Tải bản đầy đủ (.docx) (118 trang)

(Luận văn thạc sĩ file word) Quản lí dạy học xóa mù chữ cho người dân tộc thiểu số ở các xã đặc biệt khó khăn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (822.93 KB, 118 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
––––––––––––––––––––––

HỒNG CHÍ NGÀN

QUẢN LÍ DẠY HỌC XĨA MÙ CHỮ
CHO NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC

ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2021


ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
––––––––––––––––––––––

HỒNG CHÍ NGÀN

QUẢN LÍ DẠY HỌC XĨA MÙ CHỮ
CHO NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC

ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC


Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Huệ


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dân khoa
học của PGS.TS. Nguyễn Thị Huệ - Giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong Luận văn là trung thực và chưa từng
được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác. Mọi thơng tin trích dẫn
trong Luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc./.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2021
Tác giả
Hồng Chí Ngàn

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn “Quản lí dạy học xóa mù chữ cho người dân
tộc thiểu số ở các xã đặc biệt khó khăn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái”, ngoài
sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình
của các thầy giáo, cơ giáo, các cơ quan, trường học.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến Ban Giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo
Khoa Tâm lý - Giáo dục, các nhà khoa học, các thầy cô giáo Trường Đại học Sư
phạm Thái Nguyên đã giảng dạy, giúp đỡ trong suốt q trình học tập.
Đặc biệt, tơi xin trân trọng cảm ơn cô giáo PGS.TS. Nguyễn Thị Huệ giảng
viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội, người đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn khoa
học, giúp đỡ tơi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện của lãnh đạo Phòng Giáo
dục và Đào tạo huyện Lục Yên, lãnh đạo các xã đặc biệt khó khăn của huyện Lục
Yên; cảm ơn sự phối hợp tích cực, nhiệt tình của các đồng chí cán bộ quản lý, giáo

viên và học viên xóa mù chữ các trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn huyện Lục
n, tỉnh n Bái giúp tơi hồn thành luận văn.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, mặc dù đã có nhiều cố gắng
nhưng luận văn khơng thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Kính mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các thầy cơ giáo để luận văn được
hồn chỉnh hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2021
Tác giả
Hoàng Chí Ngàn


MỤC LỤC

Lời cam đoan........................................................................................................ i
Lời cảm ơn...........................................................................................................ii
Mục lục...............................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt.........................................................................................iv
Danh mục các bảng, sơ đồ................................................................................... v
MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu..............................................................1
2. Mục đích nghiên cứu....................................................................................... 2
3. hách thể và đối tượng nghiên cứu....................................................................2
4. Giả thuyết khoa học.........................................................................................2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................... 3
6. Giới hạn nghiên cứu........................................................................................ 3
7. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................4
8. Cấu trúc luận văn.............................................................................................5
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC XÓA MÙ CHỮ CHO

NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN..............................6

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu...................................................................... 6
1.1.1. Những nghiên cứu về quản lý dạy học xóa mù chữ.................................. 6
1.1.2. Những nghiên cứu về quản lý dạy học xóa mù ở vùng đặc biệt khó khăn 11
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài.................................................................15
1.2.1. Quản lý.................................................................................................... 15
1.2.2. Xóa mù chữ............................................................................................. 17
1.2.3. Dân tộc thiểu số.......................................................................................19
1.2.4. Hoạt động dạy học xóa mù chữ cho người dân tộc thiểu số vùng đặc
biệt khó khăn........................................................................................... 20
1.2.4. Quản lí dạy học xóa mù chữ cho người dân tộc thiểu số vùng đặc biệt
khó khăn.................................................................................................. 20


1.3. Lý luận về dạy học xóa mù chữ cho người dân tộc thiểu số ở các xã
vùng đặc biệt khó khăn............................................................................21
1.3.1. Mục đích, nhiệm vụ dạy học xóa mù chữ............................................... 21
1.3.2. Nội dung dạy học xóa mù chữ.................................................................22
1.3.3. Phương pháp và hình thức dạy học xóa mù chữ..................................... 22
1.4. Lý luận về quản lý dạy học xóa mù chữ cho người dân tộc thiểu số ở
các xã vùng đặc biệt khó khăn.................................................................24
1.4.1. Phân cấp quản lý dạy học xóa mù chữ cho người dân tộc thiểu số ở
các xã vùng đặc biệt khó khăn.................................................................24
1.4.2. Xây dựng kế hoạch dạy học xóa mù chữ cho người dân tộc thiểu số ở
các xã vùng đặc biệt khó khăn.................................................................27
1.4.3. Cơng tác chỉ đạo, phối hợp dạy học xóa mù chữ cho người dân tộc
thiểu số ở các xã vùng đặc biệt khó khăn................................................29
1.4.4. Cơng tác kiểm tra, đánh giá dạy học xóa mù chữ cho người dân tộc
thiểu số ở các xã vùng đặc biệt khó khăn................................................29

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học xóa mù chữ cho người dân
tộc thiểu số...............................................................................................30
1.5.1. Điều kiện phát triển kinh tế- xã hội.........................................................30
1.5.2. Truyền thống văn hóa, phong tục địa phương.........................................30
1.5.3. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân dân................................ 30
1.5.4. Nhận thức của người học.........................................................................32
1.5.5. Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị, mơi trường và chính sách..................32
Tiểu kết chương 1..............................................................................................33
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ DẠY HỌC XĨA MÙ CHỮ CHO
NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN
HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI.................................................................... 34

2.1. hái quát điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế, xã hội, giáo dục
huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái..................................................................34

iv


2.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................... 34
2.1.2. inh tế - xã hội...........................................................................................34
2.1.3. Khái quát về giáo dục huyện Lục Yên, tỉnh n Bái.............................. 34
2.1.4. hái qt về cơng tác xóa mù chữ ở huyện Lục Yên.................................36
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng....................................................................... 37
2.2.1. Mục đích khảo sát....................................................................................37
2.2.2. Nội dung khảo sát....................................................................................37
2.2.3. hách thể, địa bàn và thời gian khảo sát....................................................37
2.2.4. Công cụ và phương pháp khảo sát...........................................................38
2.2.5. Xử lý số liệu............................................................................................ 39
2.3. Thực trạng người mù chữ ở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái........................41
2.4. Thực trạng dạy học xóa mù chữ cho người dân tộc thiểu số ở các xã

đặc biệt khó khăn của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái..............................45
2.4.1. Thực trạng đáp ứng mục tiêu dạy học xóa mù chữ ở các xã đặc biệt
khó khăn của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái............................................45
2.4.2. Thực trạng nội dung dạy học xóa mù chữ ở các xã đặc biệt khó khăn
của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái........................................................... 46
2.4.3. Thực trạng phương pháp dạy học xóa mù chữ ở các xã đặc biệt khó
khăn của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái...................................................49
2.4.4. Thực trạng hình thức dạy học xóa mù chữ ở các xã đặc biệt khó khăn
của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái........................................................... 51
2.5. ết quả khảo sát 8 đơn vị trường học về hình thức tổ chức dạy học xóa
mù chữ như sau....................................................................................... 51
2.4.5. Thực trạng về kiểm tra, đánh giá dạy học xóa mù chữ ở các xã đặc
biệt khó khăn của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.....................................52
2.4.6. Thực trạng về năng lực giảng dạy xóa mù chữ của đội ngũ giáo viên
ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái................54
2.4.7. Thực trạng về điều kiện dạy học xóa mù chữ tại các xã đặc biệt khó
khăn của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái...................................................54
v


2.4.8. Đánh giá chung........................................................................................56
2.5. Thực trạng quản lý dạy học xóa mù chữ cho người dân tộc thiểu số tại các
xã đặc biệt khó khăn của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái..........................56
2.5.1. Thực trạng phân cấp quản lý các lớp xóa mù chữ tại các xã đặc biệt
khó khăn của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái............................................56
2.5.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý các lớp xóa mù chữ tại các xã
đặc biệt khó khăn của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái..............................57
2.5.3. Thực trạng về sự tham gia của cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ
chức đồn thể địa phương đối với các lớp xóa mù chữ ở các xã đặc
biệt khó khăn của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.....................................59

2.5.4. Thực trạng về công tác chỉ đạo thực hiện dạy học xóa mù chữ ở các
xã đặc biệt khó khăn tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái...........................62
2.5.5. Thực trạng về công tác kiểm tra, giám sát, đánh giát kết quả dạy học xóa
mù chữ ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.....63
2.5.6. Thực trạng về chính sách cho cán bộ quản lý, giáo viên dạy xóa mù
chữ, học viên tham gia học xóa mù chữ tại các xã đặc biệt khó khăn
của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái........................................................... 65
2.5.7. Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố khác đến chất lượng quản lý
dạy học xóa mù chữ ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện Lục Yên,
tỉnh Yên Bái.............................................................................................67
2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý cơng tác xóa mù chữ ở các xã
đặc biệt khó khăn của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái..............................68
2.6.1. Ưu điểm...................................................................................................68
2.6.2. Một số hạn chế.........................................................................................69
2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế.............................................................69
Tiểu kết chương 2.................................................................................................... 70
Chƣơng 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÍ DẠY HỌC XĨA MÙ CHỮ CHO
NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN
HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI.................................................................... 71

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp.................................................................... 71
vi


3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý............................................................71
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển....................................... 71
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống..........................................................72
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn..........................................................72
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả.......................................................... 72
3.2. Các biện pháp quản lý................................................................................ 73

3.2.1. Cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo cơng tác quản lý xóa mù chữ ở các xã
đặc biệt khó khăn của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái..............................73
3.3.2. ế hoạch hóa dạy học xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số ở
các xã đặc biệt khó khăn của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái đáp ứng
yêu cầu thực tiễn địa phương.................................................................. 75
3.2.3. Tổ chức thực hiện phân cấp quản lí cơng tác xóa mù chữ đối với các
xã đặc biệt khó khăn của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái......................... 76
3.2.4. Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ tham gia dạy xóa mù chữ ở các xã đặc
biệt khó khăn của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.....................................78
3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá q trình dạy xóa mù chữ ở
các xã đặc biệt khó khăn của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái...................80
3.2.6. Tư vấn về chế độ, chính sách liên quan đến cơng tác xóa mù chữ ở
các xã đặc biệt khó khăn ở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái...................... 82
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý công tác xóa mù chữ..................84
3.4. hảo nghiệm về tính cần thiết và khả thi các biện pháp đề xuất..................85
3.4.1. Tổ chức khảo nghiệm.............................................................................. 85
3.4.2. Cách đánh giá.......................................................................................... 85
3.4.3. ết quả khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp.............86
Tiểu kết chương 3.................................................................................................... 90
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.......................................................................... 91

1. ết luận............................................................................................................ 91
2. huyến nghị..................................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 94

PHỤ LỤC
vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GD&ĐT

: Giáo dục và đào tạo

KT - XH

: Kinh tế - xã hội

SL

: Số lượng

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

TS

: Thiểu số

UBND

: Ủy ban nhân dân

XMC


: Xóa mù chữ

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1.
Bảng 2.2.

Số lượng các đối tượng tham gia khảo sát.................................... 38
Thống kê số người mù chữ năm 2020 trong độ tuổi từ 15 đến
60 tuổi tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.......................................41
Bảng 2.3. Thống kê kết quả xóa mù chữ năm 2020 của các xã, thị trấn
thuộc huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái..............................................42
Bảng 2.4.
Thống kê người mù chữ năm 2020 theo từng xã, thị trấn trong
độ tuổi từ 15 đến 60 thuộc huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.............44
Bảng 2.5. Kết quả khảo sát 8 đơn vị trường học về hình thức tổ chức dạy
học xóa mù chữ như sau................................................................51
Bảng 2.6.
Thống kê kết quả khảo sát năng lực giáo viên dạy xóa mù chữ. . .54
Bảng 2.7.
Thống kê kết quả khảo sát điều kiện dạy học xóa mù chữ............55
Bảng 2.8. Thống kê kết quả xây dựng kế hoạch quản lý các lớp xóa mù chữ
trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn của huyện Lục Yên, tỉnh
Yên Bái..........................................................................................58
Bàng 2.9. Thực trạng về sự tham gia của cấp ủy Đảng, chính quyền và
các tổ chức đồn thể địa phương đối với các lớp xóa mù chữ......60
Bảng 2.10. Thực trạng về công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả
dạy học xóa mù chữ...................................................................... 63

Bảng 2.11. Thực trạng về chính sách cho cán bộ quản lý, giáo viên dạy
xóa mù chữ, học viên học xóa mù chữ tại các xã đặc biệt khó khăn
của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (từ năm 2017 đến năm 2020)....65
Bảng 2.12. Ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý dạy học xóa mù chữ..............68
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của biện pháp quản lý dạy
học xóa mù chữ cho người dân tộc thiểu số ở các xã đặc biệt
khó khăn của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái..................................86
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý
dạy học xóa mù chữ cho người dân tộc thiểu số ở các xã đặc
biệt khó khăn của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái...........................88
Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý dạy học xóa mù chữ
cho người dân tộc thiểu số tại các xã đặc biệt khó khăn ở
huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái........................................................84


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Xóa mù chữ cho người dân nói chung và người dân tộc thiểu số ở vùng sâu,
vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nói riêng ln được
Đảng, Nhà nước ta thường xun quan tâm, xác định đây là mục tiêu, nhiệm vụ
quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao dân trí, phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương, đưa đất nước ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu và
hội nhập với xu thế phát triển chung của thế giới.
Thực hiện tốt cơng tác xóa mù chữ sẽ góp phần nâng cao nguồn nhân
lực, nguồn lao động chất lượng cao, giúp người dân biết vận dụng và áp dụng khoa
học kỹ thuật hiện đại vào lao động sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập,
cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Cơng tác xóa mù chữ vừa là
nhiệm vụ chính trị, vừa là nhiệm vụ chuyên môn, đồng thời cũng là nhiệm vụ góp
phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội;
giảm khoảng cách về trình độ dân trí đối với các vùng miền; đây là mục tiêu, nhiệm

vụ được Đảng, Nhà nước quan tâm, chỉ đạo sát sao, được thể hiện qua các văn bản
chỉ đạo [6], [22], [13], [27], [30], [31].
Hiện nay, trên toàn quốc số người mù chữ còn nhiều, tỷ lệ người mù chữ còn
khá cao, đặc biệt là người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc
biệt khó khăn, biên giới, hải đảo.
Huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái là huyện miền núi có điều kiện kinh tế - xã hội
cịn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, người dân tộc thiểu số chiếm 82,21%,
trong đó dân tộc Tày chiếm 52,48%, dân tộc Nùng chiếm 10,55%, dân tộc Dao
chiếm 17,7%, cịn lại là các dân tộc khác. Tồn huyện có 15 xã là xã đặc biệt khó
khăn, hộ nghèo còn nhiều, tỷ lệ người mù chữ còn cao, chủ yếu là người dân tộc
thiểu số.
Huyện Lục Yên đạt chuẩn xóa mù chữ năm 1997, đến nay đạt chuẩn xóa mù
chữ mức độ 1 với tỷ lệ người biết chữ ngày càng tăng. Tuy nhiên tỷ lệ
1


người mù chữ còn khá cao, nhiều người trong độ tuổi từ 15 đến 60 còn mù chữ, đặc
biệt là đồng bào Dao Trắng ở các xã đặc biệt khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến tình trạng trên là do điều kiện kinh tế kém phát triển, trình độ dân trí thấp, cịn
có phong tục tập qn lạc hậu, người dân chưa quan tâm học tập, đầu tư cho giáo
dục chưa đáp ứng đủ nhu cầu, đặc biệt là hoạt động dạy học xóa mù chữ và quản
lý dạy học xóa mù chữ cịn có một số hạn chế. Để nâng cao chất lượng dạy học xóa
mù chữ cho người dân tộc thiểu số ở các xã vùng đặc biệt khó khăn huyện Lục
Yên, tỉnh Yên Bái cần có nghiên cứu chuyên sâu về dạy học xóa mù chữ và quản lý
dạy học xóa mù chữ cho người dân tộc thiểu số tại các xã vùng đặc biệt khó khăn.
Tuy nhiên, trên thực tế chưa có cơng trình nào nghiên cứu vấn đề trên.
Xuất phát từ những lý do đó, chúng tơi lựa chọn đề tài nghiên cứu:
“Quản lí dạy học xóa mù chữ cho người dân tộc thiểu số ở các xã đặc biệt
khó khăn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác quản lý dạy học xóa mù
chữ cho người dân tộc thiểu số ở các xã đặc biệt khó khăn huyện Lục Yên, tỉnh Yên
Báin Bái, đề tài đề xuất biện pháp quản lý dạy học xóa mù chữ cho người dân tộc
thiểu số ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái nhằm nâng
cao chất lượng cơng tác xóa mù chữ cho người dân tộc thiểu số ở các xã vùng đặc
biệt khó khăn.
3. Khách thể và đối tƣ ng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Quản lý dạy học xóa mù chữ cho người dân
tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lí dạy học xóa mù chữ cho
người dân tộc thiểu số ở các xã đặc biệt khó khăn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
4. Giả thuyết hoa học
Trong những năm qua, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái đã quan tâm dạy học và quản
lý dạy học xóa mù chữ cho người dân tộc thiểu số ở các xã vùng đặc


biệt khó khăn tuy nhiên tỷ lệ người dân tộc thiểu số trong độ tuổi từ 15 đến 60 tuổi
bị mù chữ vẫn cao và công tác quản lý dạy học xóa mù chữ cịn một số hạn chế: hạn
chế trong công tác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá… . Nếu đề xuất

được các biện pháp quản lý dạy học xóa mù chữ cho người dân tộc thiểu số ở các
xã đặc biệt khó khăn một cách khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa
phương thì mới đạt mục tiêu, yêu cầu xóa mù chữ, góp phần nâng cao dân trí cho
nhân dân, giảm tối đa người dân dân tộc thiểu số bị mù chữ.
5. Nhiệ vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý dạy học xóa mù chữ cho
người dân tộc thiểu số ở vùng đặc biệt khó khăn.
5.2. hảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lí dạy học xóa mù chữ
cho người dân tộc thiểu số ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện Lục Yên, tỉnh
Yên Bái.

5.3. Đề xuất và khảo nghiệm các biện pháp quản lý dạy học xóa mù chữ
cho người dân tộc thiểu số ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện Lục Yên, tỉnh
Yên Bái.
6. Giới h n nghiên cứu
Giới hạn nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản
lý dạy học xóa mù chữ cho người dân tộc thiểu số ở các xã vùng đặc biệt khó khăn
huyện Lục Yên, Tỉnh n Bái của cán bơ quản lý Phịng Giáo dục huyện Lục Yên,
tỉnh Yên Bái.
Giới hạn thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu thực trạng hoạt động dạy học
và quản lý dạy học xóa mù chữ cho người dân tộc thiểu số huyện Lục Yên, tỉnh Yên
trong năm 2020, 2021.
Giới hạn về khách thể điều tra: Đề tài khảo sát cán bộ quản lý, chuyên viên
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái; cán bộ quản lý và giáo

viên các trường tiểu học, trung học cơ sở thuộc 15 xã đặc biệt khó khan; Học
viên các lớp xóa mù chữ của 15 xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện Lục Yên,
tỉnh Yên Bái: Động Quan, Tân Lập, Phúc Lợi, Trung Tâm, Tân Lĩnh, hánh
Hịa, An Lạc, Tân Phượng, Khai Trung, Tơ Mậu, Phan Thanh, Minh Tiến, An
Phú, Khánh Thiện, Lâm Thượng.


7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp tài liệu, phân loại tài liệu, các văn bản liên quan... để xây
dựng cơ sở lý luận về dạy học xóa mù chữ cho người dân tộc thiểu số vùng đặc biệt
khó khăn; quản lý dạy học xóa mù chữ cho người dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó
khăn.
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Trong quá trình khảo sát, điều tra tác giả
tiến hành xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến cán bộ quản lý, giáo viên, học viên lớp xóa

mù để khảo sát thực trạng dạy học xóa mù chữ cho ngườu dân tộc thiểu số ở các xã
vùng đặc biệt khó khăn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái; thực trạng quản lý dạy học
xóa mù chữ cho người dân tộc thiểu số ở các xã vùng đặc biệt khó khăn huyện Lục
Yên, tỉnh Yên Bái; thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học xóa mù chữ
cho người dân tộc thiểu số ở các xã vùng đặc biệt khó khăn huyện Lục Yên, tỉnh Yên
Bái.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Tiến hành phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên
và học viên lớp xóa mù chữ để bổ sung kết quả nghiên cứu thực trạng dạy học xóa
mù chữ cho ngườu dân tộc thiểu số ở các xã vùng đặc biệt khó khăn huyện Lục Yên,
tỉnh Yên Bái; thực trạng quản lý dạy học xóa mù chữ cho người dân tộc thiểu số ở
các xã vùng đặc biệt khó khăn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái; thực trạng các yếu tố
ảnh hưởng đến quản lý dạy học xóa mù chữ cho người dân tộc thiểu số ở các xã vùng
đặc biệt khó khăn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
- Phương pháp quan sát: Trong quá trình nghiên cứu tác giả tiến hành quan sát
hoạt động dạy học, quản lý dạy học xóa mù chữ cho người dân tộc thiểu số ở các xã
vùng đặc biệt khó khăn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái để bổ sung kết quả nghiên cứu
thực trạng.
- Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động: Tác giả tiến hành phân tích kế
hoạch hoạt động dạy học xóa mù chữ cho người dân tộc thiểu số huyện Lục Yên, tỉnh
Yên Bái để bổ sung kết quả nghiên cứu thực trạng.
- Phương pháp chuyên gia được tiến hành nhằm trưng cầu ý kiến đóng góp của
các nhà chun mơn có kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, quản lý giáo dục về tính


cần thiết và khả thi của biện pháp quản lý hoạt động dạy học xóa mù chữ cho người
dân tộc thiểu số huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.


7.3. Phương pháp thống kê toán học nhằm xử lý số liệu kết quả điều tra
Phương pháp thống kê toán học được sử dụng để thu thập số liệu khảo sát, phân

tích và xử lý thơng tin; xây dựng cơng cụ đo, xử lí, phân tích, đánh giá định lượng và
định tính thực trạng dạy học xóa mù chữ cho ngườu dân tộc thiểu số ở các xã vùng
đặc biệt khó khăn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái; thực trạng quản lý dạy học xóa mù
chữ cho người dân tộc thiểu số ở các xã vùng đặc biệt khó khăn huyện Lục Yên, tỉnh
Yên Bái; thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học xóa mù chữ cho người
dân tộc thiểu số ở các xã vùng đặc biệt khó khăn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái đảm
bảo độ tin cậy của các số liệu nghiên cứu.

8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn
bao gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lí dạy học xóa mù chữ cho người dân tộc thiểu số

vùng đặc biệt khó khăn.
Chƣơng 2. Thực trạng quản lí dạy học xóa mù chữ cho người dân tộc thiểu số ở các

xã đặc biệt khó khăn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
Chƣơng 3. Biện pháp quản lý quản lí dạy học xóa mù chữ cho người dân tộc thiểu

số ở các xã đặc biệt khó khăn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC XÓA MÙ CHỮ CHO
NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Những nghiên cứu về quản lý dạy học xóa mù chữ
Cơng tác xóa mù chữ được Đảng ta và đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm
ngay từ những ngày đầu thành lập Đảng, phong trào Bình dân học vụ là phong
trào xóa nạn mù chữ trong tồn dân, được Chính phủ lâm thời nước ta phát

động ngày 8 tháng 9 năm 1945 (sắc lệnh 19/SL và 20/SL) ngay sau khi nước ta
dành được độc lập. Phong trào này nằm giải quyết "giặc dốt" - một trong các vấn
đề cấp bách nhất của nước ta lúc bấy giờ (chỉ sau "giặc đói"). Thời Pháp thuộc, hệ
thống giáo dục nước ta rất thiếu thốn. Cho đến năm 1930, tổng số học sinh, sinh
viên tất cả các trường từ tiểu học đến đại học chỉ chiếm 1,8% dân số. Năm 1945,
khi nước ta giành được độc lập, 95% dân số mù chữ . Đây là một trong các quốc
nạn đối với một quốc gia mới giành độc lập. Tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ
ngày 3 tháng 9 năm 1945 tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị mở chiến
dịch "Chống nạn mù chữ", vì "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu". Để phục vụ
chiến dịch xóa nạn mù chữ, Nha bình dân học vụ được thành lập ngày 8 tháng 9
năm 1945, khoá huấn luyện giáo viên Bình dân học vụ đầu tiên mang tên Hồ Chí
Minh mở tại Hà Nội. Vì nhà nước non trẻ, ngân sách thiếu thốn, phong trào dựa vào
sức dân là chính. Ngân quỹ được sử dụng cho chương trình chỉ trả lương được tối
đa 1.000 giáo viên, trong khi số giáo viên cần thiết tối thiểu là 100.000. Người đi
học được miễn phí. Giáo viên khơng nhận lương. Mỗi tỉnh phải tự túc giáo
viên. hi ngân sách còn eo hẹp, các lớp bình dân học vụ dùng phấn hay gạch để viết
xuống đất thay cho bút và giấy. Phong trào nhanh chóng lan rộng khắp cả nước.
Các lớp học bình dân được mở khắp nơi, trong nhà dân, đình chùa, miếu mạo, chỉ
cần mấy chiếc ghế băng, ghế tựa đặt quanh bàn, quanh chiếc phản, cánh


cửa, tấm ván mộc làm bảng đã thành lớp học. Các đội Nhi đồng cứu quốc khua
trống ếch cổ động người dân đi học. Tại các nơi nhiều người qua lại, như các ngõ
xóm, điếm canh, cổng đình, cổng làng, người ta treo nong, nia, mẹt, phên cót, trên
viết các chữ cái bằng vơi để ai đi qua cũng có dịp nhẩm, ôn các chữ đã học. Các
câu văn vần miêu cả các chữ cái được sử dụng để người học dễ thuộc. Xuất hiện
nhiều ca dao, hò vè cổ động cho phong trào Bình dân học vụ. Để thúc giục người
dân học chữ, một số nơi còn dựng "cổng mù" ở đầu chợ. Người muốn vào chợ phải
thử đọc chữ, ai đọc được thì được đi cổng chính, ai chưa đọc được thì phải qua
"cổng mù" để vào chợ. Tính đến cuối năm 1945, sau hơn ba tháng phát động, theo

báo cáo chưa đầy đủ của các tỉnh Bắc bộ gửi về Bộ Quốc gia giáo dục thì đã mở
được hơn 22.100 lớp học với gần 30 nghìn giáo viên và đã dạy biết chữ cho hơn
500 nghìn học viên mà tổng chi phí xuất từ ngân sách trung ương là 815,68 đồng,
còn lại đều do các địa phương và tư nhân chi trả. Đến cuối năm 1946, Bộ Quốc gia
Giáo dục báo cáo có 74.975 lớp với 95.665 giáo viên, riêng ở Bắc Bộ và Trung Bộ
đã có 2.520.678 người biết đọc, biết viết. Một năm sau ngày phát động, phong trào
đã tổ chức được 75.000 lớp học với trên 95.000 giáo viên; trên 2.500.000 người
biết đọc, biết viết. Tới năm 1948, 6 triệu người đã thoát nạn mù chữ và đến năm
1952 là 10 triệu người, chiến dịch xố nạn mù chữ cơ bản được hồn thành. Đi đôi
với việc diệt "giặc dốt", việc bổ túc văn hố để củng cố sự đọc thơng, viết thạo của
những người đã thoát nạn mù chữ được tổ chức và đẩy mạnh, trình độ văn hố của
cán bộ và nhân dân lao động cũng được nâng lên (Theo Tạp chí Ban Tuyên Giáo
Trung ương đăng ngày 31/82020).
Đã 75 năm kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động chiến dịch “Diệt giặc dốt”,
nhưng tinh thần “Bình dân học vụ” vẫn vẹn nguyên ý nghĩa tích cực mang tính
động lực, tạo cơ sở nền tảng cho sự phát triển của cả quốc gia. Hồn cảnh mới đang
địi hỏi nội hàm “Xóa mù chữ” phải được mở rộng, góp phần quan trọng đẩy mạnh
xây dựng xã hội học tập thường xuyên, học tập suốt đời.


Đến nay, trong mọi hồn cảnh, cơng tác xóa mù chữ luôn được Đảng và Nhà nước
quan tâm. Năm 2000, tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước đã được cơng nhận
đạt chuẩn quốc gia xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Đến nay, tỷ lệ người
biết chữ ở độ tuổi 15 đến 35 trên toàn quốc là 98,69%; 99,8% đơn vị cấp xã duy trì
đạt chuẩn xóa mù chữ.
21 năm sau ngày Bác Hồ ký Sắc lệnh Bình dân học vụ, UNESCO khởi xướng Ngày
biết chữ quốc tế sau Hội nghị thế giới để xóa nạn mù chữ (tổ chức trong tháng 91965 tại Tehran) và lần đầu tiên tổ chức vào ngày 8-9-1966. Phát biểu tại Hội thảo
quốc gia năm 2015 về “Đẩy mạnh cơng tác xóa mù chữ trong tiến trình xây dựng
Xã hội học tập” nhân kỷ niệm 70 năm Bình dân học vụ, bà K.Mun-lơ - Trưởng đại
diện UNESCO tại Việt Nam, nhấn mạnh: “Xóa mù chữ là động lực chính cho phát

triển bền vững. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để lĩnh hội các kiến thức, kỹ năng,
thái độ và giá trị rộng lớn hơn cần thiết để xây dựng xã hội bền vững”. Vị Trưởng
đại diện UNESCO cũng khẳng định, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ to lớn
trong cơng tác xóa mù chữ, nhất là nhóm thanh niên độ tuổi từ 15 đến 25. Tuy
nhiên, bà cũng lưu ý: “Vẫn cịn đó những thách thức phía trước. Trong cơng tác
xóa mù chữ khơng chỉ dừng lại ở kỹ năng đọc viết mà cịn tăng cường xóa mù
chữ kiến thức khoa học - công nghệ, thông tin - truyền thông, và nhiều lĩnh vực
khác” [4]. Tổng Giám đốc UNESCO mới đây đã kêu gọi tất cả các quốc gia thành
viên và toàn thể các đối tác cần nỗ lực gấp đơi - kể cả về chính trị lẫn tài chính - để
bảo đảm rằng, xóa mù chữ được xem như là một trong những động lực mạnh mẽ
nhất của sự phát triển bền vững .
Trong những năm gần đây đã có nhiều chuyên gia, nhà khoa học nghiên cứu những
vấn đề liên quan đến xóa mù chữ:
Theo Dự án Xóa mù chữ với phương pháp Reflect của tác giả Tô Bá Trượng - Viện
Khoa học Giáo dục Việt Nam, đã nghiên cứu và thực hiện các đề tài xóa mù chữ
trên nhiều vùng miền của đất nước. Trong nhiều dự án về đề tài xóa mù chữ, tác
giả Tô Bá Trượng đặc biệt ấn tượng về dự án Xóa mù chữ


với phương pháp Reflect do Tổ chức Action Aidv quốc tế tại Việt Nam thực hiện và
ông làm Chủ nhiệm đề tài. "Reflect" là từ dùng để chỉ về phương pháp xóa mù chữ
thơng qua việc sử dụng các kỹ thuật nâng cao năng lực cộng đồng do ông Paulo
Freire - nhà giáo dục người Brazil khởi xướng. Theo ông Freire: việc học chữ phải
gắn liền với việc tìm hiểu, phân tích các vấn đề của cộng đồng và lập kế hoạch
giải quyết dựa trên bối cảnh thực tế. "Reflect" là phương pháp liên kết giáo dục
không chỉ dạy cho những người nghèo, người dân tộc thiểu số biết chữ mà còn
cung cấp cho họ những kiến thức về văn hóa, xã hội, phát triển kinh tế gia đình,
nâng cao năng lực một cách toàn diện của bản thân họ. Cụ thể là dạy học cho
những đối tượng trên mà chỉ lên lớp giảng lý thuyết sẽ không mang lại hiệu quả,
dẫn tới việc người học không hiểu thấu đáo, hiểu sai vấn đề, vì vậy phải đưa người

học vào thực tế, mắt thấy tai nghe, tự làm để họ hiểu rõ được vấn đề, sau này gọi là
dạy học theo phương pháp trải nghiệm. "Phương pháp Reflect" được ứng dụng bắt
đầu từ khoảng năm 1993 ở một số nước thuộc châu Mỹ La tinh, sau đó phát triển
rộng rãi ra hơn 60 quốc gia trên thế giới. Năm 2000, lần đầu tiên, phương pháp này
được ứng dụng vào Việt Nam do Tổ chức Action Aid quốc tế tại Việt Nam (AAV)
tổ chức. Tác giả Tơ Bá Trượng có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu về vấn đề xóa
mù chữ ở Việt Nam và đã thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về vấn
đề này như: “Phát triển tổng thể các dân tộc miền núi” (1995-1998), “Xóa mù chữ
cho phụ nữ và trẻ em gái” theo dự án của UNICEF tại Việt Nam (1998-2000), Chủ
nhiệm đề tài “Dự án về giáo dục xóa mù chữ gắn với phát triển cộng đồng” (2000 2002) [29].
Theo Đề tài thuộc Chương trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ do ông
Phạm Tất Thắng - Viện Ngôn ngữ học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam làm
Chủ nhiệm Đề tài Tình hình mù chữ, tái mù chữ và vấn đề xóa mù chữ ở Việt
Nam trong thời kỳ hiện đại hóa, cơng nghiệp hóa và hội nhập quốc tế. Đề tài
tiến hành nghiên cứu các vấn đề: Nghiên cứu về các khái niệm liên quan đến


vấn đề mù chữ (bao gồm cả tái mù chữ) và xem đó như là những cơ sở lí luận cho
đề tài nghiên cứu; mối quan hệ giữa các khái niệm “mù chữ”, “biết chữ”, “biết nói
năng”, “biết viết” và “ngôn ngữ”… Trên cơ sở của một số khái niệm liên quan đến
vấn đề mù chữ, tham khảo kinh nghiệm xóa mù chữ của một số nước trên thế giới
như Trung Quốc, Mĩ và Anh để làm cơ sở cho việc nghiên cứu và đề xuất các biện
pháp xóa mù chữ ở nước ta. Nghiên cứu và tìm hiểu chính sách ngơn ngữ của Nhà
nước Cộng hịa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với cơng tác xóa mù chữ diễn ra
chủ yếu từ Cách mạng tháng Tám (1945) đến nay. Điều tra, khảo sát và đánh giá về
tình hình mù chữ và tái mù chữ. Nghiên cứu và tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến
hiện tượng mù chữ và tái mù chữ ở Việt Nam. Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp
xóa mù chữ và chống tái mù chữ ở Việt Nam trong thời kì hiện đại hóa, cơng
nghiệp hóa và hội nhập quốc tế. Nội dung của đề tài được trình bày trong 6
chương. Chương 1: Khái quát về hiện tượng mù chữ và tái mù chữ. Chương 2:

Kinh nghiệm xóa mù chữ của một số quốc gia trên thế giới. Chương 3: Chính sách
ngơn ngữ của Đảng và Nhà nước về cơng tác xóa mù chữ. Chương 4: Thực trạng
mù chữ và tái mù chữ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Chương 5: Những
nguyên nhân dẫn đến tình trạng mù chữ và tái mù chữ ở Việt Nam. Chương 6: Các
biện pháp khắc phục tình trạng mù chữ và chống tái mù chữ ở Việt Nam [23].
Xã hội hiện đại đang thay đổi từng ngày, đòi hỏi mỗi người cần liên tục học hỏi,
thường xuyên cập nhật kiến thức, rèn luyện kỹ năng sống và kỹ năng lao động. Đẩy
mạnh quá trình xây dựng xã hội học tập là hết sức cần thiết, công tác xóa mù chữ
càng cần thiết hơn. Ngày nay, cơng tác quản lý dạy học xóa mù chữ được các cấp,
các ngành đặc biệt quan tâm, tại hội thảo “Đề xuất xây dựng chương trình xóa mù
chữ theo chương trình giáo dục phổ thông mới” do Bộ GD&ĐT tổ chức đầu tháng
6/2019 tại hai tỉnh Yên Bái và Đăk Lăk, các ý kiến đều cho rằng cần đổi mới
phương pháp quản lý, dạy học và kiểm tra đánh giá trong giáo dục xóa mù chữ và
giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, để đáp ứng


yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất cho người học. Hiện nay, đối tượng xóa mù
chữ chủ yếu là học viên độ tuổi từ 36 đến 60 với đặc điểm tâm sinh lý, nhu cầu,
động cơ, điều kiện và khả năng học tập khác biệt. Do đó, cần nghiên cứu biện pháp
quản lý dạy học một cách khoa học, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu đổi mới trong
giai đoạn hiện nay.
1.1.2. Những nghiên cứu về quản lý dạy học xóa mù ở vùng đặc biệt khó khăn
Theo Đề tài “Nghiên cứu đánh giá tác động của các chương trình mục tiêu quốc gia
giáo dục và đào tạo giai đoạn 2005 - 2015 trên địa bàn Tây Bắc” của nhóm tác giả
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đăng trên Cổng thông tin của Đại học Quốc gia
Hà Nội: Đối với giáo dục xóa mù chữ năm 2012, tỷ lệ biết chữ của thanh niên (1525 tuổi) với đồng bào dân tộc thiểu số là 73,1%. Còn chênh lệch giới trong cơng tác
xóa mù chữ cho người lớn từ 15 tuổi trở lên. Thống kê cho thấy việc cải thiện mức
độ biết chữ cho thanh niên và người lớn mặc dù đã có tiến bộ nhưng vẫn chưa đạt
mục tiêu trong Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010 và Đề án xây
dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2020. Một số địa phương cơng tác xóa mù chữ

chưa được cấp chính quyền thực sự quan tâm. Sự chỉ đạo của chính quyền các cấp
và ngành giáo dục ở các địa phương đối với cơng tác xóa mù chữ khơng cịn thực
sự ráo riết, quyết liệt như trước năm 2000. Vì vậy, hiệu quả xóa mù chữ khơng
cao, kết quả xóa mù chữ khơng bền vững, hiện tượng tái mù chữ gia tăng đáng kể.
Tuy tỷ lệ biết chữ của người lớn từ 15 tuổi trở lên có tăng đều từ năm 2002-2012
song số lượng nguời mù chữ từ 15 tuổi trở lên trong mười năm hầu như không thay
đổi luôn tồn tại khoảng 7,4 triệu người mù chữ. Trong khi đó tỷ lệ huy động người
mù chữ tham gia học xóa mù chữ thấp. Cơng tác xóa mù chữ triển khai chưa thật sự
hiệu quả. Số người mù chữ hiện nay chủ yếu là người dân tộc thiểu số, sinh sống ở
các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, giao thông cách trở, địa bàn sinh sống…
Chế độ, chính sách đối với với giáo viên, cán bộ làm cơng tác xóa mù chữ và học
viên học xóa mù chữ chưa có sự điều chỉnh thích


hợp để động viên, khuyến khích người dạy, người học. Công tác điều tra cơ bản số
người mù chữ hằng năm của các địa phương chưa được coi trọng. Đội ngũ giáo viên
thiếu tính chuyên nghiệp. Chưa đầu tư nghiên cứu, biên soạn các tài liệu dạy và học
xóa mù chữ phù hợp với từng vùng miền và đối tượng người học xóa mù chữ. Sự
phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành, tổ chức, đồn thể trong cơng tác xóa mù
chữ ở một số địa phương chưa thực sự chặt chẽ, thường xuyên.
Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê và Ủy ban Dân tộc về tình hình kinh
tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số, tính đến ngày 1/8/2015: Số lượng người dân tộc
thiểu số từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết là 7.465.062 người, đạt 79,8%; tỷ lệ
người dân tộc thiểu số có việc làm từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo, đạt 6,2%; tỷ lệ
học sinh trong độ tuổi đi học, đi học đúng cấp đạt 70,2% (trong đó: cấp tiểu học
88,9%; cấp trung học cơ sở 72,6 %; cấp trung học phổ thông 32,3 %). Tổng số
trường học của các xã vùng dân tộc thiểu số là 17.722 trường (trong đó: mầm non:
5.420; tiểu học: 5.968; trung học cơ sở: 3.652; trung học phổ thông: 597 và trường
ghép hai bậc học tiểu học và trung học cơ sở: 293).
Để có được những kết quả trên, nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm

ưu tiên cho công tác giáo dục và đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số, như: Chính sách
ưu đãi đối với cán bộ quản lý và nhà giáo công tác ở vùng dân tộc theo Nghị định
số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ; Chính sách ưu đãi đối với học
sinh dân tộc thiểu số được thực hiện theo Quyết định số 152/2007/QĐ-TTg ngày
14/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về học bổng đối với học sinh, sinh viên học tại
các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; Chính sách về phát triển cơ
sở hạ tầng, trang thiết bị giáo dục với chương trình kiên cố hóa trường, lớp học.
Ngồi ra cịn có các Chương trình mục tiêu Quốc gia giáo dục và đào tạo (Dự án
Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc thiểu số và vùng có nhiều khó khăn); Dự án
giáo dục tiểu học cho trẻ em có hồn cảnh khó khăn; Dự án phát triển giáo dục
trung học cơ sở... Trang thiết bị giáo dục cũng được ưu tiên đầu tư cho vùng dân
tộc thiểu số, như trang thiết bị phục vụ giảng


dạy và học tập (máy vi tính, dụng cụ thí nghiệm, sách tham khảo...), cấp sách giáo
khoa, hỗ trợ học phẩm tối thiểu cho học sinh nghèo, học sinh có hồn cảnh khó
khăn ở vùng dân tộc thiểu số. Đối với loại hình giáo dục đào tạo có tính chất
chun biệt có chính sách riêng, như chính sách đối với trường phổ thơng dân tộc
nội trú… Các chính sách đó đã góp phần động viên đội ngũ nhà giáo yên tâm công
tác, cống hiến; tạo điều kiện cho con em các dân tộc thiểu số đến trường, nâng cao
chất lượng học tập.
Bộ Giáo dục và Đào tạo khảo sát tại một số tỉnh miền núi, qua khảo sát thực tế ở
các địa phương cho thấy, chính sách được Chính phủ ban hành thời gian qua đã
thực sự đi vào cuộc sống, tạo thuận lợi cho giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền
núi phát triển. Đối với các địa phương vùng có đơng đồng bào dân tộc sinh sống,
vùng sâu vùng xa, ngành giáo dục đã có nhiều giải pháp để huy động tối đa số trẻ
tới trường. Các chính sách về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ ở vùng dân tộc đã
được các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể ở các địa phương
vùng đồng bào dân tộc tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, đạt hiệu quả, đáp
ứng yêu cầu phát triển giáo dục và đào tạo, được nhân dân đồng tình, ủng hộ. Nhờ

đó, sự nghiệp giáo dục trên địa bàn cả nước nói chung, vùng dân tộc thiểu số, miền
núi nói riêng được củng cố và phát triển, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn
nhân lực, thực hiện công bằng trong giáo dục.
Tuy nhiên, công tác phổ cập giáo dục và xóa mù chữ cịn gặp nhiều khó khăn,
thách thức, nhất là ở các vùng dân tộc thiểu số, vì mạng lưới trường, lớp, điều kiện
cơ sở vật chất, thiết bị dạy học vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Đội ngũ giáo viên, cán
bộ quản lý giáo dục vẫn còn thiếu về số lượng, năng lực nghề nghiệp của một số
giáo viên còn hạn chế; một bộ phận giáo viên đời sống cịn khó khăn, chưa n tâm
cơng tác. Vị trí làm việc, số lượng người làm việc và chế độ, chính sách đối với
giáo viên, nhân viên làm việc trong các trường phổ


×