A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu, tái hiện lại một cách chân thực quá
khứ của xã hội loài người. Trong phạm vi nhà trường, lịch sử là môn học có tác
dụng tốt nhất trong việc giáo dục đạo đức truyền thống yêu nước của dân tộc
cho học sinh, hơn thế nữa là sự biết ơn sâu sắc, kính trọng không chỉ đối với ông
cha, các vị anh hùng dân tộc mà còn là sự biết ơn, kính trọng đối với những
người có cống hiến lớn cho nhân loại.
Mặc dù có tầm ảnh hưởng quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Song
thực tế đáng buồn hiện nay là đa số học sinh không thích học môn lịch sử, xem
nhẹ môn lịch sử, các em tiếp thu kiến thức lịch sử một cách hời hợt, thiếu chính
xác, thiếu hệ thống, có một số em có tinh thần học tập với môn học này thì gặp
phải khó khăn như: Học trước quên sau hoặc học xong rồi không nhớ gì cả hoặc
có khi học thuộc rồi nhưng vẫn lúng túng trong quá trình làm bài..... Điều này
dẫn đến kết quả học tập môn lịch sử cũng như kết quả thi của học sinh trong
những năm gần đây qua các kì thi điểm rất thấp.
Trong những năm gần đây, vấn đề dạy và học lịch sử đang thu hút sự quan
tâm chú ý của toàn xã hội. Thực trạng của việc dạy và học lịch sử đang là một đề
tài “nóng” sau mỗi kỳ thi tốt nghiệp THPT, thi Đại học, hiện nay là kì thi Quốc
gia. Trước sự quan tâm ấy, chúng tôi - những giáo viên dạy môn lịch sử luôn
trăn trở về việc dạy học của mình. Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và
học môn lịch sử, làm sao để các em học sinh yêu thích môn lịch sử và học môn
lịch sử ngày càng có hiệu quả hơn.
Vậy làm thế nào để học lĩnh hội được kiến thức trọng tâm của môn lịch
sử? Có rất nhiều biện pháp như: sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng hệ thống
câu hỏi gợi mở, thảo luận nhóm… Nhưng việc hệ thống hóa kiến thức bằng
bảng biểu trong dạy học lịch sử là một biện pháp rất quan trọng, giúp học sinh
nắm vững hơn những kiến thức bài học, hiểu sâu hơn các sự kiện lịch sử.
Sử dụng bảng hệ thống kiến thức trong dạy học lịch sử không phải là một
phương pháp mới. Vấn đề này đã được đề cập trong một số công trình nghiên
cứu khoa học. Tiêu biểu:
* Phan Ngọc Liên - Trần Văn Trị, Phương pháp dạy học lịch sử, NXB
Giáo dục, 1999.
* Phan Ngọc Liên (chủ biên), Các loại bài thi học sinh giỏi môn lịch sử,
NXB hà Nội, 2007.
Đó là những công trình nghiên cứu chung về phương pháp dạy học lịch sử
hoặc các loại bài thi lịch sử.....Tại đây, các tác giả đã chú trọng đến vị trí và tầm
quan trọng của việc lập bảng niên biểu hệ thống kiến thức nhưng chưa chuyên
sâu. Hiện tại chưa có tài liệu hoặc chuyên đề nghiên cứu nào bàn sâu vào vấn đề
này.
Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học
lịch sử nói riêng, tôi xin mạnh dạn trình bày đề tài: “Sử dụng niên biểu hệ
1
thống hoá kiến thức nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học lịch sử Việt Nam giai
đoạn 1919 - 1975 ở trường THPT Lam Kinh”.
II. Mục đích nghiên cứu
Giúp học sinh hệ thống được kiến thức qua từng bài, từng chương khi học
phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 - 1975 trong chương trình Lịch sử lớp 12
qua đó học sinh sẽ nắm được nội dung kiến thức trọng tâm đã học.
Giúp bản thân nâng cao chất lượng giảng dạy và năng lực chuyên môn.
Chia sẻ kinh nghiệm và tâm huyết của bản thân với các đồng nghiệp về
một cách thức hướng dẫn học sinh ôn tập có hiệu quả.
III. Đối tượng nghiên cứu
Do điều kiện và thời gian có hạn nên trong phạm vi đề tài này tôi chỉ đi
vào nghiên cứu việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh với bảng
niên biểu hệ thống kiến thức trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 1975 ở trường THPT. Đối tượng nghiên cứu mà tôi áp dụng cho đề tài này là học
sinh lớp 12C5 và 12C6 của trường THPT Lam Kinh.
IV. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, tôi sử dụng một số các phương pháp: phương
pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết, nghiên cứu các tài liệu về phương
pháp dạy học lịch sử. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin,
thao giảng, dự giờ, trao đổi rút kinh nghiệm trong giảng dạy môn lịch sử.
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu, sử dụng các câu hỏi điều tra có thể đáp ứng
được đầy đủ các yêu cầu của việc đánh giá khả năng lĩnh hội kiến thức của học
sinh trong việc giảng dạy môn lịch sử lớp 12.
2
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
Bảng niên biểu còn được gọi là bảng hệ thống kiến thức lịch sử. Thực
chất đó là bảng kiến thức theo thứ tự thời gian, hoặc nêu các mối liên hệ giữa
các sự kiện cơ bản của một nước hay nhiều nước trong một thời kì lịch sử.Vì
vậy việc sử dụng phương pháp hệ thống hoá kiến thức qua bảng hệ thống kiến
thức có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các em học sinh:
Thứ nhất, giúp học sinh hệ thống được kiến thức trọng tâm của từng mục,
từng bài hoặc từng chương sau khi đã học xong.
Thứ hai, qua phương pháp học này giúp các em nhớ lâu, nhớ sâu kiến
thức lịch sử.
Thứ ba, qua phương pháp này giúp các em có thể phát triển khả năng
quan sát, khả năng tư duy lôgic, liên hệ tìm ra bản chất của sự kiện, nội dung
lịch sử.
Thứ tư, vận dụng làm các bài tập đòi hỏi kĩ năng thực hành hoặc yêu cầu
tổng hợp kiến thức lịch sử.
Thứ năm, với phương pháp này còn giúp các em có thể rèn luyện và phát
triển khả năng nói, khả năng diễn đạt và trình bày các sự kiện lịch sử.
Thứ sáu, phương pháp này còn là một phương tiện thay cho khối lượng
lớn kiến thức về từ ngữ, giúp các em phát triển tư duy để học tập tốt hơn bộ môn
lịch sử.
Với tất cả những ý nghĩa trên, việc sử dụng hệ thống hoá kiến thức qua
bảng biểu trong dạy học lịch sử (đặc biệt là lịch sử lớp 12), góp phần to lớn
trong việc nâng cao chất lượng bộ môn và hiệu quả ôn tập của học sinh.
II.Thực trạng vấn đề
1. Tình hình giảng dạy môn lịch sử đơn vị
a. Thuận lợi
Nhà trường đã xây dựng và trang bị 03 phòng học bộ môn, hệ thống máy
chiếu tại 8/24 phòng học và các phương tiện khác hỗ trợ nên giáo viên có điều
kiện thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích
cực của học sinh thông qua các phương tiện dạy học như: ứng dụng công nghệ
thông tin, sử dụng dồ dùng trực quan, sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề,
thuyết trình… Giáo viên tích cực hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm, hỗ trợ
kiến thức cho nhau. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên kết hợp và khai thác
các đồ dùng và phương tiện dạy học như tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, ứng dụng
công nghệ thông tin….. Đa số học sinh tham gia tích cực trong việc thảo luận
nhóm và đã có hiệu quả trong quá trình lĩnh hội kiến thức.
b. Khó khăn
Như trên đã nói do đặc thù của bộ môn lịch sử là môn học có nhiều sự
kiện, niên đại nên rất khó học, khó nhớ, đặc biệt đối với các em học sinh khối
12, việc ôn luyện kiến thức môn lịch sử chuẩn bị cho các kì thi: tốt nghiệp, đại
học..... là vấn đề thường xuyên đối với các em, nhất là những em theo khối C.
3
Tuy nhiên thực tế hiện nay nhiều em chưa tìm ra được phương pháp học thích
hợp, chưa biết cách hệ thống kiến thức để có thể nhớ lâu, hiểu sâu kiến thức.
Tình trạng trên dẫn đến học sinh chán học, học không có hứng thú vì học trước
quên sau, hoặc học nhưng chỉ là qua loa đại khái, khi thi chỉ trông chờ vào điều
may mắn, hay bịa viết lung tung, dẫn đến sai kiến thức lịch sử một cách nghiêm
trọng.
Với học sinh trường THPT Lam Kinh, là trường thuộc khu vực trung du,
tiếp giáp 2 huyện miền núi là Ngọc Lặc và Thường Xuân, đa số học sinh là con
em nông dân, một số là con em công nhân của công ti mía đường Lam Sơn và
nhà máy giấy Mục Sơn. Mục tiêu của các em là học khối A và D nên việc nhận
thức, tiếp thu kiến thức lịch sử là cả một vấn đề đối với các em.Vì vậy việc tìm
ra được những phương pháp học tập mới, hay và có hiệu quả cho học sinh đòi
hỏi giáo viên phải có sự đầu tư nghiên cứu.
Thực tế vấn đề sử dụng phương pháp hệ thống hoá kiến thức trong dạy
học lịch sử đã có sách đề cập đến, tuy nhiên hệ thống kiến thức qua bảng biểu
thì ít người đề cập đến, có chăng chỉ sơ qua hoặc lồng gép.Còn đối với giáo
viên thì một số giáo viên có tâm huyết với nghề đã nhìn nhận được việc sử dụng
phương pháp hệ thống hoá kiến thức lịch sử bằng bảng biểu là phương pháp học
tập hữu ích cho học sinh, nên rất đầu tư cho việc tìm hiểu, nghiên cứu phương
pháp này, đặc biệt với phương pháp này càng thuận tiện hơn khi sử dụng công
nghệ thông tin. Tuy nhiên, vẫn còn một số giáo viên quan niệm sai lệch cho rằng
việc sử dụng phương pháp này mất nhiều thời gian đầu tư nên chỉ hệ thống bằng
cách trình bày xuông, hoặc nếu có sử dụng chỉ là qua loa đại khái, mà không
giúp học sinh thấy được từ việc hệ thống hoá kiến thức qua bảng biểu có thể
giúp các em khái quát được kiến thức trọng tâm của bài và đặc biệt khắc phục
được tình trạng nhầm lẫn kiến thức.
c. Điều tra cụ thể
Trong quá trình vừa giảng dạy vừa nghiên cứu đặc điểm tình hình học tập
bộ môn của học sinh vừa tiến hành rút kinh nghiệm qua mỗi tiết dạy.Việc điều
tra được thực hiện thông qua kiểm tra 15 phút, kiểm tra chất lượng đầu năm …
Giỏi
SL %
Khá
SL %
Lớp
Sĩ
số
12C5
45
3
6.7
13
12C6
42
1
2.4
12
Trung bình
SL
%
46.
28.9
21
6
47.
28.6
20
6
Yếu
SL %
Kém
SL %
8
17.8
0
0
9
21.4
0
0
2. Kết quả thực trạng
Qua điều tra, đa số học sinh làm bài chưa tốt, chưa biết vận dụng và liên
hệ kiến thức giữa các bài các chương, chưa nắm rõ các sự kiện lịch sử qua các
giai đoạn hay lẫn lộn giữa sự kiện này với sự kiện khác. Từ đó chất lượng bộ
môn lịch sử chưa cao còn nhiều điểm dưới trung bình.
4
Từ thực trạng trên đã dẫn đến chất lượng bộ môn lịch sử tại trường THPT
Lam Kinh nói riêng và các nhà trường THPT nói chung trong các kì thi đại học
những năm gần đây còn thấp, nhiều em hầu như không xác định được kiến thức
trọng tâm, học trước quên sau, không hiểu và nắm được bản chất của sự kiện
lịch sử. Mặt khác có em nhớ lẫn lộn giữa kiến thức lịch sử thế giới với lịch sử
Việt Nam, kiến thức bài này nhầm sang kiến thức bài khác..... Đặc biệt sau khi
học xong một phần, một bài, hoặc một chương yêu cầu các em hệ thống lại kiến
thức trọng tâm nhiều em không làm được.
Từ thực trạng kết quả trên, để công việc dạy - học môn lịch sử đạt kết quả
cao hơn tôi mạnh dạn cải tiến phương pháp dạy học bằng việc sử dụng bảng
niên biểu hệ thống hoá kiến thức trong dạy - học Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến
1975 trong chương trình lịch sử lớp 12.
II. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Từ kết quả thực trạng trên, để khắc phục và hạn chế được tình trạng đó,
điều đầu tiên cần phải làm trước hết ở cán bộ giáo viên trực tiếp giảng dạy môn
lịch sử phải thực sự đầu tư để tạo ra được những kiểu niên biểu đa dạng để hệ
thống hoá kiến thức cho học sinh một cách dễ hiểu nhất, phù hợp cho từng mục,
từng bài họăc từng chương trong nội dung chương trình bộ môn lịch sử ở trường
THPT.
Qua thực tế giảng dạy, nghiên cứu và thực nghiệm, tôi đã sử dụng một số
giải pháp sau:
1. Phân loại niên biểu hệ thống hoá kiến thức
Niên biểu được tạm chia thành 3 loại chính.
a. Niên biểu tổng hợp
Là bảng liệt kê những sự kiện lớn xảy ra trong thời gian dài. Loại niên
biểu này giúp học sinh không chỉ ghi nhớ những sự kiện chính mà còn nắm được
các mốc thời gian đánh dấu mối quan hệ của các sự kiện quan trọng. Ví dụ như:
Niên biểu những thắng lợi của quân dân ta trong kháng chiến chống Pháp 91946
- 1954); niên biểu những thắng lợi trên mặt trận quân sự của quân dân miền
Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1961 – 1968).....
Nội dung
Các
giai đoạn
Những thắng
lợi tiêu biểu
Kết quả - Ý nghĩa
Chứng minh khả năng quân dân miền Nam có
thể đánh bại “Chiến tranh đặc biệt”. Mở ra cao
trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”
1961 –
1965
Bình
Giã Làm phá sản về cơ bản chiến lược “Chiến
(Đông – Xuân tranh đặc biệt”, quân dân miền Nam đẩy mạnh
1964 – 1965)
tiến công Xuân – Hè 1965.
1965 -1968 Vạn
Tường -Mở ra khả năng thắng Mỹ và đánh bại “Chiến
((18/8/1965)
tranh cục bộ”
-Mở đầu cao trào “Tìm Mỹ mà đánh, tìm Ngụy
ẤpBắc
(2/1/1963)
5
Nội dung
Các
giai đoạn
Những thắng
lợi tiêu biểu
Kết quả - Ý nghĩa
mà diệt”
Đập tan hai
cuộc
phản
công mùa khô
(1965 - 1966,
1966 - 1967)
- Làm phá sản mục tiêu “tìm diệt” và "bình
định ".
- Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” thất bại về
cơ bản.
Tổng tiến công - Mỹ thừa n hận sự thất bại của chiến lược
và nổi dậy Tết “Chiến tranh cục bộ”, chấm dứt “chiến tranh
Mậu thân 1968 phá hoại” miền Bắc và chấp nhận đàm phán
với ta ở Hội nghị Pari.
b. Niên biểu chuyên đề
Đi sâu trình bày nội dung một vấn đề quan trọng nổi bật nào đó của một
thời kì lịch sử nhất định nhờ đó mà học sinh hiểu được bản chất sự kiện một
cách toàn diện, đầy đủ. Ví dụ: Niên biểu Cách mạng tháng Tám năm 1945; niên
biểu chiến dịch Điện Biên Phủ 1954; niên biểu cuộc tổng tiến công nổi dậy mùa
Xuân 1975.....
Chiến dịch
Chiến dịch
Tây Nguyên
Nội dung
Thời gian
4/3 - 24/3/1975
Diễn biến chính - 4/3, quân ta đánh
nghi binh ở Plâyku
và Kon Tum.
- 10/3, ta tấn công
Buôn Ma Thuột và
giành thắng lợi.
- 12/3, địch phản
công chiếm lại Buôn
Ma Thuột nhưng
không thành.
- 14/3, Nguyễn Văn
Thiệu ra lệnh rút
toàn bộ lực lượng
khỏi Tây Nguyên, về
giữ vùng duyên hải
miền Trung. Trên
Chiến dịch
Huế - Đà Nẵng
Chiến dịch
Hồ Chí Minh
21 - 29/3/1975
- 21/3, ta tấn công
Huế và 26/3 giải
phóng Huế và
toàn tỉnh Thừa
Thiên.
- Sáng 29/3 quân
ta tiến công Đà
Nẵng, đến 3 giờ
chiều ta chiếm
toàn bộ thành phố.
- Từ cuối tháng 3
đến tháng 4, các
tỉnh còn lại ven
biển miền Trung,
Nam Tây Nguyên,
một số tỉnh ở Nam
26 - 30/4/1975
- 17 giờ ngày
26/4, quân ta nổ
súng mở đầu
chiến dịch, 5
cánh quân ta
vượt qua tuyến
phòng thủ vòng
ngoài, tiến vào
trung tâm Sài
Gòn, đánh chiếm
các cơ quan
chính quyền của
địch.
- 10 giờ 45 phút
ngày 30/4, xe
tăng của ta tiến
6
Chiến dịch
Nội dung
Chiến dịch
Tây Nguyên
Chiến dịch
Huế - Đà Nẵng
Chiến dịch
Hồ Chí Minh
đường rút chạy, Bộ được
chúng bị quân ta truy phóng.
kích tiêu diệt.
Kết quả
24/3, Tây Nguyên
được giải phóng với
60 vạn dân.
Ý nghĩa
- Mở ra quá trình sụp
đổ hoàn toàn của
quân đội và chính
quyền Sài Gòn.
- Chuyển cuộc kháng
chiến chống Mĩ, cứu
nước từ tiến công
chiến lược ở Tây
Nguyên phát triển
thành tổng tiến công
chiến lược trên toàn
miền Nam.
giải vào Dinh Độc
Lập, bắt sống
toàn bộ Chính
phủ Trung ương
Sài Gòn.
- 11 giờ 30 phút
cùng ngày, chiến
dịch Hồ Chí
Minh toàn thắng.
Diệt 5 sư đoàn chủ Sài Gòn hoàn
lực địch, xoá bỏ toàn giải phóng.
quân khu I.
Chiến dịch Hồ
Chí Minh toàn
thắng
Gây nên tâm lí Tạo điều kiện vô
tuyệt vọng trong cùng thuận lợi
quân đội và chính cho quân dân ta
quyền Sài Gòn, tiến công và nổi
đưa cuộc Tiến dậy giải phóng
công và nổi dậy các tỉnh còn lại.
của nhân dân ta
tiến lên một bước
mới với sức mạnh
áp đảo.
c. Niên biểu so sánh
Dùng để đối chiếu, so sánh các sự kiện xảy ra cùng một lúc trong lịch sử,
hoặc ở thời gian khác nhau nhưng có những điểm tương đồng, dị biệt nhằm làm
nổi bật bản chất đặc trưng của các sự kiện ấy, hoặc để rút ra một kết luận khái
quát. Ví dụ: Niên biểu so sánh Cương lĩnh chính trị (2/1930) và Luận cương
chính trị (10/1930) của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nội dung
Chiến lược
cách mạng
Cương lĩnh
Luận cương
(Nguyễn Ái Quốc, 2/1930)
(Trần Phú, 10/1930)
Tư sản dân quyền cách mạng Cách mạng tư sản dân quyền và
và thổ địa cách mạng để đi cách mạng xã hội chủ nghĩa.
tới xã hội cộng sản.
7
Nội dung
Nhiệm vụ
cách mạng
Lực lượng
cách mạng
Vai trò lãnh
đạo của đảng
Vị trí
cách mạng
Phương thức
cách mạng
Cương lĩnh
(Nguyễn Ái Quốc, 2/1930)
Chống đế quốc, chống phong
kiến
Công - nông, liên lạc với trí
thức, tiểu tư sản, trung nông.
Nhân tố quyết định mọi
thắng lợi của cách mạng Việt
Nam.
Là một bộ phận của cách
mạng thế giới.
Luận cương
(Trần Phú, 10/1930)
Đánh đổ phong kiến, đánh đổ
đế quốc.
Công - nông
Nhân tố quyết định mọi thắng
lợi của cách mạng Việt Nam
Quan hệ mật thiết với cách
mạng thế giới.
Tập hợp tổ chức quần chúng
đấu tranh.
2. Các thức lập niên biểu hệ thống hoá kiến thức
Chúng ta có thể tiến hành việc lập niên biểu theo các bước như sau:
Thứ nhất, Giáo viên tìm hoặc hướng dẫn học sinh tìm những vấn đề,
những nội dung có thể hệ thống hoá bằng cách lập bảng. Đó là các sự kiện theo
trình tự thời gian, các lĩnh vực..... Tuy nhiên chỉ nên chọn những vấn đề tiêu
biểu giúp việc nắm kiến thức tốt nhất, đơn giản nhất, không nên đưa ra quá
nhiều các loại bảng làm việc hệ thống kiến thức trở nên rối.
Thứ hai, lựa chọn hình thức lập bảng với các tiêu chí phù hợp.
Với bảng niên biểu sự kiện: Có thể lập theo các tiêu chí thời gian, sự kiện,
kết quả, ý nghĩa......Ví dụ: Niên biểu chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Với niên biểu tổng hợp: Tuỳ vấn đề mà xác định tiêu chí phù hợp. Ví dụ,
với bảng niên biểu những thành tựu của quân dân Việt Nam trong kháng chiến
chống Pháp (1946 - 1954), có thể lập với các tiêu chí: Lĩnh vực, thành tựu, kết
quả, ý nghĩa; niên biểu những thắng lợi trên mặt trận quân sự trong kháng chiến
chống Pháp (1946 - 1954) với các tiêu chí: Thời gian, chiến thắng, kết quả, ý
nghĩa......
Với niên biểu so sánh: Các nội dung so sánh càng cụ thể thì kết quả càng
cao. Vấn đề được đặt ra để làm nổi bật bản chất sự kiện lịch sử. Có thể so sánh ở
các mặt:
Tích cực tiến bộ với tích cực, tiến bộ.
Tích cực tiến bộ với tiêu cực, phản động.
Tiêu cực , phản động với tiêu cực, phản động.
Nhờ đó giúp học sinh nhận thức được chân lí lịch sử một cách cụ thể, có
tính thuyết phục. Nếu là bảng so sánh hai phong trào có thểlạp các tiêu chí:
Nhiệm vụ - Mục tiêu, lãnh đạo, lãnh đạo, động lực, kết quả, xu hướng phát
triển...... So sánh các chiến dịch có thể lạp các tiêu chí: Hoàn cảnh, diễn biến, kết
quả, ý nghĩa......
8
Thứ ba, lựa chọn kiến thức, đảm bảo các yêu cầu cơ bản, chính xác, ngắn
gọn. Có rất nhiều sự kiện, vì vậy phải biết chọn những gì cơ bản nhất, sử dụng
từ ngữ chính xác, cô động nhất. Không nên ôm đồm quá nhiều kiến thức khiến
việc lập bảng trở nên nặng nề, khó theo dõi các nội dung và logic vấn vấn ddề.
Điều kiệ lập bảng niên biểu càng cụ thể, phong phú thì kết quả giáo dục, giáo
dưỡng, phát triển càng cao. Điều kiện đó là:
Sự kiện hình thành phải rõ ràng, chân thực.
Số liệu phải chính xác, đầy đủ, có chọn lọc.
Vấn đề đưa ra cần được phân tích sâu sắc, biện chứng để rút ra nhận xét,
chính xác, khoa học.
3. Sử dụng niên biểu hệ thống hoá kiến thức có hiệu quả trong dạy
học lịch sử
Chương trình lịch sử Việt Nam 1919 - 1975 là chương trình lịch sử lớp 12
gồm các giai đoạn: 1919-1930, 1930-1945, 1945-1954, 1954-1975. Các phần
này kế tiếp chương trình lớp 11, vì thế khi học tập học sinh không thể nắm
những kiến thức từng giai đoạn, từng nội dung cụ thể, mà còn phải tìm hiểu mối
quan hệ giữa các sự kiện trong sự phát triển chung. Học sinh phải biết sử dụng
kiến thức đã học để tiếp nhận kiến thức mới, biết quá khứ để tìm hiểu hiện tại.
Yêu cầu học sinh phải nắm vững kiến thức cơ bản, bao gồm những sự kiện,
nhân vật lịch sử, không gian, thời gian …
Sử dụng niên biểu hệ thống hoá kiến thức có thể thực hiện trong quá
trình dạy hoặc thực hiện sau khi đã học xong, tuỳ vào lượng kiến thức cũng như
thời lượng học tập và phải phù hợp với đối tượng học sinh. Nó thường được áp
dụng cho những bài ôn tập, tổng kết, hoặc những nội dung mang tính chất so
sánh, liệt kê các sự kiện. Việc sử dụng niên biểu hệ thống hoá kiến thức giúp học
sinh liệt kê được các sự kiện chính trong từng mục, từng bài hoặc từng chương,
hoặc giúp các em có thể so sánh, đối chiếu giữa nội dung này với nội dung kia,
giai đoạn này, giai đoạn khác....., đặc biệt với phương pháp này sẽ giúp các em
khắc phục được tình trạng nhầm lẫn kiến thức giữa nội dung sự kiện này với nội
dung sự kiện khác, kiến thức trọng tâm giai đoạn lịch sử này với giai đoạn lịch
sử khác..... Từ đó giúp các em hiểu sâu được bản chất của lịch sử, quy luật phát
triển của lịch sử và nhất là hiểu được ý nghĩa của việc học môn lịch sử và dần
yêu thích môn lịch sử hơn.Với phương pháp này giáo viên cũng có thể lưu ý với
học sinh có thể sử dụng vào bài kiểm tra, bài thi khi đề bài yêu cầu.
Ví dụ 1 : Bài 12 mục II phần 3: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc. Sau khi
trình bày xong quá trình hoạt động của Người từ 1919-1925 trên lược đồ, giáo
viên có thể hướng dẫn học sinh hệ thống lại toàn bộ kiến thức bằng bảng niên
biểu sau :
Thời gian
1911
Sự kiện
Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
9
Thời gian
1917
1919
7/1920
12/1920
1921
6/1923 7/1924
11/1924
6/1925
Sự kiện
CMT10 thành công, Người quay trở lại Pháp.
Gửi bản yêu sách 8 điểm tới hội nghị Véc xai.
Người đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn
đề dân tộc và thuộc địa của Lê Nin.
Người dự Đại hội toàn quốc của Đảng Xã hội Pháp tại thành
phố Tua, gia nhập Quốc tế Cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản
Pháp.
Thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari, Ra báo Người cùng
khổ.
Người đi Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế Nông dân và Đại hội V
Quốc tế Cộng sản.
Người về Quảng Châu (Trung Quốc) mở lớp huấn luyện đào
tạo cán bộ và tuyên truyền giáo dục lý luận.
Thành lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
Với bảng hệ thống này trước hết giúp học sinh có thể nhớ và liệt kê được
các sự kiện hoạt động của Người. Từ đó rút ra được vai trò của Người đối với
cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này.
Cũng dạng hệ thống theo kiểu bảng niên biểu này giáo viên có thể áp
dụng cho những phần khác như hệ thống diễn biến của phong trào cách mạng
1930 - 1931, diễn biến phong trào dân chủ 1936 - 1939 hoặc diễn biến của cách
mạng tháng Tám năm 1945 hoặc hoạt động của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
từ 1911 đến 1945.....
Ví dụ 2: Khi dạy xong mục I bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt
Nam từ năm 1925 đến năm 1930, giáo viên có thể yêu cầu hoặc hướng dẫn học
sinh hệ thống hoá kiến thức những vấn đề cơ bản của từng mục trong bài theo
bảng niên biểu sau:
Nội
dung
Thời
gian
Lãnh
đạo
Hội Việt Nam
cách mạng thanh
niên
6/1925 – 8/1929
Nguyễn Ái Quốc,
Hồ Tùng Mậu, Lê
Hồng Sơn
Lực Tiểu tư sản trí thức:
lượng Thanh niên, học
sinh...
Xu
Vô sản
Việt Nam
quốc dân Đảng
Tân Việt
cách mạng Đảng
25/12/1927 – 2/1930
14/7/1928 – 9/1929
Nguyễn Thái Học,
Phạm Tuấn Tài, Phó
Đức Chính
Địa chủ, thân hào,
binh lính người Việt
trong quân đội Pháp,
tư sản, tiểu tư sản...
Dân chủ tư sản lấy chủ
Lê Văn Huân, Nguyễn
Đình Kiên. Tôn Quang
Phiệt, Đạng Thai Mai
Trí thức và thanh niêu
tiểu tư sản yêu nước,
Dân chủ tư sản vô
10
Nội
dung
hướng
chính
trị
Hình
thức
đấu
tranh
Hội Việt Nam
cách mạng thanh
niên
Kết
quả
Tân Việt
cách mạng Đảng
nghĩa Tam dân làm sản
nền tảng chính trị
- Đào tạo cán bộ
cốt cán đưa về
nước hoạt động.
- Truyền bá lí luận
giải phóng dân tộc,
tổ chức nhân dân tự
cứu lấy mình.
Mục Tổ chức và lãnh
đích, đạo quần chúng
chủ đoàn kết lại, kịch
trương liệt đấu tranh đánh
đổ đế quốc Pháp và
tay sai để tự cứu
lấy mình
Địa
bàn
Việt Nam
quốc dân Đảng
Bạo động chủ trương Tuyên truyền vận động
“cách mạng bằng sắt cách mạng
và máu”,
- Đẩy mạnh cách mạng
dân tộc, xây dựng nền
dân chủ, giúp đỡ các
dân tộc bị áp bức.
- Bất hợp tác với chính
phủ Pháp và triều đình
phong kiến, cổ động
bãi công, “đánh đuổi
giặc Pháp, đánh đổ
ngôi vua, thiết lập dân
quyền”.
Xây dựng tổ chức Trung Kì
cơ sở hầu khắp cả
nước, Tổng bộ đặt
tại Quảng Châu –
Trung Quốc.
Bị phân hoá, là Bị tan rã sau thất bại
nhân tố thành lập của khởi nghĩa Yên
Đông Dương cộng Bái.
sản đảng và An
Nam cộng sản đảng
Lãnh đạo quần chúng
trong nước, liên lạc
với các dân tộc bị áp
bức trên thế giới để
“dánh đổ chủ nghĩa đế
quốc nhằm thiết lập
một xã hội bình đẳng
và bác ái”.
Một số địa phương của
Bắc kì
Bị phân hoá: Một số
đảng viên chuyển sang
hoạt động trong Hội
VNCMTN, một số
chuẩn bị tích cực thành
lập một chính đảng
theo chủ nghĩa Mác –
Lênin.
Thông qua bảng niên biểu hệ thống này học sinh sẽ nắm chắc ba tổ chức
Cách mạng trên đều là những tổ chức yêu nước được ra đời vào những năm 20
của thế kỷ XX. Song ba tổ chức lại đại diện cho ba tầng lớp khác nhau, phản ánh
xu hướng phát triển khác nhau. Trong đó, Việt Nam Cách mạng thanh niên là
tiền thân của chính đảng vô sản, có đường lối đúng đắn, do Nguyễn Ái Quốc
11
thành lập và đào tạo, thành phần trong sạch, thu hút đông đảo quần chúng nhân
dân. Tân Việt Cách mạng đảng của tiểu tư sản trí thức, vì không kiên định nên bị
phân hoá sang xu hướng Cách mạng vô sản. Việt Nam Quốc dân đảng của tư sản
dân tộc, không có đường lối rõ ràng, thành phần phức tạp nên hoàn toàn tan rã
với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Giai cấp tư sản dân tộc không thể là
giai cấp lãnh đạo Cách mạng Việt Nam.
Ví dụ 3: Khi dạy xong bài 14: Phong trào cách mạng 1930 - 1935 và bài
15: Phong trào dân chủ 1936 - 1939, giáo viên có thể yêu cầu hoặc hướng dẫn
học sinh hệ thống hoá kiến thức những vấn đề cơ bản của từng bài theo bảng
niên biểu sau:
Giai đoạn Phong trào cách mạng
Nội dung
1930 - 1931
Nhận định
Đế quốc và phong kiến
kẻ thù
Mục tiêu
Đòi “Độc lập dân tộc” và
đấu tranh
“Người cày có ruộng”
Liên minh công - nông.
Tập hợp
lực lượng
Lực lượng
tham gia
Phương pháp và
hình thức đấu
tranh
Địa bàn
Chủ yếu công nhân - nông
dân.
- Chính trị : Bão công, biểu
tình.
- Bạo động vũ trang : Đánh
phá huyện lị, đồn điền, nhà
ga, trại giam,...
Nông thôn và các trung
tâm công nghiệp
Phong trào cách mạng
1936 - 1939
Thực dân Pháp phản động và
tay sai.
Đòi “Tự do, dân chủ, cơm áo,
hoà bình”.
Mặt trận Dân chủ Đông
Dương, tập hợp mọi lực
lượng dân chủ, yêu nước và
tiến bộ.
Các giai cấp, các tầng lớp
(công nhân, nông dân, trí
thức, dân nghèo thành thị),
các giới, các lứa tuổi, các
đoàn thể, các hội...
- Chính trị, công khai :
+ Thu thập nguyện vọng của
nhân dân...
+ Xuất bản sách báo...
- Nửa hợp pháp.
Chủ yếu ở thành thị.
Thông qua bảng hệ thống này học sinh sẽ biết rõ được kẻ thù, nhiệm vụ
cách mạng của từng giai đoạn lịch sử. Từ đó xác định được nhiệm vụ trọng tâm
và hình thức, phương pháp cách mạng cụ thể trong từng giai đoạn. Mặt khác còn
giúp học sinh có thể lí giải được tại sao lại có sự thay đổi sách lược chủ truơng
của Đảng trong từng giai đoạn lịch sử .
Ví dụ 4: Khi học xong bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi
nghĩa tháng Tám (1939 - 1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, giáo viên
cũng có thể yêu cầu học sinh hệ thống kiến thức qua bảng niên biểu sau:
12
Hội
nghị
Nội dung
Hoàn cảnh
Nhiệm vụ
Khẩu hiệu
Phương pháp
cách mạng
Mặt trận
Ý nghĩa
Hội nghị BCHTW Đảng
(11/1939)
Hội nghị BCHTW Đảng
lần VIII (5/1941)
- Tháng 9/1939 chiến tranh thế
giới II bùng nổ. Tháng 6/1940
Pháp đầu hàng Đức.
- Nhật đẩy mạnh xâm lược Trung
Quốc, chuẩn bị xâm lược Đông
Dương.
- Pháp và tay sai ra sức bóc lột
nhân dân Đông Dương, mâu thuẫn
dân tộc gay gắt.
Đánh đổ đế quốc và tay sai làm
cho Đông Dương hoàn toàn độc
lập.
Tạm gác khẩu hiệu cách mạng
ruộng đất, đề ra khẩu hiệu tịch thu
ruộng đất của đế quốc, địa chủ
phản bội quyền lợi dân tộc chia
cho nông dân.
- Tháng 6/1941 Đức tấn
công Liên Xô.
- Tháng 9/1940 Nhật
nhảy vào Đông Dương.
- Nhật - Pháp câu kết với
nhau thống trị nhân dân
Đông Dương, mâu thuẫn
dân tộc gay gắt.
Nhiệm vụ chủ yếu trước
mắt là giải phóng dân
tộc.
Tiếp tục tạm gác khẩu
hiệu cách mạng ruộng
đất, đề ra khẩu hiệu giảm
tô, giảm tức, chia lại
ruộng công, tiến tới thực
hiện người cày có ruộng.
Hoạt động bí mật, bất hợp pháp.
Đi từ khởi nghĩa từng
phần tiến lên tổng khởi
nghĩa.
Mặt trận thống nhất dân tộc phản Mặt trận Việt Minh.
đế Đông Dương
Đánh dấu bước chuyển hướng Hoàn chỉnh chủ trương
quan trọng của Đảng: Đặt nhiệm chuyển hướng chỉ đạo
vụ giải phóng dân tộc lên hàng chiến lược cách mạng
đầu.
của Đảng.
Đây là những phần có lượng kiến thức gần giống nhau nên học sinh rất
hay nhầm giữa nội dung của Hội nghị này với nội dung của Hội nghị khác.Vậy
qua bảng so sánh trên, học sinh sẽ thấy được sự khác biệt về hoàn cảnh của hai
hội nghị, từ đó xác định nội dung Đảng đề ra cụ thể của từng giai đoạn lịch sử là
hoàn toàn phù hợp và đúng đắn. Đồng thời qua bảng thống kê này giúp học sinh
tránh được tình trạng nhầm lẫn kiến thức trong hai hội nghị.
Ví dụ 5: Khi học xong bài 15 và bài 16, giáo viên cũng có thể yêu cầu
học sinh hệ thống kiến thức qua bảng niên biểu sau:
13
TT
1
2
3
Tên tổ chức Thời gian
Chủ trương lớn
mặt trận
hoạt động
Mặt trận
Chống chủ nghĩa phát
phản đế
xít và bọn phản động
Đông
1936Pháp dành tự do dân
Dương mặt
1939
chủ cải thiện dân
trận dân chủ
sinh.
Đông
Dương.
Mặt trận dân
Chĩa mũi nhọn vào kẻ
tộc thống
thù chủ yếu trước mắt
1939nhất phản đế
là chủ nghĩa đế quốc
1941
Đông
phát xít dành lại độc
Dương.
lập cho toàn thể dân
tộc.
Mặt trận
Liên hiệp hết thảy các
Việt Minh.
1941giới đồng bào yêu
1945
nước, không phân
biệt giàu nghèo.
Kết quả
Dấy lên một cao trào
cách mạng dân tộc,
dân chủ rộng lớn, uy
tín của Đảng được
nâng cao
Rộng lớn, tập hợp
mọi tầng lớp nhân dân
để đấu tranh chống kẻ
thù chủ yếu.
Góp phần rất quan
trọng cho cách mạng
tháng Tám thành công
kháng chiến chống
Pháp thắng lợi.
Đây là bảng kiến thức tổng hợp về các hình thức mặt trận từ năm 1936
đến năm 1945, qua đó học sinh không chỉ nắm được các hình thức mặt trận qua
các thời kì lịch sử, hoạt động và đóng góp của nó đối với cách mạng Việt Nam
mà còn cho thấy chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng ta qua các thời kì lịch
sử đã được vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo để đưa cách mạng đi đến
thắng lợi.
Trên đây là một số bài minh hoạ sử dụng phương pháp hệ thống hoá kiến
thức qua sơ đồ ,bảng biểu .Với phương pháp này giáo viên có thể áp dụng được
trong tất cả các bài học ở chương trình lịch sử lớp 12.
4. Hiệu quả đạt được
Trong suốt 24 năm liên tục đứng trên bục giảng ở trường THPT Lam kinh,
việc tìm hiểu nghiên cứu ra những phương pháp dạy - học mới, phù hợp với đối
tượng học sinh, giúp học sinh dễ học, dễ nhớ là cả một vấn đề trăn trở đối với
bản thân tôi. Những năm gần đây, đặc biệt qua thực nghiệm của năm học 2015
-2016 ở lớp 12C5, tôi đã sử dụng kinh nghiệm này vào các tiết dạy và đạt được
kết quả khả quan, sử dụng bảng niên biểu phù hợp trong việc củng cố kiến thức
trong bài hoặc hệ thống kiến thức chương hoặc cả thời kì lịch sử. Học sinh nắm
vững được kiến thức cơ bản, ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng lịch sử, đa số học
sinh học tập hứng thú hơn, tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn, đặc biệt nhiều em
biết cách so sánh, phân tích, nhìn nhận sự kiện lịch sử một cách tổng quát và rút
14
ra được quy luật và bài học lịch sử. Điều nay được thể hiện rõ qua kết quả so
sánh sau thông qua kết quả cuối năm học:
Lớp
Sĩ số
12C5
12C6
45
42
Giỏi
SL %
12 26.7
2
4.8
Khá
Trung bình
Yếu
SL %
SL
% SL %
18 39.9 15 33.4 0
0
13 31.0 22 52.3 5 11.9
Kém
SL %
0
0
0
0
Như vậy qua bảng đối chiếu, so sánh trên ta thấy ở lớp 12C5 dạy thực
nghiệm phương pháp hệ thống hoá kiến thức qua bảng niên biểu, số học sinh
tiếp thu kiến thức tốt hơn, chủ động hơn, đặc biệt tỷ lệ % từ trung bình trở lên
đạt 100%, không có học sinh yếu kém, số học sinh khá, giỏi tăng lên rõ rệt.
Ngược lại, ở lớp 12C6 là lớp đối chứng, tôi không áp dụng phương pháp này kết
quả cho thấy, số học sinh khá, giỏi ít và chủ yếu là học sinh trung bình, vẫn có
học sinh yếu.
Từ kết quả thực nghiệm trên, tôi có thể mạnh dạn khẳng định rằng sử
dụng niên biểu hệ thống hoá kiến hoàn toàn có thể áp dụng trong thực tiễn việc
dạy và học bộ môn lịch sử đồng thời mang lại hiệu quả học tập cao.
Qua đó cho thấy việc hệ thống kiến thức bằng bảng niên biểu trong dạy
học lich sử sẽ dần dần hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề
một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học. Sử dụng
bảng niên biểu kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác như vấn đáp
gợi mở, thuyết trình, xem phim minh họa… có tính khả thi cao góp phần đổi
mới phương pháp dạy học, đặc biệt là đối với chương trình lịch sử lớp 12.
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
15
I. Bài học kinh nghiệm
1. Sử dụng niên biểu hệ thống hoá kiến thức đem lại hiệu quả rõ rệt trong
dạy học lịch sử đảm bảo các yêu cầu về cung cấp kiến thức, kĩ năng, hình thành
tư tưởng, tình cảm, thái độ của học sinh. Phương pháp này không chỉ áp
dụngtrong dạy học đại trà mà còn đặc biệt cần thiết trong các lĩnh vực khác như
ôn thi đại học, bồi dưỡng học sinh giỏi. Sử dụng niên biểu hệ thống hoá kiến
thức trong dạy học lịch sử phù hợp với phương pháp dạy học hiện đại, phương
pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, thông minh, sáng tạo của học sinh.
2. Trong chương trình lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 - 1975 nói riêng
và chương trình lịch sử THPT nói chung, bài nào cũng có vấn đề để lập niên
biểu hệ thống hoá kiến thức. Trong quá trình soạn bài lên lớp, các quí thầy cô
cần lưu ý điều này để thiết kế bài soạn sao cho phù hợp. Tuy nhiên cách thức sử
dụng phải hết sức linh hoạt: có thể tiến hành trên lớp, có thể trong câu hỏi soạn
bài của học sinh, có thể là bài tập về nhà của các em.....
3. Hình thức niên biểu phải phong phú, sinh động, thích hợp, tránh đơn
điệu gây nhàm chán cho học sinh.
4. Giáo viên phải biết hướng dẫn tổ chức cho học sinh tự mình khám phá
kiến thức mới, dạy cho học sinh không chỉ có kiến thức mà cả phương pháp học
trong đó, cốt lõi là tự học. Chính trong các hoạt động tự lực được giao cho từng
cá nhân hoặc nhóm nhỏ tiềm năng sang tạo của mỗi học sinh được bộc lộ và
phát huy. Giáo viên phải biết luyện tập cho các em có thói quen nhìn nhận sự
kiện dưới những góc độ khác, biết đặt ra nhiều giả thuyết khi lí giải một hiện
tượng. Biết đề xuất những giải pháp khác nhau khi xử lí một tình huống. Phải
giáo dục cho học sinh không vội vã bằng lòng với giải pháp đầu tiên được nêu
ra, không suy nghĩ cứng nhắc theo những qui tắc đã học trước đó, không máy
móc áp dụng những mô hình hành động đã gặp trong các bài học, trong sách vở
để ứng xử trước những tình huống mới.
II. Kiến nghị
1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá
Nên có một cơ chế mở để các nhà trường THPT tự điều chỉnh phân phối
chương trình dạy học sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường.
2. Đối với Ban Giám hiệu nhà trường
Có cơ chế mở để tổ, nhóm bộ môn tự điều chỉnh phân phối chương trình
dạy học.
Bổ sung cơ sở vật chất, máy chiếu, máy tính, máy đa vật thể..... để đảm
bảo quá trình dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.
3. Đối với giáo viên giảng dạy Lịch sử
Phải có lòng nhiệt huyết đối với nghề. Học hỏi, trau dồi trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ, cải tiến phương pháp giảng dạy của bộ môn.
Chuẩn bị đồ dùng dạy học khi lên lớp phải chu đáo: Giáo án (hoặc giáo án
điện tử), bản đồ, tranh ảnh, sơ đồ hệ thống kiến thức…..
16
Tăng cường dự giờ, thăm lớp, trao đổi, học tập kinh nghiệm với đồng
nghiệp, áp dụng các tiết học hay, nhân rộng điển hình ở nhiều khối lớp.
4. Đối với học sinh
Học sinh phải có sự chuẩn bị bài trước khi vào tiết học mới: đọc trước
bài mới trong sách giáo khoa, chuẩn bị câu hỏi trong sách giáo khoa phần sẽ
học.
Học sinh tự giác học tập, dựa vào kiến thức giáo viên truyền thụ học sinh
phải biết tự mình tìm tòi, sáng tạo, phân tích sự kiện hoặc so sánh sự kiện này
với sự kiện khác, phát huy học tập theo nhóm, theo cặp, đôi bạn học tập.
Học sinh phải biết sử dụng bản đồ, lược đồ trình bày diễn biến một cuộc
khởi nghĩa hoặc một giai đoạn lịch sử.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, không sao chép
nội dung của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)
Ngô Thị Tuyến
TÀI LIỆU THAM KHẢO
17
1. Sách giáo viên Lịch sử 12, NXB Giáo dục 2010.
2. Sách giáo khoa Lịch sử 12, NXB Giáo dục 2010.
3. Phương pháp dạy học lịch sử, Phan Ngọc Liên - Trần Văn Trị, NXB
Giáo dục, 1999.
4. Các loại bài thi học sinh giỏi môn lịch sử, Phan Ngọc Liên (chủ biên),
NXB hà Nội, 2007.
5. Đại cương lịch sử Việt Nam tập III, Lê Mậu Hãn (chủ biên), NXB Giáo
dục 2004.
6. Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử, Trịnh Đình Tùng (chủ biên),
NXB Giáo dục 2014.
18