Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Khi thị trường bất động sản làm khó… chính quyền docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98 KB, 4 trang )


Khi thị trường bất động sản làm khó…
chính quyền
Chính quyền nhiều địa phương đang chịu tác động trực tiếp từ sự sụt giảm
của thị trường bất động sản, khi hoạt động đấu giá đất không đạt được như
kỳ vọng, khiến cho nhiều kế hoạch hoạt động không thể thực hiện được.
Năm 2012, huyện Đan Phượng (Hà Nội) được thành phố cấp vốn đầu tư xây dựng
cơ bản là 120 tỷ đồng. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu đầu tư, Hội đồng nhân dân
huyện này đã có nghị quyết cho phép UBND huyện được huy động thêm 130 tỷ
đồng từ nguồn đấu giá đất để chi đầu tư.

Nhưng khi thị trường sụt giảm, các cuộc đấu giá đất của huyện này không đạt hiệu
quả như kỳ vọng. Cụ thể, sau bốn tháng đầu năm, huyện chỉ mới thu được… 1,5 tỷ
đồng từ nguồn này. Nhiều nhà đầu tư đã chấp nhận bỏ cọc khi thị trường xuống
giá nhanh.

Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, ông Nguyễn Văn Tứ, nói đây là một
trường hợp khá điển hình nhưng cũng không phải là hiếm. Khó khăn trong công
tác đấu giá đất đang là nguyên nhân của việc sụt giảm nguồn thu của Hà Nội nói
chung và các quận huyện nói riêng.

Đáng nói là, một báo cáo mới đây của UBND thành phố Hà Nội cũng cho biết
trong năm 2011, nhiều quận, huyện đã tổ chức đấu giá thành công nhưng không
thu được tiền và hiện nay, số tiền trúng đấu giá đất bị nợ quá hạn đã vượt quá con
số 700 tỷ đồng.
Hồi đầu năm nay, Cục Thuế Hà Nội cho biết sẽ thành lập 3 đoàn kiểm tra các dự
án địa ốc nhằm làm rõ lý do nợ của từng doanh nghiệp để tìm hướng xử lý. Cơ
quan này cũng cho biết đối với các đơn vị có nợ quá hạn, nhất là tại huyện Đông
Anh và Gia Lâm, có thể sẽ tiến hành rà soát để hủy kết quả trúng đấu giá và tổ
chức đấu giá lại.


Giữa tháng 3 vừa qua, UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt kế hoạch thực hiện
các dự án đấu giá quyền sử dụng đất năm 2012, theo đó Hà Nội sẽ có 94 danh mục
dự án đấu giá quyền sử dụng đất với tổng diện tích đất nghiên cứu lập dự án là
362.609 ha, dự kiến thu 2.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, bối cảnh thị trường hiện nay
đang đặt ra nhiều thử thách cho kế hoạch này.

Tại Tp.HCM, tình hình cũng không mấy khả quan. Theo một đại diện của Sở Kế
hoạch và Đầu tư thành phố, khó khăn tương tự từ thị trường cũng đang làm khó
các kế hoạch của chính quyền.

Theo đại diện này, nhiều diện tích đẹp đã được bán hết trong vài năm qua khi thị
trường bất động sản đi lên. Nay thì chỉ còn những mặt bằng kém hơn và cá biệt có
những trường hợp nhà đầu tư chủ động đề nghị chính quyền giảm giá khởi điểm
thì mới tham gia đấu giá.

Hiện có nhiều ý kiến cho rằng các địa phương lên kế hoạch đầu tư dựa trên nguồn
thu từ đấu giá đất trong từng năm là không phù hợp, gây áp lực lên các cơ quan
chức năng chịu trách nhiệm về đấu giá. Nên chăng, các kế hoạch đầu tư cần được
xây dựng dựa trên kết quả thực tế của hoạt động đấu giá trong năm trước đó để
chủ động hơn trong công tác điều hành.
Không ít doanh nghiệp không đủ khả năng tài chính, thiếu kinh nghiệm cũng lao
vào đầu tư bất động sản và đã xuất hiện hiện tượng đầu tư nội bộ của các tập đoàn,
của ngân hàng, khó kiểm soát.

Các chủ thể tham gia thị trường đông về số lượng nhưng còn yếu về năng lực làm
ảnh hưởng đến sự bền vững của quá trình phát triển đô thị cũng như của thị trường
bất động sản.

Nhiều tổng công ty, tập đoàn, nhiều ngân hàng có quỹ hoặc thành lập công ty đầu
tư kinh doanh bất động sản. Không ít doanh nghiệp không đủ khả năng tài chính,

thiếu kinh nghiệm cũng lao vào đầu tư bất động sản và đã xuất hiện hiện tượng
đầu tư nội bộ của các tập đoàn, của ngân hàng, khó kiểm soát.

Nhiều cá nhân cũng tham gia vào kinh doanh bất động sản nên đã xảy ra hiện
tượng cạnh tranh không lành mạnh, đầu tư theo phong trào. Trong khi đó, hệ thống
quản lý nhà nước về thị trường bất động sản còn nhiều bất cập, hệ thống thông tin
về nhà ở và thị trường bất động sản thiếu tin cậy và chưa thống nhất.

Mô hình tổ chức quản lý cũng như năng lực của cán bộ trong lĩnh vực bất động
sản từ Trung ương đến địa phương còn bất cập trước yêu cầu bức xúc của thực
tiễn. Hiệu lực của bộ máy quản lý Nhà nước đối với thị trường bất động sản còn
rất hạn chế. Thiếu các tiêu chí đánh giá thị trường này một cách khoa học, thống
nhất và thiếu hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về bất động sản phục vụ cho công tác
chỉ đạo điều hành để ổn định thị trường.

Do thiếu thông tin tổng thể nên việc đề xuất các giải pháp trong điều hành thị
trường mới dừng lại ở mức xử lý tình huống, chưa phải những giải pháp cơ bản,
toàn diện, lâu dài và khó khăn trong việc đề xuất các chính sách thích hợp để điều
chỉnh thị trường.

×