Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT XÀ LÁCH, DƯA LEO, CÀ CHUA SẠCH TRÊN GIÁ THỂ TRONG NHÀ CHE PHỦ TẠI ĐÀ LẠT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.85 MB, 108 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT




BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ







NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT
XÀ LÁCH, DƯA LEO, CÀ CHUA SẠCH TRÊN GIÁ
THỂ TRONG NHÀ CHE PHỦ TẠI ĐÀ LẠT

Mã số: B 2008 - 14 - 25








Chủ nhiệm đề tài: Ths. Cao Thị Làn











Đà Lạt, năm 2011



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT





BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ






NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT

XÀ LÁCH, DƯA LEO, CÀ CHUA SẠCH TRÊN GIÁ
THỂ TRONG NHÀ CHE PHỦ TẠI ĐÀ LẠT

Mã số: B 2008 - 14 - 25




Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ tên, đóng dấu) (ký, họ tên)











Đà Lạt, năm 2011



DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA

1. TS. Nguyễn Văn Kết
2. Ths. Trần Thị Minh Loan
3. Ths. Nguyễn Thị Tươi

4. CN. Phan Hoàng Đại

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
PHẦN I. TỔNG QUAN 3
1.1 Thực trạng sản xuất rau tại Lâm Đồng 3
1.2 Giá thể trồng rau 4
1.2.1 Đặc tính vật lý của giá thể 4
1.2.2 Các loại giá thể 7
1.3 Yêu cầu dinh dưỡng của cây xà lách, dưa leo và cà chua 10
1.3.1 Yêu cầu dinh dưỡng của cây xà lách 11
1.3.2 Yêu cầu dinh dưỡng của cây dưa leo 11
1.3.3 Yêu cầu dinh dưỡng của cây cà chua 14
1.4 Hàm lượng nitrate, hàm lượng kim loại nặng và dư lượng thuốc bảo vệ thực
vật trong rau 16
1.4.1 Hàm lượng nitrate trong rau 16
1.4.2 Hàm lượng kim loại nặng trong rau 20
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1 Nội dung nghiên cứu 23
2.2 Phương pháp nghiên cứu 23
2.2.1 Ảnh hưởng của giá thể trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của
xà lách, dưa leo và cà chua cherry 23
2.2.2 Ảnh hưởng của liều lượng phân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất
của xà lách, dưa leo và cà chua cherry 26
2.2.3 Ảnh hưởng của chủng lọai phân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất
của xà lách, dưa leo và cà chua cherry 28
2.2.4 Ảnh hưởng của chu kỳ bón phân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất
của xà lách, dưa leo và cà chua cherry 30
PHẦN 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 33
3.1 Ảnh hưởng của giá thể trồng đến sinh trưởng và phát triển của cây xà lách,

dưa leo và cà chua cherry 33
3.1.1 Thí nghiệm trên cây rau xà lách 35
3.1.2 Thí nghiệm trên cây dưa leo 38
3.1.3 Thí nghiệm trên cây cà chua cherry 42
3.2 Ảnh hưởng của liều lượng phân NPK đến sự sinh trưởng, phát triển và chất
lượng của xà lách, dưa leo và cà chua cherry 46
3.2.1 Thí nghiệm trên cây xà lách 46
3.2.2 Thí nghiệm trên cây dưa leo 50
3.2.3 Thí nghiệm trên cây cà chua cherry 59
3.3 Ảnh hưởng của chủng lọai phân đến sinh trưởng và năng suất của xà lách, dưa
leo và cà chua cherry 63
3.3.1 Thí nghiệm trên cây rau xà lách 63
3.3.2 Thí nghiệm trên cây dưa leo 67
3.3.3 Thí nghiệm trên cây cà chua cherry 72


3.4 Ảnh hưởng của chu kỳ bón phân đến sinh trưởng và năng suất của xà lách,
dưa leo và cà chua cherry 77
3.4.1 Thí nghiệm trên cây xà lách 77
3.4.2 Thí nghiệm trên cây dưa leo 78
3.4.3 Thí nghiệm trên cây cà chua cherry 80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng trong các lọai giá thể sản xuất từ mùn xơ dừa 8
Bảng 1.2: Mức giới hạn tối đa cho phép trong sản phẩm rau 22
Bảng 3.1: Khối lượng riêng và khả năng chứa nước của các loại giá thể 33
Bảng 3.2: Các đặc tính vật lý của các giá thể dùng thí nghiệm 35
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của giá thể trồng đến chiều cao cây, số lá của rau xà lách

Lollo xanh tại các thời điểm 10, 20 và 30 ngày sau trồng 36
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của giá thể trồng đến khối lượng cây và năng suất của rau xà
lách Lollo xanh 37
Bảng 3.5 Hiệu quả kinh tế của sản xuất rau xà lách trong điều kiện nhà che phủ và
trên các giá thể khác nhau 37
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của các loại giá thể đến chiều cao của cây dưa leo ở các giai
đoạn sinh trưởng khác nhau 39
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của các loại giá thể đến số lá của cây dưa leo 40
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của các loại giá thể đến yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất của dưa leo 40
Bảng 3.9: Hiệu quả kinh tế của sản xuất dưa leo trong điều kiện nhà che phủ và trên
các giá thể khác nhau (tính cho 1ha/vụ) 42
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của các loại giá thể đến chiều cao và số lá của cà chua
cherry tại thời điểm 20 và 30 ngày sau trồng 43
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của các loại giá thể đến yếu tố cấu thành năng suất của cà
chua cherry 44
Bảng 3.12: Hiệu quả kinh tế của sản xuất cà chua cherry trong điều kiện nhà che
phủ và trên các giá thể khác nhau (tính cho 1ha/vụ) 45
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của liều lượng phân NPK đến chiều cây, số lá của rau xà
lách ở giai đoạn 10, 20, 30 ngày sau trồng 46
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của liều lượng phân NPK đến năng suất xà lách 47
Bảng 3.15: Hiệu quả kinh tế của sản xuất rau xà lách trên giá thể, trong điều kiện
nhà che phủ và ở các liều lượng phân NPK khác nhau (tính cho
1ha/vụ) 49
Bảng 3.16: Ảnh hưởng của lượng phân NPK đến chiều cao của cây dưa leo 51


Bảng 3.17: Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón khác nhau đến số lá trên thân
chính của cây dưa leo (lá) 51
Bảng 3.18: Ảnh hưởng của liều lượng phân NPK đến các yếu tố cấu thành năng suất

và năng suất 52
Bảng 3.19: Hiệu quả kinh tế của sản xuất dưa leo trên giá thể, trong điều kiện nhà
che phủ và ở các liều lượng phân NPK khác nhau (tính cho 1ha/vụ) 58
Bảng 3.20: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón NPK đến chiều cao cây cà chua
Cherry ở giai đoạn 20, 30 ngày sau trồng 59
Bảng 3.21: Ảnh hưởng của liều lượng phân NPK đến các yếu tố cấu thành năng suất
cà chua Cherry 60
Bảng 3.22: Hiệu quả kinh tế của sản xuất cà chua cherry trên giá thể, trong điều
kiện nhà che phủ và ở các liều lượng phân NPK khác nhau (tính cho
1ha/vụ) 63
Bảng 3.23: Ảnh hưởng của các loại phân bón đến chiều cao, số lá của cây xà lách
trồng trên giá thể 64
Bảng 3.24: Ảnh hưởng của chủng lọai phân đến năng suất và hàm lượng nitrate
trong rau xà lách trồng trên giá thể 65
Bảng 3.25: Hiệu quả kinh tế của sản xuất rau xà lách trên giá thể, trong điều kiện
nhà che phủ và bón các chủng lọai phân khác nhau (tính cho 1ha/vụ) 66
Bảng 3.26: Ảnh hưởng của chủng loại phân đến chiều cao của cây dưa leo (cm) tại
các thời điểm 10, 20, 30 và 70 ngày sau trồng 67
Bảng 3.27: Ảnh hưởng của chủng loại phân đến tốc độ tăng trưởng chiều cao của
cây dưa leo 69
Bảng 3.28: Ảnh hưởng của chủng loại phân đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất quả củadưa leo 71
Bảng 3.29: Hiệu quả kinh tế của sản xuất dưa leo trên giá thể, trong điều kiện nhà
che phủ và bón các chủng lọai phân khác nhau (tính cho 1ha/vụ) 72
Bảng 3.30: Ảnh hưởng của chủng loại phân đến chiều cao cây (cm) của cà chua 73
Bảng 3.31: Ảnh hưởng của các loại phân bón đến các yếutố cấu thành năng suất cà
chua. 74




Bảng 3.32: Ảnh hưởng của chủng loại phân đến năng suất của cà chua cherry 75
Bảng 3.33: Ảnh hưởng của các loại phân bón đến hàm lượng nitrat và hàm lượng
đường trong quả cà chua……………………………………75
Bảng 3.34: Ảnh hưởng của các loại phân bón đến hàm lượng nitrat và hàm lượng
đường trong quả cà chua 75
Bảng 3.35: Hiệu quả kinh tế của sản xuất dưa leo trên giá thể, trong điều kiện nhà
che phủ và bón các chủng lọai phân khác nhau (tính cho 1ha/vụ) 76
Bảng 3.36: Ảnh hưởng của phương pháp bón phân đến năng suất và hàm lượng
nitrate trong rau xà lách trồng trên giá thể 78
Bảng 3.37: Ảnh hưởng của chu kỳ bón phân đến sinh trưởng chiều cao của cây dưa
leo 79
Bảng 3.38: Ảnh hưởng của chu kỳ bón phân đến tốc độ tăng trưởng chiều cao của
cây dưa leo ở các giai đọan sinh trưởng khác nhau 79
Bảng 3.39: Ảnh hưởng của chu kỳ bón phân đến yếu tố cấu thành năng suất và hàm
lượng nitrate trong quả dưa leo 80
Bảng 3.40: Ảnh hưởng của chu kỳ bón phân đến chiều cao (cm) của cây cà chua. . 81
Bảng 3.41: Ảnh hưởng của chu kỳ bón phân đến các yếu tố cấu thành năng suất cà
chua cherry 82
Bảng 3.42: Ảnh hưởng của chu kỳ bón phân đến năng suất và chất lượng cà chua
cherry. 82



DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Lượng nước trong các lọai giá thể bị mất đi sau khi tưới 34
Hình 3.2: Ảnh hưởng của các loại giá thể đến hàm lượng nitrate trong quả dưa leo
41
Hình 3.3 : Ảnh hưởng của các loại giá thể đến năng suất cà chua cherry 45
Hình 3.4: Ảnh hưởng của liều lượng phân NPK và thời gian sau bón phân đến hàm

lượng nitrate trong rau xà lách 48
Hình 3.5: Ảnh hưởng của liều lượng phân NPK đến hàm lượng dinh dưỡng trong
giá thể trước và sau khi làm thí nghiệm 49
Hình 3.6: Ảnh hưởng của liều lượng phân NPK và thời gian sau bón phân đến hàm
lượng nitratetrong quả dưa leo 54
Hình 3.7: Ảnh hưởng của liều lượng phân NPK đến hàm lượng đạm dễ tiêu trong
giá thể trước và sau khi làm thí nghiệm 56
Hình 3.8: Ảnh hưởng của liều lượng phân NPK đến hàm lượng lân dễ tiêu trong giá
thể trước và sau khi làm thí nghiệm 56
Hình 3.9: Ảnh hưởng của liều lượng phân NPK đến hàm lượng kali dễ tiêu trong giá
thể trước và sau khi làm thí nghiệm 57
Hình 3.10: Ảnh hưởng của liều lượng phân NPK đến năng suất cà chua cherry trồng
trên giá thể 61
Hình 3.11: Ảnh hưởng của liều lượng phân NPK và ngày sau bón phân đến hàm
lượng Nitrate trong quả cà chua Cherry 61
Hình 3.12: Ảnh hưởng của liều lượng phân NPK đến hàm lượng chất dinh dưỡng
trong giá thể trước và sau khi trồng cà chua Cherry 62
Hình 3.13: Ảnh hưởng của chủng loại phân đến hàm lượng nitrate trong quả dưa
leo (mg/kg) 71







BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

- TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Thuốc BVTV: Thuốc bảo vệ thực vật

- NN & PTNT: Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn
- CEC: Cường độ trao đổi cation



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Đơn vị: Trường Đại học Đà Lạt

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất xà lách, dưa leo, cà chua
cherry sạch trên giá thể trong điều kiện nhà che phủ tại Đà Lạt
- Mã số: B2008 -14 - 25
- Chủ nhiệm: Cao Thị Làn
- Cơ quan chủ trì: Trường Đại Học Đà Lạt
- Thời gian thực hiện:2008 - 2010

2. Mục tiêu:
Đề tài được tiến hành với các mục tiêu:
- Xác định giá thể trồng
- Xác định liều lượng phân bón
- Xác định chủng lọai phân bón
- Xác định chu kỳ bón phân
Để đạt được năng suất, phẩm chất xà lách, dưa leo, cà chua cherry cao và mang
lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất.
3. Tính mới và sáng tạo:
Phương thức sản xuất rau truyền thống từ trước đến nay là gieo trồng cây trực
tiếp trên đất. Phương thức sản xuất này có ưu điểm là dễ làm, diện tích sản xuất lớn
nhưng có nhược điểm là không chủ động được năng suất và chất lượng rau như dư

lượng thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng nitrate, kim lọai nặng và vi sinh vật gây hại
cho sức khỏe người tiêu dùng. Với yêu cầu chất lượng và số lượng ngày càng cao
của người tiêu dùng trong và ngòai nước thì đây chính là rào cản sự phát triển của
ngành sản xuất rau ở nước ta. Bên cạnh đó diện tích đất canh tác ngày càng bị thu
hẹp do việc đô thị hóa,… diện tích đất bị ô nhiễm hóa học ngày càng tăng, vì vậy
cần tìm hướng đi đúng cho ngành rau.
Trong suốt thế kỷ trước, các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu và đưa
ra nhiều hệ thống nuôi trồng thủy canh khác nhau như thủy canh dịch lỏng, thủy


canh trên giá thể rắn và khí canh Một trong những ưu điểm lớn nhất của nuôi
trồng thủy canh là có thể sản xuất các sản phẩm sạch ngay trên vùng không có khả
năng canh tác như không có đất, đất bị ô nhiễm…. Tuy nhiên, hệ thống sản xuất
thủy canh dịch lỏng và khí canh đòi hỏi chi phí ban đầu cao và yêu cầu người sản
xuất phải có trình độ kỹ thuật nhất định. Trong điều kiện kinh tế của người nông
dân nước ta còn hạn hẹp, trình độ kỹ thuật còn thấp thì việc ứng dụng hệ thống thủy
canh trên giá thể rắn như mùn xơ dừa, đất than bùn … để sản xuất rau trong điều
kiện nhà che phủ là cần thiết và hợp lý.
4. Kết quả nghiên cứu:
Qua các kết quả thu thập được trong quá trình tiến hành thí nghiệm chúng tôi
sơ bộ rút ra một số kết luận sau:
Đối với cây rau xà lách
- Giá thể thích hợp nhất cho việc sản xuất xà lách là hỗn hợp giá thể than bùn
và Dasa X
2
theo tỷ lệ 2:1.
- Lượng phân thích hợp nhất để bón cho cây xà lách sinh trưởng tốt, năng suất
cao, phẩm chất tốt là 100kg N - 100kg P
2
O

5
- 75kg K
2
O cho một ha.
- Sử dụng phân hữu cơ NPK Realstrong cho năng suất và chất lượng rau xà
lách cao nhất.
- Bón phân cho cây xà lách theo phương pháp bón thúc 2 lần vào giai đọan 5
ngày sau trồng và 12 ngày sau trồng là thích hợp nhất. Nên bón thúc cho cây xà lách
vào giai đọan 5 và 12 ngày sau trồng
- Thu họach xà lách sau khi bón phân ít nhất 8 ngày để đảm bảo hàm lượng
nitrate trong rau thấp
Đối với cây dưa leo
- Giá thể thích hợp nhất cho việc sản xuất dưa leo là hỗn hợp giá thể than bùn
và Dasa X
2
theo tỷ lệ 2:1.
- Lượng phân bón thích hợp nhất trong sản xuất dưa leo trên giá thể là 132kg N
- 121kg P
2
O
5
- 198kg K
2
O cho một ha.
- Bón phân hữu cơ cho năng suất không thua kém so với bón phân vô cơ nhưng
lại cho hàm lượng nitrate trong quả thấp hơn. Phân NPK Realstrong cho năng suất
dưa leo cao và phẩm chất tốt nhất so với ba lọai phân còn lại.


- Bón phân cho cây dưa leo theo chu kỳ 8 ngày/lần là thích hợp nhất.

- Để giảm hàm lượng nitrate trong quả thì không nên thu họach quả vào ngày
thứ 5 sau bón phân (chu kỳ bón phân 8 ngày/lần).
Đối với cây cà chua cherry
- Giá thể thích hợp nhất cho việc sản xuất cà chua cherry là hỗn hợp giá thể
than bùn và Dasa X
2
theo tỷ lệ 1:1.
- Trong sản xuất cà chua cherry trên giá thể, bón phân với liều lượng quy
chuẩn là 257kg N - 200kg P
2
O
5
- 400kg K
2
O - 24kg Ca/ha cho năng suất, chất lượng
quả cao nhất và không làm ảnh hưởng đến chất lượng giá thể.
- Bón phân vô cơ có xu hướng cho hàm lượng nitrate trong quả cao hơn so với
bón phân hữu cơ.Trong bốn lọai phân thí nghiệm, phân NPK Mekong cho năng suất
và chất lượng cà chua cao nhất.
- Bón phân với chu kỳ 10 ngày/lần cho năng suất, chất lượng cao và tiết kiệm
công chăm sóc.
- Với chu kỳ bón phân 10 ngày/lần, không nên thu họach quả vào ngày thứ 3
sau khi bón phân vì khi đó dư lượng nitrate trong quả là cao nhất
5. Sản phẩm:
- Quy trình sản xuất
- Báo cáo khoa học
6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp
dụng:



Ngày tháng năm
Cơ quan chủ trì
(ký, họ và tên, đóng dấu)
Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ và tên)












INFORMATION ON RESEARCH RESULTS


1. General information:
Project title: Research and building production safe lettuce, cucumber, cherry
tomato in greenhouse at Da Lat, Lam Dong, Viet Nam
Code number: B 2008 - 14 - 25
Coordinator: Cao Thi Lan
Implementing institution: Dalat University
Duration: from 6/2008 to 6/2010
2. Objective(s):
This subject wasconductedwiththe following objectives:
- Determining suitable substrate

- Determine the amount of fertilizer
- Determine type of fertilizer
- Define fertilization cycles
To high yiel, quality and economic efficiency for producers
3. Creativeness and innovativeness:
Directly cultivation on soil is a method of traditional vegetable production.
This production method has the advantage of easy, producing a large area but the
downside is unpredictable in quality and yield of vegetables. With quality
requirements and the increasing number of consumers, this is barrier the
development of vegetable industry in our country. Besides the area of arable land is
increasingly shrinking due to urbanization , polluted and degenerated land area is
increasing, so need to find the right direction for the vegetable industry.
Throughout the last century, scientists and horticulturists experimented with
different methods of hydroponics such as solution culture or liquid hydroponics -
circulating methods, solid media culture (Aggregate systems) and aeroponics -root
mist technique. One of the potential applications of hydroponics that drove research
was for growing fresh produce in nonarable areas of the world such as no soil,
contaminated soil… no land, contaminated land. However, liquid hydroponics


system and mist technique requires high initial cost and requires producers to have
certain qualifications. In the economic conditions of farmers is still limited, low
technical level, the application of vegetable production on available substrate such
as coir dust, peat in greenhouse is necessary and reasonable.
4. Research results:
Basedonthe resultsofexperiments, we draw the following conclusions:
For the lettuce
-

Substrate: The best substrate for lettuce production is a mixture of peat and

Dasa X
2
by the ratio of 2:1.
-

Dosage fertilization: Apply 100kg N - 100kg P
2
O
5
- 75kg K
2
O per hectare
for high yield and good quality.
-

Type of fertilization: Use of Realstrong Bio-Organic Fertilizer for the high
yield and quality production of lettuce
.

-

Method of fertilization: Should apply additional fertilizer for lettuce at stage
5 and 12 days after planting
-

Harvesting lettuce after fertilization at least 8 days to ensure low levels of
nitrate in vegetables.
For the cucumber
-


Substrate: The best substrate for cucumber production is a mixture of peat
and Dasa X
2
by the ratio of 2:1.
-

Dosage fertilization: Apply 132kg N - 121kg P
2
O
5
- 198kg K
2
O per hectare
for high yield and good quality.
-

Type of fertilization: Organic fertilizers obtain as yield as inorganic
fertilizers, but nitrate concent is lower than inorganic fertilizers. In four types
fertilizer, Realstrong Bio-Organic Fertilizer obtain the highest yield and
quality.
-

Method of fertilization: Fertilization for the cucumber according to 8 days
cycle is the most appropriate.
-

Harvesting: To reduce the nitrate content in fruit should not harveste on the
5
th
day after fertilization (fertilization cycle 8 days/times).

For cherry tomatoe


-

Substrate: The best substrate for tomato production is a mixture of peat and
Dasa X
2
by the ratio of 1:1.
-

Dosage fertilization: Apply 257kg N - 200kg P
2
O
5
- 400kg K
2
O - 24kg Ca
per hectare for high yield and good quality.
-

Type of fertilization: Inorganic fertilizers have tendency tohigher nitrate
content than organic fertilizers. In four types of fertilizer, Mekong organic
Fertilizer obtain the highest yield and quality.
-

Method of fertilization: Fertilization for the tomato according to 10 days
cycle is the most appropriate.
-


Harvesting: With 10 days fertilization cycles per time, should not harvest
fruit on day 3 after fertilization, because the nitrate content in the fruit is
highest at this day.
5. Products:
- Manufacturing Process
-Scientific reports
6. Effects, transfer alternatives of reserach results and applicability:






1

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Với độ cao trung bình là 1.500m, khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm, nhiệt độ
trung bình 18 - 20
o
C, lượng mưa hàng năm 1.400 - 1.800mm, đất đai được thiên
nhiên ưu đãi, đã tạo cho Đà Lạt có điều kiện phát triển vùng chuyên canh rau rất
phong phú. Từ nhiều năm qua, Đà Lạt là vùng cung cấp rau chính, đặc biệt là các
loại rau ôn đới cho các tỉnh phía Nam. Do trồng rau có thu nhập cao nên những năm
gần đây diện tích trồng rau ở Lâm Đồng đã mở rộng ra các vùng ngoại vi thành phố
Đà Lạt, như Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương Với diện tích trồng rau khoảng
35.182 ha, hàng năm Lâm Đồng sản xuất khoảng 939.447 tấn rau bao gồm nhiều
chủng loại: Cải bắp, cải thảo, cải bông, cà rốt, khoai tây, cà chua, đậu các loại
Sản phẩm xuất khẩu hàng năm từ 13.000 – 14.000 tấn thành phẩm tương đương với

100.000 – 140.000 tấn nguyên liệu chiếm 16 – 18% tổng sản lượng rau hàng năm.
Tuy nhiên, do trình độ thâm canh chưa cao, nông dân quen sử dụng phân cá,
phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật với liều lượng cao, quy trình chăm sóc thiếu
khoa học đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đất, nước, hệ côn trùng có
lợi, dẫn đến sản phẩm rau chưa đảm bảo chất lượng ở khía cạnh sản phẩm nông
nghiệp sạch. Chỉ tính riêng yếu tố dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, theo kết quả
phân tích của Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, 9 tháng đầu năm 2008, trong 973
mẫu rau các loại có 92 mẫu không an toàn, chiếm 9,4%. Điều này đồng nghĩa là đã
có khoảng 65.000 tấn rau không an toàn bán ra thị trường. Đây là một con số không
nhỏ so với tổng sản lượng rau của Lâm Đồng.
Công nghệ nhà lưới, nhà kính kết hợp với quy trình canh tác trên giá thể cho
phép cách ly một phần với môi trường sâu bệnh bên ngoài, giảm bớt được dư lượng
nông dược và phân bón hóa học sử dụng, chủ động được hàm lượng kim loại nặng
và vi sinh vật gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng ở trong rau, chủ động sản xuất
rau quanh năm không phụ thuộc vào thời tiết, cho sản phẩm rau có mẫu mã đẹp và
an tòan. Vì vậy, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất xà


2
lách, dưa leo, cà chua cherry sạch trên giá thể trong điều kiện nhà che phủ tại Đà
Lạt” là nhu cầu cấp bách trong điều kiện hiện tại và tương lai.
2. Mục đích đề tài
Đề tài được tiến hành với các mục đích sau:
1. Xây dựng quy trình sản xuất rau xà lách, dưa leo, cà chua cherry trên giá thể
và trong nhà che phủ tại Đà Lạt.
2. Tạo ra sản phẩm sạch đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội và mang lại
hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất
3. Làm cơ sở cho việc giảng dạy và chuyển giao sản xuất
3. Mục tiêu của đề tài
Đề tài được tiến hành với các mục tiêu:

- Xác định giá thể trồng
- Xác định liều lượng phân bón
- Xác định chủng lọai phân bón
- Xác định chu kỳ bón phân
Để đạt được năng suất, phẩm chất xà lách, dưa leo, cà chua cherry cao và
mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất.
4. Giới hạn đề tài
Đề tài được tiến hành trong nhà che phủ tại Đà Lạt và trên ba đối tượng cây
trồng là cây rau xà lách, dưa leo và cà chua cherry trong thời gian 2 năm, từ tháng
06 năm 2008 đến tháng 6 năm 2010.










3

PHẦN I. TỔNG QUAN
1.1 Thực trạng sản xuất rau tại Lâm Đồng
Sản xuất rau tại Lâm Đồng được hình thành và phát triển cách đây trên 60 năm.
Trước năm 1990, vùng chuyên canh sản xuất rau tập trung chủ yếu tại thành phố Đà
Lạt, sản phẩm còn rất đơn điệu và thường cung cấp cho thị trường truyền thống là
thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long… Ở các vùng phụ
cận, diện tích gieo trồng rau còn rất hạn chế. Đến năm 1995, diện tích gieo trồng rau
toàn tỉnh đạt 9.545 ha, sản lượng 179.604 tấn. Cùng với sự đổi mới, phát triển của

đất nước, sức tiêu thụ của thị trường trong nước ngày càng gia tăng, ngành sản xuất
rau ở Đà Lạt đã không ngừng phát triển và tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Vùng sản
xuất rau được mở rộng ra các huyện phụ cận, hình thành một vùng chuyên canh rau
rộng lớn. Đến năm 2007, diện tích gieo trồng rau các loại tại Đơn Dương là 12.925
ha, sản lượng 368.928 tấn; tại Đức Trọng 9.849 ha, sản lượng 290.774 tấn, tại Đà
Lạt 8.257 ha, sản lượng 203.439 tấn (Triều, 2009).
Bên cạnh sự mở rộng diện tích và sản lượng thì sản phẩm rau của Lâm Đồng
đã và đang gặp vấn đề lớn về chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hàm
lượng nitrate, kim lọai nặng và vi sinh vật gây hại vượt quá ngưỡng cho phép.
Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là do đây là vùng chuyên canh rau, không
luân canh với cây trồng nước nên sâu bệnh hại nhiều. Để bảo vệ cây trồng người
nông dân đã lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng không đúng kỹ thuật và thu
họach rau không đảm bảo thời gian cách ly. Để tăng năng suất cây trồng người nông
dân đã dùng phân bón quá liều lượng, nghiêm trọng hơn một số hộ dân còn sử dụng
phân xác mắm bón cho rau dẫn đến suy thoái môi trường đất canh tác.
Từ năm 2007 Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng một số cơ quan
chức năng đã triển khai nhiều hoạt động nhằm khuyến khích phát triển sản xuất sản
phẩm an toàn. Tuy vậy, tính đến nay, mới có 16 đơn vị, cơ sở đăng ký và được
chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn trên diện tích canh tác 268 ha. Đây là
một con số quá khiêm nhường so với diện tích vùng rau chuyên canh rộng lớn của
tỉnh


4
Nhu cầu thực phẩm an toàn ngày càng gia tăng trên phạm vi toàn cầu. Ở các
nước phát triển, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm rất nghiêm ngặt và được quản
lý chặt chẽ, là rào cản kỹ thuật ngăn chặn hàng hóa kém chất lượng, thực phẩm
không an toàn nhập khẩu. Ở nước ta, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm an toàn, có
nguồn gốc xuất xứ rõ ràng đang ngày càng tăng. Từ năm 2005, việc triển khai thực
hiện chương trình nông nghiệp công nghệ cao đã thúc đẩy ngành sản xuất rau bước

sang một thời kỳ phát triển mới. Các loại rau được sản xuất theo hướng Nông
nghiệp công nghệ cao như canh tác trong nhà kính, nhà lưới, sử dụng hệ thống tưới
tự động, màng phủ đất. Tuy nhiên diện tích sản xuất và sản lượng còn hạn chế do
đầu tư ban đầu cao và thiếu quy trình sản xuất phù hợp.
1.2 Giá thể trồng rau
Mối quan tâm an toàn thực phẩm tại Việt Nam hiện nay trên rau là về hàm
lượng nitrate, dư lượng thuốc trừ sâu và kim loại nặng trong rau. Trồng rau trên giá
thể sạch là một trong những giải pháp có thể ngăn chặn sâu, bệnh hại từ đất và
khống chế hiệu quả các chất gây ô nhiễm từ đất như kim loại nặng.
Trên thế giới các loại giá thể trồng sạch đã được nghiên cứu và sử dụng trong
sản xuất đại trà với nhiều loại cây trồng khác nhau. Việc sử dụng các loại giá thể
trồng sạch thay thế đất đã dần đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, giúp cho những nơi
không có đất cũng có thể sản xuất ra những sản phẩm nông nghiệp đáp ứng nhu cầu
của cuộc sống hàng ngày.
1.2.1 Đặc tính vật lý của giá thể.
Đối với tính chất vật lý của giá thể, chất hữu cơ và mùn có tác dụng làm tăng
độ xốp, điều hoà chế độ nước tưới và chế độ nhiệt, giúp ổn định kết cấu các thành
phần trong giá thể. Những tính chất vật lý luôn có tác động tích cực đến tính chất
hoá học trong giá thể, ví dụ như các chất hữu cơ và mùn làm tăng khả năng hấp phụ
và trao đổi ion làm cho giá thể có khả năng chịu nước, chịu phân cao, tăng tính đệm
cho giá thể, đảm bảo các phản ứng hoá học và ôxy hoá khử xảy ra bình thường, tạo
điều kiện cho cây phát triển tốt (Hà, 2005).
Đặc tính giữ ẩm và thông thoáng khí
Giá thể là nơi cung cấp cho rễ cả nước và không khí. Những khoảng trống
trong giá thể với những kích thước khác nhau cho phép một giá thể có thể thể hiện
hai khả năng giữ ẩm và thông thoáng khí cùng một lúc. Sau khi tưới, nước lấp đầy


5
những lỗ lớn trong khoảng không rồi bị hút xuống đáy luống (chậu). Có hai loại

nước tồn tại trong giá thể: loại sử dụng được ngay và một loại không sử dụng được.
Loại sử dụng được liên kết yếu ớt với các thành phần trong giá thể và được hấp thụ
bởi rễ cây. Loại không sử dụng được liên kết chặt với bề mặt hạt trong giá thể nên
rễ cây không hút được. Khi cây sử dụng hết lượng nước sử dụng được cây sẽ bị héo
do đó trong quá trình lựa chọn giá thể cần lựa chọn những giá thể có khả năng giữ
ẩm và thông khí tốt (John và Harold, 1999).
Thí nghiệm về khả năng giữ ẩm John và Harold (1999) thấy rằng trồng trong
luống (chậu) giữ được nhiều nước hơn và cần sự thông thoáng khí nhiều hơn.
Không nên nén những giá thể vào trong chậu vì khoảng không sẽ giảm và tỷ lệ nước
không sử dụng được lại tăng lên. Trong điều kiện không đủ lượng nước tưới cho
cây cần sử dụng những giá thể có độ giữ ẩm cao hoặc phối trộn vào giá thể các hạt
giữ ẩm.
Trong quá trình nghiên cứu John và Harold (1999) đã thử nghiệm trên 3 loại
giá thể hỗn hợp đất, cát, than bùn với tỷ lệ 1 : 1 : 1 ; than bùn, vecmiculite với tỷ lệ
1 : 1 và vỏ ngũ cốc, cát, than bùn tỷ lệ 3 : 1 :1 thấy rằng khả năng giữ nước của hỗn
hợp than bùn + vecmiculite là tốt nhất, kế đó là hỗn hợp vỏ ngũ cốc + cát + than
bùn và kém nhất là hỗn hợp đất + cát + than bùn. Nhưng khi xét tính thông thoáng
khí thì hai hỗn hợp giá thể than bùn + vecmiculite và vỏ ngũ cốc + cát + than bùn
tương đương nhau, riêng hỗn hợp giá thể đất + cát + than bùn là kém nhất trong 3
loại giá thể thử nghiệm.
Khả năng trao đổi cation
Các loại giá thể như đất đen, vecmiculite và các loại vỏ ngũ cốc nhiễm điện âm
có thể hút những ion dương trong nước (cường độ trao đổi cation - CEC). CEC càng
lớn các ion dinh dưỡng được giữ lại càng nhiều. Đa số các chất dinh dưỡng cung
cấp cho cây trồng là cation như: NH
+
4
, K
+
, Ca

++
, Mg
++
, Zn
++
, Cu
++
, Mn
++
và Fe
++
,
và những ion mang điện âm gồm: H
2
PO
4
-
, NO
3
-
, SO
4
-
, Cl
-
. Các ion này thường
được cung cấp với lượng hạn chế. Những thành phần giá thể có chỉ số CEC cao
gồm đất, đất đen, vermiculite và những thành phần có chỉ số CEC thấp gồm perlite,
cát , styrofoam…(John và Harold, 1999).
pH



6
pH ảnh hưởng nhiều đến chất dinh dưỡng có sẵn trong đất mà cây trồng sử
dụng được. Độ pH duy trì từ 1 đến 14. pH = 7 là môi trường trung tính, pH >7 là
môi trường trung tính, pH dưới 7 là môi trường acid. pH của giá thể thay đổi tuỳ
theo thành phần có trong giá thể. Khuyến cáo sử dụng những giá thể không phải là
đất có pH khoảng 5,5 – 6,0 và những giá thể là đất (trên 25% đất ) pH từ 6,2 – 6,8.
Ngoài ra giá trị độ pH sẽ thay đổi tuỳ theo thời gian, loại phân bón và pH của nước
tưới. Nếu như pH có độ phèn cao thì cần cải thiện bằng cách bón thêm vôi và đất
(John và Harold, 1999).
Khối lượng riêng
Một số giá thể như mùn xơ dừa, khi khô có khối lượng rất nhẹ nhưng do có
khả năng hấp thụ một lượng lớn nước vì vậy rất nặng khi được tưới ẩm Khối lượng
riêng của giá thể là một trong những chỉ tiêu đáng quan tâm khi chọn mua giá thể.
Trong hệ thống trồng sạch đa số giá thể sử dụng cần có khối lượng riêng thấp từ 0,1
- 0,8 kg/dm
3
. Ngoài ra những giỏ treo trong nhà kính cần có khối lượng riêng thấp
để giảm trọng lực của khung nhà kính, trong khi những giá thể trồng cây trên luống
có thể có khối lượng riêng lớn hơn để giữ luống không bị lật (John và Harold,
1999).
Các cách thức phối trộn giá thể
Nhiệm vụ của giá thể là làm giá đỡ cho cây, cung cấp ẩm độ, độ thoáng và cải
thiện độ pH đồng thời cung cấp dinh dưỡng và cải thiện độ pH để thích hợp với
từng đối tượng cây trồng. Theo John và Harold (1999), để tăng hiệu quả sử dụng
nên phối trộn các loại giá thể với nhau. Trước đây người ta dùng các loại vỏ cây,
mùn cưa, và vỏ bào trong quá trình chế biến gỗ được dùng trực tiếp để làm giá thể
nhưng hiệu quả không cao do mùn cưa bị phân huỷ quá nhanh. Ngày này thay vì sử
dụng trực tiếp người ta phối trộn và xử lý trước khi sử dụng nên độ giữ ẩm tăng lên,

độ thông khí tốt, CEC cao (Cole and Newll, 1996).
Theo Burger và cộng sự (1997), một số chất hữu cơ được bổ sung vào hỗn
hợp giá thể thường hay sử dụng như giấy vụn, trấu, rơm sau khi trồng nấm, phân gia
cầm, cỏ khô… Khi phối trộn vào các chất liệu đó tiếp tục phân huỷ và cung cấp chất
dinh dưỡng hữu ích cho cây trồng.
Mùn dừa là phế phẩm trong quá trình sản xuất chỉ xơ dừa xuất khẩu, sợi và bụi
thải ra được xử lý làm khô và ép thành khối, khối mùn dừa phải được loại chát


7
(tanin) trước khi sử dụng (John và Harold 1999). Ơ nước ta dùng loại phế phẩm này
xử lí loại bỏ chất chát, xay nhỏ, thêm các chất khoáng hữu cơ, vi lượng sẽ tạo ra loại
giá thể có độ tơi xốp cao, thông thoáng khí rất thích hợp với việc trồng hoa, trồng
rau trong nhà kính mà không cần đất.
Khi dùng xơ dừa để làm giá thể có thể sử dụng một mình hoặc phối trộn với
than bùn, tro trấu, đất mùn theo tỷ lệ thể tích 1 : 2 :1 : 1, để trồng rau hoặc trồng các
cây hoa ngắn ngày như trồng hoa chuông trong thời kỳ con non và khi chuyển ra
trồng chậu thì sử dụng hỗn hợp xơ dừa, cát sạch theo tỷ lệ 3 : 1. Qua phân tích tính
chất nông hóa cho thấy loại giá thể này có khả năng giữ ẩm và thông thoáng khí
cao, có pH từ 6,5 – 7, có trọng lượng riêng thấp, tính ổn định cao (John và Harold,
1999).
1.2.2 Các loại giá thể
Than bùn
Than bùn là phần còn lại của quá trình phân hủy xác thực vật trong điều kiện
yếm khí. Ở nước ta than bùn phân bố nhiều ở vùng Đông Nam Bộ với hàm lượng
các chất dinh dưỡng thay đổi phụ thuộc vào thành phần các loài thực vật và quá
trình phân hủy các hợp chất hữu cơ.
Than bùn là một loại giá thể được sử dụng phổ biến trong nhà kính, khi phối
trộn với đất, cát cần bổ sung phân hóa học sẽ tạo nên một giá thể có hàm lượng dinh
dưỡng cao, tơi xốp, thích hợp cho trồng rau hoặc làm vườn ươm cây giống rất hiệu

quả.
Các giá thể sản xuất từ mùn xơ dừa
Dasi: Đất sinh học Dasi là một thành tựu mới của công ty Đất Sạch trong ứng
dụng “cải thiện đất bạc màu, tăng độ phì nhiêu cho đất” đạt hiệu quả cao rõ rệt trong
nhiều năm qua. Dasi được sản xuất từ mụn dừa qua quá trình xử lý công nghệ sinh
hóa trở thành một loại chất trồng giàu hữu cơ, vi sinh, vi lượng. Đất sinh học còn
cải thiện được các đặc tính cơ lý của đất bạc màu nhằm để phục hồi đất bạc màu
thành đất tơi xốp, dễ hút nước, giữ ẩm lâu, ít tốn công tưới và nước tưới. tính chất
mới của đất này sẽ duy trì nhiều năm (trên 3 năm, hơn nhiều loại chất trồng hữu cơ
khác).
Dasa X
2
: Giá thể Dasa – X
2
thích hợp sử dụng trong nông nghiệp hữu cơ, nông
nghiệp công nghệ cao. Dùng Dasa – X
2
trong nhà lưới, nhà kính, để sản xuất rau


8
quả sạch có năng suất, chất lượng cao. Dasa – X
2
được sản xuất từ mụn dừa vì vậy
rất tơi xốp, thoáng khí, giữ ẩm tốt, độ ẩm phân bố đồng đều. Dùng Dasa – X
2
để
trồng cây con sau nuôi cấy mô hoặc bón vào đất để làm tăng lượng mùn cho đất,
cung cấp chất dinh dưỡng thiên nhiên cho hoa màu. Đồng thời Dasa – X
2

còn bổ
sung nhiều vi sinh vật có lợi cho cây, tăng sức đề kháng cho cây giống.
Bảng 1.1 Thành phần dinh dưỡng trong các lọai giá thể sản xuất từ mùn
xơ dừa
Thành phần Dasi Dasa X
1
Dasa X
2
Dasa X
3

N
Hữu hiệu
(%) 0,5 0.540 0,5 0.8
P
2
O
5 Hữu hiệu
(%) 0,3 0.242 0,3 0.8
K
2
O
5 Hữu hiệu
(%) 0,7 0.772 0,7 0.4
pH 6,37 6.37 6,37 6,37
EC (µS/cm) 127 127 127 127
Acid Humic (%) 3,33 3.33
Mùn + hữu cơ (%) >90 >90
Ligninsulfonate(g/l) 3,42
Trung-Vi lượng đủ dùng đủ dùng đủ dùng đủ dùng

VSV kháng bệnh cho đất 0,97 x 10
6
0,97 x 10
6
0,97 x 10
6
0,97 x 10
6

VSV cố định đạm 0,75 x 10
6
0,75 x 10
6
0,75 x 10
6
0,75 x 10
6

VSV phân giải lân 0,07 x 10
6
0,07 x 10
6
0,07 x 10
6
0,07 x 10
6

Vi nấm kháng bệnh 0,146 x 10
6
0,146 x 10

6
0,146 x 10
6
0,146 x 10
6


Dasa X
1
: Giá thể Dasa X
1
được sản xuất từ mụn dừa thích hợp cho sản xuất
cây giống sạch bệnh với tỉ lệ sống cao. Dasa X
0
có đặc tính giàu chất dinh dưỡng,
bổ sung nhiều vi sinh vật có lợi cho cây, tăng sức đề kháng cho cây giống, cây
khỏe, tơi xốp, thoáng khí tăng khả năng hô hấp của rễ, tăng số lượng rễ tích cực,
giúp rễ phát triển mạnh.
Dasa X
3
: Giá thể Dasa – X
3
thích hợp sử dụng để trồng tất cả các loại cây
cảnh, cây kiểng. Giúp cải thiện trạng thái mao dẫn, ổn định độ ẩm cho đất, lưu giữ
dinh dưỡng và điều tiết đa vi lượng hợp lý, thân thiện, không độc hại môi trường.
Sử dụng tốt trong trang trí nội thất, nhà hàng, khách sạn….Vệ sinh, không mùi, sạch
sẽ khi tiếp xúc. Bổ sung nhiều vi sinh vật có lợi cho cây. Tăng sức đề kháng cho cây


9

trồng. Giữ ẩm tốt, độ ẩm phân bố đồng đều, ít tốn công tưới. Tơi xốp, thoáng khí
tăng khả năng hô hấp của rễ, tăng số lượng rễ. Đặc biệt có dinh dưỡng nhả chậm
trong đất giúp cây bền vững.
Sử dụng các vật liệu hữu cơ tự nhiên làm giá thể trồng cây được ứng dụng rộng
rãi trên thế giới, đặc biệt là các phụ phẩm nông nghiệp. Mỗi địa phương thường có
các loại phụ phẩm nông nghiệp khác nhau như xơ dừa, vỏ quả cà phê, bã mía, vỏ
trấu, vỏ đậu đỗ…trong đó xơ dừa là vật liệu được sử dụng rộng rải ở nhiều nước
trên thế giới. Tại Việt Nam nhhững năm gần đây, xơ dừa đã và đang dược sử dụng
làm giá thể trồng cây trong hệ thống nhà lưới nhà kính. Nhiều công ty đã sử dụng
xơ dừa để sản xuất các loại giá thể để ươm cây, giá thể sản xuất rau mầm, giá thể
trồng rau công nghệ cao….như công ty đất sạch Dasa, công Gino, công ty Mê
Kông. Giá thành của các loại giá thể chế biến sẵn này còn cao vì vậy gây trở ngại về
vốn đầu tư ban đầu cho người nông dân. Để giảm chi phí đầu tư và lợi dụng các
nguồn vật liệu khác có sẵn tại địa phương người ta thường phối hợp xơ dừa với các
loại vật liệu khác để tạo thành một giá thể trồng thích hơp cho từng địa phương.
Theo Phong (2008), trồng dưa leo và cà chua trên giá thể có nghiệm thức là: 50
% tro trấu + 20 % xơ dừa + 20 % vỏ đậu phộng + 10% phân chuồng hoai mục và có
tưới bổ sung dinh dưỡng có thể cho năng suất dưa leo: 57 tấn/ ha và cà chua: đạt 43
tấn/ ha.
Theo Tuấn (2008), khi trồng trên giá thể chế biến từ mùn cưa, nham thạch núi
lửa mỗi ha cà chua đạt trên 200 tấn/vụ sản xuất, ớt ngọt 100 tấn/năm, dưa chuột 240
tấn/vụ. Tại Đà Lạt và các huyện phụ cận, hầu hết các cơ sở sản xuất cây giống rau
các loại đều sử dụng than bùn làm giá thể gieo ươm, nhưng dùng than bùn làm giá
thể để trồng sản xuất rau thương phẩm thì rất ít được sử dụng. Các loại giá thể được
chế biến sẵn từ xơ dừa bởi các công ty cũng mới chỉ được sử dụng trong nhân ươm
cây giống và trồng các loại hoa cây cảnh trong chậu có gía trị cao.
Kết quả trồng dưa leo và cà chua trên 4 lọai giá thể là xơ dừa, hoặc hỗn hợp
của ba thành phần bao gồm cả bã mía, vỏ đậu phộng, đậu tương, than bùn hay đá
núi lửa tiến hành tại Viện Nghiên cứu Rau Quả - Hà Nội cho thấy: Năng suất của cà
chua và dưa leo trồng trên giá thể xơ dừa tăng đáng kể so với trồng trên ba giá thể

còn lại; Các lọai giá thể như bã mía, vỏ đậu phộng, vỏ đậu tương, than bùn hay đá
núi lửa không thích hợp cho sản xuất dưa leo vì đã làm cho hàm lượng chì vượt quá

×