Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Mạng hội tụ trên nền kiến trúc IMS và ứng dụng triễn khai hệ thống của hãng alcatel lucent

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (765.02 KB, 21 trang )

HỌC

VIỆN

CÔNG

NGHỆ

BƯU

CHÍNH

VIỄN

THÔNG












LÊ QUỐC HUY





MẠNG HỘI TỤ TRÊN NỀN KIẾN THỨC IMS VÀ ỨNG
DỤNG TRIỂN KHAI HỆ THỐNG CỦA HÃNG
ALCATEL-LUCENT





CHUYÊN

NGÀNH :

KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ


SỐ :

60.48.15


TÓM

TẮT

LUẬN

VĂN

THẠC










HÀ NỘI - 2012




Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC

VIỆN

CÔNG

NGHỆ

BƯU

CHÍNH

VIỄN

THÔNG




Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Tiến Ban



Phản biện 1:
……………………………………………………………………………

Phản biện 2:
…………………………………………………………………………


Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học viện
Công nghệ Bưu chính Viễn thông


Vào lúc: giờ ngày tháng năm




Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
1

GIỚI THIỆU VỀ LUẬN VĂN


 Lý do chọn đề tài
Sự hội tụ nhanh chóng của mạng cố định và di động cộng với sự
thâm nhập nhanh chóng của các thiết bị thông minh do đó cần có một
một hệ thống toàn cầu cho phép các thiết bị thiết lập các kết nối ngang
hàng dễ dàng và an toàn. IMS là một giải pháp đáp ứng các yêu cầu
đó. Bên cạnh đó, IMS luôn được chuẩn hóa và ứng dụng rộng rãi do
đó nghiên cứu nó là một vấn đề cần thiết.
Đó là lý do em chọn đề tài: “Mạng hội tụ trên nền kiến trúc IMS
và ứng dụng triễn khai hệ thống của hãng Alcatel-Lucent” cho luận
văn tốt của mình.
 Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu các vấn đề liên quan mạng hội tụ trên nền IMS và khả
năng triển khai cho mạng viễn thông Việt Nam dựa trên giải pháp của
hãng Alcatel-Lucent.
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- IMS và lịch sử phát triển của IMS.
- Giải pháp IMS của Alcatel-Lucent và khả năng ứng dụng trong
mạng Viễn thông Việt Nam.
- Giải pháp kết nối hệ thống của hãng Alcatel-Lucent với hãng
khác.
 Phương pháp nghiên cứu:
Áp dụng đồng thời hai phương pháp:
- Phương pháp lý thuyết: tổng hợp, phân tích các vấn đề kỹ
thuật, các tiêu chuẩn trong mạng hội tụ trên nền IMS.
2

- Phương pháp phân tích và đánh giá hệ thống dựa trên đo kiểm.
 Kết quả nghiên cứu đạt được:
- Kiến trúc hội tụ trên nền IMS

- Giải pháp của hãng Alcatel-Lucent
- Ứng dụng giải pháp hội tụ của hãng Alcatel-Lucent ở Việt
Nam. Bao gồm: phân tích kiến trúc hội tụ trên ba tiêu chí: cộng nghệ,
mạng và dịch vụ; khả năng ứng dụng triển khai ở Việt Nam; Và các đề
xuất, kiến nghị.
3

Chương 1: KIẾN TRÚC HỘI TỤ TRÊN NỀN IMS

1.1 Khái niệm chung về IMS:
Theo 3GPP, IMS được định nghĩa là cấu trúc truy nhập độc lập,
không giới hạn; cấu trúc điều khiển dịch vụ và kết nối dựa trên nền IP
hỗ trợ cho thuê bao rất nhiều loại dịch vụ đa phương tiện khác nhau
thông qua việc sử dụng các giao thức Internet thông thường.
1.2 Lịch sử phát triển của IMS
IMS được 3GPP giới thiệu đầu tiên trong phiên bản thứ 5 vào
tháng 3/2002 với các tính năng xử lý cuộc gọi cơ bản. IMS được mô tả
là một cấu trúc chuẩn hóa truy nhập không giới hạn trên nền IP, có
khả năng thích ứng với các mạng thoại, số liệu và di động.
Đầu năm 2004, 3GPP tiếp tục chuẩn hóa IMS với Release 6 và
được hoàn thành vào tháng 3/2005. Những kết quả chuẩn hóa IMS
trong Release 6 của 3GPP được ETSI TISPAN sử dụng để thực hiện
chuẩn hóa phiên bản NGN R1. Đây được coi như một sự khởi đầu cho
hội tụ cố định - di động trong IMS.
Release 7 được 3GPP chuẩn hóa theo 3 pha và được hoàn thiện
vào khoảng tháng 3 – 9/2007 hỗ trợ cho truy nhập với mạng băng rộng
cố định.
Lộ trình 3GPP từ HSPA tới HSPA+ và kế sau đó là LTE được
chỉ rõ trong tiến trình phát triển chuẩn hóa với bản cuối cùng của
Release 8 được công bố vào tháng 3/2009.

Song song với đó đầu năm 2008 phiên bản Release 9 bắt đầu
được chuẩn hóa với một số tính năng như: Giải pháp cho dịch vụ thoại
4

và video trong miền chuyển mạch kênh (CS – Circuit Switch), tính
năng hỗ trợ di động WiMAX - LTE, WiMAX – UMTS
1.3 Cấu trúc phân lớp
Các dịch vụ kênh mang và truyền tải được tách biệt so với mạng
báo hiệu IMS và các dịch vụ quản lý phiên. Các dịch vụ còn lại chạy
trên nền mạng báo hiệu IMS. Cấu trúc phân lớp được xây dựng với
mục tiêu tạo ra sự phụ thuộc tối thiểu giữa các lớp. Điều này sẽ có lợi
khi thêm các mạng truy nhập mới vào hệ thống
1.4 Sự tự do truy nhập
IMS được thiết kế cho phép tự do truy nhập, các dịch vụ IMS có
thể được hỗ trợ trên bất cứ mạng kết nối IP nào (ví dụ: GPRS, WLAN,
đường dây thuê bao số -DSL, truy nhập băng rộng). Hình 1.4 mô tả
nhiều hệ thống truy nhập khác nhau: WLAN, GPRS và UMTS kết nối
đến lõi IMS.

Hình 1.4: Tự do truy nhập trong IMS
1. 5 Mối quan hệ các thực thể và các chức năng trong IMS
Các thực thể chức năng trong IMS có thể chia thành 6 loại cơ
bản như sau:
- Nhóm quản lý phiên và định tuyến (các thực thể CSCF)
5

- Cơ sở dữ liệu (HSS, SLF)
- Dịch vụ (máy chủ ứng dụng, MRFC, MRFP).
- Các phần tử chức năng liên mạng (BGCF, MGCF, IMS-MGW,
SGW)

- Các bộ phận chức năng hỗ trợ (PDF, SEG, THIG)
- Tính cước.
1.6 Các điểm tham chiếu IMS
Các thực thể như ở mục 1.5 được liên hệ với nhau thông qua các
điểm tham chiếu đã được chuẩn hóa. Do đó các đối tác thứ ba có thể
dễ dàng phát triển các ứng dụng của mình và làm cho các dịch vụ của
IMS càng phong phú.
6

Chương 2: GIẢI PHÁP IMS CỦA HÃNG
ALCATEL-LUCENT

Trong phần sau luận văn đi vào giải pháp IMS của Alcatel-
Lucent và các thiết bị thuộc phân hệ điều khiển trong giải pháp của
mình.
2.1Giới thiệu giải pháp IMS của Alcatel-Lucent
2.1.1 Các đặc điểm chính của giải pháp
Các giải pháp IMS chung hiện đã sẵn sàng cho:
- Các nhà khai thác dịch vụ viễn thông khác nhau: ví dụ cố định
hay di động.
- Các mạng truy cập khác nhau. Ví dụ: đường dây thuê bao số
(DSL), mạng nội bộ không dây (WLAN), mạng truy cập đa mã phân
chia (CDMA), và mạng thông tin di động toàn cầu (UMTS)
- Các người dùng đầu cuối khác nhau. Ví dụ: doanh nghiệp,
người sử dụng di động và thuê bao thông thường.
Tùy biến giải pháp IMS: Một giải pháp tùy biến IMS được định
hướng đầu tiên là theo nhu cầu của khác hàng. Dựa trên yêu cầu của
khách hàng, một giải pháp IMS sẽ được phát triển để đáp ứng các nhu
cầu. Các dịch vụ được cung cấp bởi Alcatel-Lucent có thể được mô tả
như ở hình 2.2 . Và có thể phân chia ra làm 4 loại:

- Các dịch vụ truyền thông:
- Các dịch vụ ngữ cảnh
- Các dịch vụ nội dung
- Các dịch vụ đặc biệt
7


Hình 2.2: Giải pháp IMS của Alcatel-Lucent
2.1.2 Các thiết bị IMS của Alcatel-Lucent
Giải pháp IMS của Alcatel-Lucent được chia là 4 loại thiết bị
chính: thiết bị lớp ứng dụng, thiết bị lớp điều khiển phiên, thiết bị lớp
truy cập và biên và các thiết bị hỗ trợ khác. Các loại thiết bị trên được
phát triển trên một giải pháp IMS tổng thể và từng loại có thể được
dùng trong những giải pháp riêng biệt tùy theo nhu cầu của nhà khai
thác mạng; ví dụ trong giải pháp mạng IMS hỗ trợ chuyển giao giữa
miền IMS và miền UMTS thì cần phải có thiết bị VCC để đảm bảo
chuyển tiếp mà thoại không bị gián đoạn, còn các trong các giải pháp
khác thì thiết bị này là không cần thiết.
2.2 Sơ đồ cấu trúc mạng IMS dùng sản phẩm Alcatel-Lucent
Hình 2.3, đưa ra một cấu trúc mạng IMS sử dụng các thiết bị
Alcatel-Lucent để thực hiện các chức năng khác nhau trong một mạng
IMS chuẩn hoá. Cấu trúc mạng IMS theo phân loại của Alcatel-Lucent
có 3 lớp.
- Lớp ứng dụng: các sản phẩm 5100 CMS, 5900 PRBT-MRF,
CNP/ENUM
8

- Lớp điều khiển phiên: các sản phẩm 5060 ICS, 5060 MGC-8
- Lớp truy nhập: các sản phẩm 7510 MGW, 1540 AGW.


Hình 2.3: Cấu trúc logic mạng IMS với các thiết bị Alcatel-lucent
2.3 Thiết bị điều khiển cổng phương tiện 5060 MGC-8
5060 MGC-8 là sản phẩm máy chủ xử lý phiên, cuộc gọi
NGN/IMS, sản phẩm chính của hãng Alcatel-Lucent, thiết bị này đưa
ra các tính năng mềm dẻo, hiệu quả về mặt đầu tư trong việc hiện đại
hoá, chuyển đổi mạng hạ tầng công nghệ chuyển mạch kênh sang
mạng thế hệ mới IP. Cung cấp các ứng dụng sau.
- NGN lớp 4 nội hạt, truy cập và chức năng tổng đài transit.
- Tổng đài cổng di động CDMA (GMSC)
- Chức năng điều khiển cổng đa phương tiện IMS (MGCF)
- Chức năng điều khiển biên đấu nối (IBCF)
2.4 Thiết bị máy chủ điều khiển cuộc gọi IP 5060ICS
Máy chủ xử lý cuộc gọi IP 5060 có chức năng quản lý các cuộc
gọi IP từ mạng hữu tuyến và mạng truy nhập vô tuyến, cũng như từ
mạng IP đồng cấp.Theo đó nó có thể quản lý các cổng phương tiện
9

khác nhau để xử lý các truy nhập truyền thống, cũng như thiết bi quản
lý nguồn tài nguyên IP, chất lượng dịch vụ IP QoS.

Hình 2.6: Vị trí thiết bị 5060 ICS trên mạng IMS.
5060 ICS thực hiện các chức năng sau đây:
- Máy chủ ứng dụng thoại tích hợp, chức năng này được thực
hiện bởi khối 5420 CTS.
- Điều khiển phiên dịch vụ IP, chức năng này được thực hiện bởi
khối 5450 ISC.
- Điều khiển tài nguyên IP, chức năng này được thực hiện bởi
khối 5450 IRC.
- Điều khiển cổng truy nhập AGCF
- Chức năng điều khiển cổng phương tiện (MGC), chức năng

này có thể được tích hợp trên 5060 ICS.
- Máy chủ thuê bao nội mạng bên trong iHSS
- Chức năng thu thập tính cước cục bộ ICCF
2.5 Thiết bị tài nguyên phương tiện 5900 MRF
Máy chủ ứng dụng là phần tử chính kết nối người sử dụng với
dịch vụ mạng.
- Phát hiện quay đa tần DTMF trên mặt phẳng người sử dụng.
10

- Phát hiện quay đa tần DTMF trên mặt phẳng điều khiển. (SIP
INFO cho sự kiện điện thoại ).
- Máy chủ điều khiển tài nguyên 5900MRF thực hiện chức năng
gửi các bản tin thông báo đến người sử dụng, phần quan trọng của
dịch vụ thoại, video trong mọi loại hình mạng khác nhau, đáp ứng yêu
cầu của các loại chuyển mạch mềm, máy chủ ứng dụng, mạng chuyển
đổi khác nhau, giao tiếp với các dịch vụ mạng IN truyền thống.
11

Chương 3: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP HỘI
TỤ CỦA ALCATEL-LUCENT Ở VIỆT NAM

3.1Phân tích trúc kiến trúc hội tụ trên nền mạng IMS dùng sản
phẩm Alcatel-Lucent
3.1.1 Hội tụ công nghệ
Giải pháp hội tụ của Alcatel-Lucent dựa trên công nghệ ATCA
làm nền tảng, các thiết bị lớp điều khiển phiên, nhiều thiết bị lớp ứng
dụng đều dùng cộng nghệ.
ATCA có 2 điểm đặc biệt quan trọng:
- Cấu trúc mô đun.
- Độ tin cậy, độ khả dụng và độ sẵn sàng dịch vụ.

Lợi ích của việc sử dụng ATCA (hình 3.2):
- Xóa bỏ sự độc quyền của một số ít các hãng viễn thông và có
thể tạo ra nhiều cách để các hãng mới với chi phí vốn và các tài
nguyên khác ít hơn thâm nhập vào thị trường, do vậy sẽ tăng sự cạnh
tranh.
- Làm giảm chi phí phát triển và sản xuất các thiết bị mạng viễn
thông, khiến cho chi phí của toàn mạng viễn thông giảm.
- Làm giảm chi phí vận hành mạng viễn thông
3.1.2 Hội tụ mạng
- Có thể kết nối tới nhiều loại mạng khác nhau:
+ Mạng đi động 3G (UMTS, CDMA, WCDMA)
+ Mạng di động 2.5G (GPRS)
12

+ Mạng IP có dây (xDSL, Cable) và không dây (WLAN,
WiMAX)
+ PSTN, ISDN
3.1.3 Hội tụ dịch vụ
Giải pháp hội tụ trên nền IMS của Alcatel-Lucent cung cấp các
loại hình dịch vụ ánh xạ với các loại thiết bị như hình 2.1 đã mô tả
trong chương 2.
+ Thoại cơ bản: bao gồm các thuê bao IMS gọi cho nhau, gọi đi
và gọi đến mạng PSTN và các mạng đồng cấp
+ Dịch vụ thoại hội nghị: cung cấp thoại hội nghị với năng lực
tối thiểu là 4 tay
+ Các dịch vụ IP Centrex: cung cấp giả lập tổng đài IP PABX,
dịch vụ này rất thuận tiện cho các văn phòng có vị trí địa lý rất xa,
hoặc các công ty, khách sạn…
+ Các dịch vụ khẩn cấp: bao gồm các dịch vụ về an ninh, cứu
hỏa, cứu thương

+ Thuê bao dịch chuyển: cho phép thuê bao giữ nguyên số
PSTN nhưng sử dụng được tất cả các dịch vụ của IMS
+ Giám thính hợp pháp: ghi âm cuộc gọi đối với số bị giám thính
phục vụ mục đích an ninh.
+ Dịch vụ nhạc chuông chờ
+ Dịch vụ hộp thư thoại
+ Các dịch vụ trả trước
+ Các dịch vụ thoại miễn phí (1800) và thoại cao cấp1900
13

+ Dịch vụ thoại nối tiếp: cho phép thuê bao dịch chuyển trong
vùng IMS sang các vùng khác như LTE, UMTS mà thoại không bị
gián đoạn.
+ Tích hợp IPTV và IMS
+ Cho phép tương tác với các máy chủ ứng dụng của các đối tác
thứ 3 để phát triển phong phú hơn các loại hình dịch vụ, ví dụ như tín
nhắn tức thời, tương tác web 2.0 và các mạng xã hội.
3.2 Khả năng ứng dụng triển khai ở Việt Nam
3.2.1 Quá trình chứng minh năng lực
Cuối năm 2009, Alcatel-Lucent đã lắp đặt thiết bị để chứng minh
năng lực của mình trong lĩnh vực IMS. Dưới đây là mô hình kết nối
IMS test Lab Alcatel-Lucent cũng như kết nối với thiết bị IMS của
hãng Nokia- Siemens thông qua giao thức SIP-I, giao thức H248
nhằm đánh giá tính tương thích giao thức giữa 2 hệ thống.

Hình 3.6: Thiết bị IMS Alcatel-Lucent kết nối vỡi IMS hãng Nokia-
Siemens
Các phương thức kết nối như sau:
- IMS ALU kết nối với IMS NSN thông qua SIP-I
14


- MSAN ALU kết nối với SS NSN bằng H.248
- MSAN NSN kết nối với SS ALU bằng H.248
Có thể nhận thấy rằng các chức năng cuộc gọi cơ bản vẫn thực
hiện được, nhưng các cuộc gọi liên quan phức tạp hơn không thể thực
hiện được do cơ chế xử lý khác nhau của các loại thiết bị của các nhà
cung cấp
3.2.2 Triển khai giải pháp IMS của Alcatel-Lucent ở Việt Nam
Từ cuối năm 2010, Alcatel-Lucent đã chính thức hợp tác với
VNPT để triển khai giải pháp hội tụ trên nền IMS và đánh dấu chính
thức xâm nhập thì trường IMS Việt Nam. Với giải pháp của mình,
Alcatel-Lucent sẵn sàng cung cấp các dịch vụ sau:
- Dịch vụ thoại qua IP, bao gồm truy nhập băng rộng, thoại
truyền thống, thoại qua IP, tùy chỉnh dịch vụ thông qua web portal
- Dịch vụ hội thoại nâng cao, bao gồm băng rộng always-on,
truy nhập di động, dịch vụ pha trộn, kết nối người dùng trên toàn
mạng lưới và các thiết bị, dịch vụ cá nhân.
- Truyền thông Internet và pha trộn (trộn các dịch vụ tăng cường
đối thoại và nội dung web, kết nối với các mạng xã hội và các trang
web cộng đồng, và truy cập mở cho cộng đồng phát triển
Giải pháp của ALU hỗ trợ các loại hình thuê bao sau:
- Thuê bao PES (PSTN Emulation Solution), là các thuê bao của
mạng truyền thống PSTN
- Thuê bao PSS (POTS Simulation Service) là các thuê bao thoại
qua băng rộng mô phỏng các dịch vụ của mạng PSTN
- Thuê bao di động
15

Các tiêu chí kỹ thuật đã được kiểm tra và mạng đã sẵn sàng cho
khai thác.

3.2.3 Phương pháp đánh giá khả năng hội tụ dựa trên đo kiểm
Trong quá trình chứng minh năng lực, các bài đo kiểm đã cho
thấy: thiết bị truy nhập của hãng Alcatel-Lucent khi kết nối với hệ
thống điều khiển của hãng Nokia Siemens chưa dáp ứng được 5 bài đo
kiểm tra, dựa trên các phân tích giao thức chúng tôi thấy nguyên nhân
phần mềm thiết bị MSAN Alcatel-Lucent chỉ hỗ trợ 2 kết cuối trong 1
ngữ cảnh context H248, chính vì vậy khi có các cuộc gọi yêu cầu thêm
một context như các cuộc gọi thoại hội nghị mà sử dụng cớ chế add
thêm một kết cuối và một context mà không sử dụng một context khác
(như cớ chế của Alcatel-Lucent) thì các cuộc gọi này đều không thể
thực hiện được.
Về lý thuyết, MEGACO/H.248 có 8 lệnh cơ bản sau: Add,
Modify, Subtract, Move, AuditValue, AuditCapability, Notify,
ServiceChange. Thiết bị truy nhập của hãng Nokia-Siemens khi kết
nối với hệ thống điều khiển của hãng Alcatel-Lucent chưa dáp ứng
được 6 bài đo kiểm tra, dựa trên các phân tích giao thức chúng tôi thấy
nguyên nhân phần mềm thiết bị MSAN hãng Nokia-Siemens chưa
thực hiện được lệnh MOVE. Chính vì vậy những cuộc gọi liên quan
đến yêu cầu kết cuối thứ 3, như thoại hội nghị, thì không thực hiện
được.
Các bài đo kiểm tra giao thức SIP-I báo hiệu giữa 2 thiết bị điều
khiển của các hãng Alcatel-Lucent và Nokia-Siemens đều đáp ứng tốt
các bài kiểm tra.
16

Thông qua các bài đo kiểm, mặc dù các các bài đo liên quan đến
cuộc gọi có sử dụng kết cuối thứ 3 hoàn toàn thực hiện được cho mỗi
hệ thống của Alcatel-Lucent hoặc Nokia-Siemens. Tuy nhiên, nếu
MSAN của Alcatel-Lucent kết nối với hệ thống Nokia-Siemens hoặc
ngược lại thì không thực hiện được. Nguyên nhân chính là giải pháp

cho kết cuối thứ 3 được xử lý một cách khác nhau, một bên sử dụng
kết cuối thứ 3 cho một context do đó không dùng lệnh MOVE, trong
khi một bên sử dụng context khác cho kết cuối thứ 3 do đó sử dụng
lệnh MOVE. Đó là điểm khác biệt trong thiết kế hệ thống.
3.3 Đề xuất và kiến nghị
Căn cứ vào kết quả đo kiểm trong quá trình chứng minh năng
lực và triển khai dự án, một số kiến nghị sau được đưa ra:
- Đúc rút những khó khăn trong quá trình chứng minh năng lực
và tính tương thích với các hãng khác sử dụng H.248/MEGACO. Kỹ
sư thực hiện trực tiếp công việc cấu hình hệ thống và đo kiểm đã kiến
nghị những điểm không phù hợp cho hãng Alcatel-Lucent để có
những điều chỉnh thích hợp. Theo RFC3015 hỗ trợ bao nhiêu kết cuối
(termination) trong một ngữ cảnh (context) là thuộc tính của cổng
phương tiện, như vậy nếu thiết bị MSAN của Alcatel-Lucent chỉ hỗ
trợ hai kết cuối thì thiết bị SS của Nokia-Siemens phải làm việc ở chế
độ hai kết cuối, tuy nhiên thiết bị của Nokia-Siemens không làm được
điều này do không hỗ trợ lệnh MOVE (là một trong 8 lệnh cơ bản của
H.248 theo RFC3015). Do đó kỹ sư đã kiến nghị với hãng Nokia-
Siemens để hỗ trợ cơ chế hai kết cuối (hỗ trợ lệnh MOVE) đồng thời
kiến nghị với hãng Alcatel-Lucent để điều chình thiết bị MSAN hỗ trợ
nhiều hơn hai kết cuối trong một ngữ cảnh để tăng khả năng linh hoạt
khi kết nối đến các thiết bị của hãng khác.
17

- Khi kết nối bằng SIP-I giữa hai thiết bị chuyển mạch mềm của
Alcatel-Lucent (ALU) và Nokia-Siemens (NSN), cuộc gọi xuất phát
từ phía thiết bị của ALU đến thiết bị của NSN bị thiết bị của NSN từ
chối, phân tích RFC1521 cho thấy thiết bị của ALU gửi bản tin
INVITE với cú pháp không chính xác. Vì vậy kiến nghị về phía ALU
được đưa ra để giải quyết vấn đề này (và lỗi đã được khắc phục)

- Với một cuộc gọi cơ bản, nếu so sánh dùng giao thức H.248 và
SIP thì có thể thấy số lượng bản tin của H.248 nhiều hơn so với số
lượng bản tin SIP do đó tải xử lý cho một cuộc gọi H.248 lớn hơn cho
một cuộc gọi SIP. Bên cạnh đó, việc vận hành khai thác thiết bị phức
tạp hơn khi dùng H.248 so với SIP. Vì vậy, kiến nghị với hãng
Alcatel-Lucent nên đưa ra khuyến nghị với các nhà cung cấp dịch vụ
nên chọn giải pháp dùng SIP trong bài thầu của mình (tất nhiên ALU
không thể bỏ qua chức năng này vì phải đảm bảo hỗ trợ đầy đủ chức
năng của mạng).
Chính vì vậy, trong giải pháp IMS VNPT, ALU đã sử dụng giao
thức SIP đến các cổng thiết bị truy nhập (AGW) thay vì H.248 như
trước đây, và chỉ sử dụng giao thức H.248 khi kết nối đến các Media
Gateway (cổng phương tiện) và các Access Border Gateway (cổng
truy nhập biên). Và sử dụng giao thức SIP đến các thuê bao tại nhà
(RGW – Residental Gateway) cho các đầu cuối không phải của ALU
và hoàn toàn đáp ứng được các bài đo theo các yêu cầu dịch vụ được
LU cam kết và nâng cao tính hội tụ cho giải pháp của mình.
3.4 Kết luận chương
Chương ba phân tích khả năng hội tụ của giải pháp IMS của
hãng Alcatel-Lucent trên ba tiêu chí: công nghệ, mạng và dịch vụ.
18

Chương ba đã chứng minh khả năng hội tụ cao của giải pháp IMS của
Alcatel-Lucent.
Trong quá trình triển khai IMS, yêu cầu tất yếu là phải đo kiểm
hệ thống để kiểm tra tính tương thích giữa các thiết bị trong hệ thống
và giữa hệ thống của Alcatel-Lucent với các hệ thống khác và do đó
một vấn đề quan trọng được đề cập trong chương ba là phương pháp
đánh giá khả năng hội tụ dựa trên đo kiểm.
19


KẾT LUẬN

Luận văn nghiên cứu một số vấn đề sau:
- Cấu trúc mạng IMS theo tiêu chuẩn của tổ chức 3GPP, các
khối chức và các điểm tham chiếu kết nối giữa các khối chức năng của
cấu trúc IMS, điểm tham chiếu kết nối mạng IMS với mạng IMS đồng
cấp, với mạng PSTN.
- Giải pháp tổng thể, thiết bị IMS của hãng Alcatel-Lucent phù
hợp với nhiều loại khách hàng và nhiều loại hình dịch vụ khác nhau.
Tập trung vào phân hệ điều khiển bao gồm thiết bị điều khiển cổng
phương tiện, máy chủ điều khiển cuộc gọi và thiết bị tài nguyên
phương tiện.
- Kiến trúc hội tụ của giải pháp trên ba phương diện: công nghệ,
mạng và dịch vụ. Luận văn nghiên cứu khả năng ứng dụng giải pháp
hội tụ của Alcatel-Lucent ở Việt Nam trong các giai đoạn chứng minh
năng lực và triển khai cho mạng khách hàng là VNPT.
- Phương pháp đo kiểm để phân tích tính hội tụ của hệ thống
IMS của Alcatel-Lucent cũng như khi kết nối đến các hệ thống IMS
của các hãng khác, trong trường hợp cụ thể này là của Nokia-Siemens.
- Kiến nghị các hãng những vấn đề đã được phát hiện là không
đúng chuẩn hoặc để vận hành khai thác hợp lý hơn.

×