Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

(SKKN mới NHẤT) SKKN hệ thống hóa lí thuyết, bài tập phần di truyền học quần thể và tiến hóa nhằm nâng cao hiệu quả dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.13 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

HỆ THỐNG HĨA LÍ THUYẾT, BÀI TẬP
PHẦN DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ VÀ TIẾN HÓA
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC,
ÔN THI THPT QUỐC GIA VÀ HSG CÁC CẤP

Người thực hiện: Lê Hồng Điệp
Chức vụ: TTCM tổ Sinh học
SKKN thuộc mơn: Sinh học

THANH HĨA, THÁNG 5 NĂM 2019

1

download by :


MỤC LỤC
TIÊU ĐỀ
I.

MỞ ĐẦU

Trang
1

1. Lí do chọn đề tài



1

2. Mục đích nghiên cứu

1

3. Đối tượng nghiên cứu

2

4. Phương pháp nghiên cứu

2

II.

3

NỘI DUNG

1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

3

2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN

3

3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề


4

4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo

19

dục, với bản thân, với đồng nghiệp và nhà trường.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

20

1. Kết luận

20

2. Kiến nghị

21

2

download by :


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Trong những thập kỷ qua, Sinh học đã phát triển rất nhanh và đạt được
nhiều thành tựu mới về lý thuyết cũng như thực tiễn. Một trong những nội dung
nhận được sự quan tâm của nhiều nhà sinh học đó là di truyền học quần thể và

tiến hố.
Trên cơ sở đó, trong những năm gần đây các đề thi Đại học (đến năm
2014) đề thi THPT Quốc gia (từ năm 2015), đề thi học sinh giỏi (HSG) các cấp
(tỉnh, quốc gia, quốc tế) nội dung ở phần di truyền học quần thể được đề cập
nhiều hơn, thường có những nội dung mang tính ứng dụng thực tiễn. Tuy nhiên,
nội dung này trong chương trình sách giáo khoa phổ thơng hiện hành được phân
phối với thời lượng tương đối ít, chỉ 2 tiết lý thuyết và khơng có tiết bài tập rèn
luyện. Vì vậy, việc tiếp cận kiến thức về di truyền học quần thể của học sinh
chưa nhiều, mới chỉ hiểu được phần nào vai trò, ý nghĩa lý thuyết cũng như thực
tiễn của di truyền học quần thể, đặc biệt là ở quần thể giao phối.
Hình thức thi của các kì thi cũng rất khác nhau: Kì thi THPT Quốc gia
mơn Sinh học đã và đang được thi dưới hình thức trắc nghiệm còn thi HSG cấp
tỉnh, cấp quốc gia thi theo hình thức tự luận, kì thi HSG Olympic quốc tế thi
theo hình thức trắc nghiệm. Vì vậy, trong quá trình dạy học, giáo viên phải rèn
cho học sinh các kĩ năng học tập và làm bài sao cho phù hợp với mỗi hình thức
thi. Và cho dù thi dưới hình thức nào thì vấn đề cốt lõi vẫn là học sinh phải nhớ,
hiểu và biết vận dụng kiến thức đã học.
Trên thực tế cũng đã có nhiều đề tài, SKKN viết về nội dung di truyền
học quần thể, như: Phương pháp giải một số dạng bài tập phần quần thể ngẫu
phối – tự phối (Nguyễn Thị Hồng Giang, THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam),
kinh nghiệm dạy học sinh giải bài tập di truyền học quần thể khi quần thể chịu
sự tác động của một số nhân tố tiến hoá (Lê Thị Dung, THPT Trần Phú, Thanh
Hóa)…nhưng chưa có đề tài nào hệ thống lại kiến thức, bài tập phần di truyền
quần thể và tiến hoá, hơn nữa các đề tài chưa được mở rộng kiến thức để phù
hợp hơn với đối tượng là các em thi HSG các cấp.
Với những lí do trên, tơi chọn đề tài: Hệ thống hóa lí thuyết, bài tập phần
di truyền học quần thể và tiến hoá, nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, ôn thi
THPT quốc gia và HSG các cấp.
2. Mục đích nghiên cứu.
Hệ thống hóa lí thuyết, bài tập phần di truyền học quần thể và tiến hố có

thể giúp giáo viên giảng dạy và học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT, ôn thi HSG các
cấp tốt hơn, nhằm giúp học sinh đạt kết quả cao trong các kì thi này.
3. Đối tượng nghiên cứu.
3

download by :


Hệ thống lí thuyết, các dạng bài tập về di truyền quần thể và tiến hóa.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
- PP nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu lí thuyết về hệ thống
hóa, lý thuyết về kiến thức di truyền học quần thể và tiến hóa.
- PP điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Điều tra, khảo sát thực tế
về những thuận lợi và khó khăn trong dạy và học phần di truyền học quần thể và
tiến hóa.
- PP thống kê, xử lý số liệu: Kiểm tra học sinh (tự luận, trắc nghiệm), thống
kê kết quả, đánh giá hiệu quả của việc áp dụng SKKN dựa trên đánh giá của các
giáo viên tham gia...

4

download by :


PHẦN II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
1.1. Khái niệm hệ thống
Theo Vonbertalanffy “Hệ thống là một tổng thể các phần tử có quan hệ
tương tác với nhau”. Hay định nghĩa của Miller “Hệ thống là tập hợp các yếu tố

cùng với mối quan hệ tương tác giữa chúng với nhau”...
Hệ thống là tổ hợp các yếu tố luôn tác động qua lại với nhau theo quan hệ
hàng ngang và quan hệ trên dưới để tạo thành một chỉnh thể thống nhất và tồn
tại trong một môi trường xác định [7].
1.2. Khái niệm hệ thống hóa kiến thức
Hệ thống hóa là làm cho các kiến thức về các sự vật, hiện tượng, quan
hệ...trở nên có hệ thống.
Trong dạy học, khi học các nội dung kiến thức nào đó, người ta thường
phân tích để sắp xếp chúng theo những quan hệ nhất định tạo thành một tổ hợp
hệ thống lơgic gọi là hệ thống hóa kiến thức.
Việc hệ thống hóa kiến thức phải dựa trên quan điểm tiếp cận cấu trúc hệ
thống và có thể trình bày bằng hệ thống, sơ đồ hệ thống hay trình bày theo một
lơgic nhất định.
1.3. Vai trị của hệ thống hóa kiến thức
- Sử dụng để giáo viên tóm tắt tài liệu, SGK một cách cô đọng. Đồng thời tổ
chức cho học sinh nghiên cứu các nguồn tài liệu và diễn đạt những thơng tin đọc
được, gia cơng nó theo một định hướng nhất định để rút ra được những mối
quan hệ có tính quy luật giữa các sự vật, hiện tượng.
- Giúp học sinh hình thành được kiến thức mới, củng cố những kiến thức đã học,
sắp xếp chúng thành một hệ thống chặt chẽ, đồng thời hình thành kiến thức dưới
một góc độ mới, lí giải được ý nghĩa sâu xa của kiến thức, biết cách diễn đạt ý
tưởng của mình bằng ngơn ngữ riêng khi nghiên cứu nội dung sinh học.
- Trong việc hệ thống hóa kiến thức sẽ có tác dụng rèn luyện học sinh những
phẩm chất trí tuệ, như: rèn luyện kĩ năng tóm tắt kiến thức, thiết lập được mối
quan hệ giữa các thành phần kiến thức, vận dụng thành thạo các thao tác tư duy
(phân tích, tổng hợp, khái qt hóa...), phát triển năng lực tiếp nhận và giải
quyết các vấn đề, năng lực tự học, tự sáng tạo....
1.4. SKKN nghiên cứu nội dung kiến thức chương III – Di truyền học quần thể,
phần Di truyền học và chương I – Bằng chứng và cơ chế tiến hóa, phần Tiến hóa
trong Chương trình sinh học THPT hiện hành.

2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Chương trình sinh học THPT hiện nay, phần di truyền di truyền học quần
thể và phần nguyên nhân và cơ chế tiến hóa đang được tách thành hai chương
riêng biệt và cách xa nhau trong phân phối chương trình. Điều này gây ra những
khó khăn nhất định cho cả giáo viên và học sinh trong việc hiểu và vận dụng
linh hoạt nội dung kiến thức di truyền học quần thể và tiến hóa. Cụ thể:
5

download by :


Các công thức phần di truyền học quần thể đã có trong sách giáo khoa chỉ
áp dụng được trong trường hợp quần thể không chịu áp lực của chọn lọc tự
nhiên, khơng có đột biến, di - nhập gen … nghĩa là quần thể không chịu tác
động của các nhân tố tiến hóa, nên quần thể ngẫu phối ln đạt trạng thái cân
bằng có nghĩa là khơng tiến hóa. Nhưng trong thực tế hiếm gặp một quần thể
ln duy trì được vốn gen không đổi qua các thế hệ ngẫu phối bởi quần thể luôn
chịu tác động của các nhân tố tiến hóa.
2.2. Trong những năm gần đây các đề thi đề thi THPT Quốc gia (từ năm 2015),
đề thi học sinh giỏi các cấp nội dung ở phần di truyền học quần thể được đề cập
nhiều hơn. Ví dụ, ở kì thi THPT quốc gia, phần di truyền học quần thể là 2
câu/40 câu, phần nguyên nhân và cơ chế tiến hóa thường liên quan đến nhân tố
tiến hóa từ 1 – 2 câu/40 câu.
Tuy nhiên, nội dung này trong chương trình sách giáo khoa phổ thơng
hiện hành được phân phối với thời lượng tương đối ít, chỉ 2 tiết lý thuyết và
khơng có tiết bài tập rèn luyện. Mặt khác, mặc dù khối lượng kiến thức là không
nhiều, nhưng có thể xây dựng nhiều bài tập áp dụng. Điều này cũng gây khó
khăn cho việc ơn tập kiến thức của học sinh.
Ngồi ra, hình thức thi của các kì thi rất khác nhau cũng gây khơng ít khó
khăn cho học sinh nếu tham gia đồng thời nhiều kì thi khác nhau, và điều đó địi

hỏi học sinh phải có các kĩ năng học tập và làm bài sao cho phù hợp với mỗi
hình thức thi.
2.3. Đối với tình hình chung hiện nay, đa phần các em học sinh chỉ tập chung
vào các mơn theo khối thi của mình đã chọn và không chú tâm đến việc học các
môn khác, mơn sinh cũng ít được các em chú tâm đến nên việc dạy của giáo
viên gặp rất nhiều khó khăn.
3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết
vấn đề.
Đề tài tập trung vào các giải pháp sau:
- Hệ thống hóa lý thuyết phần di truyền học quần thể và tiến hóa và các câu
hỏi kiểm tra các khái niệm.
- Hệ thống hóa các dạng bài tập và bài tập minh họa.
- Xây dựng hệ thống các câu hỏi, bài tập (phần phụ lục).
- Cách sử dụng các dạng câu hỏi và bài tập vào việc ơn tập cho các kì thi
khác nhau.
3.1. Hệ thống hóa lý thuyết phần di truyền học quần thể và tiến hóa
3.1.1. Kiến thức cơ bản
3.1.1.1. Quần thể
- Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng chung sống trong một khoảng
không gian xác định, vào một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản để tạo
thành các thế hệ mới.
- Quần thể có các đặc trưng cơ bản : tỉ lệ giới tính, nhóm tuổi, kiểu phân bố và
mật độ cá thể.
6

download by :


- Về mặt di truyền: Mỗi quần thể được đặc trưng về vốn gen, tần số các alen, tần
số kiểu gen và kiểu hình.

Quần thể khơng phải là một tập hợp cá thể ngẫu nhiên, nhất thời. Mỗi
quần thể là một cộng đồng có một lịch sử phát triển chung, có thành phần kiểu
gen đặc trưng và tương đối ổn định.
- Tuỳ theo hình thức sinh sản của các lồi mà có quần thể sinh sản hữu tính và
vơ tính.
Quần thể sinh sản hữu tính gồm các dạng sau :
+ Quần thể tự phối điển hình: là các quần thể thực vật tự thụ phấn, động vật
lưỡng tính tự thụ tinh.
+ Quần thể giao phối: là tập hợp các cá thể cùng lồi, cùng chung sống trong
một khoảng khơng gian xác định, tồn tại qua thời gian nhất định, giao phối với
nhau sinh ra thế hệ sau.
Quần thể giao phối bao gồm:
Quần thể giao phối cận huyết: bao gồm những các cá thể có cùng quan hệ
huyết thống giao phối với nhau.
Quần thể giao phối có lựa chọn: các cá thể động vật có xu hướng lựa chọn
kiểu hình khác giới thích hợp với mình.
Quần thể ngẫu phối: diễn ra sự bắt cặp giao phối ngẫu nhiên giữa các cá
thể đực và cái trong quần thể. Đây là dạng quần thể tồn tại phổ biến ở động vật.
3.1.1.2. Tần số alen và tần số kiểu gen
- Tần số alen của một gen nào đó được tính bằng tỉ lệ giữa số lượng alen đó trên
tổng số các alen khác nhau của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định.
- Tần số tương đối của một kiểu gen được xác định bằng tỉ số cá thể có kiểu gen
đó trên tổng số cá thể trong quần thể.
Giả sử ta xét 1 gen có 2 alen, ví dụ A và a thì trong quần thể có 3 kiểu gen
khác nhau là AA, Aa, aa. Với số lượng tương ứng là D AA, H Aa, R aa.
Ta có:
+ Tần số tương đối của kiểu gen AA: d = D/N
+ Tần số tương đối của kiểu gen Aa: h = H/N
+ Tần số tương đối của kiểu gen aa: r = R/N
Trong đó N = D + H + R và d + h + r = 1

+ Tần số tương đối của alen A: p = d + h/2
+ Tần số tương đối của alen a: q = r + h/2
Trong đó p + q = 1
3.1.1.3. Q trình di truyền trong quần thể tự phối/nội phối
a. Dấu hiệu đặc trưng của một quần tự phối/nội phối
- Quá trình tự phối làm cho quần thể dần dần phân hoá thành các dịng thuần có
kiểu gen khác nhau.
- Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng giảm
dần tỉ lệ dị hợp, tăng dần tỉ lệ đồng hợp nhưng tần số các alen không thay đổi.
b. Thành phần kiểu gen của quần thể tự phối
Trong quần thể, thành phần dị hợp thể Aa qua tự phối hay nội phối sẽ diễn
ra sự phân li, trong đó các thể đồng hợp trội AA và lặn aa được tạo ra với tần số
ngang nhau trong mỗi thế hệ.
7

download by :


Quá trình tự phối liên tiếp qua nhiều thế hệ, không làm thay đổi tần số tương
đối của các alen nhưng làm thay đổi tần số tương đối các kiểu gen theo hướng giảm
dần tần số kiểu dị hợp, tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp.
- Trong trường hợp quần thể ban đầu gồm toàn cá thể dị hợp Aa
Thành phần kiểu gen ở thế hệ n tự phối là :
n
n
1

1  
 1
 2

 
Aa =  2  ; AA = aa =
.
2
- Nếu quần thể ban đầu có kiểu gen dAA + hAa + raa = 1 thì sau n thế hệ tự
thụ phấn, thành phần kiểu gen của quần thể là :
1 
1 


n
1 n 
1 n 
 1


2 h
2 h
  Aa +  r 
d
AA
+
h
aa = 1

2


2



2

3.1.1.4. Quần thể ngẫu phối
a. Dấu hiệu đặc trưng của một quần thể ngẫu phối
- Các cá thể giao phối tự do với nhau.
- Quần thể ngẫu phối rất đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
- Mỗi quần thể xác định được phân biệt với những quần thể khác cùng loài về
tần số alen, tần số kiểu gen và vốn gen.
- Tần số tương đối của các alen về một hoặc vài gen điển hình nào đó là dấu
hiệu đặc trưng cho sự phân bố các kiểu gen và kiểu hình trong quần thể đó.
- Trong những điều kiện nhất định, tần số tương đối của các alen và thành phần
kiểu gen của quần thể được duy trì ổn định qua các thế hệ.
Trên thực tế, quần thể ln có sự biến động tần số tương đối của các alen
bởi các nhân tố tiến hoá như áp lực của quá trình đột biến, áp lực của quá trình
chọn lọc tự nhiên...
b. Định luật Hacđi - Vanbec
- Nội dung : Trong những điều kiện nhất định, tần số tương đối của các alen
và thành phần kiểu gen của quần thể ngẫu phối được duy trì ổn định qua các
thế hệ.
Khi xảy ra ngẫu phối, quần thể đạt trạng thái cân bằng theo định luật
Hacđi - Vanbec. Khi đó thoả mãn đẳng thức :
p2AA + 2pqAa + q2aa = 1
Trong đó : p là tần số alen A ; q là tần số alen a ; p + q = 1.
- Điều kiện nghiệm đúng của định luật :
+ Quần thể phải có kích thước lớn.
+ Các cá thể trong quần thể phải giao phối với nhau một cách ngẫu nhiên.
+ Khơng có tác động của chọn lọc tự nhiên (các cá thể có kiểu gen khác nhau có
sức sống và khả năng sinh sản như nhau).
+ Khơng có đột biến (đột biến khơng xảy ra hoặc xảy ra thì tần số đột biến

thuận phải bằng tần số đột biến nghịch).
+ Quần thể phải được cách li với quần thể khác (khơng có sự di - nhập gen).
8

download by :


- Ý nghĩa :
+ Phản ánh trạng thái cân bằng di truyền trong quần thể. Giải thích tại sao trong
thiên nhiên có những quần thể được duy trì ổn định qua thời gian dài. Trong tiến
hoá, mặt ổn định cũng có ý nghĩa quan trọng khơng kém mặt biến đổi, cùng giải
thích tính đa dạng của sinh giới.
+ Cho phép xác định tần số tương đối của các alen, các kiểu gen từ kiểu hình
của quần thể ® có ý nghĩa đối với y học và chọn giống.
3.1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc di truyền quần thể
a. Nhân tố tiến hoá: Là các nhân tố làm biến đổi tần số tương đối của các alen
và thành phần kiểu gen của quần thể.
b. Vai trò và đặc điểm của các nhân tố tiến hóa
NTTH
1. Đột
biến

2. Giao
phối
khơng
ngẫu
nhiên

Vai trị
Tạo

nguồn
ngun liệu cho
quá trình chọn lọc
- Làm biến đổi
TSTĐ các alen và
thành phần kiểu
gen của quần thể.

Tạo
nguồn
nguyên liệu cho
quá trình chọn lọc
và tiến hoá.
- Làm thay đổi tần
số các kiểu gen.
3. Chọn - Làm biến đổi
lọc tự TSTĐ của các
nhiên alen, tần số các
(CLTN) kiểu gen quần thể.
- Quy định chiều
hướng, nhịp điệu
biến đổi thành
phần kiểu gen của
quần thể.
4. Biến - Làm thay đổi
động di TSTĐ alen và
truyền thành phần kiểu
(các yếu gen của quần thể

Đặc điểm

- ĐBG làm phát sinh alen mới.
- ĐB phát sinh ngẫu nhiên, vô hướng.
- Đa số các đột biến tự nhiên thường là có hại, và
phần lớn các alen đột biến ở trạng thái lặn.
- Tần số đột biến tự nhiên là rất thấp (10 -6 – 10-4),
ngồi ĐBG thuận cịn có đột biến nghịch nên áp lực
của q trình đột biến là khơng đáng kể.
- Mặc dù tần số đột biến gen là rất thấp, tuy nhiên do
quần thể có nhiều gen nên tỉ lệ giao tử mang đột
biến về gen này hoặc gen khác là khá lớn.
- Giá trị của một đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen
(kiểu gen) và điều kiện môi trường
- Không làm thay đổi tần số tương đối của các alen.
- Quần thể tự thụ phấn và giao phối gần tỉ lệ dị hợp
giảm dần, tỉ lệ đồng hợp tăng dần qua các thế hệ.
- Kết quả tác động của giao phối không ngẫu nhiên
dẫn đến làm nghèo vốn gen, giảm sự đa dạng di
truyền của quần thể.
- Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu
hình và gián tiếp lên kiểu gen làm biến đổi thành
phần kiểu gen của quần thể.
- Đào thải các đột biến và biến dị có hại, tích luỹ
các đột biến và biến dị có lợi.
- Chọn lọc tự nhiên phân hố khả năng sống sót và
sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau
trong quần thể.
- CLTN tiến hành theo hướng nhất định.
- Dễ xảy ra đối với các quần thể có kích thước nhỏ.
- Làm thay đổi TSTĐ các alen một cách ngẫu
nhiên, không định hướng.

- Làm thay đổi nhanh chóng TSTĐ các alen trong
9

download by :


tố ngẫu
nhiên)

5. Di
nhập
gen
(dịng
gen)

một cách ngẫu
nhiên.
- Có thể góp phần
thúc đẩy sự phân
hoá vốn gen của
quần thể cách li.
- Làm thay đổi tần
số tương đối của
các alen và thành
phần kiểu gen của
quần thể.
- Có thể làm
phong phú thêm
(nhập gen) vốn
gen của quần thể.


quần thể, thậm chí làm biến mất hồn tồn một
alen nào đó bất kể đó là alen có lợi hay có hại.
- Có thể cố định các gen có hại trong quần thể.
- Kết quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên có thể
làm nghèo vốn gen, giảm sự đa dạng di truyền của
quần thể.
- Di nhập gen là hiện tượng lan truyền gen từ quần
thể này sang quần thể khác ở các quần thể khơng
cách li hồn toàn.
- Làm biến đổi tần số tương đối của các alen và
thành phần kiểu gen của quần thể một cách ngẫu
nhiên.
- Sự trao đổi các cá thể giữa các quần thể có thể tạo
ra “dịng gen” lưu thơng giữa các quần thể.
- Mức độ biến đổi TSTĐ các alen và thành phần
kiểu gen trong quần thể phụ thuộc vào số lượng cá
thể và giao tử di cư.
- Có thể làm phong phú thêm (nhập gen) hoặc
nghèo đi (di gen) vốn gen của quần thể.

3.1.2. Một số câu hỏi, bài tập kiểm tra khái niệm
Câu 1.
Phân biệt quần thể tự phối và quần thể ngẫu phối về sự biến đổi tần số các
alen, tần số các kiểu gen qua các thế hệ và tính đa dạng.
Hướng dẫn:
Các chỉ tiêu
phân biệt
Tần số alen
Tần số các

kiểu gen (cấu
trúc di truyền)
Tính đa hình
kiểu gen và
kiểu hình

Quần thể tự phối

Quần thể ngẫu phối

Khơng thay đổi qua các thế hệ Không thay đổi qua các
(trong những điều kiện nhất định). thế hệ (trong những điều
kiện nhất định).
Thay đổi theo hướng tăng dần tần Tần số các kiểu gen không
số kiểu gen đồng hợp, giảm dần thay đổi trong những điều
tần số kiểu gen dị hợp
kiện nhất định và đặc
Quần thể phân hóa thành các dịng trưng cho mỗi quần thể
thuần có các kiểu gen khác nhau
Thấp hơn.
Cao hơn.

Câu 2.
Giả sử một quần thể có 200 locus gen trong đó có 100 locus gen cố định,
và mỗi locus trong số các locus cịn lại có 2 alen. Chúng ta có thể tìm được bao
nhiêu alen khác nhau trong tồn bộ vốn gen của quần thể. Giải thích.
10

download by :



Hướng dẫn:
- 100 locus gen cố định, có nghĩa là mỗi locus có 1 alen → có 100 alen.
- 100 locus mỗi locus gen có 2 alen → có 100 x 2 = 200 alen
→ trong quần thể có tổng số: 100 + 200 = 300 alen.
Câu 3.
Trong một quần thể người, có một locus gồm 2 alen gây nguy cơ mắc
bệnh thối hóa thần kinh lây nhiễm, 20 người có kiểu gen AA, 70 người có kiểu
gen Aa, 10 người có kiểu gen aa. Hãy sử dụng phương trình Hacdi – Vanbec để
xác định xem quần thể này có đang tiến hóa hay khơng?
Hướng dẫn:
- Thành phần kiểu gen của quần thể: 0,2 AA : 0,60 Aa : 0,1 aa.
- Tần số alen A: (20 + 70/2)/(20 + 70 + 10) = 0,55
Tần số alen a = 0,45
Thành phần kiểu gen của quần thể ở trạng thái cân bằng:
(0,55)2 AA + 2.0,55.0,45 Aa + (0,45)2 aa = 1
→ 0,3025 AA + 0,495 Aa + 0,2025 aa = 1
Như vậy quần thể đang không ở trạng thái cân bằng → quần thể đang tiến hóa.
Câu 4.
Cấu trúc di truyền của quần thể thực vật ở thế hệ ban đầu P: 100% Aa.
Sau 3 thế hệ cấu trúc di truyền của quần thể sẽ như thế nào nếu:
a. Đây là quần thể sinh sản sinh dưỡng?
b. Đây là quần thể tự thụ phấn?
c. Đây là quần thể giao phấn ngẫu nhiên?
Hướng dẫn:
a. Quần thể sinh sản sinh dưỡng có cấu trúc di truyền đồng nhất và không thay
đổi qua các thế hệ → ở thế hệ F3 cấu trúc di truyền của quần thể vẫn là 100%Aa.
b. Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn 3 thế hệ là:
1


 1  23

 2




1
 AA + 3 Aa +
2



1

 1  23

 2




 aa = 1



0,4375AA + 0,125Aa + 0,4375aa = 1
c. Khi giao phấn ngẫu nhiên cấu trúc di truyền của quần thể sẽ đạt trạng thái cân
bằng ở các thế hệ sau.
Cấu trúc di truyền của quần thể giao phấn ngẫu nhiên 3 thế hệ:

0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1
Câu 5.
Trong một quần thể, giá trị thích nghi của kiểu gen AA = 0,4; Aa = 1; aa =
0,4 phản ánh quần thể đang diễn ra hình thức chọn lọc nào?
Hướng dẫn:
11

download by :


- Chọn lọc ưu thế thể dị hợp, nếu kiểu hình của Aa là trung gian giữa AA và aa
thì đây là chọn lọc ổn định.
Giải thích: chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, dạng chọn
lọc này duy trì ổn định kiểu hình trung gian và đào thải các thể có kiểu hình
nằm ở hai bên đường cong phân phối chuẩn.
- Chọn lọc ưu thế thể dị hợp, nếu kiểu hình Aa là cực đoan hơn so với AA và aa
thì đây là chọn lọc vận động.
Giải thích: chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, dạng chọn
lọc này sẽ duy trì các cá thể có kiểu hình vượt trội so với 2 dạng cịn lại.
3.2. Hệ thống hóa các dạng bài tập và bài tập minh họa.
3.2.1. Dạng bài tập về quần thể tự phối
Nếu quần thể ban đầu có kiểu gen dAA + hAa + raa = 1 thì sau n thế hệ tự
thụ phấn, thành phần kiểu gen của quần thể là :
1 
1 


n
1 n 
1 n 

1



2 h AA + h   Aa +  r 
2 h aa = 1
d

2


2


2

Ví dụ:
Một quần thể thực vật, xét một locus có 2 alen (A quy định hoa đỏ, a quy
định hoa trắng) có thành phần kiểu gen như sau: 0,3 AA : 0,4 Aa : 0,3 aa
Hãy xác định cấu trúc di truyền (thành phần kiểu gen) và tỉ lệ kiểu hình
của quần thể sau 3 thế hệ tự phối.
Hướng dẫn:
Sau 3 thế hệ tự phối thành phần kiểu gen của quần thể là :
  1 3 
1
Kiểu gen AA = 0,3 + 0,4 ´   2   = 0,475

2 
3


 1
Kiểu gen Aa = 0,4 ´   = 0,05
 2
  1 3 
1
Kiểu gen aa = 0,3 + 0,4 ´   2   = 0, 475

2 

Thành phần kiểu gen : 0,475AA + 0,05Aa + 0,475 aa = 1
Tỉ lệ kiểu hình: 52,5% lơng dài : 47,5% lơng ngắn
3.2.2. Dạng bài tập về quần thể ngẫu phối
Dạng 1: Sự cân bằng của quần thể với một locus có 2 alen nằm trên NST
thường
Ở trạng thái cân bằng, thành phần kiểu gen của quần thể sẽ tuân theo
phương trình Hacdi – Vanbec:
p2AA + 2pqAa + q2aa = 1
Trong đó : p là tần số alen A ; q là tần số alen a ; p + q = 1.
Ví dụ 1:
12

download by :


Một số quần thể ngẫu phối có cấu trúc di truyền như sau:
a. 0,42 AA: 0,48 Aa: 0,10 aa
c. 0,25 AA: 0,50 Aa: 0,25 aa
b. 0,34 AA: 0,42 Aa: 0,24 aa
d. 0,01 AA: 0,18 Aa: 0,81 aa
Quần thể nào ở trạng thái cân bằng di truyền? Xác định tần số tương đối

của các alen ở mỗi quần thể. Sau bao nhiêu thế hệ quần thể có cấu trúc di truyền
chưa cân bằng đạt được trạng thái cân bằng di truyền?
Hướng dẫn:
Cấu trúc di truyền của quần thể đạt được trạng thái cân bằng khi thỏa mãn
đẳng thức Hacđi – Vanbec: p2AA + 2pqAa + q2aa = 1
Hoặc thoả mãn công thức x.z =

, trong đó, x, y, z lần lượt là tần số các kiểu

gen AA, Aa, aa.
 0, 48 
- Quần thể a có cấu trúc di truyền chưa cân bằng vì 0,42. 0,1  

 2 

2

 0, 42 
- Quần thể b có cấu trúc di truyền chưa cân bằng vì 0,34. 0,24  

 2 
 0,5 
- Quần thể c có trạng thái cân bằng di truyền vì 0,25. 0,25 =  
 2 

2

2

2


- Quần
- Quần
- Quần
- Quần
- Quần

 0,18 
thể d có cấu trúc di truyền cân bằng vì 001. 0,81 = 

 2 
0, 48
thể a có tần số các alen pA = 0,42 +
= 0,66 ; qa = 1 – 0,66 = 0,34
2
0, 42
thể b có tần số các alen pA = 0,34 +
= 0,55 ; qa = 1 – 0,55 = 0,45
2
0,50
thể c có tần số các alen pA = 0,25 +
= 0,5 ; qa = 1 – 0,5 = 0,5
2
0,18
thể d có tần số các alen pA = 0,01 +
= 0,1 ; qa = 1 – 0,1 = 0,9
2

* Chỉ sau một thế hệ ngẫu phối, quần thể có cấu trúc di truyền chưa cân bằng sẽ
đạt được trạng thái cân bằng về di truyền.

Ví dụ 2.
Ở người, bệnh bạch tạng được xác định do gen d nằm trên NST thường
gây ra. Những người bạch tạng được gặp với tần số 1/10000. Giả sử quần thể đó
đang ở trạng thái cân bằng di truyền.
a. Xác định tỷ lệ% số người mang gen bạch tạng ở thể dị hợp.
b. Một cặp vợ chồng Nam và Anh đều có kiểu hình bình thường, dự định sinh
con. Khả năng họ sinh con bình thường là bao nhiêu?
Hướng dẫn:
a. Qui ước: D – da bình thường
d – bạch tạng
Gọi p là tần số alen D, q là tần số alen d (p + q = 1); p, q > 0.
13

download by :


Quần thể người trên đang ở trạng thái cân bằng di truyền nên cấu trúc di truyền
của quần thể theo hệ thức: p2DD + 2pqDd + q2dd =1
Người bị bạch tạng có kiểu gen dd có tần số 1/10000
Ta có q2 = 1/10000 → q = 1/100 = 0,01 → p = 1 – 0,01 = 0,99
Tỷ lệ người mang gen bạch tạng ở thể dị hợp = 2pq = 2.0,01.0,99 = 0,0198 = 1,98%
b. Cả hai đều có kiểu hình bình thường, có kiểu gen DD hoặc Dd.
Xác suất để họ sinh con bị bệnh là:
1 0, 0198 1 0, 0198
 9,8.10-5
.
. .
0,9999
0,9999
2

2
→ Xác suất để họ sinh con bình thường là:
1 0, 0198 1 0, 0198
 0,9999
1- .
. .
2 0,9999 2 0,9999
Dạng 2: Xác định số loại kiểu gen trong quần thể.
- Nếu gọi k là số alen của một gen (trên NST thường)
→ số kiểu gen:
- Nếu 1 gen có k alen trên NST X mà khơng có trên Y, thì số kiểu gen trong
quần thể là:
- Nếu gen trên NST thường: Nếu gọi y là số kiểu gen → số kiểu giao phối là:

Nếu gen nằm trên NST giới tính: Số kiểu giao phối = Số kiểu gen cá thể ♂×số
kiểu gen cá thể ♀.
- Nếu có n gen phân li độc lập trên NST thường, mỗi gen có k alen thì số kiểu
gen trong quần thể là:

- Nếu gen 1 có k1 alen, gen 2 có k2 alen, 2 gen cùng nằm trên 1 NST thường thì
số kiểu gen trong quần thể là:

Ví dụ:
Một quần thể động vật, xét một gen có 3 alen trên NST thường và một
gen có 2 alen trên NST X (khơng có alen tương ứng trên Y).
a. Xác định số kiểu gen của quần thể.
b. Xác định số kiểu giao phối của quần thể.
14

download by :



Hướng dẫn:
a. Gen có 3 alen trên NST thường → số kiểu gen = 3(3+1)/2 = 6
Gen có hai alen trên NST giới tính X khơng có alen tương ứng trên NST Y:
Giả sử gen trên NST X có hai alen A và a thì số kiểu gen là: X A XA , XA Xa, Xa
Xa, XAY, Xa Y = 5
Vậy số kiểu gen trong quần thể là: 6.5 = 30
b. Số kiểu giao phối = 6×3×6×2 = 216
Dạng 3: Sự cân bằng của quần thể đối với một locus có nhiều alen trên NST
thường
Thành phần kiểu gen của quần thể ở trạng thái cân bằng có thể được tính
theo công thức sau :
(p1A1 + p2A2 + ....+ pnAn)2 = 1
Trong đó : p1, p2, ....pn là tần số tương đối của các alen tương ứng A 1, A2,...An và
p1 + p2 + .... + pn = 1
Ví dụ:
Sự di truyền hệ nhóm máu ABO ở người do 3 alen chi phối là I A = IB > IO
Giả thiết trong quần thể người tỷ lệ các nhóm máu là: A = 0,13; B = 0,45; AB =
0,06; O = 0,36
Xác định tần số tương đối của các alen qui định nhóm máu.
Hướng dẫn:
Quần thể người có sự đa hình cân bằng các kiểu gen qui định kiểu hình thuộc hệ
nhóm máu ABO. Có thể coi cấu trúc di truyền của quần thể người về hệ nhóm
máu ABO ở trạng thái cân bằng.
Gọi p là tần số alen IA, q là tần số alen IB, r là tần số alen IO trong đó p + q
+ r = 1; p, q, r > 0.
Cấu trúc di truyền của quần thể cân bằng là (pIA + qIB + rIO)2 = 1
Hay p2IAIA + 2pqIAIB + q2IBIB + 2prIAIO + 2qrIBIO + r2IOIO =1
Nhóm máu A có kiểu gen IAIA + IAIOcó tần số là p2 + 2pr = 0,13

Nhóm máu B có kiểu gen IBIB+ IBIOcó tần số là q2 + 2qr = 0,45
Nhóm máu AB có kiểu gen IAIB có tần số là 2pq = 0,06
Nhóm máu O có kiểu gen IOIOcó tần số là r2 = 0,36
Tần số tương đối của các alen có thể xác định như sau:
r2 = 0,36 → r = 0,6
p2 + 2pr + r2 = 0,13 + 0,36 → (p + r)2 = 0,49 → p + r = 0,7

p = 0,7 – 0,6 = 0,1
q = 1- 0,7 = 0,3
Dạng 4: Sự cân bằng của quần thể khi có sự khác nhau về tần số gen ở các
cơ thể đực và cái (gen trên NST thường)
Trên thực tế có thể có những trường hợp giá trị của p và q ở các phần đực
và cái trong quần thể khác nhau. Điều đó thấy rõ trong lĩnh vực chăn nuôi, đặc
biệt là phần đực ít hơn phần cái.
Ta xét trường hợp 1 gen với 2 alen (A và a). Giả thiết rằng :
15

download by :


- Tần số tương đối của A ở phần đực trong quần thể là p', ở phần cái trong quần
thể là p".
- Tần số tương đối của a ở phần đực trong quần thể là q', ở phần cái trong quần
thể là q".
Trong đó: p' + q' = 1; p'' + q'' = 1
Khi đó tần số các alen của quần thể ở trạng thái cân bằng được tính như sau:
pA = (p' + p'')/2 qa = (q' + q")/2
Trạng thái cân bằng được xác lập sau 2 thế hệ ngẫu phối.
Ví dụ:
Trong một quần thể động vật có tần số alen A trong giới đực là 0,8, trong

giới cái là 0,4. Hãy xác định tần số tương đối của các alen và thành phần kiểu
gen của quần thể ở trạng thái cân bằng.
Hướng dẫn:
- TSTĐ của alen A ở trạng thái cân bằng: pA = (0,8 + 0,4)/2 = 0,6
→ TSTĐ của alen a = 0,4
- Thành phần kiểu gen của quần thể ở trạng thái cân bằng:
0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa
Dạng 5: Sự cân bằng của quần thể khi có nhiều gen phân li độc lập với nhau
Thành phần kiểu gen của quần thể theo nhiều gen sẽ bằng tích thành phần
kiểu gen của các gen khác nhau khi xét riêng lẻ.
Chẳng hạn trong trường hợp 2 gen, mỗi gen có 2 alen (A, a và B, b).
Ví dụ:
Một quần thể bị có 10000 con, trong đó số bị lơng trắng, ngắn là 36 con.
Số bị có lơng vàng trong quần thể là 9101 con. Biết rằng, mỗi tính trạng do 1
gen có 2 alen trội lặn hồn toàn quy định, các gen nằm trên các NST khác nhau.
Lơng vàng, dài là các tính trạng trội.
a. Tính tần số tương đối của các alen
b. Tỉ lệ bị lơng dài trong quần thể là bao nhiêu?
c. Tính số lượng bị có màu lơng vàng, ngắn.
Hướng dẫn:
a.
Quy ước: A – lông vàng, a – lông trắng, B – lông dài, b – lơng ngắn.
- Bị lơng trắng chiếm tỉ lệ: (10000 – 9101)/10000 ≈ 0,09
→ tần số alen a = 0,3; A = 0,7
- Bị lơng trắng, ngắn aabbb = 36/10000 = 0,0036 → Tỉ lệ bị lơng ngắn =
0,0036:0,09 = 0,04
→ tần số alen b = 0,2; B = 0,8
b. Thành phần kiểu gen của quần thể:
(0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa)(0,64BB : 0,32Bb : 0,04bb) = 1
Bị lơng vàng dài chiếm tỉ lệ: (0,49 + 0,42)(0,64 + 0,32) = 0,8736

c. Số lượng bị có màu lơng vàng, ngắn: (0,49 + 0,42).0,04.10000 = 364 con
Dạng 6*: Sự cân bằng của quần thể khi gen nằm trên vùng không tương đồng
của NST X
16

download by :


Trong trường hợp một gen có 2 alen, nằm trên NST X khơng có đoạn
tương đồng trên NST Y, thì quần thể ở trạng thái cân bằng có thành phần kiểu
gen như sau:

Ví dụ:
Ở một đảo cách li có 5800 người sinh sống, trong đó có 2800 đàn ơng.
Trong số đàn ơng này có 196 người đàn ơng bị bệnh mù màu đỏ - xanh lá cây.
Bệnh mù màu này do một alen lặn nằm trên NST X. Kiểu mù màu này khơng
ảnh hưởng gì đến sức sống và khả năng thích nghi của cơ thể.
Xác định thành phần kiểu gen của quần thể ở trạng thái cân bằng.
Hướng dẫn:
Quy ước: A – bình thường. a – mù màu.
Nam giới có kiểu gen XAY hoặc XaY → Tần số alen alen a = 196/2800 = 0,07;
Tần số alen A = 0,93
→ Thành phần kiểu gen của quần thể:
0,932/2XAXA + 2.0,93.0,07/2XAXa + 0,072/2XaXa + 0,93/2XAY + 0,07/2XaY = 1
Dạng 7*: Đối với quần thể ngẫu phối, có xảy ra nội phối.
- Tần số các thể đồng hợp tử cao hơn lý thuyết là kết quả của nội phối.
Nội phối làm tăng đồng hợp tử bằng với mức giảm dị hợp tử.
Ví dụ:
Tần số các kiểu gen A1A1, A1A2 và A2A2 ở một quần thể cách ly là 0,375,
0,25 và 0,375. Tính tần số alen; xác định xem quần thể có ở trạng thái cân bằng

khơng? Giải thích.
Hướng dẫn:
Trước hết phải tính tần số alen:
p(A1) = 0,375 + 1/2(0,25) = 0,5
q(A2) = 1 - 0,5 = 0,5.
Nếu quần thể ở trạng thái cân bằng thì tần số dị hợp tử phải là 2pq = 2(0,5)(0,5)
= 0,5 hoặc 50%; tần số các đồng hợp tử đều là (0,5)2 = 0,25.
→ Quần thể không ở trạng thái cân bằng, số dị hợp tử giảm đúng bằng số tăng
các đồng hợp tử.
Chú ý: Nội phối có thể làm thay đổi tần số kiểu gen, nhưng tần số alen không
thay đổi.
- Nếu trong một quần thể có (f) cá thể nội phối thì tần số các kiểu gen có thể
tính bằng (p2 + fpq) (A1A1) + (2pq - 2fpq) (A1A2) + (q2 + fpq) (A2A2).
Tần số đồng hợp tử do nội phối bằng fpq và do giao phối ngẫu nhiên bằng
q2 và p2.
Ví dụ:
17

download by :


Trong một quần thể ruồi có 20% số cá thể nội phối. Cho q = 0,4, hãy tính
tần số các kiểu gen.
Hướng dẫn:
Ta có f = 0,2; q = 0,4 và p = 0,6.
Tần số kiểu gen A1A2 = p2 + fpq = 0,36 + 0,048 = 0,408
Tần số kiểu gen A2A2 = q2 + fpq = 0,16 + 0,408 = 0,208
Tần số kiểu gen A1A2 = 2pq - 2fpq = 0,48 - 0,096 = 0,384
- Hệ số nội phối được tính bằng: 1 - (tần số dị hợp tử quan sát được/tần số
dị hợp tử theo lý thuyết).

Ví dụ:
Trong một quần thể yến mạch hoang dại, tần số đồng hợp tử trội, dị hợp
tử và đồng hợp tử lặn là 0,67, 0,06 và 0,27. Tính hệ số nội phối.
Hướng dẫn:
Trước hết hãy tính tần số các alen:
p = 0,67 + 1/2(0,06) = 0,7
q = 1 - 0,7 = 0,3
Bây giờ, hãy tính tần số dị hợp tử theo lý thuyết:
2pq = 2(0,3)(0,7) = 0,42
Hệ số nội phối = 1 - (0,6/0,42) = 0,86
Đây là hệ số nội phối cao cho thấy hầu hết yến mạch trong quần thể này
sinh sản bằng cách tự thụ phấn.
Chú ý: Có cách khác nữa để tính hệ số nội phối là: (tần số dị hợp tử theo lý
thuyết - tần số dị hợp quan sát được)/tần số dị hợp tử theo lý thuyết.
3.2.2. Dạng bài tập về các nhân tố tiến hóa
Dạng 1*: Bài tập liên quan đến nhân tố đột biến.
Gọi tần số đột biến thuận (A → a) là u, tần số alen A ban đầu là po, tần số
alen của A ở thế hệ n là pn, n là số thế hệ; tần số đột biến nghịch (a → A) là v.
Thế hệ F1: p1 = po – u.po = po(1 – u)
(1)
2
Thế hệ F2: p2 = p1 – u.p1 = p1(1 – u)
(2)
n
Thế hệ Fn: pn = po(1 – u)
(3)
-6
-4
Vì u rất nhỏ so với 1 (trung bình là 10 – 10 ), cho nên biểu thức (1 – u)n có thể
thay bằng đại lượng e-un, do đó từ (3) suy ra:

pn = po.e-un Þ
qn = 1 - po.e-un
Ở trạng thái cân bằng di truyền mới tần số các alen:
q=

p=

Ví dụ 1:
Tần số alen A trong quần thể ở thế hệ ban đầu là 0,6. Hãy tính tần số
tương đối của các alen sau 10000 thế hệ. biết rằng tần số đột biến A thành a là
10-6 và không có đột biến nghịch.
Hướng dẫn:
18

download by :


pn = po.e-u.n = 0,6.

= 0,594

Ví dụ 2:
Nếu tần số đột biến A thành a là 10-4, a thành A là 10-6 thì cân bằng mới
sẽ đạt được khi tần số tương đối của các alen là bao nhiêu?
Hướng dẫn:
p=
q = 0,01

= 0,99


Dạng 2*: Bài tập liên quan đến nhân tố di nhập gen.
Tốc độ di nhập gen (M).
M = số giao tử mang gen di nhâp/số giao tử của mỗi thế hệ trong quần thể
= Số cá thể mang gen nhâp cư/tổng số cá thể của quần thể nhận
Lượng biến thiên tần số tương đối của alen A trong quần thể nhận được sau sau
một thế hệ có sự di nhập gen được tính theo cơng thức:
Dp = M(P – p)
- P là TSTĐ của alen A ở quần thể cho.
- p là TSTĐ của alen A ở quần thể nhận.
Ví dụ:
Tần số tương đối cuả alen A ở quần thể I là 0,8 còn ở quần thể II là 0,3.
Tỉ lệ số cá thể nhập cư từ quần thể II vào quần thể I là 0,2. Sau một thế hệ nhập
cư, lượng biến thiên tần số alen A trong quần thể I là bao nhiêu? Tần số tương
đối của các alen trong quần thể I là bao nhiêu?
Hướng dẫn:
Dp = M(P – p) = 0,2(0,3 – 0,8) = - 0,1
Giá trị này cho thấy tần số alen A trong quần thể nhận giảm đi 0,1:
cụ thể pA = 0,8 – 0,1 = 0,7; qa = 0,3
Dạng 3*: Bài tập liên quan đến nhân tố chọn lọc tự nhiên.
CLTN tác động vào cả hai pha : pha đơn bội (chọn lọc giao tử) và pha
lưỡng bội trong chu kì sống của sinh vật bậc cao. Ở đây chúng tôi chỉ giới thiệu
chọn lọc pha lưỡng bội.
Chọn lọc pha lưỡng bội:
Quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền :
p2AA + 2pqAa + q2aa = 1
- Xét trường hợp điển hình khi giá trị thích nghi của các kiểu gen AA và Aa
bằng 1, còn của aa = 1 – S (trường hợp tính trội hồn tồn) thì sau một chu kì
chọn lọc, lượng biến thiên tần số của alen a được xác định :
Sq2(1 q)
q 

(2)
1 Sq2
q âm nên q bị giảm sau chu kì chọn lọc.

19

download by :


- Trong trường hợp S = 1 (thể đồng hợp aa gây chết hay tạo ra sự bất thụ cho cá
thể) thì cơng thức (2) chuyển thành dạng :

q2
q 
(3)
1 q
Khi S = 1, q sau n thế hệ chọn lọc được xác định :
q
qn 
(4)
1 nq
Khi biết giá trị ban đầu của q thì việc xác định số thế hệ (n) mà chọn lọc đòi hỏi
để làm giảm tần số alen a xuống qn theo công thức sau :
1 1
n

(5)
qn q
Ví dụ 1:
Một đột biến a ở một lồi thực vật làm cho kiểu gen aa mất khả năng sinh

sản, kiểu gen AA và Aa có sức sống và khả năng sinh sản bình thường. Một
quần thể ban đầu của lồi này có thành phần kiểu gen 0,36 AA + 0,48 Aa + 0,16
aa = 1.
Hãy xác định tần số alen A sau 3 thế hệ.
Hướng dẫn:
Tần số alen a của quần thể ban đầu: 0,16 + 0,48/2 = 0,4
Tần số alen a của quần thể sau 3 thế hệ: q3 = 0,4/(1 + 3.0,4) = 0,18
→ Tần số alen A là: 1 – 0,18 = 0,82
Ví dụ 2:
Quần thể ban đầu có tần số a là 0,96, thì sau bao nhiêu thế hệ chọn lọc tần
số alen a là 0,03. Biết rằng, hệ số chọn lọc đối với kiểu gen aa là S = 1.
Hướng dẫn:
Số thế hệ diễn ra sự chọn lọc liên tiếp là :
1
1
n

 32
0,03 0,96
3.3. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập phần di truyền học quần thể và tiến
hóa.
Tơi đã xây dựng một hệ thống câu hỏi, bài tập để ôn tập, cũng cố và nâng
cao kiến thức phần di truyền học quần thể và tiến hóa, được sắp xếp theo lơgic
nhất định. Trong đó, các câu hỏi đánh dấu * chủ yếu dành cho học sinh ôn thi
HSG các cấp.
Giáo viên hoặc học sinh, khi ơn tập có thể lựa chọn, sắp xếp lại các câu hỏi,
bài tập cho phù hợp với hình thức và nội dung đơn vị kiến thức của mỗi kì thi.
Hệ thống câu hỏi, bài tập xin giới thiệu ở phần phụ lục.
20


download by :


3.4. Cách sử dụng các dạng câu hỏi và bài tập vào việc ơn tập cho các kì thi
khác nhau.
- Do thời lượng trên lớp ít nên các dạng bài tập chủ yếu dùng cho tiết ôn tập
hoặc giáo viên giới thiệu để học sinh tự học. Đối với các học sinh ơn thi HSG
các cấp có thể được dùng trong giai đoạn ôn tập.
- Các dạng bài tập đánh dấu * chỉ nên dùng cho học sinh ôn tập thi HSG các cấp.
- Đối với học sinh ôn thi THPT quốc gia ngồi giới thiệu hệ thống hóa lí thuyết,
và các dạng bài tập nên tăng cường cho học sinh làm câu hỏi trắc nghiệm.
- Đối với học sinh ôn thi HSG các cấp ngoài giới thiệu hệ thống hóa lí thuyết, và
các dạng bài tập nên tăng cường cho học sinh làm câu hỏi dạng tự luận.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
4.1. Qua thực tế kinh nghiệm giảng dạy của bản thân và trao đổi với các giáo
viên trong trường cũng như ngoài trường, tôi thấy rằng:
Các công thức phần di truyền học quần thể đã có trong sách giáo khoa chỉ
áp dụng được trong trường hợp quần thể không chịu áp lực của chọn lọc tự
nhiên, khơng có đột biến, di - nhập gen … nghĩa là quần thể không chịu tác
động của các nhân tố tiến hóa, nên quần thể ngẫu phối ln đạt trạng thái cân
bằng có nghĩa là khơng tiến hóa.
Việc trình bày hệ thống kiến thức lí thuyết và bài tập phần di truyền học
quần thể trong tiến hóa của SKKN đã giúp cho giáo viên và học sinh liên kết
được phần di truyền học quần thể với tiến hóa, giúp học sinh hiểu sâu hơn các
nội dung của di truyền quần thể trong tiến hóa và vận dụng linh hoạt kiến thức
trong việc làm các câu hỏi, bài tập.
4.2. Việc sử dụng linh hoạt các câu hỏi, bài tập một cách linh hoạt theo từng đối
tượng, từng hình thức thi (như hướng dẫn trong mục 3.3) sẽ giúp học sinh rèn
luyện các kĩ năng học tập và làm bài sao cho phù hợp với mỗi hình thức thi để

đạt được kết quả học tập tốt hơn.
4.3. Qua thực tế kinh nghiệm giảng dạy của bản thân tôi thấy rằng, việc áp dụng
SKKN này đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc ôn thi THPT quốc gia và đặc
biệt là trong cơng tác đào tạo HSG vì vậy trong những năm gần đây kết quả đào
tạo HSG quốc gia, quốc tế môn Sinh học của trường THPT chuyên Lam Sơn đã
được cải thiện rõ rệt về mặt chất lượng (từ năm 2015 đến năm 2019 liên tục có
học sinh dự thi Olympic Sinh học quốc tế và đạt giải).
4.4. Chuyên đề: “Di truyền học quần thể và tiến hóa” (nội dung cơ bản của
SKKN) của tơi đã được sử dụng để tập huấn cho đối tượng là các đồng chí giáo
viên cốt cán mơn Sinh học của các trường THPT tháng 11 năm 2015 do Sở Giáo
dục và Đào tạo tổ chức. Ngoài ra, chuyên đề cũng đã được áp dụng ở các trường
THPT chuyên ngoài tỉnh như THPT chuyên Lê Quý Đôn – Điện biên, THPT
chuyên Biên Hòa – Hà Nam, THPT chuyên Bắc Ninh....
Qua trao đổi với giáo viên các trường sau tập huấn, hoặc các trường đã áp
dụng nội dung của chuyên đề nhiều đồng chí giáo viên đều cho rằng chun đề
có hiệu quả thiết thực đối với việc giảng dạy của giáo viên ở các trường THPT.
21

download by :


PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
- SKKN đã giúp cho giáo viên và học sinh liên kết được nội dung di truyền học
quần thể (phần di truyền học trong SGK lớp 12) với phần quần thể trong tiến
hóa (phần tiến hóa trong SGK sinh học 12), giúp học sinh hiểu sâu hơn các nội
dung của di truyền quần thể trong tiến hóa và vận dụng linh hoạt kiến thức trong
việc làm các câu hỏi, bài tập.
- SKKN đã hệ thống hóa nội dung di truyền học quần thể và tiến hóa, bước đầu
xây dựng được hệ thống các dạng bài tập di truyền quần thể và tiến hóa giúp cho

việc giảng dạy của giáo viên và ôn tập của học sinh phần này đạt hiệu quả cao
hơn, để học sinh tham gia các kì thi THPT quốc gia, thi HSG các cấp đạt kết quả
tốt hơn.
- SKKN đã được áp dụng có hiệu quả ở trường THPT chuyên Lam Sơn, nhiều
trường trong tỉnh Thanh Hóa, một số trường THPT chun trên tồn quốc. Vì
vậy, theo đánh giá chủ quan của tơi SKKN có thể được áp dụng đối với tất cả
các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và nhiều trường THPT trên tồn
quốc.
- Do giới hạn của đề tài, nên mặc dù đã xây dựng được hệ thống câu hỏi, bài tập
nhưng tôi chưa phân loại rõ ràng cho từng mục tiêu và từng hình thức thi. Vì
vậy, tơi sẽ cố gắng hồn thiện tiếp SKKN để việc áp dụng SKKN mang lại hiệu
quả cao hơn.
2. Kiến nghị.
- Nếu SKKN được hội đồng khoa học ngành xếp loại, đánh giá cao có thể áp
dụng cho các trường THPT trên tồn tỉnh.
- Trong thời lượng có hạn, đề tài khó tránh được những thiếu sót. Tơi mong các
bạn đồng nghiệp, q thầy cơ giáo đóng góp ý kiến để đề tài được hồn thiện
hơn.
Ý kiến góp ý xin gửi theo địa chỉ mail:
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 16 tháng 05 năm 2019
CAM KẾT KHƠNG COPY
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người khác.
Người viết SKKN

Lê Hồng Điệp


22

download by :


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. CAMPBELL . REECE (2015), Sinh học, NXB Giáo dục Việt Nam.
2. Lê Thị Dung (2013), SKKN “Kinh nghiệm dạy học sinh giải bài tập di
truyền học quần thể khi quần thể chịu sự tác động của một số nhân tố tiến
hố”, THPT Trần Phú, Thanh Hóa.
3. Nguyễn Thành Đạt, Phạm Văn Lập, Đặng Hữu Lanh, Mai Sỹ Tuấn (2016),
Sinh học 12, NXB Giáo dục Việt Nam.
4. Nguyễn Thành Đạt, Phạm Văn Lập, Đặng Hữu Lanh, Mai Sỹ Tuấn (2006),
Sách giáo viên Sinh học 12, NXB Giáo dục Việt Nam.
5. Nguyễn Thị Hồng Giang (2011), SKKN “Phương pháp giải một số dạng
bài tập phần quần thể ngẫu phối – tự phối”, THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam.
6. Ngô Thị Mỹ Hạnh (2013), SKKN“Phương pháp giải một số dạng bài tập
di truyền quần thể sinh học 12”, THPT Mang Thít, Vĩnh Long.
7. Nguyễn Thị Hịa (2008), Luận văn Thạc sĩ sư phạm sinh học “Rèn luyện
kĩ năng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh lớp 11 THPT trong dạy học sinh
học”, Đại học quốc gia Hà Nội.
8. Mai Sỹ Tuấn, Lê Hồng Điệp (2010), Nâng cao và phát triển sinh học 12,
NXB Giáo dục Việt Nam.
9. Lê Đình Trung, Trần Thị Thanh Bình, Lê Hồng Điệp (2007), Rèn luyện kĩ
năng sinh học 12, NXB Giáo dục.
10. Vũ Văn Vụ, Nguyễn Như Hiền, Vũ Đức Lưu, Trịnh Đình Đạt, Chu Văn
Mẫn, Vũ Trung Tạng (2010), Sinh học 12 Nâng cao, NXB Giáo dục Việt
Nam.
11. Bộ GDĐT (2013, 2014...) Đề thi đại học, cao đẳng.

12. Bộ GDĐT (2015, 2016...) Đề thi THPT quốc gia.
13. Bộ GDĐT (2010 - 2019) Đề thi HSG quốc gia.
14. Sở GD& ĐT Thanh Hóa (2014, 2015, 2016, 2017), Đề thi HSG lớp 12
tỉnh Thanh Hóa.
15. IBO (2008 – 2018), Đề thi IBO.

23

download by :


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM, ĐỀ TÀI KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC HỘI
ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
(Từ năm 2010 – Nay)
Họ và tên tác giả: Lê Hồng Điệp
Chức vụ và đơn vị công tác: Tổ trưởng tổ Sinh học, trường THPT chuyên Lam
Sơn.

TT
1.
2.

3.

4.
5.

6.


7.

8.

Tên đề tài SKKN
SKKN: Dùng phản ứng enzim
để giải thích các quy luật di
truyền
SKKN: Xây dựng hệ thống câu
hỏi trong kiểm tra, đánh giá
phần ADN.
SKKN: Xây dựng hệ thống câu
hỏi trong kiểm tra, đánh giá
phần ARN.
SKKN: Sử dụng quan điểm hệ
thống trong bài ôn tập chương
2 – phần sinh học tế bào
SKKN: Sử dụng kiến thức
prơtêin và enzim để giải thích
cơ sở phân tử của quy luật
tương tác gen.
SKKN: Giáo dục mơi trường
thơng qua hoạt động Đồn ở
trường THPT chun Lam Sơn
SKKN: Giáo dục mơi trường
thơng qua hoạt động Đồn ở
trường THPT chuyên Lam Sơn
Đề tài khoa học: Xây dựng hệ
thống thông tin hỗ trợ công tác

quản lý, dạy và học, bồi dưỡng
học sinh giỏi tại các trường
THPT Tỉnh Thanh Hoá

Cấp đánh giá
xếp loại

Kết quả
đánh giá
xếp loại

Năm học
đánh giá
xếp loại

(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

(A, B, hoặc C)

Ngành Giáo dục

B

Ngành Giáo dục

B

20012002


Ngành Giáo dục

B

20022003

Ngành Giáo dục

C

Ngành Giáo dục

B

20112012

Ngành Giáo dục

B

20122013

Cấp Tỉnh Thanh
Hóa

B

20142015

SGD&ĐT, Sở

GD&ĐT

Hồn
thành

20152016

20002001

20102011

24

download by :



×