Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Pháp luật hải quan việt nam trước yêu cầu thực hiện tự do hóa thương mại và nghĩa vụ thành viên WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.49 KB, 24 trang )

Pháp luật hải quan Việt Nam trước yêu cầu
thực hiện "tự do hóa thương mại" và nghĩa vụ
thành viên WTO

Phạm Thị Hải Yến

Khoa Luật
Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật quốc tế; Mã số: 60 38 60
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Bá Diến
Năm bảo vệ: 2008

Abstract: Nghiên cứu , làm sáng tỏ các yêu cầu mà pháp luật Hải quan Việt Nam cần
thực hiện cho "tự do hóa thương mại" gắn với các cam kết về Hải quan trong WTO.
Tìm hiểu kinh nghiệm điển hình, cách thức vận dụng các quy định trong WTO, có thể
học hỏi, áp dụng vào điều kiện Việt Nam của một số quốc gia. Trình bày các quy định
của WTO liên quan đến Hải quan nhằm đảm bảo an ninh và tạo thuận lợi cho tự do
hóa thương mại. Phân tích thực trạng pháp luật Hải Quan Việt Nam về đảm bảo an
ninh và tạo thuận lợi cho tự do hóa thương mại sau khi gia nhập WTO. Đánh giá tính
tương thích của pháp luật Hải quan Việt Nam trong tương quan so sánh với các định
chế pháp lý của WTO. Trình bày các nguyên tắc chỉ đạo chung, chiến lược phát triển
ngành về quan điểm, chương trình, kế hoạch hành động của ngành Hải quan. Đề xuất
một số giải pháp: cải cách pháp luật điều chỉnh một số vấn đề liên quan tới quy trình,
thủ tục Hải quan; cải cách pháp luật về trị giá tính thuế, thuế và các biện pháp phi thuế
quan; cải cách pháp luật liên quan tới cơ chế kiểm soát an ninh nhằm thực hiện tốt yêu
cầu của "tự do hóa thương mại" và nghĩa vụ thành viên WTO

Keywords: Hải quan Việt Nam; Luật Hải quan; Pháp luật Việt Nam; Tự do hóa
thương mại; WTO

Content
MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Hoạt động hải quan là hoạt động quản lý nhà nước đối với hàng hóa và phương tiện vận
tải của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước được xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập
cảnh, quá cảnh vào/ ra/ trong lãnh thổ hải quan. Đây là hoạt động mang nhiều nét đặc thù diễn
ra ở các tuyến giao thông biên giới bao gồm cả đường thủy, đường bộ, đường sắt, đường hàng
không hoặc các khu vực có chế độ quản lý riêng đặt tại nội địa nhưng có ranh giới tách biệt
với khu dân cư như khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, các khu kinh tế -
thương mại, v.v Do đó, đây là lĩnh vực luôn luôn chứa đựng yếu tố nước ngoài và phản ánh
khối lượng cũng như quy mô phát triển thương mại quốc tế của mỗi quốc gia.

2
Pháp luật điều chỉnh hoạt động hải quan ("pháp luật về hải quan"), vì thế là một trong
những hành lang pháp lý quan trọng hàng đầu quyết định tới việc thúc đẩy hoặc kìm hãm mức
độ Tự do hóa thương mại và đầu tư của mỗi một quốc gia. Cụ thể, pháp luật về hải quan là nhân
tố quyết định trực tiếp tới mức độ hiệu quả trong kiểm tra, kiểm soát, giám sát để bảo đảm an ninh
và tăng cường thuận lợi trong các hoạt động giao thương quốc tế của mỗi một quốc gia. Có thể
thấy phạm vi tác động của nhân tố này biểu hiện trên các phương diện như: thủ tục hải quan (hồ
sơ giấy tờ, quy trình kiểm tra, thông quan), chính sách mặt hàng, chính sách quản lý đối với từng
loại hình xuất - nhập khẩu,… Thông qua pháp luật hải quan, hàng hóa nhập khẩu vào hoặc
xuất khẩu từ lãnh thổ Việt Nam được bảo đảm về các phẩm chất, tiêu chuẩn như: an toàn vệ
sinh, chất lượng tốt, không gây hại tới môi trường - sức khỏe con người…
Cũng xuất phát từ tính chất thường trực là có yếu tố nước ngoài trong các quan hệ pháp
luật về hải quan nên pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này càng cần phải tiệm cận tốt yêu cầu về
hội nhập và hài hòa hóa vào hệ thống thương mại thế giới, trong đó việc tham gia và chấp
nhận các luật lệ của thể chế hợp tác thương mại lớn nhất hành tinh là Tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO) phải được nghiêm túc đặt lên bàn cân để tính toán các cơ hội và thách thức.
Sớm nhận thức được đòi hỏi khách quan này, Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập WTO ngay
từ 01/1995 và được WTO chính thức nhận đơn để tiến hành đàm phán cũng vào thời gian này.
Sau một loạt các nỗ lực để đáp ứng yêu cầu mà các đối tác ở các trình độ phát triển kinh tế khác
nhau đặt ra trong khoảng hơn 200 phiên đàm phán đa phương và song phương kéo dài khoảng 11

năm (01/1995 - 11/2006), thực sự nỗ lực và tăng tốc tối đa trong 03 năm về cuối của tiến trình
đàm phán (2004 - 2006), cuối cùng Việt Nam đã chính thức được hưởng hiệu lực của Quy chế
thành viên thứ 150 của WTO từ ngày 11/01/2007. Một trong những mục tiêu hoạt động chủ yếu
của WTO và cũng là một trong những mục tiêu hội nhập của Việt Nam trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội bền vững, đó là bảo đảm an ninh và tạo thuận lợi cho tự do hóa thương
mại. Do vậy có thể thấy, yêu cầu của mục tiêu này về mặt pháp lý đã và đang được đặt ra trực
tiếp đối với pháp luật Hải quan.
Đó là lý do tác giả xin chọn đề tài: "Pháp luật Hải quan Việt Nam trước yêu cầu thực
hiện "tự do hóa thương mại" và nghĩa vụ thành viên WTO" làm luận văn thạc sĩ, chuyên
ngành Luật quốc tế, theo đó các yêu cầu cụ thể để pháp luật Hải quan có thể thực hiện "tự do
hóa thương mại" trong WTO chính là: bảo đảm an ninh và tạo thuận lợi.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trước khi Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung năm 2005 được ban hành, đã có một số ít công
trình nghiên cứu khoa học ở cấp độ tiến sĩ, thạc sĩ nghiên cứu về đề tài này với các giác độ
liên quan tới kinh tế, quan hệ kinh tế quốc tế, có thể kể tới như:
- Đặt trong tiến trình thực thi Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (Luận văn thạc sĩ
Luật học năm 2003 của Nguyễn Đức Lâm), trong thời kỳ hội nhập (Luận văn thạc sĩ Luật học
năm 2002 của Nguyễn Ngọc Sơn), v.v
- Nhiều bài viết đăng tải trên các Tạp chí Nghiên cứu Hải quan, trên website của ngành
hải quan, website Ủy ban Hợp tác Kinh tế quốc tế, v.v
Trước tình hình kết quả của các công trình nghiên cứu toàn diện, hệ thống, mang tính học
thuật đã trở nên lỗi thời, và các nghiên cứu riêng lẻ bị tản mạn, chưa được hệ thống hóa một
cách toàn diện, thì việc tác giả tiếp tục nghiên cứu về pháp luật hải quan với góc nhìn cập nhật
các diễn biến mới của hệ thống pháp luật Hải quan Việt Nam và thế giới, trước yêu cầu tất cả
hướng tới tạo thuận lợi tối đa cho tự do hóa thương mại, thực hiện tốt các nghĩa vụ thành viên

3
của WTO, nhưng không xao lãng kiểm soát an ninh - thực sự là một việc làm cần thiết và cấp
thiết.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là trên cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thực hiện yêu cầu "tự do
hóa thương mại" gắn với các cam kết về Hải quan trong khuôn khổ WTO, đề xuất các giải
pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật Hải quan Việt Nam nhằm thực hiện tốt nghĩa vụ thành
viên WTO.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, tác giả luận văn đã đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ sau:
(1) Nghiên cứu, làm sáng tỏ các yêu cầu mà pháp luật Hải quan Việt Nam cần thực hiện
cho "tự do hóa thương mại" gắn với các cam kết về Hải quan trong WTO;
(2) Tìm hiểu kinh nghiệm điển hình, cách thức vận dụng các quy định trong WTO, có thể học
hỏi, áp dụng vào điều kiện Việt Nam của một số quốc gia;
(3) Nghiên cứu, đánh giá mức độ tương thích của pháp luật Hải quan Việt Nam với các
yêu cầu cần thực hiện cho tự do hóa thương mại trong các cam kết của Việt Nam với WTO về
Hải quan;
(4) Đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật Hải quan Việt Nam nhằm thực hiện tốt yêu
cầu của "tự do hóa thương mại" và nghĩa vụ thành viên WTO.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận về "tự do hóa thương mại",
các yêu cầu thực hiện "tự do hóa thương mại" đặt ra đối với hoạt động quản lý nhà nước về
Hải quan; các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam liên quan đến Hải quan - tự do hóa
thương mại, chủ yếu tập trung vào các hiệp định bổ sung mới sau thời kỳ thành lập WTO,
đồng thời là các hiệp định có mối liên hệ mật thiết với lĩnh vực Hải quan; và các quy định của
pháp luật Hải quan Việt Nam điều chỉnh trực tiếp về thương mại hàng hóa, về các khía cạnh
liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ.
Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu đề tài này dưới góc độ của Luật quốc tế.
4. Cơ sở khoa học và thực tiễn, phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở khoa học
- Xu thế tự do hóa thương mại đang diễn ra phổ biến trên thế giới, tính tất yếu của chính
sách tự do hóa thương mại trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam (cùng

chiều với công cuộc cải cách, hiện đại hóa kinh tế đất nước);
- Nguyên tắc tự do hóa thương mại với tính cách là một trong những nguyên tắc cơ bản
của quan hệ thương mại quốc tế; mối quan hệ gắn bó không tách rời giữa tự do hóa thương
mại và tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại (thuận lợi hóa Thương mại);
- Các hiệp định của WTO về tự do hóa thương mại được vận dụng vào các quốc gia khác
nhau với nội dung khác nhau nhưng vẫn bảo đảm tuân thủ khung pháp lý của tổ chức này;
- Khung tiêu chuẩn an ninh và tạo thuận lợi cho thương mại do Tổ chức Hải quan Thế
giới (WCO) ban hành.
Cơ sở thực tiễn: Các báo cáo tổng kết, số liệu của ngành Hải quan, các chương trình, kế

4
hoạch hợp tác khu vực và quốc tế của Hải quan Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phân tích, trích lọc, rà soát thống kê, tổng
hợp, so sánh, trên cơ sở thấm nhuần, thấu suốt quan điểm chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội của
Đảng, quan điểm phát triển ngành của Nhà nước nói chung và lãnh đạo ngành nói riêng, kế thừa
những tinh hoa trong truyền thống lập pháp của Việt Nam trong các giai đoạn trở về trước, học
tập có chọn lọc những ưu việt của những nước phát triển, có trình độ lập pháp cao.
5. Những đóng góp mới của đề tài
Có thể xem đây là một số đóng góp mới của đề tài:
- Rà soát lại toàn bộ các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động Hải quan của Việt Nam
kể từ sau khi gia nhập WTO và cung cấp các đánh giá tổng thể về những ưu điểm và nhược
điểm của hệ thống pháp luật về Hải quan.
- Đánh giá chuyên sâu về tính tương thích giữa hệ thống pháp luật Hải quan Việt Nam với
yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thành viên WTO hướng tới tự do hóa thương mại. Cụ thể, pháp luật
Hải quan Việt Nam đã làm được những gì trước mục tiêu và yêu cầu tất yếu là tự do hóa
thương mại khi tham gia WTO.
- Trên cơ sở đó, đưa ra các khuyến nghị, giải pháp đề xuất đối với các nhà lập pháp, các
nhà xây dựng chính sách về những thay đổi thích hợp trong hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt
động hải quan để Việt Nam có thể thực hiện được mục tiêu và yêu cầu tất yếu nêu trên.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Kết quả nghiên cứu và những giải pháp đề xuất trong luận văn có ý nghĩa quan trọng đối
với việc hoàn thiện pháp luật Hải quan để Việt Nam đạt hiệu quả cao hơn trong hội nhập song
phương và đa phương, nhấn mạnh tới việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thành viên WTO. Bên
cạnh đó, luận văn cung cấp những thông tin và kiến thức về thực trạng của pháp luật hải quan
Việt Nam, được nhìn nhận đồng thời và công bằng từ cả hai góc độ ưu điểm và nhược điểm
cũng như các yếu tố chi phối đến quá trình lập pháp hải quan.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm
3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung.
Chương 2: Pháp luật Hải quan Việt Nam thực hiện các yêu cầu của tự do hóa thương mại
trong trong tương quan so sánh với các định chế liên quan đến Hải quan của WTO.
Chương 3: Giải pháp đề xuất hoàn thiện pháp luật Hải quan Việt Nam nhằm thực hiện tốt yêu
cầu của tự do hóa thương mại và nghĩa vụ thành viên WTO.
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬN VĂN
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Tự do hóa thƣơng mại vừa là mục tiêu đầu tiên và chính yếu, vừa là một trong
những nguyên tắc cơ bản của khung pháp luật WTO
- Khái niệm: Tự do hóa thương mại.

5
- Là nội dung chính trị xuyên suốt mục tiêu và các nguyên tắc cơ bản quan trọng nhất
trong định chế và toàn bộ thể chế pháp lý WTO.
1.1.1. Mục tiêu thúc đẩy tự do hóa thương mại của hệ thống GATT/WTO
- Mục tiêu, nội dung của Tự do hóa thương mại được tác giả phân tích trong các bước
phát triển kể từ sau khi kết thúc Thế chiến II, với dự định thành lập Tổ chức Thương mại
Quốc tế (ITO) trên cơ sở Hiến chương La Havana 1947 không được hiện thực hóa, tới Hiệp
định chung về thuế quan và thương mại (GATT 1947), tiếp đến là GATT/WTO 1994 gắn với

sự thành lập WTO (01/01/1995).
- Thúc đẩy tự do hóa thương mại quốc tế là mục tiêu chính của luật WTO, dựa trên các
công cụ lựa chọn: (1) Đối xử MFN; (2) Đối xử NT; (3) Nhân nhượng lẫn nhau; (4) Không phân
biệt đối xử.
1.1.2. Nguyên tắc và nội dung tự do hóa thƣơng mại
- Nguyên tắc "Thương mại ngày càng tự do hơn thông qua đàm phán": GATT/WTO 1994
kế thừa GATT 1947, nguyên tắc này được phân tích theo 2 quá trình: GATT 1947 -
GATT/WTO 1994, và GATT/WTO 1994 - nay, trên các mặt: phạm vi áp dụng và các biểu
hiện.
- Chỉ đến GATT/WTO 1994, mới được coi là 1/5 nguyên tắc cơ bản, thể hiện trong toàn
bộ Khung pháp luật WTO, nội dung mở rộng hơn nhiều so với GATT 1947. Trong đó:
+ Lĩnh vực tự do hóa liên quan tới Hải quan: Thương mại hàng hóa; các khía cạnh liên
quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ. Nội dung: cắt giảm tiến tới dần loại bỏ các
hàng rào cản trở thương mại, mức độ cắt giảm thông qua đàm phán song phương, đa
phương. Cấm sử dụng các biện pháp hạn chế định lượng nhập khẩu.
+ Ngoại lệ: các quy tắc về biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, đánh thuế đối kháng, v.v ;
đối tượng áp dụng: các thành viên đang và kém phát triển trong những vấn đề liên quan tới an
ninh quốc gia, an toàn vệ sinh, bảo vệ môi trường.
1.2. Thực hiện Tự do hóa thƣơng mại trong WTO - nhìn từ góc độ Hải quan
Hải quan Việt Nam thực hiện theo nội dung cam kết tại nghị định thư về việc gia nhập và
biểu cam kết thương mại hàng hóa, trên hai phương diện: thuận lợi hóa, bảo đảm an ninh
thương mại.
1.2.1. Thuận lợi hóa thƣơng mại
Là vấn đề mới nổi trong hệ thống thương mại đa phương: Theo WTO, "thuận lợi hóa
thương mại" là "đơn giản hóa và hài hòa hóa các quy trình thương mại quốc tế" trong đó các
quy trình thương mại là "các hoạt động, thực tiễn và các thủ tục liên quan đến việc thu thập,
xuất trình, liên lạc và xử lý dữ liệu cần thiết cho việc di chuyển hàng hóa trong thương mại
quốc tế".
- Trong lĩnh vực Hải quan: loại bỏ những yếu tố rườm rà không hiệu quả, các bước xử lý
không cần thiết trong quy trình quản lý, kiểm soát, đơn giản hóa và loại bỏ một số mẫu tờ khai,

chấn chỉnh luồng xử lý tài liệu, chấp nhận các mã số quốc tế đối với "hàng hóa" theo định nghĩa
tại Luật Hải quan 2001.
- Tự do hóa thương mại toàn cầu theo WTO đòi hỏi phải hợp nhất, hài hòa hóa các biện pháp
tạo thuận lợi của từng quốc gia theo chuẩn mực chung thế giới.

6
1.2.2. Bảo đảm an ninh thƣơng mại
Được phân tích dựa trên khái niệm "hàng hóa" là đối tượng quản lý của cơ quan Hải quan
theo Điều 4.1 Luật Hải quan 2001, gồm các phương diện: an ninh quốc gia (chống khủng bố),
an ninh kinh tế (chống buôn lậu, xuất/nhập khẩu hàng cấm, chống thất thu thuế do khai báo
sai trị giá), an ninh tiền tệ, lương thực, an toàn vệ sinh, bảo vệ người tiêu dùng (sức khỏe,
quyền được sử dụng hàng hóa bảo đảm chất lượng, v.v ).
1.2.3. Hải quan Việt Nam thực hiện tự do hóa thương mại trong WTO bằng cách giải
quyết mối quan hệ giữa thuận lợi hóa và bảo đảm an ninh thương mại
- "Bảo đảm an ninh" và "thuận lợi hóa" là hai đòi hỏi của quá trình phát triển tự do hóa
thương mại quốc tế, không phân biệt trình độ phát triển kinh tế, hai khái niệm gốc của
SAFE/WCO. Thực hiện SAFE vào 8/2005, Việt Nam xác định đây là biện pháp cụ thể trong hệ
thống biện pháp của ngành Hải quan thực hiện các cam kết WTO. Trong phần này, tác giả phân tích
mối quan hệ gắn kết mật thiết giữa hai khái niệm đối lập, sự cần thiết phải dung hòa để có tự do hóa
thương mại bền vững, trong sự soi chiếu vào mối quan hệ giữa WTO và WCO, với quan điểm
WCO là cơ quan Hải quan chung của WTO. Từ đó, Tác giả trình bày về những lợi ích mà cơ
quan Hải quan thu được khi giải quyết tốt mối quan hệ trên.
- Mối quan hệ được hệ thống luật WTO và pháp luật Hải quan Việt Nam xử lý lồng ghép.
Tính tương thích của pháp luật Hải quan Việt Nam với Hệ thống luật WTO bao hàm việc
nghiên cứu SAFE/WCO và một số Công ước quốc tế của tổ chức này.
1.3. Cơ sở thực tiễn và pháp lý để Hải quan Việt Nam thực hiện bảo đảm an ninh và tạo
thuận lợi cho tự do hóa thƣơng mại trong WTO
Việt Nam là thành viên chính thức của WTO từ 11/01/2007, là thành viên đầy đủ của
WCO cuối năm 1998, thực hiện SAFE/WCO tháng 8/2005.
1.3.1. Cơ sở thực tiễn

- Tình hình vi phạm pháp luật, buôn lậu, gian lận thương mại gia tăng, nguy cơ khủng bố
đe dọa, đặt ra yêu cầu cần bảo đảm an ninh hơn cho phát triển thương mại.
+ Khẳng định cơ quan Hải quan là cơ quan tuyến đầu thực hiện tăng cường bảo đảm an
ninh cho thương mại toàn cầu xuất phát từ: chức năng quản lý nhà nước; tình hình trên.
- Bảo đảm an ninh nhưng phải tăng cường thuận lợi cho các đối tượng thuộc phạm vi
quản lý, kiểm soát, đây là hai mặt của quá trình dịch chuyển chuỗi hàng hóa toàn cầu:
+ Yêu cầu tất yếu tăng năng lực cạnh tranh quốc tế của Việt Nam trong hội nhập kinh tế
quốc tế (WTO, WCO, APEC, ASEAN, v.v ).
1.3.2. Cơ sở pháp lý
a/ Hệ thống điều ước quốc tế liên quan tới Hải quan của khung pháp luật WTO: giới hạn phạm
vi nghiên cứu về tự do hóa thương mại hàng hóa, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có tham khảo cần
thiết các quy định mật thiết của WCO.
b/ Pháp luật quốc gia: Nghị định thư về việc gia nhập của Việt Nam; biểu cam kết về thương
mại hàng hóa; Nghị quyết 71/2006/NQ-QH11 năm 2006 của Quốc hội phê chuẩn Nghị định thư
gia nhập; Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành: về Hải quan, thuế, thương mại, đối xử Tối huệ
quốc và đối xử quốc gia.

7
1.4. Vai trò điều chỉnh hoạt động hải quan của pháp luật hải quan Việt Nam hƣớng tới
tự do hóa thƣơng mại và thực hiện nghĩa vụ thành viên WTO
Trong phần này, tác giả trình bày sơ lược cấu trúc hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt
động hải quan của Việt Nam, cơ chế dẫn chiếu văn bản, khẳng định đây là pháp luật chuyên
ngành cần phải cải cách đầu tiên khi gia nhập WTO.
1.5. Kinh nghiệm một số nƣớc đã là thành viên của WTO trong việc vận dụng các định
chế liên quan đến hải quan và Tự do hóa thƣơng mại
Các quốc gia được lựa chọn trình bày tại Phần này trên tiêu chí: lĩnh vực thành công nổi bật
hoặc/và có cùng trình độ phát triển tương đương với Việt Nam.
1.5.1. Các quốc gia phát triển và Liên minh Hải quan
Nhật Bản, Liên minh Hải quan Châu Âu.
1.5.2. Các quốc gia đang phát triển và các quốc gia trong khu vực

Trung Quốc, Philippin, Thái Lan, Bolivia, Nepal.
Tổng kết kinh nghiệm chung có thể áp dụng vào Việt Nam: đơn giản và hài hòa hóa thủ tục
hải quan, phân loại hàng hóa, quy tắc xuất xứ; minh bạch hóa thông tin và pháp luật; hợp nhất
pháp luật liên quan tới hoạt động hải quan; hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về trị giá;
phát triển đại lý khai thuê hải quan; áp dụng thủ tục hải quan điện tử; cơ cấu lại biểu thuế, thu hẹp
thuế suất, v.v
Chương 2
PHÁP LUẬT HẢI QUAN VIỆT NAM THỰC HIỆN CÁC YÊU CẦU CỦA TỰ DO HÓA
THƢƠNG MẠI TRONG TƢƠNG QUAN SO SÁNH VỚI CÁC ĐỊNH CHẾ LIÊN QUAN
ĐẾN HẢI QUAN CỦA WTO
2.1. Các quy định của WTO liên quan đến Hải quan nhằm bảo đảm an ninh và tạo
thuận lợi cho Tự do hóa thƣơng mại
Khung pháp luật WTO gồm 3 nhóm vấn đề cơ bản: Thương mại hàng hóa, thương mại
dịch vụ và các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ. Đối tượng
nghiên cứu, rà soát của luận văn là các quy tắc về thương mại hàng hóa, bảo hộ quyền sở hữu
trí tuệ.
2.1.1. Các yêu cầu nhất quán chung
- Chấp nhận ràng buộc "cả gói" ngay thời điểm gia nhập đối với hệ thống Hiệp định đa
phương, nhưng cho phép tùy nghi lựa chọn một số cách thức điều chỉnh của pháp luật trong
nước để đạt được tốt nhất mục tiêu phát triển, phù hợp với:
a. Nguyên tắc Không phân biệt đối xử: cơ sở pháp lý, nội dung và ngoại lệ của từng chế
độ MFN, NT.
b. Nguyên tắc Thương mại ngày càng tự do hơn thông qua đàm phán: đối tượng đàm
phán là các biện pháp thuế quan và phi thuế quan, thể hiện ở các nội dung: loại bỏ các cản trở
thương mại dưới dạng biện pháp phi thuế quan (gồm: nhóm áp đặt thường xuyên và theo vụ
việc).
c. Nguyên tắc Đảm bảo tính minh bạch: các biện pháp WTO yêu cầu các thành viên thực
thi, và ý nghĩa của nguyên tắc.

8

2.1.2. Thể hiện trong nội dung của hệ thống các hiệp định WTO
Tác giả chọn cách trình bày bổ ngang các quy định tương ứng trong từng hiệp định WTO về
tự do hóa thương mại hàng hóa. Ở mỗi hiệp định, nêu cơ sở pháp lý, cấu trúc, nội dung, yêu cầu
chính mà WTO đặt ra đối với hải quan, từ đó làm cơ sở đối chiếu với thực trạng pháp luật hải
quan Việt Nam ở phần 2.2 và đánh giá tính tương thích với một số hiệp định điển hình ở phần 2.3.
Hệ thống hiệp định WTO, một số Công ước WCO thực hiện tinh thần của WTO gồm:
(1) GATT/WTO 1994: xây dựng dựa trên sự thống nhất, thay đổi, bổ sung một số nội
dung GATT 1947, tập trung điều tiết các vấn đề thương mại hàng hóa.
- Các điều khoản liên quan trực tiếp: Điều V - Quyền tự do quá cảnh đối với hàng hóa (cả
hành lý), tàu biển và các phương tiện vận tải khác, Điều VII - Trị giá tính thuế, Điều VIII -
Các loại phí và thủ tục liên quan đến nhập khẩu và xuất khẩu, Điều IX (Quy tắc xuất xứ),
Điều X (Công bố và quản lý các quy định thương mại).
(2) Hiệp định thực thi Điều VII GATT (CVA)
(3) Hiệp định về Kiểm định hàng hóa trước khi xếp hàng (PSI)
(4) Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu (ILP)
(5) Hiệp định về Quy tắc xuất xứ (ROO)
(6) Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT).
(7) Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS);
Trình bày về điểm giao thoa giữa Hiệp định TBT và Hiệp định SPS để phân biệt ranh giới
áp dụng.
(8) Điều V, Điều VIII và Điều X dần được chuyển hóa vào các văn kiện của WCO:
Thứ nhất, thủ tục hải quan đơn giản và chuẩn hóa quốc tế: Công ước Kyoto/WCO 1973,
sửa đổi năm 1999 (có hiệu lực 03/02/2006) là nhân tố chủ chốt tạo thuận lợi thương mại, phản
ánh những thay đổi về kinh tế và công nghệ, vẫn đảm bảo duy trì các chế độ kiểm soát hải
quan theo luật định.
Thứ hai, thống nhất phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu toàn cầu: Công ước HS (có hiệu
lực 01/01/1984), sửa đổi 1996, 2002, 2007.
Thứ ba, Khung tiêu chuẩn về tạo thuận lợi và bảo đảm an ninh cho thương mại toàn cầu.
(9) Thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới: một trong các nội dung quy định tại
Hiệp định TRIPs, có hiệu lực 01/01/1995.

* Kết luận: Hải quan Việt Nam phải thực hiện 10 nội dung yêu cầu tạo thuận lợi và bảo
đảm an ninh.
2.2. Thực trạng pháp luật Hải quan Việt Nam về bảo đảm an ninh và tạo thuận lợi
cho Tự do hóa thƣơng mại sau khi gia nhập WTO
2.2.1. Kết quả đem lại từ cải cách pháp luật sau khi gia nhập WTO
Tăng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu; giảm thời gian, chi phí kiểm soát hàng hóa, số
lượng tài liệu xuất nhập khẩu; giảm tỷ lệ kiểm tra hàng hóa.
2.2.2. Những sửa đổi cụ thể của pháp luật Hải quan Việt Nam, các pháp luật khác có
liên quan về bảo đảm an ninh, tạo thuận lợi cho tự do hóa thương mại trong WTO
Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động tiền đề thực thi các cam kết gia nhập WTO khá
lâu trước khi trở thành thành viên chính thức: đơn giản hóa và thống nhất hóa thủ tục hải
quan, áp dụng phương pháp xác định trị giá theo CVA, thi hành TRIPs, Công ước HS,
a. Đã thừa nhận các nguyên tắc chung của thương mại toàn cầu quy định tại Khung pháp

9
luật WTO
a.1. Ban hành Pháp lệnh về Đối xử quốc gia và Đối xử Tối huệ quốc năm 2002: quy định
tập trung và thống nhất cách hiểu, phạm vi áp dụng, ngoại lệ NT, MFN trong thương mại
quốc tế.
a.2. Thừa nhận nguyên tắc minh bạch hóa pháp luật: thông qua Luật ban hành văn bản
quy phạm pháp luật năm 2008 (có hiệu lực 01/01/2009) thay thế Luật năm 1996, Luật sửa đổi,
bổ sung 2002.
b. Sơ lược những sửa đổi, bổ sung quan trọng của Luật Hải quan 2005: thêm mới một số khái
niệm ("Lãnh thổ hải quan", Quản lý "rủi ro") và sửa đổi, bổ sung một số nội dung tạo tiền đề thực
hiện tốt hơn các cam kết WTO, các khuôn khổ hợp tác quốc tế khác (hợp tác quốc tế, trị giá; hiện
đại hóa quản lý, các nội dung liên quan đến tạo thuận lợi cho quy trình, thủ tục; kiểm tra sau thông
quan).
c. Quy định của pháp luật Hải quan Việt Nam về những vấn đề liên quan tới tạo thuận lợi
và bảo đảm an ninh cho tự do hóa thương mại theo cam kết với WTO
c.1. Thủ tục kiểm tra, giám sát, thông quan, sau thông quan

* Đơn giản hóa và hài hòa hóa thủ tục hải quan gắn liền với việc nội luật hóa Công ước
Kyoto/WCO: tham gia Kyoto 1973 năm 1997, nhưng chỉ mới gia nhập Nghị định thư sửa đổi vào
12/2007, hiệu lực 4/2008, nên Việt Nam đang trong quá trình nội luật hóa những quy định, chuẩn
mực theo Nghị định thư.
- Phân tích những nội dung căn bản của thủ tục hải quan hiện hành (Kyoto 1973) dung hòa 2
phương diện trên, gồm: phương pháp kiểm tra hàng hóa, quản lý rủi ro, khai và nộp tờ khai; ưu
tiên làm thủ tục; chứng từ thuộc bộ hồ sơ; phán quyết trước về phân loại hàng hóa, phương pháp
xác định trị giá, …
* Phân loại hàng hóa: Áp dụng theo Công ước HS từ 01/01/2000, áp dụng hoàn toàn danh mục
HS vào Danh mục biểu thuế, các chú giải phần, chương, phân chương, (phù hợp HS 1996 ở
cấp độ 6 số, hài hòa hóa với Danh mục AHTN ở cấp độ 8 số và hoàn toàn phù hợp HS 2002,
hoàn thành rà soát và áp dụng Danh mục AHTN theo HS 2007 từ 01/01/2007 ở cấp độ 10 số).
- Phân tích cơ sở pháp lý quốc gia và cấu trúc, quy tắc phân loại hàng hóa, rút ra nhận xét:
Danh mục hàng hóa hài hòa với danh mục HS và các chú giải phần, chương, phân chương ở
cấp độ 6 số, nhưng chưa hoàn toàn tuân thủ nguyên tắc phân loại một số mặt hàng.
* Xác định xuất xứ hàng hóa
- Các định nghĩa về xuất xứ, quy tắc xuất xứ ưu đãi, không ưu đãi, C/O: không quy định
thành điều khoản cụ thể trong Luật Hải quan, mà ở văn bản điều chỉnh hoạt động thương mại
(Nghị định 19/2006/NĐ-CP).
- Phù hợp với WTO: C/O điện tử, quy định về quy tắc xuất xứ không ưu đãi.
- Thẩm quyền xác định, áp dụng các quy tắc xuất xứ và giám sát sử dụng "C/O": Bộ
Thương Mại, Bộ Tài chính - ủy quyền cho TCHQ (giám sát sử dụng C/O của hàng hóa xuất
nhập khẩu).
c.2. Về chính sách mặt hàng
* Cấp phép nhập khẩu:
- Hình thức Giấy phép (quản lý chuyên ngành, hạn ngạch), điều kiện hoặc tiêu chuẩn
nhập khẩu, hồ sơ nguồn gốc, phê duyệt nội dung, đăng ký lưu hành, chỉ định doanh nghiệp
được phép nhập khẩu.
- Chế độ cấp phép quản lý chuyên ngành theo từng ngành hàng, giấy phép quản lý hạn


10
ngạch thuế quan và cấp phép tự động.
* Giấy phép phải được nộp cho cơ quan hải quan ngay tại thời điểm mở tờ khai nhập khẩu,
không được nợ. Thủ tục cấp phép khác nhau theo mặt hàng thể hiện quan điểm trong chính sách
quản lý của nhà nước từng thời kỳ, tuy cơ quan Hải quan không cấp phép nhưng giám sát hiệu
lực của giấy phép.
c.3. Thuế, phí và lệ phí hải quan
* Thuế quan và trị giá tính thuế
- Thuế quan:
+ Thuế suất cam kết: số lượng dòng thuế, thuế suất, lộ trình, mặt hàng chủ yếu cắt giảm, đánh giá,
so sánh với các nước đang và đã phát triển tại vòng đàm phán cuối cùng thành lập WTO và với chính
mức thuế bình quân MFN của Việt Nam.
+ Cơ sở pháp lý quốc gia: cơ cấu thuế đối với hàng xuất - nhập khẩu, các văn bản không tập
trung, gây khó khăn trong theo dõi, áp dụng cho cơ quan quản lý, thiếu ổn định, kém dự đoán
trước, gây bất lợi, thiệt hại tiềm ẩn cho doanh nghiệp.
- Trị giá tính thuế: là vấn đề hay mâu thuẫn giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp. Việt
Nam phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc xác định trị giá theo Điều VII GATT ngay khi gia
nhập.
Tác giả nêu cơ sở pháp lý được xây dựng từ năm 2002 tới nay, phân tích mức độ tuân thủ
của từng thời kỳ sửa đổi, bổ sung, ban hành mới. Từ 01/01/2006, Hiệp định được áp dụng đầy
đủ tại Việt Nam theo Nghị định 155, Thông tư 113 năm 2005; nội luật hóa hoàn toàn cam kết
tại Nghị định 40, Thông tư 59 năm 2007 (thay thế Nghị định 155, Thông tư 113); Thông tư 40
năm 2008 hướng dẫn Nghị định 40.
* Phí và lệ phí hải quan: Việt Nam cam kết bảo đảm tiêu chuẩn quốc tế, thể hiện qua các
sửa đổi của Bộ Tài chính, bãi bỏ nhiều loại phí; tính lại mức phù hợp với WTO, giảm bớt
nhiều thủ tục, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, giảm chi phí Cơ sở pháp lý được phân tích
gồm: Mục XI Danh mục Pháp lệnh 38 năm 2001, Quyết định 73 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính.
c.4. Về quá cảnh hàng hóa: nêu cơ sở pháp lý tại Luật Hải quan, Luật Thương mại 2005;
văn bản hướng dẫn thi hành; đánh giá một số hạn chế của chính sách quá cảnh hàng hóa quốc

tế hiện hành: giới hạn hình thức quá cảnh; vận tải đa phương thức quốc tế không được tạo
điều kiện phát triển.
c.5. Về thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới
- Thực tiễn vi phạm bản quyền của Việt Nam trước gia nhập WTO và cơ sở pháp lý (Điều
ước quốc tế, yêu cầu của TRIPs và pháp luật quốc gia). Pháp luật quốc gia được quy định
tương đối đầy đủ, bao quát các mặt căn bản (Bộ luật dân sự, luật chuyên ngành về sở hữu trí tuệ,
văn bản của Hải quan).
- Nhận xét về cơ sở pháp lý quốc gia hiện hành, tình hình ký kết, tham gia một số điều
ước quốc tế theo yêu cầu của TRIPs.
c.6. Về đảm bảo an ninh: cân bằng với tạo thuận lợi là xử lý hành vi vi phạm trong lĩnh
vực hải quan (hành chính và hình sự): thực trạng vi phạm trong 2 thời điểm trước và sau gia
nhập WTO và cơ sở pháp lý tại Nghị định xử lý vi phạm chuyên ngành hải quan, sở hữu trí
tuệ, thương mại.
- Vi phạm trong lĩnh vực hải quan bị xử lý hành chính và hình sự. Cơ sở pháp lý điều chỉnh gồm
các văn bản chuyên ngành: hải quan (Nghị định 97/2007/NĐ-CP, Thông tư 62/2007/TT-BTC); thuế
(Nghị định 98/2007/NĐ-CP); sở hữu công nghiệp (Nghị định 106/2006/NĐ-CP), bảo vệ môi trường

11
(Nghị định 81/2006/NĐ-CP), hoạt động thương mại (Nghị định 06/2008/NĐ-CP), tham chiếu rất
nhiều văn bản quy định về chính sách mặt hàng, điều kiện cấp phép, các Công ước quốc tế về
kiểm soát chất thải, kiểm soát các yếu tố xâm phạm tới môi trường, v.v
2.3. Đánh giá tính tƣơng thích của pháp luật Hải quan Việt Nam trong tƣơng quan so
sánh với các định chế pháp lý của WTO
Trong phần này, tác giả đưa ra những nhận xét chung nhất về 7 nhóm vấn đề của pháp luật
Hải quan Việt Nam đối chiếu với các yêu cầu "tạo thuận lợi", "bảo đảm an ninh" của WTO
(tạo thuận lợi cho quy trình thủ tục hải quan, tính tự động của quy trình, thủ tục hải quan điện
tử, kiểm tra sau thông quan, nộp thuế, đại lý khai thuê hải quan, ưu tiên làm thủ tục hải quan).
Do khung pháp lý WTO quá đồ sộ, tác giả luận văn chọn lọc phân tích một số hiệp định
điển hình về tự do hóa thương mại hàng hóa, đặt trong lộ trình hoàn thành chuyển tiếp của
Việt Nam, đặc điểm, trình độ phát triển kinh tế, trình độ quản lý, các mục tiêu phát triển ngắn

và dài hạn.
2.3.1. Pháp luật Hải quan Việt Nam trong tiến trình thực thi một số Hiệp định điển hình về Tự
do hóa thương mại hàng hóa
Một là, thực thi CVA
- Việt Nam đã dần hoàn thiện cơ sở pháp lý nội luật hóa CVA bằng một loạt các văn bản ban
hành từ năm 2002 tới nay, điều chỉnh các nội dung: nguyên tắc hỗ trợ, các biện pháp xác định, cách
thức thực hiện chi tiết, xác định trị giá tối thiểu.
- Thời điểm xem là hoàn toàn tuân thủ các cam kết CVA: ban hành Nghị định
40/2007/NĐ-CP, Thông tư 59/2007/TT-BTC, bãi bỏ các quy định về giá tối thiểu áp dụng để xác
định trị giá khai báo. Hiện Việt Nam đang nỗ lực nâng cao năng lực thực tiễn hiện thực hóa các
quy định pháp luật mới ban hành.
Hai là, thực thi ROO. Nghị định 19/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về
xuất xứ hàng hóa dựa trên các chuẩn mực ROO, Công ước Kyoto, Mặc dù các văn bản hiện
hành không đề cập đủ hết các lĩnh vực điều chỉnh của ROO, song đã phù hợp với ROO.
Ba là, thực thi PSI. Việt Nam hiện không áp dụng hệ thống kiểm tra trước khi gửi hàng,
chưa có văn bản pháp luật nào quy định, gây bất lợi khi hài hòa hóa thủ tục hải quan vì không
hòa nhập đầy đủ.
Bốn là, thực thi ILP
- Hàng hóa quản lý bằng Giấy phép chưa thực sự phù hợp với WTO: danh mục hàng hóa
rộng (Nghị định 12/2006/NĐ-CP, Thông tư 04/2006/TT-BTM hướng dẫn Nghị định
12/2006/NĐ-CP, và các văn bản quản lý chuyên ngành khác), cần phải nghiên cứu, thu hẹp,
thay đổi phương thức quản lý.
- Đã áp dụng chế độ cấp phép tự động song chưa thực sự phù hợp với WTO về: danh
mục, số lượng mặt hàng, thời gian và thủ tục chờ cấp phép chưa thực sự thuận lợi theo tiêu
chí WTO.
Năm là, thực thi TBT và SPS: WTO yêu cầu Việt Nam thực hiện ngay lập tức.
* TBT: đã nỗ lực ban hành nhiều văn bản pháp luật, thành lập các văn phòng chức năng. Trong
phần này, tác giả trình bày các cơ quan quản lý chuyên ngành TBT, các nội dung đã thực hiện. Kết
quả, đến nay, Việt Nam có gần 80% trong khoảng 7.000 tiêu chuẩn không phù hợp thông lệ quốc tế
và đang giảm dần; đã áp dụng một số hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9000, HACCP, ISO

22000.
* SPS: thành lập Văn phòng quốc gia SPS Việt Nam, cơ sở pháp lý khá đầy đủ: Pháp lệnh
vệ sinh an toàn thực phẩm, Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng, Quy định về dấu kiểm định, tem

12
kiểm định và giấy chứng nhận kiểm định,
2.3.2. Pháp luật Hải quan Việt Nam trong thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
* Cơ sở pháp lý trong nước:
Đến nay, Việt Nam có hệ thống văn bản pháp luật gồm Luật Hải quan, Nghị định, Thông tư
liên tịch, các văn bản hướng dẫn khác tương đối đầy đủ, tiếp cận các quy định của Hiệp định
TRIPS, BTA, Luật mẫu/WCO. Trong khuôn khổ chương trình hành động về sở hữu trí tuệ gia
nhập WTO: hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật được ban hành và sửa đổi, các đối tượng về sở
hữu trí tuệ lần lượt được đưa vào bảo hộ, chế độ bảo hộ từng bước được hoàn thiện theo chuẩn
mực TRIPS.
* Đánh giá: Có 4 lĩnh vực quan trọng chưa tuân thủ TRIPS.
Tác giả đưa ra đánh giá chung, tổng kết những tồn tại của pháp luật Việt Nam về Hải
quan trong thực hiện cam kết với WTO làm cơ sở đề xuất giải pháp ở chương 3.

Chương 3
GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
HẢI QUAN VIỆT NAM NHẰM THỰC HIỆN TỐT YÊU CẦU CỦA TỰ DO HÓA
THƢƠNG MẠI VÀ NGHĨA VỤ THÀNH VIÊN WTO
3.1. Thực trạng thực thi pháp luật Hải quan Việt Nam về bảo đảm an ninh và tạo thuận
lợi cho tự do hóa thƣơng mại trong WTO
Tổng kết một số trường hợp vi phạm điển hình trên các khía cạnh khác nhau của tạo thuận
lợi dẫn tới an ninh thương mại bị xâm phạm, cung cấp cái nhìn toàn diện về giải pháp dung
hòa, sử dụng làm cơ sở thực tiễn đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật.
3.1.1. Các quy định pháp luật về tạo thuận lợi trong quy trình thủ tục hải quan bị doanh
nghiệp lợi dụng để gian lận thương mại
Các ví dụ được phân tích: lợi dụng phân luồng xanh tự động, miễn kiểm tra của hệ thống

quản lý rủi ro trong quy trình thủ tục hải quan mới (loại hình xuất khẩu hàng gia công - sản
xuất xuất khẩu, loại hình khác).
3.1.2. Chính sách ưu đãi thuế bị doanh nghiệp lợi dụng để gian lận, trốn thuế
Làm giả/ mua C/O ưu đãi; Chiếm đoạt tiền thuế bằng cách lợi dụng chế độ ưu đãi đối với
cư dân biên giới và trong khu kinh tế đặc biệt, chế độ ưu đãi đối với khu công nghiệp, khu chế
xuất.
3.1.3. Quy định về kiểm soát hải quan tạo thuận lợi cho xuất nhập cảnh và một số loại hình
xuất nhập khẩu đặc thù bị lợi dụng
Trung chuyển hàng hóa chứa trong container (xuất nhập kho ngoại quan, tạm nhập tái
xuất, chuyển khẩu, quá cảnh).
3.1.4. Tính chất lưỡng tính trong phân loại, áp mã HS của một số mặt hàng bị doanh nghiệp lợi
dụng để khai báo không trung thực về trị giá hải quan
Lựa chọn một số vụ việc khai báo sai trị giá của một số mặt hàng lưỡng tính trong phân
loại, áp mã, gây ra chênh lệch thuế lớn.
Ngoài 4 dạng/nhóm hành vi vi phạm, Tác giả đề cập thêm tới lĩnh vực thực thi bảo hộ
quyền về sở hữu trí tuệ tại biên giới: thiếu cơ sở pháp lý về mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan
hải quan và chủ quyền về sở hữu trí tuệ.

13
3.2. Nguyên tắc chỉ đạo chung, chiến lƣợc phát triển ngành
3.2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước
Tổng kết định hướng cơ bản hoàn thiện hệ thống pháp luật thương mại từ Nghị quyết Đại hội
Đảng VIII, IX, Nghị quyết 07 năm 2001 của Bộ Chính trị.
3.2.2. Chương trình hành động của Chính phủ, Bộ Tài chính
Nêu các văn bản chỉ đạo các công việc, chương trình hành động và một số nội dung lưu ý
của Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Bộ Tài chính: Nghị quyết 16/2007/NQ-CP; Quyết định
313/QĐ-BTC; Quyết định 27/2007/QĐ-TTg.
3.2.3. Kế hoạch hành động của ngành Hải quan Việt Nam
* Kế hoạch 456 năm 2008: trình bày một số nội dung phát triển những tiểu cấu phần liên
quan đến pháp luật Hải quan, kinh phí đầu tư, dự án hỗ trợ, đánh giá ý nghĩa.

* Dự thảo Chiến lược phát triển Hải quan Việt Nam đến năm 2012, định hướng 2020:
trình bày các nội dung quan trọng trong dự thảo hướng tới mục tiêu tự động hóa thông quan,
phát triển hải quan điện tử.
3.3. Giải pháp đề xuất
Đề xuất trên các cơ sở: Kinh nghiệm nước ngoài, thực trạng pháp luật, thực trạng thực thi
pháp luật; chương trình hợp tác, kế hoạch cải cách, hiện đại hóa, định hướng phát triển kinh
tế, phát triển ngành:
3.3.1. Cải cách pháp luật điều chỉnh một số vấn đề liên quan tới quy trình, thủ tục hải quan
- Nội luật hóa các chuẩn mực về đơn giản và hài hòa hóa thủ tục hải quan theo cam kết
gia nhập Nghị định thư sửa đổi Kyoto/ WCO đối với Thân Công ước và Phụ lục Tổng quát, là
tiền đề rất có giá trị để Việt Nam thực hiện tốt hơn các cam kết WTO.
- Xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu thông tin hải quan, tạo ra giá trị pháp lý thực sự cho
các điều khoản liên quan tới vận dụng cơ sở dữ liệu để xử lý công việc, nâng cao hơn nữa
năng lực bộ máy hoạt động để áp dụng đúng các quy tắc phân xếp loại, áp mã, tính thuế.
- Sửa đổi cơ sở pháp lý điều chỉnh việc phân loại, áp mã HS.
- Xây dựng mô hình quản lý hiện đại, tinh giản, quy trình thủ tục tự động hóa dựa trên
nền tảng áp dụng công nghệ thông tin hiện đại: nhân rộng phạm vi áp dụng thủ tục hải quan
điện tử; hoàn thiện hành lang pháp lý đối với đại lý khai thuê chuyên nghiệp.
3.3.2. Cải cách pháp luật về trị giá tính thuế, thuế và các biện pháp phi thuế quan
- Nội luật hóa các cam kết cụ thể với WTO trên cơ sở vận dụng linh hoạt các lựa chọn cho
phép, phù hợp với WTO.
- Cải cách các biện pháp phi thuế quan để không trở thành rào cản thương mại vi phạm
quy định của WTO: giấy phép, hạn ngạch, chỉ tiêu kỹ thuật, chế độ cấp phép.
- Sắp xếp, mở rộng các sắc thuế, bảo đảm an ninh ngân sách trước ảnh hưởng giảm sút nguồn
thu thuế xuất - nhập khẩu: mở rộng diện chịu thuế, thu hẹp thuế suất thuế giá trị gia tăng; mở rộng
các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
3.3.3. Cải cách pháp luật liên quan tới cơ chế kiểm soát an ninh
- Bổ sung, sửa đổi các quy định pháp luật nhằm tăng cường bảo đảm an ninh cho chuỗi
cung ứng hàng hóa toàn cầu:
+ Sửa đổi, bổ sung, thêm mới các hành vi vi phạm, nâng mức chế tài tại Nghị định

97/2007/NĐ-CP lên cao hơn đối với một số vi phạm hàng xuất khẩu, niêm phong; áp dụng

14
chế tài cao hơn đối với pháp nhân vi phạm.
+ Bổ sung các quy định củng cố cơ sở áp dụng biện pháp cưỡng chế. Thay đổi tư duy xử
lý đối với những vụ việc có dấu hiệu hình sự: không được giữ lại xử lý hành chính.
Chọn phân tích một số kiến nghị tăng cường bảo đảm an ninh nhìn khi thực thi CVA.
- Sửa đổi Điều 64 Nghị định 154/2005/NĐ-CP: mở rộng phạm vi, thay đổi quan điểm
kiểm tra sau thông quan.
- Hoàn thiện cơ sở pháp lý thực thi kiểm soát quyền về sở hữu trí tuệ tại biên giới.

KẾT LUẬN
Làm thế nào để sở hữu một hệ thống pháp luật về Hải quan thực hiện tốt các yêu cầu của "tự do
hóa thương mại" trong WTO: giải quyết cân bằng mối quan hệ giữa hai mặt đối lập tạo thuận lợi và
bảo đảm an ninh - là một câu hỏi vô cùng phức tạp và nan giải không chỉ đối với riêng quốc gia
thành viên nào. Thiết chế đa phương phổ cập toàn cầu WTO quy tụ 153 quốc gia thành viên (trong
tổng số 192 thành viên Liên hợp quốc bao gồm 191 quốc gia độc lập và Tòa thánh Vaticăng), điều
tiết 98% giao dịch thương mại của thế giới, đòi hỏi các quốc gia ở các trình độ phát triển rất khác
nhau phải cùng tuân thủ một luật lệ chung về thương mại quốc tế. Các quốc gia thành viên bước vào
khuôn khổ hợp tác quốc tế này từ rất nhiều xuất phát điểm khác nhau, nên đàm phán gia nhập WTO
và thỏa mãn đề nghị của các đối tác đã là thành viên của WTO trước đó luôn là quá trình cam go lâu
dài đối với bất kỳ quốc gia nào. Khi đã có tư cách thành viên WTO, mỗi quốc gia còn phải đối mặt với
một công việc khó khăn hơn nhiều đó là tìm ra cách thức vừa thực thi nghiêm chỉnh các cam kết vừa
giữ vững tốt nhất mục tiêu phát triển của mình.
Cộng đồng quốc tế đã tổ chức rất nhiều những chương trình nghị sự, những phiên họp đa
phương để bàn thảo về vấn đề thuận lợi hóa và bảo đảm an ninh cho tự do hóa thương mại quốc tế,
trong đó có sử dụng ý tưởng về bộ chuẩn mực được thiết kế trong khung tiêu chuẩn SAFE của tổ
chức quốc tế chuyên ngành hải quan WCO. Vấn đề này cũng là nội dung chủ chốt của kế hoạch
chiến lược của WCO giai đoạn 2009 - 2011 được thông qua tại phiên họp toàn thể lần thứ 111/112
vào tháng 6/2008. Trong khuôn khổ WTO, nội dung thuận lợi hóa thương mại được đưa vào một

trong những lĩnh vực cơ bản của vòng đàm phán Doha, một trong những chủ đề được đề cập tại Hội
nghị Bộ trưởng WTO tổ chức tại Singapore tháng 12/1996, được các thành viên đàm phán chính
thức từ tháng 7/2004. Rất nhiều phương án đã được đưa ra để cộng đồng quốc tế cùng cân nhắc, áp
dụng cho thời gian tương đối ổn định và/hoặc áp dụng tạm thời trong một thời điểm tổ chức sự kiện
quan trọng, hay "điểm nóng" nào đó. Quan điểm, lập trường đại diện cho các lợi ích, nhóm lợi ích
khác nhau được đưa ra trên bàn nghị sự và không ít các trường hợp gây ra sự bất đồng, không thống
nhất được trong cách giải quyết. Thể hiện nhu cầu và cũng là yêu cầu tất yếu hòa nhập vào hệ thống
đem lại nhiều lợi ích lớn lao này, Việt Nam đã gửi đề nghị tham gia chương trình "Đánh giá nhu cầu
tạo thuận lợi" trong WTO vào năm 2007. Trong phiên đàm phán thuận lợi hóa thương mại gần đây
nhất được tổ chức vào tháng 5/2008, các thành viên vẫn tiếp tục đưa ra những đề xuất mới cho hiệp
định thuận lợi hóa thương mại của tương lai.
Cũng tại thời điểm này, nghĩa vụ thành viên trong vấn đề tạo thuận lợi và bảo đảm an
ninh cho tự do hóa thương mại của Việt Nam liên quan tới Hải quan càng bị đòi hỏi khắt khe
hơn bởi Việt Nam đang trong nhiệm kỳ thực hiện các trách nhiệm đối với đời sống quốc tế
của một Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (2008 - 2009).
Do đó, với việc lựa chọn đề tài "Pháp luật Hải quan Việt Nam trước yêu cầu thực hiện
"tự do hóa thương mại" và nghĩa vụ thành viên WTO", cụ thể là thực hiện các yêu cầu về
tạo thuận lợi và bảo đảm an ninh cho tự do hóa thương mại trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ

15
Luật quốc tế, chắc chắn tác giả không thể có tham vọng giải quyết được triệt để vấn đề đang được
cả cộng đồng quốc tế rộng lớn cùng trăn trở. Những vấn đề đã được tác giả cố gắng giải quyết
trong phạm vi đề tài này bao gồm:
Một là, nghiên cứu và phân tích rõ một số vấn đề lý luận chung về tự do hóa thương mại và
các yêu cầu của tự do hóa thương mại trong WTO đặt ra đối với pháp luật Hải quan Việt Nam.
Qua việc làm sáng tỏ các vấn đề lý luận có liên quan, tác giả rút ra nhận xét về yêu cầu tất yếu
phải thực hiện tự do hóa thương mại vừa xuất phát từ động lực phát triển nội tại của quốc gia vừa
xuất phát từ nghĩa vụ "tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế" (pacta sunt servanda) trong khuôn
khổ WTO với tư cách thành viên của Việt Nam. Đồng thời, tác giả cũng chỉ rõ yêu cầu cụ thể của
tự do hóa thương mại trong WTO mà pháp luật Hải quan Việt Nam cần thực hiện đó là hai

phương diện cơ bản: thuận lợi hóa và bảo đảm an ninh. Sau đó, hai phương diện cơ bản được cụ
thể hóa từ yêu cầu của "tự do hóa thương mại" trong WTO đối với pháp luật Hải quan Việt Nam
được sử dụng làm luận cứ phân tích xuyên suốt các vấn đề của luận văn. Do "tự do hóa thương
mại" không thể thực hiện được nếu hai yếu tố này bị mất cân bằng trong mối quan hệ tác động
qua lại lẫn nhau. Cả hai yếu tố đều cùng phải được chú trọng ở mức độ thích hợp tùy thuộc vào
đặc trưng riêng của từng loại hình xuất nhập khẩu mà cơ quan Hải quan quản lý, tùy thuộc vào
các yếu tố như giá trị thương mại mà nó đem lại, rủi ro tiềm ẩn mà nó có thể gây ra, hay các lợi
ích chiến lược của quốc gia, các giá trị khác mà cộng đồng quốc tế xem trọng, v.v
Hai là, nghiên cứu thực trạng pháp luật Hải quan Việt Nam và thực trạng thực thi pháp luật
Hải quan Việt Nam trong mối tương quan với yêu cầu thực hiện tự do hóa thương mại (thuận lợi hóa
và bảo đảm an ninh) trong hệ thống các hiệp định đa phương của WTO về tự do hóa thương mại
hàng hóa và các khía cạnh có liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ. Qua đó, đánh giá
các khía cạnh tương thích của pháp luật Hải quan Việt Nam với cam kết gia nhập WTO.
Ba là, trước kết quả đánh giá thực trạng pháp luật, thực trạng thực thi pháp luật Hải quan Việt
Nam hiện hành, trên cơ sở học tập kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, nhận thức rõ
yêu cầu của WTO, mục tiêu phát triển trong nước, mục tiêu phát triển ngành, tác giả đưa ra đề
xuất về một số giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về Hải quan của Việt Nam trên
các lĩnh vực quan trọng: cải cách pháp luật điều chỉnh một số vấn đề liên quan tới quy trình, thủ
tục hải quan; cải cách pháp luật về trị giá tính thuế, thuế và các biện pháp phi thuế quan; và cải
cách pháp luật liên quan tới cơ chế kiểm soát an ninh. Trong hệ thống các giải pháp liên quan
tới khuôn khổ pháp lý này, nhiều giải pháp để có thể thực hiện được cần có sự thay đổi đồng
bộ từ các ngành, các cấp có liên quan trong phối hợp quản lý hoạt động Hải quan.
Trong quá trình nghiên cứu, với sự hạn chế về thời gian và trình độ nên không thể tránh
khỏi còn thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy, cô và các bạn để luận
văn được hoàn thiện hơn nữa.

References
CÁC VĂN BẢN, NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG
1. Đảng Cộng sản việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb
Sự thật, Hà Nội.

2. Đảng Cộng sản việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb
Sự thật, Hà Nội.

16
3. Đảng Cộng sản việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Nghị quyết 07-NQ/TW ngày 27/11 của Bộ Chính trị
về hội nhập kinh tế quốc tế, Hà Nội.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƢỚC
5. Bộ Công thương (2008) Quyết định số 24/2008/QĐ-BCT ngày 01/8 của Bộ trưởng Bộ
Công thương về việc áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với
một số mặt hàng, Hà Nội.
6. Bộ Tài chính (2003), Quyết định số 82/2003/QĐ-BTC ngày 13/6 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, Hà
Nội.
7. Bộ Tài chính (2006), Quyết định số 73/2006/QĐ-BTC ngày 18/12 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh
vực hải quan, Hà Nội.
8. Bộ Tài chính (2007), Quyết định 52/2007/QĐ-BTC ngày 22/6 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính về việc ban hành Quy định về thí điểm thủ tục hải quan điện tử, Hà Nội.
9. Bộ Tài chính (2007), Quyết định số 106/2007/QĐ-BTC ngày 20/12 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính về việc ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Hà
Nội.
10. Bộ Tài chính (2008), Quyết định số 313/QĐ-BTC ngày 25/02 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính ban hành Chương trình hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết
16/2007/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ sau khi Việt Nam gia
nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) giai đoạn 2007 - 2012, Hà Nội.
11. Bộ Tài chính (2008), Quyết định 456/QĐ-BTC ngày 14/3 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
về việc ban hành "Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan
giai đoạn 2008 - 2010", Hà Nội.

12. Bộ Thương mại (2007), Quyết định 18/2007/QĐ-BTM ngày 30/7 của Bộ trưởng Bộ
Thương mại về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ điện tử, Hà Nội.

17
13. Chính phủ (2003), Nghị định số 06/2003/NĐ-CP ngày 22/01 quy định về việc phân loại
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, Hà Nội.
14. Chính phủ (2005), Quyết định số 41/2005/QĐ-TTg ngày 02/3 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành Quy chế cấp phép nhập khẩu hàng hóa, Hà Nội.
15. Chính phủ (2005), Quyết định 149/2005/QĐ-TTg ngày 20/6 của Thủ tướng Chính phủ
về việc thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử, Hà Nội.
16. Chính phủ (2005), Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12 quy định chi tiết một số điều
của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, Hà Nội.
17. Chính phủ (2006), Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9 quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và
quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, Hà Nội.
18. Chính phủ (2006), Nghị định 106/2006/NĐ-CP ngày 22/9 quy định về xử phạt vi phạm
hành chính về sở hữu công nghiệp, Hà Nội.
19. Chính phủ (2006), Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01 quy định chi tiết thi hành Luật
Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý
mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, Hà Nội.
20. Chính phủ (2006), Nghị định 19/2006/NĐ-CP ngày 20/2 quy định chi tiết Luật Thương
mại về xuất xứ hàng hóa, Hà Nội.
21. Chính phủ (2007), Quyết định số 27/2007/QĐ-TTg ngày 15/02 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020, Hà Nội.
22. Chính phủ (2007), Nghị định 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02 về giao dịch điện tử trong
hoạt động tài chính, Hà Nội.
23. Chính phủ (2007), Nghị quyết 16/2007/NQ-CP ngày 27/02 ban hành Chương trình hành
động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế

phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương
mại Thế giới, Hà Nội.

18
24. Chính phủ (2007), Nghị định 97/2007/NĐ-CP ngày 07/6 quy định việc xử lý vi phạm
hành chính và cưỡng chế thi hành Quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan,
Hà Nội.
25. Chính phủ (2007), Nghị định 98/2007/NĐ-CP ngày 07/6 quy định về xử lý vi phạm pháp
luật về thuế và cưỡng chế thi hành Quyết định hành chính thuế, Hà Nội.
26. Chính phủ (2008), Chỉ thị 14/2008/CT-TTg ngày 22/4 của Thủ tướng Chính phủ về các
biện pháp tăng cường kiểm tra, đôn đốc thực hiện các điều ước quốc tế trong lĩnh
vực kinh tế - thương mại, Hà Nội.
27. Quốc hội (2001), Luật Hải quan, Hà Nội.
28. Quốc hội (2003), Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
29. Quốc hội (2003), Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
30. Quốc hội (2005), Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Hà Nội.
31. Quốc hội (2005), Luật Thương mại, Hà Nội.
32. Quốc hội (2005), Luật Hải quan (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
33. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội.
34. Quốc hội (2005), Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi, bổ
sung), Hà Nội.
35. Quốc hội (2005), Luật Giao dịch điện tử, Hà Nội.
36. Quốc hội (2006), Luật Quản lý thuế, Hà Nội.
37. Quốc hội (2008), Luật Thuế giá trị gia tăng (có hiệu lực từ 01/01/2009), Hà Nội.
38. Tổng cục Hải quan (2005), Quyết định số 2148/QĐ-TCHQ ngày 31/12 của Tổng cục
trưởng Tổng cục Hải quan về việc áp dụng hệ thống quản lý rủi ro trong làm thủ
tục hải quan đối với lô hàng xuất khấu, nhập khẩu, Hà Nội.
39. Tổng cục Hải quan (2006) Quyết định số 874/QĐ-TCHQ ngày 15/5 của Tổng cục
trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại, Hà Nội.


19
40. Tổng cục Hải quan (2008), Quyết định 916/QĐ-TCHQ ngày 31/3/2008 của Tổng cục
trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy chế tiếp nhận Đơn yêu cầu kiểm
soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan tới sở hữu trí tuệ, Hà Nội.
41. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2002), Pháp lệnh 41/2002/PL-UBTVQH10 ngày 25/5 về
đối xử Tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế, Hà Nội.
42. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2002), Pháp lệnh số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8 về phí
và lệ phí, Hà Nội.
43. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2007) Nghị quyết số 295/2007/NQ-UBTNQH12 ngày 28/9 về
việc ban hành Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục nhóm hàng chịu thuế và Khung
thuế suất đối với từng nhóm hàng, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục
nhóm hàng chịu thuế và Khung thuế suất ưu đãi đối với từng nhóm hàng, Hà Nội.
CÁC VĂN BẢN QUỐC TẾ
44. ASEAN (1997), Hiệp định Hải quan ASEAN.
45. ASEAN (2005), Hiệp định về Kiểm tra một cửa trong ASEAN (ASW).
46. Tổ chức Hải quan thế giới (1973), Công ước Kyoto về đơn giản và hài hòa hóa thủ tục
hải quan.
47. Tổ chức Hải quan thế giới, Công ước quốc tế về Hệ thống điều hòa mô tả và mã hóa hàng
hóa ngày 14/6/1983; sửa đổi, bổ sung 1996, 2002, 2007.
48. Tổ chức Hải quan thế giới (1999), Nghị định thư sửa đổi Công ước Kyoto về đơn giản
và hài hòa hóa thủ tục hải quan.
49. Tổ chức Hải quan thế giới (2005), Khung các tiêu chuẩn về Đảm bảo an ninh và Thuận lợi
hóa Thương mại toàn cầu.
50. Tổ chức Hải quan thế giới, Hiệp định về thành lập Tổ chức Hải quan thế giới.
51. Tổ chức Thương mại Thế giới, Hiệp định chung về thuế quan và thương mại, (GATT
1947).
52. Tổ chức Thương mại Thế giới, Hiệp định chung về thuế quan và thương mại, (GATT
1994).
53. Tổ chức Thương mại Thế giới, Hiệp định thực thi Điều VII của Hiệp định chung về thuế

quan và thương mại.

20
54. Tổ chức Thương mại Thế giới, Hiệp định WTO về giám định hàng hóa trước khi xếp
hàng.
55. Tổ chức Thương mại Thế giới, Hiệp định TRIPs về các khía cạnh liên quan đến thương
mại của quyền sở hữu trí tuệ.
56. Tổ chức Thương mại Thế giới, Hiệp định về Quy tắc Xuất xứ.
57. Tổ chức Thương mại Thế giới, Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại.
58. Tổ chức Thương mại Thế giới, Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ.
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC
59. Vũ Ngọc Anh (2008), "Những vấn đề đặt ra cho công tác kiểm soát hải quan, chống
buôn lậu, gian lận thương mại để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế", Bản
tin Nghiên cứu Hải quan, (4).
60. Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO (27/10/2006), Việt Nam gia nhập WTO,
Hà Nội.
61. Bộ Công thương và Ủy ban Châu Âu (2007), Vị trí, vai trò và cơ chế hoạt động của Tổ
chức Thương mại Thế giới trong hệ thống thương mại đa phương, Nxb Lao động
- xã hội, Hà Nội.
62. Bộ Tài chính (2005), Thông tư 112/2005/TT-BTC ngày 15/12 hướng dẫn về thủ tục hải
quan, kiểm tra, giám sát hải quan, Hà Nội.
63. Bộ Tài chính (2007), Thông tư 59/2007/TT-BTC ngày 14/6 hướng dẫn thi hành thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu, quản lý thuế đối với hàng hhóaxuất khẩu, nhập khẩu,
Hà Nội.
64. Bộ Thương mại (2006), Thông tư 07/2006/TT-BTM ngày 17/4 hướng dẫn thủ tục cấp và
quản lý việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ theo Nghị định số 19/2006/NĐ-CP, Hà
Nội.
65. Trần Nguyên Chẩn (2002), "Tham gia Công ước HS - bước hội nhập quan trọng của
Viêt Nam với thế giới", Kinh tế đối ngoại, (1).
66. Hải quan Việt Nam (11/01/2008), Tìm hiểu về chính sách và nhiệm vụ của Liên minh

Hải quan Châu Âu, Hà Nội.

21
67. Hoàng Phước Hiệp (2005), "Chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và một
số vấn đề về hoàn thiện hệ thống pháp luật", Trong sách: Việt Nam và tiến trình
gia nhập WTO, Nxb Thế giới, Hà Nội.
68. Ngô Thành Hưng (2008), "Một số trao đổi về những vướng mắc và phương hướng tháo
gỡ ở Cục Hải quan Lạng Sơn", Bản tin Nghiên cứu Hải quan, (5).
69. Phạm Ngọc Hữu (2008), "Kiểm tra xác định số lượng, chủng loại hàng hóa thực tế xuất
khẩu", Bản tin Nghiên cứu Hải quan, (5).
70. Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (2005), Giáo trình Luật Thương mại
quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
71. "Kinh nghiệm của Hải quan Nhật Bản" (2004), Báo Hải quan, ngày 15/03.
72. Luc De Wulf, José B. Sokol (2005), Kinh nghiệm hiện đại hóa hải quan của một số
nước, Nxb Thế giới, Hà Nội.
73. Anh Phương (2008), "Xuất nhập khẩu năm 2007 - nguồn thu và chống buôn lậu, gian
lận thương mại của ngành Hải quan", Bản tin Nghiên cứu Hải quan, (1+2).
74. Quốc hội (2008), Dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, ngày 23/7, Hà Nội.
75. RAJ BHALA (2006), Luật Thương mại quốc tế - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
(International Trade Law: Theory and Practice - Lexis Publishing 2001), tái bản
lần 2, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
76. Robert Ireland, Takashi Matsumoto, Hideki Mori (6/2006), Báo cáo của WCO trong
khuôn khổ Chương trình COLUMBUS cho Hải quan Việt Nam.
77. Hà Tiến Thăng (2008), "Phát triển Hải quan đến năm 2012, định hướng 2020", Bản tin
Nghiên cứu Hải quan, (1+2).
78. Tổng cục Hải quan (2005), 60 năm Hải quan Việt Nam (1945 - 2005), Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội.
79. Tổng cục Hải quan (2006), Báo cáo tổng kết công tác ngành Hải quan năm 2006, Hà
Nội.
80. Tổng cục Hải quan (2006), Công văn 2104/TCHQ-GSQL ngày 16/5 về việc triển khai

thực hiện quy trình thủ tục hải quan, Hà Nội.

22
81. Tổng cục Hải quan (2007), Báo cáo tổng kết công tác ngành Hải quan năm 2007, Hà
Nội.
82. Tổng cục Hải quan (2008), Công văn 2077/TCHQ-GSQL ngày 06/5 về việc Thẻ ưu tiêu
thủ tục hải quan, Hà Nội.
83. Tổng cục Hải quan (2008), Báo cáo công tác Kiểm soát Hải quan 06 tháng đầu năm
2008, Hà Nội.
84. Nguyễn Viết Trường (2008), "Danh mục hàng hóa của Việt Nam và phân xếp loại hàng
hóa xuất nhập khẩu, áp mã số HS", Nghiên cứu Hải quan, (3).
85. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2008), Dự thảo sửa đổi Nghị quyết số 295/2007/NQ-
UBTNQH12 (Dự thảo cuối ngày 09/09), Hà Nội.
CÁC BÀI BÁO TỪ CÁC TRANG WEB
86. Lê Anh, Tuấn Dũng (18/5/2008), "Triệt phá đường dây ma túy khổng lồ xuyên quốc
gia", , ngày 18/5.
87. Asian Development Bank (2007), "Chương trình so sánh quốc tế (ICP) ở châu Á-Thái
Bình Dương năm 2005: sức mua tương đương và chi tiêu thật",
, ngày 10/12.
88. Nguyễn Đăng Bình (2008), "Tác động của việc gia nhập WTO và những thay đổi thể
chế đối với khu vực công", , ngày 14/4.
89. "Các vụ tấn công khủng bố trên thế giới gia tăng" (2007), http://www.
voanews.com/vietnamese, ngày 01/5.
90. Nguyễn Vân Chi, "Nông nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập: Cam kết thuế quan
và tình hình thực hiện", .
91. Phượng Diễm (2008), "5 năm Biên phòng - Hải quan phối hợp hoạt động: Nhận thức
tốt, phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả", http//www. customs.gov.vn, ngày 29/01.
92. "Doanh nghiệp khai báo thủ tục Hải quan: Gian được là gian" (2007),
, ngày 24/8.
93. Ánh Hồng (2005), "Kinh nghiệm quản lý trị giá hải quan của Hải quan Nhật Bản",

, ngày 01/7.
94. Tùng Giang (2008), "Việt Nam gia nhập Nghị định thư sửa đổi Công ước Kyoto",
, ngày 26/2.

23
95. "Kiểm tra sau thông quan - khó khăn và giải pháp khắc phục" (2007),
, ngày 26/9.
96. Huỳnh Trung Kiên (2007), "Từ đầu tháng 6 đến nay, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng
Sài Gòn Khu vực 3 phát hiện nhiều vụ vi phạm hành chính hải quan" (2007),
, ngày 27/6.
97. "Kinh nghiệm Hải quan một số nước áp dụng hải quan điện tử" (2005),
, ngày 96/8.
98. Nguyễn Thu Phương (2007), "Liên minh Châu Âu - chặng đường 50 năm phát triển",
chicong san.org.vn, ngày 9/4.
99. "Qua vụ nhập trái phép gần 7.000 tấn thép phế liệu: Cần phối hợp chặt chẽ để phòng
ngừa", http/www.Laodong.com.vn, ngày 20/5.
100. "Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2008 ngành Hải quan: Số thu ngân sách bằng 73,9%
dự toán năm" (2008), , ngày 14/7.
101. Lê Đình Thuật (2007), "Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất bắt
giữ 01 khẩu súng ngắn và 13 viên đạn của khách nhập cảnh",
, ngày 26/11.
102. Ủy ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế (2005), ""Hải quan một cửa" trong ASEAN"
(2005), , ngày 4/4.
TRANG WEB
103. .
104. http//www.mofa.gov.vn.
105. .
106. http//www.vnexpress.net.
TIẾNG ANH
107. ASEM, "The second ASEM Procedures working group Brussels, 16-17 March 1998,

section N
o
16 Simplification of Customs Procedures in Other international
Organisations", asem/statement/Sta
tements/PWG2nd.htm.
108. Bolivia Customs Administration, "A succesful Reform for a better public service".

24
109. Council of The European Union (18/6/2007), Implementing the Community Lisbon
programme - Proposal for a regulation of the European Parliament and of the
Council - laying down the Community Customs Code (Modernized Customs
Code),
110. Customs Thailand (2005), "The Thai Customs Client Service Charter" Thailand’s Paper
15
th
ECCM Meeting 13 - 16/01/2005", toms.go.th/Customs-
Eng/indexEng.jsp.
111. Department of Customs His Majesty’ s Government of Nepal (2003), Three years
Customs Reform and Modenization Action Plan 2003 - 2006".
112. European Commission (05/4/2006), Customs code committee, The European Union on-
line:
113. General Administration of Customs the People’s Republic of China (2004), "China
customs today" (tr. 52 - 53)
114. Prachanda Man Shrestha - Joint Secretary - Ministry of Industry, Commerce, and
Supplies Nepal, "Trade Facilitation Initiatives in Nepal",
115. World Customs organization (09/6/2008), List of Members who have indicated their
intention to implement the SAFE Framework of Standards,

116. World Customs organization (6/2008), "WCO table Intention to implement the FOS-
EN-FR_June08V2",

117. World Customs organization, "The World Customs Organization in Brief",

118. World trade organization, "Members and observers" (2008), , home
> the wto > what is the wto? > understanding the wto > members and observers.

×