Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu 3 dấu hiệu của công việc "khốn khổ" pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.14 KB, 3 trang )

3 dấu hiệu của công việc "khốn khổ"
Tính khốn khổ trong công việc là phổ biến

Lencioni lưu ý rằng, công việc “khốn khổ” khác với công việc “tồi tệ” vì đôi khi
công việc mơ ước của người này chưa chắc đã hấp dẫn với người khác. Tuy nhiên,
một công việc khốn khổ lại có những đặc trưng tương đối phổ biến.

Tác giả cuốn sách nói trên cho rằng, “Một công việc khốn khổ là công việc khiến
người ta cảm thấy hoài nghi, chán nản và thoái chí khi trở về nhà hằng đêm. Nó
làm suy kiệt năng lực, nhiệt tình, lòng tự trọng. Có thể nhìn thấy các kiểu công
việc khốn khổ như thế trong mọi ngành nghề và ở mọi cấp độ”.

Lencioni cho rằng nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng đó là từ những người
quản lý, họ chính là nhân tố mấu chốt tạo ra sự thoải mái (cũng như gây nên sự
khó chịu) với các nhân viên của họ. Một điều tra gần đây của Yahoo! HotJobs
cũng dẫn tới một kết luận tương tự, có 43% người lao động cho biết chính vì lý do
họ không thích sếp của mình mà họ có kế hoạch sẽ tìm công việc mới trong năm
2008.

3 dấu hiệu của công việc khốn khổ

Theo Lencioni, ba dấu hiệu của sự khốn khổ trong công việc chính là tính vô danh,
sự mông lung và sự vô định.

Tính vô danh: Người lao động có cảm giác họ chẳng là gì hết khi cấp trên quan
tâm quá ít đến họ với tư cách là những cá thể có cuộc sống, nguyện vọng và những
sở thích cụ thể, riêng biệt.

Sự mông lung: Tình trạng này xảy ra khi người lao động không hiểu rõ công việc
của họ tạo ra khác biệt như thế nào. Mỗi người lao động đều muốn biết công việc
của họ tác động đến cuộc sống của người khác ra sao, đó có thể là khách hàng,


đồng nghiệp hoặc thậm chí là chính cấp trên của mình theo cách này hay cách
khác.

Sự vô định: Thuật ngữ ngày mô tả tình trạng người lao động không thể đánh giá
được chính xác những đóng góp hay thành công của chính họ. Kết quả là họ
thường xuyên phải dựa vào những quan điểm của người khác mà thường là những
người quản lý để đánh giá điều đó.

Ba giải pháp cho vấn đề này

Với những người lao động có thể đang gặp phải những dấu hiệu khốn khổ của
công việc trên, Lencioni đề xuất ba bước cụ thể nhằm cải thiện mối quan hệ giữa
sếp – nhân viên và tăng cường không khí thoải mái trong công việc.

1. Đánh giá sếp của bạn. Sếp của bạn có quan tâm và có thể nhìn rõ 3 nhân tố
vừa được đề cập ở trên không? Lencioni cho rằng, “hầu hết những người quản lý
đều thực lòng muốn cải thiện chúng mặc dù trong thực tế có thể họ dường như
không mấy quan tâm hoặc quá bận rộn”.

2. Giúp sếp hiểu nhu cầu của bạn. Điều này có thể sẽ dẫn tới việc bạn phải cùng
sếp xem xét lại những cách đánh giá chính về thành công trong công việc của bạn
là gì. Bạn có thể đề nghị sếp rằng, “Ông/bà có thể giúp tôi hiểu rõ tại sao công
việc tôi đang làm lại tạo ra điểm khác biệt với ai đó?”.

3. Hành động nhiều hơn mong muốn của sếp. Tác giả Lencioni cho rằng, “các
nhân viên quan tâm đến cuộc sống của sếp nhiều hơn sẽ gây được tác động lên
người quản lý và làm cho họ có những kiểu quan tâm gần gũi mà người nhân viên
đó mong muốn”. Bạn cũng có thể tìm cơ hội để sếp của mình hiểu rằng các hành
vi, hoạt động của họ đã tạo ra sự khác biệt tích cực như thế nào.


Nói chung, để cải thiện không khí thoải mái trong công việc, bạn cần có thái độ
thực tiễn trong những kỳ vọng của mình. Các nhà quản lý không phải là những
người có khả năng đọc được ý nghĩ của người khác, do vậy, bạn cần sẵn sàng cho
những cuộc trao đổi, trò chuyện trực tiếp và nhớ rằng, có những lúc cần phải thẳng
thắn bàn bạc nếu không sẽ chẳng có thay đổi nào xảy ra cả

×