Tải bản đầy đủ (.doc) (135 trang)

giáo án ôn thi tốt nghiệp môn văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (525.83 KB, 135 trang )

PHẦN I : GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH
Năm học 2012-2013 là năm thứ tư thực hiện chương trình thi mới bậc THPT, kì thi
Tốt nghiệp THPT và thi Đại học cấu trúc đề thi Ngữ văn gồm 03 câu,(Câu 2 điểm tái
hiện kiến thức, câu 3 điểm Nghị luận xã hội, Câu 5 điểm Nghị luận văn học). chắc hẳn
giáo viên và học không khỏi lúng túng trước việc dạy và học. Chương trình mới, dạy sao
cho tốt và học sao cho tốt, chủ động truyền đạt tri thức và lĩnh hội tri thức là việc làm hết
sức nghiêm túc và cần thiết đối với mỗi giáo viên và học sinh.
Trước yêu cầu của thực tế đó, qua nghiên cứu tài liệu, cấu trúc đề thi TNTHPT và
thi Đại học, thực tế giảng dạy cho thấy vấn đề đặt ra là cần phải có một bộ tài liệu với
những định hướng rõ ràng về nội dung, chuẩn hóa kiến thức cũng như các kĩ năng và
cách làm bài thi sao cho tốt, chúng tôi tiến hành biên soạn Bộ tài liệu ôn tập môn Ngữ
văn 12.
Tài liệu được biên soạn dưới dạng các chuyên đề, trong đó, mỗi vấn đề được cấu
trúc theo dạng câu hỏi và gợi ý trả lời .
Nội dung tài liệu bao gồm:
Bài Khái quát Văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế
kỉ XX và sáu chuyên đề:
Chuyên đề 1: Văn nghị luận (3 tiết)
Chuyên đề 2: Văn bản nhật dụng (Chính luận) (2 tiết)
Chuyên đề 3: Thơ (8 tiết)
Chuyên đề 4: Kí và kịch (6 tiết)
Chuyên đề 5: Truyện (10 tiết)
Chuyên đề 6: Nghị luận xã hội (3 tiết)
1
Bộ tài liệu giúp cho giáo viên và học sinh có cái nhìn đầy đủ, bao quát và toàn diện
về những kiến thức đã học cũng như cách triển khai kiến thức sao cho thật hợp lí và đạt
được kết quả cao trong mọi kì thi.
Đây là bộ tài liệu xây dựng nội dung ôn tập môn Ngữ văn 12 chương trình chuẩn,
sử dụng để ôn tập cho học sinh lớp 12 thi tốt nghiệp THPT, năm học 2012-2013.
Do thời gian biên soạn có hạn nên tài liệu này không thể tránh khỏi những thiếu
sót. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các bạn đồng nghiệp và các em học


sinh.
PHẦN II. NỘI DUNG KHÁI QUÁT
Stt
Chuyên đề
(Tiết)
Bài dạy Mục tiêu
Số
tiết
Ghi
chú
KHÁI
QUÁT
VHVN
1945-hết TK
XX
-VHVN từ 1945-1975:
+ Quá trình phát triển và những thành tựu
chủ yếu
+ Những đặc điểm cơ bản
-VHVN từ 1975- hết TK XX: Những
chuyển biến và một số thành tựu ban đầu
của văn học
2
1 Chuyên đề
1:
Văn nghị
luận
TUYÊN
NGÔN ĐỘC
LẬP –

Hồ Chí
-Tác giả: Quan điểm sang tác; Di sản văn
học; Phong cách nghệ thuật
- Tác phẩm:
+ Hoàn cảnh sáng tác; Giá trị của tác phẩm
1
2
(2 tiết)
Minh
+ Thấy được ý nghóa to lớn và giá
trò nhiều mặt của TNĐL , biết cách
tìm hiểu văn chính luận qua TNĐL .
Nguyễn
Đình Chiểu,
ngơi sao
sang trong
văn nghệ
của dân tộc
- Thấy rõ nét đặc sắc trong bài NLVH của
PVĐ vừa khoa học chặt chẽ, vừa giàu sắc
thái biểu cảm, có nhiều phát hiện mới mẻ,
sâu sắc về nội dung.
- Hiểu sâu sắc những giá trị to lớn của thơ
văn NĐC càng thêm q con người và tác
phẩm của ơng .
1
2
Chun đề
2:
Văn bản

nhật dụng
(Chính
luận)
( 2 tiết )
Thơng điệp
nhân ngày
thế giới
phòng
chống AIDS,
1-12-2003
-Bản thơng điệp khẳng định tầm quan trọng
của việc phòng chống HIV/AIDS trên tồn
thế giới
- Đồn kết cộng đồng để đẩy lùi căn bệnh
thế kỉ
- Sức thuyết phục của bài văn
1
NHÌN VỀ
VỐN VĂN
HĨA CỦA
DÂN TỘC –
Trần Đình
Hượu
-Hiểu sâu sắc về vốn văn hóa dân tộc;
những mặt tích cực và hạn chế của văn hóa
truyền thống
- Phát huy những mặt mạnh, khắc phục
những hạn chế
1
Dạy


cuối
HK
II
3
Chun đề
3:
Thơ
TÂY TIẾN –
Quang
Dũng
-Hồn cảnh bài thơ ra đời
- Cảm nhận được vẻ đẹp hoang vu, hùng vĩ,
hấp dẫn của cảnh vật miền Tây
- Vẻ đẹp hào hùng, hào hoa của người lính
TT.
- Hiểu được những nét đặc sắc về nghệ
2
3
( 10 tiết ) thuật của TP .
VIỆT BẮC –
Tố Hữu
( Phần 1 Tác giả ) :
- Hiểu ,đánh giá đúng đắn về TH , cũng
như thơ ơng trong VHDT. Những nét cơ
bản trong PC thơ TH .
- Nắm được con đường sáng tác thơ TH
qua các tập thơ- đặc điểm cơ bản thơ TH
ln gắn liền với thời kì đấu tr CM và thể
hiện sự v động trong TTNT thơ TH .

( Phần 2 Tác phẩm ) :
-Hồn cảnh bài thơ ra đời
- VB là đỉnh cao của thơ TH – Thành tựu
nổi bậc thơ ca kháng chiến chống Pháp .
- Cảm thụ – phân tích được những giá trị
đặc sắc của bài thơ
* Khúc hát ân tình của người KC
với QHĐN,với nd * Hình thức NT
đậm đà tính DT .
- Thấy nét cơ bản trong PCNT thơ TH .
2
ĐẤT
NƯỚC-
Nguyễn
Khoa Điềm
-Cái nhìn mới mẻ cùa nhà thơ về ĐN : Là
sự kết tinh và hội tụ trên nhiều bình diện,
gắn bó với cuộc sống nhân dân, bởi chính
nhân dân làm ra đất nước.
-Những đặc sắc về nghệ thuật của đoạn thơ:
Giọng thơ trữ tình – chính luận, sự vận
dụng sáng tạo các yếu tố văn hóa DG để
2
4
thể hiện TT “ ĐN của nhân dân”
- Có được tình u ĐN và những người làm
nên ĐN.
SĨNG –
Xn Quỳnh
- Cảm – hiểu được tình u trong sáng, hồn

hậu, thủy chung của người con gái với khát
vọng hướng về hạnh phúc tuyệt đối .
- Nắm được NT đặc sắc của bài thơ trữ tình
: Diễn tả bằng h/ả ẩn dụ “sóng”kết hợp
chủ thể trữ tình “em” , nhòp điệu dạt
dào, lôi cuốn, từ ngữ giản dò, gợi
cảm .
2
ĐÀN GHI
TA CỦA
LOR- CA -
Thanh Thảo

- Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng
của hình tượng Lor ca qua mạch cảm xúc
suy tư đa chiều, vừa sâu sắc vừa mãnh liệt
của tác giả bài thơ .
- Thấy được vẻ độc đáo trong hình thức
biểu đạt thơ mang phong cách tượng trưng.
- Có những tri thức đọc – hiểu một bài thơ
theo PCHĐ
2
4 Chun đề
4:
Kí và Kịch
( 6 tiết )
NGƯỜI LÁI
ĐỊ SƠNG
ĐÀ –
Nguyễn

Tn –
- Vẻ đẹp đa dạng của sơng Đà Hung bạo –
trữ tình, vẻ đẹp giản dị, kì vĩ của người lái
đò SĐ. Tình u lịng say mê của NT trước
TN và con người miền TB.
- Cảm ,hiểu được nét đặc sắc trong NT tùy
bút của NT
- Bồi dưỡng lòng u TN, kính trọng ,u
mến con người
2
AI ĐÃ ĐĂT
TÊN CHO
- Hiểu những cảm nhận tinh tế, sâu sắc tình
u, niềm tựi hào thiết tha, sâu lắng tg dành
2
5
DÒNG
SÔNG -
Hoàng Phủ
Ngọc Tường
cho sông Hương, cho xứ Huế thân yêu
được thể hiện qua áng văn đẹp, tài hoa –
Bồi dưỡng thêm tình yêu quê hương đất
nước.
- Nhận biết đặc trưng của thể loại bút kí
trong bài .
HỒN
TRƯ
ƠNG
BA

DA
HÀN
G
THỊT
- Lưu
Quang
Vũ-
+ Bi kịch của con người khi bị đặt vào
nghịch cảnh phải sống nhờ, sống tạm, sống
trái với tự nhiên khiến cho tâm hồn thanh
cao, nhân hậu bị nhiễm độc và tha hóa
trước sự lấn át của thể xác thô lỗ, phàm tục
– Thấy được vẻ đẹp tâm hồn người lao
động trong cuộc đấu tranh chống lại sự
dung tục, bảo vệ quyền được sống trọn ven,
hài hòa giữa thể xác và tâm hồn và khát
vọng hoàn thiện nhân cách .
- Cảm nhận được nét đặc sắc kịch Lưu
Quang Vũ : Kịch bản VH và NT sân khấu
bởi tính hiện đại kết hợp già trị truyền
thống, phê phán mạnh mẽ, quyết liệt và
chất trữ tình đầm thắm, bay bổng.
1
Dạy

cuối
HK
II
VỢ CHỒNG
A PHỦ – Tô

Hoài .
- Tóm tắt truyện ngắn
-Cuộc sống cực nhục, tăm tối; quá trình
đồng bào tự vùng lên chống lại bọn chúa
đất, Thực dân; giá trị nhân đạo của tác
phẩm, khẳng định tình thương yêu và sức
sống tiềm tàng cảu người dân lao động.
- Những đóng góp về nghệ thuật, khawsv
2
6
5 Chun đề
5:
Truyện
( 13 tiết )
họa tính cách, tâm lý, tả cảnh và dựng
truyện.mang màu sắc dân tộc.
VỢ NHẶT –
Kim Lân .
- Tóm tắt truyện ngắn
- Nạn đói và bi kịch của người dân nghèo
trước họa phát xít và thực dân Pháp.
- Giá trị nhân đạo: tình thương con người
trong nghèo đói.
- Nghệ thuật độc đáo, tình huống, tả tâm lý,
kể chuyện
2
RỪNG XÀ
NU -
Nguyễn
Trung

Thành –
- Tóm tắt truyện ngắn
Tư tưởng con đường đi của nhân dân: Nó
cầm súng, mình phải cầm giáo mác.
- Tính sử thi và lãng mạn.
2
NHỮNG
ĐỨA
CON
TRON
G GIA
ĐÌNH

Nguyễ
n Thi-
- Tóm tắt truyện ngắn
- Sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm
GĐ, và tình u nước, yêu CM, giữa
truyền thống GĐ với truyền thống DT,
tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn
của con người trong chống Mỹ
- Hiểu được giá trò NT của thiên
truyện, NT trần thuật đặc sắc, khắc
họa tính cách, m tả tâm lí săc sảo
ngôn ngữ đậm chất Nam bộ
2
CHIẾC
- Tóm tắt truyện ngắn 2
7
THUY

ỀN
NGO
ÀI XA

Nguyễ
n
Minh
Châu

- Những phát hiện kì thú về cuộc sống,
nghệ thuật và con người trong xã hội hiện
đại
- Nghệ thuật miêu tả và kể chuyện , tạo tình
huống kịch tính.
THUỐC –
Lỗ Tấn .
- Tóm tắt tiểu sử tác giả
- Tóm tắt truyện ngắn
- Bức tranh hiện thực và nghệ thuật viết
truyện hàm súc.
1
SỐ PHẬN
CON
NGƯỜI
- Sô-lô
-khốp .
- Tóm tắt tiểu sử tác giả
- Tóm tắt truyện ngắn
- Tính cách kiên cường của người Nga;
nghệ thuật đặc sắc.

ÔNG GIÀ
VÀ BIỂN
CẢ
– Hê ming ue
- Tóm tắt tiểu sử tác giả
- Nguyên lý tảng băng trôi, bài ca về con
người trong cuộc hành trình thực hiện mơ
ước.
0.3
8
- Độc thoại và đối thoại, liên tưởng và suy
ngẫm
6
Chuyên đề
6 :
Nghị luận
xã hội
( 5 tiết )
NGHỊ
LUẬN VỀ
MỘT TƯ
TƯỞNG,
ĐẠO LÍ
-Bàn về tư tưởng, đạo lí; phân tích mặt
đúng-sai, lợi- hại; chỉ ra nguyên nhân, thái
đọ và bày tỏ chính kiến của mình trước
hiện tượng đó
- Diễn đạt mạch lạc, giàu cảm xúc, sử dụng
nhiều biện pháp tu từ
- Bài học nhận thức và hành động về tư

tưởng, đạo lí
1
NGHỊ
LUẬN VỀ
MỘT HIỆN
TƯỢNG
ĐỜI SỐNG
-Bàn về hiện tượng đời sống; phân tích mặt
đúng-sai, lợi- hại; chỉ ra nguyên nhân, thái
đọ và bày tỏ chính kiến của mình trước
hiện tượng đó
- Diễn đạt mạch lạc, giàu cảm xúc, sử dụng
nhiều biện pháp tu từ - Bài học rút ra
1
Rèn luyện kĩ năng thông qua bài viết của
HS
PHẦN III. : NỘI DUNG KIẾN THỨC BÀI HỌC
Tiết : 1-2
Ngày soạn: 02/01/2013
Ngày dạy:
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM
TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX.
9
(1 Tiết)
Câu 1: Nêu quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của VHVN từ
Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975?
a. Chặng đường từ năm 1945 đến 1954.
- Truyện ngắn và kí: là những thể loại mở đầu cho văn xuôi chặng đường kháng
chiến chống Pháp . Những tác phẩm tiêu biểu: Một lần tới Thủ đô và Trận phố Ràng của
Trần Đăng, Đôi mắt và rừng nhật kí Ở rừng của Nam Cao, Làng của Kim Lân Từ

1950, đã xuất hiện những tập truyện kí khá dày dặn: Vùng mỏ của Võ Huy Tâm, Xung
kích của Nguyễn Đình Thi, Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc
- Thơ ca: đạt được nhiều thành tựu xuất sắc.
+Tiêu biểu là những tác phẩm: Cảnh khuya, Cảnh rừng Việt Bắc, Rằm tháng giêng
của Hồ Chí Minh, Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Tây Tiến của Quang Dũng, Đất
nước của Nguyễn Đình Thi đặc biệt là tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu.
+ Cảm hứng chính là tình yêu quê hương đất nước, lòng căm thù giặc, ca ngợi
cuộc sống kháng chiến và con người kháng chiến.
- Kịch: một số vở kịch xuất hiện gây sự chú ý lúc bấy giờ như Bắc Sơn, Những
người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng, Chị Hòa của Học Phi
- Lí luận, phê bình văn học: chưa phát triển nhưng đã có những tác phẩm có ý
nghĩa quan trọng như bản báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam của
Trường Chinh, bài tiểu luận Nhận đường và tập Mấy vấn đề nghệ thuật của Nguyễn Đình
Thi.
b. Chặng đường từ 1955 đến 1964.
- Văn xuôi: mở rộng đề tài, bao quát được khá nhiều vấn đề và phạm vi của hiện
thực đời sống như đề tài kháng chiến chống Pháp: Sống mãi với Thủ đô của Nguyễn Huy
Tưởng ; đề tài hiện thực đời sống trước Cách mạng: Tranh tối tranh sáng của Nguyễn
10
Công Hoan, Mười năm của Tô Hoài; đề tài công cuộc xây dựng CNXH: Sông Đà của
Nguyễn Tuân, Mùa lạc của Nguyễn Khải.
- Thơ ca: phát triển mạnh mẽ. Các tập thơ tập thơ xuất sắc ở chặng đường này
gồm có: Gió lộng của Tố Hữu, Ánh sáng và phù sa của Chế Lan Viên, Riêng chung của
Xuân Diệu, Đất nở hoa của Huy Cận , Tiếng sóng của Tế Hanh
- Kịch nói : có phát triển . Tiêu biểu : Một đảng viên của Học Phi, Chị Nhàn và
Nổi gió của Đào Hồng Cẩm.
c. Chặng đường từ 1965 đến 1975.
- Văn học tập trung viết về kháng chiến chống Mĩ. Chủ đề bao trùm là ngợi ca tinh
thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- Văn xuôi chặng đường này tập trung phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động,

đã khắc họa khá thành công hình ảnh con người Việt Nam anh dũng, kiên cường, bất
khuất.
+ Từ tiền tuyến lớn, những tác phẩm truyện kí viết trong máu lửa của chiến tranh
như tác phẩm Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, Rừng xà nu của Nguyễn Trung
Thành, Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
+ Ở miền Bắc, truyện kí cũng phát triển mạnh như truyện ngắn của Nguyễn Thành
Long, Nguyễn Kiên, Vũ Thị Hường Tiểu thuyết cũng phát triển: Bão biển của Chu Văn,
Cửa sông và Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu
-Thơ: đạt nhiều thành tựu xuất sắc. Nhiều tập thơ có tiếng vang , tạo được sự lôi
cuốn, hấp dẫn như: Máu và hoa của Tố Hữu, Hoa ngày thường, chim báo bão của Chế
Lan Viên, Vầng trăng quầng lửa của Phạm Tiến Duật, Gió lào cát trắng của Xuân
Quỳnh, Góc sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa
-Kịch: cũng có những thành tựu đáng ghi nhận. Quê hương Việt Nam và Thời tiết
ngày mai của Xuân Trình, Đại đội trưởng của tôi của Đào Hồng Cẩm là những vở kịch
tạo được tiếng vang bấy giờ.
Câu 2. Nêu ngắn gọn những đặc điểm cơ bản của VHVN từ 1945 đến 1975 ?
(3 đặc điểm)
11
a- Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với
vận mệnh chung của đất nước
- Văn học được kiến tạo theo mô hình “ Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận”
“ mỗi nhà văn cũng là một chiến Sỹ.”
- Khuynh hướng tư tưởng chủ đạo của nền văn học mơí là tư tưởng cách mạng,
văn học trước hết phải phục vụ cách mạng, ý thức công dân của người nghệ sĩ được đề
cao.
- Hiện thực đời sống cách mạng trở thành nguồn cảm hứng nghệ thuật cho nhà văn
“ Văn nghệ phụng sự kháng chiến nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một
sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta” ( Nguyễn Đình
Thi).
- Đề tài về tổ quốc là đề tài xuyên suốt trong các sáng tác.

- Chủ nghĩa xã hội cũng là một đề tài lớn của văn học.
=> Văn học là tấm gương lớn phản chiếu những vấn đề lớn lao, trọng đại của đất
nước .
b- Nền văn học hướng về đại chúng
- Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh và đối tượng phục vụ, vừa là nguồn cung
cấp bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học.
- Các nhà văn thay đổi hẳn cách nhìn nhận về quần chúng nhân dân,có những quan
niệm mới về đất nước : Đất nước của nhân dân.
- Hướng về đại chúng văn học giai đoạn này phần lớn là những tác phẩm ngắn
gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng,phù hợp với thị hiếu và khả năng nhận thức của
nhân dân.
c- Nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
* Khuynh hướng sử thi thể hiện ở những phương diện:
- Đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và toàn dân tộc.
12
- Nhân vật chính thường là những con người dại diện cho khí phách tinh hoa,
phẩm chất, ý chí của dân tộc.
- Con người chủ yếu được khám phá ở bổn phận,trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ở
lẽ sống lớn và tình cảm lớn .
- Lời văn thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ
hào hùng
* Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng khẳng định cái tôi đày tình cảm, cảm xúc và
hướng tới lí tưởng. Cảm hứng lãng mạn của văn học VN từ 1945- 1975 thể hiện trong
việc khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp cảu con người mới,
ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc
- Cảm hứng lãng mạn trở thành cảm hứng chủ đạo không chỉ trong thơ mà trong
tất cả các thể loại khác.

Câu 3: . Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầucủa văn học từ
1975- hết thế kỉ XX?

* Sau 1975 , đề tài văn học được mở rộng hơn.Một số tác phẩm đã phơi bày một
vài mặt tiêu cực trong xã hội, nhìn thẳng vào những tổn thất nặng nề trong chiến tranh, bi
kich cá nhân.

+ Những cây bút thời chống Mĩ cứu nước vẫn tiếp tục sáng tác, sung sức hơn cả là Xuân
Quỳnh, Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh, Thanh Thảo
+ Thành tựu nổi bật của thơ ca giai đoạn này là trường ca: Những người đi tới
biển của Thanh Thảo, Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh. Tự hát của Xuân Quỳnh,
Người đàn bà ngồi đan của Ý Nhi, Thư mùa đông của Hữu Thỉnh. Những cây bút thơ
thuộc thế hệ sau năm 1975 xuất hiện nhiều, đang từng bước tự khẳng định mình như:
Một chấm xanh của Phùng Khắc Bắc, Tiếng hát tháng giêng của Y Phương
13
+ Văn xuôi sau năm 1975 có nhiều khởi sắc hơn thơ ca , như Nguyễn Trọng
Oánh, Thái Bá Lợi văn xuôi tạo được sự chú ý của người đọc với những tác phẩm như:
Đứng trước biển của Nguyễn Mạnh Tuấn, Gặp gỡ cuối năm của Nguyễn Khải, Mùa lá
rụng trong vườn của Ma Văn Kháng
* Từ năm 1986, văn học chính thức bước vào chặng đường đổi mới. Văn học gắn
bó hơn, cập nhật hơn những vấn đề của đời sống hàng ngày.
+ Phóng sự xuất hiện đề cập đến những vấn đề bức xúc của đời sống.
+ Văn xuôi thực sự khởi sắc với những tập truyện ngắn: Chiếc thuyền ngoài xa và
Cỏ lau của Nguyễn Minh Châu, Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp; tiểu thuyết Bến
không chồng của Dương Hướng, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh; bút kí Ai đã đặt
tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
+ Kịch nói sau năm 1975 phát triển mạnh mẽ, như Hồn Trương Ba, da hàng thịt
của Lưu Quang Vũ, Mùa hè ở biển của Xuân Trình
+ Lí luận, nghiên cứu phê bình văn học cũng có sự đổi mới. Ngoài những cây bút
có tên tuổi , đã xuất hiện một số cây bút trẻ có nhiều triển vọng.
⇒Như vậy: Từ sau năm 1975, nhất là từ 1986, VHVN từng bước chuyển sang giai
đoạn mới. Văn học vận động theo hướng dân chủ hóa , mang tính nhân bản và nhân văn
sâu sắc. Đề tài, chủ đề đa dạng; thủ pháp nghệ thuật phong phú; cá tính sáng tạo của nhà

văn được phát huy.
Cái mới của văn học giai đoạn này là tính chất hướng nội, đi vào hành trình tìm kiếm bên
trong, quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong hoàn cảnh phức tạp,đời thường .
Bên cạnh đó, còn nảy sinh một vài xu hướng tiêu cực, những lúng túng, bất cập, những
biểu hiện quá đà, thiếu lành mạnh.

*****
Tiết : 3 - 4
14
Ngày soạn: 8/ 01/2013
Ngày dạy: Chuyên đề 2: Nghị luận xã hội ( 4 tiết)
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ ( 2 tiết )
A. Yêu cầu
- Ôn tập kiến thức về kiểu bài NLXH, yêu cầu, thao tác, cách làm bài và dàn ý
- Rèn kỹ năng phân tích đề, lập dàn ý và viết bài NLXH theo cấu trúc đề thi
TNTHPT
- Luyện tập theo dạng đề bài
B. Nội dung bài học
1. Lí thuyết
1.1. Khái niệm
Tư tưởng đạo lí là kiểu bài nghị luận bao gồm các vấn đề về nhận thức( lí tưởng,
mục đích sống); tâm hồn, tính cách ( lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ
lượng, tính trung thực, chăm chỉ, cần cù, hòa nhã, khiêm tốn, thói ích kỷ, bao hoa, vụ
lợi ); về quan hệ gia đình( tình mẫu tử, anh em ); về quan hệ xã hội ( tình đồng bào,
tình thầy trò, tình bạn ); về cách ứng xử, hành động mỗi người trong cuộc sống
1.2. Các thao tác thường sử dụng
Giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luân
1.3. Cách làm bài
Giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận
Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn

đề bàn luận
Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng đạo lí
1.4. Yêu cầu hành văn
- Diễn đạt chuẩn xác, mạch lạc, bố cục rõ ràng.
15
- Có thể dùng biện pháp tu từ và yếu tố biểu cảm nhưng cần phải phù hợp
2. Thực hành
GV hướng dẫn HS khảo sát từng dạng đề cụ thể ( trong SGK, SGV, sách tham
khảo ) theo trình tự các bước nêu ở bên dưới :
Đề 1: Anh ( chị ) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu:
Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn?
( Một khúc ca)
Đề 2: Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xướng:
“ Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”
Đề 3 : Anh ( chị ) suy nghĩ gì về ý kiến:“ Phê phán thói thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con
người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết”.
Đề 4: Gơt - đại thi hào người Đức viết: “ Một con người làm sao có thể nhận thức
được chính mình, đó không phải là việc của tư duy mà là của thực tiễn”.
Anh ( chị ) hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
Hướng dẫn tìm hiều đề
Hướng dẫn lập dàn ý chi tiết:
- Mở bài
- Thân bài
- Kết luận
Hướng dẫn HS tự hoàn thiện bài văn nghị luận ngắn ( không quá 400 từ)
GV nhận xét, đánh giá ( về nội dung, về diễn đạt, dùng từ, đặt câu…)
3. Phần gợi ý nội dung các đề bài
Đề 1
16
1. Tìm hiểu đề

- Câu thơ viết dưới dạng câu hỏi, nêu vấn đề " sống đẹp " trong đời sống của mỗi
con người.
- Để sống đẹp mỗi con người cần xác định: Lý tưởng sống đúng đắn, cao đẹp; tâm
hồn tình cảm lành mạnh, nhân hậu; trí tuệ sáng suốt; hành độngh tích cực lương thiện.
- Học sinh muốn trở thành người sống đẹp cần thường xuyên học tập và rèn luyện
để từng bước hoàn thiện nhân cách.
- Có thể vận dụng các thao tác lập luận:
+ Giải thích ( sống đẹp )
+ Phân tích( các khía cạnh của biểu hiện sống đẹp )
+ Chứng minh, bình luận( nêu những tấm gương người tốt, phê phán lối sống ích
kỷ, vô trách nhiệm, thiếu nghị lực)
2. Lập dàn ý
a. Mở bài
- Trình bày theo nhiêù cách khác nhau( diễn dịch, qui nạp, phản đề )
- Trích đề.
b. Thân bài
- Giải thích thế nào là sống đẹp?
- Phân tích các khía cạnh biểu hiện của lối sống đẹp. Giới thiệu một số tấm gương
sống đẹp trong đời sống, trong văn học.
- Phê phán những quan niệm và lối sống không đẹp trong đời sống.
- Xác định phương hướng và biện pháp phấn đấu để có thể sống đẹp.
c. Kết luận
- Khẳng định ý nghĩa của cách sống đẹp.
- Rút ra bài học và phương châm sống cho bản thân.
17
Đề 2
- Hiểu và xác định được ý nghĩa câu nói
- Mục đích học tập của học sinh, sinh viên thời nay:
+ Học để biết: Tiếp thu kiến thức
+ Học để làm: Yêu cầu thực hành, học đi đôi với hành

+ Học để chung sống: Vận dụng kiến thức để có sự hòa đồng.
+ Học để tự khẳng định mình: Từng bước hoàn thiện nhân cách, trở thành con
người hoàn hảo.
- Ýnghĩa câu nói: Tiếp thu kiến thức > vận dụng kiến thức > hoàn thiện nhân
cách để tự khẳng định mình trong cuộc sống.
- Để ra hướng phấn đấu bản thân.
Đề 3
- Mục đích của câu nói: Nhắc nhở con người hãy có ý thức tôn trọng những chuẩn
mực, pháp lý và đạo lý, từ đó tự giác sống có trách nhiệm hơn với bản thân và trách
nhiệm với cộng đồng.
- Ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết đó là truyền thống lâu đời trong lịch sử,
nhưng phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người chưa có truyền thống, nên
thường sơ sài, qua loa, chưa có hiệu quả.
- Thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh là thế nào? (Sự vô cảm, vô trách nhiệm, ); tại sao phải
phê phán? ( thói xấu, sự ích kỷ, thiếu hòa đồng )
- Sự vị tha, tình đoàn kết là thế nào? (Nhân hậu, bao dung, hòa đồng, cao thượng,
tương thân tương ái ); Tại sao phải ca ngợi? (Lối sống đẹp, nhân cách cao cả, có văn
hóa, thể hiện nếp sống lịch sự, văn minh )
- Cần phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh, đây là việc làm quan trọng và cần thiết
trong cuộc sống hàng ngày. Bởi cái xấu, cái ác luôn tồn tại xung quanh chúng ta.
18
- Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh và ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết là hai mặt
của một vấn đề. Chúng tồn tại song song trong xã hội.
- Cần có suy nghĩ và thái độ như thế nào? Từ đó nhận thức để tự hoàn thiện mình.
Đề 4
- Cần thấy được nội dung chính trong ý kiến của Gớt: Thực tiễn là thước đo chân
lí; kết quả hoạt động thực tế của bản thân là căn cứ để mỗi người tự nhận thức và hoàn
thiện mình.
- Nhận thức về bản thân là hiểu biết được trình độ, năng lực, bản lĩnh của mình.
- Nhận thức về bản thân có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi người trong cuộc

sống
- Những thành công và thất bại từ thực tién học tập, lao động, giao tiếp giúp con
người nhận thức đúng đắn về bản thân và có thêm động cơ phán đấu để hoàn thiện chính
mình
Tiết: 5-6
Ngày soạn: 14 / 01/2013
Ngày dạy: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
( 2 tiết )
A. Yêu cầu
- Ôn tập kiến thức về kiểu bài NLXH, yêu cầu, thao tác, cách làm bài và dàn ý
mẫu.
19
- Rèn kỹ năng phân tích đề, lập dàn ý và viết bài NLXH theo cấu trúc đề thi
TNTHPT
- Luyện tập theo dạng đề bài
B. Nội dung bài học
1. Lí thuyết
1.1. Khái niệm
Kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống là lấy một hiện tượng xảy ra trong
đời sống để bàn bạc như: vấn đề tai nạn giao thông, hiện tượng môi trường bị ô nhiễm,
những tiêu cực trong thi cử, nạn bạo hành trong gia đình, phong trào thanh niên tiếp sức
mùa thi, cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn, những tấm gương người tốt việc
tốt… Từ những hiện tượng đó người viết tìm ra ý nghĩa xã hội về tư tưởng đạo đức mà
bàn bạc đánh giá.
1.2. Các thao tác thường sử dụng
Giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, bình luận
1.3. Cách làm bài
Nêu rõ hiện tượng, phân tích các mặt đúng - sai, tốt – xấu, lợi – hại
Chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội
đó.

Rút ra bài học ý nghĩa, liên hệ bản thân.
1.4. Yêu cầu hành văn
- Diễn đạt chuẩn xác, mạch lạc, bố cục rõ ràng
- Có thể sử dụng biện pháp tu từ và yếu tố biểu cảm
2. Thực hành
GV hướng dẫn HS khảo sát từng dạng đề cụ thể ( trong SGK, SGV, sách tham
khảo ) theo trình tự các bước nêu ở bên dưới :
20
Đề 1: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn
giao thông.
Đề 2: Anh ( chị ) suy nghĩ gì về hiện tượng “ nghiện” karaoke và intơnet trong
nhiều bạn trẻ hiện nay?
Đề 3: Hiện nay ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ
nhỡ, lang thang kiến sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để
nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.
Anh (chị ) hãy bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng đó.
Đề 4: Hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động “ nói không với tiêu
cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” .
a. Hướng dẫn tìm hiều đề
b. Hướng dẫn lập dàn ý chi tiết:
- Mở bài
- Thân bài
- Kết luận
c. Hướng dẫn HS tự hoàn thiện bài văn nghị luận ngắn ( không quá 400 từ)
d. GV nhận xét, đánh giá ( về nội dung, về diễn đạt, dùng từ, đặt câu…)
3. Phần gợi ý nội dung các đề bài
Đề 1
1. Tìm hiểu đề
- Thể loại: Nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Nội dung kiến thức: Sự hiểu biết và kiến thức đời sống, xã hội

- Thao tác: Phân tích, so sánh, bác bỏ
2. Lập dàn ý
a. Mở bài
21
- Khẳng định thực hiện an toàn giao thông là trách nhiệm chung của toàn xã hội.
- Tuổi trẻ học đường trực tiếp góp sức và có trách nhiệm trong việc giảm thiểu tai nạn
giao thông.
b. Thân bài
- Tại sao phảo thực hiện nghiêm túc an toàn giao thông? (Góp phần giữ gìn trật tự
xã hội, nếp sống văn minh, lịch sự, giảm thiểu tai nạn không đáng có )
- Tai nạn giao thông đã và đang xảy ra trầm trọng ở nước ta, đe dọa đến tính mạng,
tài sản, và sự phát triển của đất nước.
- Tai nạn giao thông gây ra nhiều hậu quả tai hại, tác động xấu đến nhiều mặt trong
cuộc sống. (suy sụp tinh thần, để lại di chứng, gánh nặng cho gia đình, xã hội, tàn tật suốt
đời, gây nỗi ám ảnh về tinh thần ).
- Giảm thiểu tai nạn giao thông là yêu cầu bức thiết, có ý nghĩa lớn đối với toàn xã
hội.
- Nguyên nhân của tai nạn giao thông: Phóng nhanh, vượt ẩu, uống rượu, say xỉn,
không tham gia và thực hiện đúng nội qui, qui định an toàn giao thông, kém hiểu biết về
an toàn giao thông
- Tuổi trẻ học đường góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông như thế nào?
( Nguyên túc thực hiện an toàn giao thông, tham gia các cuộc vận động tuyên truyền về
an toàn giao thông )
c. Kết luận
- Đánh giá ý nghĩa của việc góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông
- Khẳng định việc thực hiện tốt an toàn giao thông có ý nghĩa như thế nào?
- Liên hệ bản thân
Đề 2
- Thế nào là " nghiện"?
22

+ Ham hố, say mê, điên cuồng, không có không chịu được
+ Quên thời gian, công việc, học tập
+ Bằng mọi giá thảo mãn được nhu cầu
+ Sẵn sàng vứt bỏ tất cả, hủy hoại nhân cách
- Mặt tích cực của việc "nghiện" ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét?
+ Giải trí, giao lưu, gần gũi, thân thiện
+ Khai thác thông tin, phục vụ học tập, công tác
- Mặt tiêu cực của việc "nghiện" ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét?
+ Dùng vào mục đích xấu, dễ dẫn đến các tệ nạn xã hội, vi phạm đạo đức, nhân
cách pháp luật: nghiện hút, trộm cắp, cướp của, giết người,
+ Hủy hoại nhân cách, xa lánh mọi người, sống ích kỷ
+ Tốn kém tiền của, ảnh hưởng lớn đến người thân trong gia đình
- Làm thế nào để dùng ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét bổ ích và thiết thực?
+ Biết giới hạn, điểm dừng, dùng vào mục đích chính đáng: Học tập, nghiên cứu,
+ Thời đại CNTT phát triển, mỗi chúng ta phải biết tiếp cận có mục đích, có văn
hóa, đúng việc, đúng lúc, đúng chỗ
- Tuổi trẻ hiện nay nên sử dụng ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét như thế nào cho đúng và
phù hợp với lửa tuổi, tâm lí, trình độ
- Suy nghĩ và hành động, bài học liên hệ bản thân.
Đề 3
- Thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiến sống trong các thành phố, thị trấn về
những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện vươn lên sống
lành mạnh, tốt đẹp là một việc làm cao đẹp của những tấm lòng nhân ái.
- Để làm được việc đó đòi hỏi có lòng kiên nhẫn. vị tha, đức hi sinh của những tấm
lòng vàng.
23
- Những đứa trẻ cơ nhỡ, lang thang có hoàn cảnh éo le, bất hạnh, thường có tâm
trạng mặc cảm. Vì vậy thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiến sống trong các thành phố,
thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện vươn
lên sống lành mạnh, tốt đẹp là một việc làm đòi hỏi khéo léo, tế nhị, có tình yêu thương

và sự hi sinh rất lớn.
- Cần phê phán thái độ ngược đãi trẻ em, thói thờ ơ ghẻ lạnh, vô cảm, vô trách
nhiệm đối với những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong xã hội.
- Khẳng định đây là một nghĩa cử cao đẹp, truyền thống đạo lí "thương người như
thể thương thân" , lá lành đùm lá rách của người Việt Nam.
- Lấy ví dụ minh họa ( những câu ca dao, tục ngữ, dẫn chứng thực tế ) bằng
những hoạt động từ thiện mà em biết, hoặc đã tham gia trong trường, lớp, khu dân cư,
hoặc trong cuộc sống, xã hội hàng ngày
- Đánh giá liên hệ bản thân .
- Đề xuất ý kiến.
Đề 4
- Giới thiệu chung về nền giáo dục hiện nay để thấy được lý do mà Bộ giáo dục
đưa ra cuộc vận động "hai không".
- Mục đích cuộc vận động là: Dạy thật, học thật, chất lượng thật. Hướng tới một
nền giáo dục sạch trong toàn quốc.
- Cần chỉ rõ ý nghĩa và nội dung hai vấn đề:
+ Nói không với tiêu cực trong thi cử.
+ Nói không với bệnh thành tích trong giáo dục.
- Hiểu bệnh tiêu cực trong thi cử là gì?
( Chạy điểm, chạy trường, chạy lên lớp, chạy chuyển lớp, chuyển trường ; quay cóp, gà
bài để được điểm cao )
24
- Hiểu bệnh thành tích trong giáo dục là gì? ( Chạy theo thành tích ảo, số liệu báo
cáo thì cao nhưng thực chất thì rỗng tếch, thích được khen thưởng, lấy lòng cấp trên )
- Nói không với tiêu cực trong thi cử là thế nào? Tại sao phải nói không?
- Nói không với bệnh thành tích là thế nào? Tại sao phải nói không?
- Để hướng tới một nền giáo dục sạch thì bản thân có suy nghĩ và hành động như
thế nào?
- Đánh giá tính đúng đắn và sự cần thiết của cuộc vận động hai không.
- Bày tỏ quan điểm bản thân: Đánh giá tính thời sự của cuộc vận động này trong

giai đoạn và tình hình hiện nay( phù hợp hay không phù hợp? cần thiết hay không cần
thiết? thực hiện ở mức độ nào? )
- Hướng phấn đấu và học tập của bản thân.
*****
Tiết : 7- 8
Ngày soạn: 10-1-
2013
Ngày dạy :
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ

A. Yêu cầu :
o HD học sinh ôn tập để nắm được cách viết bài văn nghị luận về một bài thơ,
đoạn thơ.
o Các thao tác chính: Phân tích đề, lập dàn ý, cách làm bài
B. Phương pháp : phát vấn, thảo luận nhóm, gợi dẫn, gợi tìm, diễn giảng
25

×