Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Tiểu luận ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn ngữ văn THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.9 MB, 40 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA KHXH & VHDL

BÀI TIỂU LUẬN

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG VÀO
DẠY BÀI “BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI” NGỮ VĂN LỚP 6

Tên học phần: Ứng dụng CNTT trong dạy học KHXH
Mã học phần: GEO203
Mã lớp: K18DLCVAA1
Học kì 1, năm học 2021-2022


Phú Thọ, tháng 3 năm 2022
Điểm kết luận của bài
thi
Ghi bằng Ghi bằng
số
chữ

Số phách Số phách
(Do HĐ
chấm thi
ghi)

(Do
chấm
ghi)



thi

Họ, tên và chữ ký của
cán bộ chấm thi 1
Họ và tên SV/HV:
GVHD:
Ngày, tháng, năm sinh:
Tên lớp:
Mã lớp:
Mã SV:

Họ, tên và chữ ký của
cán bộ chấm thi 2

Họ, tên và chữ ký của giảng viên
thu bài thi



MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................2
Phần 2: NỘI DUNG.........................................................................................................3
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.......................................................3
1. Cơ sở lí luận...........................................................................................................3
2. Cơ sở thực tiễn.......................................................................................................4

2.1. Khó khăn.........................................................................................................4
2.2. Những thuận lợi...............................................................................................5
Chương II: CÁC BƯỚC THỰC HIỆN......................................................................6
1. Xây dựng thư viện tư liệu.......................................................................................6
2. Xây dựng bài giảng điện tử....................................................................................6
2.1.Các phần mềm thiết kế bài giảng điện tử thường được sử dụng trong dạy
học Ngữ văn...........................................................................................................6
2.2. Quy trình thiết kế một bài giảng điện tử..........................................................7
2.3. Cách thiết kế giáo án điện tử trên phần mềm Powerpoint................................7
3. Yêu cầu chung cho việc chuẩn bị giáo án điện tử bằng các Slide:........................26
4. Một số ưu, nhược điểm khi giảng dạy bằng giáo án điện tử:................................27
4.1.Ưu điểm:.........................................................................................................27
4.2.Hạn chế:.........................................................................................................28
5. Một số vấn đề cần lưu ý khi giảng dạy bằng bài giảng điện tử:............................28
Phần 3: KẾT LUẬN.......................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................31


Phần 1: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngữ văn là một mơn học có vai trị quan trọng trong việc trau dồi tư tưởng,
tình cảm cho học sinh. Thơng qua bộ môn cùng với sự truyền thụ của người
thầy, các em sẽ lĩnh hội được nhiều cái hay, cái đẹp ở mỗi tác phẩm văn học.
Để học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp ấy thì người giáo viên phải lựa
chọn cho mình một cách truyền thụ sao cho có hiệu quả nhất . Theo quan điểm
đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay, học sinh là trung tâm, là đối tượng
chủ yếu của các hoạt động dạy và học, giáo viên là người thiết kế, hướng dẫn,
gợi mở để các em tự trao đổi, thảo luận để đưa ra những ý kiến trong giờ học, tự
bày tỏ các cách hiểu, cách cảm về tác phẩm nên trong giờ học việc ghi bảng
khơng cịn là việc chủ yếu. Giáo viên chỉ còn việc lắng nghe, chốt lại những kiến

thức quan trọng theo chuẩn kiến thức cần đạt.
Trong xu thế dạy học ngày nay, thực hiện dạy học ngữ văn theo phương
pháp hiện đại, người ta nghĩ ngay đến việc ứng dụng công nghệ dạy học. Hiểu
một cách tổng qt, cơng nghệ dạy học là những quy trình kĩ thuật trong dạy
học. Kĩ thuật hiểu theo nghĩa công nghệ máy móc và thiết bị kĩ thuật, đồng thời
kĩ thuật cũng được hiểu là những chiến lược dạy học nhằm khởi động tối đa nội
lực của người học, giúp họ phát triển đạt tới giá trị chân - thiện - mĩ trong cuộc
sống. Thế kỉ XXI, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ và đi vào mọi lĩnh
vực của đời sống. Đặc biệt, trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học ở nhà
trường phổ thông việc đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thơng tin góp phần rất lớn
trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa q trình dạy
học. Có thể nói, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy bộ mơn Ngữ
văn nói riêng và dạy học nói chung đã thu được nhiều kết quả khả quan, tạo nên
sự chuyển biến trong dạy học, nhất là mặt phương pháp.
Song, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Ngữ văn
chậm và ít hơn các bộ mơn khác. Do đó, nói như TS Đỗ Ngọc Thống “Đã đến
lúc nếu khơng nói là đã q muộn, cần nghiên cứu và triển khai việc ứng dụng
công nghệ thông tin vào dạy học ở bộ môn Ngữ văn một cách rộng rãi, đúng
hướng và có hiệu quả”.
Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy đã được
đặt ra một cách cấp thiết cùng với việc đổi mới nội dung chương trình sách giáo
khoa nhằm phát huy tối đa tiềm năng sáng tạo của các em học sinh. Một trong
những yếu tố quan trọng để đổi mới phương pháp giảng dạy là phương tiện dạy
học, trong đó cơng nghệ thơng tin là một trong những phương tiện tiện ích.
Đổi mới phương pháp dạy văn bằng cách vận dụng công nghệ thơng tin
vào giảng dạy có nhiều hình thức và tùy theo sự sáng tạo của mỗi giáo viên. Một
trong những cách làm hiệu quả mà người viết đã và đang thực hiện tại trường
trong năm học vừa qua là thiết kế Bài giảng điện tử bằng phần mềm Powerpoint,
tích hợp giảng dạy Ngữ văn với âm nhạc, phim ảnh, băng hình tư liệu ... Trong
bài viết này, người viết đã chọn nghiên cứu và đưa ra vấn đề vận dụng Công

nghệ thông tin trong dạy bài “Bức tranh của em gái tơi” trong chương trình Ngữ
1


văn lớp 6 sách kết nối tri thức với cuộc sống. Đây là một trong những biện pháp
có hiệu quả thiết thực, đáp ứng được phần nào yêu cầu đổi mới phương pháp dạy
học trong thời kỳ hiện nay
2. Mục tiêu nghiên cứu
Dựa trên những vấn đề về lý thuyết áp dụng công nghệ thông tin và truyền
thông vào bài “Bức tranh của em gái tôi” Ngữ văn 6 sách kết nối tri thức với
cuộc sống giúp cho bài học sinh động, hấp dẫn với học sinh.Đưa ra một số kinh
nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, đề xuất một số biện pháp
nâng cao hiệu quả của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và đẩy mạnh
phong trào ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Văn bản bức tranh của em gái tôi Ngữ văn 6
4. Phạm vi nghiên cứu
Lý thuyết về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy môn
KHXH và ứng dụng vào dạy văn bản Bức tranh của em gái tôi Ngữ văn lớp 6
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, người viết vận dụng các phương pháp nghiên
cứu sau: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp để rút ra những nhận
xét, kết luận cần thiết và áp dụng vào văn bản cụ thể.

2


Phần 2: NỘI DUNG
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lí luận

Thế giới ngày nay đang chứng kiến sự phát triển hết sức mạnh mẽ của mọi
hoạt động Kinh tế - Xã hội nhờ những thành tựu rực rỡ của công nghệ thông tin.
Công nghệ thông tin đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra những nhân tố năng
động mới cho quá trình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin.
Đảng và nhà nước luôn quan tâm chỉ đạo các ngành, các cấp đẩy mạnh phát
triển và ứng dụng công nghệ thơng tin phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Hiện nay, ngành giáo dục đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học bởi chính cơng nghệ thơng tin đã
mở ra những triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức
dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học
phát hiện và giải quyết vấn đề càng có điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình
thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy học theo nhóm, dạy học cá nhân cũng
có đổi mới trong mơi trường công nghệ thông tin và truyền thông. Nếu trước kia
người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy học sao cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu
thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển năng lực cho học sinh. Nếu
trước kia người ta thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và
thực hành kĩ năng vận dụng thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực
sáng tạo của học sinh.
Sự phát triển mạnh mẽ của cơng nghệ phần mềm nói chung và phần mềm
giáo dục nói riêng đã giúp chúng ta có trong tay nhiều cơng cụ hỗ trợ cho q
trình dạy học nói chung và phần mềm dạy học nói riêng. Nhờ có sử dụng các
phần mềm dạy học mà học sinh trung bình, thậm chí học sinh học yếu cũng có
thể hoạt động tốt trong mơi trường học tập. Nhờ có máy tính điện tử mà việc
thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy vi tính trở nên sinh động hơn, thu hút
được sự chú ý và tạo được sự hứng thú ở học sinh. Thông qua giáo án điện tử,
giáo viên cũng có nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho học
sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học. Những khả năng mới mẻ và ưu việt này
của công nghệ thông tin đã nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc
và tư duy của con người. Mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập của học

sinh, tạo ra mơi trường giáo dục mang tính tương tác cao, học sinh được khuyến
khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lí q trình tự
học, tự rèn luyện của bản thân.
Bên cạnh đó, ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào giảng dạy môn Ngữ văn
bằng việc vận dụng phần mềm Powerpoint để thiết kế giáo án điện tử là hình
thức ứng dụng công nghệ thông tin dễ tiếp cận, khả thi nhất mang lại hiệu quả
khơng nhỏ. “ ... Tích hợp cơng nghệ thơng tin sẽ làm cho chương trình đào
tạo trở nên hấp dẫn hơn, gần hơn với yêu cầu dạy - học ở trường phổ thông,
đáp ứng được yêu cầu đổi mới của ngành Giáo dục, tiếp cận được với xu thế
dạy - học hiện đại của thế kỉ XXI. Nó khơng chỉ góp phần thúc đẩy sự tích
3


hợp nhuần nhuyễn giữa ngữ và văn mà còn tạo ra nhiều cơ hội để mơn Ngữ
văn tích hợp được với các môn học khác trong nhà trường” ( Nguyễn Tiến
Mậu – Trịnh Thị Lan - Tạp chí Giáo dục số 179 - tháng 12/2007).
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Khó khăn
a) Chủ quan
- Về phía thầy giáo:

Với suy nghĩ một chiều về tính hiệu quả khơng cao trong dạy – học ngữ
văn nhiều giáo viên ngại ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hoặc chỉ
sử dụng bất đắc dĩ trong các tiết thao giảng, thực hiện chuyên đề. Hầu hết giáo
viên không chú trọng vào vấn đề nên vận dụng phần mềm nào, sử dụng như thế
nào và đến mức độ nào trong quá trình đổi mới phương pháp dạy - học.
Khơng ít giáo viên đã lạm dụng các phần mềm powerpoint trong giờ văn
tạo cho học sinh sự phân tán các giác quan giữa nghe, nhìn, quan sát các con
chữ, theo dõi các hiệu ứng. Vì vậy, họ không những không chuyển tải trọn vẹn
những kiến thức quan trọng mà cịn tạo ra sự xơ hóa, khơ hóa, vơ cảm hóa các

tình cảm, cảm xúc tự nhiên, làm hạn chế chất văn, chất thơ trong từng bài dạy.
Mặt khác, hiện nay, khơng phải trường nào cũng có phương tiện đèn chiếu
và bản thân giáo viên trình độ sử dụng vi tính chưa phải là tốt và quan trọng hơn
việc soạn một giáo án điện tử khá tốn thời gian nên phong trào giảng dạy bằng
giáo án điện tử chưa phải là thế mạnh.
Một số thầy cô giáo chưa thành thạo vi tính, tiếp cận với giáo án điện tử
còn là vấn đề mới mẻ hoặc chưa thể tiếp xúc được.
- Về phía học sinh:

Tình trạng học vẹt, học thụ động, học đối phó với kiểm tra thi cử đang là
hiện tượng phổ biến nên việc tìm kiếm thông tin trên mạng là hi hữu. Học sinh
rất sợ học văn, ngại học văn mà thường có xu hướng chạy theo các môn học tự
nhiên với suy nghĩ sau này dễ tìm việc làm thực dụng hơn.
Ở lớp, các em có thói quen nghe giảng, ghi bài tất cả chỉ trông chờ vào
những kiến thức thầy truyền thụ hoặc ghi trên bảng một cách máy móc, ít hoạt
động hoặc nếu có chủ yếu dựa vào sách giải. Đa số học sinh học văn cầm chừng
để kiểm tra thi cử, chưa có hứng thú thật sự với văn học.
b) Khách quan
Bộ môn Ngữ văn là môn học về ngôn từ, rất ít sử dụng đồ dùng dạy học và
phương tiện dạy học nên việc đầu tư đồ dùng dạy học cho mơn này là rất ít.
Tiếp đến, tuy máy tính điện tử mang lại rất nhiều tiện ích cho việc dạy học
nhưng trong một mức độ nào đó, thì cơng cụ hiện đại này cũng khơng thể hỗ trợ
hồn tồn cho việc dạy học. Nó chỉ thực sự hiệu quả đối với một số bài giảng,
một số tiết học chứ khơng thể là tồn bộ chương trình nhất là đối với bộ môn
Ngữ văn do nhiều nguyên nhân. Với những bài học có nội dung ngắn, khơng
nhiều kiến thức mới, thì việc dạy theo phương pháp truyền thống sẽ thuận lợi
hơn cho học sinh, giáo viên sẽ ghi tất cả nội dung bài học trên một mặt bảng và
4



như vậy sẽ dễ dàng củng cố bài học từ đầu đến cuối mà không cần phải lật lại
từng slide như khi dạy giáo án điện tử. Những mạch kiến thức vận dụng đòi hỏi
giáo viên phải kết hợp phấn trắng bảng đen và các phương pháp thuyết giảng,
bình giảng mới tạo được tâm thế tốt cho học sinh.
Bên cạnh đó, kiến thức, kĩ năng về cơng nghệ thơng tin của giáo viên cịn
hạn chế nên dù có đam mê nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn, lúng túng dẫn đến né
tránh. Mặt khác, phương pháp dạy học cũ vẫn còn như một lối mịn khó thay
đổi, sự uy quyền, áp đặt vẫn chưa thể xóa bỏ trong ngày một ngày hai. Việc dạy
học tương tác giữa người - máy, dạy theo nhóm, dạy phương pháp tư duy sáng
tạo cho học sinh, cũng như dạy học sinh cách biết, cách làm, cách chung sống và
cách tự khẳng định mình vẫn cịn quá mới mẻ đối với giáo viên và đòi hỏi giáo
viên phải kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học đồng thời phát huy ưu điểm
của phương pháp dạy học này, khắc phục những hạn chế của phương pháp dạy
học truyền thống. Điều đó làm cho cơng nghệ thơng tin, dù đã được đưa vào quá
trình dạy học vẫn chưa thể phát huy tính tích cực và hiệu quả của nó.
2.2. Những thuận lợi
Bên cạnh những khó khăn chủ quan cũng như khách quan như đã trình bày
trên, trong quá trình giảng dạy thời gian qua người viết cũng có nhiều thuận lợi
trong việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào dạy - học bộ môn ngữ văn tại đơn
vị mình .
Trước hết, ngay từ đầu năm học 2021 - 2012, BGH nhà trường đã triển khai
đầy đủ các văn bản có tính pháp quy của Đảng, nhà nước, ngành về đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đổi mới phương pháp dạy - học đến giáo
viên, triển khai đồng bộ các định hướng ứng dụng công nghệ thông tin, mỗi lớp
6 được đầu tư một máy chiếu kết nối mạng.
Phong trào nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường
được đẩy mạnh, nhiều thầy cô giáo đã mạnh dạn soạn giáo án điện tử trình chiếu
trong các tiết thao giảng, báo cáo chuyên đề các cấp
Quan trọng hơn là qua một số tiết dạy trên Powerpoint người viết nhận
thấy ở các em có sự chuyển biến rõ nét về mức độ tập trung, hứng thú, các em

học sôi nổi hơn, giờ học sinh động hơn, tham gia vào tiết học tích cực hơn trở
thành động lực thúc đẩy quá trình tự học, tự sáng tạo của thầy cô giáo ngày càng
mạnh mẽ hơn
Xuất phát từ thực tế như vậy, được sự giúp đỡ, chỉ đạo sâu sát của nhà
trường, tổ chuyên môn, người viết đã mạnh dạn áp dụng công nghệ thông tin
vào dạy - học bộ môn Ngữ văn từ năm học 2021-2022 đặc biệt với học sinh lớp
6 đến nay và bước đầu đạt được một số kết quả nhất định.

5


Chương II: CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
1. Xây dựng thư viện tư liệu
Để phục vụ cho công tác giảng dạy, đối với môn Ngữ văn kho tư liệu là
điều kiện cần thiết và đặc biệt quan trọng. Nhưng hiện nay ở môn học này, các
đồ dùng trực quan hầu như không có, tranh ảnh minh họa trong sách giáo khoa
khơng nhiều. Chính vì vậy bản thân giáo viên phải chú trọng xây dựng thư viện
tư liệu phục vụ tốt cho công tác giảng dạy.
- Trước đây giáo viên xây dựng kho tư liệu bằng cách đọc, tham khảo tài
liệu, sách, báo và chép lại những thông tin cần thiết vào sổ tích lũy chun mơn.
- Hiện nay việc ứng dụng CNTT giúp giáo viên xây dựng thư viện tư liệu
thuận lợi, phong phú, khoa học hơn và không mất nhiều thời gian như trước đây.
Việc khai thác tư liệu có thể lấy từ các nguồn :
+ Khai thác thông tin, tranh, ảnh, tư liệu bài giảng từ mạng Internet
+ Khai thác tranh ảnh từ sách, tài liệu, báo chí, tạp chí ...
Trong quá trình tham khảo sách, báo, tài liệu gặp những tranh, ảnh đặc biệt
cần thiết, có thể dùng máy Scan quét ảnh và lưu vào USB, cuối cùng cập nhật
vào kho tư liệu của mình để phục vụ cho quá trình giảng dạy.
+ Khai thác từ băng hình, phim video, các phần mềm, tranh ảnh, bản đồ,
hình vẽ... thơng qua chức năng cung cấp thơng tin của máy tính.

Ví dụ: Khai thác các đoạn phim về các tác giả văn học, các tác phẩm văn
học được chuyển thể thành phim hoặc bài hát, khúc ngâm …cần thực hiện thao
tác: Mở các băng hình, các đĩa CD - Rom, lựa chọn các đoạn phim có thể làm tư
liệu giảng dạy, sử dụng phần mềm cắt các đoạn phim rồi lưu vào máy tính thành
các file dữ liệu trong thư viện tư liệu để phục vụ giảng dạy…
Từ các nguồn khai thác trên giáo viên sẽ lưu trữ cho mình một thư viện tư
liệu phong phú, đa dạng để phục vụ cho công tác giảng dạy. Tuy nhiên cần lưu
trữ thành từng file dữ liệu để dễ dàng tìm kiếm khi sử dụng.
2. Xây dựng bài giảng điện tử
2.1.Các phần mềm thiết kế bài giảng điện tử thường được sử dụng trong
dạy học Ngữ văn
Phần mềm CNTT được giáo viên Ngữ văn sử dụng phổ biến nhất hiện nay
là phần mềm Powerpoint. Đây là phần mềm đơn giản, dễ thiết kế trình chiếu và
có tác dụng tích cực, rõ nét nhất. Khi giới thiệu, trình bày và khái quát nội dung
bài học, mỗi slide được coi là một bộ phận cũng là một hệ thống con trong hệ
thống các nội dung mà bài học cần thể hiện. Ở mỗi slide, giáo viên có thể chọn
hiệu ứng, đưa các tư liệu (phim, ảnh, nhạc, bài đọc tác phẩm,…) làm cho bài
giảng sinh động lôi cuốn hơn.
Bên cạnh Powerpoint là trang web Violet, trang web thiết kế bài giảng điện
tử, với giao diện trực quan, dễ dùng, ngơn ngữ giao tiếp hồn tồn bằng tiếng
Việt rất thuận lợi cho giáo viên. Trang web này cũng cung cấp một hệ thống các
công cụ soạn thảo giúp giáo viên soạn bài giảng nhanh chóng. Trong q trình
soạn giáo án, Violet cịn cung cấp sẵn nhiều mẫu bài tập chuẩn thường được sử
6


dụng trong sách giáo khoa, sách bài tập (như bài tập trắc nghiệm, bài tập ô chữ,
bài tập kéo thả chữ/ kéo thả hình ảnh …), ngồi ra Violet cịn hỗ trợ nhiều
module cho từng môn học giúp giáo viên tạo được những trang bài giảng chuyên
nghiệp. Sau khi soạn thảo xong, phần mềm cho phép xuất bài giảng ra thành một

sản phẩm chạy độc lập có thể copy vào đĩa mềm, USB hoặc đĩa CD để chạy trên
các máy tính khác mà khơng cần chương trình Violet.
2.2. Quy trình thiết kế một bài giảng điện tử.
Thiết kế một bài giảng điện tử không thể tuỳ tiện, tuỳ hứng mà cần tuân
theo những quy tắc, quy trình nhất định tương tự như quá trình soạn một giáo án
truyền thống. Việc soạn giảng có thể tiến hành theo các bước sau:
- Xác định rõ mục tiêu bài dạy.
- Xác định kiến thức cơ bản, nội dung trọng tâm.
- Lựa chọn tư liệu, tranh ảnh, phim … và những thông tin cần thiết phục
vụ bài dạy.
- Lựa chọn phầm mềm soạn giảng, lựa chọn cách trình bày, các hiệu ứng
phù hợp … xây dựng tiến trình dạy học thơng qua các hoạt động.
- Chạy thử, sửa chữa và hoàn thiện bài giảng.
2.3. Cách thiết kế giáo án điện tử trên phần mềm Powerpoint
* Việc thiết kế giáo án điện tử được chuẩn bị như sau:
Bước 1: Công việc thứ nhất:
Giáo viên tiến hành soạn giáo án W giảng dạy bình thường để thực thi
trên lớp theo đúng mẫu qui định của tổ chun mơn và sự thống nhất chung
của phịng Giáo dục.
Ví dụ cụ thể: Giáo án dạy bài “Bức tranh của em gái tôi” Ngữ văn 6
Ngày soạn: 21/11/2021
Ngày giảng:
TIẾT 23, 24: VĂN BẢN 3: BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI
(Tạ Duy Anh)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Ngôi thứ nhất trong văn bản truyện
- Đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngơn ngữ, suy
nghĩ…
1. Về năng lực:

- Xác định được ngôi kể trong văn bản “Bức tranh của em gái tôi”.
- Nhận biết được các chi tiết miêu tả hình dáng, cử chỉ, lời nói, suy nghĩ của các
nhân vật Kiều Phương và người anh trai. Từ đó hình dung ra đặc điểm của từng
nhân vật.
- Nhận ra được bài học về cách ứng xử trước thành công của người khác và ứng xử
trước lỗi lầm của người khác
1. Về phẩm chất:
7


- Nhân ái, yêu gia đình, vị tha trước lỗi lầm của người khác
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án( cả W và Powerpoint ), máy tính, máy chiếu.
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Các phương tiện kỹ thuật, tranh ảnh liên quan đến chủ đề bài học;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu
hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Tổ chức
Tiết
Ngày dạy
Sĩ số
Ghi chú
23
24
2. Kiểm tra.
3.Bài mới.

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học
tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi gợi dẫn, yêu cầu HS trả lời: Trong gia đình, khi em có thành tích
học tập hoặc niềm vui mới, mọi người sẽ bộc lộ tình cảm như thế nào?
Trước những thành công, niềm vui của người khác (người thân, bạn bè) em sẽ có
tình cảm như thế nào và ứng xử ra sao?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, nghe và chia sẻ
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong một gia đình, có thể có nhiều thế hệ như ông
bà, bố mẹ, con cái. Những người con trong một gia đình chính là những người
cùng thế hệ, có sự gần gũi trong cách nghĩ và cảm nhận thế giới. Đó có thể là anh
trai, chị gái, em gái, em trai của chúng ta. Hai anh em trong VB Bức tranh của em
gái tôi đã yêu thương nhau như thế nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học
hơm nay.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I: Đọc- tìm hiểu chung
a. Mục tiêu: Nắm được thơng tin về tác giả, tác phẩm, bố cục
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
NV1: Tác giả
I. Đọc - tìm hiểu chung
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
1. Tác giả: Tạ Duy Anh, tên khai sinh là
Hãy đọc chú thích (1) SGK trang 48 và

Tạ Việt Đãng, sinh năm 1959, quê ở Hà
8


giới thiệu những hiểu biết của em về nhà
văn Tạ Duy Anh? Em kể tên truyện của
tác giả?
* Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ.
- Đọc thông tin về tác giả, trả lời
*Bước 3. Báo cáo kết quả
- HS trả lười, Hs khác nhận xét
* Bước 4. Đánh giá kết quả.
GV mở rộng thêm về tác giả:
NV2: Tác phẩm
Đọc VB
*Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:
GV hướng dẫn HS đọc VB:
-Lưu ý khi đọc, đọc phân biệt lời người
kể chuyện và lời nhân vật, chú ý đến từ
ngữ miêu tả tâm trạng của xúc của người
anh trong diễn biến câu chuyện, đặc biệt
khi đứng trước bức tranh của em gái.
GV đọc mẫu.
* Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ.
HS đọc VB – Giải thích một vài từ khó:
thiên tài, bại lộ, thẩm định
*Bước 3. Báo cáo kết quả
GV nhận xét, hỗ trợ HS cách đọc
HS đọc nối tiếp
* Bước 4. Đánh giá kết quả.

- Gv chuẩn xác và chốt
Tìm hiểu chung
*Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:
GV chia lớp thành 6 nhóm.
Nhóm 1,2 thực hiện câu 1, nhóm 3,4 câu
2, nhóm 5,6 câu 3
Thời gian: 5 phút
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác
phẩm:
Câu 1:
- Xuất xứ của tác phẩm?
- Trong truyện ngắn Bức tranh của em gái
tôi người kể chuyện là ai? Xuất hiện ở
ngôi thứ mấy? Tác dụng của việc chọn
ngơi kể thứ nhất trong truyện?
Câu 2: Truyện có những nhân vật nào. Ai
là nhân vật chính? Hãy tóm tắt truyện?
Câu 3: VB có thể chia thành mấy phần,
9

Nội
- Là nhà văn trẻ trong thời kì đổi mới, có
nhiều sáng tác viết cho thiếu nhi như:
Quả trứng vàng, Vó ngựa trở về, Bức
tranh của em gái tôi...
- Truyện viết cho thiếu nhi của ông trong
sáng, đậm chất thơ, giàu ý nghĩa nhân
văn.

2. Tác phẩm:

a. Đọc, chú thích

b. Tìm hiểu chung
*Xuất xứ: “Bức tranh của em gái tôi” là
truyện ngắn đoạt giải Nhì trong cuộc thi
viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu
niên tiền phong 1998.
* Người kể chuyện
- Người kể chuyện là ngời anh trai
- Người kể chuyện xuất hiện ở ngôi thứ


nêu sự việc chính của mỗi phần
* Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ.
GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt
từng yêu cầu về xuất xớ, người kể
chuyện, tóm tắt, bố cục VB.
HS thực hiện.
*Bước 3. Báo cáo kết quả
-HS Lần lượt đại diện từng nhóm trình
bày sản phẩm. Nhóm khác nghe, bổ sung
GV nhận xét mức độ đạt được về kiến
thức, kĩ năng của từng câu trả lời, về thái
độ làm việc khi thảo luận của HS
* Bước 4. Đánh giá kết quả.
- GV chốt kiến thức

nhất, xưng tôi
- Sử dụng ngơi kể thứ nhất có thể khai
thác được chiều sâu tâm kí bới nhân vật

tham gia vào tiến trình truyện kể.
*Tóm tắt (nhân vật chính: người anh
trai, em gái Kiều Phương-Mèo)
Kiều Phương là cô gái hay lục lọi đồ và
thường bơi bẩn lên mặt. Cơ bé có sở
thích vẽ tranh nên thường bí mật pha chế
màu và vẽ. Khi mọi người phát hiện ra
Kiều Phương có tài năng hội họa thì
người anh lúc này tỏ ra ghen tị và xa
lánh em. Kiêù Phương đạt giải nhất tại
trại thi vẽ tranh quốc tế với bức vẽ “anh
trai tôi”, lúc này người anh trai mới nhận
ra tấm lòng nhân hậu của em và hối lỗi
về bản thân mình.
3 Bố cục (3 phần)
- Phần 1 (từ đầu đến “phát huy tài
năng”): Tài năng của em gái được mọi
người phát hiện.
- Phần 2 (tiếp đó đến “anh cùng đi nhận
giả”): Lịng ghen tị và mặc cảm của
người anh.
- Phần 3 (còn lại): Tâm trạng, cảm xúc
của người anh khi đứng trước bức tranh
của em gái.

II: Đọc hiểu văn bản
1. Nhân vật người em gái
a. Mục tiêu: -Giúp HS hiểu được diễn biến tâm lí của người anh được thể hiện qua
thái độ, cảm xúc, tâm trạng nhân vật ở thời điểm trước và khi xem bức tranh em
gái vẽ mình.

-Nhận biết được yếu tố miêu tả tâm lí nhân vật, lời nói, hành động của nhân vật.
Cách kể chuyện giản dị trong sáng của nhà văn
b. Nội dung hoạt động:
-Gv sử dụng kĩ thuật mảnh ghép, HS thảo luận.
-HS làm việc, nhóm để thực hiện nhiệm vụ.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của cá nhân .
d. Tổ chức thực hiện hoạt động.
HĐ của Gv và HS
Dự kiến sản phẩm
*Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
1. Nhân vật người em gái.
Vòng chuyên sâu: (8 phút)
* Ngoại hình, tính cách.
TỔ CHỨC HĐ NHĨM: Chia lớp
10


làm 6 nhóm, yêu cầu HS đánh số
thành viên nhóm.
-Phát phiếu học tập
-Giao nhiệm vụ cho các nhóm
+ Nhóm 1, 2:
? Tìm chi tiết miêu tả về ngoại
hình, tính cách của Kiều Phương?
? Qua đó em hiểu gì về tính tình
của Kiều Phương?
+ Nhóm 3, 4:
? Sở thích của Kiều Phương?
Tìm chi tiết nói về sở thích đó của
nhân vật? Điều đó giúp em hiểu

thêm gì về nhân vật người em?
+ Nhóm 5, 6:
? Tìm những chi tiết thể hiện cách
cư xử của Kiều Phương dành cho
mọi người và cho anh trai?
? Bức tranh Kiều Phương vẽ anh trai
đã bộc lộ điều gì?
? Em có nhận xét gì về Kiều
Phương?
* Vịng mảnh ghép:(8 phút)
-Tạo nhóm mới và giao nhiệm vụ
mới
+Chia sẻ kết quả thảo luận ở vịng
chun sâu.
- Các nhóm tiếp tục thảo luận câu
hỏi:
Khái quát nét đặc sắc về nghệ
thuật miêu tả nv của tác giả? Em
thích đặc điểm nào nhất của
nhân vật? Vì sao?
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện theo yêu cầu
* Bước 3: Báo cáo kết quả
GV:
-Yêu cầu đại diện nhóm đứng lên
báo cáo trình bày.
-Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS:
-Đại diện 1 nhóm đứng lên trình bày.
-Các nhóm khác theo dõi, quan sát,

nhận xét bổ sung (nếu cần) cho

- Tên là Kiều Phương
- Anh đặt cho biệt hiệu là Mèo bởi vì
khn mặt ln bị chính nó bơi bẩn.
- Dùng tên Mèo để xưng hô với bạn thật vui
vẻ
- Hay lục lọi các đồ vật
-> Hồn nhiên vô tư trong sáng, dễ
thương.
* Sở thích: Yêu thích vẽ.
- Em tự chế thuốc vẽ bằng những vật
liệu có sẵn trong nhà từ các xoong
nồi, bí mật vẽ tranh.
- Mọi thứ trong nhà đều được đưa vào
tranh: cái bát cám lợn sứt mẻ cũng trở
nên ngộ nghĩnh; con mèo vằn vào tranh
to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại rất
dễ mến...
=> Là cô bé chăm chỉ, say mê nghệ thuật,
có năng khiếu hội họa, đáng khâm phục.
*Tình cảm dành cho gia đình, mọi
người:
- Vui vẻ chấp nhận biệt hiệu “Mèo” anh
tặng.
- Dễ thân với bé Quỳnh, chú Tiến Lê (
họa sĩ)
- Bị anh mắng vơ cớ cũng khơng khóc
hay cãi lại.
- Đi thi vẽ tranh - vẽ về anh trai với tất cả

tình yêu thương anh.
- Được giải, hồ hởi ôm cổ anh chia vui.
-> Bức tranh đạt giải đã thể hiện tài năng
hội họa vượt trội và tấm lòng nhân hậu,
yêu thương anh của Kiều Phương.
-> Vui vẻ, cởi mở, nhân hậu.
* Kiều Phương là cơ bé hồn nhiên vơ tư,
đáng u, có tài năng hội họa, có tấm lịng
trong sáng, khoan dung, độ lượng....
11


nhóm bạn.
* Bước 4. Đánh giá kết quả.
-Nhận xét kết quả.
- Chốt lại kiến thức, chuyển dẫn
phần 2
2. Nhân vật người anh
a. Mục tiêu:
- Giúp HS hiểu được diễn biến tâm lí của người anh được thể hiện qua thái độ, cảm
xúc, tâm trạng nhân vật ở thời điểm trước và khi xem bức tranh em gái vẽ mình.
-Nhận biết được yếu tố miêu tả tâm lí nhân vật, lời nói, hành động của nhân vật.
Cách kể chuyện giản dị trong sáng của nhà văn
b. Nội dung hoạt động:
-Gv sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi, cặp đôi chia sẻ cho HS thảo luận.
-HS làm việc cá nhân, nhóm để thực hiện nhiệm vụ.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của cá nhân .
d. Tổ chức thực hiện hoạt động.
HĐ của GV và HS
Dự kiến sản phẩm

*Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
2. Nhân vật người anh.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu nhân vật
a. Thái độ hành động của người anh
người anh qua thời điểm trước khi xem trước khi xem bức chân dung em gái
bức chân dung em gái vẽ mình. GV
vẽ mình.
dung một số câu hỏi để hướng dẫn HS
* Thái độ của mọi người:
tìm hiểu.
Em có nhận xét gì về cảm xúc, thái độ, - Chú Tiến Lê: rạng rỡ lắm.
- Bố: khơng tin vào mắt mình.
hành động của nhân vật "tơi" trước
- Mẹ: khơng kìm được xúc động.
khi xem bức chân dung do em gái mình
- Bé Quỳnh: reo lên thích thú.
vẽ? (So sánh thái độ của người anh với
-> ngạc nhiên, sung sướng, vui mừng.
thái độ của mọi người)
? Đằng sau thái độ và hành động đó là
* Thái độ của người anh:
tâm trạng gì của người anh?
Khi chứng kiến mọi người quan tâm, - Gục đầu muốc khóc.
giúp đỡ Kiều Phương, người anh có - Chẳng tìm thấy ở mình một năng
thái độ nào?
khiếu gì cả.
? Em hiểu thêm gì về người anh qua - Khơng thể thân với mèo như trước
thái độ trên?
được nữa.
? Nếu cần có một lời khun thì em sẽ -> Thái độ thất vọng, buồn chán,

nói gì với người anh lúc này?
thiếu tự tin, mặc cảm.
- Bỏ sự đố kị, tự ti...
* Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ.
* Hành động của người anh:
HS suy nghĩ
- Lén xem tranh của em gái.
*Bước 3. Báo cáo kết quả
- - Trút ra một tiếng thở dài
HS trả lời, nhận xét, bày tỏ
- - Hay gắt gỏng với em, đẩy em ra...
* Bước 4. Đánh giá kết quả
+ NT: Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế.
GV nhận xét và chốt kiến thức
-> Buồn bã, thất vọng và ghen tị.
12


- Cái mặt lem nhem như chọc tức tôi.
- Tôi thấy khó chịu
- Khi đạt giải, Kiều Phương ơm cổtơi đẩy nó ra.
-> Xa lánh em, đố kị với em.
*Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
b. Thái độ hành động của người anh
GV gọi 1 HS đọc phần 3 của truyện. xem bức chân dung em gái vẽ mình
GV dùng thảo luận cặp đôi chia sẻ, để * Bức tranh :
HS tìm hiểu về quá trình nhận thức của
người anh khi xem bức chân dung em - Đóng khung, lồng kính
- Một chú bé đang ngồi nhìn ra ngồi
gái vẽ mình.

cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh.
Nhân vật "tôi" đã thay đổi ra sao sau
- Mặt chú bé toả ra một thứ ánh sáng kỳ
khi xem bức chân dung của mình do
lạ
em gái vẽ? Vì sao có sự thay đổi ấy?
- Suy tư mơ mộng.
GV dùng một số câu hỏi gợi mở. HS
trao đổi để tìm kiếm chi tiết, đưa ra
-> Bức tranh đẹp, có hồn. Người anh
nhận xét, lí giải của mình.
(Chi tiết nào miêu tả bức tranh của nhận ra bức tranh là thơng điệp về lịng
u thương mà người em gái đã dành
người em?
- Tại sao tác giả viết: "Mặt chú bé như cho mình.
toả ra một thứ ánh sáng rất lạ." Theo
* Thái độ:
em đó là thứ ánh sáng gì?
- Giật sững người, bám chặt vào mẹ
? Em hiểu gì về thái độ đó?
? Trong truyện 2 lần người anh khóc, - Ngỡ ngàng, hãnh diện rồi xấu hổ
+ Giật sững: giật mình, sững sờ, ngạc
hãy so sánh sự khác biệt đó?
nhiên.
? Người anh thay đổi thái độ là do đâu?
? Tại sao bức tranh lại có sức cảm + Nhìn như thơi miên: nhìn thu hết tâm
trí.
hóa người anh?
? Từ đó em hiểu gì về cái gốc nghệ -> Ngỡ ngàng trước tài năng và
t/yêu cuả em đối với mình.

thuật trong sự hồn thiện ra sao?
-> Hãnh diện vì em vẽ mình rất đẹp
-> Xấu hổ vì mình trong mắt em
? Cuối truyện người anh muốn nói với
gái đẹp đến vậy
mẹ: “Khơng phải con đâu. đấy là tâm
+ NT: Miêu tả tâm lí nhân vật tinh
hồn và lịng nhân hậu của em con
tế, ngơn ngữ độc thoại nội tâm.
đấy.” Câu nói có ý nghĩa gì?
=> Xúc động, ngạc nhiên, không
* Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ.
ngờ mình hồn thiện đến thế. Đây là
HS suy nghĩ, trả lời
sự hối hận chân thành, tự nhận thức
*Bước 3. Báo cáo kết quả
về bản thân.
GV hướng dẫn HS trả lời ngắn gọn, lí
- Lần 1: Khóc vì mặc cảm tự ti.
giải.
- Lần 2: Khóc vì xúc động, ăn năn, hối
HS trả lời, nhận xét, bày tỏ
hận.
HS lần lượt bày tỏ:
- Do tấm lòng nhân ái, khoan
* Bước 4. Đánh giá kết quả.
dung, độ lượng của người em.
13



- Gv nhận xét và chốt
- Vì bức tranh là nghệ thuật.
GV hướng HS tới thái độ sống tích cực, - Cái gốc nghệ thuật là ở tấm lòng tốt
đúng đắn.
đẹp của con người.
III. Tổng kết
a. Mục tiêu:
-HS tự rút ra được đặc sắc về nghệ thuật, nội dung ý nghĩa của truyện ngắn.
b. Nội dung hoạt động:
-GV sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi
-HS làm việc cá nhân để tìm hiểu nội dung và nghệ thuật tác phẩm.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện hoạt động.
HĐ của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
*Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
1. Nghệ thuật.
GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ, trao đổi
- Miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc,
với bạn để trả lời
ngôn ngữ độc thoại nội tâm.
? Cho biết nghệ thuật đặc sắc của vb?
- Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn.
? Nội dung chính của văn bản là gì?
- Ngơi kể thứ nhất tạo điều kiện cho
* Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ.
nhân vật bộc lộ diễn biến tâm lí tự
HS suy nghĩ
nhiên, chân thực.
*Bước 3. Báo cáo kết quả

2. Nội dung.
HS trả lời, nhận xét, bày tỏ
- Truyện cho thấy tình cảm trong
* Bước 4. Chuẩn kiến thức.
sáng, hồn nhiên, tấm lòng nhân
GV nhạn xét và chốt
hậu của em gái đã giúp người anh
nhận ra sự hạn chế của chính
mình.
- Truyện có ý nghĩa giáo dục sâu sắc,
đặc biệt với lứa tuổi học sinh phải
biết vượt lên sự hạn chế của bản
thân để hướng tới điều hoàn thiện về
nhân cách
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS làm được bài tập sau khi học xong văn bản:
b. Nội dung: HS làm việc cá nhân.
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng, đủ của HS.
d. Tổ chức thực hiện hoạt động.
HĐ của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: Bài 1:
- Em có thiện cảm với Kiều
- Yêu cầu 1: HS có thể chọn 1 trong 2 nhân
Phương hay anh trai Kiều
vật.
Phương? Vì sao?
- u thích nhân vật người em gái: vì Kiều
Phương là cơ bé có tài năng hội họa, đặc biệt ở
- Qua câu chuyện, em rút ra bài em có tình cảm trong sáng, hồn nhiên, tấm

học gì cho mình?
14


* Bước 2. HS thực hiện nhiệm
vụ.
HS suy nghĩ
*Bước 3. Báo cáo kết quả
-HS đưa ra quan điểm cá nhân
và lí giải lí do yêu thích nhân vật
nào
HS trả lời, nhận xét, bày tỏ
* Bước 4. Đánh gía kết quả
GV hướng HS tới thái độ sống
tích cực, đúng đắn.

lịng nhân hậu, sự đáng yêu. Chí nh Ki ều
Phương đã giúp người anh nhận ra sự
hạn chế của chính mình.
- Nhân vật người anh tuy có những điểm tiêu
cực như sự đố kị, nhỏ nhen, ghen ghét trước
tài năng của em mình; nhưng người anh đã
sớm tự nhận thức và biết nhận ra sai lầm của
mình. Từ đó, người anh đã tự hoàn thiện nhân
cách, tâm hồn trong sáng trở lại, cư xử đúng
mực với em, gìn giữ và vun đắp tình cảm anh
em.
– Bài học:
+ Từ cảm xúc chân thật của người anh giúp
người đọc tự nhận thức mình, tự nhận ra

những sai lầm của bản thân để sống tốt hơn.
+ Không được đố kị trước tài năng, thành
công, niềm vui của người khác.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG.
a. Mục tiêu: HS hiểu được kiến thức trong bài học để vận dụng vào thực tế.
b. Nội dung: HS làm việc cá nhân
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:
Từ văn bản Chuyện cổ tích về lồi người,
GV cho HS làm việc cặp đơi
Mây và sóng, Bức tranh của em gái tơi, em
Nội dung thảo luận:
nhận thấy điều quan trọng nhất có thể gắn
Câu hỏi 5 SGK trang 51
kết các thành viên trong gia đình là :
Từ văn bản Chuyện cổ tích về lồi
- Mọi thành viên trong gia đình ln u
người, Mây và sóng, Bức tranh của
thương, chia sẻ, gắn kết với nhau.
em gái tơi, em nhận thấy điều quan
- Sự gắn kết đó phải ở cả hai phía, trao đi
trọng nhất có thể gắn kết các thành
và nhận lại.
viên trong gia đình là gì?
- Tơn trọng sự khác biệt, biết gạt bỏ những
* Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ. cảm xúc ghen ghét, đố kị, trân trọng những

HS suy nghĩ, thảo luận, HS bày tỏ
điểm mạnh của các thành viên, động viên
quan điểm cá nhân. Qua bài học, các cổ vũ cho người thân để họ có điều kiện
em thể vẽ tranh, viết kịch bản ngắn
phát triển bản thân.
và đóng kịch ...sau khi học xong văn .....
bản, hướng tới các tình huống em đã
trải qua, hoặc chứng kiến chuyện bắt
nạt.
*Bước 3. Báo cáo kết quả
HS trả lời, nhận xét, bày tỏ
15


* Bước 4. Đánh giá kết quả
GV hướng HS tới thái độ sống tích
cực, đúng đắn.
Qua bài học, các em thể vẽ tranh về người thân (ông, bà, bố mẹ, anh, chị,....
*HDVN: Học bài, chuẩn bị viết bài thể hiện cảm xúc về một bài thơ
Phiếu học tập
Nhân vật Kiều Phương
Biệt danh
Ngoại hình
Cử chỉ
Hành động
Tài năng
Thái độ
Nhận xét:
Bước 2: Cơng việc thứ hai:
Tiến hành soạn giáo án điện tử để giảng dạy trên lớp bằng máy chiếu

Bước 2.1: Quy trình để soạn một bài giảng Powerpoint
Tạo slide trống: Nhấn vào biểu tượng New Slides trên thanh công cụ trong
thẻ Home
Tạo chữ WordArt tên đầu bài: Chọn thẻ Insert => Chọn WordArt => Chọn
kiểu chữ mình muốn => Nhấn Enter. Sau đó chỉnh sửa nội dung của WordArt
vừa tạo.
Tạo nội dung bài: Chọn thẻ Insert => Chọn Text Box => kéo thả một vùng
chữ nhật là vị trí cần thêm nội dung vào. Sau đó gõ nội dung vào hoặc Copy,
Paste từ giáo án Word sang ô Text Box vừa tạo.
Tạo sơ đồ sinh động với những ý nhỏ liên quan đến nhau: Chọn thẻ Insert
=> Chọn SmartArt => Chọn loại sơ đồ theo ý thích => Nhấn OK => Điền nội
dung bài học phù hợp vào các Text trong sơ đồ vừa tạo. Để đổi màu cho đẹp hơn
thì chọn sơ đồ vừa tạo => Chọn Change Colors => Chọn màu mình thích.
Chèn hình ảnh: Chọn thẻ Insert => Chọn Picture => Chọn hình ảnh cần
chèn vào.
Trích nguồn hình ảnh: Lên Google nhập từ khóa liên quan đến hình ảnh =>
Vào phần Hình ảnh => Nhấn chuột phải vào hình cần lấy nguồn => Chọn Sao
chép địa chỉ liên kết => Vào Slide cần thêm nguồn => Nhấn tổ hợp phím Ctrl+V
để dán nguồn vào. Muốn thêm Hyperlink vào nguồn vừa tạo thì bơi đen đoạn
link đó => Chọn thẻ Insert => Chọn Hyperlink => Tại ô Address trong phần
Existing File or Web Page nhấn tổ hợp phím Ctrl+V một lần nữa để dán link đã
Copy ở bước trước => Nhấn OK để hoàn tất.
Chèn video: Chọn thẻ Insert => Chọn Video => Chọn Video from file... =>
Chọn video cần chèn vào
16


Tạo hiệu ứng: Chọn thẻ Animations => Chọn đối tượng cần tạo hiệu ứng
trên Slide => Nhấn Add Animations trên thanh công cụ => Chọn hiệu ứng xuất
hiện (Entrance), hiệu ứng nhấn mạnh (Emphasis), hiệu ứng rời đi (Exit). Ngoài

ra có thể xem thêm các hiệu ứng khác tại phần More Effects phía dưới bảng
chọn.
* Với một bài Đọc- Hiểu cụ thể như sau:
- Slide 1: Khởi động
- Slide 2: Số thứ tự tiết theo PPCT, tên tác phẩm (Tên bài dạy), tên tác giả.
- Slide 3:1-Tác giả:
Ở Slide 3 giáo viên có thể chèn hình chân dung tác giả hoặc các hình ảnh,
tư liệu có liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của tác giả nhằm cung cấp tư liệu
trực quan kích thích việc học tập của HS.
- Slide 4: 2 – Tác phẩm:
Có thể chèn các hình ảnh minh họa về tác phẩm từ tranh tư liệu hoặc băng
hình, phim tư liệu liên quan đến tác phẩm nhằm giúp HS có ấn tượng rõ hơn về
tác phẩm. Phần đọc tác phẩm, có thể vận dụng băng tư liệu, băng ngâm thơ,
băng hình minh họa…
- Slide 5 đến các Slide tiếp theo: Là các nội dung tương ứng với từng phần
trong nội dung bài dạy và tương ứng với từng phần trong thiết kế giảng dạy của
giáo án. Trong các Slide này, giáo viên có thể chèn các câu hỏi, bài tập nhóm để
học sinh dễ quan sát và nắm các yêu cầu thực hành nhóm để cùng làm việc mà
hình thành bài học.
- Slide n-1:Hoạt động luyện tập
- Slide n-2: Hoạt động vận dụng
- Củng cố bài: Giáo viên có thể vận dụng việc củng cố bài bằng hình thức
câu hỏi trắc nghiệm khách quan một cách thuận lợi trong Slide này. Hoặc có thể
củng cố bài bằng sơ đồ, trị chơi ơ chữ mà khơng cần bảng phụ. Có thể củng cố
bài bằng bài hát, băng hình minh họa (nếu có).
- Slide n: Phần dặn dị: Giáo viên dặn dò học sinh bằng Slide này.
Bước 2.2: Tiến hành soạn nội dung bài vào các Slide và chọn cách trình
chiếu thích hợp.
Ví dụ: Giáo án Powerpoint minh họa khi dạy bài “Bức tranh của em gái tôi” Ngữ văn 6


17


18


19


20


21


×