Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại bưu điện thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.12 KB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG



tãm t¾t
LuËn v¨n th¹c sÜ kinh tÕ

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
TẠI BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ HÀ NỘI



NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 60.34.05 (Ngành: Quản trị kinh doanh)

HỌC VIÊN: NGUYỄN THỊ DIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : GS.TS NGUYỄN XUÂN THẮNG


HÀ NỘI – NĂM 2010

Luận văn được hoàn thành tại:
Học Viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông - Tập đoàn Bưu chính
Viễn thông Việt Nam


Người hướng dẫn khoa học:
GS -TS. Nguyễn Xuân Thắng



Phản biện 1……………………………………………………
Phản biện 2……………………………………………………
Phản biện 3……………………………………………………


Luận văn sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn tại học Viện
công nghệ Bưu chính Viễn thông

Vào lúc: ………….giờ……… ngày………tháng……… năm 2010




Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.


PHẦN MỞ ĐẦU
Trong cơ chế thị trường hiện nay, các chủ thể tham gia vào nền
kinh tế có được càng nhiều vốn càng tốt, song điều quan trọng là với
số vốn hiện có doanh nghiệp phân bổ vào các khâu nào cho hợp lý để
phát huy một cách hiệu quả. Nói cách khác, doanh nghiệp có vốn thôi
thì chưa đủ, điều quan trọng là sử dụng số vốn đó như thế nào để đáp
ứng yêu cầu kinh doanh và nâng cao hiệu quả của đồng vốn. Với vai trò
như vậy, việc nghiên cứu tình hình sử dụng vốn và đề ra các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp là cần thiết.
Xuất phát từ tầm quan trọng của vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong
doanh nghiệp, cùng với thực tế công tác tại Bưu điện thành phố Hà Nội,
tác giả đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài "GIẢI PHÁP NÂNG CAO

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ".
Mục đích nghiên cứu của luận văn
* Về lý luận: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về hiệu
quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp.
* Về thực tiễn: Thông qua nghiên cứu thực trạng sử dụng vốn
của Bưu điện thành phố (TP) Hà Nội giai đoạn 2007-2009 đề xuất
phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của chủ thể
trong giai đoạn tới.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng: Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của
doanh nghiệp.
* Phạm vi: Tập trung nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn các năm
2007-2009 tại Bưu điện TP Hà Nội.
Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài
liệu tham khảo, luận văn có 3 chương.
Chương 1: Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Bưu điện TP Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Bưu điện
TP Hà Nội.
CHƯƠNG 1
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Vốn và vai trò của vốn trong hoạt động doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm và đặc trưng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm
Vốn của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản
được đầu tư vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.
1.1.1.2 Đặc trưng của vốn kinh doanh trong doanh nghiệp
- Vốn đại diện cho một lượng tài sản nhất định.
- Vốn phải được vận động nhằm mục đích sinh lời.

-Vốn phải được tích tụ, tập trung đến một lượng nhất định mới có
thể phát huy được tác dụng.
-Vốn có giá trị về thời gian.
-Vốn phải gắn với chủ sở hữu.
-Trong nền kinh tế thị trường, vốn bằng tiền là một hàng hóa đặc biệt.
-Vốn biểu hiện dưới nhiều hình thái khác nhau.
1.1.2 Hình thức biểu hiện vốn của doanh nghiệp
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn
được đầu tư vào tài sản cố định và tài sản lưu động. Biểu hiện bằng
tiền của tài sản cố định và tài sản lưu động là vốn cố định và vốn lưu
động. Do đó, hiệu quả sử dụng tài sản cũng chính là hiệu quả sử dụng
vốn đã bỏ ra để đầu tư cho các tài sản.
Trong doanh nghiệp, vốn được phân tích theo tính chất luân
chuyển vốn bao gồm: Vốn cố định và vốn lưu động.
Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định của
doanh nghiệp. Tài sản cố định của doanh nghiệp là những tài sản có giá
trị lớn, thời gian sử dụng dài và có chức năng là tư liệu lao động.
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động
của doanh nghiệp phục vụ cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.3 Vai trò của vốn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp
Vốn có vai trò to lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn có vai trò
tiên quyết, quan trọng, quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp.
Thứ nhất, vốn là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời của doanh nghiệp.
Thứ hai, vốn đóng vai trò quan trọng cho sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp.
Thứ ba, vốn có vai trò quan trọng trong việc cải thiện, thay đổi
cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp.

1.1.4. Nguồn hình thành vốn kinh doanh(VKD) của doanh nghiệp
- Căn cứ theo quan hệ sử hữu vốn thì nguồn VKD của doanh
nghiệp bao gồm Vốn chủ sở hữu và Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu là số tiền của doanh nghiệp hay các đồng sở hữu
cam kết đầu tư để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn
vốn chủ sở hữu có tính chất ổn định lâu dài, doanh nghiệp không phải
cam kết thanh toán nên không phải là một công cụ nợ.
Các khoản nợ phải trả là nguồn vốn doanh nghiệp khai thác, huy
động từ các chủ thể khác qua vay nợ, thuê mướn, trả chậm tiền
hàng…Doanh nghiệp được sử dụng tạm thời trong một thời gian sau
đó mới phải hoàn trả cho chủ nợ.
- Căn cứ theo thời gian huy động và sử dụng vốn thì nguồn VKD
chia thành nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời
Nguồn vốn thường xuyên: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử
dụng có tính chất ổn định và lâu dài trong SXKD bao gồm: Vốn chủ
sở hữu và các khoản vay dài hạn.
Nguồn vốn tạm thời: Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới
một năm) mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu có
tính chất tạm thời như: các khoản vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ
chức tín dụng, các khoản phải trả nhưng chưa đến hạn trả.
- Căn cứ vào phạm vi hoạt động nguồn VKD chia thành hai loại:
nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài
Nguồn vốn bên trong: Là nguồn vốn có thể huy động được từ kết
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguồn vốn bên ngoài: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy
động từ bên ngoài để đáp ứng cho nhu cầu thiếu vốn SXKD của mình.
1.2 Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm
Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là quan hệ giữa đầu ra
và đầu vào hay là mối quan hệ giữa toàn bộ kết quả kinh doanh với

chi phí đầu vào của quá trình kinh doanh đó. Hiệu quả sử dụng vốn
chính là thước đo tiền tệ mà doanh nghiệp dùng để đánh giá hiệu quả
kinh doanh.
.
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, các nhà quản trị không chỉ
quan tâm đến việc đo lường hiệu quả sử dụng vốn nói chung mà còn
chú trọng tới hiệu quả sử dụng vốn của từng bộ phận cấu thành: Vốn
cố định và vốn lưu động.

- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nói chung: Hiệu
suất sử dụng vốn, tỷ suất sinh lời của tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu.
- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định: Hiệu
suất sử dụng vốn cố định, tỷ suất lợi nhuận vốn cố định.
- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Vòng
quay vốn lưu động, hiệu suất sử dụng vốn lưu động, kỳ thu tiền
bình quân.

1.3 Nhân tố ảnh hưởng hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu quả sử dụng vốn có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng bản thân nó cũng chịu ảnh
hưởng của rất nhiều nhân tố khác, cả chủ quan lẫn khách quan.

Nhân tố khách quan:
- Các chính sách kinh tế, tài chính tiền tệ của nhà nước.
- Thị trường của doanh nghiệp.
Nhân tố chủ quan:
- Ngành nghề kinh doanh.

- Đánh giá, lựa chọn quyết định đầu tư.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật.
- Chất lượng thông tin và phương pháp phân tích.
- Nhân tố con người.













CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TẠI BƯU ĐIỆN TP HÀ NỘI.

2.1 Tổng quan về Bưu điện TP Hà Nội
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Bưu điện TP Hà Nội
Quá trình hình thành và phát triển của Bưu điện TP Hà Nội có
thể chia làm 2 giai đoạn chính.
- Giai đoạn trước năm 1991: Quy mô hoạt động nhỏ, tài sản trang
thiết bị lạc hậu.
- Giai đoạn từ năm 1991 đến nay: Quy mô lớn, thừa hưởng các
thiết bị, tài sản công nghệ tiên tiến trên thế giới.
2.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Bưu điện TP Hà Nội
Ngành Bưu điện là ngành truyền đưa tin tức, sản phẩm Bưu điện

là hiệu quả có ích của quá trình này. Có nghĩa là, sản phẩm Bưu điện
không phải là sản phẩm vật chất chế tạo mới, không phải là hàng hóa
hữu hình mà là dịch vụ tiện ích của quá trình truyền đưa tin tức từ
người gửi đến người nhận.
Sơ đồ 1: Quá trình truyền đưa tin tức:


Sản phẩm
Doanh nghiệp SPDN SPDN

Sản phẩm ngành
2.1.3 Bộ máy tổ chức và quản lý của Bưu điện TP Hà Nội
Bưu điện thành phố Hà Nội chính thức đi vào hoạt động theo mô
hình tổ chức mới từ ngày 01/01/2008 sau khi chia tách khối hoạt
động sản xuất kinh doanh Bưu chính -Viễn thông từ Bưu điện TP Hà
Người gửi

Giai đoạn
đi
Chuyển tiếp
trung gian
Giai đoạn đến

Người
nhận
Nội cũ, sát nhập Công ty Bưu chính liên tỉnh quốc tế từ ngày
01/4/2008 và sát nhập Bưu điện Tỉnh Hà Tây từ ngày 01/10/2008.
Bưu điện TP Hà Nội có 11 đơn vị sản xuất trực thuộc, 1 trường Bồi
dưỡng kỹ thuật nghiệp vụ và khối quản lý gồm 7 phòng chức năng.
Cụ thể:

- 9 Bưu điện Trung tâm
- 1 Trung tâm Khai thác vận chuyển
- 1 Trung tâm Datapost.
- 1 Trường Bồi dưỡng kỹ thuật nghiệp vụ Bưu điện
- 7 phòng chức năng
2.2 Thực trạng sử dụng vốn tại Bưu điện TP Hà Nội
2.2.1 Thực trạng về hoạt động SXKD của Bưu điện TP Hà Nội
Bảng 2: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh
của Bưu điện TP Hà Nội các năm 2007-2009
Đơn vị tính: Triệu đồng


Chỉ tiêu

2007

2008

2009
So sánh
2008/2007
So sánh
2009/2008
Chênh
lệch
% Chênh
lệch
%
A


1

2

3

4=2
-
1

5=4/1

6=3
-
2

7=6/2

1. Doanh thu
phát sinh
329.623 353.229 375.833 23.606 7,16 22.604 6,40
2. Doanh thu
phân chia
2.862 3.591 4.837 729 25,47 1.246 34,70
3. Doanh thu
thuần
332.485 356.820 380.670 24.335 7,32 23.850 6,68
4. Chi phí
doanh nghiệp
318.353 340.568 362.033 22.215 6,98 21.465 6,30

5. L
ợi nhuận
trước thuế
14.132 16.252 18.637 2.120 15,00 2.385 14,68
6. L
ợi nhuận
sau thuế
10.599 12.189 13.978 1.590 15,00 1.789 14,68
Nguồn: Bảng CĐKT và KQKD năm 2007, 2008, 2009
Qua bảng số liệu trên, ta thấy doanh nghiệp đều làm ăn có lãi
trong cả 3 năm 2007, 2008, 2009 và năm sau cao hơn năm trước.
- Về doanh thu phát sinh, doanh thu phân chia, doanh thu thuần
đều tăng quan các năm. Chứng tỏ, hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp qua các năm đều phát triển mạnh mẽ cả về mặt tuyệt đối lẫn
tương đối.
- Chi phí doanh nghiệp tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng chi
phí so với tốc độ tăng doanh thu năm 2008 so với năm 2007 còn cao,
tuy nhiên điều này được cải thiện trong năm 2009.
- Lợi nhuận sau thuế tăng qua các năm nhưng năm 2009 so với
năm 2008 còn tăng chậm.
2.2.2 Tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp
Để đánh giá tính hợp lý trong việc sử dụng vốn, cần phân tích
cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, từ đó rút ra tỷ trọng đầu tư của từng
bộ phận để có biện pháp hợp lý trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn của doanh nghiệp.
Bảng 4: Bảng phân tích cơ cấu tài sản
Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008

Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Chênh
lệch
%
Chênh
lệch
%
A 1 2 3 4 5 6 7=3-1 8=7/1 9=5-3

10=9/3

A. TSLĐ&
ĐTNH
171.003

65,53

169.605

53,93

184.782

48,22

-1.398

-0,82

15.177


154,06

I. Tiền
75.125

28,79

76.326

24,27

82.349

21,49

1.201

1,6

6.203

7,89

II. Các khoản đầu tư
tài chính ngắn hạn











III. Các khoản
phải thu
72.315

27,71

63.840

20,30

65.253

17,03

-8.475

-11,72

1.413

2,21

IV. Hàng tồn kho
22.917


8,78

28.593

9,09

35.315

9,22

5.676

24,77

6.722

23,51

V. TSLĐ khác
646

0,25

846

0,27

1.865


0,49

200

30,96

1.019

120,45

B. TSCĐ &
89.959

34,47

144.910

46,07

198.444

51,78

54.951

61,08

53.534

36,94



Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Chênh
lệch
%
Chênh
lệch
%
ĐTDH
I. Tài sản cố định
85.234

32,66

138.652

44,08

191.632

50,00

53.418

62,67

52.980


38,21

II. Các khoản đầu
tư tài chính dài hạn











III. Chi phí xây
dựng cơ bản dở
dang
1.585

0,61

2.580

0,82

3.125

0,82


995

62,78

545

21,12

IV. Tài sản dài
hạn khác
3.140

1,20

3.678

1,17

3.687

0,96

538

17,13

9

0,24


Tổng cộng tài
sản
260.962

100

314.515

100

383.226

100

53.553

20,52

68.711

21,85

Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2007, 2008, 2009
Số liệu trên bảng trên cho thấy quy mô tài sản của doanh nghiệp
tăng, năm sau tăng nhanh hơn năm trước.
Về tài sản lưu động, qua các năm ta thấy khoản phải thu giảm,
đây là một cố gắng lớn của doanh nghiệp trong việc đôn đốc thu hồi
nợ, các bộ phận khác nói chung là ổn định, không có biến động lớn.
Về tài sản cố định năm 2008 so với năm 2007 tăng nhưng vẫn

chiếm tỷ lệ nhỏ trên tổng tài sản. Năm 2009 tài sản cố định tăng
mạnh, tài sản cố đinh tăng tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng khối
lượng sản phẩm sản xuất ra, nâng cao chất lượng sản phẩm và cũng
như tăng doanh thu.
2.3.1 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Bưu điện TP Hà Nội
2.3.1.1 Hi
ệu quả sử dụng vốn nói chung tại Bưu điện TP
Hà N
ội

Để xem xét, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, ta sử dụng các chỉ
tiêu sau:
Bảng 5: Hiệu quả sử dụng vốn nói chung
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
ss
08/07

%
ss
09/08

%
A

1

2

3


4=2
-
1

5=4/1

6=3
-
2

7=6/2

1. Doanh thu phát sinh

329.623

353.229

375.833

23.606

7,16

22.604

6,40

2. L

ợi nhuận tr
ư
ớc thuế

14.132

16.252

18.637

2.120

15,00

2.385

14,68

3. L
ợi nhuận sau thuế

10.599

12.189

13.978

1.590

15,00


1.789

14,68

4. Vốn bình quân 260.525

295.732

378.945

35.207

13,51

83.213

28,14

5. V
ốn chủ sở hữu b
ình
quân

128.293

131.025

134.267


2.102

1,63

3.242

2,47

6. Hiệu suất sử dụng
vốn (1/4)
1,27

1,19

0,99

-0,07


-0,02


7. Tỷ suất sinh lời của
tài sản - ROA (2/4 )
0,05

0,05

0,05


0


0


8. Tỷ suất lợi nhuận tr
ên
doanh thu phát sinh -
ROS ( 3/1)
0,03

0,03

0,04

0


0,01


9. Tỷ suất lợi nhuận tr
ên
vốn kinh doanh - ROI
(3/4 )
0,04

0,04


0,04

0


0


10. Tỷ suất lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu -
ROE ( 3/5 )
0,08

0,09

0,10

0,01


0,01


(Nguồn: Bảng CĐKT và KQKD năm 2007, 2008, 2009)
Hiệu suất sử dụng vốn có giảm, song các chỉ tiêu tỷ suất sinh lời
của tài sản ổn định (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phát sinh
(ROS) tăng lên, tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh (ROI) và tỷ
suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ( ROE) liên tục ổn định và tăng
trưởng ổn định qua các năm đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng
kinh tế toàn cầu điều đó chứng tỏ doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng

sử dụng vốn đạt hiệu quả. Điều này đạt được do doanh thu phát sinh
năm sau tiếp tục tăng trưởng so với các năm trước và tiết kiệm được
chi phí. Doanh nghiệp cần tiếp tục tìm các giải pháp tăng doanh thu,
giảm chi phí, sử dụng đồng vốn có hiệu quả để giữ vững và phát huy
được nhưng kết quả đã đạt được.
2.3.1.2 Hiệu suất sử dụng vốn cố định tại Bưu điện TP Hà Nội
Bảng 6: Chỉ tiêu sử dụng hiệu quả vốn cố định
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
SS

08/07

%
SS

09/08

%
A 1 2 3 4 = 2-1

5 = 4/1

6= 3-2

7 = 6/2

1. Doanh thu phát sinh

329.623


353.229

375.833

23.606

7,16

22.604

6,40

2. L
ợi nhuận sau thuế

10.599

12.189

13.978

1.590

15,00

1.789

14,68


3. V
ốn cố định b
ình quân

86.324

142.632

195.346

56.30
8

65,23

52.714

36,96

5. Hi
ệu suất sử dụng vốn
cố định (1/3)
3,82

2,48

1,92

-1,34


-35,14

-0,55

-22,31

6. T
ỷ suất lợi nhuận
trên vốn cố đinh (2/3)
0,12

0,09

0,07

0,04

-30,40

-0,01

-16,27

Nguồn: Bảng CĐKT và KQKD năm 2007, 2008, 2009
Hiệu quả sử dụng vốn cố định trong năm qua có giảm nhưng tốc
độ giảm chậm dần. Công tác đầu tư vào tài sản cố định đã được
doanh nghiệp chú trọng, tuy nhiên vẫn chưa chú ý tới khâu thanh lý
tài sản kém, lạc hậu, hết thời gian sử dụng. Mặt khác, công tác đầu tư
xây dựng cơ bản còn nhiều tồn tại; phương pháp khấu hao áp dụng
chưa thích hợp cho lắm, điều này ảnh hưởng tới khả năng thu hồi

vốn. Những tồn tại đó ảnh hưởng tới năng suất lao động, chất lượng
sản phẩm, chi phí doanh nghiệp, khả năng thu hồi vốn và từ đó làm
giảm hiệu quả sử dụng vốn. Vì vậy, yêu cầu đặt ra trước mắt đối với
doanh nghiệp là phải tăng doanh thu giảm chi phí, khai thác tối đa
công suất của tài sản cố định và đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ bản
nhằm đưa tài sản đã đầu tư vào khai thác sử dụng.

2.3.1.3 Hi
ệu quả sử dụng vốn lưu động tại Bưu điện TP H
à N

i
Bảng 7: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Đơn vị tính: Triệu đồng
Ch
ỉ ti
êu

2007

2008

2009

Ss08/07

%

Ss09/08


%

A

1

2

3

4=2
-
1

5=4/1

6=
3
-
2

7=6/2

1. Doanh thu phát sinh

329.623

353.229

375.833


23.606

7,16

22.604

6,40

2. L
ợi nhuận sau thu
ê

10.599

12.189

13.978

1.590

15,00

1.789

14,68

3. V
ốn l
ưu đ

ộng b
ình quân

168.263

167.206

182.648

-
1.057

-
0,63

15.442

9,24

4. Vòng quay v
ốn l
ưu
động (1/3)
1,96

2,11

2,06

0,15



-
0,05


5. T
ỷ suất lợi nhuận vốn
lưu động (2/3)
0,06

0,07

0,08

0,01


0,01


Nguồn: Bảng CĐKT và KQKD năm 2007, 2008, 2009
Vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp tăng tăng mạnh
trong năm 2008 và giảm nhẹ trong năm 2009, đồng thời tỷ suất lợi
nhuận liên tục tăng đều trong 3 năm điều đó chứng tỏ doanh nghiệp
đã sử dụng vốn lưu động có hiệu quả. Tuy nhiên, để tiếp tục phát huy
những chỉ tiêu này trong thời gian tới doanh nghiệp cần đẩy nhanh
tốc độ luân chuyển vốn lưu động, giảm dự trữ hàng tồn kho xuống
mức tối thiểu, đẩy mạnh công tác quản lý và thu hồi nợ. Doanh
nghiệp cần đẩy mạnh khâu tiêu thụ nhằm đẩy nhanh tốc độ doanh

thu, đồng thời giảm chi phí doanh nghiệp để từ đó tăng lợi nhuận.
Doanh nghiệp cũng cần đảm bảo tốc độ tăng doanh thu, tốc độ tăng
lợi nhuận phải tăng hơn tốc độ tăng vốn lưu động bình quân. Thực
hiện tốt biện pháp này, doanh nghiệp có thể tin tưởng đạt được hiệu
quả sử dụng vốn lưu động cao hơn.
Đối với Bưu điện TP Hà Nội cũng như các Bưu điện tỉnh
thành khác, công tác Bưu điện phí đóng một vai trò rất quan trọng.
Doanh thu từ thu Bưu điện phí hiện đang chiếm tỷ trọng 50% trong
tổng doanh thu của doanh nghiệp. Thực hiện tốt công tác thu nợ (bao
gồm cả thu nợ Bưu điện phí) sẽ đẩy mạnh được hiệu quả sử dụng vốn
của doanh nghiệp. Để thấy rõ hơn về thực hiện công tác thu nợ và tác
động của nó tới hiệu quả sử dụng vốn, chúng ta thông qua chỉ tiêu kỳ
thu tiền bình quân để xem xét
Bảng 8: Kỳ thu tiền bình quân
Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu
2007

2008

2009

2008/2007

2009/
2008

Số tiền Số tiền Số tiền
Chênh

lệch
%
Chênh
lệch
%
A
1

2

3

4 = 2
-
1

5= 4/1

6 = 3
-
2

7 = 6/2

1. Ph
ải thu của
khách hàng
39.345

39.560


40.590

215

0,55
1.030

2,60

2 Tr
ả tr
ư
ớc cho
người bán
18.625

17.626

16.263

-999

-
5,36
-1.363

-7,73

3. Phải thu nội bộ 10.021


3.948

3.781

-6.073

-
60,60
-
167
-4,23

4. các kho
ản phải
thu khác
4.169

3.510

5.364

-659

15,81
1.854
52,82

5.D
ự ph

òng ph
ải
thu nợ khó đòi
155

-804

-744

-959

-
618,71
60
-7,46

I. Các khoản phải thu

72.315

63.840

65.253

-
8.475

-
11,72
1.413

2,21

II.Doanh thu phát sinh

329.623

353.229

375.833

23.606

7,16
22.604

6,4

K
ỳ thu tiền b
ình
quân = ( I x 360)/ II

78,98

65,06

62,50

-14


-
17,62
-3

-3,93

Nguồn: Bảng CĐKT và KQKD năm 2007, 2008, 2009
Số liệu trên cũng cho thấy kỳ thu tiền bình quân 3 năm liên tiếp
liên tục giảm, từ 78,98 ngày trong năm 2007 xuống 65,06 ngày trong
năm 2008 và còn 62,50 ngày trong năm 2009. Điều này chứng tỏ
doanh nghiệp có nhiều cố gắng trong việc giảm bớt độ dài của kỳ thu
tiền bình quân, hạn chế vốn bị chiếm dụng và nó cũng cho thấy vốn
bị ứ đọng trong khâu thanh toán ngày càng giảm.
Như vậy, qua các năm kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp
giảm dần, tốc độ luân chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt của
doanh nghiệp đã cao hơn, tiền thu được về quỹ doanh nghiệp nhanh
hơn, góp phần đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động.
2.3.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại Bưu điện TP Hà Nội
Trên đây, tác giả đã phân tích tình hình sử dụng vốn tại doanh
nghiệp. Điều quan trọng ở phần này đã làm sáng tỏ những mặt được
và những mặt còn tồn tại trong thời gian qua.
2.3.2.1 Những kết quả đạt được
Doanh thu phát sinh liên tục tăng từ 329.623 triệu đồng năm
2007 đến 353.229 triệu đồng năm 2008 và năm 2009 đạt 375.833
triệu đồng. Thêm vào đó doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng trong
việc sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả hơn chi phí doanh nghiệp
trong năm 2009.
Đầu tư nhiều tài sản, nhà cửa, trang thiết bị mới để phục vụ sản
suất.
Vòng quay vốn lưu động tăng qua các năm.

Doanh nghiệp đạt được kết quả trên là do những nguyên nhân
cơ bản sau:
Thứ nhất, doanh thu ngày một tăng do nhu cầu về thông tin của
người dân ngày càng cao, khối lượng sản phẩm tiêu thụ ngày một
lớn, chất lượng thông tin được đảm bảo, giá cước có xu hướng ngày
càng giảm. Thêm vào đó doanh nghiệp đã sử dụng hợp lý, tiết kiệm
các loại chi phí nhờ đó cũng ảnh hưởng tốt tới chỉ tiêu lợi nhuận
Thứ hai, doanh nghiệp đã chú trọng đẩy mạnh đầu tư từ kế hoạch
nguồn vốn phân cấp, chính điều đó năng lực tài sản cố định được
tăng cường, một đồng vốn cố định cũng mang lại hiệu quả cố định
cao hơn.
Thứ ba, doanh nghiệp đã mạnh dạn thanh lý một số tài sản cũ kỹ,
lạc hậu hết thời gian sử dụng.
Thứ tư, công tác sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng cũng được doanh
nghiệp chú trọng và đó là công tác thường xuyên.
Thứ năm, doanh nghiệp đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn lưu động
cho hoạt động kinh doanh, sử dụng một cách linh hoạt và có hiệu
quả, không để gây ra tình trạng chậm trễ, trì trệ trong kinh doanh.
2.3.2.2 Một số hạn chế và thiếu sót
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh giảm qua các năm.
- Hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm qua các năm.
- Doanh nghiệp đã mạnh dạn thanh lý một số tài sản cũ kỹ, lạc
hậu song lượng tài cũ kỹ lạc hậu vẫn còn khá nhiều do đặc thù ngành
nghề kinh doanh.
- Khoản phải thu từ khách hàng luôn chiếm một tỷ trọng lớn và
ngày càng tăng qua các năm.
Những hạn chế trên là do nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, phương pháp khấu hao đường thẳng chưa hợp lý.
Thứ hai, tay nghề, y đức của công nhân vận hành, bảo dưỡng,
khai thác chưa cao.

Thứ ba, việc thanh lý tài sản còn bị giới hạn bởi quyết định phân
cấp
Thứ tư, số lượng hàng tồn kho còn khá nhiều vì vậy làm ảnh
hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn.
Thứ năm, tổ chức và quản lý thu nợ đã có nhiều tiến bộ nhưng
còn nhiều bất cập.
Thứ sáu, lợi nhuận sau thuế bị ảnh hưởng nhiều trong việc tính
toán, xác định chỉ tiêu "doanh thu phân chia"





CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI
BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.

3.1 Định hướng hoạt động của Bưu điện TP Hà Nội trong
thời gian tới
Xây dựng một mạng lưới Bưu chính Viễn thông hiện đại, vững
chắc, rộng khắp, phát triển đa dịch vụ các ngành nghề sẵn sàng đáp
ứng như cầu sử dụng của nhân dân và đảm bảo phục vụ nhiệm vụ
chính trị của địa phương.
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Bưu điện TP
Hà Nội
3.2.1 Giải pháp chung nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Bưu
điện TP Hà Nội
3.2.1.1 Hoàn thiện công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh
Trước khi tiến hành sản xuất kinh doanh, bao giờ doanh
nghiệp cũng phải xây dựng cho mình một kế hoạch hoạt động. Đây là

yếu tố đầu tiên ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn nói riêng và hiệu
quả sản xuất kinh doanh nói chung.
3.2.1.2 Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nhằm tăng doanh thu.
Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thực chất là làm tăng tỷ lệ doanh thu
phát sinh trên vốn, tức là tăng hiệu qủa sử dụng vốn.
- Quản lý tốt nguồn thu.
- Đẩy mạnh tiêu thu sản phẩm: Muốn làm tốt được việc này
doanh nghiệp phải chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo thế
mạnh trên thị trường cạnh tranh đồng thời phải cú trọng tới thị
trường tiêu thụ thông qua việc khai thác, mở rộng thị trường tiêu thụ.
3.2.1.3 Tổ chức tốt công tác kế toán, thống kê và thực hiện
công tác phân tích tài chính trong doanh nghiệp
Công tác kế toán, thống kê giữ một vai trò quan trọng trong việc
cung cấp số liệu phục vụ cho công tác quản trị tài chính. Nhờ đó,
doanh nghiệp có thể đề ra các giải pháp đúng đắn để xử lý kịp thời
các vấn đề tài chính nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh
được tiến hành thuận lợi.
Công tác phân tích tài chính là một công tác quan trọng, thông
qua phân tích chúng ta có thể biết được điểm mạnh và điểm yếu của
doanh nghiệp. Xuất phát từ việc đánh giá đó, chúng ta có thể đưa ra
các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của mình, để sử dụng
vốn có hiệu quả hơn.
3.2.1.4 Hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy quản trị, phát triển
trình độ và tạo động lực cho đội ngũ cán bộ công nhân viên
(CBCNV)
Công tác quản trị đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong
quản lý và điều hành doanh nghiệp, đó là công tác tác động, quyết
định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, vị thế cạnh tranh
cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn.
Trong xu thế hội nhập và cạnh tranh như hiện nay, trình độ và

chất lượng nguồn nhân lực cũng đòi hỏi không ngừng nâng cao. Do đó
yêu cầu của Bưu điện TP Hà Nội cần phải xây dựng cho mình một đội
ngũ CBCNV đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh và quản lý.
3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
3.2.2.1 Quản lý và khai thác tối ưu tài sản cố định.
Giải pháp này sẽ giúp doanh nghiệp khai thác triệt để tối đa
năng lực máy móc thiết bị , nâng cao năng suất lao động, giảm chi
phí đầu tư, nhờ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.
3.2.2.2 Sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định một cách thường
xuyên
Giải pháp này giúp cho doanh nghiệp khôi phục lại năng lực sản
xuất bình thường của tài sản cố định nhờ đó mà tăng khối lượng sản
phẩm sản xuất ra, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm và tránh việc
đầu tư chưa cần thiết, dẫn đến việc sử dụng đồng vốn cố định có hiệu
quả hơn.
3.2.2.3 Đẩy mạnh việc thu hồi vốn cố định
- Xử lý thu hồi vốn cố định một cách nhanh chóng, dứt điểm. Số
vốn cố định thu hồi từ thanh lý, nhượng bán doanh nghiệp có thêm
một lượng vốn không nhỏ để tái sản xuất, ứng dụng công nghệ kỹ
thuật mới tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động và chất lượng
sản phẩm, một đồng vốn cố định mang lại hiệu quả nhiều hơn.
- Đẩy mạnh việc thu hồi vốn cố định bằng cách chọn phương
pháp và mức khấu hao hợp lý, đánh giá lại tài sản cố định khi có sự
biến động về giá cả trên thị trường để tính đúng, tính đủ khấu hao vào
giá thành.
3.2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
3.2.3.1 Có kế hoạch sử dụng vốn lưu động
Xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết
để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
được tiến hành liên tục, tiết kiệm với hiệu quả kinh doanh cao.

3.2.3.2 Tiết kiệm các khoản chi phí
Để tiết kiệm chi phí doanh nghiệp cần phải quan tâm tới việc đầu
tư, đổi mới kỹ thuật, công nghệ sản xuất vì điều này khả năng lớn cho
cho việc tiết kiệm hao phí lao động sống và hao phí lao động vật hóa
trong quá trình sản xuất. Không ngừng nâng cao tổ chức sản xuất, tổ
chức lao động, xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật về tiêu hao
vật tư, định mức lao động khoa học và hợp lý để nâng cao năng suất
lao động, tiết kiệm chi phí vật tư lao động….
3.2.3.3 Đảm bảo dự trữ đủ nguyên vật liệu, hàng hóa để kịp
thời cung cấp cho quá trình sản xuất kinh doanh
Tỷ lệ dự trữ cần phải được tính toán một cách kỹ lưỡng làm sao
vừa đáp ứng được sản xuất kinh doanh vừa tránh được tình trạng tồn
đọng nguyên vật liệu quá dẫn đến hư hỏng, kém phẩm chất, gây lãng
phí, ứ đọng vốn lưu động. Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải tìm nguồn
cung ứng nguyên vật liệu phù hợp vì đây là yếu tố quan trọng quyết
định tới chất lượng, giá thành sản phẩm và hiệu quả kinh doanh.
3.2.3.4 Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ
Tiến hành quản lý chặt chẽ công nợ, xử lý nhanh chóng các
khoản phải thu, tránh bị chiếm dụng vốn lớn.
3.3 Một số kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị đối với Tổng công ty Bưu chính Việt Nam
- Xây dựng và ban hành quy chế tài chính của Tổng công ty Bưu
chính Việt Nam.
- Trình Tập đoàn phân cấp mạnh hơn cho các đơn vị thành viên.
- Tổng công ty cần quan tâm hơn nữa tới công tác đầu tư, cấp
phát vốn, triển khai các thủ tục, xét duyệt các dự án.
- Nghiên cứu điều chỉnh các loại giá cước cho phù hợp.
- Nghiên cứu đưa ra cách thức phân chia cước Bưu chính, Viễn
thông một cách chính xác.
- Đưa ra các chỉ tiêu hệ thống ngành.

3.3.2 Kiến nghị với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
- Đề nghị Tập đoàn tiếp tục hỗ trợ cho Tổng công ty Bưu chính
- Đề nghị Tập đoàn hỗ trợ cho Tổng công ty những đề án lớn để
đón đầu những xu hướng mới.
3.3.3 Kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước
- Đẩy nhanh việc xây dựng luật Bưu chính cùng hệ thống các văn
bản pháp quy khác.
- Cải cách giá cước dịch vụ Bưu chính Viễn thông theo hướng
nhà nước quy định khung giá cước.
- Cho phép Tập đoàn tự quyết định phương pháp khấu hao.
- Không ngừng đổi mới và hiện đại hóa hệ thống ngân hàng,
hoàn thiện thị trường chứng khoán.
- Nhà nước vẫn duy trì bảo hộ các dịch vụ Bưu chính Viễn thông
ở mức độ nhất định đặc biệt là các dịch vụ Bưu chính công ích.
- Đề nghị các bộ, ngành, chính quyền các cấp hỗ trợ Tập đoàn,
Tổng công ty, Bưu điện TP Hà Nội về cơ chế và các điều kiện vật
chất khác.
KẾT LUẬN

Việt Nam gia nhập WTO không chỉ đem lại thuận lợi, cơ hội mà
còn đem lại những thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp Việt
Nam, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực BCVT và
CNTT. Vấn đề là ngành Bưu chính Viễn thông làm gì để biến những
cơ hội đó thành hiện thực? Trong những năm qua, ngành Bưu chính
Viễn thông đã thực sự có bước chuẩn bị để hội nhập quốc tế. Trước
hết, đó là sự chuẩn bị để tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp,
khẳng định vị thế của mình bằng việc tích lũy vốn, cập nhật công
nghệ hiện đại, kinh nghiệm khai thác, phát triển đa dịch vụ, mở rộng
quan hệ hợp tác. Quyết định thành lập mô hình kinh tế tập đoàn là
minh chứng cho việc khẳng định bước trưởng thành và phát triển của

Bưu chính Viễn thông Việt Nam theo hướng tăng cường hiệu quả
quản lý của nhà nước, từng bước mở cửa thị trưởng, đẩy mạnh cạnh
tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.
Bưu điện Thành phố Hà Nội đã đạt được những thành tựu đáng
kể, góp phần vào sự lớn mạnh của Tổng công ty Bưu chính và tập
đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam nói riêng cũng như hiện đại
hóa- công nghiệp hóa đất nước nói chung. Trong bước trưởng thành
này, đóng dấu một vai trò không nhỏ của công tác quản lý và sử dụng
vốn của Bưu điện điện thành phố Hà Nội. Đối chiếu với mục đích
nghiên cứu luận văn và đã có kết quả sau:
* Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về vốn và vai trò của
vốn trong hoạt động doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng vốn trong doanh
nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn trong
doanh nghiệp.
* Phân tích thực trạng sử dụng vốn và phân tích hiệu quả sử dụng
tại Bưu điện TP Hà Nội, từ đó rút ra những kết quả đạt được, hạn chế
nguyên nhân của chúng.
* Đề xuất giải pháp chủ yếu góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn tại Bưu điện TP Hà Nội.

×