Quản lý Nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực
hải quan – qua thực tiễn Hải quan tỉnh Thừa
Thiên Huế
Lê Xuân Vũ
Khoa Luật
Luận văn ThS ngành: Lý luận lịch sử NN&PL; Mã số: 60 38 01
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Hoàng Anh
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Nghiên cứu có hệ thống những khái niệm liên quan đến vấn đề Quản lý nhà
nước (QLNN) bằng pháp luật trong lĩnh vực hải quan; phân tích đặc điểm, nội dung của
QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực hải quan. Phân đích, đánh giá, tổng kết thực trạng
QLNN bằng pháp luật tại Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm gần đây.
Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN bằng pháp luật trong
lĩnh vực hải quan.
Keywords: Quản lý nhà nước; Pháp luật Việt Nam; Luật Hải quan; Huế
Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Pháp luật đóng vai trò rất quan trọng trong việc Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của
mình. Pháp luật là công cụ của Nhà nước để quản lý xã hội, công cụ hướng dẫn và bảo đảm, bảo vệ
các quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân. Do đó, quản lý nhà nước (QLNN) bằng pháp luật
không có nghĩa là áp dụng, sử dụng pháp luật một cách cứng nhắc, bóp nghẹt tính chủ động, sáng
tạo, mà phải phải xác định và điều chỉnh đúng các quy luật vận động của đời sống KTXH từ đó nâng
cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước trong việc thực hiện chức năng quản lý của mình, đồng
thời giúp đất nước phát triển đúng định hướng và mục tiêu đã định trước.
Hoạt động QLNN trong lĩnh vực hải quan không nằm ngoài ý nghĩa nêu trên, song trên
thực tế vẫn còn tồn tại không ít vấn đề cần phải được nghiên cứu, bởi sự cần thiết cả về lý luận
cũng như thực tiễn của vấn đề này.
Hiện nay, vấn đề QLNN trong lĩnh vực hải quan là vấn đề hết sức cấp bách, đặc biệt cần
phải được quan tâm, coi trọng, đó là vì:
Thứ nhất, Đảng ta chủ trương chính sách "độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa
dạng hóa các quan hệ quốc tế"; chủ động hội nhập để phát triển kinh tế, nhưng phải bảo vệ được
lợi ích dân tộc, độc lập chủ quyền, an ninh quốc gia và an ninh kinh tế, trật tự an toàn xã hội, bảo
vệ môi trường; bảo vệ và phát triển, giữ gìn bản sắc văn hoá Việt Nam, giao lưu, hội nhập với
các nền văn hoá thế giới.
Thứ hai, đời sống kinh tế, văn hoá - xã hội trên toàn cầu, ở từng khu vực "từng ngày, từng
giờ" thay đổi phức tạp, đòi hỏi các quốc gia phải có sự hợp tác, thống nhất tiêu chuẩn pháp lý về
thủ tục hải quan, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu; phòng, chống buôn lậu, gian
lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; phòng, chống các hoạt động vi phạm
quyền sở hữu trí tuệ, "rửa tiền", buôn bán, vận chuyển ma túy xuyên quốc gia…; giảm thiểu các
biện pháp kiểm soát bằng phi quan thuế, tiến tới thống nhất biểu thuế quan chung. Hải quan được
xem là “người gác cửa” nền kinh tế của hầu hết các quốc gia, vì thế khi lực lượng này triển khai
thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình thì hàng hóa trong nước sẽ được ổn định về số lượng
và giá cả, giúp cho nền kinh tế từng bước phát triển; đặc biệt hàng hóa là chất ma túy, chất độc
hại sẽ được ngăn chặn, không cho xâm nhập vào thị trường nội địa góp phần giữ gìn trật tự xã
hội.
Thứ ba, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội tại Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011), Đảng ta khẳng định: "Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân
dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo. Quyền lực Nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các
cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước ban hành pháp luật; tổ
chức, quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa " [12].
Thứ tư, cải cách nền hành chính nhà nước là xu thế chung của các quốc gia trên thế giới và
ở Việt Nam, trong đó đòi hỏi phải cải cách, đổi mới cả thể chế, bộ máy, các biện pháp đảm bảo
thực hiện. Xây dựng một nền hành chính hiện đại, trong sạch, vững mạnh, đơn giản, giảm thiểu
phiền hà, tiêu cực, tham nhũng; một nền "hành chính công" phải lấy mục tiêu, mục đích "phục vụ"
là chủ yếu.
Thứ năm, hệ thống pháp luật trong lĩnh vực hải quan mặc dù luôn được phát triển, củng cố,
đổi mới; nhiều văn bản pháp luật đã được ban hành, bổ sung, sửa đổi. Tuy nhiên, bên cạnh
những ưu điểm, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại, như: hệ thống pháp luật đồ sộ, tính ổn định
kém, bất cập, nhiều quy định chưa rõ ràng, ban hành chậm trễ; thiếu tính đồng bộ giữa pháp luật
thủ tục và luật nội dung; hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và rà soát, hệ thống hóa
pháp luật chưa được chú trọng, quan tâm đúng mức, còn mang nặng tính tạm thời, đối phó tình
thế là chủ yếu…
Thứ sáu, tình hình thực hiện pháp luật trong lĩnh vực hải quan còn nhiều bất cập: thủ tục
hành chính rườm rà, nạn nhũng nhiễu của cán bộ công chức
Đặc biệt, qua thực tiễn công tác tại Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế, tôi nhận thấy rằng
việc tổ chức thực hiện và đảm bảo thực hiện pháp luật bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn
không ít khiếm khuyết, hạn chế, chưa đạt yêu cầu, mục tiêu, mục đích, hiệu quả quản lý đặt ra, như
là: một số văn bản pháp luật bị chồng chéo gây ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai thực hiện; công
cụ hỗ trợ quản lý chưa được trang bị một cách đầy đủ, hiện đại.
Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài: "Quản lý nhà nước bằng pháp luật
trong lĩnh vực hải quan - qua thực tiễn Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế" là rất cấp thiết, có ý
nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Ở Việt Nam trước đó, đã có một số công trình có đề cập đến QLNN bằng pháp luật trong lĩnh
vực hải quan, như: "Hải quan trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" của
Nguyễn Đức Kiên, Tạp chí Lý luận chính trị, số 7-2002; "Đặc thù của công tác hải quan ở nước ta
hiện nay" của ThS. Chu Văn Nhân, Tạp chí Lý luận chính trị, số 8-2002; "Một số vấn đề về văn bản
quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp tới hoạt động quản lý nhà nước về hải quan" của Nguyễn
Hữu Xuân, Tạp chí Nghiên cứu Hải quan, số 3-2002; “Pháp luật hải quan Việt Nam trước yêu cầu
thực hiện “tự do hóa thương mại” và nghĩa vụ thành viên WTO” của Phạm Thị Hải Yến, luận văn
thạc sĩ Luật năm 2008; “Pháp luật về kiểm tra sau thông quan, chuẩn mực quốc tế và thực tiễn áp
dụng của Hải quan Việt Nam” của Nguyễn Thị Thu Hường, luận văn thạc sĩ Luật năm 2009… Tuy
nhiên, do mục đích nghiên cứu, những công trình này chỉ đề cập đến QLNN bằng pháp luật ở một số
góc độ, khía cạnh nhất định, chưa có tính khái quát, bao trùm toàn bộ nội dung QLNN bằng PL trong
lĩnh vực hải quan.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trong phạm vi một luận văn thạc sĩ luật và với khả năng cho phép, tác giả cố gắng nghiên cứu
một số vấn đề lý luận về QLNN về hải quan cũng như hệ thống pháp luật thực định về hải quan; tổng
quát hoạt động QLNN của Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2010 đến nay; tập trung
nghiên cứu một số nội dung cơ bản của QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực hải quan tại Cục Hải
quan tỉnh Thừa Thiên Huế.
4. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
- Về mục đích, luận văn nhằm tìm ra những quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN
bằng pháp luật trong lĩnh vực hải quan ở Việt Nam nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.
- Về nhiệm vụ, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Phân tích cơ sở lý luận về QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực hải quan, như: phân tích
một số khái niệm liên quan, đặc điểm và nội dung QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực hải quan.
+ Phân tích, đánh giá khái quát thực trạng QLNN bằng pháp luật tại Cục Hải quan tỉnh Thừa
Thiên Huế trong những năm gần đây, rút ra những thành quả, tồn tại và nguyên nhân hạn chế.
+ Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN bằng pháp luật trong
lĩnh vực hải quan.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà
nước và pháp luật; các quan điểm có tính lý luận của Đảng trong các đường lối, chủ trương đổi
mới, thực hiện "đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế", xây dựng, phát triển nền kinh tế
thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN).
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của triết học Mác -Lênin như: phương
pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phương pháp phân tích và tổng hợp lịch sử cụ thể và một
số phương pháp của các bộ môn khoa học khác như: phương pháp luật học so sánh, phương
pháp thống kê, phương pháp hệ thống, phương pháp của xã hội học
6. Đóng góp mới của luận văn
- Luận văn nghiên cứu có hệ thống những khái niệm liên quan đến vấn đề QLNN bằng pháp
luật trong lĩnh vực hải quan; phân tích đặc điểm, nội dung của QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực
hải quan.
- Phân đtích, đánh giá, tổng kết thực trạng QLNN bằng pháp luật tại Cục Hải quan tỉnh
Thừa Thiên Huế trong những năm gần đây.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN bằng pháp luật trong lĩnh
vực hải quan.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước bằng pháp trong luật lĩnh vực hải quan
Chương 2: Một số quy định của Ppháp luật về QLNN trong lĩnh vực hải quan
Chương 3: Thực trạng thực hiện pháp luật về QLNN trong lĩnh vực hải quan tại Cục Hải
quan tỉnh Thừa Thiên Huế và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN bằng pháp luật trong
lĩnh vực hải quan
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
BẰNG PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN
1.1. Các khái niệm liên quan đến quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật trong lĩnh vực hải
quan
1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước bằng pháp luật
QLNN bằng pháp luật được hiểu là quản lý xã hội, do Nhà nước đại diện cho giai cấp
thống trị xã hội tiến hành bằng công cụ pháp luật với việc sử dụng kết hợp với các công cụ,
phương pháp và bằng hình thức khác nhau để tác động lên các quá trình xã hội, nhằm thiết lập,
duy trì trật tự xã hội có lợi cho giai cấp thống trị.
1.1.2. Khái niệm hải quan
“Hải quan là một trong những công cụ đối ngoại quan trọng của Chính phủ , có nhiệm
vụ thay mặt Nhà nước để tiến hành các biện pháp kiểm tra nhà nước về Hải quan tại các cửa
khẩu, thu thuế XNK, thuế gián thu và các lệ phí khác có liên quan tới hoạt động đối ngoại,
chống buôn lậu qua biên giới , thực hiện Thống kê hàng hoá thực xuất và thực nhập”
1.1.3. Khái niệm hoạt động hải quan
Hoạt động hải quan nhằm thực hiện các chính sách, chế độ, các quy định QLNN trong lĩnh
vực hải quan. Hoạt động hải quan hiện nay gồm các hoạt động kiểm tra, giám sát hàng hoá,
phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; tổ
chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt
động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá
xuất khẩu, nhập khẩu. Như thế, hoạt động hải quan luôn gắn liền với hoạt động XNK, quá cảnh
hàng hóa, XNC, quá cảnh phương tiện vận tải, bằng cách sử dụng các biện pháp nghiệp vụ của
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.
1.1.4. Khái quát về sự hình thành phát triển của hải quan
Ở Việt Nam, hải quan và hoạt động hải quan có lịch sử phát triển tương đối sớm. Từ thế kỷ
10 đến thế kỷ 19, các triều đại phong kiến Việt Nam đã thực hiện kiểm soát, thu thuế đối với
hàng hóa XNK và lập ra các trạm hải quan, cử các chức quan chuyên trách, trong đó, các trạm
nổi tiếng và quan trọng nhất là Vân Đồn còn gọi là "Thông mậu trường" (ở Hồng Gai, Quảng
Ninh ngày nay), Phố Hiến (Hưng Yên), Phố Hội An (Quảng Nam)…; Nhà hậu Lê lập ra "Đề bạc
ty", "quan Sát hải sứ", "quan trấn thủ" và "An phủ ty"; Chúa Nguyễn ở Đàng trong lập ra "Tàu
ty"; Nhà Nguyễn lập hẳn một bộ máy "Thuế binh", để cấp giấy phép, làm thủ tục, kiểm tra, kiểm
soát, thu thuế đối với hàng hóa XNK, phòng, chống buôn lậu. Các Bộ luật, lệ của các triều đại
phong kiến Việt Nam, như "Quốc triều hình luật" (Bộ Luật Hồng đức) thời hậu Lê, "Lệ tàu vụ"
của Chúa Nguyễn, "Luật lệ của Đế chế Hoàng Việt" (còn gọi là Bộ luật Gia Long hay Hoàng việt
Luật lệ) của triều Nguyễn đều có các điều, khoản quy định về bộ máy QLNN, các thủ tục khai
báo, kiểm tra, kiểm soát hàng hóa XNK, thu thuế và phòng, chống buôn lậu, xử lý nghiêm khắc
bằng chế tài hình luật các hành vi vi phạm.
Sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, ngày 10-9-1945, Chủ tịch Chính phủ lâm
thời ra Sắc lệnh số 26/SL giữ nguyên những luật lệ cũ về thuế quan và thuế gián thu, và cùng ngày
ra Sắc lệnh số 27/SL thành lập "Sở Thuế quan và Thuế gián thu" (thuộc Bộ Tài chính) - tiền thân
của Hải quan Việt Nam ngày nay. Trong kháng chiến chống Pháp (1946-1954), nhiệm vụ chủ yếu
của ngành Thuế quan là "bao vây kinh tế địch, kiểm soát việc trao đổi hàng hóa giữa vùng tự do và
vùng tạm chiếm, chống buôn lậu xa xỉ phẩm ngoại hóa và tích cực thu thuế nhập nội, đánh thuế
gián thu vào một số hàng hóa lưu thông ở vùng tự do" [18, tr. 193]. Hòa bình lập lại (1954), theo
Nghị định số 136/BCT-KB-NĐ ngày 14-12-1954 của Bộ trưởng Bộ Công thương, Sở Thuế quan
và Thuế gián thu được đổi thành "Sở Hải quan" thuộc Bộ Công thương. Điều lệ Hải quan được ban
hành kèm theo Nghị định số 3/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 27-2-1960. Năm 1984, Tổng cục
Hải quan được thành lập trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) theo Nghị quyết số
547-NQ/HĐNN7 ngày 30-8-1984 của Hội đồng Nhà nước. Ngày 20-2-1990 Pháp lệnh Hải quan
được ban hành thay thế Điều lệ Hải quan, từ đây, hoạt động hải quan bắt đầu được luật hóa. Tháng
7-1993, Hải quan Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức Hải quan Thế giới, và trong
khuôn khổ của tổ chức này đã có nhiều hoạt động mang lại kết quả thiết thực. Ngày 29-6-2001,
Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ban hành Luật Hải quan thay thế Pháp lệnh Hải quan,
và có hiệu lực từ ngày 01-1-2002. Chính sách hải quan từ chỗ "thực hiện chính sách độc quyền
ngoại thương" của Nhà nước, chuyển sang thực hiện chính sách "tạo điều kiện thuận lợi cho xuất
khẩu, nhập khẩu, quá cảnh" phục vụ công cuộc đổi mới, cải cách hành chính, mở cửa, hội nhập,
tham gia toàn cầu hóa kinh tế của đất nước ta.
1.2. Đặc điểm, nội dung của quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật trong lĩnh vực hải quan
1.2.1. Đặc điểm của quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực hải quan
- Đặc điểm về công cụ quản lý;
- Đặc điểm về đối tượng quản lý;
- Đặc điểm về không gian - "lãnh thổ hải quan", nơi tổ chức thực hiện pháp luật hải quan;
- Đặc điểm về mục đích quản lý;
- Đặc điểm về chủ thể quản lý.
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực hải quan
(i)xây dựng và hoàn thiện pháp luật hải quan; sử dụng và áp dụng pháp luật hải quan thông
qua việc tổ chức triển khai thi hành pháp luật trên thực tế;
(ii) bảo vệ pháp luật hải quan thông qua việc đề ra và thực hiện phòng, chống vi phạm pháp
luật hải quan,
(iii) thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật hải quan, cũng như xử lý
vi phạm pháp luật ở tất cả các hình thức khác nhau.
Kết luận chƣơng 1
Trong chương 1, với đề tài QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực hải quan qua thực tiễn
Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế, luận văn đã làm rõ một loạt khái niệm, như hải quan, hàng hóa
và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quá cảnh; hành lý; xuất cảnh, nhập cảnh; phương tiện vận tải;
vật dụng trên phương tiện vận tải; người khai hải quan; người đại lý làm thủ tục hải quan; thủ tục
hải quan; thủ tục hải quan điện tử; kiểm tra hải quan; giám sát hải quan; kiểm soát hải quan; hồ
sơ hải quan; thông quan; kiểm tra sau thông quan; quản lý rủi ro; công chức hải quan để làm cơ
sở lý luận và phương pháp nghiên cứu thực trạng và luận chứng các giải pháp nâng cao hiệu quả
QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực hải quan tại chương 3.
Trong khi trình bày các khái niệm hải quan và hoạt động hải quan, luận văn đã phân tích sự
vận động, tồn tại và phát triển của hải quan, cơ quan hải quan trên thế giới và ở Việt Nam.
Nội dung quan trọng của chương 1 là đã phân tích đặc điểm, nội dung của QLNN bằng pháp
luật trong lĩnh vực hải quan, trong đó:
- Về đặc điểm, luận văn nhấn mạnh QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực hải quan có đặc
điểm về đối tượng quản lý, lãnh thổ hoạt động hải quan, chủ thể quản lý.
- Về nội dung, QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực hải quan có nội dung là xây dựng pháp
luật, thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật. Từ nội dung này, luận văn đi vào phân tích cụ thể
nội dung QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực hải quan, qua đó thể hiện sự tồn tại của PLHQ,
của các cơ quan hải quan và các cơ quan nhà nước khác trong việc tổ chức, bảo vệ PLHQ, cơ chế
phân công, phối hợp giữa các cơ quan này, vị trí là cơ quan chủ đạo, cho tới sứ mệnh của cơ
quan hải quan trong cơ chế này.
Đồng thời trong chương này đã phân tích vai trò của pháp luật hải quan, là công cụ và là cơ
sở để tạo ra chuẩn mực QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực hải quan, do nhiều cấp, nhiều ngành
ban hành và đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ. Chính phủ là cơ quan quản lý thống
nhất về hải quan có vai trò đặc biệt quan trọng trong xây dựng pháp luật hải quan. Việcthực hiện
pháp luật hải quan được tiến hành trên hai bình diện: triển khai thực hiện pháp luật và áp dụng
pháp luật. Trong đó, áp dụng pháp luật hải quan là yếu tố quyết định sự tuân thủ nghiêm minh
PLHQ, tăng cường và nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực tế QLNN trong các hoạt động hải quan.
Quá trìnhtổ chức bảo vệ pháp luật hải quan được tiến hành bằng các hoạt động thanh tra, kiểm tra,
giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm PLHQ. Trong đó, thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện
những sơ hở, khiếm khuyết, vi phạm pháp luật để có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời; vi phạm
pháp luật hải quan tùy theo mức độ, hình thức vi phạm mà bị áp dụng xử lý chế tài hành chính
hoặc hình sự. Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo trước hết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của pháp nhân, công dân, đồng thời, phát huy dân chủ và vai trò giám sát của nhân dân đối với
hoạt động QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực hải quan.
Chương 2
MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ QLNN TRONG LĨNH VỰC HẢI
QUAN
2.1. Pháp luật về kiểm tra thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (hay còn gọi là thuế hải quan) là một khoản tiền được tính
toán dựa trên các căn cứ nhất định do đối tượng nộp thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước khi
tiến hành xuất khẩu hoặc nhập khẩu các loại hàng hóa là đối tượng chịu thuế hải quan qua biên
giới quốc gia.
Việc kiểm tra tính thuế hải quan được thực hiện nhằm hai mục đích: kiểm tra tính trung
thực, chính xác của đối tượng nộp thuế và kiểm tra việc áp dụng các chế độ, chính sách để có
hướng dẫn cụ thể, kịp thời.
2.2. Pháp luật về thủ tục hải quan
Nội dung thủ tục hải quan là giải quyết quan hệ thủ tục hành chính giữa chủ thể quản lý:
Nhà nước - cơ quan hải quan hoặc cơ quan khác của Nhà nước được ủy quyền và đối tượng
quản lý - người sở hữu hoặc đại diện sở hữu hàng hóa XNK, phương tiện vận tải XNC theo
những bước, khâu hành chính đối ứng, để sau đó hàng hóa, phương tiện vận tải được thông
quan. Nội dung pháp luật về thủ tục hải quan được cụ thể tại Chương III Luật Hải quan;
Chương II, III Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ và phần II Thông
tư 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm
tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu.
2.3. Pháp luật về kiểm tra, giám sát hải quan
Pháp luật về kiểm tra, giám sát hải quan thể hiện ở những vấn đề cụ thể sau đây: Một là,
quy định trách nhiệm kiểm tra, đăng ký hồ sơ hải quan của công chức hải quan và phải thông báo
lý do từ chối, không chấp nhận đăng ký hồ sơ hải quan. Hai là, quy định công khai hóa các tiêu
chí làm căn cứ và căn cứ để quyết định hình thức kiểm tra hàng hóa để quyết định một trong
những hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa. Ba là, quy định "Người" có thẩm quyền ra quyết định
hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa; quy định người có thẩm quyền tự quyết định không kiểm
tra, kiểm tra một phần, kiểm tra toàn bộ, hoặc miễn kiểm tra thực tế hàng hóa; quy định các hình
thức kiểm tra thực tế hàng hóa; quy định các trường hợp miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Bốn là,
quy định nghĩa vụ, trách nhiệm chấp hành các biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan. Năm là,
quy định các phương thức giám sát hải quan. Sáu là, quy định các loại hình hàng hóa XNK, quá
cảnh; phương tiện vận tải XNC, quá cảnh phải chịu sự kiểm tra, giám sát, hải quan. Bảy là, quy
định các địa điểm, khu vực kiểm tra, giám sát hải quan. Tám là, quy định về kiểm tra sau thông
quan (hậu kiểm).
2.4. Pháp luật về phòng, chống buôn lậu và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hải
quan
- Nội dung các quy định về phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa quan biên
giới được thể hiện trong các vấn đề sau: 1) quy định về nhiệm vụ, thẩm quyền của Hải quan; trách
nhiệm của các cơ quan nhà nước liên quan trong việc phối hợp với cơ quan Hải quan thực hiện
nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; 2) phạm vi trách
nhiệm phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới của Hải quan và các cơ
quan nhà nước: Bộ đội biên phòng, Công an, Quản lý thị trường và UBND các cấp ; 3) phòng,
chống buôn lậu được phép thực hiện các biện pháp: được xây dựng lực lượng chuyên trách, xây
dựng cơ sở dữ liệu, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để thu thập thông tin trong và ngoài
nước liên quan đến hoạt động hải quan; 4) quy định về trang bị phương tiện kỹ thuật để thực hiện
nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
- Nội dung pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hải quan đã quy định rõ các
vấn đề sau trong quá trình xử lý vi phạm:
+ Quy định nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ; thời
hiệu xử phạt; các hình thức xử phạt; những trường hợp không xử phạt.
+ Quy định các hành vi vi phạm và hình thức xử phạt tương ứng đối với hành vi vi phạm
+ Quy định xử lý vi phạm với cơ quan hải quan, công chức hải quan.
+ Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành
chính
+ Quy định thẩm quyền, thủ tục xử lý vi phạm.
+ Quy định việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính.
Kết luận chƣơng 2
Pháp luật với vai trò là công cụ QLNN trong lĩnh vực hải quan, đã được Đảng và Nhà nước
quan tâm, sử dụng ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập và được duy trì
xuyên suốt hơn 65 năm qua. QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực hải quan, kể từ khi đổi mới,
mở cửa đến nay đã đạt được nhiều thành tựu, kết quả khá quan trọng.
Hệ thống pháp luật về lĩnh vực hải quan đã được các cơ quan nhà nước các cấp, ngành có thẩm
quyền ban hành, từng bước đổi mới, kiện toàn cả về nội dung và hình thức, nhằm phù hợp với yêu
cầu thực tiễn đòi hỏi của kinh tế thị trường và hội nhập, toàn cầu hóa kinh tế, làm nền tảng, cơ sở để tổ
chức thực hiện và bảo đảm thực hiện mục tiêu, mục đích QLNN lĩnh vực hải quan thời gian qua.
Trong chương 2, luận văn đã trình bày khái quát một số quy định của pháp luật về QLNN
trong lĩnh vực hải quan như pháp luật về kiểm tra thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; pháp luật
về thủ tục hải quan; pháp luật về kiểm tra, giám sát hải quan; pháp luật về phòng, chống buôn lậu
và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hải quan. Đây cũng chính cơ sở để tìm hiểu, nghiên
cứu thực trạng thực hiện QLNN bằng pháp luật tại Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế trong
chương 3.
Chương 3
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QLNN
TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QLNN BẰNG PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN
3.1. Thực trạng thực hiện pháp luật về quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực hải quan tại
Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế
3.1.1. Giới thiệu sơ lược về Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế
Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế được hình thành từ việc tách Hải quan Bình Trị Thiên
theo Quyết định số 03/TCCB-TCHQ ngày 08/01/1990 của Tổng cục Hải quan, với tên gọi ban
đầu là Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế. Thực hiện Pháp lệnh Hải quan (24/02/1990), bộ máy tổ
chức của ngành Hải quan được xác định theo nguyên tắc: “tập trung thống nhất, dưới sự chỉ đạo
trực tiếp của Hội đồng Bộ trưởng”, tên gọi Hải quan tỉnh, thành phố được đổi thành Cục Hải
quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố. Tháng 5/1994 Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế đổi tên thành Cục
Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.1.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về kiểm tra thu thuế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
tại Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế
Thực tiễn kiểm tra thu thuế XNK đã chỉ ra những tồn tại yếu kém, bất cập trong quản lý, đó là:
tình trạng gian lận thuế, nợ đọng thuế XNK đang ở mức trầm trọng, nợ đọng kéo dài, chây ỳ kéo dài
trong nhiều năm. Theo báo cáo tổng kết công tác hàng năm của đơn vị thì năm nào cũng có số nợ
thuế quá hạn, khó thu. Mặc dù, Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế đã áp dụng một số biện pháp
cưỡng chế nhằm thu đủ số thuế quá hạn nhưng chỉ thu được một phần số thuế quá hạn đó, do doanh
nghiệp này không đóng trên địa bàn quản lý của đơn vị nên việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế
gặp nhiều khó khăn. Hậu quả này là do các DN đã lợi dụng quy định thủ tục cho nợ quá dễ dàng,
trong khi việc thu hồi nợ lại hết sức khó khăn; tình trạng gia tăng lợi dụng những điểm còn sơ hở,
thiếu chặt chẽ, thiếu đồng bộ của pháp luật thuế XNK, như: gian lận thuế suất thuế NK giữa các mặt
hàng; gian lận qua giá tính thuế; lợi dụng chế độ hàng đã qua sử dụng; khai báo sai số lượng, trọng
lượng của hàng hoá; cố ý khai sai xuất xứ của hàng hoá; gian lận qua gia công hàng hoá XK;
3.1.3. Thực trạng thực hiện pháp luật về thủ tục hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Thừa
Thiên Huế
Việc thực hiện pháp luật về TTHQ vẫn tồn tại, bộc lộ không ít những yếu kém, bất cập,
đó là: 1) tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức hải quan được bố trí, sắp xếp làm nghiệp vụ
TTHQ tại các cửa khẩu chưa thông thạo kỹ năng, trình độ, kiến thức chuyên môn hạn chế, dẫn
đến giải quyết công việc không dứt điểm, không làm hết chức năng; còn có tư tưởng trông chờ,
dựa dẫm, ỷ lại chỉ đạo từ cấp trên; 2) thủ tục hải quan điện tử mới chỉ triển khai áp dụng ¼ chi
cục trong đơn vị nên khi luân chuyển cán bộ công chức mới tiếp nhận công việc tại chi cục đã
triển khai thủ tục hải quan điện sẽ bỡ ngỡ, không quen sử dụng hệ thống thông quan điện tử.
Mặt khác, phần mềm thủ tục hải quan điện tử mới được triển khai áp dụng thường hay mắc lỗi
(do người sử dụng hoặc do phần mềm) làm chậm thời gian thông quan hàng hóa cho doanh
nghiệp.
3.1.4. Thực trạng thực hiện pháp luật về kiểm tra, giám sát hải quan tại Cục Hải quan tỉnh
Thừa Thiên Huế
Thực hiện pháp luật về kiểm tra, giám sát hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế
đang tồn tại những yếu điểm, bất cập, đó là: 1) công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải
quan nhằm áp dụng biện pháp quản lý rủi ro liên quan đến đối tượng làm TTHQ, cũng như việc
phân loại DN, tổ chức để có cơ sở quyết định các hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa XNK còn
nhiều bất cập, thiếu thông tin hoặc thông tin chưa đủ tin cậy; phần lớn lô hàng kiểm tra thực tế
đều không phát hiện vi phạm; 2) việc kiểm tra, giám sát chủ yếu vẫn là hình thức thủ công, chủ
yếu vẫn phải kiểm tra bằng "mắt", bằng "tay", kết quả vẫn dựa nhiều vào cảm quan, "võ đoán",
vì cán bộ kiểm hóa không thể trang bị được kiến thức thương phẩm học của hàng chục nghìn mặt
hàng; 3) việc triển khai nối mạng dữ liệu điện tử giữa Hải quan địa phương với các cơ quan nhà
nước chức năng để trao đổi, cung cấp thông tin về chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân XNK
hàng hóa vẫn chưa được tiến hành.
3.1.5. Thực trạng thực hiện pháp luật về phòng, chống buôn lậu và xử lý vi phạm pháp
luật hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế
Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu tại Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế gặp
nhiều khó khăn do địa bàn quản lý rộng; lực lượng phòng, chống buôn lậu ít nên việc kiểm soát
địa bàn khó khăn. Đối với hoạt động xử lý vi phạm pháp luật hải quan tại Cục Hải quan tỉnh
Thừa Thiên Huế vẫn cũng có nhiều tồn tại, hạn chế, đó là: chưa trang bị trang thiết bị hiện đại để
có thể phát hiện hàng hóa vi phạm; việc thu thập thông tin về đối tượng vi phạm chưa được tiến
hành một cách đầy đủ, chính xác.
3.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật trong
lĩnh vực hải quan
- Những tác động khách quan tiêu cực, yếu kém của cơ chế quản lý vĩ mô, những ảnh
hưởng mặt trái của kinh tế thị trường và toàn cầu hóa
- Những tồn tại, hạn chế của hệ thống pháp luật trong lĩnh vực hải quan
- Những nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật quản lý
nhà nước lĩnh vực hải quan
3.3. Giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật
trong lĩnh vực hải quan
Nhằm nâng cao hiệu quả QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực hải quan về lâu dài đòi hỏi
Nhà nước phải đồng thời thực hiện nhiều giải pháp, trước mắt cần tập trung vào các giải pháp cơ
bản sau:
- Giải pháp xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật quản lý nhà nước lĩnh vực hải quan
- Tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy quản lý hoạt động hải quan
- Tiếp tục tăng cường hoạt động, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong lĩnh vực
hải quan
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật hải quan; phòng, chống và xử
lý nghiêm minh mọi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hải quan
- Tăng cường phối hợp giữa ngành Hải quan với ngành, các cấp và các tổ chức chính trị -
xã hội, đoàn thể quần chúng trong quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực hải quan
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học hải quan, khoa học pháp lý để tạo cơ sở khoa
học cho việc đổi mới quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực hải quan
Kết luận chƣơng 3
Quản lý nhà nước bằng pháp luật tại Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được
những kết quả rất tích cực. Chúng ta có thể nhìn thấy đều đó qua thực trạng QLNN bằng pháp
luật tại Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế, cụ thể:
- Trong những năm gần đây, đơn vị đều thu đạt và vượt số thuế mà Tổng cục Hải quan
giao phó hàng năm.
- Đơn vị đã tạo điều thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp trên bàn quản lý trong hoạt
động xuất nhập khẩu hàng hóa bằng cách áp dụng biện pháp quản lý rủi ro trong quá trình thông
quan hàng hóa xuất nhập khẩu, triển khai thực hiện thông quan điện… nhưng vẫn quản lý tốt
hàng hóa xuất nhập khẩu trên địa bàn…
Bên cạnh những mặt tích cực đạt được thì QLNN bằng pháp luật tại Cục Hải quan Thừa
Thiên vẫn còn tồn tại những khó khăn, hạn chế làm cho hiệu quả chưa đạt đến mức cao nhất có
thể. Vì thế trong chương này, luận văn cũng tìm ra những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hiệu
quả QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực hải quan. Từ đó, cũng trong chương này, luận văn đã
đề xuất một số giải pháp có thể nâng cao hiệu QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực hải quan.
KẾT LUẬN
Qua thực tiễn công tác tại Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế, quản lý nhà nước bằng pháp
luật là vấn đề mang tính phổ biến của hầu hết các quốc gia. Ở Việt Nam, trong điều kiện toàn cầu
hóa và tham gia vào Tổ chức thương mại quốc tế WTO, bên cạnh các công cụ quản lý khác, pháp
luật đã trở thành công cụ quản lý được Nhà nước quan tâm, coi trọng. Đảng và Nhà nước Việt
Nam luôn khẳng định: "Quản lý đất nước bằng pháp luật, chứ không chỉ bằng đạo lý" [13, tr. 120].
Quản lý nhà nước bằng pháp luật là quản lý toàn diện mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
QLNN bằng pháp luật, do vậy, bao gồm cả ba mặt quan hệ chặt chẽ với nhau là xây dựng pháp
luật, thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật. Vì Nhà nước là chủ thể công quyền thực hiện quản
lý toàn diện các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, nên trên từng lĩnh vực quản lý đều phải
có pháp luật.
Trong lĩnh vực hải quan, những năm qua QLNN bằng pháp luật đã không ngừng tăng cường
góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển, đẩy mạnh giao lưu và hợp tác quốc tế,
bảo vệ lợi ích chủ quyền an ninh quốc gia. Hệ thống pháp luật về lĩnh vực hải quan đã ngày càng
trở thành công cụ quan trọng của Nhà nước để điều chỉnh, quản lý trực tiếp các hoạt động kinh tế
đối ngoại. Song, do tác động ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan, pháp luật
về lĩnh vực hải quan đã tồn tại không ít khiếm khuyết, bất cập, đòi hỏi phải khẩn trương xây dựng,
hoàn thiện, đồng thời phải có các giải pháp tổ chức và bảo đảm thực hiện hiệu quả, kịp thời. Nói
cách khác, yêu cầu khách quan nhằm nâng cao hiệu quả QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực hải
quan trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam nói chung và ở Thừa Thiên Huế nói riêng, đòi hỏi phải
được chú trọng cả ba mặt xây dựng, kiện toàn hệ thống PLHQ, phải bảo đảm thực hiện trong thực
tế pháp luật đó, đồng thời xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm PLHQ. Vấn đề hiện nay là ở
chỗ, Nhà nước và cả hệ thống chính trị phải có những phương thức, giải pháp đồng bộ, có tính khả
thi, trong đó tập trung giải quyết tốt các vấn đề sau:
- Khẩn trương sửa đổi, bổ sung Luật Hải quan, khắc phục mâu thuẫn, chồng chéo giữa
Luật Hải quan với các văn bản pháp luật liên quan. Đồng thời, thường xuyên làm tốt công tác rà
soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực hải quan.
- Cùng với việc ban hành pháp luật hải quan cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động, tuyên
truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong lĩnh vực hải quan.
- Đổi mới tổ chức bộ máy QLNN lĩnh vực hải quan, đổi mới cơ chế phối hợp giữa ngành
Hải quan với các cơ quan QLNN các cấp, các ngành, với các cơ quan nhà nước chức năng hữu
quan, nhất là phối hợp với chính quyền các cấp ở cửa khẩu, biên giới, với các tổ chức chính trị -
xã hội.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật hải quan.
- Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học hải quan, khoa học pháp lý để tạo cơ sở khoa học
cho tăng cường, đổi mới công tác QLNN bằng pháp luật.
References
1. C. Mác và Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. C.Mác, F.Ăngghen, V.Lênin, J.Stalin (1968), Về vấn đề cán bộ, Nxb Sự thật, Hà Nội.
4. Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế (2010), Báo cáo tổng kết công tác năm 2010.
5. Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế (2010), Cục Hải quan Thừa Thiên 30 năm xây dựng và
phát triển (1980 – 2010).
6. Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế (2011), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật Hải
quan.
7. Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế (2011), Báo cáo tổng kết công tác năm 2011.
8. Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế (2012), Báo cáo cuộc họp giao ban Cục tháng
08/2012.
9. Nguyễn Chanh, nguyên thứ trưởng Bộ Ngoại thương, ý kiến phát biểu trong hội thảo lịch
sử hải quan 2005.
10. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên Chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển 2011).
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự
thật, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb
Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Chu Minh Hảo (2004), Một số vấn đề về Quản lý Nhà nước, Nxb Thống kê.
15. Nguyễn Vũ Hoàng (2003), Các liên kết kinh tế - thương mại quốc tế,
Nxb Thanh niên, Hà Nội.
16. Hironori Asakura (2003), Lịch sử hải quan và thuế quan thế giới, Nxb Tổ chức Hải quan
thế giới.
17. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (2002), Từ điển Bách
khoa Việt Nam, tập 2 E-M, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
18. TS. Nguyễn Thị Thương Huyền (2009), Thủ tục hải quan lý thuyết và 175 tình huống ứng
dụng, Nxb Tài chính.
19. Nguyễn Như Ý (2011), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Đại học quốc gia TpHCM.
20. Jacketta Hawkes và Leonard Woolley (2001), Lịch sử văn minh nhân loại thời tiền sử, Nxb
Văn hóa - Thông tin, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.
21. Bửu Kế (1999), Từ điển Hán Việt từ nguyên, Nxb Thuận Hóa, Thừa Thiên Huế.
22. Hoa Ngọc Lý (2002), "Hội nghị "Diên Hồng" bàn cách đánh buôn lậu", Báo Biên phòng,
ngày 18/11/2002, (62), tr. 1-7.
23. Chu Văn Nhân (2002), "Đặc thù của công tác hải quan ở nước ta hiện nay", Lý luận chính
trị, (8), tr. 48-62.
24. Quốc Hội (2001), Luật Hải quan, ngày 29/6/2001.
25. Quốc hội (2005), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan 2001, ngày
14/6/2005.
26. Thủ tướng Chính phủ tổ chức Hội nghị chống buôn lậu trên biển” (1995), Báo Pháp luật,
ngày 19/9/1995.
27. Tổng cục Hải quan (2005), 60 năm Hải quan Việt Nam (1945 – 2005), Nxb Công an Nhân
dân.
28. Tổng cục Hải quan (2005), Hải quan Việt Nam – Những sự kiện (1945 – 2005), Nxb Công
an Nhân dân.
29. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội.
30. Vũ Xuân Thái (1998), Gốc và nghĩa từ Việt thông dụng, Nxb Văn hóa-Thông tin, Hà Nội.
31. V.I. Lênin (1970), Bàn về pháp chế xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội.
32. V.I. Lênin (1977), Về pháp chế xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
33. Viện ngôn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
34. WCO, Glossary of international customs term 1995.