Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Thực tập Tìm hiểu dich vụ mạng DHCP và DNS công ty cổ phần viễn thông tin học bưu điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (973.67 KB, 34 trang )

Đề tài thực tập: "Tìm hiểu về dịch vụ mạng DHCP và DNS"
TÊN ĐƠN VỊ XIN THỰC TẬP
Công ty cổ phần viễn thông
tin học Bưu điện ( CT-IN)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên thực tâp : Phạm Hùng Sơn
Đơn vị thực tập : Trung tâm tin
Thời gian thực tập : Từ ngày …/…/… đến ngày …/…/…
NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP
1. Chấp hành nội quy và quy định của cơ quan:




2. Ý thức học tập:




3. Quan hệ, giao tiếp tại đơn vị:




Xác nhận của cơ quan thực tập
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Hà nội , ngày 05 tháng 05 năm 2011
Người đánh giá


(Ký và ghi rõ họ tên)
Sinh viên : Phạm Hùng Sơn lớp H09-CN5 1
Đề tài thực tập: "Tìm hiểu về dịch vụ mạng DHCP và DNS"
TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
PHÒNG CDIT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hanh phúc
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
(Thời gian thực tập: Từ ngày ……/… /20 đến ngày ……/… /20 )
Họ và tên sinh viên:
Lớp:
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1. Chấp hành kỷ luật: (Tốt, Trung bình, hoặc Yếu)
2. Ý thức học tập: (Tốt, Trung bình, hoặc Yếu)
3. Quan hệ, giao tiếp: (Tốt, Trung bình, hoặc Yếu)
4. Điểm ((Thang điểm 10)
Các ý kiến khác (nếu có:
Ngày tháng năm 20….
Giáo viên hướng dẫn thực tập
(Ký và ghi rõ họ tên)
Sinh viên : Phạm Hùng Sơn lớp H09-CN5 2
Đề tài thực tập: "Tìm hiểu về dịch vụ mạng DHCP và DNS"
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn quá trình hướng dẫn, giảng dạy, giúp đỡ nhiệt tình
của thầy Ngô Quang Lựa cũng như sự chỉ bảo nhiệt tình của các anh trong đơn vị
thực tập, đã giúp em hoàn thành đề tài thực tập này.
Do kiến thức còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi sai sót, đầy đủ về dịch vụ
DHCP và DNS em hi vọng qua đề tài này em sẽ hiểu rõ về mạng máy tính nói
chung và dịch vụ DHCP và DNS nói riêng.
Hà Nội, tháng 5 năm 2011

Sinh Viên
Phạm Hùng Sơn
Sinh viên : Phạm Hùng Sơn lớp H09-CN5 3
Đề tài thực tập: "Tìm hiểu về dịch vụ mạng DHCP và DNS"
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 3
Phần A : GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ THỰC TẬP 5
I. Chức năng 5
II. Tổ chức 5
III. Các lĩnh vực hoạt động 5
Phần B : NỘI DUNG THỰC TẬP 6
I. Phần giới thiệu chung 6
-Mục tiêu : Qua trình tìm hiểu em sẽ hiểu rõ hơn về mạng máy tính và dích vụ mạng
DHCP & DNS để phục vụ tốt nhất cho công việc sau này 6
II. Nội dung : 6
3.4 . Cài đặt và cấu hình dịch vụ DNS 29
Sinh viên : Phạm Hùng Sơn lớp H09-CN5 4
Đề tài thực tập: "Tìm hiểu về dịch vụ mạng DHCP và DNS"
Phần A : GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ THỰC TẬP
I. Chức năng
Công ty Cổ phần Viễn thông Tin học Bưu điện, viết tắt là CT-IN, là đơn vị
thành viên của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực
viễn thông tin học, hoạt động của Công ty là sản xuất kinh doanh các thiết bị, dịch
vụ, tư vấn trong lĩnh vực bưu chính viễn thông
II. Tổ chức
III. Các lĩnh vực hoạt động
Cung cấp thiết bị Viễn thông, Công nghệ thông tin.
2. Sản xuất thiết bị phục vụ mạng Viễn thông, công nghệ thông tin, phần mềm ứng dụng
3. Cho thuê cơ sở hạ tầng, thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin
4. Cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực Viễn thông, công nghệ thông tin

5. Thực hiện tư vấn trong lĩnh vực viễn thông, tin học:
6. Quản trị dịch vụ (Managed services)
Sinh viên : Phạm Hùng Sơn lớp H09-CN5 5
Đề tài thực tập: "Tìm hiểu về dịch vụ mạng DHCP và DNS"
Phần B : NỘI DUNG THỰC TẬP
I. Phần giới thiệu chung
- Ngày nay Công nghệ thông tin đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Nó được ứng
dụng rộng rãi trong hầu hết tất cả các lĩnh vực khoa học, y tế, giáo dục, quân sự …
và đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Công nghệ thông tin có tầm ảnh hưởng quyết
định tới sự thành bại của các công ty, doanh nghiêp. Với việc tham gia vào môi
trường điện tử toàn cầu, doanh nghiệp được tiếp cận với nguồn thông tin đa dạng và
khổng lồ, qua đó có cơ hội lựa chọn các thông tin phù hợp nhất cho hoạt động kinh
doanh của mình. Họ có thể tận dụng ưu thế của các công cụ trao đổi thông tin trên
máy tính để liên lạc với khách hàng, nâng cao năng suất và từ đó nâng cao doanh số
bán hàng với mức chi phí đầu tư thấp nhất. Xong để có được tất cả những thuận lợi
và tiện ích đó, các doanh nghiệp cần có một hệ thống mạng cũng như kiến thức về
các dịch vụ mạng chuyên sâu để nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh ,
trong quản trị mạng , khai thác các dịch vụ mạng …
-Tên chủ đề thực tập : Tìm hiểu dich vụ mạng DHCP và DNS
-Mục tiêu : Qua trình tìm hiểu em sẽ hiểu rõ hơn về mạng máy tính và dích vụ
mạng DHCP & DNS để phục vụ tốt nhất cho công việc sau này .
II. Nội dung :
1. Cơ sở lý thuyết
1.1. Khái Niệm Mạng Máy Tính
Hiểu một cách đơn giản, mạng máy tính là hai hay nhiều máy tính được kết nối với
nhau theo một cách nào đó sao cho chúng có thể trao đổi thông tin qua lại với nhau.
Mạng máy tính ra đời xuất phát từ nhu cầu muốn chia sẻ và dùng chung dữ liệu.
không có hệ thông mạng thì dữ liệu trên các máy tính độc lập muốn chia sẻ với
nhau thì phải thông qua việc in ấn hay sao chép qua USB, CD ROM,… điều này
gây khó khăn và bất tiện cho người dùng. Các máy tính được kết nối thành mạng có

nhiều lợi ích như :
· Sử dụng chung các công cụ tiện ích
· Chia sẻ kho dữ liệu dùng chung
Sinh viên : Phạm Hùng Sơn lớp H09-CN5 6
Đề tài thực tập: "Tìm hiểu về dịch vụ mạng DHCP và DNS"
· Tăng độ tin cậy cho hệ thống
· Trao đổi thông điệp, hình ảnh,. . .
· Dùng chung các thiết bị ngoại vi như ( máy in, máy vẽ, fax, modem. . .)
· Giảm thiểu chi phi và thời gian đi lại.
1.2. Phân Biệt Các Loại Mạng
1.2.1. Phương thức kết nối mạng được sử dụng chủ yếu trong liên kết mạng:
điểm - điểm và điểm – nhiều điểm.
- Phương thức “ điểm – điểm”, các đường truyền riêng biệt được thiết lập để nối
các cặp máy tính lại với nhau. Mỗi máy tính có thể truyền và nhận trực tiếp dữ liệu
hoặc có thể làm trung gian như lưu trữ nhưng dữ liệu mà nó nhận được rồi sau đó
chuyển tiếp dữ liệu đi cho một máy khác để dữ liệu đó đạt tới đích.
- Phương thức “điểm - nhiều điểm”, tất cả các trạm phân chia chung một đường
truyền vật lý. Dữ liệu được gửi đi từ một máy tính sẽ có thể được tiếp nhận bởi tất
cả các máy tính còn lại, bởi vậy cần chỉ ra địa chỉ đích của dữ liệu để mỗi máy tính
căn cứ vào đó kiểm tra xem dữ liệu có phải dành cho mình hay không, nếu đúng thì
nhận không đúng thì bỏ qua.
1.2.2. Phân loại mạng máy tính theo vùng địa lý:
- GAN (Global Area Network) kết nối máy tính từ các châu lục khác nhau. Thông
thường kết nối này được thực hiện thông qua mạng viễn thông và vệ tinh.
- WAN (Wide Area Network) Mạng diện rông, kết nối máy tính trong nội bộ các
quốc gia hay giữa các quốc gia trong cùng một châu lục. Thông thường kết nôi này
được thực hiện thông qua mạng viễn thông. Các WAN này có thể được kết nối
thành các GAN hay tự nó đã là GAN
- MAN (Metropolitan Area Network) kết nối máy tính trong phạm vi một thành
phố. Kết nối này được thực hiện thông qua môi trường truyền thông tốc độ cao (50-

100Mbit/s).
- LAN (local Area Network) mạng cục bộ, kết nối máy tính trong một khu vực
bán kính hẹp thông thường khoảng vài trăm met. Kết nối được thực hiện thông qua
môi trường truyền thông tốc độ cao ví dụ như cáp đông trục, cáp quang. LAN
thường sử dụng trong nội bộ một cơ qua/ tổ chức… các LAN có thể được kết nối
với nhau thành WAN.
Sinh viên : Phạm Hùng Sơn lớp H09-CN5 7
Đề tài thực tập: "Tìm hiểu về dịch vụ mạng DHCP và DNS"
1.2.3. Phân loại mạng máy tính theo topo
- Mạng dạng hình sao (Star topology)
- Mạng hình tuyến (Bus topology)
- Mạng dạng vòng (Ring topology)
- Mạng kết hợp
1.2.4. Phân biệt mạng máy tính theo chức năng
- Mạng Client – Server: một hay một số máy tính được thiết lập để cung cấp các
dịch vụ như file server, mail server, web server, printer server… Các máy tính được
thiết lập để cung cấp các dịch vụ gọi là Server, còn các máy tính truy cập và sử
dụng dịch vụ thì được gọi là Client.
(Mô hình Client – Server)
- Mạng ngang hang (peer –to – peer): các máy tính trong mạng có thể hoạt động
vừa như một Client vừa như một Server.
(Mô hình peer to peer)
Sinh viên : Phạm Hùng Sơn lớp H09-CN5 8
Đề tài thực tập: "Tìm hiểu về dịch vụ mạng DHCP và DNS"
- Mạng kết hợp: Các mạng máy tính thường được thiết lập theo cả hai chức năng
Client - Server và peer –to- peer.
1.3. Mạng Toàn Cầu
Mạng toàn cầu internet là một tập hợp gồm hàng vạn mạng trên khắp thế giới.
Mạng Internet bắt nguồn từ một thử nghiệm của Cục quản lý các dự án nghiên cứu
tiên tiến (Advanced Research Projects Agency - ARPA) thuộc bộ quốc phòng mỹ

đã kết nối thành công các mạng máy tính cho phép các trường đại học và các công
ty tư nhân tham gia vào các dự án nghiên cứu…
Về cơ bản, Internet là một liên mạng máy tính giao tiếp dưới cùng một bộ giao
thức TCP/IP. Giao thức này cho phép mọi máy tính trên mạng giao tiếp với nhau
một cách thống nhất giống như một ngôn ngữ quốc tế mà mọi người sử dụng để
giao tiếp với nhau hàng ngay. Số lượng máy tính kết nối mạng và số người truy cập
vào mạng Internet trên toàn thế giới ngày cang tăng lên nhanh chóng, đặc biệt từ
những năm 90 trở đi. Mạng Internet không chỉ cho phép chuyển tải thông tin nhanh
chóng mà còn giúp cung cấp thông tin, nó cung là diễn đàn và là thư viện đầu tiên.
2. Dịch vụ DHCP (DYNAMIC HOST CONFIGURATION PROTOCOL)
2.1 . Dao thức DHCP
− DHCP là giao thức cấu hình host động trong hệ thống mạng.
− Mỗi thiết bị trên mạng có dùng bộ giao thức TCP/IP đều phải có một địa chỉ IP
hợp lệ. Để hỗ trợ cho vấn đề theo dõi và cấp phát các địa chỉ IP hợp lệ, dịch vụ
DHCP đã ra đời.
− Để có thể cài đặt, cấu hình dịch vụ DHCP trên máy Server, các yêu cầu cần thiết
trong hệ thống mạng phải có:
- Máy Server đã cài đặt dịch vụ DHCP.
- Máy cài dịch vụ DHCP phải được cấu hình bằng một địa chỉ IP tĩnh.
- Cấu hình và đã chuẩn bị danh sách địa chỉ IP để cấp phát cho các client.
− Tất cả các Hệ điều hành của Microsoft đều hỗ trợ giao thức DHCP cho client.
2.2 . Hoạt động của giao thức DHCP
Giao thức DHCP làm việc theo mô hình client/server. Quá trình tương tác giữa
DHCP client và server sẽ diễn ra theo các bước sau:
Sinh viên : Phạm Hùng Sơn lớp H09-CN5 9
Đề tài thực tập: "Tìm hiểu về dịch vụ mạng DHCP và DNS"
− Khi máy client khởi động, máy sẽ gửi Broadcast gói tin DHCPDISCOVER, yêu
cầu máy server phục vụ. Gói tin này cũng chứa địa chỉ MAC của máy client.
− Các máy server trên mạng khi nhận được gói tin yêu cầu đó, nếu còn khả năng
cung cấp địa chỉ IP, đều gửi lại cho máy client gói tin DHCPOFFER trong một

khoảng thời gian nhất định, kèm theo là một subnet mask và địa chỉ IP của máy
server. Server sẽ không cấp phát địa chỉ IP vừa đề nghị cho những client khác trong
suốt quá trình đàm phán.
− Máy client sẽ lựa chọn một trong các lời đề nghị (DHCPOFFER) và gửi broadcast
lại gói tin DHCPREQUEST chấp nhận lời đề nghị đó. Điều này cho phép các lời đề
nghị không được chấp nhận sẽ được các máy server rút lại và dùng cấp phát cho
máy client khác.
− Máy server được máy client chấp nhận sẽ gửi ngược lại một gói tin DHCPACK
như là một lời xác nhận, cho biết là địa chỉ IP đó, subnet mask đó và thời gian cho
phép sử dụng sẽ chính thức được áp dụng. Ngoài những thông tin của máy server,
nó còn gửi kèm theo những thông tin cấu hình bổ sung như địa chỉ của gateway
mặc định, địa chỉ DNS server, … Địa chỉ Ethernet được cấu hình vào trong card
mạng bởi nhà sản xuất, điều này đảm bảo rằng tất cả các host nối vào mạng có một
địa chỉ Ethernet duy nhất. Trong khi đó địa chỉ IP không chỉ là duy nhất cho tất cả
các host mà nó còn phản ánh cấu trúc của mạng. Do đó không thể cấu hình trực
tiếp địa chỉ IP vào trong card mạng bởi nhà sản xuất, bởi vì nhà sản xuất sẽ không
biết card mạng gắn vào mạng nào. Do đó địa chỉ IP phải được cấu hình lại. Hầu hết,
các hệ điều hành cung cấp các cách thức quản lý địa chỉ IP bởi máy quản trị hệ
thống mạng, thậm chí người sử dụng có thể cấu hình bằng tay các thông tin IP cần
thiết cho các host. Tuy nhiên có một số trở ngại trong việc cấu hình bằng tay:
− Có rất nhiều việc phải làm để cấu hình tất cả các host trong một mạng nối kết trực
tiếp rộng lớn, thậm chí các host đó không thể nối tới mạng khi chúng chưa được
cấu hình.
− Quá trình xử lý thường hay gặp lỗi, bởi vì cần thiết để đảm bảo rằng mỗi host có
đúng phần mạng và không có hai host nhận cùng địa chỉ. Do đó, việc cấu hình tự
động là một giải pháp tốt và được yêu cầu. DHCP được đặt trên DHCP server mà
Sinh viên : Phạm Hùng Sơn lớp H09-CN5 10
Đề tài thực tập: "Tìm hiểu về dịch vụ mạng DHCP và DNS"
nó có nhiệm vụ cung cấp các thông tin cấu hình cho các host. Chúng ta phải có ít
nhất một DHCP server cho một quản trị vùng (domain). Các thông tin cấu hình tại

các host được lưu tại DHCP server và tự động cấp phát cho mỗi host khi chúng
được nối hay khởi động vào mạng. DHCP tiết kiệm khả năng quản trị mạng bằng
cách gán địa chỉ cho từng host. Trong mô hình này DHCP server chứa một tập các
địa chỉ và đưa ra cho các host chọn lựa, điều này làm giảm số lượng cấu hình mà
nhà quản trị phải làm, bởi vì bây giờ chỉ cần thiết cấp phát khoảng địa chỉ IP cho
mỗi mạng.
Hình 1: Minh họa cơ chế hoạt động của DHCP
Để liên lạc với một DHCP server, một host khi bị khởi động lại hay nối vào mạng
cần gửi một thông điệp DHCPDISCOVER với địa chỉ IP là 255.255.255.255
(broardcasaddress).Với địa chỉ này, datagram này sẽ được nhận bởi tất cả các host
hay các router trên mạng đó. Router có nhiệm vụ ngăn cản broardcast ra toàn bộ
Internet. Trong trường hợp này, một trong các host này là DHCP server. DHCP
Server sẽ gửi một hồi báo đến host mà nó sinh ra thông điệp DHCPDISCOVER.
Tuy nhiên, không cần thiết yêu cầu có một DHCP trên một mạng mà nó có thể nằm
trên mạng khác, và DHCP sử dụng một khái niệm gọi là relay agent. Có ít nhất một
relay agent trên mỗi mạng và nó cấu hình chỉ với một mẫu thông tin bao gồm địa
chỉ IP của DHCP server. Lúc một relay agent nhận một thông điệp
Sinh viên : Phạm Hùng Sơn lớp H09-CN5 11
Đề tài thực tập: "Tìm hiểu về dịch vụ mạng DHCP và DNS"
DHCPDISCOVER nó gởi thông điệp này đến DHCP serve và đợi hồi báo và sau đó
nó gửi lại client yêu cầu.
2.3.CÀI ĐẶT DỊCH VỤ DHCP
Chọn menu Start Settings Control Panel.
Trong cửa sổ Control Panel, nhấp đôi chuột vào mục Add/Remove Programs.
Trong hộp thoại Add/Remove Programs, nhấp chọn mục Add/Remove Windows
Components.
Trong hộp thoại Windows Components Wizard, tô sáng Networking Services và
nhấn nút Details.
Trong hộp thoại Networking Services, nhấn chọn mục Dynamic Host
Configuration Protocol (DHCP) và nhấn nút OK.

Sinh viên : Phạm Hùng Sơn lớp H09-CN5 12
Đề tài thực tập: "Tìm hiểu về dịch vụ mạng DHCP và DNS"
Trở lại hộp thoại Windows Components Wizard, nhấn chọn Next.
Windows 2000 sẽ cấu hình các thành phần và cài đặt dịch vụ DHCP.
Sau khi đã cài đặt dịch vụ DHCP, bạn sẽ thấy biểu tượng DHCP trong menu
Administrative Tools.
Sinh viên : Phạm Hùng Sơn lớp H09-CN5 13
Đề tài thực tập: "Tìm hiểu về dịch vụ mạng DHCP và DNS"
Thực hiện theo các bước sau để tạo một scope cấp phát địa chỉ: Chọn menu Start
Programs Administrative Tools DHCP. Trong cửa sổ DHCP, nhấp phải chuột
lên biểu tượng Server của bạn và chọn mục New Scope trong popup menu.
Hộp thoại New Scope Wizard xuất hiện. Nhấn chọn Next.
Trong hộp thoại Scope Name, bạn nhập vào tên và chú thích, giúp cho việc nhận
diện ra scope này. Sau đó nhấn chọn Next.
Sinh viên : Phạm Hùng Sơn lớp H09-CN5 14
Đề tài thực tập: "Tìm hiểu về dịch vụ mạng DHCP và DNS"
Hộp thoại IP Address Range xuất hiện. Bạn nhập vào địa chỉ bắt đầu và kết thúc
của danh sách địa chỉ cấp phát. Sau đó bạn chỉ định subnet mask bằng cách cho
biết số bit 1 hoặc hoặc nhập vào chuỗi số. Nhấn chọn Next.
Trong hộp thoại Add Exclusions, bạn cho biết những địa chỉ nào sẽ được loại ra
khỏi nhóm địa chỉ đã chỉ định ở trên. Các địa chỉ loại ra này được dùng để đặt cho
các máy tính dùng địa chỉ tĩnh hoặc dùng để dành cho mục đích nào đó. Để loại một
địa chỉ duy nhất, bạn chỉ cần cho biết địa chỉ trong ô Start IP Address và nhấn
Add. Để loại một nhóm các địa chỉ, bạn cho biết địa chỉ bắt đầu và kết thúc của
nhóm đó trong Start IP Address và Stop IP Address, sau đó nhấn Add. Nút
Remove dùng để huỷ một hoặc một nhóm các địa chỉ ra khỏi danh sách trên. Sau
khi đã cấu hình xong, bạn nhấn nút Next để tiếp tục.
Sinh viên : Phạm Hùng Sơn lớp H09-CN5 15
Đề tài thực tập: "Tìm hiểu về dịch vụ mạng DHCP và DNS"
Trong hộp thoại Lease Duration tiếp theo, bạn cho biết thời gian các máy trạm có

thể sử dụng địa chỉ này. Theo mặc định, một máy Client sẽ cố làm mới lại địa chỉ
khi đã sử dụng được phân nửa thời gian cho phép. Lượng thời gian cho phép mặc
định là 8 ngày. Bạn có thể chỉ định lượng thời gian khác tuỳ theo nhu cầu. Sau khi
đã cấu hình xong, nhấn Next để tiếp tục.
Hộp thoại Configure DHCP Options xuất hiện. Bạn có thể đồng ý để cấu hình các
tuỳ chọn phổ biến (chọn Yes, I want to configure these options now) hoặc không
Sinh viên : Phạm Hùng Sơn lớp H09-CN5 16
Đề tài thực tập: "Tìm hiểu về dịch vụ mạng DHCP và DNS"
đồng ý, để việc thiết lập này thực hiện sau (chọn No, I will configure these options
later). Bạn để mục chọn đồng ý và nhấn chọn Next.
Trong hộp thoại Router (Default Gateway), bạn cho biết địa chỉ IP của default
gateway mà các máy DHCP Client sẽ sử dụng và nhấn Add. Sau đó nhấn Next.
Sinh viên : Phạm Hùng Sơn lớp H09-CN5 17
Đề tài thực tập: "Tìm hiểu về dịch vụ mạng DHCP và DNS"
Trong hộp thoại Domain Name and DNS Server, bạn sẽ cho biết tên domain mà
các máy DHCP client sẽ sử dụng, đồng thời cũng cho biết địa chỉ IP của DNS
Server dùng phân giải tên. Sau khi đã cấu hình xong, nhấn Next để tiếp tục.
Trong hộp thoại WINS SERVER tiếp theo, bạn có thể cho biết địa chỉ của của
WINS Server chính và phụ dùng phân giải các tên NetBIOS thành địa chỉ IP. Sau
đó nhấn chọn Next. (Hiện nay dịch vụ WINS ít được sử dụng, do đó bạn có thể bỏ
qua bước này, không nhập thông tin gì hết.) Tiếp theo, hộp thoại Activate Scope
xuất hiện, hỏi bạn có muốn kích hoạt scope này hay không. Scope chỉ có thể cấp
địa chỉ cho các máy Client khi được kích hoạt. Nếu bạn định cấu hình thêm các
thông tin tuỳ chọn cho scope thì chưa nên kích hoạt bây giờ. Sau khi đã lựa chọn
xong, nhấn chọn Next.
Sinh viên : Phạm Hùng Sơn lớp H09-CN5 18
Đề tài thực tập: "Tìm hiểu về dịch vụ mạng DHCP và DNS"
Trong hộp thoại Complete the New Scope Wizard, nhấn chọn Finish để kết thúc.
3. Dịch Vụ DNS (DOMAIN NAME SERVER)
DNS quản lý việc ánh xạ địa chỉ giữa tên host với địa chỉ IP. Ngoài ra, đây còn là

một kỹ
thuật chuẩn được sử dụng để quảng cáo và truy xuất tất cả các thông tin về các host
không chỉ riêng về địa chỉ trên Internet. DNS giúp cho thông tin các host được phổ
biến trên khắp Internet. DNS cung cấp các cách thức lấy các thông tin từ xa ở bất kỳ
vị trí nào trong hệ thống mạng.
3.1. Cách thức tổ chức
Hệ thống tên miền
Hệ thống tên miền là một cơ sở dữ liệu phân tán. Điều này cho phép kiểm soát riêng
từng phần trong toàn bộ cơ sở dữ liệu. Chương trình gọi là name server chứa một
phần cơ sở dữ liệu tên miền và cung cấp thông tin này cho các client. Các client
được gọi là resolver. Resolver thường tạo các truy vấn và gởi chúng qua mạng đến
name server. Hình 2 chỉ ra cấu trúc cơ sở dữ liệu của DNS.
Sinh viên : Phạm Hùng Sơn lớp H09-CN5 19
Đề tài thực tập: "Tìm hiểu về dịch vụ mạng DHCP và DNS"
Hình 2: Cơ sở dữ liệu của DNS và cấu trúc file của UNIX
Mỗi node trong cây thể hiện một phần của cơ sỡ dữ liệu và chúng được gọi là
domain. Một domain có một domain name, domain name này xác định vị trí của nó
trong cơ sỡ dữ liệu.
Hình 3: Cách đọc tên trong DNS
Sinh viên : Phạm Hùng Sơn lớp H09-CN5 20
Đề tài thực tập: "Tìm hiểu về dịch vụ mạng DHCP và DNS"
Trong DNS, mỗi domain có thể được quản trị bởi các tổ chức khác nhau. Mỗi tổ
chức có thể chia domain của mình thành các domain con. Hình 4 minh họa cách
phân chia một domain thành các domain con.
Hình 4: Quản trị từ xa các domain con
Mỗi host trên mạng có một domain name thể hiện thông tin của host này. Thông tin
này có thể là địa chỉ IP, hay lộ trình của mail. Mỗi host có thể có một hay nhiều bí
danh domain name. Hình 5 minh họa cơ chế này.
Sinh viên : Phạm Hùng Sơn lớp H09-CN5 21
Đề tài thực tập: "Tìm hiểu về dịch vụ mạng DHCP và DNS"

3.2. Cơ chế hoạt động của DNS
Mỗi đơn vị dữ liệu trong cơ sỡ dữ liệu phân tán DNS được gán một tên. Các tên này
kết hợp lại với nhau hình thành một cây rất lớn. Cây này được gọi là domain name
space. Hình 7 minh họa cây Domain name space.
Sinh viên : Phạm Hùng Sơn lớp H09-CN5 22
Đề tài thực tập: "Tìm hiểu về dịch vụ mạng DHCP và DNS"
3.2.1. Domain name
Minh họa domain name trong hình 8
Hình 8:
Đảm
bảo tên
duy
nhất
trong
domain
name
Sinh viên : Phạm Hùng Sơn lớp H09-CN5 23
Đề tài thực tập: "Tìm hiểu về dịch vụ mạng DHCP và DNS"
3.2.2. Domain
Domain đơn giản là một cây con của cây DN space. Hình 6.11, sẽ minh họa một
purdue.edu domain
Hình 9: Một node trong nhiều domain
3.2.3. Sự ủy quyền
Một tổ chức quản lý một domain có thể chia chúng thành các domain con. Mỗi
domain con có thể được quản lý bởi một tổ chức nào đó. Họ có thể tự do thay đổi
dữ liệu của mình và thậm chí có thể chia domain của mình thành các domain con.
Domain cha dùng con trỏ để trỏ đến dữ liệu của domain con, con trỏ này giúp
domain cha dễ dàng truy cập dữ liệu khi cần.
Sinh viên : Phạm Hùng Sơn lớp H09-CN5 24
Đề tài thực tập: "Tìm hiểu về dịch vụ mạng DHCP và DNS"

3.2.4. Name Server
Chương trình lưu trữ thông tin về không gian tên miền gọi là name server. Một phần
của
không gian tên miền gọi là “zone”. Hình 6.14, minh họa giữa domain và zone như
sau:
Sinh viên : Phạm Hùng Sơn lớp H09-CN5 25

×