Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

THỰC TRẠNG NỢ XẤU BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI VIETINBANK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.97 KB, 40 trang )

THỰC TRẠNG NỢ XẤU BIỆN PHÁP
NGĂN NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI
VIETINBANK – CN KHU CÔNG NGHIỆP
BÌNH DƯƠNG.
2.1 KHÁI QUÁT VỀ VIETINBANK
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của VIETINBANK.
Tên gọi: NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (VIETINBANK)
Tên giao dịch quốc tế: VIETINBANK FOR INDUSTRY AND TRADE
Trụ sở chính: 108 Trần Hưng Đạo – Hà Nội
Chủ tịch HĐQT: ông Phạm Huy Hùng
Tổng giám đốc: ông Phạm Xuân Lập
Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam (VIETINBANK), tiền
thân là Ngân Hàng Công Thương Việt Nam, được thành lập dưới tên gọi Ngân hàng
chuyên doanh Công Thương Việt Nam theo nghị định số 53/NĐ – HĐBT ngày 26/3/1988
của hội đồng Bộ trưởng ngày 14/11/1990.
Ngày 27/03/1993, Thồng đốc NHNN đã ký Quyết định số 67/QĐ – NH5 về việc
thành lập NHCTVN thuộc NHNN. Ngày 21/09/1996, được sự uỷ quyền của Thủ tướng
chính phủ. Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 285/QĐ – NH5 về việc thành lập lại
NHCTVN theo mô hình Tổng Công Ty Nhà Nước được quy định tại Quyết định số 90/QĐ
– TTg ngày 27/3/1994 của Thủ tướng Chính Phủ.
Ngày 23/9/2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định 1354/QĐ – TTg phê
duyệt phương án cổ phần hoá Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngày 2/11/2008, Ngân
hàng Nhà nước ký quyết định số 2604/QĐ – NHNN về việc công bố giá trị doanh nghiệp
Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngày 25/12/2008, Ngân hàng Công thương tổ chức
bán đấu giá cổ phần ra công chúng thành công và thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp
cổ phần.
Ngày 3/7/2009, Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 14/GP – NHNN thành lập và
hoạt động Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam. NHTMCP Công
thương Việt Nam chính thức hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu
số 0103038874 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tp.Hà Nội cấp ngày 3/7/2009.
Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển đến này, Vietinbank đã phát triển theo


mô hình ngân hàng đa năng với mạng lưới hoạt động được phân bố rộng khắp trên 56 tỉnh,
thành phố trong cả nước, bao gồm 01 Hội sở chính, 03 Sở giao dịch, 145 chi nhánh, 527
phòng giao dịch, 116 quỹ tiết kiệm, 1042 máy rút tiền tự động (ATM), 05 Văn phòng đại
diện, và 04 Công ty con bao gồm: Công ty cho thuê tài chính, Công ty cổ phần chứng
khoán Ngân hàng Công thương (VietinbankSC) và Công ty bất động sản và đàu tư tài
chính Ngân hàng Công thương Việt Nam và Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Công thương
Việt Nam, 3 đơn vị sự nghiệp bao gồm trung tâm thẻ, trung tâm Công nghệ thông tin.
Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Ngoài ra, NHCT còn góp vốn liên doanh vào
ngân hàng Indovina, góp vốn vào 8 công ty trong đó có công ty cổ phần Chuyển mạch tài
chính quốc gia Việt Nam. Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên, Công ty cổ phần cao su
Phước Hoà, Ngân hàng thương mại cổ phần Gia Định, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài
Gòn Công Thương…
Ngân hàng hiện tại có quan hệ đại lý với trên 800 ngân hàng, định chế tài chính trên
90 quốc gia, vũng lãnh thổ trên toàn thế giới. Theo báo cáo tài chính kiểm toán, tổng tài
sản và lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng tương ứng là 193.590 tỷ đồng và 1.804 tỷ đồng.
Từ năm 2001, Vietinbank đã là một trong những ngân hàng thương mại đầu tiên
giới thiệu thẻ thanh toán ra thị trường, phát triển mạng lưới ATM trên toàn quốc, cung cấp
dịch vụ ngân hàng tự động 24h/ngày, thu hút gần 2 triệu người sử dụng thẻ do ngân hàng
phát hành. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đang thực hiện triển khai các dịch vụ Internet
banking, Telephone banking, đã có các sản phẩm dịch vụ mới mang tiện ích cao và hiện đại
như: Dịch vụ thanh toán cước phí viễn thông, vận tải qua mạng, dịch vụ SMS, VN Pay,
VnTopup…
Đội ngũ cán bộ nhân viên Vietinbank được thử thách trong cơ chế thị trường, đã
liên tục được bổ sung, đào tạo, sắp xếp lại theo yêu cầu đổi mới và phát triển kinh doanh.
Hiện tại, đội ngũ cán bộ của ngân hàng có 13 nghìn người. Trong đó có 4250 là đảng viên,
25 cán bộ trình độ tiến sĩ, 460 cán bộ trình độ thạc sĩ, tốt nghiệp đại học và cao đẳng gần
11.000 cán bộ chiếm (88,3%). Các cơ chế, quy định, quy trình nghiệp vụ của Vietinbank
mang tính thống nhất, đầy đủ, tiên tiến, đáp ứng yêu cầu kinh doanh trong thời gian mới,
có thể kể đến bộ cẩm nang sổ tay tín dụng; 61 quy trình nghiệp vụ theo quy chuẩn khoa
học được cấp chứng nhận ISO.

Trong suốt 20 năm qua, bên cạnh hoàn thành tôt nhiệm vụ chính trị, NHCT VN luôn
là đơn vị đi đầu và đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển của cộng đồng thông qua
công tác đền ơn đáp nghĩa, công tác từ thiện mang đậm tính nhân văn, tổng số tiền trích từ
quỹ phúc lợi dành cho công tác xã hội đến nay là 85,5 tỷ đồng. Với những nỗ lự hoàn
thành tốt nhiệm vụ chính trị, góp phần không nhỏ tiến trình đổi mới, hội nhập nền kinh tế,
NHCT đã được Nhà nước, Chính phủ và các bộ ngành ghi nhận và tặng thưởng nhiều phần
thương cao quý như: 01 huân chương Độc lập hạng nhì, 01 huân chương Độc lập hạng ba,
03 tập thể được tặng thưởng danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”.
Với thế mạnh hiện có, NHCT VN đặt quyết tâm phát triển thành tập đoàn tài chính đa
năng, vững bước trên con đường hội nhập.
2.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng Công thương chi nhánh khu công nghiệp Bình
Dương.
2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển.
Quyết định thành lập số 041/QĐ – 09/1996 của Thống đốc NHNN về việc thành lập lại
NHCT VN theo mô hình Tổng công ty Nhà nước.
Căn cứ QĐ 327/QĐ – NH5 ngày 4/10/1997 của Thống đốc NHNN phê chuẩn điều lệ tổ
chức và hoạt động của NHCT VN.
Căn cứ vào quyết định số 362/QĐ – NH9 ngày 31/12/1996 của Thống đốc NHNN ban
hành quy chế uỷ quyền công chức, viên chức ngân hàng.
Căn cứ nghị quyết của HĐQT NHCT thông qua ngày 26/11/1999.
Theo đề nghị của trưởng phòng phát triển sản phẩm và thị trường NHCT VN và Giám
đốc Sở giao dịch II – TP Hồ Chí Minh.
Quyết định thành lập chi nhánh NHCT KCN Bình Dương có trụ sở đóng tại thị trấn Dĩ
An, huyện DĨ An, tỉnh Bình Dương trực thuộc Sở giao dịch II – Tp Hồ Chí Minh.
Quyết định số 007/QĐ – HĐQT – NHCT1 quyết định của HĐQT NHCT VN quyết
định nâng cấp chi nhánh NHCT KCN Bình Dương trực thuộc Sở giao dịch II NHCT VN
lên Chi nhánh thuộc NHCT kể từ ngày 1/2/2002.
Quyết định số 474/QĐ – HĐQT – NHCT1 quyết định chuyển đổi và đổi tên Chi nhánh
NHCT KCN Bình Dương thành Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh
KCN Bình Dương kể từ ngày 5/8/2009 cụ thể như sau:

Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh
KCN Bình Dương.
Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and
Trade – Binh Duong Industrial Zone Branch.
Tên viết tắt bằng tiếng Anh: Vietinbank – Binh Duong Industrial Jone Branch.
Địa chỉ: số 20 đường Độc Lập, KCN Sóng Thần 1, thị trấn Dĩ An, huyện Dĩ An, tỉnh
Bình Dương.
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức NHTMCP Công Thương Việt Nam Chi Nhánh KCN Bình
Dương.
PHÓ GIÁM ĐỐC
3
(Nguồn: Theo cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Chi nhánh KCN Bình Dương)
2.1.2.3 Những nghiệp vụ tại NHCT KCN Bình Dương
Huy động vốn
Phòng Giao dịch
Thuận An.
Phòng Tổ Chức
Hành Chính.
PHÓ GIÁM ĐỐC
1
Phòng Khách Hàng
Cá Nhân.
.
Phòng Khách Hàng
Doanh Nghiệp
Phòng Quản Lý Rủi
Ro và Nợ Có Vấn
Đề.

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC
2
Phòng Kiểm Soát
Nội Bộ.
Phòng Giao Dịch An
Bình.
Phòng Thông Tin
Điện Toán.
Phòng Ngân Quỹ.
Phòng Kế Toán.
Phòng Giao Dịch
Thủ Dầu Một.
 Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có ký hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và
dân cư.
 Nhận tiền gửi tiết kiệm dưới nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn, tiết kiệm không kỳ
hạn và có ký hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm tích luỹ…
 Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu…
Cho vay, đầu tư
 Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng VNĐ
 Tài trợ xuất nhập khẩu, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất
 Thấu chi, cho vay tiêu dùng…
Bảo lãnh
 Bảo lãnh: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán.
 Tái bảo lãnh
Thanh toán và tài trợ thương mại
 Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu, thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng
nhập khẩu.
 Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection), nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp
nhận hối phiếu (D/A)
 Chuyển tiền trong nước và quốc tế, chuyển tiền nhanh Western Union.

 Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc, chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản,
qua ATM, chi trả kiều hối…
Ngân quỹ
 Mua bán ngoại tệ (Spot, Forwarsd, Swap…)
 Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu…)
 Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ…
Thẻ và ngân hàng điện tử
 Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTER
CARD…)
 Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (CASH CARD)
 Internet banking, Phone banking, SMS banking
2.1.2.4 Kết quả hoạt động của NHCT chi nhánh KCN Bình Dương trong thời
gian qua.
Bám sát định hướng phát triển của NHCT VN, tập thể cán bộ công nhân viên NHCT
KCN Bình Dương đã đoàn kết một lòng quyết tâm phấn đấu, tạo những chuyển biến tích
cực để hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kinh doanh được NHCT VN giao trong
năm 2009.
 Tình hình nguồn vốn huy động
Trong công tác huy động vốn, quán triệt phương châm “Huy động để cho vay, đi vay để
cho vay”, NHCT KCN Bình Dương đã tăng cường huy động mọi nguồn vốn từ các tổ chức
kinh tế và dân cư. Ngoài các hình thức huy động truyền thống như tiền gửi tiết kiệm, chi
nhánh mở rộng triển khai các hình thức huy động khác như: phát hành giấy tờ có giá dưới
dạng kỳ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi, tiết kiệm dự thưởng,…với các mức lãi suất
linh hoạt, đồng thời tiếp tục mở rộng mạng lưới huy động, sử dụng các công cụ khuyến
mãi, quà tặng,…nhằm khuyến khích người gửi tiền. Bên cạnh việc duy trì mối quan hệ với
các tổ chức kinh tế, Chi nhánh luôn bám sát thị trường, xây dựng chính sách khách hàng,
đổi mới phong cách giao dịch và tăng cường công tác tiếp thị để thiết lập khách hàng mới.
Do vây, nguồn vốn huy động của chi nhánh không ngừng tăng cao. Điều này được thể hiện
qua:
Bảng 2.1. Nguồn vốn huy động 2007 – 2009

ĐVT: triệu đồng
Năm 2007 2008 2009
Nguồn vốn huy động 357.409 365.564 447.555
Mức tăng 8.155 81.991
Tốc độ tăng 2,3% 22,4%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh, NHCT KCN Bình Dương)
Nếu tổng nguồn vốn huy động đến cuói năm 2007 đạt 357,409 tỷ đồng thì đến năm
2008 đã đạt được 365,564 tỷ đồng, tăng 8,155 tỷ đồng tăng 2,3% so với năm 2007. Năm
2009, tổng nguồn vốn huy động đạt đươc 447,555 tỷ đồng, tăng 81,991 tỷ so với năm 2008
đạt tỷ lệ 22,4%. Như vậy, nguồn vốn huy động của Chi nhánh không chỉ tăng về mặt số
tuyệt đối mà còn tăng cả về tốc độ.
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động trong 3 năm 2007 – 2009 vẫn
luôn duy trì ổn định. Đây là một kết quả rất đáng kể và là một cố gắng rất lớn của chi
nhánh trong bối cảnh bên cạnh những biến động của nền kinh tế ảnh hưởng bất lợi đến
công tác huy động vốn như; lạm phát, tỷ giá vàng tăng,…là áp lực cạnh tranh gay gắt về lãi
suất, tâm lý đầu tư cảu khách hàng thay đổi, về chính sách thu hút trong huy động vốn giữa
các ngân hàng trên cùng địa bàn khu công nghiệp Bình Dương
Bảng 2.2.Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn.
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
2007 2008 2009
Số tuyệt
đối
Tỷ
trọng
Số tuyệt
đối
Tỷ
trọng
Số tuyệt

đối
Tỷ
trọng
Tiền gửi không kỳ
hạn
106.808 29,9% 110.848 30,3% 219.328 49,0%
Tiền gửi từ 12
tháng trở lên
77.556 21,7% 106.588 29,2% 17.300 3,9%
Tiền gửi từ 12
tháng trở xuống
173.045 48,4% 148.128 40,5% 210.927 47,1%
TỔNG CỘNG
357.409 100,0% 365.564 100,0% 447.555 100,0%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh)
Về cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn gửi thì tiền gửi có kỳ hạn dưới 12
tháng là chủ yếu, luôn chiếm tỷ trọng từ 40% trở lên cụ thể: năm 2007, tỷ trọng tiền gửi có
kỳ hạn dưới 12 tháng là 48,4%; năm 2008 là 40,5% và năm 2009 là 47,1%. Với tỷ trọng
này chi nhánh đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn và một phần nguồn vốn trung dài
hạn. Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên tăng qua 2 năm 2007, 2008 nhưng đến
năm 2009 thì bị giảm còn 3,9%. Có tình trạng này là do trong năm 2009 tình hình lãi suất
biến động liên tục, lãi suất ngắn hạn, trung hạn, dài hạn không chênh nhau lớn nên tâm lý
người gửi tiền không muốn đầu tư vào trung dài hạn mà chỉ gửi những kỳ hạn ngắn để
không bị thiệt thòi khi lãi suất thay đổi.
Như vậy, xét mảng huy động vốn có sự biến động mạnh ở mảng tiền gửi từ 12 tháng trở
lên. Một số khó khăn làm hạn chế khả năng huy động vốn như sau:
_Chỉ số giá tiêu dùng trong năm 2009 tăng khá cao ảnh hưởng đến tâm lý của khách
hàng, đặc biệt là khách hàng gửi tiết kiệm do lãi suất thực tế của tiền gửi thấp.
_Để huy động được vốn, các NHTM không ngừng tăng lãi suất. Trong môi trường cạnh
tranh gay gắt, lãi suất huy động của NHCT thường thấp hơn các NHTM khác làm giảm lợi

thế trong việc huy động tiền gửi dân cư.
_Sự thay đổi tâm lý của người dân (chuyển sang đầu tư chứng khoán, vàng, ngoại tệ…)
cũng ảnh hưởng đáng kể đến lượng vốn huy động vào ngân hàng.
_Nguồn vốn huy động năm 2009 đạt 552 tỷ đồng, tăng 69 tỷ đồng so với đầu quý và
tăng 205 tỷ đồng so với năm 2008, tương ứng tăng 59%. Đạt 100% kế hoạch quý và 100%
kế hoạch năm 2009. Trong đó:
_Tiền gửi doanh nghiệp 340 tỷ đồng, tăng 37 tỷ đồng so với đầu quý và tăng 160 tỷ
đồng so với cùng kỳ năm 2008, tương ứng tăng 88%.
_Tiền gửi tiết kiệm 212 tỷ đồng, tăng 31 tỷ đồng so với đầu quý và tăng 45 tỷ đồng so
với cùng kỳ năm 2008, tương ứng tăng 27%.
 Tình hình cho vay
_Dư nợ cho vay nền kinh tế 1117 tỷ đồng, tăng 58 tỷ đồng so với đầu quý và tăng 163
tỷ đồng so với 31/12/2008, tương ứng tăng 17%. Đạt 100% kế hoạch quý và đạt 100% kế
hoạch năm 2009. Trong quý IV, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đang
vay vốn dần khắc phục được khó khăn. Do đó, các doạnh nghiệp có xu hướng tăng nhu cầu
vay vốn để nhập nguyên liệu phục vụ sản xuất kinh doanh cho các tháng cuối năm và đầu
năm sau. Nhờ đó, dư nợ tại chi nhánh đến cuối quý đã tăng 58 tỷ đồng so với đầu quý.
_Dư nợ cho vay ngắn hạn: 957 tỷ đồng, tăng 53 tỷ đồng so với đầu quý và tăng 158 tỷ
đồng so với 31/12/2008. Đạt 100% kế hoạch quý và đạt 100% kế hoạch năm 2009, chiếm
86% tổng dư nợ.
_Dư nợ cho vay trung dài hạn: 160 tỷ đồng, tăng 5 tỷ so với đầu quý; giảm 11 tỷ đồng
so với 31/12/2008. Đạt 100% kế hoạch quý và đạt 100% kế hoạch năm 2009, chiếm 14%
tổng dư nợ. Chi nhánh đã cố gắng phấn đấu để dư nợ trung dài hạn không vượt chỉ tiêu do
NHTMCP CT VN giao.
_Dư nợ không có đảm bảo bằng tài sản là 29 tỷ đồng, chiếm 2,6% tổng dư nợ và nằm
trong kế hoạch được giao (4% tổng dư nợ)
_Dư nợ cho vay DNNN là 2 tỷ đồng, chiếm 0,2% tổng dư nợ và nằm trong kế hoạch
được giao (2% tổng dư nợ).
Không chỉ tập trung tăng trưởng nguồn vốn và dư nợ cho vay nền kinh tế, NHCT KCN
Bình Dương còn chú trọng phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đáp ứng nhu cầu

ngày càng cao của khách hàng, đồng thời tăng thu nhập cho chi nhánh từ các hoạt động
này. Năm qua, thu dịch vụ của ngân hàng đã đạt được 9.761 triệu tăng so với năm trước,
đạt % kế hoạch năm 2008 (chủ yếu tăng thu phí từ hoạt động cho vay 38 triệu, phí dịch vụ
hoạt động tài trợ thương mại 4.974 triệu, phí dịch vụ hoạt động chuyển tiền 2757 triệu, phí
dịch vụ hoạt động thẻ 459 triệu)
 Hoạt động phát hành thẻ
Về hoạt động thẻ ATM, số lượng thẻ chi nhánh đã mở được trong năm 2009 là 22799
thẻ, đạt 100 % kế hoạch năm 2009. Đây cũng là một nỗ lực rất lớn của chi nhánh, vượt lên
áp lực cạnh tranh trong kinh doanh thẻ trên địa bàn của hệ thống NHTMCP và các NHTM
nhà nước khác với chi nhánh mở thẻ hoàn toàn miễn phí và liên tục có khuyến mãi.
 Hoạt động thanh toán quốc tế
Hoạt động thanh toán quốc tế tại NHCT KCN Bình Dương trong năm vừa qua có sự
tăng trưởng đáng kể, trong đó:
Thanh toán mậu dịch:
Thanh toán nhập khẩu: 144.133 ngàn USD, tăng 35 ngàn USD so với năm trước.
Thanh toán xuất khẩu: 137.995 ngàn USD, tăng 26 ngàn USD so với năm trước.
Chi trả kiều hối:
Số lượt trả: 343 lượt, tăng 119 lượt so với năm trước.
Doanh số quy đổi USD: 450 ngàn USD, tăng 11 ngàn USD so với năm trước.
Hiện nay, hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh đang có xu hướng phát triển
mạnh, khách hàng ngày càng nhiều, theo đó đòi hỏi chi nhánh cần đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của khách hàng trong cả khâu chất lượng dịch vụ và cả phi dịch vụ, đảm bảo tính
linh hoạt, cạnh tranh hơn để có thể thu hút được ngày càng nhiều khách hàng.
 Về kết quả kinh doanh năm 2009:
Tính đến 31/12/2009, lợi nhuận đã trích lập dự phòng rủi ro chi nhánh đạt 32158 triệu
đồng, đạt 70% so với kế hoạch năm 2009, tăng 9.262 triệu đồng so với đầu quý và tăng
16.008 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2008, tương ứng tăng 99%.
Thu nhập từ hoạt động kinh doanh bình quân 12 tháng đạt 10.865 triệu đồng, lợi nhuận
hạch toán nội bộ trên 1 lao động đạt 469 triệu đồng
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG

THƯƠNG CHI NHÁNH KCN BÌNH DƯƠNG.
2.2.1 Các sản phẩm tín dụng
2.2.1.1 Các sản phẩm dành cho cá nhân
Cho vay chi phí du học
• Lãi suất vay vốn hợp lý, cạnh tranh;
• Thủ tục đơn giản, thuận tiện; mức cho vay lên đến 70% tổng chi phí.
• Phương thức cho vay linh hoạt;
• Đáp ứng kịp thời nhu cầu tài chính cho mục đích du học;
• Chuyển tiền trong nước và ra nước ngoài nhanh chóng, chính xác.
• Thời hạn cho vay: tối đa bằng thời gian khoá học cộng 03 năm.
Cho vay chứng minh tài chính
• Lãi suất vay vốn hợp lý, cạnh tranh.
• Thủ tục đơn giản, thuận tiện.
• Mức cho vay 100% tổng nhu cầu.
• Sản phẩm đa dạng, linh hoạt, trọn gói.
• Không yêu cầu quan hệ nhân thân với người du học.
Cho vay mua ô tô
• Lãi suất vay vốn hợp lý, cạnh tranh.
• Hỗ trợ về tài chính tới 70% giá trị chiếc xe mới hoặc 50% giá trị chiếc xe đã sử
dụng.
• Thời gian vay vốn linh hoạt tới 5 năm (mua xe mới) hoặc 4 năm (mua xe đã sử
dụng).
• Tài sản bảo đảm tiền vay có thể là chính chiếc xe mua.
Cho vay mua nhà dự án
• Mức cho vay lên đến 70% giá trị căn nhà.
• Thời hạn cho vay lên tới 20 năm.
• Mức lãi suất hợp lý, cạnh tranh, thay đổi phù hợp với thị trường.
• Phương thức trả nợ linh hoạt, theo nguồn thu nhập.
• Thế chấp bằng chính căn nhà mua.
Cho vay người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

• Mức cho vay lên đến 70% tổng chi phí.
• Thời hạn cho vay có thể dài hạn, tùy thuộc vào thời hạn hiệu lực của hợp đồng đi
làm việc tại nước ngoài đã được ký kết;
• Mức lãi suất hợp lý, cạnh tranh, thay đổi phù hợp với thị trường.
Cho vay kinh doanh tại chợ
• Có thể dùng quyền góp vốn/mua/thuê điểm kinh doanh tại chợ (ĐKDTC) để bảo
đảm nợ vay.
• Mức cho vay lên đến 50% giá trị quyền góp vốn/mua/thuê ĐKDTC.
• Thời hạn cho vay tối đa 12 tháng.
• Phương thức vay vốn đa dạng, linh hoạt, phù hợp với đặc điểm kinh doanh tại chợ;
• Mức lãi suất hợp lý, cạnh tranh, thay đổi phù hợp với thị trường.
Cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên
• Không cần tài sản bảo đảm hoặc bảo lãnh của doanh nghiệp;
• Giúp khách hàng giải quyết nhanh chóng các nhu cầu tiêu dùng cấp bách;
• Số tiền cho vay lên đến 300 triệu đồng.
• Thời hạn cho vay tối đa là 36 tháng.
• Lãi suất vay vốn hợp lý, cạnh tranh.
Cho vay tiêu dùng có bảo đảm bằng số dư tài khoản tiền gửi, sổ/thẻ tiết kiệm, GTCG.
• Giúp khách hàng giải quyết nhanh chóng các nhu cầu tiêu dùng cấp bách;
• Hạn mức vay được duyệt không hạn chế, tùy thuộc vào loại tiền gửi, sổ/thẻ TK,
GTCG.
• Thời hạn cho vay tối đa là 36 tháng.
• Giải quyết trong vòng 24 giờ làm việc.
• Lãi suất vay vốn hợp lý, cạnh tranh.
Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán
• Lãi suất vay vốn hợp lý, cạnh tranh.
• Số tiền vay ở mức tối đa, tùy thuộc vào số tiền bán chứng khoán đã được khớp lệnh
bán sau khi trừ đi lãi cho vay và phí liên quan đến khoản vay (nếu có).
• Thủ tục đơn giản, nhận tiền ngay trong ngày làm việc.
• Phương thức nhận tiền vay, trả nợ linh hoạt.

2.2.1.2 Các sản phẩm dành cho doanh nghiệp
1. Cho vay từng lần:
o Mỗi lần vay vốn, khách hàng và NHCT làm thủ tục vay vốn cần thiết và ký
kết hợp đồng tín dụng.
o NHCT áp dụng phương thức cho vay từng lần khi khách hàng vay có nhu cầu vay vốn
không thường xuyên. Mỗi lần có nhu cầu vay vốn, khách hàng lập hồ sơ vay vốn theo quy
định.
2. Cho vay theo hạn mức tín dụng:
o Cho vay theo hạn mức tín dụng được áp dụng đối với khách hàng vay có nhu cầu vay vốn
thường xuyên và có đặc điểm sản xuất – kinh doanh, luân chuyển vốn không phù hợp với
phương thức cho vay từng lần
o Căn cứ vào phương án, kế hoạch sản xuất, kinh doanh, nhu cầu vay vốn của khách hàng,
tài sản bảo đảm tiền vay, NHCT và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín
dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh.
3. Cho vay theo dự án đầu tư:
o NHCT cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống.
o Trường hợp trong thời gian chưa vay được vốn ngân hàng, khách hàng đã dùng nguồn vốn
huy động tạm thời khác để chi phí theo dự án được duyệt thì NHCT có thể xem xét cho vay
bù đắp nguồn vốn đó trên cơ sở phải có chứng từ pháp lý chứng minh rõ nguồn vốn đã sử
dụng trước.
o Trường hợp hết thời gian giải ngân theo lịch đã thoả thuận ban đầu mà khách hàng chưa sử
dụng hết mức vốn vay ghi trong hợp đồng tín dụng, nếu khách hàng đề nghị thì NHCT
xem xét có thể thoả thuận và ký kết bổ sung hợp đồng tín dụng tiếp tục phát tiền vay phù
hợp với tiến độ thi công cụ thể.
4. Cho vay trả góp:
o Khi vay, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả
cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.
5. Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng:
o NHCT chấp nhận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín

dụng để thanh toán tiềm mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động
hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của NHCTVN. Việc cho vay thông qua nghiệp vụ phát
hành và sử dụng thẻ tín dụng theo quy định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và
NHCTVN về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.
6. Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng
o NHCT cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng
nhất định để đầu tư cho dự án.
o Trong thời hạn hiệu lực rút vốn của hợp đồng khách hàng phải trả phí cam kết theo mức
quy định của NHCT.
7. Cho vay hợp vốn:
o NHCT cùng một hoặc một số tổ chức tín dụng khác thực hiện cho vay đối với một dự án
vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng; trong đó, NHCTVN hoặc một tổ chức
tín dụng khác làm đầu mối dàn xếp. Cho vay hợp vốn được thực hiện theo quy chế đồng tài
trợ của Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của NHCTVN.
8. Cho vay theo hạn mức thấu chi:
o Là việc cho vay mà NHCT thoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt
số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính
phủ và Ngân hàng Nhà nước về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ
thanh toán.
9. Các loại hình cho vay theo các phương thức khác:
o Tuỳ theo nhu cầu của khách hàng và thực tế phát sinh, NHCT sẽ xem xét cho vay theo các
phương thức khác phù hợp với đặc điểm hoạt động trong từng thời kỳ và không trái với
quy định của pháp luật.
2.2.2 Quy trình tín dụng
Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hang lập hồ sơ vay vốn
 Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu: CBTD hướng dẫn khách hàng cung cấp
những thông tin về khách hàng, các quy định của NHCT mà khách hàng phải đáp ứng về
điều kiện vay vốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơ cần thiết để được ngân hàng cho vay.
 Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng: CBTD hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ
sơ, đối chiếu và tiếp nhận hồ sơ.

Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay vốn
 Kiểm tra hồ sơ vay vốn và mục đích vay vốn
 Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án SXKD/Dự án đầu tư.
 Kiểm tra, xác minh thông tin.
 Phân tích ngành.
 Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn
 Dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt.
 Phân tích, thẩm định phương án SXKD / Dự án đầu tư.
 Thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay.
Bước 3: Xác định phương thức cho vay
Bước 4: Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện thanh toán và xác định lãi suất cho
vay.
Bước 5: Lập tờ trình thẩm định cho vay
Bước 6: Tái thẩm định khoản vay
Bước 7: Trình duyệt khoản vay
Bước 8: Ký HĐTD, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và TSĐB
 Soạn thảo hợp đồng
 Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay
 Làm thủ tục giao, nhận giấy tờ và TSĐB
 Kiểm tra giấy tờ sau khi ký HĐTD, hợp đồng bảo đảm tiền vay.
 Công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm
Bước 9: Giải ngân
Bước 10: Kiểm tra, giám sat khoản vay
Bước 11: Thu nợ lãi và gốc và xử lý những phát sinh
Bước 12: Thanh lý HĐTD và hợp đồng bảo đảm tiền vay
Bước 13: Giải chấp TSĐB
Bước 14: Lưu giữ hồ sơ tín dụng và hồ sơ bảo đảm tiền vay
2.2.3 Kết quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công thương chi nhánh KCN
Bình Dương
2.2.3.1 Tình hình dư nợ chung của hoạt động tín dụng

×