Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

THU HOẠCH NHỮNG vấn đề lý LUẬN và THỰC TIỄN về HIỆU QUẢ GIÁO dục CHÍNH TRỊ CHO hạ sĩ QUAN BINH sỹ ở đơn vị cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.9 KB, 67 trang )

THU HOẠCH
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ
GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ CHO HẠ SĨ QUAN-BINH SỸ Ở ĐƠN VỊ
CƠ SỞ BINH ĐOÀN QUYẾT THẮNG
1.1. Giáo dục chính trị và hiệu quả giáo dục chính trị
cho hạ sỹ quan - binh sỹ ở đơn vị cơ sở Binh đoàn Quyết
thắng
1.1.1. Hạ sỹ quan- binh sỹ ở đơn vị cơ sở Binh đoàn
Quyết thắng
Binh đoàn Quyết thắng là binh đoàn chủ lực đầu tiên của
Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập ngày 24 tháng
10 năm 1973. Sự ra đời của

Binh đoàn là một điểm mốc

quan trọng, đánh dấu bước phát triển về hình thức tổ chức
lực lượng quân sự mới của các lực lượng vũ trang cách
mạng Việt Nam. Sự phát triển quy mô tổ chức từ cấp sư đoàn
chủ lực lên cấp quân đoàn chủ lực cơ động, nhằm đáp ứng
yêu cầu nâng cao khả năng cơ động, chiến đấu hiệp đồng
binh chủng, hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chiến lược
quân sự của Đảng trong tình hình mới.
Trải qua 31 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành,
Binh đoàn Quyết thắng đã xây dựng nên truyền thống "Thần
tốc, Quyết thắng". Binh đoàn vinh dự được Nhà nước tuyên


dương danh hiệu cao quý :"Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ
trang nhân dân" năm 1985. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu
nước, Binh đồn có 3 sư đồn, 8 trung đoàn, 8 tiểu đoàn, 12
đại đội và 31 cán bộ, chiến sĩ được Đảng và Nhà nước tuyên


dương danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân"...
Trong thời kỳ kỳ đổi mới, Binh đoàn và Trung đoàn 165 được
Nhà nước tuyên dương danh hiệu “Đơn vị Anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân” lần thứ hai. Cũng trong thời kỳ này
nhiều tập thể, cá nhân của Binh đoàn được tặng thưởng
huân, huy chương các loại và nhiều phần thưởng cao quý
khác.
Trong Quân đội nhân dân Việt Nam, cấp trung đoàn và
tương đương được xác định là đơn vị cơ sở thuộc các quân
khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, học viện, nhà
trường…thể hiện sự phong phú, đa dạng, gắn với chức năng,
nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị. Sức mạnh của từng quân
chủng, binh chủng và toàn quân được bắt nguồn từ sức
mạnh của các đơn vị cơ sở. Các đơn vị cơ sở là nơi trực tiếp
giáo dục, huấn luyện bộ đội, xây dựng con người và tổ chức
vững mạnh, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu; khả
năng và trình độ sẵn sàng chiến đấu của các quân chủng,
binh chủng trong toàn quân. Đơn vị cơ sở là nơi trực tiếp tổ
chức thực hiện mọi chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nhiệm vụ


của quân đội và đơn vị. Sự vững mạnh của các đơn vị cơ sở
ảnh hưởng quyết định đến sự vững mạnh của quân đội ta cả
về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Theo quy định tổ chức, biên
chế nêu trên, ở Binh đoàn Quyết thắng các đơn vị cơ sở hiện
nay gồm: các trung đoàn bộ binh đủ quân 141, 165, 209
thuộc Đoàn B12; trung đoàn bộ binh cơ giới 102 thuộc đoàn
B08; các trung đoàn khung thường trực huấn luyện dự bị
động viên; các trung, lữ đoàn binh chủng kỹ thuật pháo binh,

tăng- thiết giáp, phịng khơng…Trong các đơn vị cơ sở Binh
đoàn Quyết thắng, giáo dục chính trị ở các trung đồn bộ
binh là hoạt động diễn ra tương đối đặc trưng và phổ biến cả
về tính chất, đặc điểm, nhiệm vụ; thực trạng giáo dục và số
lượng, đối tượng HSQ-BS…
Biên chế, tổ chức các trung đoàn bộ binh, bộ binh cơ giới
thuộc Binh đoàn Quyết thắng bao gồm chỉ huy trung đoàn; 4
cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật; các tiểu đồn
bộ binh, bộ binh cơ giới và các đại đội hoả lực, bảo đảm,
phục vụ. Nhiệm vụ chính trị trung tâm của các đơn vị này hiện
nay là huấn luyện chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, theo đó
cịn có các nhiệm vụ quan trọng khác như: bảo đảm hậu cần,
kỹ thuật, làm công tác vận động quần chúng… Tổ chức đảng
ở đơn vị cơ sở bộ binh bao gồm: đảng uỷ trung đồn, dưới
có các đảng uỷ bộ phận tiểu đoàn, các chi bộ cơ quan và đại
đội chiến đấu.


HSQ-BS ở đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam
là quân nhân có bậc quân hàm từ binh nhất đến thượng sỹ,
giữ các chức vụ từ chiến sỹ đến khẩu đội trưởng, tiểu đội
trưởng, phó trung đội trưởng…Đây là lực lượng trực tiếp thực
hiện các nhiệm vụ cụ thể ở phân đội và thao tác từng chức
trách huấn luyện, chiến đấu bảo đảm cho mọi kế hoạch công
tác của đơn vị được triển khai đúng tiến độ và đạt được mục
đích, yêu cầu, chỉ tiêu đặt ra. Với tỷ lệ quân số đông, là lực
lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ ở từng phân đội và từng
chức trách cụ thể, nên HSQ-BS có vai trị rất quan trọng đối
với quá trình xây dựng và trưởng thành của đơn vị cơ sở.
Tuy nhiên, do đặc điểm tâm lý, lứa tuổi và tác động của điều

kiện môi trường xã hội hiện nay nên đối tượng này thường
biểu hiện về nhận thức và giác ngộ chính trị cịn hạn chế; tính
tự do, tự phát; ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao; biểu hiện chủ
quan; lại đang trong quá trình tiếp nhận và tự tích luỹ tri thức,
kinh nghiệm sống, hình thành và phát triển những phẩm chất
nhân cách quân nhân nên rất dễ bị tác động, hoặc nảy sinh
tư tưởng tiêu cực… Thực tế ở Binh đoàn Quyết thắng cho
thấy: Nếu số đơng HSQ-BS có trình độ nhận thức cao, hiểu
nhiệm vụ, chức trách, ý thức, trách nhiệm chính trị tích cực
thì việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị cơ sở sẽ thuận lợi và
đạt kết quả cao. Ngược lại, nếu trình độ nhận thức của HSQBS khơng đồng đều hoặc thấp; giáo dục chính trị cho đối


tượng này chất lượng, hiệu quả hạn chế thì đơn vị sẽ khó
hồn thành nhiệm vụ.
Trong biên chế của Binh đoàn, số lượng HSQ-BS hàng
năm chiếm từ 78- 81 % tổng quân số của các đơn vị cơ sở.
Trong đó, có trên 90% trình độ văn hố từ phổ thơng trung
học cơ sở trở lên; trên 85% xuất thân từ nông thôn; khoảng
20% là người dân tộc thiểu số. HSQ-BS ở đơn vị cơ sở Binh
đoàn Quyết thắng bao gồm ba đối tương chủ yếu: chiến sỹ
năm thứ nhất, chiến sỹ năm thứ hai, chiến sỹ năm thứ ba.
Chiến sỹ năm thứ nhất ở các đơn vị cơ sở Binh đoàn
chiếm 35- 40% tổng số HSQ-BS. Đây là đối tượng vừa được
biên chế về các phân đội sau khi hoàn thành đợt huấn luyện
chiến sỹ mới. Số chiến sỹ này thể hiện rõ nhu cầu ham hiểu
biết, có tính tích cực, tự giác cao trong học tập, thảo luận
chính trị, trong tham gia các phong trào hành động và hoạt
động bổ trợ. Tuy nhiên, do chưa quen với nếp sống trong
quân ngũ và môi trường quân đội nên đối tượng này ít nhiều

cịn thể hiện tư tưởng phân tán, thiếu tập trung, ý thức sinh
hoạt tập thể chưa tốt, thiếu kiên trì nhất là về phương pháp
nghe, ghi bài, tham gia thảo luận còn nhiều hạn chế.
Chiến sỹ năm thứ hai ở các đơn vị cơ sở trong Binh đoàn
chiếm khoảng 35- 40% tổng số HSQ-BS. Đối tượng này đã
qua thời gian một năm huấn luyện, rèn luyện, hầu hết đã có


bước trưởng thành về nhận thức và thể chất. Đã được trang
bị những kiến thức cơ bản về chính trị, quân sự, nắm được
nhiệm vụ đơn vị, chức trách quân nhân. Q trình tham gia
học tập chính trị tại đơn vị đã có được kinh nghiệm ban đầu
và hình thành thói quen khi kết hợp các thao tác như, nghe,
ghi, nhớ, vận dụng, liên hệ vào thực tiễn… Tuy nhiên, do ít
nhiều đã qua trải nghiệm nên dễ sinh ra tính chủ quan,
tính tích cực tự giác học tập chính trị giảm dần. Thậm chí,
nếu đơn vị thiếu quan tâm, kèm cặp sẽ nảy sinh tư tưởng
lười học tập, trung bình chủ nghĩa…
Chiến sỹ năm thứ ba ở các đơn vi cơ sở trong Binh đoàn
chiếm khoảng 20- 25% tổng số HSQ-BS, chủ yếu biên chế ở
các phân đội kỹ thuật, hậu cần. Đối tượng này thường có
trình độ học vấn cao hơn HSQ- BS ở các phân đội bộ binh,
đã có được sự từng trải, rèn luyện trong quân ngũ. Khả năng
học tập, hiểu và tiếp thu bài giảng chính trị nhanh, năng lực
tư duy, nghiên cứu độc lập đã có bước phát triển; mạnh dạn
phát biểu trong thảo luận và sinh hoạt dân chủ… Tuy nhiên,
do sự phát triển về nhận thức, tâm lý, nên nhu cầu thông tin
và chất lượng bài giảng của số chiến sỹ này đòi hỏi cao hơn
hẳn so với hai đối tượng trên, quân số biên chế lại phân tán,
nên việc tổ chức lớp học và lựa chọn giáo viên, lực lượng

tiến hành giáo dục chính trị cần vận dụng linh hoạt.


Những đặc điểm, tình hình trên đã tác động trực tiếp đến
việc thực hiện mục đích, yêu cầu nâng cao hiệu quả giáo dục
chính trị cho HSQ-BS ở các đơn vị cơ sở thuộc Binh đoàn
Quyết thắng trong giai đoạn hiện nay.
1.1.2. Giáo dục chính trị và vai trị của giáo dục chính
trị cho hạ sỹ quan- binh sỹ ở đơn vị cơ sở Binh đoàn
Quyết thắng
Giáo dục là “Quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có
kế hoạch nhằm bồi dưỡng cho người ta những phẩm chất
đạo đức, những tri thức cần thiết về tự nhiên và xã hội, cũng
như những kỹ năng kỹ xảo cần thiết trong cuộc sống” [26]
Giáo dục chính trị trong Quân đội nhân dân Viêt Nam là
hoạt động truyền bá lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật
của Nhà nước, nhiệm vụ quân đội, nhiệm vụ đơn vị cho toàn
thể cán bộ, chiến sỹ trong quân đội nhằm xây dựng thế giới
quan, phương pháp luận khoa học, nâng cao nhận thức, ý
thức chính trị, xây dựng niềm tin cộng sản chủ nghĩa để cán
bộ chiến sỹ hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, chức trách được
giao, góp phần xây dựng đơn vị VMTD, xây dựng quân đội
nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện
đại.


Giáo dục chính trị cho HSQ-BS ở đơn vị cơ sở Binh đoàn
Quyết thắng là hoạt động nhằm truyền bá cho HSQ-BS về
chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đường lối của

Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, truyền thống,
nhiệm vụ của quân đội, đơn vị nhằm định hướng tư tưởng và
hướng dẫn hành động, nâng cao nhận thức, trách nhiệm
chính trị, ý chí quyết tâm thực hiện chức trách, nhiệm vụ cho
quân nhân mà cốt lõi là tinh thần sẵn sàng chiến đấu, sẵn
sàng nhận và hồn thành mọi nhiệm vụ được giao trong mọi
tình huống; nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật; khắc phục mọi
tư tưởng, nhận thức hạn chế, biểu hiện hành vi tiêu cực…,
góp phần hình thành và phát triển những phẩm chất nhân
cách quân nhân cách mạng và con người mới XHCN cho
HSQ-BS.
Theo Quy chế 65 của Tổng cục Chính trị, chủ thể hoạt
động giáo dục chính trị HSQ-BS ở đơn vị cơ sở Binh đoàn
Quyết thắng là đảng uỷ, các tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ
các cấp trong đơn vị. Chủ thể lãnh đạo trực tiếp công tác giáo
dục chính trị ở đơn vị là đảng uỷ cơ sở, là đảng uỷ bộ phận
tiểu đoàn và chi bộ đại đội. Chủ thể trực tiếp tiến hành giáo
dục chính trị là đội ngũ cán bộ các cấp mà trực tiếp thường
xuyên là cán bộ chính trị, cơ quan chính trị các cấp. Trong đó,
cơ quan chính trị là cơ quan tham mưu cho đảng uỷ, chỉ huy
đơn vị về toàn bộ cơng tác giáo dục chính trị, giúp đảng uỷ,


chỉ huy chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cấp thuộc quyền
thực hiện giáo dục chính trị theo kế hoạch đã xác định.
Phó chỉ huy về chính trị cấp tiểu đồn, đại đội trực tiếp giảng
bài chính trị cho HSQ-BS ở đơn vị mình, theo sự điều hành
của cơ quan chính trị và phân cơng của tổ giáo viên tiểu
đồn.
Xét về đối tượng giáo dục, HSQ-BS là một trong nhiều đối

tượng giáo dục chính trị tại đơn vị. Trong đó bao gồm: chiến
sỹ mới, chiến sỹ năm nhất, HSQ-BS năm thứ hai, năm thứ
ba.
Nội dung giáo dục chính trị cơ bản, thường xuyên cho
HSQ-BS tại đơn vị cơ sở tập trung vào quán triệt những quan
điểm chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường
lối, nhiệm vụ cách mạng của Đảng; đường lối quân sự, nhiệm
vụ của quân đội; lịch sử, truyền thống, bản sắc văn hoá tốt
đẹp của dân tộc, của Đảng, của giai cấp, của quân đội;
những chuẩn mực về phẩm chất chính trị, đạo đức, pháp luật
Nhà nước, kỷ luật quân đội; đồng thời trang bị những kiến
thức cần thiết về kinh tế, khoa học, văn hố, xã hội. Nội dung
giáo dục chính trị được gắn chặt với tất cả các nội dung huấn
luyện bộ đội (huấn luyện quân sự, hậu cần, chuyên môn kỹ
thuật…) dưới nhiều hình thức thể hiện cả chiều rộng và chiều
sâu. Kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, lấy xây dựng
nhận thức tư tưởng cách mạng, tiến bộ, nhân văn là chính.


Đồng thời, nội dung, chương trình và thời gian giáo dục cụ
thể hàng năm phải thực hiện theo mệnh lệnh về cơng tác
qn sự, quốc phịng của

Bộ trưởng Bộ Quốc phịng, được

thể chế hố trong chỉ lệnh huấn luyện chiến đấu của Tổng
Tham mưu trưởng và hướng dẫn giáo dục chính trị của Chủ
nhiệm Tổng cục Chính trị. Trong đó: Tổng cục chính trị biên
soạn tài liệu chương trình chung thống nhất cho toàn quân
(80% nội dung); các quân khu, qn chủng, qn đồn, binh

chủng, bộ đội Biên phịng, cơ quan, học viện, nhà trường
hướng dẫn đơn vị mình học tập theo chương trình chung,
biên soạn nội dung tài liệu học tập dành cho đơn vị mình
(20% nội dung cịn lại); cấp sư đoàn, trung đoàn và tương
đương biên soạn tài liệu giáo dục truyền thống, nhiệm vụ của
đơn vị mình.
Hình thức giáo dục chính trị cho HSQ- BS ở đơn vị cơ sở
rất đa dạng, phong phú và có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ
với nhau, thường xuyên hỗ trợ, bổ sung cho nhau, bao gồm:
- Huấn luyện chính trị: là một trong bốn mặt huấn luyện cơ
bản chủ yếu ở đơn vị cơ sở (chính trị, quân sự, hậu cần, kỹ
thuật). Là hình thức huấn luyện nên huấn luyện chính trị tn
thủ nghiêm ngặt quy trình huấn luyện nói chung, nghĩa là phải
qua 3 giai đoạn: chuẩn bị huấn luyện, thực hành huấn luyện
và kết thúc huấn luyện. 3 giai đoạn này có quan hệ chặt chẽ
với nhau, làm cơ sở, tiền đề và tạo điều kiện cho nhau thực


hiện. Nếu chuẩn bị tốt (về giáo án, tài liệu, cơ sở vật chất,
con người, thời gian, địa điểm…) thì tạo thuận lợi để thực
hành huấn luyện diễn ra đúng kế hoạch và đạt kết quả cao.
Thực hành huấn luyện tốt (giảng bài, tự học, thảo luận…) sẽ
đạt được mục đích trước mắt của hoạt động giáo dục là trang
bị nhận thức cơ bản, định hướng tư tưởng, hướng dẫn hành
động cho người học. Kết thúc huấn luyện tốt (kiểm tra nhận
thức, sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm…) sẽ tạo thuận lợi để
củng cố nâng cao nhận thức, vận dụng thực hiện đúng đắn
trong thực tiễn và bổ sung hoàn chỉnh công tác chuẩn bị,
thực hành huấn luyện các lần tiếp theo. Huấn luyện chính trị
được xác định là hình thức cơ bản chủ yếu của cơng tác giáo

dục chính trị cho HSQ-BS tại đơn vị hiện nay.
- Sinh hoạt chính trị tư tưởng: là hình thức giáo dục chính
trị quan trọng ở đơn vị cơ sở. Hình thức này được thực hiện
thông các hoạt động như, quán triệt, học tập các chỉ thị, nghị
quyết của Đảng, tổ chức toạ đàm, sinh hoạt dân chủ về
những vấn đề, nhiệm vụ trực tiếp liên quan đến đơn vị như
huấn luyện, rèn luyện kỷ luật, xây dựng chính quy; tổ chức
lấy ý kiến đóng góp vào các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các
văn bản pháp luật của Nhà nước, những chủ trương, biện
pháp, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của đơn vị…, thơng qua
đó giáo dục, qn triệt nâng cao nhận thức và trách nhiệm
chính trị cho mọi quân nhân và HSQ-BS trong đơn vị.


- Thơng báo chính trị- thời sự: là hình thức giáo dục chính
trị quan trọng, đồng thời cịn là một trong những chế độ quy
định hàng tuần, hàng tháng ở đơn vị theo Điều lệnh quản lý
bộ đội trong quân đội nhân dân

Việt Nam. Thực hiện hình

thức này nhằm thơng tin kịp thời tình hình chính trị- thời sự
quốc tế, trong nước, của quân đội và đơn vị, qua đó bổ sung
số liệu thực tế cho nội dung học tập chính trị, đồng thời định
hướng nhận thức tư tưởng đúng đắn, hướng dẫn HSQ-BS
nhận diện và kiên quyết đấu tranh với những luận điệu tuyên
truyền xuyên tạc phản động của các thế lực thù nghịch và
mọi biểu hiện lệch lạc, tiêu cực trong đơn vị.
- Thông qua hoạt động thực hiện các nhiệm vụ; các cuộc
vận động, các phong trào thi đua, hoạt động văn hoá, văn

nghệ và các thiết chế văn hoá, thiết chế dân chủ ở đơn vị để
giáo dục chính trị: đây vừa là một hình thức giáo dục, vừa là
biện pháp gắn giáo dục chính trị với hoạt động thực tiễn tại
đơn vị, do vậy, hình thức này có vai trị rất quan trọng để
củng cố kiến thức, định hướng nhận thức tư tưởng, hướng
dẫn hành động cho bộ đội. Hình thức này bao gồm nhiều
hoạt động phong phú, sinh động, có thể phát động theo từng
giai đoạn, từng đợt, kết hợp với quán triệt giáo dục truyền
thống, nhiệm vụ; hoặc kết hợp với hình thức lên lớp tập
trung, các đợt sinh hoạt chính trị tư tưởng để thực hiện. Tổ
chức tốt hình thức này sẽ trực tiếp nâng cao ý thức và trách


nhiệm chính trị, hình thành và phát triển những kỹ năng, kỹ
xảo nghề nghiệp và phẩm chất, đạo đức cách mạng cần thiết
cho quân nhân; đồng thời, thông qua nhiều hoạt động thực
tiễn sinh động sẽ trực tiếp củng cố, nâng cao nhận thức
chính trị đối với những nội dung đã được học tập.
- Ngày chính trị và văn hố tinh thần ở cơ sở: là hình thức
quan trọng, thường xuyên, nhằm thực hiện và phát huy tốt
dân chủ ở đơn vị cơ sở. Ngày chính trị văn hố tinh thần
thường được tổ chức một tháng một lần vào sáng thứ năm
tuần cuối tháng, theo phương pháp cán bộ chủ trì cấp trên
trực tiếp đối thoại với cán bộ, chiến sỹ ở đại đội; lắng nghe
mọi ý kiến đóng góp, phê bình của quân nhân đối với lãnh
đạo, chỉ huy đơn vị và việc bảo đảm quyền lợi, chế độ cho
quân nhân; giải đáp và giải quyết kịp thời mọi vướng mắc tư
tưởng, mọi nguyện vọng và quyền lợi chính đáng của quân
nhân… Thực hiện tốt hình thức này sẽ trực tiếp nắm được
chất lượng bài giảng chính trị và nhận thức của bộ đội ở mức

độ nào để kịp thời có biện pháp điều chỉnh, mặt khác sẽ củng
cố, nâng cao nhận thức và niềm tin chính trị cho bộ đội vào
Đảng, quân đội, đơn vị…
-Phương pháp giáo dục chính trị cho HSQ-BS ở đơn vị cơ
sở rất đa dạng, phong phú, bao gồm các phương pháp chủ
yếu như: sử dụng ngôn ngữ (giảng giải); thông qua trực quan
(sơ đồ, tranh vẽ, tham quan bảo tàng, truyền thống…); nêu


vấn đề- nghiên cứu… Trong đó, đối với HSQ-BS, phương
pháp giáo dục chủ yếu hiện nay là sử dụng ngôn ngữ, đó là
sự kết hợp các thao tác: phân tích, giảng giải, chứng minh
bằng số liệu thực tế, bằng sơ đồ, bảng thống kê; kết hợp
tham quan thực tiễn.
Mục đích giáo dục chính trị cho HSQ_BS ở đơn vị cơ sở
hiện nay: nhằm xây dựng thế giới quan, phương pháp luận
khoa học, trình độ tri thức tồn diện, xây dựng niềm tin cộng
sản chủ nghĩa để cán bộ, chiến sỹ hoàn thành tốt mọi nhiệm
vụ, chức trách được giao, từng bước phát triển, hoàn thiện
nhân cách người quân nhân cách mạng trong thời kỳ mớicon người mới Việt Nam XHCN trong thời đại Hồ Chí Minh.
Từ những phân tích trên cho thấy, hoạt động giáo dục
chính trị cho HSQ-BS ở đơn vị bao gồm nhiều yếu tố tạo
thành, có quan hệ biện chứng với nhau khơng thể tách rời.
Trong đó, mục đích giáo dục quyết định việc lựa chọn, xác
định nội dung, nội dung quy định hình thức, phương pháp
giáo dục cụ thể, song hình thức, phương pháp, phương tiện
lại là yếu tố cơ bản và con đường duy nhất để hoàn thành nội
dung. Tuy nhiên, bao trùm các yếu tố trên và xun suốt q
trình giáo dục chính trị tại đơn vị đó là vai trị chủ quan của
chủ thể và đối tượng giáo dục chính trị tại đơn vị. Nếu chủ thể

có phẩm chất, năng lực tốt, xác định nội dung, lựa chọn hình
thức, phương pháp giáo dục phù hợp, chi phí, sử dụng cơ sở


vật chất, lực lượng hợp lý thì mục đích giáo dục sẽ đạt được.
Ngược lại, nếu phẩm chất, năng lực và trách nhiệm của chủ
thể hạn chế, giáo dục chính trị ở đơn vị khó đạt được mục
đích đặt ra. Trong trường hợp, chủ thể có trách nhiệm tốt,
nhưng chuẩn bị cho đối tượng khơng chu đáo, nội dung, hình
thức khơng phù hợp, phương pháp khơng khoa học, chi phí
tốn kém, hoặc chạy theo số lượng đơn thuần, xa rời thực
tiễn…thì hiệu quả giáo dục chính trị khơng cao, thậm chí khó
đạt được. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả giáo dục chính trị cho
HSQ-BS ở đơn vị cơ sở Binh đoàn Quyết thắng, cần phải giải
quyết tốt từng yếu tố tạo thành và luôn đặt chúng trong mối
quan hệ chặt chẽ với nhau để tiến hành và đạt được mục
đích giáo dục chính trị đề ra.
*Vai trị của giáo dục chính trị cho hạ sỹ quan- binh sỹ
ở đơn vị cơ sở Binh đoàn Quyết thắng
Là một đối tượng cụ thể của cơng tác giáo dục chính trị
trong qn đội nhân dân Việt Nam nên giáo dục chính trị cho
HSQ-BS ở đơn vị cơ sở Binh đoàn Quyết thắng có đầy đủ vai
trị của cơng tác giáo dục chính trị nói chung, được thể hiện
- Giáo dục chính trị giữ vai trò chủ yếu trực tiếp đối với việc
bồi dưỡng, nâng cao kiến thức mọi mặt mà trước hết là nâng
cao nhận thức, giác ngộ về chính trị cho HSQ-BS ở đơn vị cơ
sở trong Binh đoàn.


Do tuổi đời, tuổi qn cịn ít, thời gian học tập, rèn luyện

tích luỹ chưa nhiều nên trình độ, kiến thức mọi mặt, nhất là
về kiến thức chính trị của HSQ-BS rất hạn chế. Muốn cho
HSQ-BS nhanh chóng trưởng thành, hồ nhập với mơi
trường qn đội, có đầy đủ những phẩm chất chính trị cần
thiết, đáp ứng được yêu cầu chức trách quân nhân và nhiệm
vụ huấn luyện, chiến đấu của đơn vị cơ sở tất yếu phải thông
qua giáo dục, huấn luyện ngay từ đầu và thường xuyên tại
đơn vị. Giáo dục chính trị có tác dụng trực tiếp trang bị cho
HSQ-BS những kiến thức chính trị cơ bản, thế giới quan khoa
học, phương pháp luận đúng đắn, nhân sinh quan cộng sản
chủ nghĩa, giúp họ khắc phục những tư tưởng lạc hậu, những
tàn tích của thế giới quan cũ, nâng cao giác ngộ chính trị,
nhiệt tình cách mạng, tính tích cực chính trị trong thực hiện
chức trách, nhiệm vụ. Đó cũng chính là cơ sơ trực tiếp hình
thành những phẩm chất cần thiết khác như: tinh thần trách
nhiệm đối với sự nghiệp của Đảng, của nhân dân, tinh thần
chiến đấu kiên cường, sẵn sàng xả thân hy sinh vì Tổ quốc,
tính kỷ luật, ý thức chấp hành các điều lệnh, các quy định,
chế độ và các quy tắc trong sinh hoạt và hoạt động ở đơn vị.
Thông qua việc giáo dục, truyền bá giải thích chủ nghĩa MácLê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của
Đảng và pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ quân đội, nhiệm
vụ đơn vị, những tri thức khoa học về tự nhiên, xã hội; với thế
giới quan, phương pháp luận khoa học- cách mạng sẽ giúp


HSQ-BS xem xét và giải quyết, lý giải các sự kiện, các hiện
tượng trong đời sống xã hội và chiến tranh- quân đội đúng
đắn, từ đó có hành động phù hợp với chức trách, nhiệm vụ
được giao.
Mục đích xây dựng quân đội ta vững mạnh về chính trị

thực chất nhằm làm cho từng HSQ-BS và toàn quân giữ
vững và tăng cường bản chất giai cấp cơng nhân, tính nhân
dân, tính dân tộc, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Nhà
nước XHCN, với nhân dân, với sự nghiệp cách mạng, sẵn
sàng chiến đấu hy sinh hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ
được giao trong mọi tình huống, xứng đáng là lực lượng
chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành, tin cậy của Đảng,
Nhà nước và nhân dân. Xây dựng quân đội về chính trị là kết
quả tổng hợp của nhiều hoạt động, mà trực tiếp là hoạt động
CTĐ, CTCT trong đó, giáo dục chính trị giữ vai trị trực tiếp,
chủ yếu và đi từ xuất phát điểm là nâng cao nhận thức, giác
ngộ về chính trị của HSQ-BS ở đơn vị cơ sở.
- Giáo dục chính trị là khâu căn bản trong việc định hướng
suy nghĩ và hành động cho HSQ-BS ở đơn vị cơ sở Binh
đoàn Quyết thắng nhằm xây dựng, hình thành nhân cách
quân nhân, phẩm chất, bản lĩnh chính trị của người chiến sĩ
cách mạng-"Bộ đội Cụ Hồ".


Xây dựng nhân cách người quân nhân phải toàn diện, tổng
hợp các phẩm chất và năng lực. Phẩm chất nhân cách quân
nhân bao gồm một hệ thống phẩm chất chính trị, đạo đức,
tâm lý, lối sống, trong đó phẩm chất chính trị giữ vai trị quan
trọng hàng đầu. V.I. Lê nin đã chỉ rõ: "Trong mọi cuộc chiến
tranh, rốt cuộc thắng lợi đều tùy thuộc vào tinh thần của quần
chúng đang đổ máu trên chiến trường. Lòng tin vào cuộc
chiến tranh chính nghĩa, sự giác ngộ rằng cần phải hy sinh
đời mình cho hạnh phúc của những người anh em, là yếu tố
nâng cao tinh thần của binh sĩ và làm cho họ chịu đựng được
những khó khăn chưa từng thấy"[28-147]. Việc xây dựng

phẩm chất chính trị cho HSQ-BS được tiến hành bằng nhiều
con đường và được bắt đầu bằng cơng tác tư tưởng, trong
đó giáo dục chính trị là hình thức cơ bản, giữ vị trí chủ đạo
trong hệ thống giáo dục cộng sản chủ nghĩa, nó trực tiếp xây
dựng phẩm chất chính trị, tinh thần cho bộ đội. Trên cơ sở
trang bị thế giới quan và phương pháp luận khoa học, giáo
dục chính trị góp phần giúp cho HSQ- BS ở đơn vị xác định
đúng mục tiêu, lý tưởng, có định hướng tư tưởng chính trị
đúng đắn. Đồng thời tạo cho họ có khả năng lựa chọn
phương hướng và biện pháp để thực hiện mục tiêu lý tưởng.
Không xác định rõ hoặc mất phương hướng chính trị thì
HSQ-BS sẽ thiếu niềm tin chính trị, khơng có khả năng phân
biệt đúng, sai, dễ dao động trước những biến cố chính trị,
những tình huống phức tạp, trước khó khăn, thử thách, hy


sinh, gian khổ. Khi HSQ- BS đã được định hướng tư tưởng
chính trị đúng đắn, thơng qua giáo dục chính trị sẽ tập hợp,
hướng dẫn HSQ- BS tham gia vào giải quyết những vấn đề
cụ thể do thực tiễn yêu cầu nhiệm vụ đơn vị cơ sở đặt ra ,
như tham gia vào các cuộc vận động lớn của Đảng, Nhà
nước, quân đội; các phong trào thi đua Quyết thắng của đơn
vị nhằm thực hiện tốt chức trách quân nhân, xây dựng đơn vị
VMTD…
Để nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu và sức mạnh
chiến đấu của Binh đoàn Quyết thắng cần có chủ trương,
biện pháp tồn diện, song vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng
đầu và quyết định là chuẩn bị tốt về chính trị, tinh thần cho bộ
đội, xây dựng ý chí quyết tâm chiến đấu và chiến thắng mọi
kẻ thù, trong mọi tình huống, bằng vũ khí hiện có, theo cách

đánh của ta, phát huy truyền thống tự lực, tự cường “Thần
tốc,Quyết thắng” của Binh đoàn, trong đó cơng tác giáo dục
chính trị giữ vai trị quan trọng. Giáo dục chính trị ln bám
sát, thâm nhập vào công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu,
vào các mặt cơng tác của đơn vị, góp phần nâng cao chất
lượng huấn luyện, trình độ sẵn sàng chiến đấu và sức mạnh
chiến đấu của các đơn vị cơ sở Binh đồn Quyết thắng.
- Giáo dục chính trị có vai trị quan trọng trong việc hướng
dẫn HSQ-BS tích cực đấu tranh chống các khuynh hướng,


quan điểm sai trái, tư tưởng phản động, nhận thức lệch lạc và
các biểu hiện hữu khuynh, tiêu cực khác.
Trong hoạt động tư tưởng thường xuyên diễn ra quá trình
đấu tranh giữa cái đúng và cái sai, giữa cái tích cực và tiêu
cực, giữa tư tưởng tiến bộ và tư tưởng lạc hậu. Thơng qua
giáo dục chính trị vừa giúp HSQ-BS nhận thức được sự đúng
đắn- khách quan, tính cách mạng- khoa học trong đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước,
nhiệm vụ chính trị của đơn vị…, đồng thời phân biệt được
những biểu hiện nhận thức lệch lạc, những luận điệu tuyên
truyền xuyên tạc, sai trái phản động của các thế lực thù
nghịch, định hướng, hướng dẫn HSQ-BS biết cách đấu tranh
tư tưởng góp phần làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn
chống phá của địch và khắc phục mọi biểu hiện tiêu cực
trong sinh hoạt công tác hàng ngày.
Trong sự nghiệp xây dựng và chiến đấu của quân đội,
Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh ln coi cơng tác tư tưởng
nói chung; giáo dục chính trị cho qn nhân, đội viên nói
riêng là vũ khí sắc bén, là hoạt động xung kích trong cuộc

đấu tranh cách mạng và xây dựng quân đội cách mạng. Bác
Hồ đã căn dặn: Phải làm cho mỗi đội viên hiểu rõ và tin tưởng
vào lực lượng của ta, tin tưởng vào vũ khí thơ sơ của ta, làm
cho mỗi đội viên hiểu rõ các nhiệm vụ vẻ vang của họ. Có tin
tưởng lúc ra trận mới thực hành vững chắc, hăng hái, lúc gặp


khó khăn mới kiên quyết hy sinh. Sở dĩ “các chiến sĩ vệ quốc
quân, bộ đội địa phương, dân quân, du kích xơng pha bom
đạn, ăn gió nằm sương, khơng sợ khó, khơng sợ chết, quyết
chí hy sinh để giữ gìn Tổ quốc đó là vì lịng tin tưởng" [35421]. Muốn có lịng tin tưởng ngày càng vững, ngày càng sâu
theo Người phải nhờ vào sự giáo dục "Phải học tập chính trị,
qn sự mà khơng có chính trị như cây khơng có gốc, vơ
dụng lại có hại" [34-318].
Trong giai đoạn cách mạng mới, thực hiện hai nhiệm vụ
chiến lược là xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN; tiếp
tục phương hướng xây dựng quân đội nhân dân cách mạng,
chính quy tinh nhụê, từng bước hiện đại, quán triệt tinh thần
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX: Phải tăng
cường cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo
đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân; để tăng cường
cơng tác tư tưởng- văn hố của Đảng trong quân đội, đáp
ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng, chiến đấu của từng đơn vị
cơ sở và toàn quân trong tình hình mới, Đảng uỷ Quân sự
Trung ương đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất
lượng, hiệu quả giáo dục chính trị tại đơn vị” [22].
Thực tiễn lịch sử Binh đoàn Quyết thắng hơn 30 năm qua
đã chứng minh, do quan tâm giáo dục chính trị cho cán bộ,
chiến sỹ, coi trọng xây dựng đơn vị cơ sở vững mạnh về
chính trị, nhân tố chính trị, tinh thần được phát huy cao độ,



trở thành ưu thế tuyệt đối, nên Binh đoàn đã dành nhiều
chiến thắng vang dội trong các trận chiến đấu khó khăn, ác
liệt, các chiến dịch lớn, trong khi đối phương có tiềm lực qn
sự, vũ khí hiện đại hơn gấp nhiều lần. Khi chuyển sang thời
kỳ mới, trong nhiều năm qua Binh đoàn vẫn tiếp tục phát huy
được sức mạnh truyền thống đó, khơng ngừng lớn mạnh,
trưởng thành.
Tuy nhiên, trong những năm chiến tranh, giáo dục chính trị
cho HSQ-BS ở đơn vị cơ sở Binh đoàn Quyết thắng gắn với
từng trận đánh, cuộc chiến đấu gian khổ, ác liệt làm cho cơng
tác chính trị dễ đi vào lịng người, trở thành nhu cầu tinh thần
không thể thiếu của mọi quân nhân và phát huy hiệu quả trên
thực tế. Còn ngày nay, trong điều kiện hồ bình, HSQ-BS bị
chi phối, bao bọc bởi nhiều quan hệ xã hội, nhu cầu, lợi ích
của bản thân và gia đình họ chịu sự tác động khách quan do
những biến đổi, phát triển về chính trị, kinh tế, văn hố, xã
hội; những tác động của các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã
hội; âm mưu thủ đoạn chống phá của các thế lực phản động,
thù địch trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hoá ngày càng
xảo quyệt và nguy hiểm hơn; nhiệm vụ xây dựng quân đội,
nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN có sự phát triển
mới, trực tiếp đặt ra những yêu cầu ngày càng cao hơn.
Trong tác chiến hiện đại, để đối phó kịp thời với chiến tranh
xâm lược có sử dụng vũ khí cơng nghệ cao của địch, việc


chuyển quân đội từ trạng thái thời bình sang thời chiến chỉ
diễn ra trong một thời gian rất ngắn, nhưng bước chuyển đó

có thích ứng ngay với điều kiện chiến trường ác liệt, căng
thẳng hay khơng, có giành thắng lợi ngay từ trận đầu hay
không lại phụ thuộc chủ yếu vào quá trình chuẩn bị trước
chiến tranh cả về con người và vũ khí trang bị kỹ thuật. Vì
vậy, giáo dục chính trị cho HSQ-BS có vai trị đặc biệt quan
trọng đối với yêu cầu xây dựng, hoàn thiện phẩm chất, nhân
cách, bản lĩnh quân nhân ở đơn vị cơ sở Binh đoàn Quyết
thắng trong giai đoạn hiện nay với u cầu xây dựng Binh
đồn vững mạnh về chính trị trong tình hình mới.
1.1.3. Hiệu quả và những tiêu chí đánh giá hiệu quả
cơng tác giáo dục chính trị cho hạ sỹ quan- binh sỹ ở
đơn vị cơ sở Binh đoàn Quyết thắng
* Quan niệm về hiệu quả giáo dục chính trị cho hạ sỹ
quan- binh sỹ
Vấn đề hiệu quả và nâng cao hiệu quả luôn gắn với một
hoạt động cụ thể, một lĩnh vực, một ngành nghề xác định. Do
đó, để nâng cao hiệu quả giáo dục chính trị cho HSQ- BS ở
đơn vị cơ sở Binh đoàn Quyết thắng giai đoạn hiện nay cần
xác định rõ những quan niệm chung nhất về hiệu quả và tiêu
chí đánh giá hiệu quả hoạt động này.


Theo Đại từ điển tiếng Việt, hiệu quả là "kết quả đích thực”
[43- 806] của hoạt động. Cụ thể hơn, Từ điển từ và ngữ Việt
Nam giải nghĩa: “(Hiệu: có công dụng; quả: Kết cục) Kết quả
chắc chắn và rõ ràng” [26]. Theo quy luật vận động và phát
triển, hoạt động sống của con người rất đa dạng và phong
phú, trong đó mỗi hoạt động của con người và tổ chức xã hội
có tính chất, phạm vi tác động, mục đích và kết quả đích thực
khác nhau, do đó phải có những phương pháp xem xét hiệu

quả khác nhau. Chẳng hạn, đánh giá hiệu quả sản xuất nông
nghiệp của người nơng dân được tính bằng giá trị thu nhập
thực tế, sau khi khấu trừ đi chi phí đầu tư vào vật nuôi, cây
trồng, vật tư nông nghiệp, chăn nuôi... Hiệu quả sản xuất kinh
doanh được tính bằng số lượng và chất lượng của sản phẩm
so với chi phí thực tế để sản xuất ra các sản phẩm. Và như
vậy, có thể quan sát, đo đạc tính tốn được về chi phí thời
gian nhân lực, vật lực và hạch tốn kinh tế chặt chẽ đầu vào,
đầu ra. Đối với các công trình khoa học kỹ thuật, khoa học tự
nhiên người ta có thể áp dụng những phương tiện kỹ thuật
hiện đại để cân đong, đo đếm cụ thể và chính xác; hoặc có
thể kiểm chứng thơng qua các phương pháp thực hiện ở tầm
vĩ mô. Tuy nhiên, ở lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn, việc
đánh giá hiệu quả không thể chỉ áp dụng phương pháp ở
những lĩnh vực trên mà phải bằng những phương pháp đặc
thù. Vì đối tượng nghiên cứu của nó là con người và tổ chức,
nên việc xác định hiệu quả không chỉ căn cứ vào các chi phí


thuần túy về kinh tế, kỹ thuật mà phải lấy hiệu quả chính trị xã hội làm thước đo chủ yếu; có nghĩa là phải căn cứ vào sự
trưởng thành về phẩm chất và năng lực của con người, và sự
trong sạch, vững mạnh của các tổ chức trong thực hiện chức
năng, nhiệm vụ, mà sự trưởng thành lại không phải bao giờ
cũng có ngay được sau mỗi hoạt động.
Giáo dục chính trị cho HSQ-BS ở đơn vị cơ sở Binh đoàn
Quyết thắng là một lĩnh vực hoạt động xã hội có liên quan
đến tư tưởng, tình cảm và lý trí và tác động trực tiếp đến
hành động của quân nhân, là kết quả tổng hợp của nhiều yếu
tố. Vì vậy, quan niệm về hiệu quả và tiêu chí đánh giá hiệu
quả hoạt động này phải được cân nhắc, xem xét tác động

của nó một cách tồn diện, trên cơ sở phân tích, tổng hợp
nhiều yếu tố, nhiều q trình tác động tạo thành. Đánh giá
hiệu quả giáo dục chính trị cho HSQ- BS phải đi từ việc xác
định mục đích giáo dục và các cơng cụ, biện pháp để thực
hiện mục đích đó, bao gồm việc thực hiện nội dung, hình
thức phương pháp giáo dục; việc sử dụng và phát huy các
lực lượng phương tiện, cơ sở vật chất để đạt được kết quả
về số lượng và chất lượng, về nhận thức và hành động của
HSQ-BS do giáo dục chính trị mang lại, trên cơ sở so sánh
với mục đích ban đầu đặt ra, với một chi phí nhất định,
đảm bảo tiết kiệm, khơng gây tốn kém, lãng phí.
Từ sự phân tích trên có thể quan niệm:


×