doanh ngày càng phát triển, Công ty đã đầu tư hàng tỷ đồng
cho hệ thống hồ chứa chất thải ogas, xử lý tốt chất gây ô nhiễm môi trường và tận
dụng được nguồn nhiên liệu do hệ thống này mang lại, tiết kiệm được cho cơng ty
một khoản chi phí lớn.
Với sự phát triển không ngừng vươn xa, nâng cao chất lượng sản phẩm và
những thành công đạt được trong những năm vừa qua, Công ty đã và đang tiến hành
sắp xếp lại bộ máy quản lý, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đưa Công ty tiến xa
hơn vào thị trường quốc tế. Đây là sự chuyển mình hết sức to lớn và đầy ý nghĩa
cho sự nổ lực, phấn đấu của tồn cơng ty.
2.1.1.3 Chức năng,nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty.
2.1.1.3.1. Chức năng kinh doanh của Công ty cổ phần Fococev Quảng Nam
Hoạt động sản xuất kinh doanh tinh bột sắn theo quy định của pháp luật.
Trồng cây lấy củ có tinh bột, xay xát bột khô, và các sản phẩm từ tinh bột. Sản xuất
thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản. Sản xuất phân bón và hợp chất nito.
Sản phẩm của cơng ty có chất lượng cao, cung cấp sản phẩm tinh bột để phục vụ
cho nhu cầu của người tiêu dùng và xuất khẩu sang Trung Quốc, Malaysia, Hàn
Quốc… giải quyết đầu ra cho nông dân trồng sắn.
2.1.1.3.2. Nhiệm vụ của Công ty cổ phần Fococev Quảng Nam
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh trong đó
chủ yếu là kế hoạch thu mua nguyên liệu và giảm giá thành sản phẩm.
- Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh đúng chính sách, đúng chế độ bảo tồn
phát triển vốn không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, công nhân viên trong

công ty.
- Mở rộng thị trường kinh doanh, tạo tỷ suất lợi nhuận cao, một mặt nâng
cao đời sống cho cán bộ công nhân viên, mặt khác bổ sung nguồn vốn để từng
bước chủ động được nguồn tài chính.
- Xử lý tốt chất thải sản xuất và bảo vệ môi trường, bảo vệ bầu khí quyển.
2.1.1.3.3. Đặc điểm tổ chức, hoạt động kinh doanh,và thuận lợi, khó
khăn của Cơng ty.
2.1.1.3.4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty.

SVTH: Nguyễn Tấn Sỹ

Trang 18


×