Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Tài liệu Các kỹ thuật băng cơ bản ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 25 trang )

Các kỹ thuật băng cơ bản
Mục tiêu học tập
Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được mục đích của kỹ thuật băng.
2. Kể tên và mô tả được các loại băng thường dùng trong y tế.
3. Trình bày được các nguyên tắc khi sử dụng băng cuộn.
4. Mô tả được 6 kỹ thuật băng cơ bản và vị trí áp dụng của nó trên cơ thể.
5. Vận dụng được quy trình kỹ thuật băng ở: đầu, mỏm cụt, ngón tay, cẳng
tay, khuỷu tay, cánh tay, vai.
Nội dung
I. Mục đích
1. Giữ bông gạc trên vết thương, che kín và phòng ngừa nhiễm khuẩn cho vết
thương.
2. Nén ép giúp cầm máu nhất là trong các trường hợp bị tổn thương mạch
máu.
3. Thấm hút dịch tiết tại vết thương.
4. Cố định một phần cơ thể trong những trường hợp bong gân, trật khớp.
5. Giữ nẹp trong các trường hợp gãy xương.
6. Làm giảm sưng tấy hoặc phòng chống phù nề.
7. Nâng đỡ các phần cơ thể bị thương hay các bộ phận bị sa.
II. Các loại băng thường dùng trong y tế
1. Băng cuộn
Là loại băng thường dùng để giữ vật liệu băng tại chỗ (bông, gạc, nẹp )
thường sử dụng để băng ép để chặn đứng sự chảy máu, băng cố định một
phần cơ thể trong một số trường hợp bong gân, giữ nẹp trong các trường hợp
cố định gãy xương.
Vật liệu làm băng cũng rất đa dạng tuỳ theo mục đích như là: vải mềm, vải
1
gạc, vải thun, cao su, vải thấm thạch cao,
 Băng gạc: được làm bằng cách cắt các mảnh gạc theo khổ nhất định rồi
cuộn lại. áp dụng rộng rãi trên lâm sàng do tính tiện dụng và giá thành


rẻ. Băng gạc phù hợp trong nhiều trường hợp xử lý vết thương và có
thể áp dụng được cả khi băng cho trẻ em hay tại các vùng tỳ đè.
 Băng vải: Giống như băng gạc, chỉ khác là về chất liệu. Dùng để băng
ép, cố định, nâng đỡ
 Băng thun (chun): Có khả năng chun giãn ở mức độ vừa phải do được
đan bằng sợi mút, sợi tơ dệt xen với sợi cao su, Dùng tốt trong các
trường hợp cần băng ép, băng cố định khi bệnh nhân bị bong gân, sai
khớp nhỏ mà đã được kéo nắn.
 Băng cao su (Esmarch): Làm bằng cao su mỏng. Dùng để garo cầm
máu, trong sơ cứu đứt động mạch, phẫu thuật cắt cụt chi
 Băng thạch cao: Được làm bằng cách trải cuộn băng gạc ra và trải đều
thạch cao lên bề mặt, rồi cuộn lại. Khi dùng phải ngâm vào nước, rồi
mới băng. Chuyên dùng trong các trường hợp cố định gãy xương, bong
gân, sai khớp.
Hình 1
Một cuộn băng gồm 3 phần:
+ Đầu băng: là phần lõi
+ Thân băng: là phần cuộn chặt
+ Đuôi băng: là phần chưa cuộn lại
Kích thước của băng cuộn phù hợp phụ thuộc vào phần thân thể sẽ được
2
băng, chiều rộng thường dao động trong khoảng 2-10cm. Trong bảng dưới
đây là các chỉ số trung bình của băng cuộn áp dụng với người lớn.
Phần cơ thể được băng Rộng (cm) Dài (m) Ghi chú
 Ngón tay, bàn tay, mu tay
 Cánh tay, cẳng tay, khuỷu
 Cẳng chân, bàn chân, gót
 Đầu gối, đùi
 Mắt
 Vú

2-3
4-6
4-6
8-10
4-6
8-10
1,7 > 8,3
2 >8,3
2,3 >2,7
3 >11,7
3,7 >6,7
8,7 >16,7
Tuỳ số ngón
1 hay 2 mắt
1 hay 2 bên
1. Băng tam giác:
Thường được làm bằng vải cotton mềm, có thể được làm bằng cách lấy
vuông vải (tuỳ khổ rộng hay hẹp) cắt đôi thành 2 hình tam giác như nhau.
Ngoài ra trên thực tế người ta có thể dùng các vật khác để thay thế khi không
có điều kiện cắt băng, như là: khăn quàng đỏ, khăn mùi xoa,
Đầu mút
Đỉnh
Đầu mút
Đáy
Gấp đôi
Gấp 4, gấp 8
Hình 2
3
Băng treo rộng
Băng treo hẹp

Băng đầu
Băng mặt
Hình 3a
Băng tam giác sử dụng đơn giản, nhanh chóng, phù hợp với các trường
hợp cấp cứu hoặc sơ cứu tại hiện trường - ngoài bệnh viện. Ngoài ra người ta
4
còn thường dùng băng tam giác để thay cho dây treo đỡ cẳng tay, bàn tay
(Hình 3a và 3b)
Băng lòng bàn tay
Băng bàn tay
Băng khuỷu
Băng nắm tay
Băng vai
Băng ngực
Băng lưng
Băng mỏm cụt
Băng bẹn
Băng hông
Băng gối
Băng gót
Băng bàn chân
Hình 3b
5
6
7
8
3. Băng có dải:
Có nhiều loại băng có dải khác nhau nhưng thông dụng nhất là băng chữ
T, băng 4 dải và băng nhiều dải.
Hình 4: Băng chữ T

Dành cho nam
Dành cho nữ
a
b
* Băng chữ T:
 Thường được làm bằng vải cotton mềm,
bao gồm một thân và hai dải nhỏ gắn vào
đầu của nó tạo thành hình chữ T.
+ Thân chia làm 2: dành cho nam (H.4a)
+ Thân không chia: dành cho nữ (H.4b)
 Dùng để giữ bông gạc ở tầng sinh môn
và bộ phận sinh dục (hạ nang).
* Băng 4 dải:
- Băng cằm
Băng gối
Hình 5
a
b
9

 Làm bằng vải cotton mềm, là một mảnh vải rộng 8-10cm, dài tuỳ theo
nơi cần băng. Hai đầu được cắt hình chữ V (H.5a).
 Dùng để băng cằm, đầu gối (H.5b).
* Băng nhiều dải
 Làm bằng vải cotton mềm, gồm một phần thân và các dải khác xếp
vuông góc với thân(H.6a).
- 25 cm
10
cm
10

cm
120 cm
Dải nhỏ băng ngực
Dải nhỏ băng bụng
Băng bụng
Băng ngực
a
b
Hình 6

10
 Dùng chủ yếu trong băng ngực hoặc bụng (H.6b)
4. Băng dính.
 Làm bằng vải hoặc nilon được trải một lớp băng dính rồi cuộn lại
 Dùng để giữ gạc và các thành phần khác khi tiến hành băng, ứng dụng
trong nhiều trường hợp, có thể dùng được cả với các phần cơ thể có
hình dáng phức tạp Tuy vậy, băng dính cũng có một nhược điểm
nhỏ là không thể áp dụng khi cần băng ép chặt.
iii. cách sử dụng và ứng dụng của Băng cuộn
1. Các nguyên tắc khi sử dụng băng cuộn
 Đặt bệnh nhân ở tư thế thoải mái.
 Vị trí cần băng phải được nâng đỡ cẩn thận, nhẹ nhàng.
 Chọn vị trí đứng hoặc ngồi thích hợp để tiến hành băng.
 Làm cho chỗ da băng bó sạch sẽ, khô ráo, chỗ hai mặt da tiếp xúc nhau
(kẽ ngón tay, kẽ ngón chân, dưới vú đối với nữ ) phải có băng, gạc
lót.
 Bắt đầu băng bằng hai vòng khoá chồng khít lên nhau.
 Khi băng tứ chi cần băng từ ngọn chi đến gốc chi để tránh sung huyết
11
hoặc phù nề. Để hở các đầu chi để theo dõi tuần hoàn chi đó.

 Trong khi băng cần liên tục quan sát sắc mặt và hỏi han động viên bệnh
nhân để phát hiện kịp thời mức độ đau và nguy cơ ảnh hưởng đến tuần
hoàn
 Phải lăn cuộn băng sát trên da, độ chặt của băng phải vừa phải và đều
nhau ở mỗi vòng băng, tránh gây đau, ảnh hưởng đến tuần hoàn, hoặc
dễ tuột băng.
 Khi băng, vòng sau chồng lên vòng trước 1/2 đến 2/3 chiều rộng của
băng, cự ly chồng lên nhau phải đều đặn, không được để hở bông gạc.
 Không được cố định ở:
+ Trên vết thương .
+ Trên các chỗ xương chồi.
+ Các vùng tỳ đè .
+ Chỗ dễ bị cọ xát.
 Sau khi băng xong luôn theo dõi bệnh nhân để xem có đạt mục đích
không nếu không thì phải xử trí kịp thời.
2. Các kiểu băng cơ bản.
Băng vòng
Hình 7
2.1. Băng vòng
12
Băng nhiều vòng ở một chỗ trên
cơ thể vòng sau chồng khít lên vòng
trước (H.7).
Thường áp dụng để làm: vòng
khoá và vòng cố định, băng ở cổ,
trán, cố định nẹp trong gãy xương
2.2. Băng rắn quấn:
Băng rắn quấn
Hình 8
Băng chếch lên trên hoặc xuống

dưới, vòng sau không chồng lên vòng
trước, giữa hai vòng có khoảng trống.
(H.8)
áp dụng trong các trường hợp:
đỡ nẹp, gạc khi bất động gãy xương.
2.3. Băng xoáy ốc: (Vòng xoắn)
13
Băng xoáy ốc (vòng xoắn)
Hình 9
Băng tương tự như băng rắn
quấn, những vòng sau chồng lên vòng
trước 1/2 đến 2/3 chiều rộng của băng
(H.9).
áp dụng để băng các vùng cơ thể
đều nhau: cánh tay, ngón tay
2.4. Băng chữ nhân: (Có 2 kiểu)
 Băng chữ nhân thường: các vòng sau, băng chếch lên trên, vòng ra sau,
băng xuống dưới, cứ băng như vậy đến khi che hết vết thương.
1) Hình 10: Băng chữ nhân gấp lại

Băng chữ nhân gấp lại: các vòng
băng chạy theo hướng chếch
lên trên, gấp lại rồi chạy xuống
dưới, cứ băng như vậy đến kín
vết thương (H.10).
Thường áp dụng khi băng các vùng cơ thể không đều nhau như: cẳng
tay, bắp chân
14
2.5. Băng số 8:
8

6
4
2
1
3
5
7
Hình 11: Băng số 8
Vòng thứ
Bắt đầu bằng 2 vòng khoá chạy chính giữa khớp
(vòng thứ 1), các vòng sau chạy theo hình số 8: vòng 2
chạy lên trên quấn quanh 1 vòng tại đùi rồi quay lại
khoeo, vòng 3 chạy xuống cẳng chân chạy quanh 1
vòng, vòng 4 lại chạy quanh đùi 1 vòng rồi quay lại
khoeo, vòng 5 tiếp tục chạy xuống cẳng chân, tiếp theo
như vậy cho đến khi kín vết thương (H.11).
Thường áp dụng khi băng ở các vùng khớp như
khớp khuỷu, khớp vai, khớp gối, bẹn
Hình 12: Băng hồi quy
Vòng thứ
5 3 1 2 4
15
2.6. Băng hồi quy (băng vòng gấp lại)
Là kiểu băng mà các đường băng gấp lại nhiều lần
từ trước ra sau, rồi từ sau ra trước. Vòng đầu tiên
thường băng chính giữa, các vòng sau băng lan dần
sang hai bên. Các vòng đều quay trở về chỗ bắt đầu
băng. Tuỳ theo vị trí băng mà các vòng hồi quy sẽ
được cố định trên phần cơ thể khác nhau và cũng tuỳ
theo vị trí mà dùng 1 hoặc 2 cuộn băng cùng một lúc.

Thường áp dụng khi băng: đầu (H.12), mỏm cụt,
đầu ngón tay,
iv. Quy trình băng một số vị trí trên cơ thể người
1. Băng ngón tay
Bước1. Rửa tay thường quy.
Bước 2. Chuẩn bị dụng cụ: băng, gạc, kim băng, kéo
Bước 3. Chuẩn bị bệnh nhân: Giải thích, đặt tư thế bệnh nhân (đặt bàn tay cần
băng giơ ra phía trước và úp xuống), tay lành đỡ tay đau.
Bước 4. Băng vòng khoá tại cổ tay theo kiểu băng vòng.
Bước 5 Tiến hành băng
B5.1. Lăn băng trên mu tay lên phía ngón đối diện với phía cuộn băng đi
lên ở cổ tay (H.13a).
B5.2. Băng theo kiểu rắn quấn lên đến đầu ngón tay (H.13a).
B5.3. Băng theo kiểu vòng xoắn đi xuống, để hở một chút đầu ngón tay
16
(H.13a).
B5.4. Lăn băng trên mu tay trở lại cổ tay (về phía cạnh kia của cổ tay),
chạy quanh 1 vòng (H.13a).
B5.5. Lặp lại từ bước 5.1 đến 5.4 để băng các ngón tiếp theo. (H.13b)
Bước 6. Băng cố định tại cổ tay theo kiểu băng vòng
Bước7. Kiểm tra theo dõi tuần hoàn đầu các ngón tay, so sánh với bên kia.
Bước 8. Ghi hồ sơ.
Băng một ngón
Băng cả 5 ngón
Rắn quấn
Vòng khoá
Vòng cố định
Vòng xoắn
Hình 13
a

b
17
* Lưu ý:
 Có thể áp dụng để băng khi các ngón tay bị thương nhưng không tổn
thương đầu ngón tay, có thể băng tất cả các ngón tay hoặc một số
ngón tuỳ theo yêu cầu.
 Khi hoàn thành băng các đầu ngón tay được để hở để có thể theo dõi
tuần hoàn.
 Khi băng các ngón tay cần tránh gây tổn thương thêm khi kẽ ngón tay
không thể xoè ra đủ rộng.
 Các đường băng đi lên từ cổ tay đến ngón và từ ngón tay trở lại cổ tay
đi trên mu tay, lòng bàn tay hở.
2. Băng khuỷu
18
Hình 14
d
c
b
a
Bước1. Rửa tay thường quy.
Bước 2. Chuẩn bị DC: băng, gạc, kim băng, kéo
Bước 3. Chuẩn bị bệnh nhân: Giải thích, đặt tư
thế bệnh nhân (khuỷu gấp 90
0
, bàn tay ở
tư thế nửa sấp), tay lành đỡ tay đau.
Bước 4. Băng vòng khoá tại khuỷu tay theo kiểu
băng vòng. (H.14a).
19
Bước 5: Tiến hành băng

B5.1. Lăn cuộn băng xuống dưới đè lên vòng
khoá 1/2 đến 2/3 chiều rộng (H.14b).
B5.2. Vòng sau chạy lên trên đè lên vòng khoá
1/2 đến 2/3 chiều rộng (H.14c).
B5.3 Các vòng tiếp theo cứ như vậy và đè lên
vòng trước 1/2 đến 2/3 chiều rộng rồi toả
dần sang hai bên của khuỷu, cho đến khi kín
vết thương.
Bước 6. Băng cố định tại cẳng tay hoặc cổ tay theo kiểu băng vòng
Bước7. Kiểm tra theo dõi tuần hoàn chi, so sánh với bên kia và treo tay lên cổ
bằng băng tam giác.
Bước 8. Ghi hồ sơ.
* Lưu ý : Khi treo tay bằng khăn tam giác cần chú ý để nút buộc về phía
trước ngực.
3. Băng vai
Bước1. Rửa tay thường quy.
Bước 2. Chuẩn bị dụng cụ: băng, gạc, kim băng, kéo
Bước 3. Chuẩn bị bệnh nhân: Giải thích, đặt tư thế bệnh nhân (đặt bàn tay cần
băng giơ ra phía trước và úp xuống), tay lành đỡ tay đau.
Bước 4. Băng vòng khoá tại cánh tay hoặc tại bờ vai theo kiểu băng vòng.
Bước 5: Tiến hành băng:
B5.1. Lăn cuộn băng tiến lên vai rồi chạy chếch xuống sang nách bên lành,
rồi lăn qua lưng về phía vai bị thương (H.15a)
B5.2 Tiếp theo lăn cuộn băng lên vai rồi xuống nách bên vai bị thương,
chạy quanh nách rồi lại tiến lên vai (H.15b).
20
B5.3. Tiếp tục như vậy đến khi che kín vết thương (H.15c&d).
Bước 6. Băng cố định theo kiểu băng vòng rồi cố định bằng ghim hay kim
băng ở phía trước ngực.
Bước7. Kiểm tra theo dõi tuần hoàn vùng vai.

Bước 8. Ghi hồ sơ.
Vòng khoá
Hình 15
a
c
d
21
* Lưu ý:
 Các đường băng ở phía trước ngực và sau lưng cần chồng khít lên nhau
ở tại nách bên lành.
 Chú ý quan sát và hỏi bệnh nhân xem băng có ảnh hưởng đến hô hấp
của họ hay không.
 Các đường băng hướng dần lên phía trên vai, tạo ra các hình chữ nhân
thẳng đều đặn và thẳng hàng nhau theo bờ vai.
4. Băng mỏm cụt:
Bước1. Rửa tay thường quy.
Bước 2. Chuẩn bị dụng cụ: băng, gạc, kim băng, kéo
Bước 3. Chuẩn bị bệnh nhân: Giải thích, đặt tư thế bệnh nhân (đưa tay cụt về
phía điều dưỡng), tay lành đỡ tay đau (tốt nhất là có người phụ đỡ).
Bước 4: Tiến hành băng
B4.1. Lăn băng từ vị trí cách đầu mỏm cụt 15 cm qua chính giữa mỏm
22
cụt, sang mặt đối diện tới vị trí xuất phát nhưng ở phía đối diện.
B4.2. Lăn ngược lại qua mỏm cụt theo kiểu băng hồi quy toả sang 2 bên
đến khi kín mỏm cụt.
B4.3. Làm hai vòng khoá tại điểm xuất phát của các vòng hồi quy để giữ
các vòng hồi quy.
B4.4. Lăn cuộn băng lên phía đầu mỏm cụt, lăn quanh đầu mỏm cụt rồi
chạy trở lại vị trí khoá.
B4.6. Tiếp tục lăn cuộn băng theo kiểu số 8, như bước 4.4 cho tới khi kín

các vòng hồi quy, trở về đến vị trí khoá.
Bước 5: Kết thúc bằng hai vòng cố định ở cách đầu mỏm cụt 15 cm.
Bước 6: Kiểm tra tuần hoàn bằng cách hỏi cảm giác của bệnh nhân.
Bước 7: Ghi hồ sơ.
* Lưu ý:
 Khi băng mỏm cụt cần có người phụ, bởi thông thường người bệnh
không thể tự nâng mỏm cụt để băng.
 Cần chú ý quan sát sắc mặt và hỏi bệnh nhân liên tục về các dấu hiệu
tuần hoàn và đau bởi vì sau khi băng xong thì đầu chi bị bịt kín không
thể quan sát được.
5. Băng cánh tay
Bước1. Rửa tay thường quy.
Bước 2. Chuẩn bị dụng cụ: băng, gạc, kim băng, kéo
Bước 3. Chuẩn bị bệnh nhân: Giải thích, đặt tư thế bệnh nhân, tay lành đỡ tay
đau.
Bước 4. Băng vòng khoá tại cánh tay (sát khuỷu) theo kiểu băng vòng.
Bước 5: Tiến hành băng: Băng kiểu vòng xoắn chếch dần lên trên, che kín vết
thương.
Bước 6. Băng cố định theo kiểu băng vòng
Bước7. Kiểm tra theo dõi tuần hoàn của tay, so sánh với bên kia.
Bước 8. Ghi hồ sơ.
Băng cánh tay
Hình 9
23
6. Băng cẳng tay
Bước1. Rửa tay thường quy.
Bước 2. Chuẩn bị dụng cụ: băng, gạc, kim băng, kéo
Bước 3. Chuẩn bị bệnh nhân: Giải thích, đặt tư thế bệnh nhân, tay lành đỡ tay
đau.
Bước 4. Băng vòng khoá tại cẳng tay theo kiểu băng vòng.

Bước 5: Tiến hành băng kiểu chữ nhân chếch dần lên trên, che kín vết
thương.
Bước 6. Băng cố định theo kiểu băng vòng
Bước7. Kiểm tra theo dõi tuần hoàn của tay, so sánh với bên kia.
Bước 8. Ghi hồ sơ.
Hình 10: Băng cẳng tay
24
25

×