Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Lý luận về tích tụ và tập trung tư bản của mác – liên hệ với thực tiễn phát triển nền kinh tế nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.54 KB, 10 trang )

MỤC LỤC
I.Cơ sở lí luận...................................................................................................2
II.Liên hệ với thực tiễn phát triển nền kinh tế Việt Nam hiện nay.............4
III.Danh mục tài liệu tham khảo....................................................................9

1


I. Cơ sở lí luận
1. Khái niệm tích tụ tư bản và tập trung tư bản
Trong quá trình tái sản xuất tư bản chủ nghĩa, quy mô của tư bản cá
biệt tăng lên thơng qua q trình tích tụ và tập trung tư bản
Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách tư
bản hóa giá trị thặng dư. Tư bản hóa giá trị thặng dư ở đây được hiểu là việc
chuyển hóa một phần giá trị thặng dư thành tư bản qua q trình tái sản xuất
mở rộng. Tích tụ tư bản làm tăng quy mô tư bản cá biệt đồng thời làm tăng
quy mô tư bản xã hội do giá trị thặng dư được biến thành tư bản phụ thêm.
Tích tụ tư bản là kết quả trực tiếp của tích luỹ tư bản
Tập trung tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt mà không
làm tăng quy mô tư bản xã hội bằng cách hợp nhất những tư bản cá biệt vào
một chỉnh thể thành một tư bản cá biệt khác lớn hơn. Tập trung tư bản có thể
được thực hiện thơng qua sáp nhập các tư bản cá biệt với nhau. Cạnh tranh
và tín dụng là những đòn bẩy mạnh nhất thúc đẩy tập trung tư bản. Do cạnh
tranh mà dẫn tới sự liên kết tự nguyện hay sáp nhập các tư bản cá biệt. Cịn
tín dụng tư bản chủ nghĩa là phương tiện để tập trung các khoản tiền nhàn rỗi
trong xã hội vào tay các nhà tư bản.
2. Vai trị của tích tụ và tập trung tư bản
Tích tụ và tập trung tư bản đều góp phần tạo tiền đề để có thể thu
được nhiều giá trị thặng dư hơn cho người mua hàng hố sức lao động
Tích tụ tư bản có giá trị và ý nghĩa rất lớn trong việc tích lũy vớn
phục vụ cho sản xuất. Hơn nữa, khi thực hiện tích tụ thì khơng chỉ làm tăng


lên lượng tư bản cá biệt trong từng cơng ty, xí nghiệp mà cịn làm tăng lên tư
bản xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tập trung tư bản có vai trị giúp các nhà tư bản nhanh chóng xây dựng
được những xí nghiệp lớn, áp dụng được kĩ thuật và công nghệ hiện đại, mở
2


rộng được phạm vi cạnh tranh. Tập trung tư bản cũng có ưu thế hơn tích tụ
tư bản trong trường hợp nếu một doanh nghiệp bị lỗ vớn thì khơng thể thực
hiện tích tụ, nhưng nếu được đầu tư góp vớn thì vẫn có thể hồi phục được.
Nhờ có tập trung tư bản mà có thể tổ chức được một cách rộng lớn lao động
hợp tác, biến quá trình sản xuất rời rạc, thủ cơng thành thành q trình sản
xuất phối hợp theo quy mô lớn và được xếp đặt một cách khoa học, xây
dựng được những cơng trình cơng nghiệp lớn, sử dụng được kỹ thuật và
công nghệ hiện đại. Tập trung tư bản làm cho cấu tạo hữu cơ tư bản tăng lên,
nhờ đó năng suất lao động tăng lên nhanh chóng. Vì vậy, tập trung tư bản trở
thành địn bẩy mạnh mẽ của tích lũy tư bản.
3. So sánh tích tụ tư bản và tập trung tư bản
Về điểm giống nhau: Cả tích tụ và tập trung tư bản đều làm tăng quy
mô tư bản cá biệt, tức là làm tăng thêm lượng tiền, lượng tư bản được sử
dụng trong từng công ty cụ thể mà diễn ra hai quá trình này.
Về điểm khác nhau:
Về nguồn gốc: Nguồn để tích tụ tư bản là giá trị thặng dư, do đó tích
tụ tư bản vừa làm tăng quy mô tư bản cá biệt, vừa làm tăng quy mô tư bản xã
hội. Còn nguồn để tập trung tư bản là những tư bản cá biệt có sẵn trong xã
hội, do đó nó chỉ làm tăng quy mơ của tư bản cá biệt, mà không làm tăng
quy mô của tư bản xã hội
Về mối quan hệ: Tích tụ tư bản có nguồn là giá trị thặng dư nên phản
ánh trực tiếp mối quan hệ giữa nhà tư bản và công nhân làm thuê, trong đó
nhà tư bản tăng cường bóc lột cơng nhân làm th để tăng quy mơ tích tụ tư

bản. Còn nguồn để tập trung tư bản là những tư bản cá biệt có sẵn trong xã
hội do cạnh tranh mà dẫn đến liên kết hay sáp nhập, nên phản ánh trực tiếp
quan hệ cạnh tranh giữa các nhà tư bản với nhau

3


Về quy mơ: Nếu như q trình tích tụ tư bản có xu hướng làm tư bản
cá biệt tăng và tư bản xã hội tăng thì tập trung tư bản chỉ như một q trình
bớ trí lại tư bản xã hội – tức là quy mô tư bản xã hội vẫn như cũ
Về giới hạn: Giới hạn của quá trình tích tụ tư bản là khới lượng giá trị
thặng dư có được cịn của q trình tập trung tư bản là tư bản tập trung từng
ngành, khách ngành thậm chí tồn xã hội
4. Mối quan hệ giữa tích tụ tư bản và tập trung tư bản
Tích tụ và tập trung tư bản có mới quan hệ mật thiết với nhau. Tích tụ
tư bản làm tăng thêm quy mơ và sức mạnh của tư bản cá biệt, do đó cạnh
tranh sẽ gay gắt hơn, dẫn đến tập trung nhanh hơn. Ngược lại, tập trung tư
bản tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường bóc lột giá trị thặng dư, nên đẩy
nhanh tích tụ tư bản.
Mới quan hệ tác động qua lại nêu trên làm cho tích lũy tư bản ngày
càng mạnh, do đó nền sản xuất tư bản chủ nghĩa trở thành nền sản xuất xã
hội hóa cao độ, làm cho mâu thuẫn kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản càng
sâu sắc thêm.
II. Liên hệ với thực tiễn phát triển nền kinh tế Việt Nam hiện nay
1. Tính tất yếu tồn tại trong q trình tích tụ và tập trung tư bản ở Việt
Nam hiện nay
Việt Nam là một q́c gia đang có nền cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
mạnh mẽ, đặc biệt là sau thời kỳ đổi mới năm 1986, kéo theo nhu cầu các
doanh nghiệp, công ty trong nước phải ứng dụng công nghệ tiên tiến kèm
theo không ngừng nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, dịch

vụ.
Hơn nữa, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có 5 thành phần kinh tế là kinh tế
quốc doanh, kinh tế tập thể, sở hữu hỗn hợp sản xuất và quản lý, kinh tế tư
4


nhân và đầu tư trực tiếp nước ngoài, cũng như kinh tế tương ứng. Các hình
thức sở hữu: sở hữu toàn dân (sở hữu nhà nước), sở hữu tập thể, sở hữu cá
nhân, sở hữu tư nhân và sở hữu hỗn hợp. Các hình thức sở hữu đa dạng và
cơ cấu kinh tế nhiều thành phần đã tạo động lực và điều kiện thuận lợi cho
các doanh nghiệp phát triển về số lượng và năng lực sản xuất. Điều này dẫn
đến cạnh tranh gay gắt, các cơng ty có thể mở rộng quy mô sản xuất thông
qua liên kết và sáp nhập, tránh phá sản và tạo đủ sức mạnh để cạnh tranh ở
quy mô mới.
Không chỉ vậy, các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay phần lớn đều
là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. “Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm hơn
95% số lượng doanh nghiệp cả nước, tạo ra khoảng 90% việc làm cho người
lao động. Đây là một bộ phận rất quan trọng của nền kinh tế.” 1 Trong khi đó
với quy mơ nhỏ như vậy, doanh nghiệp khó có thể tăng năng suất lao động
nhờ vào chuyên mơn hố và chất lượng lao động cũng khơng cao do lợi
nhuận rất thấp chỉ cho phép họ sử dụng các lao động rẻ tiền và không qua
đào tạo. Do vậy, cần đẩy nhanh q trình tích tụ và tập trung vốn để phát
triển không chỉ kinh tế của doanh nghiệp mà cịn là của tồn nền kinh tế
q́c dân.
Tích tụ và tập trung tư bản thực chất là tích tụ và tập trung vốn vào
trong sản xuất. Rõ ràng đất nước ta với những đặc điểm như trên, cùng với
nó là q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì vấn đề tích tụ và
tập trung tư bản vốn là một trong những vấn đề cơ bản để thực hiện thành
công chiến lược phát triển kinh tế. Đối Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ

lên chủ nghĩa xã hội với những nhiệm vụ kinh tế cơ bản như: phát triển lực
lượng sản xuất, coi công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ trung
tâm của cả thời kỳ quá độ nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ
nghĩa xã hội.
Nguyễn Trường Sơn (2014), Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay”, Nxb. Chính
trị q́c gia, Hà Nội, tr. 25.
1

5


2. Vai trị của tích tụ tư bản và tập trung tư bản đối với nền kinh tế Việt
Nam hiện nay
Xét về vai trị, ta có thể chia làm hai phương diện: đối với các doanh
nghiệp và đối với nền kinh tế q́c dân.
Đối với doanh nghiệp: Tích tụ tư bản và tập trung tư bản làm tăng
quy mô sản xuất, từ đó sử dụng tiến bộ cơng nghệ để nâng cao chất lượng
sản phẩm, cuối cùng mang lại lợi ích là tăng năng suất.
Đối với nền kinh tế quốc dân: Tích lũy sẽ làm tăng lượng vớn xã hội,
tức là làm tăng lượng vớn và lợi nhuận của tồn xã hội, từ đó thúc đẩy sự
phát triển kinh tế. Việc tập trung vớn có lợi cho việc điều chỉnh cơ cấu kinh
tế, các doanh nghiệp có thể giao lưu, hợp nhất với nhau, từ đó tăng sức cạnh
tranh của nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển năng động của nền kinh tế.
3. Những đặc điểm và biểu hiện của tích tụ tư bản tại Việt Nam hiện nay
Là một đất nước có nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ
nghĩa nên q trình tích tụ tư bản tại Việt Nam vừa có những điểm chung,
vừa mang những đặc điểm riêng biệt.
Thứ nhất, tích tụ tư bản diễn ra tại Việt Nam là tích tụ tư bản dưới chế
độ Xã hội chủ nghĩa với nhiều đặc điểm khác biệt so với chế độ Tư bản chủ
nghĩa. Như đã trình bày ở phần cơ sở lý luận, q trình tích tụ tư bản dưới

chế độ Tư bản chủ nghĩa phản ánh trực tiếp mối quan hệ giữa các nhà tư bản
và cơng nhân, họ ra sức bóc lột công nhân làm thuê để phát triển nhanh quy
mô tích tụ. Dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa, nhân dân lao động được coi là lực
lượng nịng cớt, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, phục vụ vì lợi
ích đại đa sớ là nhân dân lao động và có hình thức sở hữu chính là sở hữu
tồn dân. Vì vậy, tích tụ tư bản vừa nhằm mục đích tái sản xuất mở rộng, vừa
nhằm tăng trưởng nền kinh tế quốc dân và nâng cao đời sống của nhân dân
lao động. Quỹ tích lũy của các doanh nghiệp và tiêu dùng của nhân dân
khơng hề có mâu thuẫn đới kháng, mà có sự kết hợp hài hịa.
6


Thứ hai, tích lũy vớn ở Việt Nam tồn tại dưới hình thức tiết kiệm của
doanh nghiệp. Nguồn vớn tiết kiệm của doanh nghiệp là nguồn vớn tự có do
hiệu quả hoạt động mang lại và được đầu tư thêm vào sản xuất. Quy mô và
tốc độ tăng của nguồn vốn này phụ thuộc vào quy mô và hiệu quả của doanh
nghiệp, cũng như chính sách của q́c gia.
4. Những đặc điểm và biểu hiện của tập trung tư bản tại Việt Nam hiện
nay
Cũng giớng như q trình tích tụ tư bản, quá trình tập trung tư bản tại
Việt Nam cũng có các đặc điểm và hình thức biểu hiện sau:
Thứ nhất, tập trung tư bản tồn tại ở Việt Nam dưới nhiều hình thức
như: vay vớn, góp vớn,... hay các hình thức liên kết, sáp nhập của doanh
nghiệp.
Thứ hai, quá trình tập trung tư bản tại Việt Nam đang ngày càng được
mở rộng theo hướng q́c tế.
Ngày càng có nhiều nguồn vớn từ nước ngồi đầu tư vào Việt Nam.
Theo thớng kê chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 8/2018
Việt Nam, đã có hơn 26.500 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký hơn 334 tỷ
USD, vốn thực hiện khoảng 184 tỷ USD. Đầu tư nước ngồi đã đóng góp

gần 20% GDP và là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển với
tỷ trọng khoảng 23,7% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội.2
Điều này được lý giải một là do chính sách thu hút vớn nước ngồi
của nước ta cũng như sự hoàn thiện pháp luật về đầu tư nước ngồi, hai là ta
đã tích cực tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới, ba là có nguồn lao
động giá rẻ. Ngồi ra, các doanh nghiệp vay vớn nước ngồi cịn được hưởng
lãi suất thường thấp hơn trong nước. Thông thường lãi suất của các khoản
vay trên chỉ xấp xỉ 1-2%/năm, trong khi vay trong nước khoảng từ 4-

Truy cập ngày 14/12/2021
2

7


5%/năm cho khoản vay ngoại tệ nên khi có điều kiện, doanh nghiệp sẽ tiếp
cận các khoản này.3
Thu hút và sử dụng vớn nước ngồi sẽ góp phần thúc đẩy chuyển đổi
và điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế, đổi mới phương thức tăng trưởng, nâng cao
năng lực cạnh tranh của đất nước, ngành công nghiệp, sản phẩm và dịch vụ;
thúc đẩy cải cách thể chế, chính sách kinh tế, mơi trường kinh doanh và đầu
tư, phát triển tồn diện, hiện đại Kinh tế thị trường hội nhập, tăng cường
quan hệ đối ngoại, hợp tác và hội nhập quốc tế.
5. Giải pháp thúc đẩy q trình tích tụ tư bản và tập trung tư bản tại
Việt Nam hiện nay
Thứ nhất, giải quyết đúng đắn mới quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng.
Vì mục tiêu của xã hội là khơng ngừng tái sản xuất mở rộng, tăng thêm sản
phẩm xã hội, nâng cao mức sống của người dân mà chúng ta phải xác cho
được quan hệ giữa tích lũy vào tiêu dùng. Tương quan giữa tích lũy và tiêu
dùng được coi là tối ưu khi sử dụng được vào tài sản hiện có, thực hiện được

mức tích lũy có thể đảm bảo phát triển sản xuất với tốc độ cao ổn định mà
cuối cùng vẫn đảm bảo tăng tiêu dùng. Việc phân chia này tùy thuộc vào nhu
cầu nền kinh tế ở từng thời kỳ nhất định. Đồng thời phải khuyến khích mọi
người khơng ngừng tiết kiệm.
Thứ hai, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn. Để sử dụng hiệu quả các
nguồn vốn, trước hết chúng ta phải xác định rõ từng đới tượng được cấp vớn,
từ đó phân bớ nguồn vốn một cách hợp lý cho các ngành nhằm tạo ra hiệu
quả sử dụng vốn cao hơn. Đối với các doanh nghiệp nhà nước, chính phủ
khơng nên cấp vớn tồn bộ mà nên tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp phát
huy mọi năng lực cũng như mọi khả năng quản lý của họ từ đó nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn

3

Truy cập ngày 14/12/2021

8


Thứ ba, cần có các chính sách và hệ thớng pháp luật phù hợp. Trong
đó, chính sách thuế đới với doanh nghiệp cần được ưu tiên xem xét. Bởi lẽ
phần lợi nhuận được trích ra để tái đầu tư là từ lợi nhuận sau thuế, tức là việc
phải nộp thuế ít hay nhiều ảnh hưởng đến khả năng tích tụ của doanh nghiệp,
đặc biệt là với những doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay. Hiện
nước ta đã giảm thuế từ 20% x́ng cịn 10% cho thấy đã có sự quan tâm từ
phía Nhà nước, tuy nhiên vẫn cần có sự nghiên cứu sâu sắc hơn nữa về vấn
đề này để phù hợp với thực tiễn doanh nghiệp Việt Nam.
III. Danh mục tài liệu tham khảo
Sách, bài viết, giáo trình
1. Nguyễn Cơng Nghiệp, Phùng Thị Đoan (1992), Bảo tồn và phát triển

vớn, Nxb. Thớng kê, Hà Nội.
2. Nguyễn Mại (2015), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài, thành tựu- vấn đề- triển
vọng”, Hội nhập kinh tế quốc tế 30 năm nhìn lại, Nxb. Chính trị Q́c
gia, Hà Nội, tr. 245-262.
3. Nguyễn Trường Sơn (2014), Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt
Nam hiện nay”, Nxb. Chính trị q́c gia, Hà Nội.
4. Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Những nguyên lý cơ bản
của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Nxb. Chính trị Q́c gia, Hà Nội.
Trang web
5. Truy cập
ngày 14/12/2021
6. Truy cập
ngày 14/12/2021
7. Truy cập ngày 15/12/2021
8. Truy cập ngày 15/12/2021

9


10



×