Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

DỰ ĐOÁN XÁC SUẤT XUẤT HIỆN HỎNG LINH KIỆN VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ HỆ THỐNG MÁY TÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.64 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

TIỂU LUẬN
MÔ PHỎNG NGẪU NHIÊN
DỰ ĐOÁN XÁC SUẤT XUẤT HIỆN HỎNG LINH KIỆN
VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ
HỆ THỐNG MÁY TÍNH

Học viên thực hiện: Lê Thị Nguyên An
Lớp KHMT Khóa 2008-2010

Huế, Tháng 07 năm 2009
Trong nghiên cứu khoa học cũng như trong cuộc sống hằng ngày
những khái niệm như tính ngẫu nhiên của một sự cố xảy ra, tính xác
suất xảy ra sự cố nào đó, …và quan trọng là làm sao ước lượng tính
toán được xác suất của những cái ngẫu nhiên đó để phục vụ cho công
việc, cho cuộc sống.
Qua học phần Mô phỏng ngẫu nhiên chúng ta sẽ phần nào thấy được
cách thực hiện những công việc này. Với tiểu luận nhỏ này tôi muốn
trình bày vấn đề Tính xác suất thay thế các linh kiện máy tính một
cách ngẫu nhiên bằng phương pháp ước tính cỡ mẫu thông dụng
Kiểm định Nhị phân rồi dùng Phân phối Nhị phân để tính xác suất và
sử dụng Phần mềm R để mô phỏng công việc này.
- Trang 1 -
Hệ thống quản lý máy tính tại trường Đại học Quảng Nam
Lý do chọn đề tài
Hiện tại công việc quản lý hệ thống phòng máy của chúng tôi đang gặp
nhiều bất cập trong các năm vừa qua, lý do như sau: khi máy tính hỏng hóc
→ người quản lí tìm xem bộ phận nào bị hỏng → tháo rời → đưa linh kiện
đi bảo hành → do đó đã làm mất thời gian sử dụng trong một thời gian khá


dài (thường khoảng một tháng)→ đã làm giảm hiệu suất hoạt động của
phòng máy.
Để khắc phục nhược điểm này người quản lí đề xuất: lập kho để chứa các
linh kiện dễ hỏng → hỏng linh kiện nào người quản lí có quyền thay thế
linh kiện đó → rồi lập báo cáo lại sau nhưng cách này lại sinh ra một nhược
điểm lớn hơn: có những linh kiện nhập về nhưng chưa qua sử dụng, sau
một thời gian lại hết hạn bảo hành trong khi đó lúc còn mới không hỏng bây
giờ cũ lại hỏng vì thế vừa tốn chi phí mua, chi phí bảo quản lại chẳng sử
dụng được lần nào…
Vì thế để công việc quản lý mang lại kết quả tốt hơn, thiết nghĩ người quản
lí nên cần biết xác suất hỏng linh kiện là khoảng thời gian nào và linh kiện
nào thường bị hỏng nhiều nhất (có thể dựa vào thời gian bảo hành-kinh
nghiệm sử dụng các năm qua, …) và thời gian sử dụng sau bao lâu sẽ hỏng
(dựa vào kinh nghiệm trong các năm qua như thời gian bảo hành-dòng sản
phẩm-địa điểm đặt sản phẩm-cách bảo trì sản phẩm) để tính toán việc nhập
linh kiện và thay thế linh kiện một cách phù hợp hơn nhằm khắc phục được
hai nhược điểm lớn đã nêu ở trên mà đã được sử dụng trong các năm qua.
Đó là lý do để chọn đề tài này.
- Trang 2 -
1. Mô tả hệ thống
Hệ thống quản lý máy tính gồm 2 hoạt động chính:
- Nhập linh kiện mới về (thường là máy tính nguyên chiếc hoặc các
linh kiện rời như ổ cứng, ram,…) và
- Đưa linh kiện ra khỏi kho theo yêu cầu trong một chu kỳ nhất định
(đầu mỗi học kì hay đầu mỗi năm học hoặc cũng có thể là theo từng
khóa học, …)
Cuối mỗi chu kỳ cần phải có những quyết định về số lượng linh kiện cần
nhập mới về, trong khi đó, số lượng linh kiện tồn phải vừa đủ trong khoảng
thời gian chờ linh kiện mới nhập về (để không làm gián đoạn công việc học
tập của Sinh viên do sự cố hỏng hóc của máy tính).

Để có được những quyết định đúng đắn về quản lý, người ta phải dự báo
được trạng thái của hệ thống hay lượng linh kiện còn lại vào một thời
điểm t bất kỳ ở tương lai. Từ đó phải cân đối được hai trường hợp ngược
nhau: Tránh thiếu linh kiện thì phải nhập linh kiện đầu kỳ về nhiều, nhưng
nếu nhập linh kiện về quá nhiều thì lại dẫn đến chi phí bảo quản và tồn
đọng lớn thậm chí linh kiện có thể chưa được sử dụng thì đã hết thời gian
bảo hành. Vì vậy quyết định nhập linh kiện mới về phải thỏa hai điều kiện:
• Vừa đủ cho yêu cầu sử dụng cho mỗi một chu kỳ;
• Lượng linh kiện tồn đọng không nhiều và vừa hết khi linh kiện mới
nhập về là tốt nhất.
- Trang 3 -
2. Phân tích hệ thống quản lý
Giả sử chu kỳ quản lý kho xác định được từ một quy luật kinh nghiệm kinh
tế quản lý trong hơn 10 năm qua và điều kiện của hệ thống như về sức chứa
cũng như về vốn. Đặt
Π
là khoảng thời gian cố định cho một chu kỳ (12
tháng) và khoảng thời gian T tổng kết một giai đoạn quản lý linh kiện (1
tháng) được chia ra n khoảng
Π
và đặt T = { 1, 2,…,n}
Trong khi đó ta lại chia
Π
ra m đơn vị thời gian để xây dựng phương pháp
dự báo và đánh giá về một chu kỳ. Ta đặt
Π
= {0, 1, 2,…,m}.
Nội lực: Sức chứa của kho, lượng linh kiện mới nhập về kho cho mỗi chu kỳ
Π
Ngoại lực: Lượng tiêu thụ cho mỗi chu kỳ

Π
và khoảng thời gian chờ linh
kiện mới nhập về kho.
Trạng thái của hệ thống: Lượng linh kiện có trong kho tại một thời điểm t
trong một chu kỳ
Π
.
Mục tiêu cuả quản lý: Nghiên cứu trạng thái của hệ thống để tìm ra quy
luật phân phối của nó. Từ đây có thể xây dựng được cơ sở để quyết định:
† Thời điểm đặt linh kiện mới.
† Số lượng linh kiện mới cần nhập về.
- Trang 4 -
3. Xây dựng mô hình của hệ thống quản lý
Biết:
† Quá trình nhập số lượng linh kiện mới về:
{ }
k
k T
A

† Quá trình sử dụng linh kiện trong 1 chu kỳ:
{ }
t
t
B
∈Π
, t thời điểm tính từ
đầu mỗi chu kỳ
Π
.

† Quá trình của thời gian chờ linh kiện về kho:
{ }
k
k T
d

, d
k
là khoảng thời
gian từ lúc đặt linh kiện tới lúc linh kiện về tới kho đối với 1 chu kỳ
Π
.
Yêu cầu đặt ra:
Xác định quá trình biến đổi trạng thái của hệ thống trong mỗi chu kỳ:
{ }
t
t
X
∈Π
Các bước xây dựng mô hình quản lý:
Bước 1: Xây dựng chiến lược quản lý:
Hai chiến lược quản lý kho:
† Quản lý tĩnh “ Cố định thời điểm đặt linh kiện nhập mới trong mỗi
chu kỳ”.
† Quản lý động “ Xác định mức linh kiện tới hạn trong kho, tại đó phải
đặt linh kiện nhập mới.
Trong cả 2 chiến lược này cũng cần có chiến lược quản lý thiếu linh kiện: “
xác định mức linh kiện báo động, tại đó có nguy cơ không đáp ứng nổi mức
sử dụng trong thời gian đợi linh kiện về kho (thường là đầu mỗi năm học)”
Bước 2: Khởi tạo các giả thuyết.

Khởi tạo các chu kỳ quản lý:
† Độ dài các chu kỳ là như nhau và cùng bằng
Π
và ta nói: chu kỳ
{1, 2, ...,n}h T∈ =
† Thời gian biến đổi trong mỗi chu kỳ được ký hiệu:
t ∈Π
(nếu muốn
chỉ rõ tại chu kỳ nào ta ký hiệu:
h
t ∈Π
).
- Trang 5 -

×