Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

TIỂU LUẬN nhóm KỸ THUẬT PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH đề tài tìm hiểu tổng quan về DVB c2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379 KB, 23 trang )



HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
Khoa viễn thơng 1
-----🙞🙜🕮🙞🙜-----

BÀI TIỂU LUẬN
MƠN HỌC KỸ THUẬT PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH

Đề tài: “Tìm hiểu tổng quan về DVB-C2”
Sinh viên thực hiện
Mã sinh viên

: Cao Xn Sơn
: B17DCVT304

Lớp

: D17CQVT08-B

Nhóm mơn học

: 02




Hà Nội, tháng 6/2021




Lời nói đầu
Chuẩn DVB-C được viết tắt bởi cụm từ Digital Video -Cable và nó là chuẩn chung do tập
đồn tiêu chuẩn Châu Âu phát triển cho truyền hình kỹ thuật số thông qua hệ thống cáp. Hệ
thống này truyền một MPEG-2 hoặc MPEG-4 với dòng đưa ra là Audio/video số. Tiêu
chuẩn này lần đầu tiên được xuất bản bởi ETSI vào năm 1994, sau đó trở thành hệ thống
truyền tải sử dụng rộng rãi nhất cho truyền hình Cáp kỹ thuật số ở Châu ÂU. Nó được triển
khai trên toàn thế giới trong các hệ thống khác nhau.
Tháng 8/2008 chuẩn DVB-C2 ra đời, đây là thế hệ thứ hau của truyền hình số qua cáp với
một số sự thay đổi về mã hóa và điều chế để cải thiện hiệu suất cũng như tối ưu hơn so với
chuẩn thứ nhất. Trong đề tài này, chúng ta sẽ tìm hiểu tổng quan về DVB-C2. Do thời gian
gấp rút và kiến thức bản thân cịn hạn chế , q trình thực hiện có thể cịn nhiều sai sót nên
em mong nhận được sự góp ý từ cơ.
Em xin cảm ơn.




Mục lục
I.

Khái quát về DVB - C2

2

1.

Giới thiệu

2


2.

Các đặc tính quan trọng của DVB-C2

3

3.

So sánh DVB-C2 và DVB-C

4

II. Sơ đồ khối của DVB – C2

4

1.

Sơ đồ tổng quát

4

2.

Physical Layer Pipes (PLP) và Data Slices

5

3.


QAM Mapping và cơ chế chuyển tiếp lỗi (FEC)

6

4.

Cấu trúc khung DVB-C2

7

Kết Luận

10




1



Tìm hiểu tổng quan về DVB-C2

Cao Xuân Sơn-B17DCVT304

I. Khái quát về DVB - C2
1.

Giới thiệu


Trong những năm gần đây, như cầu người sử dụng về các ứng dụng truyền thong phức tạp
tăng cao. Mạng Internet băng rộng cung cấp đường truyền trên
100
Mbit/s cho các dịch vụ TV như Truyền hình tốc độ cao (HDTV), Back-up
TV, Video theo yêu cầu (VoD) hay các dịch vụ TV tương tác được các nhà khai thác đưa
vào sử dụng. Việc cung cấp tất cả các dịch vụ này qua mạng CATV với số lượng khách
hàng cao đòi hỏi cơ sở hạ tầng hiện đại hỗ trợ việc truyền tải các dịch vụ phát sóng và băng
thông rộng theo yêu cầu chất lượng dịch vụ là một vấn
đề quan trọng. Ngoài ra, việc truyền liên tục các dịch vụ truyền thơng và truyền hình tương
tự nói riêng cũng được quan tâm để đáp ứng nhu cầu cung cấp các trải nghiệm liên tục trên
nhiều thiết bị trong một hộ gia đình mà khơng cần thay đổi phần cứng. Hiện nay, bằng cách
sử dụng song song các công nghệ khác nhau để nâng cấp mạng truyền thống CATV thành
mạng hiện đại HFC (Hybrid Fibre Coax). Tuy nhiên, việc kết hợp này yêu cầu chi phí lớn
và tốn khá nhiều thời gian nên việc triển khai là khơng tối ưu.
Do đó, DVB-C2 được ra đời để đáp ứng các yêu cầu sau:
Các công nghệ sẽ nhắm vào việc tối ưu hóa việc sử dụng các kênh truyền
hình cáp trong các mạng cáp hiện đai bao gồm việc tăng tính linh hoạt và dung lượng dữ
liệu.
DVB-C2 mục tiêu chủ yếu không phải là phù hợp với DVB-S2 hoặc
DVB-T2 mà nó dựa vào các đặc tính khác biệt để cạnh tranh trên thị trường truyền nội
dung. Vì thế các cơng nghệ truyền dẫn tầng thấp có thể
đạt được nhiều loại ích hơn từ sự khả dụng của các kênh được trả lại. Tuy nhiên, các đặc
điểm kỹ thuật của DVB-C2 sẽ khơng phụ thuộc vào tính khả dụng của các kênh đó.
Một bộ cung cụ các tham số sẽ có sẵn để giải quyết các vấn đề trên các
ứng dụng của người sử dụng đối với các ứng dụng kinh doanh, tính tốn sự khác biệt giữa
mức hiệu suất khác nhau của mạng CATV.
Cho phép các nhà cung cấp dịch vụ trên mạng cáp đưa ra các dịch vụ cá
nhân có chất lượng tốt kể cả đối với các dịch vụ trong cùng 1 kênh.
-


Các kỹ thuật có sẵn nếu phù hợp cũng có thể được áp dụng.

-

Sự tính tốn sẽ được dự đốn từ các đặc tính của mạng cáp trước.



Thông số kỹ thuật mới chỉ giải quyết các vấn đề chức năng ở cuối đường
truyền nhưng sẽ tính đến chất lượng dữ liệu cho các thiết bị khác nhau.
-

Đặc điểm truyền tần số trung tần trong dải băng tần cáp.

DVB-C2 có thể tái sử dụng các giải pháp hiện có cho các vấn đề giao
thoa, mã hóa và điều chế nếu thích hợp.
2



Tìm hiểu tổng quan về DVB-C2

2.

Cao Xn Sơn-B17DCVT304

Các đặc tính quan trọng của DVB-C2

Các đặc điểm của kênh vật lý trong mạng Cáp đồng trục lai ghép sợi (HFC)
cung cấp một nền tảng lý tưởng cho tất cả các dịch vụ truyền thông băng rộng

của hiện tại và tương lai. Trong quá khứ, phổ khả dụng đã được sử dụng cho
truyền tín hiệu TV tương tự. Một vài năm trở lại đây, ứng dụng các tiêu chuẩn
truyền hình kỹ thuật số như DVB-C kết hợp với nén video MPEG-2 đã cung cấp
phương tiện cho lượng lớn chương trình TV số. Tuy nhiên, trong bất kỳ mạng
cáp nào, các chương trình tương tự vẫn còn tồn tại dẫn tới việc truyền song song
các tín hiệu phát sóng tương tự và kỹ thuật số. Do đó, nhiều nhà mạng cáp đã
được nâng cấp để cho phép truyền thông hai chiều. Kết quả là các nhà mạng có
thể cung cấp gói băng thơng theo yêu cầu là “Triple Play”, cho phép truy cập
Internet cùng với dịch vụ thoại. Như vậy, lưu lượng IP cho mỗi khách hàng sẽ
tăng nhanh. Hơn nữa, một số dịch vụ được cung cấp ngày càng đòi hỏi chất
lượng độ nét cao, tốc độ bit cao hơn. Mặt khác, phổ đường xuống có thể sử dụng
trong các mạng cáp thông thường bị giới hạn ở tần số dưới 800 MHz. Từ các
điều trên, nhiều nhà cung cấp mạng sẽ bị cạn kiệt phổ trong tương lai gần. Để
giải quyết vấn đề này, ta có thể mở rộng phổ được sử dụng hoặc giảm số lượng
thuê bao cho mỗi phân đoạn mạng. Cả hai cách tiếp cận này đều rất tốn kém vì
chúng u cầu nhiều thành phần mạng tích cực và thụ động mới. Do đó, cách
giải quyết được chú ý nhất đó là ứng dụng một hệ truyền động với một lớp vật lý
hiệu quả như DVB-C2.
Mặc dù MPEG Transport Stream (TS) vẫn là giao thức được sử dụng phổ biến trong phát
sóng kỹ thuật số với bất kỳ dạng đầu vào nào được đóng gói và truyền đi cũng được gọi là
đóng gói luồng chung (GSE). Tất cả các luồng đầu vào được ghép kênh ở định dạng khung
Baseband. Cơ chế sử lỗi chuyển tiếp (FEC) được áp dụng cho các khung baseband cơ sở
này. Để phù hợp với các hệ thống DVB-X2 khác, DVB-C2 sử dụng kết hợp mã LDPC và
BCH. Điều này giúp FEC tăng thêm khoảng 5 dB để cải thiệu tỷ lệ tín hiệu trên nhiễu SNR
so với DVB-C. Các sơ đồ Bit-Interleaving tối ưu hóa sự mạnh mẽ tổng thể thể của hệ thống
FEC. Bằng cách mở rộng một header, các frame đó được gọi là Physcal Layer Pipes (PLP).



Một hoặc một số PLP như vậy được ghép vào một Data Slice. Một kết nối hai chiều (trong

miền thời gian và tần số) được áp dụng cho mỗi slice để người nhận có thể loại bỏ các tác
động của sự suy giảm hàng loạt và nhiễu chọn lọc tần số. Một hoặc nhiều Data Slice được
điều chỉnh trong tải của frame C2. Quá tình xây dựng frame bao gồm chèn sơ đồ liên tục và
rải rác. Ký hiệu đầu tiên của frame C2 được gọi là “Preamble” mang dữ liệu tín hiệu. Bộ thư
DVB-C2 sẽ tìm thấy tất cả dữ liệu cấu hình có liên quan về cấu trúc và các thơng số kỹ thuật
của tín hiệu trong DVB-C2 trong khối dữ liệu báo hiệu trong
3



Tìm hiểu tổng quan về DVB-C2

Cao Xuân Sơn-B17DCVT304

Preamble cũng như các header của PLP. Sau đó, các ký hiệu OFDM được tạo ra bằng cách biến đổi Fourier ngược
(IFFT). Thuật toán 4K-IFFT được áp dụng để tạo ra tổng cộng 4096 sóng mang, 3409 sóng trong đó được sử dụng
để truyền dữ liệu và pilots trong dải tần 8 MHz. Khoảng bảo vệ được sử dụng giữa các ký hiệu OFDM có độ dài là
1/128 hoặc 1/64 phụ thuộc vào độ dài ký hiệu (448 ).

Tóm lại các đặc điểm kỹ thuật chính của DVB-C2 là sự linh hoạt và hiệu quả. Dự kiến việc
triển khai DVB-C2 sẽ tăng dung lượng downstream của mạng cáp lên 30 % và đối với các
mạng được tối ưu hóa lên tới 60 %. Mặt khác, DVB-C2 cho phép các nhà khai thác mạng sử
dụng tài nguyên tần số có sẵn một cách linh hoạt và nâng cao chất lượng dịch vụ cho tất cả
các loại hình bao gồm hỗ trợ cả cơ chế vận chuyển dựa trên IP.
3.

So sánh DVB-C2 và DVB-C

Bảng 1 dưới đây chỉ ra những điểm khác nhau chính giữa DVB-C và DVBC2. Nhờ sử dụng thêm các công nghệ mới, DVB-C2 có thể tăng dung lượng
truyền lên tới 33% so với chế độ DVB-C trong điều kiện SNR giống nhau.

Ngồi ra, lựa chọn các sơ đồ mã hóa và điều chế cũng giúp DVB-C2 tối ưu hóa
hiệu quả phổ.

Bảng 1. Sự khác biệt cơ bản giữa khối DVB-C và DVB-C2
II. Sơ đồ khối của DVB – C2
1.

Sơ đồ tổng quát

Theo sự phát triển rộng rãi cũng như các đặc điểm của lớp vật lý DVB, thế hệ thứ hai của
DVB (DVB-x2) bao gồm 3 hệ thống truyền tải khác nhau được hình thành là: DVB-S2 (ứng
dụng vệ tinh), DVB-T2 (mặt đất) và DVB-C2 (cáp).



Ý
tưởng chính của DVB-x2 là tối đa hóa việc tái sử dụng các cơ sở hạ tầng có
sẵn giữa các hệ thống truyền dẫn. Hơn nữa, lớp hệ thống của DVB-S2 và DVB-C2 là khá
phổ biến vì nó cho phép chuyển đổi dễ dàng tín hiệu vệ tinh thành tín

4



Tìm hiểu tổng quan về DVB-C2

Cao Xuân Sơn-B17DCVT304

hiệu cho mạng lưới cáp – một đặc tính quan trọng của hệ thống phát sóng bằng cáp.
Hình 1 trình bày sơ đồ khối cấp cao xử lý tín hiệu cho DVB-C2 truyền cuối. Hệ thống cáp

sử dụng Physical Layer Pipe (PLP). Một PLP là một kênh logic có thể chứa một hoặc nhiều
luồng MPEG-2 nhưng đồng thời cũng xử lý dữ liệu IP bằng giao thức đóng gói luồng chung
(GSE). Mỗi PLP bao gồm một khối xử lý đầu vào bởi chuyển tiếp lỗi (FEC) và một QAM
Mapping. Một hoặc nhiều PLP có thể kết hợp gọi là Data Slice (tương tự như một kênh)
trong đó được xen kẽ thời gian và tần số để giảm thiểu lỗi burst hoặc nhiễu băng hẹp. Cuối
cùng, xây dựng frame bằng cách kết hợp các Data Slice khác nhau, thêm một phần
preamble với thông tin tín hiệu mức 1 và chuyển tiếp frame C2 tới bộ tạo OFDM.

Hình 1. Sơ đồ khối cấp cao xử lý tín hiệu xác định cho truyền cuối DVB-C2
2.

Physical Layer Pipes (PLP) và Data Slices

Ý
tưởng của PLP là cho phép việc truyền tải một số kênh logic độc lập. Mỗi
PLP được tạo thành như một kênh logic chứa cơ sở dữ liệu cho MPEG-2 hoặc giao thức
Internet sử dụng đóng gói luồng chung (GSE). Sử dụng PLP_ID cho phép định danh duy
nhất dành riêng cho bên nhận PLP được gọi là FECFRAME



5



Tìm hiểu tổng quan về DVB-C2

Cao Xuân Sơn-B17DCVT304

được đặt ở phía trước của mỗi gói người dùng. Sau khi giải mã header này và đánh giá

PLP_ID, người nhận có khả năng quyết định xem nó có phải giải mã gói dữ liệu sau đó
khơng. Gói dữ liệu mà khơng phải gói PLP mong muốn thì sẽ bị hủy bỏ và sẽ không được
ánh xạ QAM cùng giải mã chuyển tiếp lỗi. Do đó, hiệu suất tốc độ nhận bit của người nhận
và công suất xử lý liên quan giảm đáng kể.
Một lợi thế khác của PLP là khả năng gán các mức độ khác nhau cho luồng khác nhau. Mỗi
PLP có thể điều chế và điều chỉnh tốc độ FEC độc lập so với các luồng khác. Do đó, các
mức độ QoS khác nhau có thể được chỉ định để phân biệt các dịch vụ ở lớp vật lý. Mặc dù
các thiết lập cho dịch vụ phát sóng phải được điều chỉnh để đảm bảo chất lượng dịch vụ cao
tại tất cả người dùng trong mạng cáp, từ đó giúp việc cung cấp dữ liệu tương tác các kết nối
điểm-điểm được rõ ràng hơn tùy thuộc vào cáp vật lý, đặc điểm khoảng cách, số bộ khuếch
đại và chất lượng lắp đặt nội bộ, chất lượng tín hiệu có thể đạt được. Nếu phần đầu cáp có
thể biết được chất lượng tín hiệu và các đặc điểm liên quan của kênh cáp mang tín hiệu đến
thiết bị đầu cuối cảu người dùng DVB-C2 thì nó có thể điều chỉnh các thiết lập cho từng
trường hợp riêng lẻ từ đó có thể tối ưu hóa thơng lượng dữ liệu cho mỗi người dùng. Một ví
dụ về việc ứng dụng kỹ thuật này là truy cập Internet tốc độ cao thông qua cáp. DVB-C2 có
thể được sử dụng làm mơi trường đường xuống. Trong khi thông tin về chất lượng đường
xuống hiện tại có thể được gửi đến tiêu đề bằng modem cáp sử dụng các kênh trả về. Ứng
dụng này mô tả cách các tiêu đề sẽ được kích hoạt để cấu hình các tín hiệu downstream cho
mỗi ứng dụng riêng lẻ dẫn tới cung cấp hiệu quả phổ tối đa.
3.

QAM Mapping và cơ chế chuyển tiếp lỗi (FEC)

Hiệu suất của sự sửa lỗi chuyển tiếp (FEC) được xây dựng trên một hệ
thống truyền dẫn mạnh mẽ. DVB-C2 sử dụng chính xác các mã kiểm tra chẵn lẻ
mật độ thấp (LDPC) đã được sử dụng trong DVB-T2 và DVB-S2. Những lợi ích
của phương pháp này có thể thấy qua các tham số sau: tốc độ mã là 9/10 của
DVB-C2 có thể sửa tỷ lệ lỗi bit ở đầu vào của bộ giải mã FEC. Ngược lại mã
Reed Solomon được ứng dụng cho DVB-C có tốc độ mã hiệu quả tương tự
kết quả cao với độ dài từ mã LDPC lớn. Do đó, DVB-C2 thường sử dụng độ dài

nhưng chỉ chịu được tốc độ lỗi bit tối đa là 2.10−4. Hiệu suất mã LDPC này đạt

từ mã gồm 648000 bit ( thay vì 1632 bit hoặc 204 byte trong DVB-C) từ đó
khơng cần kết hợp các luồng vận chuyển MPEG-2. Bên cạnh mã LDPC, tốc độ
cao (khoảng 0.99) của mã BCH được sử dụng cho DVB-C2 sau khi giải mã
LDPC. Mã này rất ít khả năng sửa lỗi so với mã LDPCC. Lỗi nền này xảy ra
trong hầu hết các lược đồ mã hóa dưới dạng LDPC hoặc Turbo dẫn đến một số




6



Tìm hiểu tổng quan về DVB-C2

Cao Xn Sơn-B17DCVT304

lỗi bit cịn lại sau q trình giải mã khơng thể sử dụng được bằng các lần lặp lại của bộ
giải mã FEC.
Hiệu suất tăng đáng kể của việu chuyển tiếp lỗi cho phép áp dụng các lược đồ chòm sai cao
hơn. Trong khi DVB-C sử dụng tối đa 256 QAM thì DVB-C2 sử dụng thêm 1024 và 4096
QAM. Sự kết hợp này có thể xảy ra tại các chế độ điều chế và mã hóa được đưa ra trong
bảng 1. Phạm vi thay đổi xấp xỉ từ 10 đến
35
dB trong khi các chế đọ điều chế cà mã hóa khả dụng cho phép độ chi tiết
khoảng 2 dB.

Bảng 2. Ánh xạ QAM và tỷ lệ mã (CR) cho DVB-C2 cùng với yêu cầu tỷ lệ tín hiệu trên

nhiễu cho quasi-error-free.
4.

Cấu trúc khung DVB-C2

Khác với DVB-C, DVB-C2 sử dụng OFDM thay vì điều chế QAM. OFDM được áp dụng
trong hầu hết các chương trình truyền phát hai chiều hiện đại do sự mạnh mẽ và phổ biến
với các kênh khác nhau. DVB đã được triển khai OFDM trong hệ thống DVB-T thế hệ đầu
tiên. Đối với hệ thống thế hệ thứ hai, các tham số DVB-T2 được tối ưu và mở rộng đáng kể.
DVB-C2 tái sử dụng một bộ tham số của DVB-T2 cho các yêu cầu cụ thể của cáp. Do kết
quả của việc sử dụng các tham số OFDM giống nhau và số lượng lớn các khối phổ biến
khác nên có thể dễ dàng kết hợp DVB-T2 và DVB-C2 mà không cần tốn nhiều chi phí.
DVB-C2 sử dụng lại khoảng cách sóng mang của mode 4K FFT từ DVB-T2 với độ dài ký hiệu
OFDM là 448 . Hai tùy chọn cho độ dài khoảng bảo vệ có sẵn là 1/64 và 1/128 cho tổng thời lượng
ký hiệu. Hơn nữa, DVB-C2 cũng sử dụng mẫu pilot phân tán cho phép triển khai cùng một khối ước
tính kênh cho hai hệ thống.

Một tính năng chính của DVB-C2 là khả năng tạo tín hiệu với băng thông khác nhau. Để đạt
được điều này cần phân bổ một số lượng lớn các sóng mang OFDM cụ thể trong khi vẫn giữ
được các tham số bộ lọc và hệ thống xung khơng đổi. Do đó, băng thơng tín hiệu cuối
đường truyền có thể được mở rộng để tăng số lượng dịch vụ. Để tránh sự phức tạp và chi phí
chi cho người sử dụng, các phân khúc OFDM nhận được sử dụng tiêu chuển ISDB-T của
Nhật Bản. Các bộ thu truyền thống với băng thông là 6 MHz hoặc 8 MHz có thể trích xuất
một



7




Tìm hiểu tổng quan về DVB-C2

Cao Xn Sơn-B17DCVT304

phần tín hiệu truyền chứa các dịch vụ mong muốn. Phần này được cấu thành bởi một
Data Slice có kích thước khơng vượt q băng thơng truyền thống trên đường truyền của
người nhận.

Hình 2. Sơ đồ khối tần số thời gian DVB-C2
Mỗi frame C2 bắt đầu với một mào đầu chứa 1 hoặc nhiều ký hiệu OFDM. Mào đầu này có
hai chức năng chính đó là cho phép đồng bộ tần số và thời gian thực cho tín hiệu OFDM cùng
cấu trúc khung của nó. Do đó, chuỗi mào đầu sẽ được điều chế từ 6 ký hiệu sóng mang
OFDM. Mặt khác phần mào đầu của tín hiệu Layer 1 yêu cầu giải mã Data Slice và tải của
chúng. Mào đầu sẽ chứa chu kỳ nhận tần số của khối L1 part 2 là 7,61 MHz. Lý do cho việc
phân bố cố định L1 part 2 và sự lặp lại của chúng là u cầu truy cập tín hiệu hồn chỉnh
L1 part

2
trong bất kỳ vị trí nào của bộ điều chỉnh 8 MHz. Như được mơ tả ở hình 3,
người nhận có thể khôi phục dữ liệu đầu đủ của khối L1 part 2 bằng cách gửi lại sóng mang
OFDM sau khi chuyển đổi chúng trong miền tần số. Ngay cả khi một số sóng mang bị mất
cũng sẽ khơng ảnh hưởng đến hiệu năng hệ thống vì dữ liệu tín hiệu được truyền trong chế
độ rất mạnh.




8




Tìm hiểu tổng quan về DVB-C2

Cao Xuân Sơn-B17DCVT304

Hình 3. Cấu trúc mào đầu DVB-C2
Ngược lại với các khối L1-part 2, Data Slice không tuân thử bất kỳ mẫu tần số cố định nào
do đó mà nó có thể được phân bố một cách linh hoạt. Đây là lý do cần yêu cầu truy cập và
giải mã dữ liệu tín hiệu L1-part2 tại bất kỳ vị trí nào trong đường truyền. Yêu cầu duy nhất
đối với Data Slice là mỗi Data Slice khơng được có kích thước vượt q băng thơng tiếp
nhận 7,61 MHz. Do đó, băng thơng của Data Slice có thể được điều chỉnh chính xác với tốc
độ bit của nguồn tín hiệu. Ví dụ, các luồn tín hiệu vệ tinh có tốc độ bit khác nhau được chèn
vào tín hiệu C2 mà khơng cần nhồi hoặc ghép các luồng vần chuyển MPEG-2. Các Data
Slice khác nhau có thể được tích lũy cho đến khi đạt được số lượng sóng mang OFDM tổng
thể cho tín hiệu C2. Cả vị trí và băng thơng của Data Slice có thể thay đổi giữa các frame
C2 khác nhau mà không yêu cầu bất kỳ điều chỉnh gì tại máy thu. Tín hiệu trong khối L1part 2 không chỉ chứa tần số đầu và tần số cuối của Data Slice mà còn vị trí đã được tối ưu
của nó. Vì vậy, máy phát có thể thay đổi các tham số của Data Slice bên trong cửa sổ nhận
được xác định bởi máy phát.



9



Cao Xuân Sơn-B17DCVT304

Tìm hiểu tổng quan về DVB-C2


Kết Luận
Đặc điểm kỹ thuật của DVB-C2 cho phép tăng đáng kể hiệu suất bằng việc áp dụng các ánh
xạ QAM lớn kết hợp với cơ chế chuyển tiếp lỗi mạnh mẽ dựa trên mã LDPC. Hơn nữa, ứng
dụng OFDM cũng giúp tăng sự linh hoạt cho DVB-C2. Nhờ các tính năng trên mà DVB-C2
cho phép truyền nội dung phát sóng hiệu quả cho các dịch vụ như HDTV, SDTV hay các
dịch vụ tương tác theo yêu cầu.




10



×