Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu CHẤN THƯƠNG PHẦN DƯỚI CƠ THỂ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.07 KB, 5 trang )

CHẤN THƯƠNG PHẦN DƯỚI CƠ THỂ

Gãy xương thuộc phần dưới cơ thể là chấn thương nghiêm trọng cần được điều
trị tại bệnh viện. Xương chậu là xương lớn và thường rất khó gãy. Va chạm mạnh như
té từ trên cao hoặc tai nạn xe hơi là các nguyên nhân thường gặp ở người rưởng thành
trẻ tuổi, khoẻ mạnh. Ở người cao tuổi, gãy xương chậu (hay xương hông) thường xảy
ra hơn và nguyên nhân có thể chỉ là một va chạm tương đối nhẹ. Ở người trưởng thành
khoẻ mạnh phải có một lực va chạm mạnh mới làm gãy xương đùi và có thề kèm theo
các chấn thương khác.
Các dấu hiệu và triệu chứng của gãy xương chậu
• Bầm tím và sưng phồng trên vùng hông.
• Cảm giác muốn đi tiểu.
• Tiểu máu.
• Cảm giác bị tách ra: xương chậu giống như một vành đai và khi bị gãy,
xương này không còn có thể gắn liền nhau.
• Chân chỉ xoay ngoài khi không được xương chậu nâng đỡ.
Bởi vì khung chậu cũng có thể gãy ở mặt lưng, nên khá dễ nhầm gãy xương
chậu với chấn thương cột sống. Nếu nghi ngờ, hãy xử trí như gãy cột sống.
GÃY XƯƠNG CHẬU
Khung chậu bảo vệ hệ niệu và nguy cơ lớn nhất là cạnh bén của xương gãy có
thể làm thủng bàng quang, gây nguy cơ nhiễm trùng. Xuất huyết nội cũng là một khả
năng khác của gãy xương chậu, bởi vì lực tác động đủ mạnh để làm gãy xương có thể
đã gây ra các tổn thương khác.
Gãy xương chậu xảy ra thường do hậu quả của té ngã hoặc tai nạn xe hơi. Nguy
cơ chính là cạnh sắc của mảnh xương gãy đâm thủng bàng quang, gây nguy cơ nhiễm
trùng.
- Cột hờ hai chân bằng băng tam tam giác.
- Đặt một cái gối ở dưới để nâng đỡ khớp gối.
XỬ TRÍ
1. Gọi xe cứu thương ngay và trấn an nạn nhân trong lúc chờ đợi.
2. Đây là một tình trạng rất nặng và tốt nhất là để nạn nhân nằm yên bởi


bạn có thể làm tình trạng xấu hơn
3. Nếu xe cứu thương đến chậm, dùng băng tam giác hoặc băng cuộn tuỳ
biến cột hờ hai chân với nhau tại mắt cá hay đầu gối.
4. Điều trị sốc cho nạn nhân.
PHỎNG VÀ NỐT PHỒNG NƯỚC

Phỏng và các nốt phồng nước là loại vết bỏng do nhiệt ẩm gây ra, có khả năng
là những thương tổn chết người. Chúng gây ra sốc đe doạ tính mạng nạn nhân do mất
dịch nghiêm trọng và cản trở hô hấp nếu xảy ra ở mặt và cổ.
CÁC NGUY CƠ CỦA BỎNG LÀ GÌ?
Khi bị bỏng, dịch mất qua ba đường chính:
• Nốt phồng nước.
• Sưng nề quanh thương tổn.
• Trực tiếp tại chỗ bị thương.
Dù sự mất dịch có thể không phải là chất lỏng chảy ra ngoài cơ thể nạn nhân
khiến chúng ta có thể thấy được, tuy nhiên chất dịch này lại thoát ra khỏi máu dưới
dạng một chất màu vàng nhạt gọi là huyết tương. Vì vậy bỏng nặng thường gây tử
vong.
Nguy cơ thứ hai khi bị bỏng là nhiễm trùng. Mô tổn thương hầu như không thể
chống lại nguy cơ nhiễm trùng và các vấn đề nghiêm trọng khác có thể phát sinh một
thời gian sau tổn thương ban đầu. Nguy cơ nhiễm trùng gia tăng theo kích thước và độ
sâu của vết bỏng, và nạn nhân cũng có thể bị sốc.
CÁCH XÁC ĐỊNH MỨC NGHIÊM TRỌNG CỦA MỘT VẾT BỎNG
Những vết bỏng nhỏ có thể điều trị an toàn tại nhà hoặc nhờ bác sĩ hay dược sĩ
tại điạ phương.
Có hai điểm chính để xem xét và quyết định xem một vết bỏng có cần thêm xử
trí cấp cứu không:
• Độ sâu vết bỏng.
• Kích thước vết bỏng.


×