Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

THÂN DÂN TRONG TƯ TƯỞNG CỦA CÁC BẬC TIỀN BỐI TRƯỚC HỒ CHÍ MINH.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.54 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................... 2
I. THÂN DÂN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ......................... 3
II. THÂN DÂN TRONG TƯ TƯỞNG CỦA CÁC BẬC TIỀN BỐI
TRƯỚC HỒ CHÍ MINH ........................................................................ 8
III.THÂN DÂN TRONG ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA HIỆN NAY .... 13
IV. LIÊN HỆ BẢN THÂN VỀ TƯ TƯỞNG THÂN DÂN .................. 18
1
LỜI MỞ ĐẦU
Tư tưởng thân dân là tư tưởng "lấy dân làm gốc". Điều này được thể hiện
rõ trong Quan điểm của Khổng Tử và các thế hệ học trò về sau qua câu nói:
"Quân vi khinh, xã tắc thứ chi, dân vi bản", nghĩa là: vua không quan trọng,
xã tắc cũng chỉ là thứ yếu, quan trọng và cơ bản là dân. Thật vậy, một đất
nước thì phải có dân. Dân là người đã xây dựng nên đất nước, là người đã
dùng mồ hôi nước mắt, thậm chí là bằng xương máu của mình để đấu tranh
bảo vệ nó mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng. Và trong thời bình, dân chính là người
lao động sản xuất, phát triển kinh tế cho đất nước. Từ xưa đến nay, bất kỳ một
triều đại nào mà khinh nhờn, bạc đãi dân chúng thì đều có những kết cục thảm
bại. Dựa trên lý lẽ này Nguyễn Trãi đã cùng với Lê Lợi xây dựng lên đỉnh cao
của các triều đại Phong kiến việt Nam và ông đã từng phát biểu: "Có lật
thuyền mới biết sức dân như nước". Các thế hệ đời sau đã tiếp thu những giá
trị tư tưởng của cha ông ta và qua từng thời kì tư tưởng thân dân ngày càng
phổ biến và lớn mạnh trong nhân dân cũng như những người lãnh đạo đất
nước với mục đích dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn
minh. Và trong thời đại ngày nay tư tưởng thân dân vẫn vẹn nguyên giá trị.
2
I. THÂN DÂN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Trên con đường đi tìm con đường đúng đắn cho dân tộc Việt Nam, Hồ
Chí Minh tiếp thu nhiều tinh hoa văn hóa của cả phương Đông và phương
Tây. Những tinh hoa đó đã dần hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh mà đến
ngày nay nó vẫn còn có giá trị rất to lớn đối với dân tộc Việt Nam ta. Người


đã tiếp thu những mặt tích cực của nền văn hóa phương Đông trong: Nho
giáo, Phật giáo, chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn…, và nền văn minh
phương Tây như: thiên chúa giáo, và đạc biệt người đã tìm thấy chủ nghĩa
Mác- Lênin làm tư tưởng, kim chỉ nam cho cách mạng Việt Nam giàn thắng
lợi và trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.
Xuất phát từ những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, xuất phát từ
kinh nghiệm của thế giới và từ thực tiễn đất nước ta, Hồ Chí Minh đã có
những quan điểm sáng tạo về Dân và về Đảng - tổ chức tiên phong của giai
cấp công nhân, của dân tộc và của toàn dân Việt Nam trong sự nghiệp cách
mạng giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc và tiến lên chủ nghĩa xã hội của
nhân dân ta, dân tộc ta. Theo quan niệm về dân của Hồ Chí Minh, Người cho
rằng dân là quý nhất, là quan trọng hơn hết. Người nói: “Trong bầu trời không
gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết
của nhân dân”. Người còn nói: “dân là gốc của nước, của cách mạng. Trong
tác phẩm Đường cách mệnh, Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: công nông là gốc của
cách mệnh". Trong quá trình phát triển của cách mạng, Người thường nhắc
nhủ: “dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được. Dân chúng không ủng hộ,
việc gì cũng không làm nên”. "Nước lấy dân làm gốc”. "Gốc có vững, cây
mới bền. Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân. Nhân dân là người giữ vai trò
quyết định trên tất cả các lĩnh vực: từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội, từ
những chuyện nhỏ có liên quan đến lợi ích của mỗi cá nhân đến những
chuyện lớn như lựa chọn thể chế, lựa chọn người đứng đầu Nhà nước. Cán
3
bộ, đảng viên phải thật gần gũi dân chúng. Nhưng muốn gần dân thì phải hiểu
dân, nghe được dân nói, nói được cho dân nghe, làm được cho dân tin, là nhận
biết được những nhu cầu của họ, biết được họ đang suy nghĩ gì, trăn trở cái
gì? Họ mong muốn những gì? Và họ đang mong đợi gì ở người khác, nhất là
ở người lãnh đạo, quản lý; phải biết phát hiện và đáp ứng kịp thời những nhu
cầu và lợi ích thiết thực của dân; là nhìn thấy cả cái thực tại và vạch ra được
viễn cảnh (tương lai) đúng đắn cho dân phát triển; là biết chia sẻ, đồng cảm và

gần gũi với cuộc sống của dân, mọi suy nghĩ và hành động đều xuất phát từ
nhu cầu và lợi ích của dân, phản ánh đúng tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của
dân.
Trong thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã viết: “...Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự
do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì... Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ
quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân,
nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong
thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật. Việc gì lợi cho dân, ta phải hết
sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân,
kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”.
Người yêu cầu cán bộ từ Chủ tịch nước trở xuống đều phải là đày tớ trung
thành của nhân dân. Theo Người: “Dân làm chủ thì Chủ tịch, Bộ trưởng, Thứ
trưởng, Ủy viên này khác là làm gì? Làm đày tớ. Làm đày tớ cho nhân dân,
chứ không phải là làm quan cách mạng”. Từ thực tế, Bác đã thẳng thắn phê
phán nhiều cán bộ, kể cả cán bộ cấp cao, khi xuống cấp dưới triển khai công
việc thì khệnh khạng như “ông quan” và nội dung truyền đạt thì rất đại khái,
hình thức, vì vậy mà quần chúng không hiểu và rất sợ đi họp. Đó là bệnh xa
quần chúng, bệnh hình thức, không phải vì lợi ích của quần chúng. Việc đặt ra
chương trình làm việc, kế hoạch hành động, tuyên truyền, nhiều cán bộ cũng
không hỏi xem quần chúng cần cái gì, muốn nghe, muốn biết cái gì, “chỉ mấy
4
ông cán bộ đóng cửa lại mà làm, ngồi ỳ trong phòng giấy mà viết, cứ tưởng
những cái mình làm ra là đúng, mình viết là hay. Nào có biết, cách làm chủ
quan đó, kết quả là “đem râu ông nọ chắp cằm bà kia”, không ăn thua, không
thấm thía, không lợi ích gì cả”.
Người cán bộ phải thể hiện được đầy đủ đức tính cần, kiệm, liêm, chính,
chí công vô tư. Về nhận thức: phải lấy dân làm gốc "ở đời không sợ thiếu chỉ
sợ không công bằng, không sợ nghèo chỉ sợ lòng dân không yên".
- Về hành động: phải hòa mình vào quần chúng nhân dân để hiểu tâm tư

nguyện vọng của dân, tránh thói quan liêu, xa dân.
- Về tổ chức: phải lấy lợi ích của dân làm tiêu chí cho việc lãnh đạo, tổ
chức nhân dân.
- Về phong cách: phải có tác phong quần chúng, tránh lối quan cách mạng
phải gần dân, làm sao để dân tin tưởng, yêu mến và thương yêu, xem ta là
người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Giữa cán bộ,
đảng viên và nhân dân hoàn toàn không có khoảng cách, phân biệt.
Theo Bác Hồ, Đảng phải liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng nhân
dân và hướng dẫn nhân dân, tổ chức thành lực lượng, thành phong trào hành
động cách mạng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, có
kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng
cao đời sống của nhân dân. Còn các tầng lớp của nhân dân phải tham gia xây
dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị tư tưởng và tổ chức. Nhân dân
là nguồn bổ sung vô tận cho Đảng và luôn luôn tràn trề sức xuân. Trọng dân
là thương dân, vì nhân dân mà phục vụ và biết coi trọng sức mạnh vĩ đại của
nhân dân. Biết bao những phần tử ưu tú trong giai cấp công nhân, giai cấp
nông dân, đội ngũ trí thức và các tầng lớp nhân dân lao động khác, đã trở
thành đảng viên của Đảng. Quần chúng còn tham gia góp ý, phê bình sự lãnh
đạo của Đảng với mong muốn Đảng luôn luôn trong sạch và vững mạnh để
5
lãnh đạo sự nghiệp cách mạng đến đích cuối cùng. Cán bộ, đảng viên là người
phục vụ nhân dân, cán bộ Đảng, Nhà nước, đoàn thể đồng thời là người lãnh
đạo, người hướng dẫn của nhân dân. Theo Người: Nếu không có nhân dân thì
Chính phủ không đủ lực lượng, nếu không có Chính phủ, thì nhân dân không
ai dẫn đường. Cán bộ, đảng viên phải làm thế nào để xứng đáng vừa là người
lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân. Điều này cho
thấy, Hồ Chí Minh không bao giờ đối lập vai trò người lãnh đạo với người
đày tớ của nhân dân trong bản thân người cán bộ của Đảng và Nhà nước, mà
trái lại Người yêu cầu phải làm thế nào để xứng đáng vừa là người lãnh đạo,
vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân. Là lãnh đạo không có

nghĩa là đè đầu cưỡi cổ nhân dân. Bởi vì: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa
là nhân dân làm chủ. Đảng ta là Đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ, từ
trung ương đến khu, đến tỉnh, đến huyện, đến xã, bất kỳ cấp nào và ngành nào
đều phải là người đày tớ trung thành của nhân dân”. Trong Nhà nước của dân
thì dân là chủ, người dân được hưởng mọi quyền dân chủ, nghĩa là có quyền
làm bất cứ việc gì mà pháp luật không cấm và có nghĩa vụ tuân theo pháp
luật. Nhà nước của dân phải bằng mọi nỗ lực, hình thành được các thiết chế
dân chủ để thực thi quyền làm chủ của người dân. Cũng trên ý nghĩa đó, các
vị đại diện của dân, do dân cử ra, chỉ là thừa ủy quyền của dân, chỉ là “công
bộc” của dân theo ý nghĩa đúng đắn của từ này.
Chính những tư tưởng của Người về vấn đề thân dân đã chỉ đạo cho hoạt
động cách mạng của chúng ta trong việc huy động sức mạnh vật chất và tinh
thần phục vụ cho cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng mối quan hệ đoàn
kết toàn dân. Thời đại Hồ Chí Minh, những giá trị văn hóa chính trị yêu nước,
thương dân, lấy dân là gốc được soi sáng và phát triển rực rỡ, trở thành chân
lý khoa học, kim chỉ nam cho hành động. Thân dân là luôn coi dân là gốc là
đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên. Mỗi cán bộ, đảng viên phải tự đặt
mình vào địa vị của người dân mà mình đại diện để hiểu, suy xét, chia sẻ tâm
6
tư, nguyện vọng, kiến nghị, đề xuất , mong muốn của họ. Có lắng nghe, thấu
hiểu nguyện vọng chính đáng của dân thì đại biểu dân cử mới thực hiện tốt
việc “Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm, việc gì hại đến cho dân ta
phải hết sức tránh”. Bởi, ta có yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta.
Người dân phải có quyền làm chủ bản thân, nghĩa là có quyền được bảo
vệ về thân thể, được tự do đi lại, tự do hành nghề, tự do ngôn luận, tự do học
tập... trong khuôn khổ luật pháp cho phép. Người dân có quyền làm chủ tập
thể, làm chủ địa phương, làm chủ cơ quan nơi mình sống và làm việc. Người
dân có quyền làm chủ các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội thông qua bầu
cử và bãi miễn. Đúng như Hồ Chí Minh nói: "Mọi quyền hạn đều của dân".
Cán bộ từ Trung ương đến cán bộ ở các cấp các ngành đều là "đầy tớ" của

dân, do dân cử ra và do dân bãi miễn. Nhân dân là lực lượng dựng xây đất
nước, là lực lượng hợp thành, nuôi dưỡng, bảo vệ các tổ chức chính trị, do
vậy nhân dân có quyền làm chủ đất nước, làm chủ chế độ, làm chủ tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội.
Vì sao dân có quyền hạn to lớn như vậy? Người giải thích: dân là gốc của
nước. Dân là người đã không tiếc máu xương để xây dựng và bảo vệ đất
nước. Nước không có dân thì không thành nước. Nước do dân xây dựng nên,
do dân đem xương máu ra bảo vệ, do vậy dân là chủ của nước. Dân chủ là
khát vọng muôn đời của con người. Dân chủ chính là “dân là chủ” khác với
quan niệm “quan chủ” trước đây. Hồ Chí Minh cho rằng: “nước ta là dân chủ
tức là do dân làm chủ, chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân làm chủ,
nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”. Trong tác
phẩm “thường thức chính trị” Hồ Chí Minh chỉ rõ: “ở nước ta chính quyền là
của dân, do dân làm chủ… nhân dân là ông chủ nắm chính quyền, nhân dân
bầu ra đại biểu thay mặt mình thi hành chính quyền ấy, thế là dân chủ”. Các
cán bộ ưu tú trong Đảng chính là từ dân mà ra. Có dân thì mới có Đảng. Dân
là người xây dựng Đảng và cũng là người bảo vệ Đảng. Dân như nước, cán bộ
7

×