Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Pháp luật hải quan Việt Nam trước yêu cầu thực hiện tự do hóa thương mại và nghĩa vụ thành viên WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 161 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

PHẠM THỊ HẢI YẾN

PHÁP LUẬT HẢI QUAN VIỆT NAM
TRƢỚC YÊU CẦU THỰC HIỆN "TỰ DO HÓA
THƢƠNG MẠI"
VÀ NGHĨA VỤ THÀNH VIÊN WTO

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2008


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1.1.

7

Tự do hóa thương mại vừa là mục tiêu đầu tiên và chính yếu,
vừa là một trong những nguyên tắc cơ bản của khung pháp

7



luật WTO
1.1.1.

Mục tiêu thúc đẩy tự do hóa thương mại của hệ thống
GATT/WTO

7

1.1.2.

Nguyên tắc và nội dung tự do hóa thương mại

9

1.2.

Thực hiện tự do hóa thương mại trong WTO - nhìn từ góc độ

12

hải quan
1.2.1.

Thuận lợi hóa thương mại

13

1.2.2.


Bảo đảm an ninh thương mại

15

1.2.3.

Hải quan Việt Nam thực hiện tự do hóa thương mại trong
WTO bằng cách giải quyết mối quan hệ giữa thuận lợi hóa

16

và bảo đảm an ninh thương mại
1.3.

Cơ sở thực tiễn và pháp lý để hải quan Việt Nam thực hiện

18

bảo đảm an ninh và tạo thuận lợi cho tự do hóa thương mại
trong WTO
1.4.

Vai trị điều chỉnh hoạt động Hải quan của pháp luật Hải
quan Việt Nam hướng tới tự do hóa thương mại và thực hiện

28

nghĩa vụ thành viên WTO
1.5


Kinh nghiệm một số nước đã là thành viên của WTO trong

28

việc vận dụng các định chế liên quan đến hải quan và tự do
hóa thương mại
1.5.1.

Các quốc gia phát triển và Liên minh Hải quan

1

29


Các quốc gia đang phát triển và các quốc gia trong khu vực

37

Chƣơng 2: PHÁP LUẬT HẢI QUAN VIỆT NAM THỰC
HIỆN CÁC YÊU CẦU CỦA TỰ DO HÓA
THƢƠNG MẠI TRONG TƢƠNG QUAN SO
SÁNH VỚI CÁC ĐỊNH CHẾ LIÊN QUAN
ĐẾN HẢI QUAN CỦA WTO

45

2.1.

Các quy định của WTO liên quan đến hải quan nhằm bảo

đảm an ninh và tạo thuận lợi cho tự do hóa thương mại

45

2.1.1.

Các yêu cầu nhất quán chung

45

2.1.2.

Thể hiện trong nội dung của hệ thống các hiệp định WTO

48

2.2.

Thực trạng pháp luật hải quan Việt Nam về bảo đảm an ninh và
tạo thuận lợi cho tự do hóa thương mại sau khi gia nhập WTO

66

2.2.1.

Kết quả đem lại từ cải cách pháp luật sau khi gia nhập WTO

66

2.2.2.


Những sửa đổi cụ thể của pháp luật Hải quan Việt Nam, các
pháp luật khác có liên quan về bảo đảm an ninh, tạo thuận lợi
cho tự do hóa thương mại trong WTO

67

2.3.

Đánh giá tính tương thích của pháp luật hải quan Việt Nam
trong tương quan so sánh với các định chế pháp lý của WTO

97

2.3.1.

Pháp luật Hải quan Việt Nam trong tiến trình thực thi một số
Hiệp định điển hình về Tự do hóa thương mại hàng hóa

100

2.3.2.

Pháp luật Hải quan Việt Nam trong thực thi bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ

105

Chƣơng 3: GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT HỒN THIỆN PHÁP
LUẬT HẢI QUAN VIỆT NAM NHẰM THỰC

HIỆN TỐT YÊU CẦU CỦA TỰ DO HÓA
THƢƠNG MẠI VÀ NGHĨA VỤ THÀNH VIÊN
WTO

109

Thực trạng thực thi pháp luật hải quan Việt Nam về bảo đảm
an ninh và tạo thuận lợi cho tự do hóa thương mại trong WTO

109

1.5.2.

3.1.

2


3.1.1.

Các quy định pháp luật về tạo thuận lợi trong quy trình thủ tục
hải quan bị doanh nghiệp lợi dụng để gian lận thương mại

109

3.1.2.

Chính sách ưu đãi thuế bị doanh nghiệp lợi dụng để gian lận,
trốn thuế


112

3.1.3.

Quy định về kiểm soát hải quan tạo thuận lợi cho xuất nhập
cảnh và một số loại hình xuất nhập khẩu đặc thù bị lợi dụng

114

3.1.4.

Tính chất lưỡng tính trong phân loại, áp mã HS của một số
mặt hàng bị doanh nghiệp lợi dụng để khai báo không trung
thực về trị giá hải quan

117

3.2.

Nguyên tắc chỉ đạo chung, chiến lược phát triển ngành

121

3.2.1.

Quan điểm của Đảng và Nhà nước

121

3.2.2.


Chương trình hành động của Chính phủ, Bộ Tài chính

122

3.2.3.

Kế hoạch hành động của ngành Hải quan Việt Nam

122

3.3.

Giải pháp đề xuất

125

3.3.1.

Cải cách pháp luật điều chỉnh một số vấn đề liên quan tới
quy trình, thủ tục hải quan

126

3.3.2.

Cải cách pháp luật về trị giá tính thuế, thuế và các biện pháp
phi thuế quan

131


3.3.3.

Cải cách pháp luật liên quan tới cơ chế kiểm soát an ninh

136

KẾT LUẬN

142

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

145

3


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

Trang

bảng
2.1

Kim ngạch xuất nhập khẩu 2006, 2007


67

2.2

So sánh mức cam kết cắt giảm thuế quan

84

2.3

Tình hình thực hiện cắt giảm thuế cho 2 năm 2007 và 2008

85

2.4

Tỷ lệ vi phạm bản quyền ở Việt Nam và Trung Quốc

91

3.1

Vốn đầu tư cho các cấu phần liên quan tới thuận lợi hóa

123

và bảo đảm an ninh thương mại

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ


Số hiệu

Tên sơ đồ

Trang

Trong khuôn khổ WT0 - Hệ thống điều ước quốc tế trực

25

sơ đồ
1.1

tiếp liên quan tới lĩnh vực hải quan
2.1

Các vấn đề liên quan tới thuế quan và trị giá tính thuế

83

2.2

Các văn bản điều chỉnh thuế quan và trị giá tính thuế

83

4



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Số hiệu

Tên biểu đồ

Trang

Tỷ lệ thuế suất so sánh giữa mức cam kết cắt giảm trong

84

biểu đồ
2.1

WTO với mức thuế suất MFN

5


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Hoạt động hải quan là hoạt động quản lý nhà nước đối với hàng hóa
và phương tiện vận tải của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước được xuất
khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh vào/ ra/ trong lãnh thổ hải
quan. Đây là hoạt động mang nhiều nét đặc thù diễn ra ở các tuyến giao thông
biên giới bao gồm cả đường thủy, đường bộ, đường sắt, đường hàng khơng
hoặc các khu vực có chế độ quản lý riêng đặt tại nội địa nhưng có ranh giới
tách biệt với khu dân cư như khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ

cao, các khu kinh tế - thương mại, v.v... Do đó, đây là lĩnh vực ln ln chứa
đựng yếu tố nước ngồi và phản ánh khối lượng cũng như quy mô phát triển
thương mại quốc tế của mỗi quốc gia.
Pháp luật điều chỉnh hoạt động hải quan ("pháp luật về hải quan"), vì
thế là một trong những hành lang pháp lý quan trọng hàng đầu quyết định tới
việc thúc đẩy hoặc kìm hãm mức độ Tự do hóa thương mại và đầu tư của mỗi
một quốc gia. Cụ thể, pháp luật về hải quan là nhân tố quyết định trực tiếp tới
mức độ hiệu quả trong kiểm tra, kiểm soát, giám sát để bảo đảm an ninh và
tăng cường thuận lợi trong các hoạt động giao thương quốc tế của mỗi một quốc
gia. Có thể thấy phạm vi tác động của nhân tố này biểu hiện trên các phương
diện như: thủ tục hải quan (hồ sơ giấy tờ, quy trình kiểm tra, thơng quan), chính
sách mặt hàng, chính sách quản lý đối với từng loại hình xuất - nhập khẩu,…
Thông qua pháp luật hải quan, hàng hóa nhập khẩu vào hoặc xuất khẩu từ
lãnh thổ Việt Nam được bảo đảm về các phẩm chất, tiêu chuẩn như: an tồn
vệ sinh, chất lượng tốt, khơng gây hại tới môi trường - sức khỏe con người…
Cũng xuất phát từ tính chất thường trực là có yếu tố nước ngoài trong
các quan hệ pháp luật về hải quan nên pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này càng
cần phải tiệm cận tốt yêu cầu về hội nhập và hài hòa hóa vào hệ thống thương

6


mại thế giới, trong đó việc tham gia và chấp nhận các luật lệ của thể chế hợp
tác thương mại lớn nhất hành tinh là Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
phải được nghiêm túc đặt lên bàn cân để tính tốn các cơ hội và thách thức.
Sớm nhận thức được đòi hỏi khách quan này, Việt Nam đã nộp đơn xin gia
nhập WTO ngay từ 01/1995 và được WTO chính thức nhận đơn để tiến hành
đàm phán cũng vào thời gian này. Sau một loạt các nỗ lực để đáp ứng yêu cầu
mà các đối tác ở các trình độ phát triển kinh tế khác nhau đặt ra trong khoảng
hơn 200 phiên đàm phán đa phương và song phương kéo dài khoảng 11 năm

(01/1995 - 11/2006), thực sự nỗ lực và tăng tốc tối đa trong 03 năm về cuối
của tiến trình đàm phán (2004 - 2006), cuối cùng Việt Nam đã chính thức
được hưởng hiệu lực của Quy chế thành viên thứ 150 của WTO từ ngày
11/01/2007. Một trong những mục tiêu hoạt động chủ yếu của WTO và cũng
là một trong những mục tiêu hội nhập của Việt Nam trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội bền vững, đó là bảo đảm an ninh và tạo thuận lợi cho tự
do hóa thương mại. Do vậy có thể thấy, yêu cầu của mục tiêu này về mặt
pháp lý đã và đang được đặt ra trực tiếp đối với pháp luật Hải quan.
Đó là lý do tác giả xin chọn đề tài: "Pháp luật Hải quan Việt Nam
trƣớc yêu cầu thực hiện "tự do hóa thƣơng mại" và nghĩa vụ thành viên
WTO" làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Luật quốc tế, theo đó các yêu cầu
cụ thể để pháp luật Hải quan có thể thực hiện "tự do hóa thương mại" trong
WTO chính là: bảo đảm an ninh và tạo thuận lợi.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trước khi Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung năm 2005 được ban hành,
đã có một số ít cơng trình nghiên cứu khoa học ở cấp độ tiến sĩ, thạc sĩ nghiên
cứu về đề tài này với các giác độ liên quan tới kinh tế, quan hệ kinh tế quốc
tế, có thể kể tới như:
- Đặt trong tiến trình thực thi Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa
Kỳ (Luận văn thạc sĩ Luật học năm 2003 của Nguyễn Đức Lâm), trong thời kỳ
hội nhập (Luận văn thạc sĩ Luật học năm 2002 của Nguyễn Ngọc Sơn), v.v...

7


- Nhiều bài viết đăng tải trên các Tạp chí Nghiên cứu Hải quan, trên
website của ngành hải quan, website Ủy ban Hợp tác Kinh tế quốc tế, v.v...
Trước tình hình kết quả của các cơng trình nghiên cứu tồn diện, hệ
thống, mang tính học thuật đã trở nên lỗi thời, và các nghiên cứu riêng lẻ bị
tản mạn, chưa được hệ thống hóa một cách tồn diện, thì việc tác giả tiếp tục

nghiên cứu về pháp luật hải quan với góc nhìn cập nhật các diễn biến mới của
hệ thống pháp luật Hải quan Việt Nam và thế giới, trước yêu cầu tất cả hướng
tới tạo thuận lợi tối đa cho tự do hóa thương mại, thực hiện tốt các nghĩa vụ
thành viên của WTO, nhưng không xao lãng kiểm soát an ninh - thực sự là
một việc làm cần thiết và cấp thiết.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là trên cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thực
hiện yêu cầu "tự do hóa thương mại" gắn với các cam kết về Hải quan trong
khn khổ WTO, đề xuất các giải pháp hồn thiện hệ thống pháp luật Hải
quan Việt Nam nhằm thực hiện tốt nghĩa vụ thành viên WTO.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, tác giả luận văn đã đặt ra và giải quyết các
nhiệm vụ sau:
(1) Nghiên cứu, làm sáng tỏ các yêu cầu mà pháp luật Hải quan Việt
Nam cần thực hiện cho "tự do hóa thương mại" gắn với các cam kết về Hải
quan trong WTO;
(2) Tìm hiểu kinh nghiệm điển hình, cách thức vận dụng các quy định
trong WTO, có thể học hỏi, áp dụng vào điều kiện Việt Nam của một số quốc gia;
(3) Nghiên cứu, đánh giá mức độ tương thích của pháp luật Hải quan
Việt Nam với các yêu cầu cần thực hiện cho tự do hóa thương mại trong các
cam kết của Việt Nam với WTO về Hải quan;

8


(4) Đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật Hải quan Việt Nam
nhằm thực hiện tốt yêu cầu của "tự do hóa thương mại" và nghĩa vụ thành
viên WTO.
Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận về "tự do
hóa thương mại", các yêu cầu thực hiện "tự do hóa thương mại" đặt ra đối với
hoạt động quản lý nhà nước về Hải quan; các cam kết gia nhập WTO của Việt
Nam liên quan đến Hải quan - tự do hóa thương mại, chủ yếu tập trung vào
các hiệp định bổ sung mới sau thời kỳ thành lập WTO, đồng thời là các hiệp
định có mối liên hệ mật thiết với lĩnh vực Hải quan; và các quy định của pháp
luật Hải quan Việt Nam điều chỉnh trực tiếp về thương mại hàng hóa, về các
khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ.
Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu đề tài này dưới góc độ của Luật quốc tế.
4. Cơ sở khoa học và thực tiễn, phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở khoa học
- Xu thế tự do hóa thương mại đang diễn ra phổ biến trên thế giới, tính
tất yếu của chính sách tự do hóa thương mại trong chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội của Việt Nam (cùng chiều với công cuộc cải cách, hiện đại hóa
kinh tế đất nước);
- Nguyên tắc tự do hóa thương mại với tính cách là một trong những
ngun tắc cơ bản của quan hệ thương mại quốc tế; mối quan hệ gắn bó
khơng tách rời giữa tự do hóa thương mại và tạo thuận lợi cho giao lưu
thương mại (thuận lợi hóa Thương mại);
- Các hiệp định của WTO về tự do hóa thương mại được vận dụng vào
các quốc gia khác nhau với nội dung khác nhau nhưng vẫn bảo đảm tuân thủ
khung pháp lý của tổ chức này;

9


- Khung tiêu chuẩn an ninh và tạo thuận lợi cho thương mại do Tổ
chức Hải quan Thế giới (WCO) ban hành.
Cơ sở thực tiễn: Các báo cáo tổng kết, số liệu của ngành Hải quan,

các chương trình, kế hoạch hợp tác khu vực và quốc tế của Hải quan Việt
Nam trong ngắn hạn và dài hạn.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phân tích, trích
lọc, rà sốt thống kê, tổng hợp, so sánh, trên cơ sở thấm nhuần, thấu suốt quan
điểm chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, quan điểm phát triển ngành
của Nhà nước nói chung và lãnh đạo ngành nói riêng, kế thừa những tinh hoa
trong truyền thống lập pháp của Việt Nam trong các giai đoạn trở về trước,
học tập có chọn lọc những ưu việt của những nước phát triển, có trình độ lập
pháp cao.
5. Những đóng góp mới của đề tài
Có thể xem đây là một số đóng góp mới của đề tài:
- Rà sốt lại tồn bộ các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động Hải
quan của Việt Nam kể từ sau khi gia nhập WTO và cung cấp các đánh giá tổng
thể về những ưu điểm và nhược điểm của hệ thống pháp luật về Hải quan.
- Đánh giá chuyên sâu về tính tương thích giữa hệ thống pháp luật
Hải quan Việt Nam với yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thành viên WTO hướng
tới tự do hóa thương mại. Cụ thể, pháp luật Hải quan Việt Nam đã làm được
những gì trước mục tiêu và yêu cầu tất yếu là tự do hóa thương mại khi tham
gia WTO.
- Trên cơ sở đó, đưa ra các khuyến nghị, giải pháp đề xuất đối với các
nhà lập pháp, các nhà xây dựng chính sách về những thay đổi thích hợp trong
hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động hải quan để Việt Nam có thể thực
hiện được mục tiêu và yêu cầu tất yếu nêu trên.

10


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Kết quả nghiên cứu và những giải pháp đề xuất trong luận văn có ý

nghĩa quan trọng đối với việc hồn thiện pháp luật Hải quan để Việt Nam đạt
hiệu quả cao hơn trong hội nhập song phương và đa phương, nhấn mạnh tới
việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thành viên WTO. Bên cạnh đó, luận văn
cung cấp những thơng tin và kiến thức về thực trạng của pháp luật hải quan
Việt Nam, được nhìn nhận đồng thời và cơng bằng từ cả hai góc độ ưu điểm
và nhược điểm cũng như các yếu tố chi phối đến quá trình lập pháp hải quan.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung.
Chương 2: Pháp luật Hải quan Việt Nam thực hiện các yêu cầu của tự
do hóa thương mại trong trong tương quan so sánh với các định chế liên quan
đến Hải quan của WTO.
Chương 3: Giải pháp đề xuất hoàn thiện pháp luật Hải quan Việt
Nam nhằm thực hiện tốt yêu cầu của tự do hóa thương mại và nghĩa vụ thành
viên WTO.

11


Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

1.1. TỰ DO HÓA THƢƠNG MẠI VỪA LÀ MỤC TIÊU ĐẦU TIÊN VÀ CHÍNH
YẾU, VỪA LÀ MỘT TRONG NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA KHUNG PHÁP
LUẬT WTO

Tự do hóa thương mại là nội dung chính trị xun suốt tồn bộ định
chế và thể chế pháp lý của hệ thống thương mại đa phương WTO hiện đang
chiếm tới trên 98% giao dịch thương mại quốc tế từ mục tiêu cho tới các

nguyên tắc cơ bản quan trọng nhất, cũng như các quy định cụ thể trong các
hiệp định, tuyên bố, quyết định được ban hành bởi tổ chức này.
WTO đặt ra mục tiêu hoạt động là thúc đẩy tự do hóa thương mại
quốc tế thông qua việc loại bỏ các rào cản trong thương mại, với một trong
những nguyên tắc quan trọng là "mở cửa thị trường" thể hiện nội dung chính
trị "tự do hóa thương mại" hướng tới viễn cảnh tạo lập và phát triển một hệ
thống thương mại toàn cầu được hoàn toàn mở cửa.
"Thương mại quốc tế" (International Trade) được định nghĩa là việc
trao đổi qua biên giới quốc gia (hoặc lãnh thổ hải quan) hàng hóa, dịch vụ,
yếu tố sản xuất (lao động và vốn). Theo WTO, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
cũng là một nội dung của thương mại quốc tế [61, tr. 31].
1.1.1. Mục tiêu thúc đẩy tự do hóa thƣơng mại của hệ thống GATT/WTO
Tự do hóa thương mại là một phần nội dung của một trong bốn cấu
phần của tầm nhìn trật tự thế giới mới được hình thành vào cuối Chiến tranh
thế giới lần thứ hai gắn với việc thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế
(ITO), thể chế quốc tế thực hiện ý tưởng công bằng kinh tế quốc tế, với tư cách
là tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc. Tuy nhiên, sau đó, ITO khơng
được thành lập do Mỹ khơng tán thành ý tưởng xây dựng "công bằng kinh tế

12


quốc tế" nên đã không phê chuẩn dự thảo Hiến chương La Havana thành lập
tổ chức này. GATT (General Agreement on Tarriffs and Trade, Hiệp định chung
về thuế quan và thương mại) được 23 nước ký kết ngày 30/10/1947 (có hiệu lực
ngày 01/01/1948) để thúc đẩy tự do thương mại thơng qua tự do hóa thương
mại quốc tế, đã kế thừa chính sách thương mại của dự thảo Hiến chương La
Havana năm 1947, chủ yếu bao gồm các hiệp định về giảm thuế quan (thuế
nhập khẩu) và những hạn chế khác đối với tự do thương mại.
Tuy nhiên trên thực tế, chỉ có những nước giàu đã cơng nghiệp hóa

tham gia GATT. Với số lượng các quốc gia chấp nhận hạn chế như vậy,
GATT đã không thúc đẩy được sự tiến bộ của các chính sách cơng cũng như
khơng đạt được các mục tiêu lớn hơn của cộng đồng quốc tế. Sự tồn tại của
GATT không đáp ứng được yêu cầu của thực tế, không thỏa mãn được quyền
lợi của các nước mới gia nhập Liên hợp quốc sau khi giành được độc lập, đã
đặt ra một vấn đề cần phải sửa đổi các quy định của hiệp định này để hoàn
thiện việc tái thiết kế nền kinh tế thế giới kể từ sau Chiến tranh thế giới lần
thứ II.
Trải qua 8 vòng đàm phán là Geneva 1947, Annecy 1949, Torquay 1951,
Geneva 1956, Dillon 1960 - 1961, Kennedy 1964 - 1967, Tokyo 1973 - 1979
và Urugoay 1986 - 1994, sau 47 năm tồn tại, các thiết chế hiện có của GATT
đã biểu lộ tình trạng khơng đủ sức giải quyết các tranh chấp trong các quan hệ
kinh tế quốc tế phát sinh đối với nhiều vấn đề mới vượt xa khn khổ của
GATT. Cuối cùng, tại vịng đàm phán thương mại đa phương thứ 8 - vòng
Urugoay, các bên tham gia thương lượng đã đạt được một loạt các thỏa thuận
quan trọng liên quan tới các lĩnh vực khác nhau (trong thương mại như nông
nghiệp, dệt may; liên quan tới thương mại như: sở hữu trí tuệ, đầu tư nước
ngồi và khu vực dịch vụ), đi tới ký kết Hiệp ước Marrakesh tại Marrakesh
(Ma-rốc) - Hiến chương của WTO vào ngày 15/4/1994 với sự tham gia kết
ước của 124 Chính phủ và Cộng đồng Châu Âu, chính thức thành lập WTO,
thiết chế mới tiếp tục và thay thế GATT từ ngày 01/01/1995.

13


Mục tiêu chính của luật WTO vẫn là thúc đẩy tự do hóa thương mại
quốc tế. Các cơng cụ được lựa chọn thuộc hệ thống GATT/WTO để đạt được
mục tiêu tự do hóa thương mại gồm: (1) Nguyên tắc MFN (Most favoured nation,
quốc gia được ưu tiên nhất); (2) đối xử cấp quốc gia (NT, National Treatment);
(3) Nhân nhượng lẫn nhau; và (4) Không phân biệt đối xử (Điều III, Hiệp ước

Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới, 1994; Điều I, II và III của
GATT 1947).
1.1.2. Nguyên tắc và nội dung tự do hóa thƣơng mại
Nguyên tắc "Thương mại ngày càng tự do hơn thông qua đàm phán"
Cùng với các nguyên tắc khác như: Không phân biệt đối xử thông qua
Quy chế tối huệ quốc (MFN) và Quy chế đối xử quốc gia (NT); minh bạch
chính sách, dễ dự báo, dự đốn; khuyến khích cạnh tranh cơng bằng; khuyến
khích cải cách kinh tế và phát triển, thì thương mại ngày càng tự do hơn thông
qua đàm phán là một trong năm nguyên tắc cơ bản được ghi nhận xuyên suốt
trong hệ thống các hiệp định của WTO. Tuy tồn tại dưới dạng nhiều tên gọi
khác nhau, phạm vi nội hàm qua mỗi thời kỳ lịch sử có những nội dung khác
nhau, nhưng nguyên tắc này vẫn hướng tới một mục tiêu thống nhất là tự do
hóa nền thương mại quốc tế hiện đại.
* Sơ lược lịch sử ra đời và phát triển của nguyên tắc "Thương mại
ngày càng tự do hơn thông qua đàm phán": [61, tr. 64]
Đây là nguyên tắc mà GATT và WTO theo đuổi suốt quá trình hoạt
động của mình.
Vào thời kỳ của Hiệp định GATT 1947, tiền thân của WTO: mặc dù
chỉ là hiệp định tạm thời mang tính thỏa thuận đa phương được lựa chọn,
nhưng GATT đã đóng vai trị chủ chốt trong các quan hệ kinh tế quốc tế trong
suốt 47 năm tồn tại. Tuy nhiên, lúc bấy giờ "Thương mại ngày càng tự do hơn
thông qua đàm phán" không được coi là nguyên tắc hoạt động chủ yếu của
GATT. Nguyên tắc hoạt động chủ yếu của GATT lúc bấy giờ là "đồng thuận"

14


vì GATT khơng phải là tổ chức, chỉ là hiệp định, trong đó địi hỏi các thành viên
tham gia phải chấp nhận các cam kết ở các mức độ khác nhau trong khuôn khổ
đa phương và song phương. GATT đã thể hiện vai trị chủ chốt của mình để góp

phần vào Tự do hóa thương mại bằng q trình cắt giảm thuế quan, bãi bỏ
những hạn chế về thương mại và chống phân biệt đối xử về kinh tế trong buôn
bán giữa các nước, nhưng chỉ mới áp dụng đối với thương mại hàng hóa.
GATT 1947 đã trải qua một loạt sửa đổi trong hai thập niên 1960 và
1970 để cố gắng đảm đương tốt vai trò điều tiết nền thương mại quốc tế. Vào
cuối những năm 1970 một phần mới là Phần IV - "Hệ thống tổng quát các ưu
tiên" (GSP) được áp dụng nhằm ủng hộ các nước đang phát triển đã được bổ
sung vào GATT để giải quyết nguy cơ GATT có thể khơng cịn nhận được sự
tham gia của nhiều nước đang phát triển vì khơng giải quyết được vấn đề kinh
tế của các nước này sau khi họ giành được độc lập và tái thiết kinh tế.
GSP là chế độ tối huệ quốc đặc biệt của các nước công nghiệp phát
triển dành cho các nước đang và chậm phát triển. Bản chất của chế độ GSP là
các nước công nghiệp phát triển sẽ áp dụng chế độ miễn thuế hoặc thuế rất
thấp cho hàng hóa của các nước đang phát triển, nhằm giúp hàng hóa của các
nước này có điều kiện thâm nhập được vào thị trường các nước phát triển.
Tại vòng đàm phán cuối cùng của GATT là vòng đám phán Urugoay
1993, nhiều vấn đề của tự do hóa thương mại đã được mở rộng hơn nhiều so
với GATT như phần tự do hóa dịch vụ, sở hữu trí tuệ và cơ chế giải quyết
tranh chấp bảo đảm cho tự do hóa thương mại được thực thi linh hoạt hơn.
Đây chính là bước ngoặt để từ đây GATT hồn tất vai trị lịch sử của mình,
mở ra một thời kỳ hồn tồn mới của nền thương mại quốc tế.
Thời kỳ bắt đầu từ khi WTO đƣợc thành lập: Chỉ sau khi vòng đàm
phán Urugoay 1986 - 1994 kết thúc ít lâu, vào ngày 01/01/1995, WTO đã
thực sự thay thế GATT, hình thành nên một thể chế thương mại quốc tế và
khung pháp lý đồ sộ bao gồm hệ thống 16 hiệp định đa phương và 02 hiệp
định nhiều bên (điều chỉnh các đối tượng, các hoạt động trong các lĩnh vực:

15



Thương mại hàng hóa; thương mại dịch vụ; đầu tư liên quan đến thương mại;
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại; cơ chế giải quyết tranh
chấp; rà sốt chính sách thương mại). Khung pháp lý này đã vận dụng các
nguyên tắc cơ bản của WTO để điều chỉnh nền thương mại quốc tế theo mục
tiêu trước tiên là "tự do hóa". "Thương mại ngày càng tự do hơn thông qua
đàm phán" là một trong năm nguyên tắc cơ bản của WTO (04 nguyên tắc còn
lại là: (1) Không phân biệt đối xử thông qua Quy chế tối huệ quốc (MFN) và
Quy chế đối xử quốc gia (NT); (2) Minh bạch chính sách, dễ dự báo, dự
đốn; (3) Khuyến khích cạnh tranh cơng bằng; và (4) Khuyến khích cải cách
kinh tế và phát triển).
* Nội dung của nguyên tắc "Thương mại ngày càng tự do hơn thông
qua đàm phán" thời kỳ này đặt trọng tâm hiệu quả mục tiêu vào đàm phán
song phương và đa phương của các thành viên WTO để giảm dần tiến tới dỡ
bỏ các rào cản thương mại (thuế, rào cản phi thuế quan như hạn ngạch, định
lượng nhập khẩu, giấy phép...) ngoại trừ những "rào cản kỹ thuật" ở mức phù
hợp liên quan đến bảo vệ sức khỏe, môi trường, động thực vật, bảo đảm an
ninh. Những quy định vốn là những rào cản đối với lĩnh vực đầu tư như cân
đối xuất nhập khẩu, cân đối ngoại tệ, chính sách nội địa hóa... cũng bị dỡ bỏ ở
những quốc gia là thành viên của WTO.
Tính tới ngày 23/7/2008 (ngày gia nhập của quốc gia thành viên mới
nhất là Cape Verde), định chế thương mại toàn cầu WTO đã thu hút sự tham
gia của 153 quốc gia [118].
Các quốc gia thành viên có quan hệ thương mại quốc tế trong khn
khổ WTO đều phải tuân thủ triệt để và nghiêm minh các nguyên tắc nền tảng,
"tự do hóa thương mại" là một trong năm nguyên tắc cơ bản của loại quan hệ
này. Nội dung có liên quan tới hoạt động hải quan của nguyên tắc này như
sau: Các hàng rào cản trở thương mại dần dần được loại bỏ, cho phép các
nhà sản xuất hoạch định chiến lược kinh doanh dài hạn, có thời gian điều
chỉnh, nâng cao sức cạnh tranh hoặc chuyển đổi cơ cấu. Mức độ cắt giảm các


16


hàng rào bảo hộ được thỏa thuận thông qua các cuộc đàm phán song phương
và đa phương. Qua các vòng đàm phán thuế quan của các thành viên kết ước
sẽ được cắt giảm. Các rào cản phi thuế hạn chế nhập khẩu cũng được cắt
giảm dần, các biện pháp hạn chế định lượng bị cấm sử dụng.
Hoạt động hải quan là hoạt động can thiệp trực tiếp vào tính chất tự do
hóa của nền thương mại quốc tế, vì lực lượng hải quan được ví như "người
gác cửa biên giới", là lực lượng tiếp đón đầu tiên và tiễn đưa cuối cùng, trực
tiếp thực hiện các chính sách mở cửa, giao lưu, hội nhập của một Nhà nước
với các thực thể quốc tế ở bên ngoài biên giới lãnh thổ quốc gia. Các lĩnh vực
thương mại được tự do hóa trong WTO có liên quan tới cơng tác quản lý của
hải quan bao gồm: Thương mại hàng hóa; bảo hộ cho các khía cạnh liên quan
tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ. Nội dung liên quan tới quyền sở hữu
trí tuệ là một nội dung mới được mở rộng trong vịng đàm phán Urugoay.
Trong đó, các quy tắc về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã đưa ra một khn khổ
pháp lý an tồn hơn cho tự do hóa thương mại.
Các ngoại lệ của nguyên tắc dành cho các thành viên đang và kém phát
triển: liên quan tới an ninh quốc gia, vệ sinh, an toàn và môi trường, là các
quy tắc về các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, đánh thuế đối kháng, v.v..
1.2. THỰC HIỆN TỰ DO HÓA THƢƠNG MẠI TRONG WTO - NHÌN TỪ
GĨC ĐỘ HẢI QUAN

Phần trình bày tại 1.1 đưa tới nhận định: thực hiện tự do hóa thương
mại trong WTO chính là thực hiện mục tiêu và nguyên tắc nền tảng của
khung pháp luật WTO được thể hiện xuyên suốt toàn bộ các hiệp định của hệ
thống thương mại đa phương toàn cầu này. Gia nhập WTO, Việt Nam có
nghĩa vụ thực thi đầy đủ các nội dung cam kết về tự do hóa thương mại được
nêu trong nghị định thư về việc gia nhập và biểu cam kết thương mại hàng

hóa. Trong đó, Hải quan thực thi các cam kết về tự do hóa thương mại trên
hai phương diện: thuận lợi hóa và bảo đảm an ninh thương mại.

17


Nội hàm của hai khái niệm "thuận lợi hóa thương mại" và "bảo đảm
an ninh thương mại" được trình bày dưới đây không theo thứ tự ưu tiên mức
độ quan trọng. Nhìn từ góc độ quản lý nhà nước, thì "bảo đảm an ninh" sẽ là
khái niệm cần phải tính tới trước tiên, song nếu nhìn từ góc độ phát triển
thương mại, hay nhằm tự do hóa thương mại, thì khái niệm "thuận lợi hóa" lại
nhận được sự ưu tiên.
1.2.1. Thuận lợi hóa thƣơng mại
Tạo thuận lợi cho thương mại (Trade facilitation) là một vấn đề mới
nổi trong hệ thống thương mại đa phương, là việc dỡ bỏ những trở ngại đối
với việc giao lưu hàng hóa qua biên giới để thúc đẩy thương mại phát triển.
Hiểu theo khái niệm đã được chấp nhận rộng rãi của WTO thì "thuận lợi hóa
thương mại" là "đơn giản hóa và hài hịa hóa các quy trình thương mại quốc
tế" trong đó các quy trình thương mại là "các hoạt động, thực tiễn và các thủ
tục liên quan đến việc thu thập, xuất trình, liên lạc và xử lý dữ liệu cần thiết
cho việc di chuyển hàng hóa trong thương mại quốc tế" [61, tr. 308].
Cụ thể tạo thuận lợi cho thương mại trong lĩnh vực hải quan được
hiểu là loại bỏ những yếu tố rườm rà không hiệu quả, các bước xử lý khơng
cần thiết trong quy trình quản lý, kiểm sốt hải quan, đơn giản hóa và loại bỏ
một số mẫu tờ khai, chấn chỉnh luồng xử lý tài liệu, và chấp nhận các mã số
quốc tế đối với "hàng hóa" theo định nghĩa tại Luật Hải quan 2001.
Một số biểu hiện của thuận lợi hóa thương mại có thể kể tới như:
- Áp dụng kỹ thuật quản lý tiên tiến: quản lý rủi ro - khơng quản lý
tồn bộ các lô hàng xuất nhập khẩu mà quản lý dựa trên việc đánh giá mức độ
rủi ro của các thông tin về lô hàng, quản lý theo mức độ chấp hành pháp luật

của doanh nghiệp, rút ngắn quy trình, thời gian thông quan, hoặc thông quan
trước, sử dụng thông tin đến trước để thơng quan và giải phóng hàng hóa
ngay khi hàng về tới cảng;
- Hài hóa và đơn giản hóa các thủ tục theo chuẩn mực quốc tế, giảm
thiểu yêu cầu về giấy tờ liên quan đến bộ hồ sơ hải quan sử dụng để thông

18


quan, cơng nhận lẫn nhau kết quả kiểm sốt hải quan quốc tế như là một
phương thức giảm thời gian và chi phí thơng quan, sử dụng ngày càng phổ
biến phương pháp truyền tải dữ liệu điện tử;
- Tôn trọng tối đa bản chất kinh tế khách quan của các giao dịch thương
mại quốc tế, nhà nhập khẩu và xuất khẩu tự khai báo, tự tính thuế, xác định trị
giá, xuất xứ và phân loại hàng hóa, xây dựng cơ chế kiểm soát hải quan chặt
chẽ, minh bạch để quyền của người khai hải quan được hiện thực hóa, v.v...
Những biểu hiện cụ thể của thuận lợi hóa thương mại có thể liệt kê
được như trên song trên thực tế, tác động của biện pháp này lại thường khó
lượng hóa. Thương mại tồn cầu khơng thể phát triển tự do nếu các biện pháp
tạo thuận lợi được quy định có sự khác biệt trong luật pháp của từng quốc gia.
Vấn đề này đặt ra yêu cầu tất yếu cần phải tạo nên một chuẩn mực chung
được cộng đồng kinh tế quốc tế chấp nhận rộng rãi. Một yêu cầu như vậy
được quy định trong khung pháp luật WTO, các chuẩn mực quốc tế về đơn
giản hóa và hài hịa hóa thủ tục hải quan theo tinh thần của WTO được
chuyển hóa vào các quy định của WCO tại: Cơng ước Kyoto và Nghị định thư
sửa đổi Công ước Kyoto; Công ước về hệ thống hài hịa về mơ tả và mã hóa
hàng hóa (Harmonized System) 6/1983, sửa đổi bổ sung vào các năm 1996,
2002, 2007 - được ví như một ngơn ngữ chung tồn cầu về hàng hóa, có hiệu
lực áp dụng đối với Việt Nam vào 01/01/2000.
Các biện pháp thuận lợi hóa thương mại do cơ quan Hải quan trực tiếp

thực hiện đã tạo điều kiện thơng thống hơn cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng
hóa, thúc đẩy sự phát triển của thương mại quốc tế. Tổ chức Hải quan thế giới
WCO đã xây dựng khung tiêu chuẩn về bảo đảm an ninh và tạo thuận lợi cho
thương mại toàn cầu (Framework of standards to secure and facilitate global
trade, sau đây gọi tắt là SAFE), trong đó quan hệ giữa Hải quan - doanh nghiệp
là một trụ cột được thiết lập trên quan điểm doanh nghiệp không đơn thuần là
đối tượng quản lý, mà là "người bạn đường" của Hải quan. Tuyên bố thực hiện
SAFE, Hải quan Việt Nam đã thay đổi phương thức quản lý chuyển dần sang

19


tinh thần "phục vụ" với thái độ tích cực hợp tác đem lại lợi ích tối đa cho doanh
nghiệp, tạo nên sự thông suốt cho luồng lưu chuyển các giá trị thương mại.
Hiện tại, Việt Nam đang vận hành song song hai phương thức quản lý
hải quan: phương thức truyền thống (kiểm tra thủ công) và phương thức hiện
đại (quản lý rủi ro, hải quan điện tử). Trong đó, phương thức quản lý hải quan
hiện đại dựa trên nền tảng của kỹ thuật quản lý rủi ro, hay thủ tục hải quan
điện tử đã và đang được áp dụng phổ biến tại các lãnh thổ hải quan của các
nước trong khu vực và trên thế giới được Hải quan Việt Nam đánh giá sẽ là
phương tiện hữu hiệu, tạo nên bước đột phá căn bản tăng cường tính thuận lợi
cho tự do hóa thương mại quốc tế.
1.2.2. Bảo đảm an ninh thƣơng mại
Các phương diện của an ninh được bảo đảm cho tự do hóa thương mại
Xuất phát từ khái niệm "hàng hóa" là đối tượng quản lý của cơ quan
hải quan, được quy định trong Điều 4.1 Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày
29/6/2001của Việt Nam:
Hàng hóa bao gồm hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; hành lý,
ngoại hối, tiền Việt Nam của người xuất cảnh, nhập cảnh; vật dụng trên
phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; kim khí q, đá q, cổ

vật, văn hóa phẩm, bưu phẩm, các tài sản khác xuất khẩu, nhập khẩu, quá
cảnh hoặc lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan.
Hoạt động quản lý về hải quan của Nhà nước Việt Nam phải bảo đảm
được an ninh thương mại trên các phương diện: an ninh quốc gia (chống khủng
bố), an ninh kinh tế (chống buôn lậu, xuất/nhập khẩu hàng cấm, chống thất thu
thuế do trị giá hải quan bị khai báo gian lận), an ninh tiền tệ, an ninh lương
thực, an toàn vệ sinh, bảo vệ người tiêu dùng (bảo vệ sức khỏe, bảo vệ quyền
được sử dụng hàng hóa đúng với chất lượng thể hiện qua chức năng thực thi
quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới để ngăn chặn, chống lại việc thẩm lậu vào
Việt Nam những hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, kiểu dáng cơng nghiệp, v.v...).

20


1.2.3. Hải quan Việt Nam thực hiện tự do hóa thƣơng mại trong
WTO bằng cách giải quyết mối quan hệ giữa thuận lợi hóa và bảo đảm
an ninh thƣơng mại
"Bảo đảm an ninh", "tạo thuận lợi" là các khái niệm mang tính mục
tiêu của SAFE/WCO, được 166 cơ quan Hải quan các nước thành viên đại
diện cho 99% thương mại tồn cầu nhất trí thơng qua vào ngày 23/6/2005 tại
Phiên họp Đại hội đồng thường niên tổ chức tại Brussels. Theo SAFE, cơ
quan hải quan "có thể và nên đóng vai trò trung tâm trong việc bảo đảm an
ninh và tạo thuận lợi cho thương mại toàn cầu" xuất phát từ những chức năng
quản lý và thẩm quyền được trao từ Nhà nước Việt Nam. Tính tới ngày
09/6/2008, Việt Nam là 1/154 thành viên (tổng số thành viên của WCO ở thời
điểm này là 175), 1/27 quốc gia thành viên khu vực Viễn Đông, Nam và
Đông Nam Á, Úc và các đảo Thái Bình (Far East, South and South East Asia,
Australasia and the Pacific Islands) thể hiện ý định thực hiện đầy đủ SAFE.
Trong số 154 thành viên đã tuyên bố thực thi SAFE kể trên, thì Hải quan Việt
Nam là một trong những thành viên đầu tiên gửi thư đề nghị tham gia vào

tháng 8/2005 [117], qua đó tạo mối quan hệ hợp tác tích cực với Hải quan các
nước, tăng cường các biện pháp quản lý, chống khủng bố trên phạm vi toàn
cầu... Việc thực hiện SAFE/WCO được Nhà nước Việt Nam xác định là một
trong những biện pháp cụ thể trong hệ thống các biện pháp của ngành Hải
quan để thực hiện các cam kết quốc tế đối với WTO.
WCO là tổ chức liên chính phủ duy nhất có chức năng giám sát hoạt
động trao đổi thƣơng mại, thực hiện vai trò điều phối hoạt động quản lý hải
quan quốc tế. WTO là tổ chức thương mại thế giới có chức năng giám sát q
trình thực hiện các Hiệp định hướng tới tự do hóa thương mại giữa các nước
thành viên với nhau. Như vậy, cả hai tổ chức này đều giữ vai trò mật thiết liên
quan tới chuỗi cung ứng, dịch chuyển hàng hóa tồn cầu, vì đây là nội dung
thực sự của hoạt động thương mại. Để thực hiện thành công các mục tiêu mà
WTO đeo đuổi, không thể nếu thiếu đi sự hợp tác chặt chẽ và sự điều phối với

21


vai trị đầu tàu của WCO. Do đó, khơng cần thiết phải vay mượn hay chuyển hóa
khái niệm "bảo đảm an ninh", "tạo thuận lợi" của WCO vào WTO, bởi đây chính
là hai mục tiêu trọng yếu, hai mặt đối lập cần phải được dung hòa, nhượng bộ
lẫn nhau ở mức độ cho phép nhằm đạt được Tự do hóa thương mại bền vững.
Mối quan hệ giữa "bảo đảm an ninh" và "tạo thuận lợi (hay "thuận lợi
hóa") theo những nội hàm như trên là mối quan hệ gắn kết mật thiết, là hai địi
hỏi của q trình phát triển tự do hóa thương mại quốc tế và khơng phải là
yêu cầu đặt ra đối với quốc gia nào riêng rẽ cũng như khơng phân biệt trình
độ phát triển kinh tế. Hơn nữa, đòi hỏi này còn đi cùng chiều với chiến lược
cải cách, hiện đại hóa kinh tế của Việt Nam theo yêu cầu phát triển bền vững.
Nói cách khác, giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo đảm an ninh và tạo thuận
lợi sẽ tạo nên sự cân bằng giữa kiểm soát tuân thủ pháp luật và tạo thuận lợi
cho thương mại quốc tế. Mối quan hệ này ln được hệ thống các hiệp định

về tự do hóa thương mại hàng hóa, về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của WTO
xử lý một cách lồng ghép, thuận lợi không được tạo ra một cách vô điều kiện
mà ln đi kèm với các địi hỏi về kiểm sốt an ninh, ngược lại, an ninh giữ vị
trí quan trọng nhưng không phát triển tới mức lấn át hoặc mâu thuẫn với tạo
thuận lợi. Pháp luật Hải quan Việt Nam xử lý mối quan hệ này như thế nào để
thực hiện các cam kết với WTO sẽ được phân tích ở chương 2 của luận văn.
Các cam kết hay các chuẩn mực quốc tế tại khn khổ hợp tác khác
ngồi WTO như WCO cũng sẽ được đưa vào phần phân tích với tư cách là
một phần của cam kết gia nhập WTO do khung pháp luật WTO và các cam
kết quốc tế trong khn khổ WCO có mối quan hệ như sau:
- Các hiệp định có liên quan tới hải quan là một trụ cột chính trong
khung pháp lý thương mại đa biên của WTO. WCO là tổ chức quốc tế đảm
trách các hoạt động thúc đẩy hợp tác hải quan trên phạm vi tồn thế giới, cịn
WTO lại là nhân tố chủ chốt thúc đẩy hoạt động tự do hóa thương mại tồn
cầu. Nếu như cơ quan hải quan của mỗi nước thành viên được xem như có tư
cách đại diện cho quốc gia đó thúc đẩy hoạt động thương mại quốc gia hội nhập

22


vào nền thương mại quốc tế thì WCO với cơ chế hợp tác chặt chẽ và khơng
ngừng có những chương trình giúp đỡ, nâng cao năng lực quản lý hải quan của
các nước thành viên sẽ được xem như là cơ quan hải quan chung của WTO.
- SAFE/WCO với diễn giải chi tiết hóa về các tiêu chuẩn an ninh và
tạo thuận lợi có mối quan hệ thuận chiều với các cam kết đa phương và song
phương của các quốc gia thành viên WTO trong các định chế liên quan tới
Hải quan và tự do hóa thương mại. SAFE/WCO chính là sự chuyển hóa các
quy định của WTO liên quan tới cơ quan Hải quan về bảo đảm an ninh trên
các mặt: chống khủng bố, chống buôn lậu và gian lận thương mại.
Do đó, việc nghiên cứu tính tương thích của hệ thống pháp luật Hải

quan Việt Nam với các định chế liên quan tới hải quan và tự do hóa thương
mại (bảo đảm an ninh và tạo thuận lợi) của WTO bao hàm việc nghiên cứu
SAFE/WCO và một số Công ước quốc tế của tổ chức này.
1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ PHÁP LÝ ĐỂ HẢI QUAN VIỆT NAM THỰC
HIỆN BẢO ĐẢM AN NINH VÀ TẠO THUẬN LỢI CHO TỰ DO HÓA THƢƠNG MẠI
TRONG WTO

Việt Nam là thành viên đầy đủ của WCO vào cuối năm 1998, cùng
thời điểm với Nga và Peru. Tính tới thời điểm gần đây nhất - 07/2008, con số
thành viên của WCO là 174 lãnh thổ hải quan thành viên và Cộng đồng Châu
Âu (174 Customs Administration + the European Communities từ tháng
7/2007), chiếm tới 98% thương mại toàn cầu và như đã nêu ở phần trên, là
nước đầu tiên bày tỏ ý định thực hiện SAFE/WCO vào năm 2005 [115], [117].
Cũng trong khoảng thời gian này, vào tháng 01/1995, Việt Nam đã gửi
thư xin gia nhập WTO, khởi động các vòng đám phán đa phương và song
phương với một loạt nỗ lực nhượng bộ các đối tác trong giới hạn vẫn bảo đảm
được lợi ích quốc gia của một nước đang phát triển. Song song với q trình
đàm phán đó, là việc xúc tiến cơng tác rà sốt, sửa đổi pháp luật trong nước,
tạo ra sự tương thích giữa hệ thống pháp luật quốc gia của Việt Nam với các

23


thiết chế pháp luật của WTO để làm tiền đề thuyết phục các đối tác đàm phán.
Kết quả, sau 11 năm cùng với hơn 200 phiên đàm phán cả đa phương và song
phương, Việt Nam đã chính thức chịu ràng buộc thực thi các cam kết đồng
thời hưởng sự bảo vệ của WTO vào ngày 11/01/2007.
Hai sự kiện nêu trên có liên quan trực tiếp tới phần cơ sở thực tiễn và
cơ sở pháp lý sẽ được trình bày dưới đây.
1.3.1. Cơ sở thực tiễn

Ngành Hải quan Việt Nam ra đời từ khá sớm, ngay sau khi nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa được thành lập năm 1945. Là một nước có vị trí địa lý
thuận lợi, nằm ở ngã tư của các mối quan hệ quốc tế năng động, đa dạng, vừa
gắn liền với lục địa Á - Âu, vừa tiếp giáp với Thái Bình Dương, có đường
biên giới quốc gia trên đất liền trải dài 4.610 km giáp với ba nước (Trung
Quốc: 1.406 km, Lào: 2.067 km, Campuchia: 1.137 km) với 28/64 tỉnh, thành
giáp biển trải trên 3.260 km chiều dài đường bờ biển, Việt Nam có đầy đủ cơ
hội để giao lưu kinh tế mở rộng với các quốc gia láng giềng, trong khu vực và
trên thế giới, hợp tác đa phương và song phương trên nhiều lĩnh vực.
Vị trí địa lý thuận lợi đem lại nhiều cơ hội giao lưu, phát triển, song
cũng đem lại nhiều rủi ro tiềm ẩn, gây thách thức đối với các cơ quan quản lý,
đối với hoạt động kiểm soát biên giới của cơ quan hải quan trên 179 cửa khẩu
đường bộ, đường sắt trên đất liền và 35 cửa khẩu cảng biển với 145 cảng,
cảng chuyên dùng, khu vực chuyển tải, bến neo đậu (do Bộ Giao thông Vận
tải công bố) và 01 sân bay dịch vụ dầu khí [69]. Song hành với thương mại
phát triển, là tình hình vi phạm pháp luật, buôn lậu, gian lận thương mại gia
tăng, nguy cơ khủng bố đe dọa, với diễn biến phức tạp và các thủ đoạn ngày
một tinh vi hơn theo sự phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật.
Cần phải bảo đảm an ninh hơn
Xuất phát từ chức năng của hoạt động quản lý nhà nước về Hải quan
là bảo đảm an ninh quốc gia đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa,
chống thất thu thuế cho ngân sách nhà nước;

24


×