Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Hành nghề luật ở Pháp và Anh dưới góc độ so sánh, Luật so sánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.71 KB, 5 trang )

MỞ ĐẦU
Pháp và Anh là hai quốc gia nằm ở châu Âu nhưng lại thuộc hai hệ thống
pháp luật khác nhau nên hành nghề luật của Pháp và Anh có sự khác biệt nhất định.
Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, trong bài tập học kì, em xin trình bày đề tài số
15: “Hành nghề luật ở Pháp và Anh dưới góc độ so sánh”. Bài viết này đặt nghề
luật của Pháp và Anh trong sự so sánh để tìm ra điểm tương đồng, khác biệt và giải
thích nguồn gốc của những điểm tương đồng và khác biệt đó.
NỘI DUNG
I. Những điểm tương đồng và khác biệt về hành nghề luật của Pháp và Anh
1. Điểm tương đồng
Thứ nhất, muốn hành nghề luật thì phải trải qua khóa đào tạo hành nghề luật.
Học viên phải có bằng cử nhân luật, sau đó tham gia khóa đào tạo nghề luật, được
cấp phép hoặc cơng nhận thì mới được hành nghề.
Thứ hai, có mơ hình đào tạo riêng cho từng nghề. Các lĩnh vực khác nhau thì
được đào tạo khác nhau. Luật sư có mơ hình đào tạo hành nghề luật sư, thẩm phán
thì có mơ hình đào tạo riêng cho thẩm phán.
2. Điểm khác biệt
Thứ nhất, tại Pháp, các học viên phải có bằng cử nhân luật sau đó mới tham
gia các trường đào tạo nghề. Tại Anh, để được tham gia khóa đào tạo nghề luật thì
học viên phải có bằng cử nhân luật hoặc đã có một bằng đại học khác. Những
người có bằng đại học khác đó phải tham dự khóa học kéo dài một năm để vượt
qua kì thi sát hạch phổ thơng (CPE) thì mới được học nghề.
1

Thứ hai, ở Pháp, khái niệm nghề luật sư được hiểu là nghề của cả luật sư bào
chữa lẫn luật sư tư vấn. Luật sư thực hiện chức năng bổ trợ tư pháp, bằng cách


tham gia một cách chính thức vào việc giải thích và áp dụng luật theo đúng tinh
thần của nhà lập pháp, trong lúc đại diện hoặc hỗ trợ khách hàng. Luật sư có thể
tranh tụng ở tất cả các tịa, trừ tòa án tư pháp tối cao, trừ tòa án hành chính tối cao. 1


Ở Anh, nghề luật sư gồm hai loại: luật sư tranh tụng và luật sư tư vấn. Luật sư tư
vấn có chức năng đáp ứng nhu cầu tư vấn pháp lý của khách hàng. Luật sư tranh
tụng lại là các chuyên gia biện hộ có quyền tham dự tất cả các phiên xử tại tất cả
các tòa và cơ quan tài phán. Theo truyền thống, quyền tham dự phiên tòa của các
luật sư tư vấn rất hạn hẹp.2 Họ chỉ có thể tranh tụng tại các tòa án cấp dưới.
Thứ ba, ở Pháp, thẩm phán phải chuyên nghiệp và phải là luật gia., Sau khi
hoàn thành tốt chương trình tại Trường đào tạo thẩm phán, bao gồm một kì thực
tập quan trọng, các học viên tốt nghiệp thường được chỉ định vào các vị trí xét xử
hoặc công tố khác nhau. Việc bổ nhiệm thẩm phán do Tổng thống cộng hòa Pháp
ra quyết định dựa trên đề nghị của Hội đồng tối cao về thẩm phán. 3 Ở England và
xứ Wales lại có rất nhiều loại thẩm phán từ các pháp quan không chuyên tới những
thẩm phán chuyên nghiệp giàu kinh nghiệm. Các thẩm phán Anh thường được bổ
nhiệm từ các luật sư tranh tụng hoặc luật sư tư vấn.
Thứ tư, thẩm phán đóng vai trị quyết định trong q trình xét xử tại tịa án
Pháp. Khi xét xử, các thẩm phán có vai trị rất tích cực. Thẩm phán có trong tay
tồn bộ tư liệu về quá trình điều tra, là người đạt câu hỏi cho những người tham gia
phiên tịa. Vị trí của luật sư gỡ tội rất lu mờ. Luật sư chỉ được phát biểu khi thẩm
phán chủ toạ của phiên tòa cho phép. Tại Anh, trong tố tụng, thẩm phán thể hiện
vai trò thụ động hơn so với luật sư. Theo PL Anh, về nguyên tắc, việc tiến hành các
1Xem: Tập bài giảng luật so sánh, Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa pháp luật quốc tế, Bộ môn luật so sánh, Hà
Nội 4/2003.

2

2 Xem: Giáo trình luật so sánh, Trường Đại học Luật Hà Nội.

3 Xem: Luật so sánh - Michael Bogdan – Kluer/Norstedts Juridik/Tano – 1994 (sách dịch năm 2002)


thủ tục tố tụng là trách nhiệm của các bên (thơng qua luật sư của mình). Vai trị

chính của thẩm phán trong khi xét xử là đảm bảo sự tuân thủ các thủ tục tố tụng.
Thứ năm, ở Anh còn có những người làm nghề cơng chức pháp lý (law
officers). Đó là các chuyên gia tư vấn phục vụ riêng cho triều đình Anh quốc. Họ
làm nhiệm vụ của luật sự đại diện cho triều đình trong trường hợp triều đình tham
gia tố tụng. Những người này khơng được phép phục vụ khách hàng tư nhân.4
II. Giải thích nguồn gốc của những điểm tương đồng và khác biệt
Do sự khác nhau của lịch sử, nguồn luật, tư duy pháp lý cũng như hệ thống pháp
luật nên hành nghề luật của Pháp và Anh có những điểm khác biệt:
Một là, do hệ thống pháp luật của hai quốc gia này thuộc hai dòng họ pháp
luật khác nhau. Trong khi hệ thống pháp luật của Pháp thuộc Dịng họ Civil law thì
hệ thống pháp luật Anh lại thuộc Dòng họ Common law.
Hai là, hệ thống pháp luật Anh không phải là pháp luật hàn lâm mà đó là
pháp luật mang nặng tính thủ tục và là pháp luật của các nhà thực hành. Bởi
common law được hình thành và phát triển trong thực tiễn tòa án. Các luật gia Anh
trưởng thành trong sự giành giật thắng thua trước tòa. Họ chỉ cần biết giải pháp
pháp lý nào thắng kiện. Trong khi đó luật sư của hệ thống pháp luật châu âu lục địa
thì lại coi trọng lý luận pháp luật.
Ba là, hệ thống pháp luật Pháp chịu ảnh hưởng sâu sắc của luật La Mã,
nhưng hệ thống pháp luật Anh thì khơng.
Bốn là, Pháp ảnh hưởng bởi học thuyết tam quyền phân lập nên khơng thừa
nhận vai trị lập pháp của các cơ quan xét xử. Án lệ khơng phải là hình thức pháp
luật phổ biến và thông dụng như
ở Anh
3
4Xem: Tập bài giảng luật so sánh, Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa pháp luật quốc tế, Bộ môn luật so sánh, Hà
Nội 4/2003.


KẾT LUẬN
Do những điều kiện nhất định mà nghề luật của Pháp và Anh có nhiều điểm

khác biệt. Việc hành nghề luật ở mỗi quốc gia đều có những ưu điểm để phù hợp
với quốc gia đó. Bởi vậy nên khơng thể so sánh mơ hình hành nghề luật của nước
nào ưu việt hơn.

4


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
-

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật so sánh, Nxb. Cơng an
nhân dân.

-

Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Pháp luật quốc tế, Bộ môn luật so

-

sánh, Tập bài giảng luật so sánh, Hà Nội 4/2003.
Luật so sánh - Michael Bogdan – Kluer/Norstedts Juridik/Tano – 1994
(sách dịch năm 2002)

5



×