Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

(SKKN mới NHẤT) SKKN đổi mới phương pháp sử dụng kiến thức lịch sử địa phương để dạy các bài lịch sử dân tộc lớp 6,7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.13 KB, 23 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN HẬU LỘC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤ Ý THỨC BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
TUY LỘC - HẬU LỘC

Người thực hiện: Lê Ngọc Tuấn
Chức vụ:
Phó Hiệu trưởng
Đơn vị cơng tác: Trường TH Tuy Lộc
SKKN thuộc lĩnh vực: Khác

HẬU LỘC NĂM 2017

download by :

1


MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Những điểm mới của SKKN
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm


2.1.1. Khái niệm
2.1.2. Cơ sở lí luận
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1.Thực trạng đối với giáo viên
2.2.1.Thực trạng đối với học sinh
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Xác định các bài Lịch sử dân tộc cần sử dung kiến thức lịch sử địa
phương
2.3.2. Giáo viên sưu tầm, nghiên cứu lịch sử địa phương và tổ chức cho HS sưu
tầm,lịch sử địa phương phục vụ cho dạy học các bài Lịch sử dân tộc lớp 6, lớp 7
2.3.3. Khai thác và xác định nội dung tài liệu Lịch sử địa phương trong
dạy học một số bài lịch sử dân tộc lớp 6-7
2.3.4. Một số biện pháp sử dụng tài liệu LSĐP dạy LSDT lớp 6,7
2.3.4.1. Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương để xây dựng các bài tường thuật
2.3.4.2. Sử dụng tài liệu LSĐP hướng dẫn HS nhận định, đánh giá nhân vật
lịch sử
2.3.4.3. Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương kết hợp với tranh, ảnh lịch sử
2.3.4.5. Sử dụng tài liệu LSĐP để tổ chức cho HS thảo luận
2.3.4.6. Sử dụng tài liệu LSĐP để xây dựng các bài tập nhận thức trong các
14
bài giảng LSVN nhằm phát triển tư duy HS
2.3.4.7. Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương để liên hệ thực tế
2.3.5. Minh họa sử dụng kiến thức lịch sử địa phương dạy lịch sử dân tộc
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
3. Kết luận, kiến nghị
- Kết luận
- Kiến nghị

download by :


1
1
1
2
2
2
3
3
3
4
4
5
6
6
8
10
12
12
12
13
13

14
15
16
18
18
19


2


1.Mở đầu
1.1.Lý do chọn đề tài
Lịch sử địa phương là một bộ phận hữu cơ của LSDT, bất cứ một sự
kiện nào của lịch sử dân tộc đều diễn ra ở một địa phương cụ thể với thời
gian, không gian nhất định. Tùy quy mơ, tính chất phản ánh mà sự kiện ảnh
hưởng đến phạm vi của từng địa phương, cả nước và thậm chí mang tầm thế
giới. Tri thức LSĐP là một bộ phận hợp thành, là một biểu hiện cụ thể và
phong phú của tri thức LSDT. Nó chứng minh sự phát triển hợp quy luật của
mỗi địa phương trong sự phát triển chung của cả nước. Như vậy khơng có
nghĩa tri thức LSDTchỉ là phép cộng đơn giản tri thức lịch sử các địa phương
mà việc nhận thức LSDT phải được hình thành trên nền tảng hệ thống tri thức
LSĐP đa dạng đã được tổng hợp, khái quát ở mức độ cao [1]. Do đó, việc dạy
học LSDT và LSĐP có mối quan hệ chặt chẽ với nhau , tác động qua lại, hỗ trợ
lẫn nhau.
Lịch sử địa phương là bức tranh thu gọn của Lịch sử dân tộc và minh
hoạ, cụ thể hoá làm phong phú Lịch sử dân tộc ( đôi khi là Lịch sử thế giới ).
Dạy học Lịch sử địa phương để học sinh hiểu được Lịch sử địa phương mình
trong mối quan hệ với Lịch sử dân tộc. Nhận thức sự thể hiện qui luật chung của
lịch sử dân tộc và những đặc thù của Lịch sử quê hương, tự hào yêu quý và có
trách nhiệm đối với sự bảo vệ truyền thống, di tích Lịch sử, cách mạng và việc
xây dựng quê hương văn minh giàu đẹp[2]. Trong quá trình dạy học lịch sử Việt
Nam có những sự kiện Lịch sử Việt Nam lại diễn ra trên đất Thanh Hố nói
chung và các địa phương trong tỉnh nói riêng. Do vậy khi dạy các sự kiện này
chúng ta cần phải sử dụng tư liệu lịch sử địa phương để làm cho phong phú hơn
các sự kiện lịch sử dân tộc. Bởi vì, sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSDT
nói chung và sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học các bài LSDT lớp 6,7 giúp
học sinh có sự hình dung đa dạng về quá khứ, tạo được biểu tượng sinh động,

chính xác về các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Từ đó các em có thể dễ dàng lĩnh
hội các thuật ngữ, hình thành các khái niệm lịch sử, nắm được những kết luận
khoa học mang tính khái quát. Mặt khác, nó cịn có tác dụng trong việc giáo dục
tư tưởng, tình cảm đạo đức cho HS. Mỗi sự kiện LSĐP đều gắn liền với tên đất,
tên người cụ thể, gần gũi với cuộc sống, qua đó mà gợi ở các em niềm tự hào,
lịng biết ơn, góp phần bồi dưỡng tình yêu quê hương, đây cũng là cội nguồn của
lòng yêu nước, tự hào dân tộc.

download by :

3


Xuất phát từ những nhận thức đó tơi có thể khẳng định rằng việc sử dụng
tài liệu LSĐP trong dạy học các bài LSDT nói chung và trong dạy- học các bài
LSDT lớp 6,7 nói riêng là cần thiết và vơ cùng quan trọng. Việc làm này có ý
nghĩa lớn, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ mơn. Chính vì sử
dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học LSDT có tầm quan trọng như
vậy. Xuất phát từ các lý do trên và tình hình thực tế nhà trường ,việc thực hiện
SKKN “ Đổi mới phương pháp sử dụng kiến thức LSĐP để dạy các bài Lịch
sử dân tộc lớp 6,7 ” là vấn đề cấp thiết.
1.2.Mục đích nghiên cứu
Sáng kiến kinh nghiệm“ Đổi mới phương pháp sử dụng kiến thức LSĐP
để dạy các bài Lịch sử dân tộc lớp 6,7 cấp THCS ”nguồn kiến thức LSĐP có vị
trí, vai trị đáng kể đối với việc nhận thức của HS về sự phát triển toàn diện, đa
dạng LSDT; kiến thức LSĐP giúp HS thấy được mối liên hệ ràng buộc, gắn bó, tác
động qua lại lẫn nhau giữa LSĐP với LSDT, mặc khác giúp học sinh có những
kiến cơ bản về truyền thống yêu nước,truyền thống đấu tranh cách mạng, lịch sử
về sự hình thành và phát triển,những đặc trưng văn hóa địa phương. Từ đó góp
phần hình thành tình u q hương hương, đất nước và bồi dưỡng những phẩm

chất đạo đức tốt đẹp trong tư duy và hành động của học sinh.
1.3.Đối tượng nghiên cứu
- Chất lượng giảng dạy và học tập các bài Lịch sử dân tộc lớp 6,7 cấp
THCS có sử dụng kiến thức Lịch sử địa phương.
- Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập bộ môn Lịch sử lớp
6,7 cấp THCS.
1.4.Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương phương pháp luận khoa học biện chứng duy vật,
SKKN sử dụng các phương pháp sau:
+ Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết;
+ Phương pháp quan sát.
+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế;
+ Phương pháp thu thập thơng tin;
+Phương pháp phân tích,tổng hợp,so sánh ,thực nghiệm.
1.5. Những điểm mới của SKKN
SKKN “ Đổi mới phương pháp sử dụng kiến thức LSĐP để dạy các bài
Lịch sử dân tộc lớp 6,7” được tôi phát triển từ SKKN cùng chủ đề của năm
học 2012-2013; So với sáng kiến đó SKKN năm nay có những điểm mới như
sau:
- Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm năm này thay đổi so với cấu trúc
SKKN được xếp loại C cấp tỉnh năm học 2012-2013.
- Nội dung SKKN:

download by :

4


+ Thêm mới phần Khái niệm về địa phương và khái niệm Lịch sở Địa
phương.

+ Thêm mới nội dung các mục 2.3.4.1. Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương
để xây dựng các bài tường thuật ; 2.3.4.2. Sử dụng tài liệu LSĐP hướng dẫn HS
nhận định, đánh giá nhân vật lịch sử 2.3.4.6. Sử dụng tài liệu LSĐP để xây
dựng các bài tập nhận thức trong các bài giảng LSVN nhằm phát triển tư duy
HS;2.3.4.7. Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương để liên hệ thực tế.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Khái niệm
- Địa phương: Về mặt địa lý là những vùng nhất định của một quốc gia,
một bộ phận cấu thành của đất nước, có những mối liên hệ với cả nước nhưng
cũng có những nét riêng, tạo nên sắc thái riêng của mỗi vùng đất. Khái niệm
“địa phương” có thể hiểu theo hai khía cạnh. Thứ nhất, đó là những đơn vị hành
chính dưới cấp trung ương từ xã, huyện đến thành phố, tỉnh. Thứ hai, đó là
những vùng đất nhất định được hình thành trong lịch sử, có ranh giới tự nhiên để
phân biệt với vùng đất khác (Việt Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên, ...)[3]. .
- Lịch sử địa phương:
Từ nhận thức như vậy, ta có thể hiếu được lịch sử địa phương cũng chính
là lịch sử của các làng, xã,huyện ,tỉnh hay khu vực,vùng miền.
LSĐP cịn bao hàm ý nghĩa lích sử của các đơn vị sản xuất, chiến đấu,
trường học, cơ quan, xí nghiệp...Xét về yếu tố địa lý,các đơn vị đó đều gắn với
một địa phương nhất định, song nội dung của nó mang tính kỹ thuật, chun
mơn do vậy có thể xếp nó vào dạng lịch sử chuyên ngành. Như vậy bản thân lịch
sử địa phương rất đa dạng, phong phú cả về nội dung và thể loại[4]. .
2.1.2. Cơ sở lí luận
Trong dạy học LSDT lớp 6,7, nguồn kiến thức LSĐP có vị trí, vai trị
đáng kể đối với việc nhận thức của HS về sự phát triển toàn diện, đa dạng LSDT
. Bởi vì, bất cứ sự kiện LSDT nào cũng diễn ra ở một địa phương cụ thể với thời
gian và khơng gian nhất định, trong đó có những sự kiện LSĐP đã trở thành sự
kiện của LSDT như: Cuộc Khởi nghĩa Bà triệu năm 248;Cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn..... . Cũng có những sự kiện,nhân vật Lịch sử tuy chưa trở thành những sự

kiện lớn của LSDT nhưng có tác động, ảnh hưởng nhất định đến LSDT, những
sự kiện,nhân vật Lịch sử mà trong đó sự đóng góp của nhân dân địa phương góp
phần khơng nhỏ đối với LSDT như các nhân vật Lịch sử: Dương Đình Nghệ
đem qn từ Thanh Hóa ra bao vây tấn cơng Thành Tống Bình, đánh thắng quân

download by :

5


Nam Hán xâm lược lần thứ nhất; Bà Lê Thị Hoa( Nga Sơn- Thanh Hóa) là nữ
tướng cuộc Khởi nghĩa hai Bà Trưng........
Sử dụng có hiệu quả nguồn tài liệu LSĐP trong dạy học LSDT lớp 6,7
cịn góp phần giáo dục truyền thống dân tộc. Dân tộc Việt Nam từ bao đời nay
có truyền thống yêu nước, anh hùng trong chiến đấu, cần cù trong lao động, tinh
thần nhân ái, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.Khi sử dụng tài liệu LSĐP trong
dạy học lịch sử dân tộc, chúng ta cần tạo điều kiện cho học sinh được tiếp xúc
với những tài liệu - sự kiện liên quan đến mảnh đất, con người cụ thể nơi các em
đang sống và học tập. Điều đó có tác động to lớn đến tư tưởng, tình cảm của học
sinh, ni dưỡng lịng tự hào, biết ơn và yêu quý hơn nơi chôn nhau cắt rốn của
mình, đây cũng là cội nguồn của lịng u nước. Từ đó, giúp các em hình thành
thái độ đúng đắn và xác định nghĩa vụ của mình đối với quê hương cũng như đất
nước.
Trong dạy học lịch sử, SGK là tài liệu cơ bản cho học sinh tự học, nhưng
SGK thường trình bày cơ đọng, súc tích và tĩnh hơn sự phát triển nhanh chóng của
khoa học lịch sử. Với nội dung trình bày trong sách giáo khoa, học sinh chưa hình
dung đầy đủ sự phát triển phong phú, đa dạng của lịch sử từng địa phương trong
dòng chảy LSDT. Vì vậy, dạy học lịch sử, nguồn tài liệu LSĐP góp phần rất lớn,
giúp các em hiểu LSDT trong tính đầy đủ, tồn diện của nó. Tài liệu LSĐP rất đa
dạng lại phản ánh những gì đã và đang diễn ra xung quanh các em, HS sẽ hứng thú

tìm hiểu mảnh đất và con người quê hương, qua đó, sẽ khơi dậy trong các em niềm
tự hào, lòng biết ơn và tình yêu quê hương, đất nước được nảy nở. Mặt khác, sử
dụng tài liệu LSĐP giúp HS thấy được mối liên hệ ràng buộc, gắn bó, tác động qua
lại lẫn nhau giữa LSĐP với LSDT, hiểu được sự đóng góp, sự hy sinh của các thế
hệ ơng cha để đổi lấy độc lập tự do cho dân tộc. Từ đó, các em xác định bổn phận
của mình đối với quê hương, đất nước trong giai đoạn cách mạng hiện tại cũng như
tương lai[5].
Tóm lại: Phải nhận thức đúng mối quan hệ giữa việc nhận thức kiến thức
LSĐP liên quan đến kiến thức LSDT lớp 6,7.Phải lựa chọn, sử dụng tài liệu
LSĐP nào? Sử dụng sẽ đem lại hiệu quả ra sao? Mức độ sử dụng thế nào là hợp
lý?
Vì vậy tơi đã phải cân nhắc, phải suy nghĩ sâu sắc khi lựa chọn. Tài liệu
được lựa chọn phải chính xác, khoa học, vừa đủ, có tác dụng trong việc phát
triển tư duy, phát huy tính tích cực nhận thức cho học sinh,nhằm góp phần thiết
thực trong việc nâng cao hiệu quả của việc dạy học lịch sử.

download by :

6


* Làm sao để khi tiến hành bài giảng, chúng ta có thể kết hợp một cách
nhuần nhuyễn, sáng tạo giữa tri thức LSĐP với LSDT lớp 6,7 ? Đây là một yêu
cầu cần chú ý trong dạy học LSDT lớp 6,7 cấp THCS hiện nay.
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1.Thực trạng đối với giáo viên:
- Tuy giáo viên có sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học
LSDT lớp 6,7 nhưng chưa thường xuyên, còn lúng túng trong việc sưu tầm, lựa
chọn, sử dụng trong giảng dạy. Nếu có sử dụng, giáo viên chỉ thực hiện trong
giờ nội khoá và chỉ dừng ở mức độ minh họa chứ chưa xem đó là nguồn nhận

thức làm cho bài giảng thêm nặng nề, thiếu tính hấp dẫn, đơi khi cịn làm lỗng
trọng tâm bài học. Mặt khác, đa số giáo viên còn chưa chú trọng đầu tư thời
gian, công sức cho việc sưu tầm, lựa chọn, chưa chú ý việc hướng dẫn học sinh
làm việc với nguồn tài liệulịch sử địa phương phục vụ cho dạy học LSDT một
cách có hiệu quả.
- Một số GV còn cho rằng sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSDT
không phải là điều bắt buộc nên đôi khi chỉ dừng ở việc sử dụng SGK, sách
hướng dẫn giáo viên. Mặt khác, do nhận thức chưa đầy đủ về việc đổi mới
phương pháp dạy học ở trường THCS nhiều giáo viên cho rằng sử dụng tài liệu
LSĐP trong các tiết LSDT lớp 6,7 là không phù hợp, chỉ nên sử dụng chúng
trong các tiết dạy riêng LSĐP lớp 6,7 theo phân phối chương trình.
Việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSDT lớp 6,7ở các trường
THCS hiện nay, mặc dù có nhiều cố gắng, vẫn cịn nhiều hạn chế, ví như: tài
liệu LSĐP sưu tầm, lưu giữ trong các trường nghèo nàn; giáo viên chưa thực sự
quan tâm, ít đầu tư thời gian, cơng sức để sưu tầm, lựa chọn tài liệu cần thiết để
sử dụng... Nếu có sử dụng cũng chỉ dừng ở mức độ minh họa, làm rõ thêm các
sự kiện chứ chưa xem đây là nguồn kiến thức cần phải có trong mỗi bài
giảng. ,một số giáo viên chưa nghiên cứu, tham khảo, sưu tầm nhiều tranh ảnh,
tư liệu lịch sử địa phương liên quan đến tiết dạy để sử dụng. Thậm chí, các tiết
lịch sử địa phương được quy định trong chương trình cịn bị xem nhẹ, thiếu sự
đầu tư nên giờ học đơi khi mang tính chất hình thức;giáo viên chưa xem việc sử
dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học LSDT là cần thiết, còn lúng túng
trong xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung, thời lượng và mức độ vận dụng vào
việc dạy học từng bài cụ thể. Vì vậy, khi dạy học LSDT sẽ khó tận dụng được sự
phong phú, tính đa dạng của các nguồn tài liệu lịch sử địa phương để hiểu rõ
hơn LSDT Vì vậy, chưa nâng cao chất lượng giáo dục bộ mơn lịch sử, chưa tạo
ra mối gắn kết tình cảm, xác định trách nhiệm của học sinh đối với quê hương.

download by :


7


2.2.2.Thực trạng đối với học sinh:
- Học sinh chưa nắm được Lịch sử địa phương là bức tranh thu gọn của
lịch sử dân tộc và minh hoạ, cụ thể hoá làm phong phú lịch sử dân tộc (đôi khi là
lịch sử thế giới ).Chưa hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về LSDT, lịch sử của mảnh đất,
con người nơi các em sinh ra, lớn lên.
- Học sinh nắm còn rất lơ mơ thạm chí chưa nắm được mỗi sự kiện LSĐP
đều gắn liền với tên đất, tên người cụ thể, gần gũi với cuộc sống. vì vậy chưa gợi
ở các em niềm tự hào, lịng biết ơn, góp phần bồi dưỡng tình yêu quê hương,
đây cũng là cội nguồn của lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
- Học sinh chưa được giáo dục thường xuyên được tình cảm yêu mến, tự
hào về quê hương về địa phương mình. Học sinh chưa biết trân trọng những giá
trị truyền thống tốt đẹp của quê hương trải qua bao thế hệ mới có được. Nên ý
thức trách nhiệm trong việc phát huy giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê
hương.và các di sản lịch sử văn hoá của địa phương chưa cao .
- Học sinh u thích bộ mơn Lịch sử cịn thấp. Chưa nhớ và chưa có biểu
tượng đầy đủ về các nhân vật, sự kiện LSĐP có liên quan đến LSDT và tất yếu
là HS thiếu sự hứng thú, động cơ, thái độ học tập lịch sử một cách đúng đắn.
dẫn đến kết quả bộ Lịch sử khối lớp 6,7 còn thấp, chưa đạt yêu cầu đề ra như
kết quả khảo sát sau:
Thời
LớpKết quả khảo sát
gian
Số lượng
Yếu kém
Trung bình
Khá giỏi
khảo sát

HS
SL Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
Sl
Tỉ lệ
Tháng
6(40)
6
15%
21
52.5%
13
32.5%
11/2016
7(47)
7 14,8%
23
48,9%
17
36,3%

Từ thực trạng trên, để công việc đạt hiệu quả tốt hơn tôi đã mạnh dạn
cải tiến nội dung, phương pháp sử dụng kiến thức lịch sử địa phương để
dạy những bài Lịch sử dân tộc lớp 6,7 một cách có chất lượng.
2.3.Các giải pháp thực hiện
Để quá trình sử dụng kiến thức lịch sử Địa phương trong dạy học các bài
Lịch sử sử dân tộc lớp 6,7 có hiệu quả ,tơi đã tiến hành các giải pháp sau :
2.3.1. Xác định các bài Lịch sử dân tộc cần sử dung kiến thức lịch sử địa
phương


download by :

8


Ngay từ đầu các năm học được giao nhiệm vụ trực tiếp giảng dạy môn
lịch sử . Tôi bắt tay ngay vào việc lập kế hoạch bộ môn cho cả năm . trong kế
hoạch bộ môn tôi đã chú trọng nắm bắt trong chương trình lịch sử dân tộc có
những bài nào liên quan đến kiến thức lịch sử địa phương (sự kiện lịch sử, di
tích lịch sử, nhân vật lịch sử tiêu biểu …..) và những tiết học riêng về lịch sử địa
phương theo phân phối chương trình của BGD-ĐT và tài liệu dạy kiến thức lịch
sử địa phương của Thanh Hố để từ đó có kế hoạch cụ thể cho giáo viên và học
sinh chuẩn bị .Qua nghiên cứu khai thác tôi xác định các bài Lịch sử dân tộc liên
quan đến Lịch sử địa phương, cụ thể như sau:
* Lớp 6 :
Những bài liên quan đến lịch sử địa phương.
- Bài 8: Thời nguyên thuỷ trên đất nước ta.
ở bài này có di chỉ núi Đọ; núi Quan n; núi Nng (Thanh Hố )
- Bài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế – ở bài này có di chỉ
Hoa lộc(xã Hoa lộc, Huyện Hậu Lộc)
- Bài 11: Những chuyển biến về xã hội – ở bài này có nền văn hố Đơng
Sơn- Trống Đồng Đơng sơn.
- Bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng – Có nhân vật lịch sử tiêu biểu:
Bà Lê Thị Hoa (Nga Sơn- Thanh hoá) là nữ tướng trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà
Trưng.
- Bài 20 : Từ sau Trưng Vương….Đế- ở mục 4: Có cuộc khởi nghĩa Bà
Triệu 248 ( Có nhân vât Bà Triệu người con của xứ thanh -Lãnh đạo cuộc Khởi
nghĩa - Hiện nay ở xã Triệu lộc, Huyện Hậu Lộc còn Lăng mộ và đền thờ Bà).
- Bài 26: Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc và họ Dương –

có nhân vật lịch sử Dương Đình Nghệ (Dương Xá - Đơng Sơn Thanh Hoá ) đã
lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng quân Nam Hán lần thứ nhất.
* Lớp 7:
Những bài lịch sử dân tộc liên quan đến lịch sử địa phương.
- Bài 9 : Nước đại Việt thời Đinh - Tiền Lê - Liên quan đến cuộc kháng
chiến chống Tống của Lê Hồn (Người Xn Lập- Thọ Xn Thanh Hố)
Bài 14:Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên thế kỷ
XIII (Nhà Trần đã lấy Thanh Hóa làm căn cứ hậu phương cho cả nước.
- Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần .Liên quan đến di tích lịch sử :Thành
nhà Hồ ở Vĩnh Lộc Thanh Hoá .
- Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn - Với các vị trí Địa lý ,địa danh lịch
sử và nhân vật lịch sử tiêu biểu của quê hương Thanh Hóa như: Lê Lợi, Nguyễn

download by :

9


Chích, Lê Lai, Lê Cơng Kiều.và khu di tích Lam Kinh.Anh hùng dân tộc Lê Lợi
cùng nhân dân trong tỉnh và cả nước đã đứng lên chiến đấu kiên cườnggian khổ
tronh mười năm đánh giặc Minh xâm lược giành lại độc lập cho đất nước.
2.3.2. Giáo viên sưu tầm, nghiên cứu lịch sử địa phương và tổ chức cho HS sưu
tầm, Lịch sử địa phương phục vụ cho dạy học các bài Lịch sử dân tộc lớp 6, lớp
7.
Từ việc xác định được các bài Lịch sử dân tộc liên quan đến Lịch sử dịa
phương tôi nghiêm túc say mê sưu tầm nghiên cứu và tổ chức cho học sinh sưu
tầm, Lịch sử địa phương phục vụ cho dạy học các bài nội khoá LSDT.
Chúng ta đều biết, nguồn tài liệu LSĐP được lưu trữ hoặc ghi chép trong
sách báo, lưu trữ trong các thư viện ít hơn rất nhiều so với vấn đề chung của
tồn quốc. Để có nguồn tài liệu, trước hết giáo viên phải sưu tầm, phát hiện một

khối lượng lớn tài liệu từ các nguồn khác nhau ở địa phương. Việc sưu tầm tài
liệu LSĐP có quan hệ mật thiết với việc sử dụng chúng trong dạy học lịch sử nội
khoá và ngoại khoá. Tuỳ mục đích sử dụng mà có cách sưu tầm theo hướng
khác nhau nhưng dù chúng được sử dụng dưới hình thức nào đi nữa thì cơng tác
sưu tầm nghiên cứu cũng phải tuân thủ các bước:
- Phải nhận thức được thế nào là tài Liệu lịch sử và tài liệu LSĐP? Tài
liệu LSĐP bao gồm những nguồn nào?
- Phải biết cách thức sưu tầm tài liệu (theo hệ thống dọc, hệ thống
ngang), biết cách ghi chép tài liệu (đối với từng loại tài liệu như tài liệu truyền
miệng, tài liệu thành văn, tài liệu hiện vật), biết cách sắp xếp theo từng chủ đề,
qua tài liệu biết cách phát hiện mới và nhân nguồn tài liệu...
- Phải tiến hành việc sưu tầm có kế hoạch, có hệ thống những tài liệu
phục vụ trực tiếp cho bài học lịch sử LSDT (nội khoá) và việc biên soạn, giảng
dạy các tiết LSĐP theo quy định chương trình.
- Cơng tác sưu tầm được tiến hành theo trình tự, nội dung, yêu cầu của
chương trình, tuỳ theo trình độ của học sinh mỗi lớp, mỗi cấp, phải có kế hoạch
tiến
hành thường xuyên dưới sự chỉ đạo, dẫn dắt của giáo viên .
Tài liệu LSĐP là phương tiện quan trọng để thực hiện phương thức dạy
học gắn liền với thực tiễn. tài liệu được sử dụng vừa có ý nghĩa nhận thức vừa là
tài liệu hỗ trợ cho việc học tập cho học sinh. Qua sưu tầm tài liệu LSĐP , học
sinh dần dần hiểu được rằng cuộc sống xung quanh, trước hết là trong phạm vi
hoạt động sản xuất và quan hệ xã hội không chỉ là đối tượng để nhận thức mà
còn là địa bàn để học sinh tham gia vào đời sống xã hội ở quê hương.

download by :

10



Tài liệu LSĐP sử dụng trong dạy học LSDT có thể phân ra làm 2 loại:
Thứ nhất, tài liệu có liên quan đến những sự kiện có ý nghĩa tồn quốc,
được đưa vào chương trình, SGK, giáo viên có thể dùng để giảng dạy trong các
trường phổ thông.
Thứ hai, những tài liệu về những sự kiện chỉ có ý nghĩa địa phương.
Khi giao nhiệm vụ này cho học sinh mục đích của tơi là tạo cho các em
sự say mê hào hứng đồng thời thấy rõ trách nhiệm của mình trước bài học sắp
tới, Tôi gợi ý các em sưu tầm tư liệu Lịch sử địa phương như sau:
* Lớp 6 :
Trong giai đoạn từ cội nguồn đến thế kỉ X ở địa phương em (Tỉnh,
Huyện, Xã) có những di tích lịch sử tiêu biểu nào?
Địa phương em Tỉnh, Huyện, Xã) có những nhân vật lịch sử tiêu biểu
nào?
Nhân dân Thanh Hố đã làm gì Để ghi nhớ cơng ơn Bà Triệu? Lăng và
đền thờ Bà Triệu hiện nay ở địa phương nào? Sưu tầm tranh ảnh về Lăng và Đền
Bà Triệu?
Sưu tầm thêm các tư liệu dân gian về cuộc khởi nghĩa Bà Triệu ?
Thanh Hố có những đóng góp gì cho cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và
cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán năm 931?.
* Lớp 7: Giai đoạn lịch sử từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX.
Nêu tên quê quán các nhân vật lịch sử và các anh hùng dân tộc gắn với
các di tích lịch sử như thành nhà Hồ và sự kịên lịch sử Cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn?
Những đóng góp của nhân dân Thanh Hố trong cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn?
Tìm những câu chuyện truyền thuyết liên quan đến Lê Lợi, đến cuộc
khởi nghĩa Lam Sơn ? Sưu tầm tranh ảnh về Lê Lợi.ở địa phương em (Xã,
Huyện, Tỉnh)?
Ở địa phương em (Xã, huyện, tỉnh có di tích nào về cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn? Em hãy nêu tóm tắt di tích đó hoặc miêu tả một di tích mà em đã được

đọc.
Trên cơ sở tài liệu LSĐP đã sưu tầm, chỉnh lý, sắp xếp, khi biên soạn và
giảng dạy các tiết LSĐP, tôii chú ý đưa vào bài giảng các loại tài liệu, văn kiện,
tranh ảnh để tạo cảm xúc, gây hứng thú học tập; cần có hệ thống câu hỏi để rèn
luyện khả năng tư duy, quan sát, phát biểu xây dựng bài; phải có hệ thống bài
tập, chủ yếu rèn luyện cho học sinh phương pháp sưu tầm tài liệu LSĐP sau đó

download by :

11


thống kê dưới dạng niên biểu... Việc làm này chỉ đạt hiệu quả khi giáo viên và
học sinh nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của nó và biết tổ chức có quy trình
sưu tầm, chọn lựa, giám định để có nguồn tài liệu LSĐP cần thiết, phục vụ tốt
nhất trong dạy học.
2.3.3. Khai thác và xác định nội dung tài liệu Lịch sử địa phương trong dạy
học một số bài lịch sử dân tộc lớp 6-7
Để có nguồn tài liệu LSĐP hợp lý, phát huy tác dụng trong dạy học, cần
phải định tiêu chí khi lựa chọn tài liệu. đó là:
Việc lựa chọn tài liệu phải tuân thủ các nguyên tắc về tính Đảng, tính
khoa học. Giáo iên cần phải đứng trên lập trường quan điểm của chủ nghĩa Mác
- phải, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng. Muốn vậy cần phải làm rõ
xuất xứ tài liệu, thái độ chính trị của tác giả, phải đảm bảo độ tin cậy về mặt
khoa học.
- Phải sử dụng các tài liệu LSĐP phù hợp với nội dung, yêu cầu của
chương trình, SGK. Khi lựa chọn tài liệu phải căn cứ vào nội dung SGK, phải
suy nghĩ xem tài liệu đó sử dụng trong dạy học sự kiện LSVN nào, sử dụng
trong giờ học nội khoá hay ngoại khoá, thậm chí là sử dụng cho bài nội khố
trên lớp hay tại thực địa.

- Phải đảm bảo yêu cầu giáo dưỡng, giáo dục và phát triển đối với học
sinh. Nghĩa là, tài liệu khi đưa vào bài giảng phải giúp học sinh đi từ biết đến
hiểu và hiểu sâu sắc hơn các sự kiện lịch sử trong SGK, góp phần giáo dục cho
HS những đức tính gì, có phát triển được tư duy học sinh, ...
- Phải đảm bảo được tính vừa sức, cần chú ý mặt bằng trình độ HS, chú ý
đặc trưng riêng của vùng, miền, phải suy nghĩ tài liệu LSĐP đưa vào giảng dạy
ở thành thị khác gì với dạy ở nơng thơn, vùng núi, vùng sâu vùng xa, tránh tình
trạng "quá tải"...
- Khi lựa chọn phải luôn chú ý mối quan hệ giữa LSĐP với LSDT, ...
Ví dụ minh họa:
Các
Sự kiện lịch
Sự kiện lịch sử Thanh Hóa
bài Lịch sử sử diễn ra ở khơng biên soạn trong các bài Lịch sử
dân tộc lớp Thanh Hóa được dân tộc nhưng cần liện hệ (Kiến thức
6,7
biên soạn trong trong tài Liệu Lịch Sử địa phương
các bài Lịch sử Thanh Hóa –NXB Thanh Hóa 1996)
dân tộc
Bài
- Bà Triệu có tên là - Bà Triệu có nhiều tên như : Triệu Ẩu,
20 (lớp 6)
Triệu Thị Trinh là
Triệu Thị Trinh, Triệu Trinh Nương..Bà

download by :

12



Từ sau
Trưng
Vương….Lý
Nam Đế
mục 4: Có
cuộc khởi
nghĩa Bà
Triệu 248

em gái của Triệu
Quốc Đạt – Một
hào trưởng lớn ở
miền núi huyện
Quan Sơn (Yên
Định)
- Năm 19 tuổi bà
cùng anh trai tập
hợp nhiều nghĩa sĩ
chuẩn bị khởi nghĩa
.
- Năm 248 cuộc
khởi nghĩa bùng
nổ. Từ căn cứ Phú
Điền (Hậu LộcThanh Hóa) Bà
Triệu lãnh đạo
nghĩa quân đánh
phá các thành ấp
của bọn quan lại
nhà Ngô ở quận
Cửu Chân rồi từ đó

đánh ra .....
- Cuộc khởi nghĩa
bị đàn áp Bà Triệu
hy sinh trên núi
Tùng (Phú Điền –
Hậu Lộc–Thanh
Hóa)

sinh ngày 02/10/Bính Ngọ (năm 226).
- Cha mẹ mất sớm, bà ở với anh trai và
chị dâu- là người gian tham, độc ác.
- Bà vào núi Nưa (Nông Cống, Triệu Sơn,
Như Xuân ngày nay) chiêu mộ dân binh,
luyện tập võ nghệ,chọn núi Nưa làm căn
cứ khởi nghĩa. Đây là một vị trí chiến
lược quan trọng.
- Năm 246 bà trịn 20 tuổi đã cùng anh là
Triệu Quốc Đạt dựng cờ khởi nghĩa đánh
nhà Ngô.Trong một trận giao đấu ác liệt
Triệu Quốc Đạt tử trận, bà được tơn lên
làm chủ sối.
- Đầu 248 từ núi Ngàn Nưa bà chỉ huy
quân đến Tư Phố nhằm tiêu diệt đầu não
của chính quyền đơ hộ ở Cửu Chân……
quân Ngô huy động 8.000 quân tấn
công….Tại căn cứ Phú Điền (Hậu LộcThanh Hóa, Bà Triệu chỉ huy nghĩa quân
anh dũng chiến đấu với quân Ngô trên hai
tháng đánh thắng trên ba mươi trận lớn
nhỏ......
-Ngày 21-2-248 không muốn rơi vào tay

giặc, bà giao quyền cho ba tướng họ Lý
rồi cưỡi voi lên núi Tùng tự vẫn ,ba tường
họ Lý lãnh đạo nghĩa quân tiếp tục chiến
đấu hơn 15 ngày đã hy sinh ngày
6/3/248.Cuộc khởi nghĩa Bà triệu thất bại.

download by :

13


Bài 19(Lớp
7):Cuộc
khởi nghĩa
Lam Sơn
(1418-1423)
I. Thời Kỳ ở
Miền Tây
Thanh Hóa
Mục1: Lê
Lợi dựngcờ
khởi nghĩa.

- Lê Lơi sinh năm
1385 mất 1433 là
một hào trưởng có
uy tín ở vùng Lam
sơn (Thanh Hóa)
- Đầu năm 1416 Lê
Lợi cùng 18 người

trong bộ chỉ huy tổ
chức họi thề Lũng
Nhai (Thanh Hóa)
-Ngày 7-2-1418 Lê
lợi dựng cờ khởi
nghĩa ở Lam Sơn
và tự xưng là Bình
Định Vương

- Lê Lợi sinh ngày 6-8 năm Ất Sửu tại
quê mẹ (Xuân Thắng - Thọ Xuân ngày
nay. Quê cha (Xuân Lam - Thọ Xuân
ngày nay.
- Đến cuối 1426 Lê Lợi đã thành lập một
ấp ở Sách Mục Sơn, hội tụ 127 người,
chọn địa bàn miền núi Thanh Hóa làm
căn cứ hoạt động cho nghĩa qn.
- Ngày 7-2-1418 trong khơng khí linh
thiêng của ngày tết nguyên đán, trước non
lam, sông lương Lê lợi dựng cờ khởi
nghĩa, tự xưng là Bình Định Vương và
truyền hịch đi khắp nơi kê gọi mọi người
đứng lên diệt giặc cứu nước. Lực lượng
nghĩa quân: 51 tướng Văn, võ, 200 thiết
kỵ, 2000 nghĩa binh, 200 dũng sỹ, 14 con
voi. Tất cả khoảng 2000 người.
2.3.4. Một số biện pháp sử dụng tài liệu LSĐP dạy LSDT lớp 6,7.
2.3.4.1. Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương để xây dựng các bài tường thuật.
Để HS có được hình ảnh sinh động về diễn biến cuộc khởi Nghĩa Bà triệu,
tôi hướng dẫn HS sưu tầm tài liệu nói về cuộc khởi nghĩa Bà Triệu để xây dựng

thành bài tường thuật sử dụng trong dạy học . Giáo viên đã tổ chức cho học sinh
trao đổi những vấn đề đặt ra từ nội dung bài tường thuật, phù hợp với kiến thức
đang học, kết hợp với sử dụng tài liệu trực quan tương ứng với các câu hỏi gợi ý
“Khởi nghĩa Bà triệu diễn ra trong bối cảnh lịch sử như thế nào ?”, “Em có nhận
xét gì về căn cứ Ngàn Nưa và căn cứ Bố Điền trong khỡi nghĩa bà Triệu?”, “Ý
chí quyết tâm giành lại độc lập cho dân tộc được thể hiện như thế nào qua câu
nói và sự nghiệp của bà?......
Với cách sử dụng đó, giáo viên đã tạo được biểu tượng về các sự kiện lịch
sử
một cách sinh động, giúp các em hiểu được mối liên hệ giữa LSĐP với LSDT.
2.3.4.2. Sử dụng tài liệu LSĐP hướng dẫn HS nhận định, đánh giá nhân vật
lịch sử
Mỗi sự kiện LSDT đều diễn ra ở một địa phương nhất định gắn liền với
không gian, thời gian, nhân vật lịch sử cụ thể. Nhiệm vụ của người giáo viên
ngoài việc cung cấp kiến thức còn làm rõ hơn những nhân vật lịch sử và khắc

download by :

14


họa chiến công anh dũng của họ đối với quê hương, đất nước. ở Thanh Hóa, thời
kỳ Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập mảnh đất này đã sản sinh những người
con ưu tú mà tên tuổi còn lưu danh trong lịch sử Việt Nam như Bà Lê Thị Hoa
( Nga Sơn- Thanh hoá) là nữ tướng trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng,Bà
Triệu.Trong giai đoạn thế kỷ X có Dương Đình Nghệ (Dương Xá - Đơng sơn
Thanh Hố ) đã lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng quân Nam Hán lần thứ nhất. Lê
Hoàn (Người Xuân Lập- Thọ Xuân Thanh Hoá)lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng
quân Tống. Lê Lợi, Nguyễn Chích, Lê Lai, Lê Cơng Kiều....lãnh đạo nhân dân
đánh thắng giặc Minh xâm lược kết thúc hai mươi năm đô hộ của nhà Minh, mở

ra thời kỳ phát triển mới của đất nước, dân tộc Việt Nam- thời Lê sơ....
2.3.4.3. Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương kết hợp với tranh, ảnh lịch sử
Tranh, ảnh lịch sử là loại đồ dùng trực quan tạo hình nếu được khai thác
trong dạy học lịch sử, tạo được biểu tượng sinh động, phát huy được tính tích
cực của học sinh, góp phần tạo hứng thú học tập cho học sinh. Qua đó, góp phần
bồi dưỡng tình cảm, thái độ HS đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử. Do đó, sử
dụng kết hợp tài liệu LSĐP với tranh ảnh lịch sử là cần thiết. Kết quả thực
nghiệm ở trường đã khẳng định tính hiệu quả của việc kết hợp này. Khi dạy về
Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu, tôi thực nghiệm sử dụng bản đồ, và hình ảnh minh
họa Bà triệu ra trận, đọc câu nói của bà” Tơi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp
lưồng sóng dữ, chém cá kình ở biển đơng, đánh đuổi qn Ngơ, giành lại giang
sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta” và đọc bài
thơ của Bác Hồ viết về BàTriệu:
Tỉnh Thanh Hóa có một bà
Tên là Triệu Ẩu tuổi vừa đôi mươi
Tài năng dũng cảm hơn người
......................................................
Đánh Đông dẹp Bắc làm gương để đời
Kết hợp đặt câu hỏi “Ý chí quyết tâm giành lại độc cho dân tộc được thể
hiện như thế nào qua câu nói và sự nghiệp của bà? Từ biện pháp này đã tạo
được biểu tượng sinh động, phát huy được tính tích cực của học sinh, góp phần
tạo hứng thú học tập cho học sinh. Qua đó, góp phần bồi dưỡng tình cảm, thái
độ HS đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử.
2.3.4.5. Sử dụng tài liệu LSĐP để tổ chức cho HS thảo luận
Trong dạy học lịch sử, có nhiều cách tổ chức cho học sinh thảo luận một
vấn đề, việc sử dụng tài liệu LSĐP tổ chức thảo luận đạt hiệu quả cao hay thấp

download by :

15



còn phụ thuộc vào khả năng tổ chức lớp học linh hoạt, sáng tạo từ phía giáo viên
. Có thể tổ chức thảo luận dưới các hình thức sau;
Thứ nhất, đối với bài học lịch sử ở trên lớp, giáo viên có thể cung cấp
cho học sinh đoạn tài liệu LSĐP, dựa vào đó mà yêu cầu từng em hoặc các
thành viên trong các nhóm thảo luận để thống nhất ý kiến, ghi vào giấy nộp cho
giáo viên hoặc trình bày trước lớp suy nghĩ của mình. Chẳng hạn khi dạy mục I.
thời kỳ ở miền Tây Thanh Hóa trong bài Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
( 1418-1427), giáo viên cung cấp cho học sinh các tài liệu LSĐP có liên quan
đến cuộc khởi nghĩa giai đoạn này, sau đó yêu cầu các em đọc, thảo luận và cho
biết nhận xét của mình về thời kỳ hoạt động của nghĩa quân Lam sơn ở Thanh
Hóa.Nhằm giúp học sinh giải quyết vấn đề, tôi đã cung cấp cho học sinh các
đoạn tài liệu lịch sử địa phương về cuộc khởi nghĩa. Trên cơ sở tài liệu, giáo
viên thực nghiệm yêu cầu học sinh đọc, thảo luận và rút ra kết luận.Sau khi hết
thời gian thảo luận, giáo viên đã yêu cầu đại diện nhóm hoặc từng cá nhân trình
bày trước lớp, các em khác tranh luận, GV uốn nắn những chỗ lệch lạc và đi đến
kết luận vấn đề.
2.3.4.6. Sử dụng tài liệu LSĐP để xây dựng các bài tập nhận thức trong các
bài giảng LSVN nhằm phát triển tư duy HS
Dạy học lịch sử có nhiều con đường, biện pháp để phát triển tư duy học
sinh, một trong những biện pháp là sử dụng tài liệu Lịch sử địa phương để xây
dựng hệ thống bài tập nhận thức
Đối với giờ học lịch sử nội khoá (chủ yếu với loại bài cung cấp kiến thức
mới). Việc thiết kế bài tập trên cơ sở tài liệu LSĐP có thể nêu ra vào đầu giờ học
hoặc trước mỗi mục nhằm tập trung sự chú ý và lôi cuốn HS. Câu hỏi phải mang
tính chất là một bài tập nhận thức nhưng phải tập trung vào những nội dung cơ
bản của bài học. Chẳng hạn, khi dạy học mục2 của phần II Bài 9: Nước Đại việt
thời Đinh Tiền Lê. “Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê”, giáo viên đặt câu hỏi:
“Bằng tài liệu lịch sử địa phương, cho biết tại sao các tướng lĩnh lại tơn Lê

Hồn lên làm vua?”. Với bài tập nhận thức đó, tơi đã đưa học sinh vào tình
huống có vấn đề. Dưới sự hướng dẫn của tơi, học sinh đã tìm tài liệu lịch sử địa
phương Thanh Hóa để giải quyết câu hỏi đặt ra.. Bằng nguồn tài liệu LSĐP HS
có thể hiểu sâu sắc LSDT cũng như hiểu được sự tác động qua lại giữa LSĐP và
LSDT.
2.3.4.7. Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương để liên hệ thực tế

download by :

16


Dạy học LSDT, giáo viên cần thiết sử dụng tài liệu LSĐP để liên hệ thực
tế. Việc liên hệ, so sánh muốn đạt hiệu quả cần đa dạng hóa cách thức tiến hành.
ở đây, giáo viên đã sử dụng thông qua các biện pháp sau:
Thông qua tài liệu LSĐP để rút ra bài học từ quá khứ cho hiện tại. Chẳng
hạn, khi dạy Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ( 1418-1427)- SGK lịch sử lớp
7. Để tvượt qua tình thế “Vơ cùng nguy hiểm,qn số hao mịn, lương thực cạn
kiệt, phải đào củ mài, hái rau rừng và làm thịt cả con ngựa của chủ tướng Lê Lợi
để ăn cho qua ngày khi nghĩa quân Lam Sơn bị giặc Minh bao vây ở núi Chí
linh ( Lang chánh- Thường Xuân)”. Trong thời gian đầu Cuộc khởi Nghĩa Lam
sơn không thể khơng nói đến tinh thần đồn kết, vì nghĩa lớn của nghĩa qn .
Để làm rõ điều đó, tơi sử dụng tài liệu lịch sử Thanh Hóa khắc họa sự đóng góp ,
ra nhập nghĩa quân , đồng cam chịu khổ của các tầng lớp nhân dân lúc bấy giờ
và đặc biệt là hy sinh cao cả của Lê Lai và đội quân cảm tử nghĩa quân đã liều
mình cứu chúa mở đường sống cho nghĩa quân Lam sơn, nhờ đó Lê lợi và Nghĩa
quân Lam sơn được giải vây, tiếp tục chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho cuộc
kháng chiến lâu dài . Trên cơ sở đó, giáo viên khẳng định, tinh thần đoàn kết là
một trong những yếu tố quan trọng đưa Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi.
Giáo viên đặt câu hỏi: Trong giai đoạn hiện nay, u tố đồn kết tồn dân có

cịn thật sự cần thiết khơng? Vì sao?. Với việc liên hệ đó, giúp học sinh hiểu
rằng, trong hiện tại và cả tương lai, tinh thần đoàn kết toàn dân là yếu tố để giữ
vững độc lập dân tộc, bảo vệ tổ quốc trước những âm mưu chia rẽ của kẻ thù và
lại càng có ý nghĩa trong xây dựng kinh tế ở giai đoạn đổi mới hiện nay.
2.3.5. Minh họa sử dụng kiến thức lịch sử địa phương dạy lịch sử dân tộc.
Với các biện pháp trên đã có tác dụng tích cực vào các tiết dạy . Sau đây
là minh hoạ dạy lồng ghép kiến thức lịch sử địa phương vào các bài lịch sử dân
tộc.
Ví dụ 1: Khi dạy mục 4- Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (248- bài 20, tiết 23lớp 6) Tơi tiến hành dạy bình thường, sau khi học sinh nắm được nguyên nhân
cuộc khởi nghĩa Bà Triệu tơi đặt câu hỏi các em có biết Bà triệu là người con
của địa phương nào? Sau khi học sinh trả lời tôi chỉ trên bản đồ cho học sinh
biết Cửu Chân lúc đó nay chính là Thanh Hố, quê hương của các em. Như vậy
tôi đã hướng dẫn cho học sinh sự chú ý vào địa phương mình đã sinh ra người
con gái anh hùng kế tục sự sự nghiệp Hai Bà Trưng giữ nước. Sau đó tơi tiếp tục
giảng đi vào trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa . Trong q trình giảng dạy tơi
kể cho học sinh nghe chuyện bà Triệu trị voi một ngà - đọc câu nói bất hủ của

download by :

17


Bà “ Tơi muốn cưỡi cơn gió mạnh……khom lưng làm tì thiếp cho người” . Sau
đó tơi hỏi qua câu nói này em hiểu Bà Triệu là người như thế nào?
Mặc dù học sinh lớp 6 còn nhỏ song ấn tượng về hình ảnh Bà Triệu kiên
cường dũng cảm khi ra trận, cài trâm vàng, đi guốc ngà, cưỡi voi một ngà chắc
chắn sẽ để lại ấn tượng tốt trong các em về người con gái anh hùng của quê
hương mình làm tăng lịng tự hào của các em. sau đó tơi hỏi tiếp mặc dù cuộc
khởi nghĩa thất bại song nhân dân ta đã giành tình cảm cho Bà Triệu như thế
nào? Với các câu hỏi này tôi đã khắc sâu được đạo lí “ Uống nước nhớ nguồn “

cho các em. Nhân dân cả nước nói chung, nhân dân Thanh hố , nhân dân Hậu
Lộc nói riêng ln ghi nhớ cơng ơn của bà hiện nay có rất nhiều các đường,
Phố, Phường , trường được mang tên của bà. Nhiều bài ca dao, nhiều câu truyện
dân gian về bà được lưu truyền trong nhân dân. Đặc biệt tại xã Triệu Lộc- Hậu
lộc nhân dân đã lập Lăng và đền thờ Bà.Hàng năm cứ đến ngày Giỗ của Bà
nhân dân khắp nơi trong cả nước đã về đây thắp nén nhang tưởng nhớ.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân,đồng nghiệp và nhà trường.
Sau khi thực hiện các biện pháp’ Sử dụng kiến thức Lịch sử địa phương
dạy một số bài lịch sử dân tộc lớp 6,7 ” Tôi tiến hành Thực nghiệm chất lượng
bộ môn Lịch sử: ( Để dễ so sánh ,xin phép được trình bày lại kết quả khảo sát
trước khi áp dụng SKKN( tháng 11/2016) để đối chứng với kết quả khảo sát
thực nghiệm ( sau khi áp dụng SKKN)
Kết quả thực nghiệm
Lớp 6;7
Thời gianKS
(Số lượng HS) Yếu kém Trung bình
Khá giỏi
Tháng 11/2016 Đối chứng
6
21
13
Lớp 6 (40)
15%
52,5%
32,5%
Tháng 2/2017
Thực nghiệm
2
23

15
Lớp 6 (40)
5%
57,5%
37,5%
Mức chênh lệch
10%
5,%
5,%
Tháng 11/2016

Tháng 2/2017

Đối chứng
Lớp 7 (47)

Thực nghiệm
Lớp 7 (47)
Mức chênh lệch

7
14,8%

23
48,9%

17
36,3%

3

6,4%
8,4%

25
53,2%
4,3%

19
40,4%
4,1%

download by :

18


Từ bảng thống kê trên, chúng tôi nhận thấy, lớp thc nghim đạtchất lợng cao hn lp i chng, c thể là:
- Số HS khá giỏi tăng: 5% (Lớp6), 4.1% (Lớp 7)
- Số HS trung bình tăng: 5,% (Lớp6), 4,3% (Lớp7)
- Số HS yếu kém giảm rõ rệt: 10% (Lớp6), 8,4% (Lớp7).
Tổng hợp kết quả cả về định tính và định lượng, tôi thấy rằng sử dụng tài
liệu LSĐP trong dạy học LSDT một cách sinh động, có hình ảnh, với biện pháp
phong phú, đa dạng đã:
- Góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Lịch sử.
- Làm cho học sinh hiểu được lịch sử địa phương là bức tranh thu gọn của
lịch sử dân tộc và minh hoạ cụ thể hoá làm phong phú lịch sử dân tộc .
- Làm cho học sinh hiểu được lịch sử địa phương mình trong mồi quan hệ
với lịch sử dân tộc. Nhận thức được sự thể hiện qui luật chung của lịch sử dân
tộc và những đăc thù của lịch sử quê hương.
- Giúp HS có hiểu biết cụ thể về mảnh đất, con người nơi các em đang

sinh sống, học tập; mặt khác, giúp các em hiểu LSDT một cách đa, dạng, sâu sắc
và toàn diện hơn.
- Làm cho học sinh hiểu rõ hơn nhân dân các dân tộc Thanh hoá cũng
như các địa phương trong cả nước từ thôn, xã trở lên đã góp phần to lớn của
mình tơ đậm truyền thống yêu nước bất khuất chống ngoại xâm và truyền thống
dựng nước, giữ nước của dân tộc ta. Hiểu được mối quan hệ biện chứng giữa
lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương. Lịch sử địa phương không chỉ là cụ thể
hố lịch sử dân tộc mà cịn làm phong phú và là sự biểu hiện đa dạng của lịch sử
dân tộc
-Làm sinh động, phong phú bài giảng, tạo được sự hấp dẫn, thu hút được
sự hứng thú học tập; giúp các em hiểu bản chất các sự kiện LSDT, thấy được
mối liên hệ gắn bó giữa LSĐP với LSDT; sử dụng tốt nguồn tài liệu nói trên cịn
có tác dụng trong việc phát triển tư duy, năng lực nhận thức độc lập cho các em;
góp phần to lớn trong việc bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tình yêu quê hương,
biết trân trọng những giá trị truyền thống của cha ông trong quá khứ.
- Giúp HS thấy được mối liên hệ ràng buộc, gắn bó, tác động qua lại lẫn
nhau giữa LSĐP với LSDT, hiểu được sự đóng góp, sự hy sinh của các thế hệ cha
anh để đổi lấy độc lập tự do cho dân tộc. Từ đó, các em xác định bổn phận của
mình đối với quê hương, đất nước trong giai đoạn cách mạng hiện tại cũng như
tương lai.

download by :

19


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Sử dụng kiến thức LSĐP vào dạy các bài LSDT lớp 6,7 là một việc làm
vơ cùng quan trọng, bởi vì kiến thức LSĐP giúp học sinh hiểu được LSĐP mình

trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc. Nhận thức sự thể hiện qui luật chung của
lịch sử dân tộc và những đặc thù của lịch sử quê hương, tự hào yêu quý và có
trách nhiệm đối với sự bảo vệ truyền thống, di tích lịch sử, cách mạng và việc
xây dựng quê hương văn minh giàu đẹp.LSĐP không chỉ là cụ thể hố LSDT mà
cịn làm phong phú và là sự biểu hiện đa dạng của LSDT.Từ đó giáo dục được
tình cảm yêu mến, tự hào về quê hương,Biết trân trọng nhừng giá trị truyền
thống tốt đẹp của quê hương mình trải qua bao thế hệ mới có được, Từ đó mà
giáo dục học sinh được ý thức trách nhiệm trong việc phát huy truyền thống tốt
đẹp của quê hương. Nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với các Di sản Lịch sử
Văn hóa của địa phương mình.Đây chính là động lực thúc đẩy các em thêm u
thích bộ mơn Lịch sử.Phấn đấu luyện đức, rèn tài để kế tục sự nghiệp cách mạng
của cha ông trong công cuộc xây dựng quê hương đổi mới. Góp phần nâng cao
chất lượng bộ mơn Lịch Sử.
Trong q trình thực hiện sáng kiến ,tơi đã rút ra được một số bài học như
sau:
- Để có nguồn tài liệu phục vụ tốt nhất cho việc dạy học lịch sử, chúng ta
phải bám sát nội dung SGK, xác định hệ thống kiến thức cơ bản mà HS cần phải
nắm, từ đó sưu tầm, sử dụng tài liệu LSĐP thích hợp
- Trong q trình tiến hành bài giảng LSDT lớp 6,7,khi sử dụng tài liệu
LSĐP phải luôn xem đây là một nguồn nhận nhận thức, có như thế mới tránh
được tình trạng ơm đồm.
-Trong sử dụng tài liệu LSĐP, GV có thể hướng dẫn cho HS đọc; có thể
dùng để tường thuật; dùng để nêu vấn đề…nhằm tạo hứng thú học tập.
-Sử dụng tài liệu LSĐP lớp 6,7 trong bài giảng LSDT đòi hỏi GV phải
đầu tư thời gian, cơng sức từ việc xác định mục đích, nội dung bài học đến việc
lựa chọn tài liệu và sử dụng chúng, phải thể hiện được nghệ thuật sư phạm, tránh
trường hợp xem tài liệu LSĐP là tài liệu cần thiết duy nhất trong dạy học LSDT.
-Phải dành thời gian thích hợp để sử dụng tài liệu LSĐP. Khi sử dụng tài
liệu LSĐP trong dạy học LSĐP cần tính toán thời lượng hợp lý, phải kết hợp với
các nguồn tài liệu tham khảo khác, các phương tiện và phương pháp dạy học để

có được một giờ học thật sự sinh động, hấp dẫn.

download by :

20


- Khi sử dụng tài liệu LSĐP, phải luôn chú trọng đến tính hiệu quả, tránh
việc chất đống tài liệu vừa làm nặng nề giờ học, vừa dễ biến bài học LSDT
thành giờ giảng LSĐP.
Trên đây là Sáng kiến kinh nghiệm “Đổi mới sử dụng kiến thức LSĐP
vào dạy các bài LSDT lớp 6,7 cấpTHCS”mà bản thân đã làm. Với đề tài này
bản thân khơng ngồi mục đích nêu lại kinh nghiệm mà tơi đã trải nghiệm,chắc
chắn nó cịn nhiều thiếu sót, hạn chế. Rất mong sự trao đổi, đóng góp của đồng
nghiệp để nhiệm vụ dạy và học được tốt hơn.
3.2. Kiến nghị
Các cấp quản lý giáo dục phải thực sự quan tâm, tạo điều kiện như tổ
chức hội thảo, tập huấn theo chuyên đề để GV tránh được sự lúng túng khi sử
dụng nguồn tài liệu Địa phương trong dạy học LSVN nhằm thiết thực nâng cao
chất lượng dạy học bộ môn.
Xác nhận
Của thủ trưởng đơn vị
Hậu Lộc , ngày 02 tháng 3 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết khơng sao chép nội dung
của người khác.
Người thực hiện
Chung Văn Sáng

Luyện Thị Nga


download by :

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa môn Lịch sử khối 6, 7 của NXBGD tháng 2 năm 2003- Tác
giả: Phan Ngọc Liên- Trương Hữu Quýnh- đinh Bảo Ngọc- Nguyễn Sỹ Quế.
2. Sách giáo viên môn Lịch sử khối 6, 7 của NXBGD năm 2012- Tác giả: Phan
Ngọc Liên- Trương Hữu Quýnh- đinh Bảo Ngọc- Nguyễn Sỹ Quế.
3.Tài liệu Sử địa phương Thanh Hóa của NXBThanh Hóa năm 2006- tác giả
Mai Quang Kiêm- Nguyễn Văn Sơn.
4.Tài liệu dạy học kiến thức địa phương Ngữ văn và Lịch sử Lớp 6,7- NXB
Thanh Hóa Năm 2015- Tác giả Lưu Đức Hạnh- Mai Quang Kiêm- Nguyễn Văn
Sơn- Hoàng Thanh Hải.

download by :

22


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Luyện Thị Nga
Chức vụ và đơn vị công tác:Trường THCS Văn Lộc
Kết quả
Cấp đánh

đánh giá
Năm học
giá xếp loại
TT
Tên đề tài SKKN
xếp loại đánh giá xếp
(Phòng, Sở,
(A, B,
loại
Tỉnh...)
hoặc C)
1. Đổi mới phương pháp sử
Sở GD&ĐT
Thanh Hóa
dụng đồ dùng trực quan trong
B
1999-2000
dạy học Lịch sử cấp THCS
2.

Đổi mới phương pháp sử
dụng hệ thống câu hỏiđể phát

Sở GD&ĐT
Thanh Hóa
B

2003-2004

triển tư duy cho học sinh

trong dạy học cấp THCS
3.

Sử dụng kiến thức lịch sử địa
phương để dạy các bài lịch sử

Sở GD&ĐT
Thanh Hóa

C

2012-2013

dân tộc lớp 6,7

download by :

23



×