Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Bệnh trượt đốt sống ở người cao tuổi pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (592.68 KB, 7 trang )

Bệnh trượt đốt sống ở
người cao tuổi
Trượt đốt sống là bệnh thường gặp, xảy ra chủ yếu ở vùng cột sống thắt
lưng. Bệnh có thể do bẩm sinh, thoái hoá, chấn thương, bệnh lý gây ra,
trong đó hay gặp nhất là trượt đốt sống do hở eo và do thoái hóa.

Vì sao bị trượt đốt sống?

Một người có thể bị trượt đốt sống do một trong các nguyên nhân sau đây:
bẩm sinh, bị rối loạn phát triển, với đặc điểm là các khiếm khuyết về giải
phẫu của mấu khớp như: thiểu sản mấu khớp, định hướng của khe khớp nằm
trên mặt phẳng hướng ra sau, thường có dị tật gai đôi cột sống; thiểu sản
mấu khớp, định hướng của khe khớp nằm trên mặt phẳng hướng vào trong.

Do khe hở eo, khuyết eo do gãy, do hiện tượng gãy xương và liền xương xảy
ra liên tục ở vùng eo; chấn thương làm gãy eo gây trượt. Do thoái hoá chủ
yếu ở vị trí L4-5, thường gặp ở phụ nữ tuổi từ 40-50; thoái hoá cột sống,
nhất là thoái hoá đĩa đệm và các mấu khớp, làm mất tính vững chắc của cột
sống gây nên.

Do bệnh lý như: nhiễm khuẩn, ung thư làm hoại tử hay phá hủy các cấu trúc
của cột sống; bệnh vôi hóa đốt sống. Do chấn thương làm gãy cuống, gãy
mấu khớp dẫn tới mất vững cột sống. Do phẫu thuật cắt cung sau kèm theo
cắt bỏ các mấu khớp.


Các mức độ tổn thương trượt đốt sống do thoái hóa.


Phát hiện bệnh có khó không?


Bạn có thể phát hiện được bệnh trượt đốt sống căn cứ vào các dấu hiệu sau:
bệnh nhân có biểu hiện mất vững cột sống và chèn ép các rễ thần kinh.
Người bệnh đau cột sống thắt lưng âm ỉ liên tục, đau tăng khi cột sống phải
chịu lực như khi đứng, đi bộ, lao động…nhưng nằm nghỉ thì hết đau hoặc
đau giảm hẳn.

Khi bệnh nhân thay đổi tư thế cũng gây đau cột sống, phải chống tay vào đùi
khi đứng lên. Nếu bệnh nặng thường có thay đổi tư thế thân người và dáng
đi. Ở vùng cột sống thắt lưng có thể có biến dạng lõm, gọi là dấu hiệu bậc
thang, dấu hiệu nhát rìu… Có bệnh nhân bị đau cách hồi, đây là triệu chứng
đau đặc trưng của bệnh: đau khi đi bộ, vì đau phải dừng lại, hết đau mới đi
tiếp, đang đi vì đau lại phải nghỉ, hết đau lại đi. Đối với bệnh nhân bị chèn
ép rễ thần kinh, họ thường đau cả khi nằm nghỉ.

Bệnh nhân bị hẹp lỗ ghép thần kinh được cho là nguyên nhân chèn ép rễ hay
gặp nhất. Lỗ ghép hẹp là do các yếu tố như sự lồi vào của bờ sau thân đốt và
đĩa đệm, tình trạng khớp giả và tổ chức xơ từ khe hở eo, một phần do cột
sống thường xoay nhẹ làm cho lỗ ghép hẹp hơn ở một bên. Số ít bệnh nhân
vì tổ chức xơ quá phát từ khe eo rất nhiều trở thành nguyên nhân gây chèn
ép rễ thần kinh.

Các nguyên nhân chèn ép rễ khác ít gặp hơn như thoát vị đĩa đệm tại mức
trượt hay là ở vị trí lân cận các đốt sống trượt. Đối với bệnh nhân trượt đốt
sống do thoái hoá, tình trạng chèn ép rễ thần kinh do hẹp lỗ ghép khá phổ
biến.

Chụp Xquang, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ xác định được mức độ
trượt, mức độ thoái hoá của cột sống và nguyên nhân gây chèn ép thần kinh.
Chụp cộng hưởng từ còn đánh giá được tình trạng hẹp lỗ ghép.




Sử dụng thực phẩm chứa nhiều canxi để hạn chế thoái hóa cột sống.


Về điều trị

Hầu hết bệnh nhân bị trượt đốt sống được điều trị nội khoa. Những bệnh
nhân ở tuổi thiếu niên, chỉ cần nằm nghỉ, mặc áo cố định ngoài và hạn chế
các hoạt động gây đau là có thể cải thiện được các triệu chứng của bệnh.

Đối với bệnh nhân là người trưởng thành, trong những đợt đau cấp phải
được nằm nghỉ, tránh mọi hoạt động hay lao động; dùng các thuốc chống
viêm, giảm đau như paracetamol, aspirin, diclofenac, ibusprophen… sử
dụng vật lý trị liệu, các phương pháp phục hồi chức năng, hướng dẫn bệnh
nhân tập các bài thể dục tăng cường các cơ lưng, cơ bụng và cơ đùi; thực
hiện ăn uống và các tập luyện nhằm giảm cân đối với người béo.

Điều trị bằng phẫu thuật trong các trường hợp: trượt đốt sống có tổn thương
rễ thần kinh; có đau cột sống thắt lưng điều trị nội khoa nhưng không đỡ;
trượt đốt sống tiến triển ngày càng nặng. Phẫu thuật ghép xương làm liền
xương vững chắc giữa các đốt sống, loại bỏ chuyển động bất thường giữa
các đốt sống kém vững.

Theo dõi và điều trị sau mổ: sau mổ, bệnh nhân cần được bất động tại
giường từ 5-7 ngày. Nếu bệnh nhân hết đau có thể cho ngồi dậy sớm hơn.
Chú ý phát hiện biến chứng sớm: nhiễm khuẩn, tổn thương rễ… Cần chụp
Xquang trước khi bệnh nhân ra viện để đánh giá vị trí của vít; đánh giá di
lệch trượt sau mổ…


Phòng bệnh cần tránh các cử động nặng vùng thắt lưng để tránh tình trạng
gãy xương và liền xương xảy ra liên tục ở vùng eo. Phòng tránh các chấn
thương làm gãy eo gây trượt đốt sống như tai nạn giao thông, tai nạn lao
động, tai nạn trong luyện tập thể thao. Dùng thức ăn chứa nhiều canxi để
phòng tránh bệnh loãng xương, hạn chế sự thoái hoá cột sống, nhất là ở phụ
nữ từ 40-50 tuổi.

Điều trị triệt để các bệnh nhiễm khuẩn để phòng biến chứng trượt đốt sống.
Đối với bệnh nhân đã mổ điều trị trượt đốt sống, sau khi ra viện, cần kiểm
tra định kỳ theo hẹn để đánh giá kết quả mổ, sự phục hồi chức năng cột
sống, phát hiện sớm di lệch trượt…

×