Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu 10 điều nên và không nên nói với sếp pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.41 KB, 4 trang )

10 điều nên và không nên nói với sếp
Là một nhân viên, ngoài việc phải tuân thủ những thỏa ước tập thể đã được cụ thể
hóa bằng nội quy lao động, bạn cũng cần hiểu “gu” làm việc của sếp nếu muốn
nhanh chóng thăng tiến trong nghề nghiệp. Nhưng không phải lúc nào sếp bạn
cũng thể hiện rõ nét cá tính, phong cách và yêu cầu của ông ấy đối với bạn.
Vậy làm sao có thể “bắt mạch” được sếp? Lời giải dường như đã được tìm thấy sau cuộc
điều nghiên gần đây của tạp chí Computerworld ở 100 vị giám đốc CNTT (CIO) hàng
đầu của Mỹ. Hãy xem họ thích và không thích nghe bạn nói những gì
5 điều nên…
Hãy thành thật. “Trong nỗ lực có được chữ ký phê duyệt kinh phí triển khai dự án,
họ (nhân viên) đã cố ‘nhồi nhét’ tôi bằng những viễn cảnh màu hồng và vô số lời
hứa mà chỉ nghe thôi cũng đã thích. Tuy nhiên, bằng trực cảm nghề nghiệp và
năng lực tư duy của mình, tôi đã hoài nghi về những mảng thông tin rời rạc mà họ
vừa cung cấp. Sau khi ghép chúng lại với nhau, tôi phát hiện vẫn còn thiếu rất
nhiều chi tiết quan trọng – những khó khăn mà họ đã cố tình phớt lờ. Tôi không
thích như vậy. Tôi cần sự đầy đủ và tính trung thực,” Robert Strickland, Phó chủ
tịch kiêm Giám đốc CNTT của T-Mobile, kể lại. Còn Neal Puff, Giám đốc CNTT
của Arizona, cho biết: “Sốt sắng và táo bạo trong hành động là một cá tính mạnh
để đi đến thành công. Tôi cũng không ‘nhát gan’ đâu. Có điều bạn phải cho tôi
thấy được bức tranh toàn cảnh của một vấn đề, cả thuận lợi lẫn khó khăn, cả tiềm
năng lẫn nguy hiểm. Và khi đã biết rõ về chúng, ta sẽ tự tin hơn để đi đến chặng
cuối của cuộc hành trình.”
Luôn giàu ý tưởng kinh doanh. Kumud Kalia, Phó chủ tịch kiêm Giám đốc CNTT
của Direct Energy, nói: “Tôi rất thích nhân viên của mình mang đến vô số những ý
tưởng có thể giúp cải thiện doanh thu, thậm chí cả những chuyện chẳng dính dáng
gì đến CNTT. Nói thì dễ đấy, chứ trên thực tế, dường như nhân viên còn lười động
não. Họ chỉ chăm chút những công việc được giao vì cho rằng như thế đã là quá
đủ. Thêm việc chỉ tổ mệt cho bản thân và lắm lúc còn phải gánh thêm áp lực trách
nhiệm. Tôi cũng chẳng muốn cứ phải phân công từng chuyện cụ thể cho nhân
viên. Tôi luôn hoan nghênh những sáng kiến mang tính chủ động và sẽ cùng họ
biến ý tưởng trở thành hiện thực.”


Biết rõ bản thân. Hãy nói thẳng với sếp những gì mà bạn có thể làm được và làm
tốt cho công ty. Vì như thế, sếp bạn sẽ thuận tiện và nhanh chóng hơn khi phân
công lao động. Nếu công việc vẫn chưa phù hợp, bạn cứ xin thử tiếp bằng một
công việc khác cho đến khi có thể phát huy hiệu quả đóng góp cho công ty đến
mức tối đa. Ted Maulucci, Giám đốc CNTT của Tập đoàn Tridel, bộc bạch: “Tôi
rất ghét câu nói: ‘Tôi làm gì cũng được. Tùy sếp quyết định’”. Như vậy chẳng
khác gì chơi trò “trốn tìm”. Bản thân bạn phải biết rõ thế mạnh và điểm yếu của
mình. Nếu để tôi chỉ định, có thể chưa chắc đúng với sở trường và kỳ vọng của
bạn. Khi ấy, bạn đừng có bảo rằng tôi không xứng đáng làm sếp hay có ý muốn
triệt tiêu chất xám của bạn.”
Biết nói “không” với những điều bất ổn và tiêu cực. Michael F. Williams, Giám
đốc CNTT của Khoa Thần kinh thuộc Đại học California, khuyên: “Đừng vội
vàng thực hiện ngay yêu cầu của sếp. Hãy kiểm tra và phân tích cẩn thận. Nếu vẫn
còn cảm thấy bất ổn về điều gì, phải báo ngay với sếp để xin ý kiến hoặc để từ
chối thực hiện. Tuy nhiên, bạn phải cho sếp biết vì sao bạn không thể thực thi
nhiệm vụ được giao và đưa ra những giải pháp thay thế. Dù làm như vậy có thể sẽ
khiến cho sếp bị làm phiền và mất thời gian, song như thế sẽ tốt cho cả hai.”
Nói ra những thành công dù là nhỏ nhất. Chẳng một ông sếp nào muốn cứ phải
đón nhận những thất bại liên tục mỗi ngày của bạn. Hãy “khoe” với họ những gì
bạn đã cố gắng dù đó chỉ là tiến bộ nho nhỏ trong công việc. Kumud Kalia chia sẻ:
“Một số nhân viên, hoặc do e ngại hoặc do thiếu cảm giác, đã không thể định
nghĩa được thế nào là thành công. Đừng nghĩ chỉ có thành công mới đáng được
sếp quan tâm. Thật ra, họ luôn muốn nghe bạn kể về những cải tiến của bạn dù là
nhỏ nhất. Bởi lẽ, chí ít họ cũng biết được rằng nhân viên của mình đang ngày càng
hoàn thiện hơn. Mọi nhân viên đều nên tập thói quen chia sẻ những thành công
của mình trong các cuộc họp nội bộ nhằm tạo ra động lực thi đua lành mạnh cho
toàn công ty.”
5 điều không nên
Chỉ đề cập đến công nghệ và chẳng bao giờ đả động chuyện kinh doanh. “Bạn sẽ
chẳng thể thuyết phục được tôi nên đầu tư công nghệ này hay công nghệ nọ khi

mà bản thân bạn còn chưa rõ liệu chúng có giúp sinh lãi cho công ty hay không.”
James E. Schinski, Phó chủ tịch kiêm Giám đốc CNTT của MITSO (Carmel), tâm
sự như vậy. Chia sẻ quan điểm với ông còn có Joseph J. Tufano, Phó chủ tịch
kiêm Giám đốc CNTT của Đại học St. John (New York): “Tôi đánh giá cao nỗ lực
của nhân viên trong việc tiếp cận và làm chủ công nghệ mới. Nhưng tôi chỉ muốn
họ chuyển hóa những thứ ấy vào thực tiễn kinh doanh, thay vì chỉ dừng lại ở mức
lĩnh hội tri thức. Nói chung, anh có thể áp dụng mọi công nghệ, nhưng nó phải đáp
lại một cách tương xứng với những gì mà tôi đã không tiếc tiền bạc và thời gian để
đầu tư.”
Chỉ tìm được một giải pháp duy nhất cho bài toán khó. Neal Puff phân tích: “Mỗi
nhân viên đều có một sở thích CNTT riêng, từ cách tiếp cận vấn đề, phương pháp
biện giải cho đến ngôn ngữ lập trình hay một phân ngành cụ thể. Đây cũng là lẽ
đương nhiên. Dẫu vậy, bạn hãy luôn nhớ rằng mình đang phục vụ cho nhiều
người. Đừng áp đặt những điều yêu thích của bản thân lên đám đông vì như thế rất
dễ trở thành những giải pháp mang nặng tính chủ quan. Nó vừa ngầm chứng minh
với sếp rằng bạn đang bế tắc, yếu tay nghề hay quá bảo thủ và cũng khiến cho bạn
bị mai một. Khi giao việc cho nhân viên, tôi luôn yêu cầu họ phải nói được ít nhất
là đôi ba cách giải quyết rồi tôi mới quyết định nên chọn phương án nào là khả thi
nhất và có hiệu quả nhất. Tôi chẳng thích ai đó nói với tôi rằng: ‘Chỉ có một con
đường dẫn đến La Mã’.”
Nói xấu đồng nghiệp. Khi phải làm việc trong một môi trường mang tính cộng tác
và tương tác cao, rất có thể bạn dễ bị thất bại hơn so với những công việc độc lập.
Chỉ cần một thành viên trong nhóm gặp trục trặc, tiến độ giải quyết của cả nhóm
sẽ bị ảnh hưởng. Nhưng không nên vì thế mà bạn lại trút hết “tội lỗi” lên đầu
thành viên ấy và mang những cảm giác tiêu cực ấy báo cáo với sếp. Kumud Kalia
cho biết: “Tôi luôn đánh giá cao tinh thần làm việc theo nhóm và thường nhắc
nhân viên của mình phải thích ứng được với môi trường này. Lần đầu có thể lục
đục, nhưng hãy thử thêm lần nữa cho đến khi điều này trở thành một nét văn hóa
doanh nghiệp. Tôi chẳng thích nghe những lời gièm pha đồng nghiệp. Đó là chưa
tính đến chuyện tôi sẽ khiển trách nhân viên ấy nặng hơn. Vì suy cho cùng người

ấy cũng có lỗi trong thất bại bởi chưa thật sự hết mình tương trợ người khác trong
nhóm.”
Thúc thủ khi gặp thách thức. Quan điểm của Robert Strickland về vấn đề này là rất
rõ ràng: “Trên đời này mọi thứ đều có thể xảy ra. Vì vậy, bạn đừng vội nói
‘không’ ngay khi tôi giao cho bạn một công việc nào đấy. Dĩ nhiên, khi ấy, thật sự
là bạn chưa đủ năng lực để gánh vác chứ không phải muốn trốn tránh trách nhiệm
hay lười biếng. Song, tôi đâu có cấm bạn nói ra những khó khăn mà bạn cho rằng
mình sẽ phải đối mặt khi nhận nhiệm vụ. Chúng ta hoàn toàn có thể ngồi lại với
nhau để trao đổi và chia sẻ những phương án khắc phục. Rồi bạn sẽ ngạc nhiên khi
biết kỳ thực mình có đủ bản lĩnh và năng lực để chinh phục thử thách này. Chỉ vì
bạn thiếu tự tin và nghệ thuật quản lý công việc mà thôi. Và quan trọng nhất là
đừng có mang trong đầu suy nghĩ rằng tôi đang đánh đố bạn.”

×