Ngân hàng điện tử và cuộc chiến với nỗi sợ mơ hồ
An toàn là nhất
Vấn đề mà khá nhiều người tiêu dùng tỏ ra e ngại khi sử dụng các dịch vụ ngân
hàng điện tử - như giao dịch qua Internet (Internet Banking), qua điện thoại di
động (Mobile Banking), hay giao dịch qua tin nhắn (SMS Banking) - là nỗi lo bị
hacker "hỏi thăm".
Do vậy, hầu hết các công nghệ ngân hàng điện tử hiện nay đều đang cố gắng giải
quyết các vấn đề liên quan đến bảo mật tài khoản và đảm bảo an toàn trong giao
dịch.
Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều đã áp dụng hệ thống bảo mật 3 lớp với các
giao dịch online, bao gồm: tên đăng nhập, mật khẩu (do ngân hàng cấp lần đầu và
người tiêu dùng có thể tự thay đổi theo cài đặt riêng) và mã bảo mật (mật khẩu sử
dụng một lần).
Thêm vào đó, việc sử dụng thiết bị bảo mật "cứng" (Hard Token) cũng giúp tăng
tính xác thực của mật khẩu, khiến các giao dịch ngân hàng điện tử trở nên an toàn
gần như tuyệt đối. Tuy nhiên, Hard Token lại có một nhược điểm là không thực sự
tiện dụng (người dùng phải mang theo người), giá thành khá cao (khoảng 15
USD/thiết bị) và dễ có khả năng vỡ, hỏng… trong quá trình sử dụng.
Phần mềm bảo mật (Mobile Token) hiện tuy ít phổ biến hơn, nhưng cũng đã bắt
đầu được các ngân hàng như Ngân hàng Quân đội (MB) ứng dụng và cũng đã
được người tiêu dùng chấp nhận và ưa thích, do các ưu điểm: độ an toàn ngang
ngửa Hard Token, thuận tiện hơn, chi phí thấp, không cần đầu tư và chăm sóc thiết
bị.
Phần mềm Mobile Token được cài đặt ngay trên điện thoại di động của khách
hàng. Với giao diện thân thiện cùng ngôn ngữ hiển thị bằng tiếng Việt và chức
năng “trợ giúp”, khách hàng nhìn chung sẽ không mất nhiều thời gian làm quen
với công nghệ mới này. Chi phí cho Mobile Token cũng hợp lý, khoảng 50.000
đồng/thuê bao di động, so với 300.000 đồng trung bình phải trả cho một thiết bị
Hard Token.
Tiện ích thiết thực
Giao dịch trực tuyến với các dịch vụ thương mại điện tử và thanh toán trực tuyến
sẽ là xu hướng tất yếu của cuộc sống hiện đại khi công nghệ thông tin đang phát
triển mạnh mẽ, từ dịch vụ nhận bản kê giao dịch (sổ phụ) tài khoản tiền gửi thanh
toán qua e-mail giúp kiểm soát tài chính hiệu quả hơn, vấn tin tài khoản ATM qua
Internet, quản lý thanh khoản tự động giúp quản lý các tài khoản tiền gửi của
khách hàng một cách hiệu quả nhất, chuyển tiền hay thực hiện các giao dịch thanh
toán thường xuyên online…
Tuy nhiên, điều mà người tiêu dùng thực sự quan tâm nhất không chỉ là các tiện
ích, mà còn là khả năng “sinh lời” ngay trên các tài khoản ngân hàng điện tử
(thông thường, các tài khoản ATM chỉ được tính lãi suất không kỳ hạn, thường là
rất thấp). Đó cũng chính là lý do khiến một dịch vụ như eMB Plus của Ngân hàng
Quân đội (MB) có lẽ sẽ rất “được lòng” người tiêu dùng. Bởi, ngoài việc có thể
chuyển khoản trong và ngoài hệ thống MB với hạn mức lên đến 2 tỷ đồng mỗi
ngày, eMB Plus cũng cho phép người dùng tiết kiệm trực tuyến với mức lãi suất
không kỳ hạn hiện lên đến 6%/năm.
Với một dịch vụ khác mà MB dự kiến tung ra có tên là “Tiết kiệm số”, được thao
tác trực tiếp trên eMB Plus, khách hàng thay vì phải ra các điểm giao dịch của
ngân hàng, thì có thể ngồi trực tiếp trước máy tính và thiết lập tài khoản tiết kiệm
có kỳ hạn với mức lãi suất hấp dẫn ngay tại nhà như bạn đến quầy của ngân hàng.
Sổ tiết kiệm điện tử này có giá trị tương tự như các loại hình tiết kiệm thông
thường giao dịch trực tiếp tại quầy, do đó có thể sử dụng để cầm cố khi vay vốn tại
MB trong khi không cần thiết phải giữ thẻ tiết kiệm - như thế khách hàng đã có
ngân hàng trong nhà, ngân hàng tại công sở - ngân hàng mọi lúc, mọi nơi.
Những sản phẩm như các ví dụ nêu trên, có thể nói, đang dần đưa các dịch vụ
ngân hàng điện tử của Việt Nam tiệm cận gần hơn với công nghệ ngân hàng điện
tử của các nước phát triển trên thế giới, hứa hẹn mang lại cho các khách hàng của
kỷ nguyên số tại Việt Nam những tiện ích tài chính trong tầm tay.