A- PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài.
Việc dạy học nhằm đạt được những giá trị: “ Dạy cho người khác muốn
học, biết học, kiên trì học và học có kết quả.
Như vậy, việc dạy học khơng chỉ là cung cấp kiến thức mà phải hướng dẫn
học sinh hoạt động, làm việc với các bản đồ, thu thập xử lí thơng tin SGK, tham
quan khảo sát địa phương…tạo hứng thú học tập, rèn luyện kĩ năng thực hành,
liên hệ kiến thức trong sách vở với thực tế. Sử dụng các bản đồ trong dạy - học
là đặc trưng của mơn địa lí và nó rất quan trọng với 2 chức năng: Vừa là nguồn
khai thác kiến thức, vừa là phương tiện để minh họa cho kiến thức. Vì thế, sử
dụng bản đồ là việc làm cần thiết và thường xuyên ở mỗi cấp học, lớp học và
trong mỗi tiết dạy – học mơn địa lí.
Tuy nhiên, trong thực tế học sinh lại gần như không coi trọng việc khai
thác kiến thức từ bản đồ mà thay vào đó là học thuộc lịng lý thuyết địa lí nên
kiến thức mà học sinh có chỉ mang tính chất tạm thời (chỉ một thời gian ngắn)
rồi qn, học sinh khơng có khả năng vận dụng vào thực tế và thường chỉ trình
bày kiến thức ở dạng thông hiểu, hiếm khi trả lời được câu hỏi vận dụng (như
dạng câu hỏi giải thích vì sao?) hoặc chỉ vận dụng được ở mức độ thấp không
vận dụng được ở mức độ cao.
Khác với môn học khác, mơn địa lí được đặc trưng gắn liền với bản đồ...khi
học bất kì một địa phương, một châu lục hay một đối tượng địa lí thì giáo viên
và học sinh khơng thể trực tiếp đến tận nơi đó để quan sát được chính vì vậy học
địa lí khơng thể thiếu bản đồ. Ngay cả trong thi cử hầu hết các mơn khơng được
sử dụng bất kì tài liệu nào trừ mơn địa lí được sử dụng átlat địa lí (tức bản đồ).
nhưng thực tế rất ít học sinh có kỹ năng biết cách sử dụng bản đồ để khai thác
kiến thức hoặc chỉ dừng lại ở việc biết đọc bản đồ nhưng khơng biết cách phân
tích sâu tìm ra mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí...
Từ những lí do trên tơi quyết định chọn đề tài: Hướng dẫn học sinh khai
thác kiến thức từ một số loại bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam - lớp 8 nhằm
khắc phục tình trạng ghi nhớ kiến thức một cách máy móc (học vẹt)
II. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích của đề tài nhằm giúp học sinh lớp 8 biết cách sử dụng bản đồ địa
lí tự nhiên Việt Nam để học địa lí phần địa lí tự nhiên Việt Nam dễ dàng hơn, từ
đó hạn chế tới mức thấp nhất việc ghi nhớ kiến thức một cách máy móc (học
vẹt) và làm cơ sở vững chắc cho những năm học tiếp theo.
III. Đối tƣợng nghiên cứu và giới hạn đề tài.
Đối tƣợng nghiên cứu: Là các em học sinh khối 8 Bậc THCS năm học
2014-2015; 2015-2016 và 2016- 2017, tại trường THCS Thị Trấn – Lang Chánh.
1.
1
Giới hạn đề tài: Nghiên cứu phần địa lí tự nhiên Việt Nam (thuộc học
kì 2- địa lí 8) để hướng dẫn học sinh cách khai thác bản đồ địa lí Việt Nam trong
q trình học địa lí tự nhiên Việt Nam
2.
IV. Phƣơng pháp nghiên cứu.
1.Nghiên cứu lý thuyết.
Đọc, tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu viết về kỹ năng khai thác bản đồ,
atlát địa lí .
-
- Tìm hiểu nội dung đối tượng địa lí cần khai thác ở địa lí tự nhiên Việt
nam trong SGK địa lí 8
2. Nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
-Thực nghiệm sử dụng bản đồ địa lí trong dạy học một số tiết thực hành đi
sâu vào việc khai thác kỹ năng bản đồ.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Bản đồ giáo khoa là nguồn tài liệu giáo khoa phục vụ cho việc dạy, học và
nghiên cứu một loạt các bộ môn khoa học khác nhau nhưng trước hết là địa lí và
lịch sử. Đối tượng chủ yếu dùng bản đồ giáo khoa là các thầy giáo và học sinh ở
nhà trường, tuy nhiên bản đồ giáo khoa khi phát hành cũng còn được sử dụng
rộng rãi trong nhân dân.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của việc dạy học địa lí là sự
phát hiện các quan hệ nhân quả, các mối liên hệ phụ thuộc giữa các đối tượng và
hiện tượng nghiên cứu, những biến đổi của chúng theo thời gian và theo khơng
gian. Nhiệm vụ đó chỉ được thực hiện có kết quả khi người giáo viên biết sử
dụng tốt, khai thác triệt để các bản đồ trong khi giảng dạy. Vì vậy, đã từ lâu mọi
người thừa nhận là không thể dạy học địa lí mà khơng có bản đồ, nhưng khi đó
bản đồ chỉ được coi như một đồ dùng dạy học trực quan đơn thuần. Ngày nay,
chúng ta không xem bản đồ giáo khoa như thế, mà coi nó là một nguồn tài liệu
độc lập, nghĩa là bản đồ giáo khoa vừa là công cụ để dạy học địa lí, vừa là nguồn
tư liệu khoa học độc lập, là đối tượng nghiên cứu những kiến thức địa lí. Bản đồ
được xem như một cuốn sách giáo khoa địa lí thứ hai.
Những kiến thức cơ bản về sự thành lập và nhất là sử dụng bản đồ là cơ sở
của hệ thống kiến thức bản đồ ban đầu được nhà trường cung cấp cho học sinh
không thông qua một môn bản đồ học riêng mà thông qua việc học địa lí từ lớp
6 trở lên. Thế giới hiện đại địi hỏi mỗi công dân phải hiểu và biết bản đồ những kiến thức rất cần để làm việc ở hầu hết các ngành kinh tế quốc dân, dù là
quản lí, lập quy hoạch, thiết kế, thi công… trong dân sự cũng như trong quân
đội. Điều đó có nghĩa là cả trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước đều
không thể không biết bản đồ, dù là ở mức văn hoá chung.
2
II.Thực trạng vấn đề trƣớc khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm. 1.Thực trạng của việc sử dụng các bản đồ
Thực tế đã chứng minh rằng, ngày nay óc sáng tạo, tư duy của học sinh
phát triển rất tốt, chất lượng giáo dục ngày càng nâng cao. Số lượng học sinh
khá giỏi, bằng khá giỏi, tỉ lệ tốt nghiệp các cấp cũng không ngừng tăng…Tuy
nhiên, năng lực thực hành của đa số học sinh cịn rất yếu. Phần lí thuyết các em
có thể học thuộc lịng nhưng khi u cầu vận dụng kiến thức vào thực tiễn thì rất
lúng túng, mơ hồ…Vậy, vì sao? vì học chưa đi đơi với hành, thuộc nhưng chưa
hiểu…
Trước đây, do điều kiện đất nước còn nghèo, cơ sở vật chất, trang thiết bị
phục vụ cho dạy học chưa có hoặc có nhưng rất ít.... Giáo viên lên lớp chủ yếu
thuyết trình, mơ tả, đọc cho HS ghi còn HS ngồi nghe giảng rồi về nhà học
thuộc lịng và như vậy cả gi viên và HS đều khơng được tiếp xúc với bản đồ.
Trong thời kì CNH – HĐH đất nước, nhất là thời kì hội nhập thế giới đòi
hỏi chúng ta phải đào tạo một thế hệ trẻ phát triển tồn diện – có đủ tri thức và
năng lực thực hành. Từ đó, Đảng và nhà nước ta đã thấy được tầm quan trọng
của giáo dục con người trong sự nghiệp phát triển của đất nước. Xác định và ưu
tiên cho phát triển giáo dục là “ Quốc sách hàng đầu” . Đặc biệt từ năm học
2002 – 2003, với chương trình thay SGK, các bản đồ cũng được cung cấp ngày
càng đầy đủ và hiện đại. Song do thói quen khơng sử dụng hoặc sử dụng khơng
thường xun mà tình trạng bản đồ có nhưng còn nằm trong kho, giáo viên và
học sinh vẫn dạy - học theo lối cũ, năng lực thực hành của học sinh vẫn cịn yếu.
2. Ngun nhân.
+ Về phía giáo viên:
Trước đây, với lối dạy học cũ giáo viên lên lớp chỉ cần 1 quyển SKG và
giáo án là đủ, trong giờ học chỉ cần thuyết trình, mơ tả là xong. Nay, giáo viên
lên lớp ngoài SGK, giáo án, các tài liệu tham khảo còn phải chuẩn bị, sử dụng
các loại bản đồ và phải mất nhiều thời gian chuẩn bị…Hơn nữa một số giáo
viên, do năng lực sử dụng các loại bản đồ cịn hạn chế, khơng sử dụng thường
xuyên (chỉ sử dụng khi thao giảng hoặc có đoàn kiểm tra, kể cả những giáo viên
dạy trường chuyên lớp chọn) mà vẫn duy trì lối dạy học chay… nên các thao tác
lúng túng làm mất nhiều thời gian của tiết học, khơng hiệu quả…dẫn đến tâm lí
ngại sử dụng bản đồ. Tình trạng bản đồ được cấp về từ đầu năm học hoặc một số
đã có từ nhiều năm học trước nhưng khi cấp trên về thanh kiểm tra mặc dù trong
giáo án có ghi sử dụng đồ dùng nhưng khi hỏi đến thì khơng biết nó ở đâu? sử
dụng như thế nào?... và thực tế là các thiết bị đó vẫn cịn niêm phong nằm trong
kho hoặc các giáo viên khác có sử dụng cũng qua loa chiếu lệ.
Hiện nay, việc sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại (dạy power
point) ngày càng phổ biến, giáo viên có thể sử dụng bất cứ loại bản đồ nào mà
bài học yêu cầu. Song việc chuẩn bị cho 1tiết dạy power point mất nhiều thời
3
gian, cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình giảng dạy cũng đòi hỏi nhiều(phòng
học đa chức năng, máy chiếu đa năng.....), hơn nữa trình độ máy vi tính cuả
nhiều giáo viên cịn hạn chế, trong q trình soạn, giảng cũng gặp khơng ít khó
khăn nên cũng rất ngại sử dụng, phần lớn chỉ dạy power point khi thao giảng.
+Về phía học sinh:
Do khơng được tiếp xúc với các loại bản đồ một cách thường xuyên hoặc
có tiếp xúc nhưng thầy cô hướng dẫn qua loa, các em không hiểu cách sử dụng ,
nghĩa là các loại bản đồ đó khơng giúp ích gì cho các em trong q trình học tập
nên các em cũng khơng có hứng thú làm việc với chúng. Nhiều em gọi lên bảng
xác định các đối tượng địa lí trên bản đồ thường có tâm lí sợ hoặc ngại vì các em
khơng biết chỉ như thế nào, bắt đầu từ đâu, khơng lí giải được vì sao chúng lại có
đặc điểm như vậy…
Ví dụ: Sau khi học xong bài “Sơng ngịi Việt Nam”. giáo yêu cầu học sinh
lên bảng chỉ một số sông tiêu biểu thì các em lại chỉ từ phần thượng lưu về hạ
lưu( từ nơi bắt nguồn đến nơi kết thúc), khơng giải thích được vì sao sơng chảy
theo hướng Tây Bắc – Đơng Nam, hướng vịng cung.
3. Kết quả.
Từ những lí do trên mà hậu quả là sau tiết học, lớp học, cấp học phần lí
thuyết các em có thể học thuộc lòng như bàn tay nhưng khi yêu cầu trình bày lại
kiến thức đó trên các bản đồ thì các em không biết thao tác thế nào, làm lúng
túng, thiếu chính xác.
Bản đồ với chức năng là minh họa kiến thức cho lí thuyết nhưng vì khơng
biết sử dụng hoặc dùng khơng thường xun nên tình trạng HS nhớ và lắp ghép
sai các địa danh ở tỉnh này với tỉnh kia(Ví dụ: có HS cho rằng Vịnh Hạ Long
thuộc Bắc Trung Bộ, vườn quốc gia Cúc Phương thuộc tỉnh Thanh Hóa) hoặc
quốc gia ở châu lục này với châu lục khác…..cũng khá nhiều. Khi xác định
không đúng đối tượng sẽ phân tích sai về bản chất.
Hoặc ngay học sinh thi đại học năm học 2005- 2006, cho rằng tỉnh Kiên
Giang, Cà Mau thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Tây Nguyên giáp biển
nên có nhiều lợi thế để phát triển nuôi trồng thủy sản….Nếu học sinh xác định
như vậy, khi yêu cầu phân tích thế mạnh về kinh tế của các tỉnh, vùng nói trên sẽ
phân tích sai hồn toàn.
Bản đồ với chức năng là nguồn khai thác kiến thức: Với cấu trúc của sách
giáo khoa mới thì kênh chữ và kênh hình chiếm tỉ lệ tương đương nhau, trong
nhiều bài chúng ta phải dựa vào kênh hình(bản đồ) để khai thác kiến thức, do
học sinh không biết sử dụng nên khơng thể tìm ra kiến thức theo u cầu của bài
học và của giáo viên. Đặc biệt trong các kì thi hay kiểm tra thì mơn địa lí được
mang átlát địa lí. nhưng rất ít em biết cách biến nó thành " vũ khí" để đạt tới
thành cơng. Nếu các em biết khai thác bản đồ thì có thể coi atlát là" nguồn tài
liệu hợp pháp" mà các em có được trong các kì thi quyết định. Việc biết khai
4
thác bản đồ vơ cùng quan trọng , nó làm giảm đáng kể việc ghi nhớ kiến thức
phần lí thuyết một cách máy móc.
Kết quả khảo sát đầu năm 2014-2015 khi chƣa áp dụng đề tài:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu - kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A
30
0
0
5
16,7
20
66,6
5
16,7
8B
30
0
0
3
10
22
73,3
5
16,7
Từ thực trạng và kết quả dạy học nói trên. Để đào tạo ra những con người
năng động, sáng tạo, có năng lực thực hành tốt đáp ứng yêu cầu phát triển của
đất nước , phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới , phù hợp với phương
pháp dạy học mới ( không phải là cách học ghi nhớ máy móc theo lối học thuộc)
mà cần có cách học đột phá để có thể nhớ lâu) để làm được như vậy chỉ có thể là
khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ, átlat rồi tìm ra kiến thức. Để đạt được
mục tiêu đó thì trước tiên học sinh cần phải hình thành được kĩ năng khai thác
kiến thức từ bản đồ và đây cũng là một yêu cầu bắt buộc không thể thiếu ở bất
cứ cấp học nào khi học mơn địa lí.
III. Một số giải pháp thực hiện:
Bản thân người dạy, người học và các cấp các ngành có liên quan phải
nhận thức đúng tầm quan trọng của việc sử dụng các loại bản đồ là cần thiết,
phải cấp đầy đủ các loại bản đồ để phục vụ cho giảng dạy . Thường xuyên sử
dụng bản đồ trong từng tiết học, coi đó như là yêu cầu bắt buộc không thể thiếu.
-
- Giáo viên phải nghiên cứu chuẩn bị kĩ các loại bản đồ trước khi lên lớp.
Nắm vững một số yêu cầu và nguyên tắc khi sử dụng bản đồ, hướng dẫn học
sinh sử dụng từng loại bản đồ thật chi tiết, cụ thể từ thấp đến cao.
Đưa việc sử dụng bản đồ vào đánh giá chất lượng dạy- học của giáo viên
và học sinh.
-
- Gây hứng thú học tập của học sinh thông qua sử dụng bản đồ
-Kết hợp giữa cách sử dụng bản đồ theo phương pháp truyền thống với
hiện đại.
1. Các biện pháp tổ chức thực hiện
1.1 Các loại bản đồ chủ yếu của phần địa lí tự nhiên lớp 8:
Bản đồ tự nhiên Việt Nam
Bản đồ khí hậu Việt Nam
Bản đồ sơng ngịi Việt Nam
5
Bản đồ đất Việt Nam
Bản đồ động thực vật Việt Nam
Bản đồ vùng biển và đảo Việt Nam
Bản đồ địa lí tự nhiên các miền ( Việt Nam)
Nếu thư viện nhà trường khơng có, giáo viên nên liệt kê các bản đồ còn
thiếu đề nghị nhà trường mua bổ sung hoặc giáo viên phải tự chuẩn bị các loại
bản đồ trước khi lên lớp
1.2. Một số yêu cầu và nguyên tắc khi sử dụng bản đồ
a. Yêu cầu chung:
+ Lựa chọn loại bản đồ cho phù hợp:
Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp chủ đạo của bài
học để lựa chọn bản đồ tương ứng và giáo viên cần chú ý đến hiệu quả sử dụng
đối với học sinh: Trong giờ học học sinh được làm việc với các bản đồ đó như
thế nào? ở phần nào? mục nào và sau khi sử dụng học sinh nắm được kiến thức
gì? có được kĩ năng nào từ bản đồ ấy?
+ Định hướng cho học sinh:
Trước khi nghiên cứu, quan sát, khai thác kiến thức địa lí từ các bản đồ,
giáo viên phải đưa ra yêu cầu cụ thể cho HS thông qua hệ thống câu hỏi, giúp hS
biết được những công việc phải làm và làm như thế nào?
Ví dụ: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bản đồ khí hậu Việt Nam, hãy
cho biết:
+ Hướng gió và tính chất gió trong mùa đơng và trong mùa hạ?
+Vì sao hai loại gió mùa trên lại có đặc tính trái ngược nhau như vậy?
Các câu hỏi yêu cầu học sinh khai thác kiến thức từ các bản đồ phải thể
hiện rõ các mức độ nhận thức khác nhau và phù hợp với từng đối tượng học sinh
(giỏi, khá, trung bình, yếu). Câu hỏi để phân loại đối tượng và phát triển tư duy
địa lí cho học sinh thường yêu cầu từ: Quan sát -> đọc các đối tượng địa lí ->
phân tích, so sánh -> xác định mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí…..
+ Sử dụng phối hợp các bản đồ để khai thác kiến thức có hiệu quả :
Các đối tượng, sự vật địa lí đều tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với
nhau. Vì vậy, để giúp học sinh hiểu được đặc trưng của các đối tượng sự vật,
hiểu được bản chất các mối quan hệ đó, giáo viên cần hướng dẫn học sinh sử
dụng kết hợp các bản đồ để đối chiếu, phân tích, so sánh, tổng hợp , rút ra kết
luận.
VD: Khi dạy mục 1- bài “ Đặc điểm sơng ngịi Việt Nam” GV yêu cầu học
sinh quan sát bản đồ xác định 1 số sông tiêu biểu cho hướng chảy Tây bắc 6
Đơng nam và hướng vịng cung? rồi mới đưa câu hỏi phát triển như: vì sao sơng
ngịi chảy theo 2 hướng chính đó?
Hoặc dựa vào bản đồ và kiến thức đã học hãy: giải thích vì sao sơng ngịi
nước ta có 2 mùa nước? có hàm lượng phù sa lớn...?(do ảnh hưởng của địa hình,
khí hậu..)
+ Hướng dẫn học sinh sử dụng tốt những bản đồ có trong SGK
+ Giáo viên cần hướng dẫn, gợi ý giúp học sinh nắm vững các bước làm
việc với bản đồ nhằm chiếm lĩnh hoặc củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình
thành phương pháp học bộ mơn.
+ Cho học sinh trình bày kết quả, thông tin bằng bản đồ
b. Nguyên tắc khi sử dụng bản đồ
+ Phải xác định rõ mục đích sử dụng: khai thác kiến thức và minh họa cho
kiến thức.
+ Đảm bảo cho tất cả học sinh (kể cả học sinh ngồi cuối lớp) đều được
quan sát, làm việc với các bản đồ .
+ Không nên quá lạm dụng bản đồ tạo sự quá tải và giảm sự đặc trưng của
bộ môn.
+ Sử dụng đúng mức độ, cường độ , phù hợp với nội dung và phương pháp
dạy học…
2. Hƣớng dẫn học sinh cách sử dụng các loại bản đồ và gây hứng thú
học tập thông qua sử dụng bản đồ nhằm nâng cao chất lƣợng địa lí tự
nhiên Việt Nam.
Bản đồ là nguồn kiến thức quan trọng và được coi là quyển SGK thứ 2 của
học sinh . Khi tổ chức cho học sinh làm việc với bản đồ, giáo viên cần lưu ý
hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức trên bản đồ theo các bước sau:
-Đọc tên bản đồ để biết được nội dung địa lí được thể hiện trên bản đồ là gì?
- Đọc bảng chú giải để biết cách người ta thể hiện các đối tượng đó trên
bản đồ như thế nào? bằng các kí hiệu gì ? màu sắc? ..
- Dựa vào kí hiệu, màu sắc trên bản đồ để xác định vị trí các đối tượng địa lí.
- Liên kết, đối chiếu, so sánh cá kí hiệu với nhau để tìm ra đặc điểm của đối
tượng được trực tiếp thể hiện trên bản đồ.
Dựa vào bản đồ kết hợp với kiến thức đã học vận dụng các thao tác tư duy
(phân tích, so sánh, tổng hợp) để phát hiện đặc điểm hoặc mối quan hệ địa lí
khơng thể hiện trực tiếp trên bản đồ(mối quan hệ: tự nhiện – tự nhiên, tự nhiên
– kinh tế) nhằm giải thích sự phân bố hay đặc điểm của các đối tượng, hiện
tượng địa lí.
-
2.1. Một số ví dụ cụ thể:
7
2.1.1. Sử dụng Bản đồ tự nhiên Việt Nam. Để dạy và học một số bài như
+
Tiết 25- bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam (SGK địa lí 8)
+
Tiết 32- Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam(SGK địa lí 8)
+
Tiết 33- Bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình Việt Nam (SGK địa lí 8)
+
Tiết 34- bài 30: Đọc bản đồ địa hình Việt Nam (SGK địa lí 8)...
Hƣớng dẫn học sinh :
-Xác định vị trí địa lí: Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào bản đồ, lược đồ
treo tường hoặc trong SGK hoặc trên máy chiếu, hãy :
-Xác định các điểm cực trên đất liền và giới hạn lãnh thổ của Việt Nam?
Tiếp giáp với biển, quốc gia nào? Sau khi học sinh xác định được vị trí, giới hạn
và tiếp giáp thì giáo viên mới phát triển: Từ vị trí => nêu ý nghĩa của vị trí địa lí
Ví dụ đặt câu hỏi: Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí đối với tự nhiên và sự phát
triển kinh tế xã hội?
- Đọc , phân tích về địa hình:
Bƣớc 1: Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào bản đồ tự nhiên và SGK, thảo
luận nhóm hồn thành bài tập sau:
Căn cứ vào gam màu trên bản đồ (dựa vào thang tầng màu trong phần
chú giải HS quan sát xem độ cao nào ứng với màu nào từ đó tìm ra các dạng của
địa hình tương ứng như : núi, đồi hay đồng bằng...),
+
Giáo viên có thể đặt câu hỏi: Căn cứ vào gam màu trên bản đồ ,hãy cho biết
địa hình nước ta có những dạng nào? dạng nào chiếm nhiều diện tích nhất (hay
màu thể hiện dạng địa hình nào chiếm diện tích lớn trên bản đồ)?Nêu đặc điểm
chung của các dạng đia hình đó?
+ Các dạng địa hình phân bố như thế nào? Nhận xét hướng nghiêng của địa
hình Việt Nam? ( dựa vào màu sắc)
+Địa hình có ảnh hưởng gì đến tự nhiên(khí hậu, sơng ngịi…) và sự phát
triển kinh tế – xã hội.
Bƣớc 2: Học sinh trình bày kết quả và chỉ trên bản đồ một số dãy núi cao,
cao nguyên, đồng bằng lớn ở nước ta.
Bƣớc 3: Giáo viên tổ chức trò chơi đối đáp dựa vào bản đồ: Chia lớp 2 dãy
một dãy kể tên núi, cao nguyên , một dãy kể tên đồng bằng lớn ở ViệtNam.
-
Sau khi làm việc với bản đồ, học sinh có đƣợc kiến thức:
Về vị trí địa lí:
+Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, gần trung tâm khu vực Đơng Nam
Á - vị trí cầu nối giữa các nước lục địa và hải đảo.
8
+Nơi giao thoa của các vành đai sinh khoáng và gió mùa, lãnh thổ hẹp
ngang, kéo dài theo phương Bắc – Nam, có vùng biển rộng lớn.
+Vị trí địa lí tạo nên thiên nhiên nhiệt đới gió mùa ẩm, có nhiều thuận lợi
để phát triển kinh tế và trong giao lưu quốc tế.
-Về địa hình:
Nước ta có địa hình chủ yếu là đồi núi, có 2 hướng chính là Tây Bắc Đơng Nam và hướng vịng cung. Địa hình chia làm ba khu vực: Đồi núi, đồng
bằng, thềm lục địa và bờ biển với những đặc điểm riêng.
Kĩ năng: Chỉ bản đồ, mơ tả, phân tích, nhận xét và xác lập mối quan hệ
giữa các yếu tố tự nhiên.
2.1.2. Bản đồ khí hậu Việt Nam: (Có thể dụng tờ bản đồ khí hậu trang 9 –
Átlát địa lí Việt Nam- NXB giáo dục Việt Nam) Để dạy và học một số bài như:
+
Tiết 35- Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam(SGK địa lí 8)
+
Tiết 36- Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết nước ta (SGK địa lí 8)...
Các bƣớc hƣớng dẫn học sinh làm việc với bản đồ:
Bƣớc 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bảng chú giải để hiểu các kí hiệu
về các yếu tố của khí hậu thể hiện trên biển đồ.
Bƣớc 2: Căn cứ vào biểu đồ nhiệt độ , lượng mưa , gam màu, mũi tên chỉ
hướng gió trên bản đồ, em hãy:
Cho biết nhiệt độ của các tỉnh tính từ Bắc vào Nam? Nhận xét chung về
chế độ nhiệt của nước ta? vì sao?
-
- Kể và chỉ trên bản đồ những khu vực có lượng mưa trung bình năm : dưới
800mm, từ 800- 1600mm, 1600 - 2000mm, ….? Cho biết lượng mưa trung bình
năm và sự phân bố lượng mưa của nước ta ? vì sao?
- Với lượng mưa lớn thì độ ẩm như thế nào?
- Cho biết hướng gió trong mùa hạ , mùa đơng, tính chất của mỗi loại gió
đó? Vì sao?
- Khí hậu nước ta có thể chia làm mấy miền? Nhận xét?
- Qua kết quả phân tích, nêu đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam?
Bƣớc 3: Giáo viên cho học sinh trình bày kết quả trên bản đồ, nhận xét bổ
sung nếu cần. Kết quả học sinh có đƣợc sau khi làm việc với bản đồ:
Nắm được khí hậu Việt Nam có 2 đặc điểm chính: Tính chất nhiệt đới ẩm
gió mùa (biểu hiện qua chế độ nhiệt, lượng mưa, gió…) và tính chất đa dạng(các
miền khí hậu) thất thường.
9
Biết phân tích biểu đồ khí hậu, sự phân bố nhiệt độ và lượng mưa, xác định
trên bản đồ vị trí, giới hạn các vùng khí hậu và phân biệt được sự khác nhau giữa
các vùng khí hậu.
2.1.3. Bản đồ sơng ngịi Việt Nam. (Có thể dụng tờ bản đồ các hệ thống
sơng trang 10 – Átlát địa lí Việt Nam- NXB giáo dục Việt Nam). Để dạy và học
một số bài như:
+
Tiết 37- Bài 33: Đặc điểm sơng ngịi Việt Nam(SGK địa lí 8)
+
Tiết 38- Bài 34: Các hệ thống sơng ở nước ta (SGK địa lí 8)...
Các bƣớc hƣớng dẫn học sinh làm việc với bản đồ:
Bƣớc 1: Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào bản đồ,em hãy:
+Nhận xét về mạng lưới sơng ngịi( nhiều hay ít, nhiều sơng lớn hay nhỏ,
độ dốc) và giải thích vì sao?
+Sơng ngịi nước ta chảy theo những hướng chính nào? vì sao?
+Kết hợp với kiến thức đã học, cho biết chế độ nước của sơng ngịi? Vì
sao?
+Từ đặc điểm địa hình và khí hậu, cho biết hàm lượng phù sa của sơng
ngịi nước ta ?
Qua phân tích, nêu đặc điểm chung của sơng ngịi nước ta?
Bƣớc 2: Giáo viên cho học sinh trình bày kết quả trên bản đồ: chỉ các sơng
có hướng Tây Bắc - Đơng Nam, hướng vịng cung hoặc các hệ thốn sông lớn….
Bƣớc 3: Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi đố vui hoặc đối đáp
dựa vào bản đồ
Nhƣ vậy, dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh nắm được sơng ngịi
nước ta có 4 đặc điểm :
+Mạng lưới sơng ngịi dày đặc, phân bố rộng khắp, phần lớn sông nhỏ,
ngắn dốc.
+Hai hướng chính : Tây Bắc - Đơng Nam và hướng vòng cung.
+Chế độ nước lớn, theo mùa
+Hàm lượng phù sa lớn.
Có kĩ năng: phân tích, xác định sự phân bố sơng, mơ tả, xác lập mối quan
hệ giữa địa hình, khí hậu với sơng ngịi.
2.1.4. Bản đồ đất Việt Nam.(Có thể dụng tờ bản đồ Các nhóm và các loại
đất chính trang 11 – Átlát địa lí Việt Nam- NXB giáo dục Việt Nam) Để dạy và
học một số bài như:
+ Tiết 41- Bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam(SGK địa lí 8)
10
Các bƣớc hƣớng dẫn học sinh làm việc với bản đồ:
Dựa vào bản đồ đất, cho biết:
- Nước ta có mấy loại đất(hoc sinh dựa vào màu sắc thể hiện các loại đất
trên bản đồ)? Loại đất nào chiếm nhiều diện tích? Vì sao?
-Trình bày sự phân bố và đặc điểm của những loại đất chính?
Sau khi sử dụng bản đồ,học sinh : Nắm được nước ta có nhiều loại đất,
trong đó có 2 loại đất chiếm nhiều diện tích: đất feralit phân bố ở đồi núi và đất
phù sa phân bố ở đồng bằng. Đất fe ralit chiếm nhiều diện tích nhất vì nước ta có
3/4 diện tích lãnh thổ là đồi núi, có kĩ năng chỉ và phân tích bản đồ
2.1.5. Bản đồ động - thực vật Việt Nam.(Có thể dụng tờ bản đồ Thực vật
và động vật trang 12 – Átlát địa lí Việt Nam- NXB giáo dục Việt Nam). Để dạy
và học một số bài như:
+
Tiết 42- Bài 37: Đặc điểm Sinh vật Việt Nam(SGK địa lí 8)
+
Tiết 43- Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam (SGK địa lí 8)...
Các bƣớc hƣớng dẫn học sinh làm việc với bản đồ:
Các bước hướng dẫn học sinh làm việc với bản đồ
Quan sát bản đồ, hãy:
+Kể tên các loại rừng và loại nào chiếm ưu thế( dựa vào bảng chú giải thể
hiên các loại rừng bằng các màu xanh khác nhau. Học sinh tìm các loại rừng ứng
với từng màu tương ứng với nó). Nhận xét độ che phủ rừng ở miền núi ?
+Sự phân bố các loại rừng, động - thực vật ở nước ta?
+Đối chiếu với bản đồ địa hình, khí hậu, đất giải thích về loại rừng và sự
phân bố các loại rừng?
+Xác định vi trí một số vườn quốc gia.
Kết quả học sinh biết đƣợc nƣớc ta có:
+ Độ che phủ rừng thấp, nhất là miền núi phía bắc.
+Nhiều loại rừng, các loại rừng nhiệt đới gió mùa chiếm ưu thế do ảnh
hưởng của khí hậu .
+Sự phân bố của một số loại rừng, động vật quý hiếm, các vườn quốc gia.
2.1.6. Bản đồ vùng biển và đảo Việt Nam. Để dạy và học một số bài như:
+
Tiết 26- Bài 24: Vùng Biển Việt Nam(SGK địa lí 8
Các bƣớc hƣớng dẫn học sinh làm việc với bản đồ:
Bƣớc 1: Giaó viên hướng dẫn học sinh xác định vị trí, giới hạn của vùng
biển nước ta?
11
Bƣớc 2: Dựa vào bản đồ, nêu đặc điểm của vùng biển Việt Nam : chế độ
gió, nhiệt độ, lượng mưa…và cho biết vai trò của biển - đảo đối với tự nhiên,
kinh tế – xã hội?
Bƣớc 3: Xác định trên bản đồ các đảo và quần đảo lớn của nước ta
Với cách làm trên HS biết:
+ Vị trí, phạm vi lãnh hải của Việt Nam: vùng biển rộng lớn hơn nhiều lần
phần đất liền.
Một số đặc điểm tự nhiên của biển - đảo Việt Nam: là biển nóng, có khí
hậu nhiệt đới gió mùa đảo và quần đảo
+
+Hiểu được vai trò của biển đảo đối với tự niên,kinh tế…
+Kĩ năng: xác định vị trí, giới hạn vùng biển, đảo và phân tích các yếu tố tự
nhiên của vùng biển đảo nước ta.
2.1.7. Bản đồ địa lí tự nhiên các miền (Việt Nam)(Có thể dụng tờ bản đồ
Các miền tự nhiên trang 13và14 – Átlát địa lí Việt Nam- NXB giáo dục Việt
Nam). Để dạy và học một số bài như:
+
Tiết 46- Bài 41: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ (SGK địa lí 8)
+
Tiết 47- Bài 42: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ (SGK địa lí 8)...
+
Tiết 48- bài 43: Miền Nam Trung Bộ và nam Bộ (SGK địa lí 8)...
Các bƣớc hƣớng dẫn học sinh làm việc với bản đồ:
Quan sát bản đồ, hãy:
+Xác định vị trí, giới hạn của từng miền tự nhiên trên bản đồ.? ý nghĩa của
vị trí địa lí?
+Nêu khái quát đặc điểm tự nhiên của miền: địa hình, sơng ngịi, ….
+Xác định trên bản đồ một số dạng địa hình chính, sơng lớn..
+Nhận xét chung về đặc điểm tự nhiên của miền?vì sao?
Qua đó, học sinh biết đƣợc:
+Đặc điểm tự nhiên mỗi miền, đặc điểm tự nhiên của mỗi miền được tạo
nên do vị trí, lịch sử hình thành lãnh thổ và mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên
+ Có các kĩ năng: chỉ bản đồ, mơ tả, phân tích và xác lập mối quan hệ giữa
các yếu tố tự nhiên.
Ngồi các bản đồ kể trên trong q trình giảng dạy giáo viền cần kết hợp
thêm các thiết bị dạy học hiện đại: máy chiếu đa năng( dạy power point), xem
băng hình…..
+
12
2.2. Giáo án minh họa
Ngày soạn: 22/2/2017
Ngày dạy: 25/2/2017
Tiết 32 - Bài 28:
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
1. Mục tiêu bài học
1.Kiến thức:
- Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:
+ Địa hình đa dạng, đồi núi là một bộ phận quan trọng nhất, chủ yếu là đồi núi thấp.
Địa hình nhiều bậc kế tiếp nhau: Hướng nghiêng chung của địa hình là hướng
Tây Bắc -> Đông Nam. Hai hướng chủ yếu của địa hình là hướng Tây Bắc ->
Đơng Nam và hướng vịng cung.
+
+ Địa hình mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
2. Kĩ năng :
- Rèn luyện kĩ năng đọc, hiểu khai thác kiến thức về địa hình Việt Nam trên bản
đồ địa hình
- Phân tích lát cắt địa hình để nhận biết rõ được sự phân bậc địa hình
3.
Thái độ:
- Giáo dục ý thức yêu, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Các kĩ năng sống cơ bản đuợc giáo dục trong bài: Quản lí thời gian, hợp tác,
giao tiếp, giải quyết vấn đề.
-Tự tin, lắng nghe tích cực, tìm kiến và xử lí thơng tin,
II.
Phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dung trong bài.
Thảo luận nhóm, Nêu vấn đề , so sánh trực quan .
II. Phƣơng tiện dạy học
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
Tranh ảnh: Núi Phan-xi-phăng, địa hình Cat-xtơ, cao nguyên Mộc Châu, đồng
bằng…
-
III.Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ : khơng
2.
Bài mới: *Khởi động:
- Quan sát H28.1 và sự hiểu biết của mình, em hãy cho biết nước ta có những
dạng địa hình nào? (Đồi núi, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa...)
13
Địa hình nước ta đa dạng như vậy đã phản ánh lịch sử phát triển địa chất, địa
hình lâu dài trong mơi trường nhiệt đới gió mùa ẩm, phong hóa mạnh mẽ...Điều
đó được thể hiện như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hơm nay.
-
Hoạt động của GV - HS
Nội dung chính
Hoạt động 1.
- Quan sát hình 28.1 SGK trang 103 và
bản đồ tự nhiên Việt Nam, HS xác định vị
trí giới hạn đất liền Việt Nam
- GV: chuẩn xác
- Địa hình nước ta rất đa dạng:
- Quan sát màu sắc trên bản đồ, hình
28.1SGK trang 103 hoặc tờ bản đồ số 7
átlát địa lí hãy cho biết:
+ Nước ta có những dạng địa hình nào?
+ Dạng địa hình nào chiếm diện tích lớn?
- Dựa vào thơng tin SGK và sự phân chia 1.Đồi núi là bộ phận quan trọng
độ cao trên thang tầng mầu ở bản đồ
hình thể - tờ số 7 tập átlát địa lí Việt Nam
+ Chứng minh đồi núi là bộ phận quan
trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam
và chủ yếu là đồi núi thấp?
( độ cao < 1000m; 85%)
- Học sinh xác định trên bản đồ tự nhiên
nhất của cấu trúc địa hình Việt
Nam:
- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích phần
đất liền, nhưng chủ yếu là đồi núi
thấp:(cao dưới 1000m chiếm 85%,
trên 2000mchiếm 1%).
Việt Nam:
+Đỉnh Phan-xi-phăng (3143m) và đỉnh
Ngọc Linh (2598m), 1 số nhánh núi, khối
núi lớn ăn ra sát biển
+ Xác định cánh cung lớn vùng đông Bắc
và Nam Trung bộ, tên, hướng các cánh
cung
- Phân tích tầm quan trọng của địa hình
đồi núi?( ảnh hưởng nhiều đến cảnh quan
chung, thế mạnh, khó khăn..)
- Dựa vào màu sắc hiển thị trên bản đồ
hình 28.1 SGK trang 103 cho biết
+Địa hình đồng bằng chiếm diện tích bao
nhiêu?
14
+ Đặc điểm đồng bằng miền Trung?
-Tìm trên hình 28.1 SGK trang 103,
một số nhánh núi, khối núi lớn ngăn
cách và phá vỡ tính liên tục của dải
đồng bằng ven biển(đèo Ngang,
Bạch Mã)
- Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 lãnh
thổ, bị chia cắt thành những khu
vực nhỏ
GV: (Bổ sung, mở rộng)
Bản thân nền móng các đồng bằng cũng là
miền đồi sụt võng, tách dãn được phù sa
sông bồi đắp mà thành. Vì thế đồng bằng
nước ta có nhiều đồi núi sót, nhơ cao như
Sài Sơn(Hà Tây), núi Voi(Hải phịng),
Non Nước( Ninh Bình) ...Tạo nên thắng
cảnh đẹp.
Hoạt động 2
- Trong lịch sử phát triển tự nhiên : lãnh
thổ Việt Nam được tạo lập vững chắc ở
giai đoạn nào? đặc điểm?
Địa hình nƣớc ta đƣợc
Tân kiến tạo nâng lên thành
nhiều bậc kế tiếp nhau:
- Ở giai đoạn tân kiến tạo địa hình nước
ta có đặc điểm gì? (bề mặt san bằng cổ)
- Vận động Tân kiến tạo đã làm
cho địa hình nước ta nâng cao và
phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau:
Đồi núi, đồng bằng, thềm lục địa
biển .....
-Vì sao địa hình nước ta là địa hình
già nâng cao, trẻ lại?
GV: sử dụng lát cắt "khu Hồng
Liên Sơn" Phân tích
2.
Sự nâng cao với biên độ lớn điển
hình: Hồng Liên Sơn( đỉnh Phan-xipăng 3143m; đỉnh Phu Lng 2985m)
-
- Sự cắt xẻ sâu của dịng nước... điển
hình thung lũng Sơng đà, sơng Mã...
GV: Sử dụng lược đồ địa hình phân tích)
- Địa hình cao ngun ba dan cạnh các đứt
gãy sâu Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
- Sụt lún sâu, rộng tạo điều kiện hình
thành các đồng bằng trẻ sông Hồng,
sông Cửu Long, Vịnh Hạ Long.
-
GV: Quan sát lát cắt " Khu Việt Bắc"
CH: Đặc điểm phân tầng của địa hình Việt
15
Nam thể hiện như thế nào?
HS xác định trên H28. 1 SGK
trang103 + Các vùng núi cao
-
+ Các cao nguyên badan?
+ Các đồng bằng trẻ trên phạm vi thềm
lục địa.
Xác định các dãy núi chính theo hướng
tây bắc- đơng nam và hướng vòng cung.
+
Nhận xét về sự phân bố và hướng
nghiêng của chúng -> giáo viên nhấn
mạnh hướng địa hình trên bản đồ.
+
Hoạt động 3: Nhóm (10/)
- HS quan sát bản đồ, giaó viên giảng:
giai đoạn tân kiến tạo địa hình nước ta
được nâng cao lên nhưng hiện nay địa
hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp.
vậy nhân tố chủ yếu nào làm địa hình
thay đổi?
*
- >Địa hình thấp dần từ nội địa ra
tới biển,
- Địa hình nước ta có 2 hướng
chính là hướng Tây Bắc
Đơng Nam và hướng vịng cung.
3. Đia hình nƣớc ta mang tính
chất nhiệt đới gió mùa ẩm và
chịu tác động mạnh mẽ của con
ngƣời:
- Nhóm 1,2: Tác động gió mùa.
- Mang t/c nhiệt đới gió mùa ẩm:
( Học sinh: Sử dụng tờ bản đồ du lịch
trang 25- Átlát địa lí Việt Nam : Kể tên
một số hang động nổi tiếng trên lãnh thổ
nước ta? Các hang động được hình thành
như thế nào?
Xâm thực, bào mịn ở miền núi:
Đất đá bị phong hóa mạnh mẽ->
Vùng địa hình Cat-xtơ tạo nhiều
hang động...
- Nhóm 3,4: Tác động của con ngƣời.
+ Con người tác động vào địa hình như
thế nào? Lấy ví dụ thực tế ở địa phương
để minh họa?
+Cho biết khi rừng bị tàn phá thì sẽ gây
ra những hiện tượng gì? Việc bảo vệ rừng
mang lại lợi ích gì?
+
+ Bồi tụ mạnh ở vùng đồng bằng:
- Tác động của con ngƣời:
Các dạng địa hình nhân tạo xuất
hiện ngày càng nhiều: Đê điều, hồ
chứa nước, các đô thị, các cơng
trình giao thơng…
Sau 5phút nhóm báo cáo kết quả. Các
nhóm khác nhận xét, bổ xung.
-
- GV chuẩn kiến thức => Kết luận
2
Địa hình Cat-xtơ nhiệt đới: 50.000km =
1/6 diện tích đất liền phân bố ở đồng bằng,
Tây bắc, Trường Sơn Bắc do trong nước
+
=> Địa hình ln biến đổi do tác
16
mưa có chứa CO2 nên hịa tan đá vơi:
H2CO3+ CaCO3 <=> Ca(HCO3)2
+
Cao nguyên ba dan S=20.000km2
động mạnh mẽ của môi trường
nhiệt đới gió mùa ẩm và do sự
khai phá của con người.
Đồng bằng phù sa trẻ S= 70.000km2
Liên hệ Thanh hóa:
+
-Khi con người chặt phá rừng địa hình sẽ
thay đổi như thế nào? Tại sao? Hướng
giải quyết.
(Tốc độ xói mịn, rửa trôi nhanh, mạnh
hơn và nguy cơ sạt lở đất lớn do khi mất
lớp phủ thực vật, lượng nước mưa lớn
tác động trực tiếp lên bề mặt đất và làm
cho các lớp đất đá tầng mặt chứa nhiều
nước, khơng có sự gắn kết dẫn đến nguy
cơ sạt lở nhất là nơi địa hình dốc.
- Hướng giải quyết: khai thác đi đôi với
trồng và bảo vệ rừng, nghiêm cấm khai
thác rừng phịng hộ, rừng đặc dụng..
Liên hệ địa phương: hình thành hang
động caxtơ, làm đường, xây dựng nhà
máy thủy điện, đắp đê, sạt lở...
-
IV) Đánh giá:
a) Hãy xác định trên bản đồ Tự nhiên Việt Nam các vùng núi cao, các Cao
Nguyên ba dan, các đồng bằng phù sa trẻ, phạm vi thềm lục địa...Nhận xét sự
phân bố và hướng nghiêng của địa hình Việt Nam?
b) Nêu những đặc điểm chung của địa hình Việt Nam?
c) Địa hình nước ta hình thành và biến đổi do những nhân tố nào? (Lịch
sử phát triển địa chất, mơi trường nhiệt đới gió mùa ẩm và sự khai phá của con
người).
d) Hoàn thành bài tập sau: Các dạng địa hình nước ta được hình thành như
thế nào?
Dạng địa hình
Các xtơ
Đồng bằng phù sa mới
Nguyên nhân hình thành
do trong nước mưa có chứa CO2 nên hịa tan đá
vơi: H2CO3+ CaCO3 <=> Ca(HCO3)2
Do lắng tụ phù sa ở cửa các con sông lớn
17
Cao nguyên badan
Là những bề mặt san bằng cổ được Tân Kiến tạo
nâng cao
Đê sông, đê biển
Do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống
V) Hoạt động nối tiếp:
-Học và làm bài tập đầy đủ
- Nghiên cứu bài 29:Đặc điểm các khu vực địa hình.
VI.Rút kinh nghiệm.
.......................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trƣờng
Sau một thời gian nghiên cứu và ứng dụng cách làm trên vào giảng dạy
hàng ngày cũng như các giờ thao giảng ở lớp 8A, 8B Trường THCS Thị Trấn
Lang Chánh, tôi thấy kết quả cũng khá khả quan, cụ thể:
HS biết và sử dụng thành thạo các loại bản đồ . Trong giờ học giáo viên yêu
cầu các em dựa vào bản đồ….Phân tích tìm ra kiến thức theo u cầu hoặc
sau khi học xong một phần , bài giáo viên yêu cầu học sinh lên chỉ bản đồ vị trí
giới hạn, địa hình tiêu biểu…thì các em mạnh dạn xung phong lên làm ngay
khơng cịn ngại, lúng túng như trước. Các em khơng chỉ thuộc lịng lí thuyết mà
các em cịn hiểu bản chất của vấn đề, biết trình bày kiến thức trên bản đồ.
Thơng qua các trị chơi, hình ảnh trực quan …. được sử dụng trong giờ học
phần nào đã làm cho khơng khí học tập bớt căng thẳng. Các em tiếp thu kiến
thức một cách nhẹ nhàng, không vất vả như trước …. . Vì vậy đa số học sinh
cảm thấy u thích mơn học, có nhu cầu khám phá thế giới xung quanh.
Đầu giờ các tiết học tôi đã sử dụng các bản đồ để kiểm tra bài cũ thay cho
việc trình bày lí thuyết học thuộc lịng ở nhà nên việc học bộ mơn cũng khơng
gây sức ép cũng như không làm mất nhiều thời gian học của các em mà hiệu quả
vẫn cao .Trong các tiết kiểm tra1 tiết tôi sử dụng lược đồ yêu cầu học sinh trình
bày kiến thức.... và kết quả là số học sinh được kiểm tra đạt 60% đến 70% khágiỏi,30% đạt trung bình
Chất lượng các giờ học và cả năm học cũng được nâng cao. Với cách làm
này tôi đã ứng dụng trong suốt các năm học 2014 -2015 và 2015 -2016 và 20162017 ở Trường THCS Thị Trấn Lang Chánh. Kết quả đến cuối năm học
2016-2017:
Lớp 8A thực nghiệm
Lớp 8B đối chứng(ít sử dụng bản đồ)
18
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
SL
%
SL
Trung bình
Yếu - Kém
%
SL
%
SL
%
8A
30
9
30
12
40
9
30
0
0
8B
30
1
3,3
8
26,7
16
53
5
17
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Thông qua đề tài sáng kiến kinh nghiệm này tôi muốn gửi đến các đồng
nghiệp một số kinh nghiệm được rút ra từ công tác giảng dạy của bản thân với
một mục đích làm thế nào để ngày càng nâng cao chất lượng mơn địa lí cho học
sinh hiện nay.
Trong phạm vi ứng dụng của đề tài, tôi chỉ đưa ra một số phương pháp và
một số ví dụ nhỏ trong việc hướng dẫn học sinh lớp 8 sử dụng bản đồ địa lí tự
nhiên Việt Nam để học mơn Địa Lí – phần địa lí tự nhiên Việt Nam. Cũng qua
đề tài này, có thể giúp quý thầy cô cũng như các em học sinh tham khảo, áp
dụng trong việc học tập cũng như giảng dạy.
Qua thời gian nghiên cứu và ứng dụng cách làm này vào giảng dạy, bản
thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm như sau:
+ Giáo viên cần đầu tư nhiều vào soạn giảng. Sự chuẩn bị càng chu đáo
,công phu của giáo viên thì giờ học càng có chất lượng cao.
+ Giáo viên phải nghiên cứu, hướng dẫn tỉ mỉ cho học sinh cách sử dụng
các bản đồ và phải sử dụng nó như một nguyên tắc bắt buộc.
Phải chuẩn bị đồ dùng dạy học cho phù hợp từng mục, bài tập cho học
sinh có thói quen sử dụng đồ dùng trực quan.
+
+Đảm bảo cho tất cả học sinh trong lớp đều được sử dụng bản đồ, tùy vào
từng đối tượng mà giáo viên có những u cầu khác nhau.
Khích lệ việc sử dụng bản đồ bằng việc đánh giá cho điểm cho những
học sinh sử dụng tốt….
+
Bằng việc làm và kết quả nêu trên mới chỉ là kinh nghiệm của bản thân tơi
khi vận dụng vào giảng dạy thấy có hiệu quả khá khả quan. Vì thế, khơng thể
tránh khỏi những thiếu sót. Để có một cách làm hay, hiệu quả cao cần phải có
q trình giảng dạy nhiều năm, cần phải học hỏi các đồng nghiệp… và tôi rất
mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp, các cấp quản lí.
2.Kiến nghị
Bộ mơn Địa Lí là bộ môn khoa học Xã hội về Trái Đất, thành phần tự nhiên
liên quan đến các vấn đề kinh tế - xã hội, môi trường sống của con người và
19
mn lồi sinh vật trên Trái Đất, là bộ mơn có ý nghĩa thực tiễn rất lớn, là những
kiến thức rất cần thiết cho cuộc sống hàng ngày. song bộ môn chưa thực sự được
các em học sinh và ngay cả phụ huynh coi trọng cho rằng đó chỉ là mơn phụ.
Chính vì vậy, các em gần như dành rất ít thời gian chỉ khi thi cử mới học nên
kiến thức hiểu biết bộ môn rất nghèo nàn. Là giáo viên trực tiếp dạy bộ môn tôi
luôn suy nghĩ, trăn trở làm sao tìm ra được phương pháp dạy học tối ưu nhất:
các em chỉ cần dành ít thời gian nhưng vẫn có thể hiểu sâu sắc đơn vị kiến thức
mà đã được tôi dạy, từ việc hiểu bài dần dần các em sẽ u thích mơn học hơn.
Để làm được điều này, tôi thiết nghĩ: người giáo viên phải nắm chắc kiến
thức, kỹ năng cần truyền đạt cho học sinh và khơng chỉ vậy mà cịn phải tìm ra
được phương pháp tối ưu nhất để truyền đạt giúp học sinh hiểu bài nhanh hơn.
Để nâng dần chất lượng bộ môn, bản thân tôi xin được gửi tới các cấp
lãnh đạo một số kiến nghị sau:
- Đối với tổ chuyên môn và chuyên môn Nhà trường
+ Bổ sung thêm các thiết bị dạy học địa lí, đặc biệt là atlát địa lí tự nhiên
Việt nam để có thể thực hiện học theo nhóm trong các tiết thực hành
+ Tăng cường dự giờ thăm lớp, đổi mới cách đánh giá giờ dạy của giáo
viên thiên về kỹ thuật dạy học của giáo viên đó như thế nào? Chủ yếu là hướng
dẫn học sinh chủ động trong việc tìm tịi khám phá kiến thức và tiếp thu kiến
thức một cách khoa học sáng tạo.
+ Tăng cường trao đổi chuyên môn về kỹ thuật dạy học để nâng cao chât
lựơng dạy học bộ mơn địa lí.
- Đối với phịng giáo dục và sở giáo dục
Do mơn địa lí ở mỗi trường thường chỉ có 1 giáo viên nên việc góp ý sâu
về chuyên mơn cịn hạn chế. Do đó, tơi thiết nghĩ rất cần có những đợt giao lưu
học hỏi trao đổi chuyên môn lẫn nhau như thao giảng cụm, giao ban cụm theo
định kì góp ý giúp đỡ lẫn nhau để nâng cao chất lượng môn học.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 2/4/2017
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.
Ngƣời viết
Lê Thị Thuỷ
20
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hướng dẫn sử dụng Atlát địa lí Việt Nam của tác giả Lê Huỳnh- Chủ biên;
Đăng Duy Lợi- Cao Văn Dũng. NXB giáo dục Việt nam
1.
2.
Átlát địa lí – NXB Bộ giáo dục Việt Nam Năm 2009
3. SGV và SGK địa lí lớp 8
4. Nguồn Internet
21