Tải bản đầy đủ (.docx) (88 trang)

0097 giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu tại NHTM CP á châu chi nhánh thanh trì luận văn thạc sỹ kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (814.6 KB, 88 trang )


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

TRƯƠNG THỊ HƯƠNG

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CO PHẦN Á CHÂU
CHI NHÁNH THANH TRÌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2015


..............................

_

_ ∣a

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

TRƯƠNG THỊ HƯƠNG

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CO PHẦN Á CHÂU
CHI NHÁNH THANH TRÌ

Chun ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG


Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN XUÂN ĐỒNG

HÀ NỘI - 2015

St

—⅛


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu độc lập, khơng
có sự sao chép của bất kỳ tài liệu nào đã được công bố. Các số liệu, thơng tin
sử dụng là trung thực, có căn cứ và được trích dẫn theo đúng quy định.
Tơi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả

Trương Thị Hương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀNỢ XẤU CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI....................................................................................5
1.1. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...............................................................5
1.1.1. Khái niệm...............................................................................................5

1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại...................................................5
1.1.3. Hoạt động của ngân hàng thương mại...................................................8
1.2. RỦI RO TÍN DỤNG...............................................................................10
1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng.....................................................................10
1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng.......................................................................11
1.3. NỢ XẤU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.............................................11
1.3.1. Khái niệm nợ xấu.................................................................................11
1.3.2. Phân loại nợ xấu...................................................................................13
1.3.3. Trích lập dự phịng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro....................15
1.3.4. Các dấu hiệu nhận biết nợ xấu.............................................................16
1.3.5. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu.............................................................19
1.3.6. Ảnh hưởng của nợ xấu đến ngân hàng thương mại và nền kinh tế.....21
1.4. KINH NGHIỆM XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI TIÊU BIỂU Ở VIỆT NAM..................................................22
1.4.1 .Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.................... 22
1.4.2. Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội..........................................23
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu Chi nhánh Thanh trì........................................................................................ 23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................... 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU - CHI NHÁNH THANH TRÌ............25


2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH THANH TRÌ............................................................................25
2.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu...........25
2.1.2. Quá trình thành lập, chức năng nhiệm vụNgân hàng Thương mại cổ
phần Á Châu - Chi nhánh Thanh Trì...............................................................28
2.1.3. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu Chi nhánh Thanh Trì....................................................................................... 31
2.2. TÌNH HÌNH NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN
Á CHÂU - CHI NHÁNH THANH TRÌ.........................................................41
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU - CHI NHÁNH THANH TRÌ............43
2.3.1. Thực trạng quản lý nợ xấu.................................................................. 43
2.3.2. Thực trạng xử lý nợ xấu......................................................................45
2.4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.........................................................................49
2.5. HẠN CHẾ QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU....................................... 50
2.6. NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA..........................53
2.6.1. Nguyên nhân hạn chế..........................................................................53
2.6.2. Những vấn đề đặt ra.............................................................................54
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...............................................................................55
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠINGÂN
HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU - CHI NHÁNH THANH TRÌ............56
3.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN......................................56
3.1.1. Định hướng phát triển chung của Ngân hàng thương mại cổ phần Á
Châu - Chi nhánh Thanh Trì........................................................................... 56
3.1.2. Định hướng hạn chế và xử lý nợ xấu...................................................57
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU.....58
3.2.1. Nhóm giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu trong cho vay.........................58


3.2.2. Nhóm giảiDANH
pháp xửMỤC
lý nợCHỮ
xấu..............................................................
KÝ HIỆU VIẾT TẮT
63
3.2.3. Nhóm các giải pháp hỗ trợ...................................................................66
3.3.

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ......................................................68


3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ..................................................................... 68
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước.................................................... 70
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng thươngmại cổ phần Á Châu.......................71
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................... 72
STT

~

KẾT LUẬN.....................................................................................................73
Chữ/Ký hiệu
Giải thích

ĩ

ACB

Ngân hàng Thương mại cổ phần A Châu

2

ACB Thanh Trì

Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu - Chi
nhánh Thanh Trì

3

CBTD


Cán bộ tín dụng

4

CIC

5

NHTM

Ngân hàng thương mại

6

RRTD

Rủi ro tín dụng

T

TCKT

Tổ chức kinh tế

8

TCTD

Tổ chức tín dụng


9

TSBĐ

Tài sản bảo đảm

ĩ0

XHTD

Xếp hạng tín dụng

Trung tâm thơng tin tín dụng



DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1 Nguồn vốn huy động của ACB Thanh Trì giai đoạn 2012- 2014 .. 33
Bảng 2.2: Dư nợ theo ngành nghề kinh doanh giai đoạn 2012-2014..............37
Bảng 2.3: Dư nợ theo kỳ hạn cho vay giai đoạn 2012- 2014..........................38
Bảng 2.4: Dư nợ theo thành phần kinh tếgiai đoạn 2012- 2014.....................39
Bảng 2.5: Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2012- 2014.........................40
Bảng 2.6:Tình hình nợ xấu tại ACB Thanh Trì giai đoạn 2012- 2014............42
Bảng 2.7: Kết quả thu hồi nợ xấu của Chi nhánh giai đoạn 2012- 2014........49

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tổng nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng giai
đoạn 2012 - 2014.............................................................................................34
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tổng nguồn vốn theo kỳ hạn tiền gửi giai đoạn 20122014..35
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền tệ giai đoạn 2012- 2014..........36
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ mơ hình tổ chức Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu Chi nhánh Thanh Trì.......................................................................................31



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng được coi như huyết
mạch của nền kinh tế, trong đó ngân hàng Trung ương nhưhệ thống máy bơm
vàngân hàng thương mại (NHTM)là hệ thống ống dẫn. Hệ thống ngân hàng
hoạt động thông suốt, lành mạnh là cơ sở để nguồn lực tài chính được lưu
thơng, phân bổ và sử dụng có hiệu quả, từ đó thúc đẩy tăng trưởng nềnkinh tế.
Đối với NHTM, tín dụng là hoạt động quan trọng hàng đầuvì nó chiếm
tỷ trọng cao trong tổng tài sản và đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho tổ chức
này. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng cũng chứa đựngrất nhiều rủi ro bởi vấn đề
nợ xấu luôn thường trực và là điều tất yếu. Rủi ro này thực sự nghiêm trọng
khi nó vượt q mức kiểm sốt của NHTM.
Cơn địa chấn khủng hồng tài chính tồn cầu 2008 đã qua đi nhưng di
chứng và ảnh hưởng của nó đối với kinh tế tồn cầu là vô cùng nghiêm trọng.
Nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng là sự mất khả năng thanh toán dẫn tới phá
sản của một số NHTM lớn ở Mỹ. Hơn bao giờ hết, trong giai đoạn hậu khủng
hoảng tài chính 2008 vấn đề nợ xấu của các NHTM là chủ đề nóng bỏng được
các quốc gia, các ngân hàng thực sự quan tâm. Ở Việt Nam, năm 2011, nợ
xấu của NHTMlên tới 10% dư nợ của các ngân hàng, điều đó đã tác động xấu
đến nền kinh tế nói chung và hoạt động của hệ thống ngân hàng nói riêng.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) là một trong những
NHTM hàng đầu tại Việt Nam hiện nay.Trong suốt hơn 20 năm phát triển,
ACB luôn khẳng định vị thế tốp đầu của mình trên thị trường tài chính, tiền tệ
trong nước. Tính đến năm 2014, ACB có tổng cộng trên 346 chi nhánh và
phòng giao dịch hoạt động tại 47 tỉnh thành trong cả nước, trong đó có chi
nhánh Thanh Trì. Cũng như nhiều NHTM khác ở Việt Nam, Ngân hàng

thương mại Cổ phần Á Châu - Chi nhánh Thanh Trì (ACB Thanh Trì) cũng


2

đang phải đối mặt với những rủi ro, thách thức lớn trong hoạt động kinh
doanh, đặc biệt trong những năm gần đây, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này có
chiều hướng tăng cao.
Do vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống thực trạng quản lýnợ
xấu của ACB Thanh Trì để đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế và xử lý nợ
xấu đối với ngân hàng này là một vấn đề có ý nghĩa thực tiễn cao. Xuất phát
từ thực tế nêu trên, tác giả lựa chọn việc nghiên cứu đề tài “Giải pháp hạn
chế và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu - Chi
nhánh Thanh Trì” làm chủ đềnghiên cứu luận văn thạc sĩ chun ngành Tài
chính - Ngân hàng.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Chủ đề nợ xấu của ngân hàng nói chung là một trong những chủ đề
được đề cập nhiều nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008
đến nay bởi tính chất và mức độ ảnh hưởng sâu rộng của nó đối với kinh tế
thế giới cũng như kinh tế Việt Nam. Đây cũng là vấn đề được nhiều học giả
và các chuyên gia kinh tế trong nước và quốc tế quan tâm nghiên cứu dưới
các góc độ và cách tiếp cận khác nhau. Có thể kể đến một số bài viết như:
“Thực trạng nợ xấu tại các ngân hàng Việt Nam và giải pháp tháo gỡ” của tác
giả Nguyễn Thị Mùi, “Giải pháp nào cho “bài toán ” nợ xấu ở Việt Nam” của
tác giả Vũ Cơng Ty, “Lựa chọn mơ hình xử lý nợ xấu ở Việt Nam” của tác giả
Nguyễn Thị Kim Thanh hay “Kinh nghiệm xử lý nợ xấu tại một số nước và
hàm ý cho Việt Nam” của tác giả Phạm Hữu Hồng Tháiđăng trên Tạp chí Tài
chính số 11-2012...
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một cơng trình khoa học nào nghiên
cứu một cách độc lập, có hệ thống về vấn đề nợ xấu tại ACB Thanh Trì. Do

vậy, đề tài “Giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Á Châu - Chi nhánh Thanh Trì” là một cơng trình khoa học độc lập,


3

nghiêm túc của tác giả luận văn trên cơ sở kế thừa và tham khảo những thành
tựu của các công trình nghiên cứu có liên quan đã được cơng bố trước đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về nợ xấu và kinh
nghiệm quản lý, xử lý nợ xấu ở một số NHTM tiêu biểu tại Việt Nam, đề tài
phân tích thực trạng quản lý nợ xấu tại ACB Thanh Trì từ đó đề xuất giải
pháp hạn chế và xử lý nợ xấu tại ngân hàng này trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tàiphải giải quyết những
nhiệm vụ cơ bản sau:
- Làm rõ một số lý luận cơ bản về nợ xấu của NHTM (khái niệm, bản
chất, nguyên nhân, tác động và dấu hiệu nhận biết).
- Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý và xử lý nợ xấu của một số NHTM
tiêu biểu ở Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nợ xấu tại ACB Thanh Trì.
- Đề xuất giải pháp nhằm hạn chế và xử lý nợ xấu tại ACB Thanh Trì.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu đề tài: vấn đề quản lý nợ xấu tại ACB Thanh
Trì.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Nội dung đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạngquản lý và xử lý
nợ xấu tại ACB Thanh Trì.
+ Thời gian nghiên cứu: giai đoạn 2012-2014.

5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
- Đề tài vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch
sử
để làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về nợ xấu của NHTM.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh


4

được sử dụng trong đề tài để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nợ xấu tại
ACB Thanh Trì từ đó đưa ra các nhận xét về những kết quả đạt được, tồn tại,
hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục
bảng biểu, đề tài được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1. Những lý luận cơ bản về nợ xấu của ngân hàng thương mại
Chương 2. Thực trạng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Á Châu - Chi nhánh Thanh Trì
Chương 3. Giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Á Châu - Chi nhánh Thanh Trì


5

CHƯƠNG 1
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀNỢ XẤU
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1. Khái niệm
Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất của thị

trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung. Tùy thuộc vào tính chất
và mục tiêu hoạt động, hệ thống ngân hàng bao gồm NHTM, ngân hàng phát
triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách..., trong đó NHTM thường
chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mơ tài sản, thị phần và số lượng. NHTM được
xem là một trung gian tài chính có chức năng dẫn vốn từ nơi có khả năng
cung ứng vốn đến nơi có nhu cầu vốn nhằm tạo điều kiện cho đầu tư phát
triển kinh tế.
Theo Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD) số 47/2010/QH12 thì “Ngân
hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động
ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này
nhằm mục tiêu lợi nhuận”.
1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại
1.1.2.1. Chức năng trung gian tín dụng
Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất
của NHTM vì nó phản ánh bản chất là đi vay để cho vay, nó quyết định sự tồn
tại và phát triển của ngân hàng. Đồng thời nó cũng là cơ sở để thực hiện các
chức năng khác.
Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là
"cầu nối" giữa người dư thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Thơng qua
việc huy động các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, NHTM hình thành quỹ


6

cho vay để cung cấp tín dụng cho nền kinh tế. Chức năng này góp phần tạo
lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền, ngân hàng và người đi vay,
đồng thời thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

- Người gửi tiền thu được lợi từ khoản vốn tạm thời nhàn rỗi của mình
dưới hình thức lãi tiền gửi mà ngân hàng trả. Hơn nữa, ngân hàng cịn đảm

bảo cho họ sự an tồn về khoản tiền gửi và cung cấp các dịch vụ thanh toán
tiện lợi cho người gửi tiền.
- Đối với người đi vay, họ sẽ thoả mãn được nhu cầu vốn để kinh
doanh, chi tiêu, thanh tốn mà khơng phải mất nhiều chi phí cho việc tìm
kiếm nơi cung ứng vốn tiện lợi, chắc chắn và hợp pháp.
- Đối với NHTM, họ sẽ kiếm được nguồn thu cho bản thân mình
từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi hoặc hoa hồng mơi
giới. Nguồn thu này chính là cơ sở để tồn tại và phát triển của NHTM.
- Đối với nền kinh tế, chức năng này có vai trò quan trọng trong việc
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì nó đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo quá trình
tái sản xuất được thực hiện liên tục. NHTM đã biến vốn nhàn rỗi không hoạt
động thành vốn hoạt động, kích thích q trình ln chuyển vốn, thúc đẩy sản
xuất kinh doanh phát triển.
1.1.2.2.
Chức năng trung gian thanh toán
NHTM làm trung gian thanh tốn khi nó thực hiện thanh tốn theo u
cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán
tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền
thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Ở đây NHTM đóng vai


7

trò là người "thủ quỹ" cho các doanh nghiệp và cá nhân bởi ngân hàng là
người giữ tài khoản của họ.
Việc các NHTM thực hiện chức năng trung gian thanh tốn có ý nghĩa
rất to lớn đối với tồn bộ nền kinh tế, cung cấp cho khách hàng nhiều phương
tiện thanh tốn thuận lợi. Nhờ đó, các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất
nhiều chi phí, thời gian và đảm bảo được việc thanh tốn an tồn, thúc đẩy
lưu thơng hàng hố, đẩy nhanh tốc độ thanh tốn, tốc độ lưu chuyển vốn, từ

đó góp phần phát triển kinh tế. Đồng thời, việc thanh tốn khơng dùng tiền
mặt qua ngân hàng giúp tiết kiệm các khoản chi phí như chi phí in ấn, đếm
nhận, bảo quản tiền...
Đối với NHTM, chức năng này góp phần tăng thêm thu nhập cho ngân
hàng thơng qua việc thu lệ phí thanh tốn. Thêm nữa, nó lại làm tăng nguồn
vốn
cho vay của ngân hàng thể hiện trên số dư có trong tài khoản tiền gửi của
khách
hàng. Chức năng này là cơ sở hình thành chức năng tạo tiền của NHTM.
1.1.2.3.
Chức năng "tạo tiền"
Khi có sự phân hố trong hệ thống ngân hàng, hình thành nên ngân
hàng phát hành và các ngân hàng trung gian thì ngân hàng trung gian khơng
cịn thực hiện chức năng phát hành giấy bạc ngân hàng nữa. Nhưng với chức
năng trung gian tín dụng và trung gian thanh tốn, NHTM có khả năng tạo ra
tiền tín dụng (hay tiền ghi sổ) thể hiện trên tài khoản tiền gửi thanh toán của
khách hàng tại NHTM.
Ban đầu từ những khoản tiền dự trữ tăng lên, NHTM sử dụng để cho
vay bằng chuyển khoản, sau đó những khoản tiền này sẽ được quay lại
NHTM một phần khi những người sử dụng tiền gửi vào dưới dạng tiền gửi
khơng kỳ hạn. Q trình này tiễp diễn trong hệ thống ngân hàng và tạo nên
một lượng tiền gửi (tức tiền tín dụng) gấp nhiều lần số dự trữ tăng thêm ban
đầu. Mức mở rộng tiền gửi phụ thuộc vào hệ số mở rộng tiền gửi. Hệ số này


8

phụ thuộc vào tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ vượt mức và tỷ lệ giữ tiền mặt
so với tiền gửi thanh tốn của cơng chúng.
Các chức năng của NHTM có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung, hỗ trợ

cho nhau, trong đó chức năng trung gian tín dụng là chức năng cơ bản nhất,
tạo cơ sở cho việc thực hiện các chức năng sau. Đồng thời khi ngân hàng thực
hiện tốt chức năng trung gian thanh tốn và chức năng tạo tiền lại góp phần
làm tăng nguồn vốn tín dụng, mở rộng hoạt động tín dụng.
1.1.3. Hoạt động của ngân hàng thương mại
a. Hoạt động huy động vốn
Đây là hoạt động đặc trưng trong kinh doanh của NHTM, nó có ý nghĩa
quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của ngân hàng. Các NHTM có
thể huy động các nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế và dân cư bằng
nhiều hình thức khác nhau:
- Hoạt động nhận tiền gửi: Thường chiếm tỉ trọng rất cao trong tổng
nguồn vốn huy động của NHTM do các ngân hàng đã chú trọng đến việc đa
dạng hóa các loại tiền gửi khơng kì hạn, tiền gửi có kì hạn, trong mỗi loại lại
chia ra thành nhiều loại khác nhau đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Huy động từ phát hành công cụ nợ: Chủ yếu là phát hành kỳ phiếu và
trái phiếu. Kỳ phiếu chủ yếu dùng để huy động vốn ngắn hạn. Trái phiếu phát
hành để huy động vốn trung - dài hạn. Hình thức huy động này mang tính ổn
định hơn, làm tăng khả năng huy động vốn của NHTM trong thời gian ngắn
và hoàn toàn chủ động trong huy động vốn. Đây là hình thức thường được sử
dụng vì thời gian huy động rất ngắn, trong khi lãi suất có được lại tương đối
cao, do đó ngân hàng thường phát hành trái phiếu khi cần vốn đột xuất.
- Huy động vốn từ vay ngân hàng trung ương: Thường là hình thức huy
động cuối cùng trong hoạt động huy động vốn của các NHTM, áp dụng trong
việc vay để đảm bảo duy trì dự trữ bắt buộc hay thiếu hụt thanh tốn. Hình


9

thức huy động này thường làm giảm uy tín của NHTM trên thị trường. Ở Việt
Nam, hình thức này chịu sự quản lí của Ngân hàng Trung ương cả về khối

lượng vay và lãi suất đi vay.
- Huy động từ nợ khác: Bao gồm huy động các khoản ủy thác; tiền ký
quỹ các khoản nợ thuế chưa nộp, lương chưa trả... Đây là hình thức huy động
mang tính thụ động và thường có khối lượng nhỏ, khơng đáng kể.
b. Hoạt động sử dụng vốn
Hoạt động sử dụng vốn là nghiệp vụ trực tiếp có thể mang lại lợi nhuận
cho ngân hàng. Hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng có hiệu quả sẽ nâng
cao uy tín và quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.
Do vậy, ngân hàng cần phải nghiên cứu và đưa ra chiến lược sử dụng vốn của
mình hợp lý. Hoạt động sử dụng vốn bao gồm hoạt động cho vay, hoạt động
đầu tư, hoạt động dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và các hoạt động khác.
- Hoạt động cho vay: Là hoạt động quan trọng nhất trong hoạt động sử
dụng vốn của các NHTM. Theo thống kê, khoảng 60 - 70% thu nhập của ngân
hàng là từ các hoạt động cho vay. Thành công hay thất bại của ngân hàng tùy
thuộc chủ yếu vào việc thực hiện kế hoạch tín dụng và thành cơng của tín
dụng xuất phát từ chính sách cho vay của ngân hàng nhưng ngược lại đó cũng
là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro.
- Hoạt động đầu tư: Là hoạt động mà ngân hàng sử dụng một phần giá
trị tiền tệ do mình tạo lập để mua sắm và nắm giữ các tài sản nhằm mục đích
lợi nhuận. Có hai hình thức đầu tư chủ yếu của NHTM là đầu tư vào mua bán
kinh doanh các loại chứng khốn hoặc đầu tư góp vốn vào các doanh nghiệp,
các công ty khác và đầu tư vào trang thiết bị tài sản cố định phục vụ cho hoạt
động kinh doanh của ngân hàng.
- Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: Để thực hiện được các
dịch vụ thanh toán giữa các doanh nghiệp thông qua ngân hàng, NHTM được


10

mở tài khoản cho khách hàng trong và ngoài nước. Ngoài ra, chi nhánh của

NHTM được mở tài khoản tiền gửi tại chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh,
thành phố nơi đặt trụ sở chính. Các dịch vụ này bao gồm:cung ứng các
phương tiện thanh toán; thanh toán trong nước cho khách hàng; thanh toán
quốc tế và kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, đá quý; thu hộ, chi hộ các tổ chức
và cá nhân; phát triển các sản phẩm ngân hàng điện tử; các sản phẩm khác
như giữ hộ tài sản, thanh tốn séc...
- Các hoạt động khác:Góp vốn đầu tư, mua cổ phần của doanh nghiệp,
tổ chức tín dụng khác từ nguồn vốn tự có để đa dạng hóa danh mục đầu tư,
hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh doanh; tham gia thị trường tiền tệ;
hoạt động ủy thác và đại lý liên quan đến hoạt động ngân hàng, kể cả việc
quản lý tài sản, vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng.
1.2. RỦI RO TÍN DỤNG
1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng (RRTD) là khoản lỗ tiềm tàng vốn có được tạo ra khi
cấp tín dụng cho khách hàng. Bất kỳ một khoản tín dụng nào được cấp ra đều
phải tuân thủ theo 3 nguyên tắc: Khoản tín dụng đó phải được sử dụng đúng
mục đích và có hiệu quả; khoản tín dụng đó phải có tài sản bảo đảm (TSBĐ);
khoản tín dụng đó phải được hồn trả cả vốn và lãi đúng kỳ hạn đã cam kết.
Tuy nhiên trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, vì
một lý do nào đó có thể là chủ quan hoặc khách quan khiến cho nguyên tắc
thứ 3 bị vi phạm, tức là khoản tín dụng đó khơng được hoàn trả đúng kỳ hạn
đã cam kết. Điều này sẽ làm cho ngân hàng chịu một khoản tổn thất như thiếu
vốn khả dụng, mất khả năng thanh toán... những tổn thất này người ta gọi là
rủi ro tín dụng.
Như vậy, có thể khái qt “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng
là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân


11


hàng nước ngồi do khách hàng khơng thực hiện hoặc khơng có khả năng
thực hiện một phần hoặc tồn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng
- Rủi ro do khơng hồn trả nợ đúng hạn (Rủi ro đọng vốn): Khi thiết
lập
mối quan hệ tín dụng, ngân hàng và khách hàng phải quy ước về khoảng thời
gian hoàn trả nợ vay. Tuy nhiên đến thời hạn mà ngân hàng vẫn chưa thu hồi
được vốn vay, những tổn thất xảy ra trong trường hợp này người ta gọi là rủi
ro khơng hồn trả nợ đúng hạn. Khi đó có thể dẫn tới đơng cứng các khoản
vốn, điều này sẽ gây ảnh hưởng tới kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng,gây
cản trở và khó khăn cho việc chi trả người gửi tiền.
- Rủi ro do khơng có khả năng trả nợ (Rủi ro bị mất vốn một phần hoặc
toàn bộ): Là rủi ro xảy ra trong trường hợp khách hàng đi vay đã mất khả
năng chi trả. Do vậy ngân hàng chỉ cịn trơng chờ vào giá trị phát mại TSBĐ
của khách hàng để đỡ một phần nợ gốc. Tuy nhiên vấn đề này hết sức khó
khăn vì các lý do:
+ Giá trị của TSBĐ phát mại bị giảm giá rất nhiều so với thời điểm
thẩm định ban đầu.
+ TSBĐ rất khó phát mại.
+ Giá trị của TSBĐ phát mại thường bị chia sẻ với các chủ nợ ưu tiên
trước như: nộp thuế cho nhà nước, trả lương cho cán bộ, nhân viên.
1.3. NỢ XẤU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3.1. Khái niệm nợ xấu
Nợ xấu thường được nhắc đến với các thuật ngữ “bad debt”, “nonpreforming loan”,... Nó được hiểu là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá
hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ,
điều này thường xảy ra khi khách hàng vay đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu
tán tài sản. Tuy nhiên, hiện nay đang tồn tại khá nhiều quan niệm về nợ xấu.


12


Nhóm chuyên gia tư vấn Advisory Expert Group của Liên Hợp Quốc
cho rằng định nghĩa về nợ xấu không nên mang tính chất mơ tả mà chỉ nên
được sử dụng như hướng dẫn cho các ngân hàng. Nhóm chuyên gia tư vấn
Advisory Expert Group thống nhất định nghĩa như sau: “Một khoản nợ được
coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi
chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo
thỏa thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có
lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh tốn đầy
đủ”. Nói cách khác, nợ xấu được xác định trên 2 yếu tố: quá hạn trên 90 ngày;
khả năng trả nợ bị nghi ngờ.
Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng không đưa ra định nghĩa cụ thể
về nợ xấu. Tuy nhiên, trong các hướng dẫn thông lệ chung tại nhiều quốc gia
về quản lý RRTD, Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng xác địnhkhoản nợ bị
coi là khơng có khả năng hoàn trả khi một trong hai hoặc cả hai điều kiện sau
xảy ra: Ngân hàng thấy người vay không có khả năng trả nợ đầy đủ khi ngân
hàng chưa thực hiện hành động gì để cố găng thu hồi; người vay đã quá hạn
trả nợ quá 90 ngày. Dựa trên hướng dẫn ngày, nợ xấu sẽ bao gồm toàn bộ các
khoản cho vay đã quá hạn 90 ngày và có dấu hiệu người đi vay khơng trả
được nợ.
Tổ chức Tiền tệ Thế giới trong hướng dẫn tính tốn các chỉ số lành
mạnh tài chính của các quốc giađã đưa ra định nghĩa về nợ xấu như sau: “một
khoản vay được coi là nợ xấu khi quá hạn thanh toán gốc hoặc lãi 90 ngày
hoặc hơn; khi các khoản lãi suất đã quá hạn 90 ngày hoặc hơn đã được vốn
hóa, cơ cấu lại, hoặc trì hỗn theo thỏa thuận; khi các khoản thanh toán đến
hạn dưới 90 ngày nhưng nhận thấy những dấu hiệu rõ ràng người vay sẽ
không thể hoàn trả nợ đầy đủ (người vay phá sản). Sau khi khoản vay được
xếp vào danh mục nợ xấu, nó hoặc bất cứ khoản vay thay thế nào cũng nên



13

được xếp vào danh mục nợ xấu cho tới thời điểm phải xóa nợ hoặc thu hồi
được lãi và gốc của khoản vay đó hoặc thu hồi được khoản vay thay thế.
Tại Việt Nam, theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01
năm 2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập
dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của
TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngồi định nghĩanợ xấu là các khoản nợ
thuộc các nhóm 3, 4, 5 bao gồm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả
năng mất vốn.
1.3.2. Phân loại nợ xấu
Phân loại nợ xấu được hiểu là quá trình các ngân hàng xem xét các
danh mục cho vay và đưa khoản vay vào các nhóm khác nhau dựa trên rủi ro
và điểm tương đồng của khoản vay. Việc thường xuyên xem xét và phân loại
nợ giúp các ngân hàng có thể kiểm soát chất lượng danh mục cho vay và
trong trường hợp cần thiết, sẽ có các biện pháp xử lý các vấn đề phát sinh.
Căn cứ Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18 tháng 3 năm 2014 về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 02/2013/TT-NHNN và Thông tư
số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 có quy định cụ thể về
phân loại nợ như sau:
a. Theo tiêu chí định lượng
- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Nợ quá hạn từ 91 ngày đến
180 ngày; Nợ gia hạn nợ lần đầu; Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng
không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; Nợ đang thu hồi
theo kết luận thanh tra; Nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại
khoản 2 và khoản 3 Điều 10. Ngoài ra, các khoản nợ sau đây được xếp vào nợ
nhóm 3:
+ Nợ của khách hàng hoặc bên bảo đảm là tổ chức, cá nhân thuộc đối
tượng mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi khơng được cấp



14

tín dụng theo quy định của pháp luật;
+ Nợ được bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc
cơng ty con của tổ chức tín dụng hoặc tiền vay được sử dụng để góp vốn vào
một tổ chức tín dụng khác trên cơ sở tổ chức tín dụng cho vay nhận tài sản
bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp;
+ Nợ khơng có bảo đảm hoặc được cấp với điều kiện ưu đãi hoặc giá trị
vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
khi cấp cho khách hàng thuộc đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định
của pháp luật;
+ Nợ cấp cho các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng
hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm sốt có giá trị vượt
các tỷ lệ giới hạn theo quy định của pháp luật;
+ Nợ có giá trị vượt quá các giới hạn cấp tín dụng, trừ trường hợp được
phép vượt giới hạn, theo quy định của pháp luật;
+ Nợ vi phạm các quy định của pháp luật về cấp tín dụng, quản lý
ngoại hối và các tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngồi;
+ Nợ vi phạm các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay,
chính
sách dự phịng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi.
- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:Nợ q hạn từ 181 ngày đến 360
ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời
hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều 10 quá hạn từ 30 ngày đến 60
ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi; Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra
nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được; Nợ
được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều10; Nợ

phải phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 11 Điều 9 Thông tư này.


15

- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:Nợ quá hạn trên 360
ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo
thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ
hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; Nợ cơ cấu lại thời
hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; Khoản
nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều 10 chưa thu hồi được trong thời gian
trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;Nợ phải thu hồi theo kết luận
thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra trên 60 ngày mà
vẫn chưa thu hồi được; Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được Ngân
hàng Nhà nước cơng bố đặt vào tình trạng kiểm sốt đặc biệt, chi nhánh ngân
hàng nước ngồi bị phong tỏa vốn và tài sản; Nợ được phân loại vào nhóm 5
theo quy định tại khoản 3 Điều 10; Nợ phải phân loại vào nhóm 5 theo quy
định tại khoản 11 Điều 9 Thơng tư này.
b. Theo tiêu chí định tính
- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
Các khoản nợ được TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là
khơng có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được
TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngồi đánh giá là có khả năng tổn thất.
- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được TCTD, chi
nhánh ngân hàng nước ngồi đánh giá là có khả năng tổn thất cao.
- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được
TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là khơng cịn khả năng thu
hồi, mất vốn.
1.3.3. Trích lập dự phịng và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro
* Trích lập dự phịng rủi ro

Thơng tư 02/2013/TT-NHNN yêu cầu TCTD, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài trích lập hai loại dự phịng là dự phịng cụ thể và dự phòng chung.


16

Trong đó, dự phịng cụ thể là khoản tiền được trích lập để dự phịng cho
những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể, tỷ lệ trích lập dự
phịng cụ thể đối với các nhóm nợ 1, 2, 3, 4, 5 lần lượt là 0%, 5%, 20%, 50%
và 100%. Và số tiền dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,75%
tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.
* Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro
Khi khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp
luật, cá nhân bị chết, mất tích hoặc các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5
thì TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngồi sử dụng sự phịng cụ thể trích lập
theo quy định để xử lý rủi ro đối với khoản nợ đó.
Đối với trường hợp dự phịng cụ thể không đủ để xử lý khoản nợ,
TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải khẩn trương tiến hành việc phát
mại TSBĐ theo thỏa thuận với khách hàng và theo quy định của pháp luật để
thu hồi nợ.
Trường hợp sử dụng dự phòng cụ thể và số tiền thu được từ phát mại
tài sản không đủ bù đắp rủi ro của khoản nợ thì phải sử dụng dự phịng chung
để xử lý.
1.3.4. Các dấu hiệu nhận biết nợ xấu
a. Nhóm dấu hiệu phát sinh từ phía khách hàng
Thứ nhất, có những biểu hiện khơng bình thường trong mối quan hệ
giữa khách hàng với ngân hàng như:
- Khách hàng gây khó khăn cho ngân hàng trong q trình kiểm tra
theo định kỳ hoặc đột xuất tình hình sử dụng vốn vay, tình hình tài chính, hoạt
động sản xuất, kinh doanh của khách hàng mà khơng có sự giải thích rõ ràng,

minh bạch thuyết phục.
- Doanh nghiệp cố trì hỗn gửi các báo cáo tài chính theo u cầu hoặc
khơng có báo cáo về sự giải thích minh bạch thuyết phục.


×