Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

(Lịch sử văn minh thế giới) Vai trò của các con sông đối với sự ra đời các nền văn minh lớn phương Đông cổ đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.3 KB, 47 trang )

1

LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
Đề tài:
Vai trò của các con sông đối với sự ra đời các
nền văn minh lớn phương Đông cổ đại

1


2

MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ và Lưỡng Hà là bốn nước có nền văn minh lớn nhất
thời cổ đại. Sơng Hồng Hà của Trung Quốc, sông Nin của Ai Cập, sông Hằng ở
Ấn Độ và cả hai con sơng Tigrơ và Ơphrat có thể được gọi là những cái nôi của
nền văn minh nhân loại.
Chúng ta biết rằng trong thời Cổ đại xa xưa, con người khơng hồn tồn là chúa
tể của thiên nhiên. Các con sơng thì phải chịu quy luật của nước thủy triều và
của các thời kì nước lũ có khi chảy rất hiền hồ, nhưng có khi lại tràn dâng gây
tai họa. Mấy ngàn năm nay, qua bao mùa lụt lội, đơi bờ sơng đã tích thành
những vùng bình ngun rộng lớn, chất đất phì nhiêu, phong cảnh sơng nước rất
đẹp, lại thêm ánh nắng mặt trời đầy đủ, cho nên các nơi này đã có một cảnh
tượng tươi vui phồn vinh.
Nhân dân các nơi ấy trồng trọt hay chăn nuôi gia súc. Nhờ lương thực dồi dào
cho nên dần dần dân cư về quần tụ đơng đúc, hình thành nên những công xã
nông thôn, những thành phố và những quốc gia. Ngồi ra cịn phát triển thương


mại, tơn giáo và khoa học, nghệ thuật. Người Cổ đại có cuộc sống ổn định và
hoạt động cạnh tác, ăn uống giàu chất dinh dưỡng, ngày càng tiến hoá và kiến
lập được những xã hội văn
Vì vậy, tơi chọn đề tài : Vai trị của các con sơng đối với sự ra đời các nền văn
minh lớn phương Đông cổ đại để tìm hiểu và nghiên cứu kĩ hơn về các con sơng
gắn nền văn minh lớn của nhân loại.
2.
a.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu

2


3

Nghiên cứu về vai trị của các con sơng đối với sự ra đời các nền văn minh lớn
phương Đông cổ đại
b.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Làm rõ khái niệm phương Đông, văn minh phương Đông, văn minh cổ đại,
trung đại, cận đại, hiện đại; kể tên các con sống lớn tiêu biểu gắn với các nền
văn minh phương Đông cổ đại; đánh giá vai trị của các con sơng đối với sự ra
đời các nền văn minh đó…
3.

Kết cấu của tiểu luận


Tiểu luận gồm 3 chương
Chương I: Hệ thống khái niệm
Chương II: Những con sông gắn với bốn nền văn minh lớn thời cổ đại.
Chương III: Bảo toàn, bảo vệ các dịng sơng

3


4

MỤC LỤC

4


5

NỘI DUNG
Chương I: Hệ thống khái niệm
1.

Khái niệm văn hóa, văn minh

Văn hóa: Văn hóa là tổng hệ thống những giá tị, những chuẩn mực, những thói
quen, những hoạt động trong thực tiễn, có ý thức, mang tính xã hội, sáng tạo và
nhân văn của một cộng đồng người nhất định trong lịch sử nhằm thỏa mãn nhu
cầu của cuộc sống và phân biệt cộng đồng này với cộng đồng khác.
Năm 1756, P.Mirabenu đưa ra khái niệm văn minh, sau đó học giải F.Braudel đã
phân tích thuật ngữ văn minh (Civilisation). Ông cho rằng: thuật ngữ văn minh

bắt nguồn từ chữ Civilisé, nghĩa là được khai hóa và từ chữ Civitas, nghĩa là
thành thị. Như vậy là, văn minh ban đầu được hiểu là sự tiến bộ xã hội và sự
xuất hiện đô thị.
Đến thế kỉ XIX. E.B.Taylor và Hêghen đều đồng nhất văn minh với văn hóa.
Ph.Ăngghen đã phân tích sự tiến bộ xã hội ở thời đại chiếm hữu nô lệ và cho
rằng văn minh là sự đối lập với mơng muội và dã man ở thời kì cơng xã ngun
thủy.
Nhưng O.Spengle lại nhận thấy văn hóa và văn minh là hai mặt đối lập nhau và
cho rằng văn minh xuất hiện sau văn hóa và khi văn minh ra đời thì những cái
tốt đẹp của truyền thống được hình thành trước đó bị biến mất. Một xã hội mới
mọc lên tuy rất hiện đại nhưng nó đã hồn tồn thay đổi, khác với những gì vốn
có và đang bộc lộ những cái làm cho con người thêm đau khổ, những cái hồn
tồn xa lạ với tự nhiên.
Có nhiều cách hiểu khác nhau về văn minh: văn minh là cái vật chất, văn hóa là
cái tinh thần; văn minh là cái khoa học kỹ thuật, văn hóa là cái quan hệ của con
người; văn minh là cái chung mang tính thời đại, văn hóa là cái riêng mang tính
5


6

khu vực; văn minh là cái lan tỏa, hướng ngoại, cịn văn hóa là cái hội tụ, hướng
nội;…
Từ những cách tiếp cận khác nhau nêu trên, chúng ta có thể thấy và cần phải
hiểu khái niệm văn minh là một khái niệm có liên quan tới văn hóa. Văn minh là
hiện tượng xuất hiện muộn hơn văn hóa và chỉ xuất hiện khi xã hội loài người
đã phát triển ở trình độ cao cũng từ đó con người có những biểu hiện tách khỏi
tự nhiên, tạo ra những môi trường sống mới trong những mối quan hệ tương tác
mới giữa các thành viên trong xã hội.
Khái quát lại, ta có thể rút ra khái niệm về văn minh. Văn minh là trạng thái tiến

bộ về cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần của xã hội loài người, tức là trạng thái
phát triển cao của nền văn hóa. Trái với văn minh là dã man (hay gọi cách khác
là phản văn minh)
Trên thế giới có hai khu vực văn minh lớn: Phương Đông và Phương Tây
-

Ở phương Đông:

Thời cổ đại: phương Đơng có 4 trung tâm văn minh lớn là Ai Cập, Lưỡng
Hà, Ấn Độ, Trung Hoa.Thời trung đại cả Tây Á và Ai Cập đều nằm trong bản đồ
đế quốc Ả Rập nên phương Đơng chỉ cịn lại 3 trung tâm văn minh lớn là Ả
Rập, Ấn Độ và Trung Hoa.
Trong các nền văn minh ấy, văn minh Ấn Độ và Trung Quốc được phát triển
liên tục trong tiến trình lịch sử. Ngồi những trung tâm văn minh lớn cịn có
những nền văn minh của các quốc gia nhỏ và cũng từng thời kì lịch sử như văn
minh sơng Hồng, nền văn minh Đại Việt…
-

Ở phương Tây, thời cổ đại chỉ có nền văn minh Hy-La, đến thời trung đại
cũng chỉ có một trung tâm văn minh chủ yếu là Tây Âu.

6


7

Ngoài những nền văn minh lục địa Á, Âu, Phi, ở châu Mĩ trước khi bị người
da trắng chinh phục, tại Mehico và Peru ngày nay đã từng tồn tại nền văn minh
của người Tontec (Tolteque), Adơtec (Arteque), Inca (Incas) và Maya (Mayas).
Đến thời cận đại, dó sự tiến bộ nhanh chóng về KH-KT, các nước phương

Tây đã trở thành những quốc gia phát triển về kinh tế và hùng mạnh về quân sự.
Dựa vào các xu thế đó, các nước này đua nhau chinh phục thế giới. Cùng với
việc biến các nước ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ La tinh thành thuộc địa của
các cường quốc châu Âu, văn minh phương Tây đã truyền bá khắp thế giới.
Tuy trong lịch sử thế giới đã tồn tại những nền văn minh như vậy, nhưng những
nền văn minh ấy khơng phải hồn tồn biệt lập với nhau. Thơng qua các hoạt
động như chiến tranh, buôn bán, truyền giáo… các nền văn minh ấy đã được
tiếp xúc với nhau, do đó đã học tập lẫn nhau.
Nếu căn cứ vào cách sản xuất, phương thức sống và mơ hình tổ chức xã hội, ta
cịn có thể thấy văn minh nhân loại đã và đang trải qua 3 cấp độ của văn minh:
Văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp, văn minh hậu công nghiệp.
+ Văn minh nông nghiệp: Bao trùm từ chế độ chiếm hữu nô lệ qua chế độ
phong kiến. Đặc trưng cơ bản của văn minh nông nghiệp là dựa trên năng lượng
cơ bắp của con người và động vật để lao động sản xuất như: cày, bừa, kéo
thuyền, kéo xe, mang vác đồ vật,… văn minh nông nghiệp được phát triển trên
cơ sở ngành trồng trọt và chăn nuôi cùng 1 số ngành nghề phụ như: dệt vải, làm
đồ mộc, đồ gốm, đánh cá, đi rừng, làm muối,… Những hoạt động đó của con
người hồn tồn phụ thuộc vào tự nhiên, năng suất thấp, sản lượng bấp bênh,
đời sống khó khan.
+ Văn minh cơng nghiệp: chế độ tư bản phát triển, giai cấp tư sản cấp tiến
được nhân dân ủng hộ đã đánh đổ chế độ phong kiến sau mấy thế kỷ tranh đấu,
Từ khi Giêm Oát phát minh ra động cơ chạy bằng hơi nước, máy móc lần lượt
7


8

ra đời và được áp dụng vào các ngành dệt vải, khai thác mỏ, giao thông vận
tải… Văn minh công nghiệp là nền văn minh sử dụng máy móc nên năng suất
lao động tang nhanh chưa từng có, đời sống con người cũng từng bước được

nâng cao do sản xuất ổn định, con người ít phụ thuộc vào tự nhiên.
+ Văn minh hậu công nghiệp: Trong khoảng 30 năm gần đây, nhân loại đã
bước sang một giai đoạn mới, đó là thời kỳ văn minh hậu công nghiệp. Nếu như
trong văn minh nông nghiệp, sản xuất phải dựa vào nguồn tài ngun ruộng đất,
sơng ngịi; văn minh cơng nghiệp phải dựa vào hầm mỏ, nhà máy thì văn minh
hậu cơng nghiệp dựa vào nền tảng của tri thức. Tri thức con người ngày càng
được đề cao, trở thành động lực phát triển xã hội, thành nguồn tài nguyên không
bao giờ cạn. Nhân loại bước sang thời đại tồn cầu hóa, internet ra đời, khoa học
công nghệ và điện tử viễn thơng có bước phát triển vượt bậc làm cho khơng gian
như hẹp lại, thời gian như nhanh hơn.
Những mặt trái của văn minh luôn tồn tại sông sông với những thành tựu của
văn minh, nó kéo theo sự biến đổi khí hậu tồn cầu, sự ơ nhiễm mơi trường từ
nguồn nước đến nguồn đất, sự bùng nổ bệnh dịch, nạn khủng bố quốc tế, sự
phân hóa giàu nghèo,…
Mặt khác, ba trình độ phát triển của xã hội mặc dù là ba nấu thang khá nhau
nhưng luôn tồn tại trong một xã hội, chusngd dan xen và bổ sung cho nhau
không thể tách rời.
Sắp xếp theo nguyên tắc đan xen cả yếu tố thời gian (lịch đại) và yếu tố không
gian (khu vực) như đã nêu phía trên, ta có thể sắp xếp các nền văn minh theo kết
cấu như sau:
-

Văn minh cổ - trung đại: Bao gồm văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà, Arập,

-

Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á
Văn minh cận – hiện đại: Bao gồm văn minh Hy Lạp – La Mã, phong trào
văn hóa Phục Hưng, văn minh công nghiệp, văn minh thế giới thế kỉ XX.
8



9
2.

Khái niệm phương Đông, văn minh phương Đông

Phương Đông: Khái niệm phương Đơng trong văn minh khác với “phía đơng”.
Nó khơng phải là một khu vực địa lí hay là một từ ngữ chỉ phương hướng.
Phương Đông trong văn minh là cụm từ để chỉ một nhóm các dân tộc có liên hệ
mật thiết với nhau về ngơn ngữ, lịch sử, văn hóa và nguồn gốc.
Định nghĩa: Theo quan niệm chính thống, phương Đơng là vùng đất của những
nền văn minh châu thổ, tức là những nền văn mình hình thành và phát triển trên
lưu vực các con sơng. Nó thường được gọi là thế giới phương Đông (Eastern
world) hay Viễn Đông (Far East) trong quan hệ với người phương Tây. Trong
tiếng Anh, phương Đông là Orient, là một thuật ngữ bắt nguồn từ từ Latin oriens
nghĩa là phía đơng.
Văn minh phương Đông: Ở phương Đông (Châu Á và Đông Bắc Châu Phi), từ
cuối thiên niên kỉ IV – đầu thiên niên kỉ III TCN, tồn tại 4 trung tâm văn minh
lớn: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc. Cả 4 trung tâm này đều năm trên
lưu vực những con sông lớn như sông Nile ở Ai Cập, sông Euphrates và sông
Tigris ở Lưỡng Hà, sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Gange) ở Ấn Độ, sông
Trường Giang và sông Hồng Hà ở Trung Quốc. Nhờ có sự bồi đắp của những
con sông này nên đất đai ở những vùng này màu mỡ, rất thuận lợi cho nền nông
nghiệp xuất hiện và phát triển, hơn thế nữa là sáng tạo những thành tựu văn
minh rực rỡ. Phương Đông cũng là cái nôi của văn minh nhân loại, nơi mà lần
đầu tiên con người đã biết sáng tạo ra chữ viết, văn học, nghệ thuật và nhiều tri
thức khoa học khác.

9



10

Chương II: Những con sông gắn với bốn nền văn minh lớn thời cổ đại.
Một đặc điểm chung mà chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy khi tìm hiểu về nền
văn minh phương Đông thời cổ đại như: văn minh Trung Quốc, Ai Cập, Lưỡng
Hà, Ấn Độ,… là tất cả đều hình thành trên lưu vực các con sơng lớn.
1.

Sông Nile ( văn minh Ai Cập cổ đại )

Ai Cập nằm ở Đông Bắc châu Phi, là một vùng thung lũng hẹp và nằm dài theo
lưu vực sông Nile. Phía tây giáp với sa mạc Libya, phía đơng là Hồng hải, phía
bắc là biển Địa Trung hải, phía nam giáp sa mạc Nubia và Ethiopia. Địa hình Ai
Cập được chia ra hai khu vực rõ rệt là Thượng Ai Cập (là dải thung lũng dài,
hẹp và có nhiều núi đá) nằm ở phía Nam và Hạ Ai Cập (là vùng đồng bằng châu
thổ sông Nile màu mỡ và rộng lớn) nằm ở phía Bắc.
Sơng Nile hoặc Nin (tiếng Ả Rập: ‫النيل‬, an-nīl, tiếng Ai Cập cổ đại: iteru hay
Ḥ'pī - có nghĩa là sơng lớn), là dịng sơng thuộc châu Phi, là sơng chính của khu
vực Bắc Phi, thường được coi là con sông dài nhất trên thế giới, với chiều dài
6.853 km và đổ nước vào Địa Trung Hải, tuy vậy có một số nguồn khác dẫn
nghiên cứu năm 2007 cho rằng sông này chỉ dài thứ hai sau sông Amazon ở
Nam Mỹ. Sông Nile được gọi là sơng "quốc tế" vì lưu vực của nó bao phủ 11
quốc gia gồm Tanzania, Uganda, Rwanda, Burundi, Cộng hòa Dân chủ Congo,
Kenya, Ethiopia, Eritrea, Nam Sudan, Sudan và Ai Cập.
Sông Nile – cịn được gọi là dịng sơng của sự sống, bởi nó đã mang nguồn sống
đến ni dưỡng và bảo vệ mảnh đất Ai Cập đầy huyền bí. Với nguồn nước dồi
dào Sông Nile đã tạo nên vùng thung lũng trù phú nhất "lục địa đen", góp phần
trở thành cái nôi tạo ra nền văn minh Ai cập cổ đại rực rỡ mang đến niềm kiêu

hãnh cho toàn nhân loại. Sự hịa quyện giữa khung cảnh sa mạc gió cát huyền bí
cùng điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên, sự xuất hiện của sông Nile dường

10


11

như trở thành nguồn cảm hứng sản sinh ra những câu chuyện thần thoại về các
vị thần đầy thú vị ở Ai Cập.
a.

Về sản xuất nơng nghiệp và hình thành nhà nước đầu tiên.

Với lượng mưa hàng năm rất nhỏ. Ai Cập sẽ là một nơi khơng có người sinh
sống nếu khơng có nước sơng Nile chảy qua. Nước sơng Nile thường dâng lên
từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm, chảy qua suốt dọc chiều dài Ai Cập từ phía
Nam lên phía Bắc, từ cao ngun Etiơpi đến Địa Trung Hải. Nhờ có con sơng
này mà trong ba thiên niên kỷ, từ năm 3000 TCN đến cuộc chinh phục La Mã
vào năm 30 TCN Ai Cập từng là nhà nước rộng lớn nhất và phồn thịnh nhất
miền Đông Địa Trung Hải. Ai Cập đã giành lại được vị trí ấy vào thời Trung cổ,
và hiện tại vẫn là nước quan trọng nhất và đông dân nhất ở Trung Đông.
Trong suốt thời cổ đại, sự phồn vinh của Ai Cập phụ thuộc vào của cải làm ra
bằng nghề nông, tức là phục thuộc vào sông Nile. Dẫu vậy, nền nông nghiệp đó
khơng phải ra đời ngay một lúc mà đã tiến hóa dần ở thười tiền sử. Khơng
những chi phối tiềm năng vật chất của nước này, sông Nile và các đặc điểm địa
lý khác của Ai Cập còn ảnh hưởng đến các sự kiện chính trị và đóng một vai trò
trong hệ tư tưởng của Ai Cập.
Vào khoảng năm 4000 TCN, ở Ai Cập chỉ có hai nền văn hóa lớn là văn hóa
Merimda cổ (ở vùng châu thổ) và văn hóa Badarian (ở xung quanh Asyut tại

Thượng Ai Cập). Trước năm 3100 TCN, hai nền văn hóa này đã sát nhập làm
một và sinh ra nhà nước Ai Cập, nhà nước dân tộc lớn đầu tiên trong lịch sử.
Kể từ ngày đó, Ai Cập khơng ngừng phát triển và dân số không ngừng gia
tang dân số cho đến cuộc chinh phục La Mã. Sự thống nhất chính trị và sự ổn
định về thể chế cũng như khả năng khai thác những miền đất màu mỡ là những
nhân tố lớn tạo nên q trình đó. Cơng việc gieo trồng được tiến hành sau cơn lũ

11


12

hàng năm làm ngập nước lưu vực và châu thổ sông Nile từ cuối tháng 7 đến
tháng 9.
Các đợt lũ đều đặn của sơng Nile cũng như đất đai phì nhiêu dọc sông Nile
và ở vùng Châu thổ khiến cho Ai Cập trở thành một ốc đảo phồn vinh, nhất là sự
ổn định chính trị lại cho phép lập ra những kho dự trữ lương thực đề phịng
những khi đói kém. Tuy nhiên, tình hình đó mới chỉ thuận lợi tương đối : lũ nhỏ
hoặc lũ quá lớn, mùa màng xấu, dịch bệnh và những mối nguy hiểm khác có thể
bất kỳ lúc nào ập tới làm kìm hãm sự phát triển của Ai Cập Cổ đại là nơi khác
với ngày nay - người ta chỉ trồng mỗi năm có một vụ chính.
Là nguồn ni sống người dân Ai Cập, sơng Nile cịn là trục giao thơng chủ
yếu của nước này đến nỗi chiếc thuyền là hình ảnh được ghi trong hầu hết các
chữ tượng hình liên quan đến du hành. Tất cả những gì nặng nề đều có thể vận
chuyển bằng đường sông, và phương tiện giao thông dễ dàng đó đã góp phần tạo
nên sự thống nhất của Ai Cập cũng như hệ thống mương lạch chằng chịt ở vùng
Châu thổ đã giúp vào việc chống lại các cuộc ngoại xâm. Giao thông với vùng
Sahara ở châu Phi hoặc với châu Á là điều khó khăn hơn rất nhiều so với việc đi
lại giữa hai miền Thượng và Hạ Ai Cập. Con sơng lại cũng có thể là sự ngăn
cách con người với nhau. Người nghèo là "kẻ khơng có nổi chiếc thuyền" và

người giàu phải chở họ qua sơng. Hình ảnh con sơng cũng được dùng khi nói
đến cái chết : chết là "cập bờ bên kia và việc sang bên kia thế giới là một chuyến
qua sơng.
Ai Cập thu mình lại xung quanh sơng Nile, hình thái đó tạo điều kiện thuận
lợi cho sự thống nhất chính trị và cho phép vừa khai thác mạnh mẽ các nguồn tài
nguyên và vừa tập trung quyền lực. Là người sở hữu đất đai, các Pharaon kiểm
sốt nơng nghiệp, đánh thuế nơng sản, dùng biện pháp hành chính và lao động
cưỡng bức để bắt người dân canh tác. Ngược lại, họ phải lo lập những kho dự
trữ phòng khi mất mùa đói kém, như vậy là đảm nhiệm một số chức năng của
12


13

một hệ thống hợp tác trong những xã hội hẹp hơn. Tổ chức tập trung phát triển
từ thiên niên kỷ thứ III TCN để tạo ra một lực lượng nhân cơng có kỷ luật được
dùng để xây dụng các lăng tẩm của Vua chúa và đền miếu của các đại thần, công
sự và các kim tự tháp ở thời Trung đế chế. Các ngôi đền và một địa ở thời Tâm
đế chế (khoảng 1550 đến 1070 TCN), và sau này dùng vào công việc xây dụng
và các hoạt động khác dưới thời Hy Lap, La Ma.
Tất cả những việc đó đã được thực hiện là nhờ ở sự hoàn thiện nền nơng
nghiệp tưới tiêu, giải phóng được một lực lương nhân công lớn trong những
tháng nông nhàn. Mùa hè cho phép một số người tập trung hồn tồn vào những
cơng việc chuyên môn hơn và quan trọng hơn. Trong các thời kỳ chuyển tiếp
được đánh dấu bằng sự sụp đổ của chính quyền trung ương (giữa 2134 và 2040,
1640 và 1532, 1070 và 712 Tr.CN), các đền đài không được xây dựng và sự
bành trướng chính trị bị suy yếu, nhưng các cơ sở nơng nghiệp của chính quyền
và sự phồn vinh vẫn tồn tại, bảo đảm đời sống văn hóa được tiếp tục và cho
phép trở lại việc xây dựng các cơng trình lớn sau khi chấm dứt thời kỳ rối ren.
b.


Kiến trúc và điêu khắc

Trong quá trình xây dựng các kim tự tháp ở Ai Cập, sông Nin có một vai trị
vơ cùng quan trọng. Người Ai Cập lợi dụng dịng chảy của sơng để đưa những
khối đá nặng hàng chục tấn từ thượng nguồn về hạ lưu. Người ta ước tính có
khoảng 20.000 thợ làm việc, mài và lắp được 10 khối đá như vậy thời gian hoàn
thành Kim tự tháp phải kéo dài trong khoảng vài tram năm. Thế nhưng người Ai
Cập đã xây dựng xong những cơng trình huyền thoại của mình trong khoảng
thời gian rất ngắn. Tính đến năm 2008, đã có 138 kim tự tháo được khám phá ở
Ai Cập, mà nổi bật là kim tự tháp Kheops nằm ở ngoại ô Cairo, trong thung lũng
hồng gia, làm tồn bằng đá q, có mái dốc từ đỉnh chop, có điện thờ xung
quanh. Trọng lượng đá xây dựng kim tự tháp trên 6 triệu tấn, có phiến đá nặng
55 tấn. Hơn 2.500.000 tảng đá mài nhẵn xếp khít lên nhau, đá được khai thác ở
13


14

trên núi Mêtapal thượng nguồn sông Nile, cách địa điểm xây dựng kim tự tháp
tới 600km.
Kiến trúc Ai Cập cổ đại chịu ảnh hưởng rất mạnh của tôn giáo và mang đặc
điểm địa lý của Ai Cập, vật liệu bằng đá, quy mô rất lớn, hung vĩ. Nghệ thuật tạc
tượng của Ai Cập cũng chịu ảnh hưởng mạnh của tôn giáo, trong đó giá trị nhất
là nhiều bức tượng, làm chỗ dựa linh hồn cho người chết, và những phù điêu
trang trí đền thờ. Nổi tiếng nhất là các tượng nhân sư, tượng người thư lại ngồi,
tượng bán thân Hoàng hậu Nefertiti…
c.

Tơn giáo và những câu chuyện thần thoại.


Tín ngưỡng tơn giáo của Ai Cập cổ đại là theo tín ngưỡng thờ thần. Theo đó,
họ thờ cúng các vị thần ở nhiều đền thờ trên khắp lãnh thổ. Những vị thần trong
tơn giáo Ai Cập thường mang hình dáng, đặc điểm của các loài động vật. Ngoài
ra, người Ai Cập cũng tơn sùng, thờ cúng một số lồi động vật. Mỗi vị thần
được xây dụng có sự liên kết với nhau trong cùng một hệ truyền thuyết như để
giải thích những nghi lễ tôn giáo của người Ai Cập cổ đại. Các vị thầm cai quản
và bảo vệ những yếu tố khác nhau trong đời sống như: con người, cây cỏ, động
vật… kể cả nội tạng cơ thể người chết và nước sông Nile.
Thần Heru Wer (Horus): Người Bảo Vệ Ai Cập: Ngài là vị thần mạnh mẽ
nhất, được coi là vua của các vị thần, người dẫn dắt các Pharaoh (các vị Vua của
Ai Cập) trên con đường trị vì đất nước. Thần Heru Wer là đại diện của bầu trời,
thần có mình sư tử và đầu chim ưng. Tương truyền rằng, khi thần mở mắt phải
mặt trời sẽ chiếu sáng chói chang, khi thần mở mắt bên trái ánh trăng sẽ soi tỏ
mặt đất. Chính Ngài là người đứng sau hậu thuẫn cho thần Ra - vị thần cai quản
bầu trời và mặt đất.
Thần Usir (Osiris): Cai Quản Cõi Âm: Từng là vị thần cai quản thiên
nhiên, ngài mang lại cho Ai Cập đất đai màu mỡ, vụ mùa bội thu, dạy cho người
14


15

dân những kiến thức quan trọng như cách làm bánh, luật pháp,…Thần Usir
được người dân Ai Cập cổ đại vô cùng kính trọng nên đã bị người em trai của
mình Thần Set giết hại. Sau khi được vợ của mình là thần Aset hồi sinh nhưng
do quá thất vọng thần đã ở lại và trị vì cõi âm với lịng khoan dung của mình.
Thần Usir có hình dạng là người đàn ông quấn trong vải ướp xác với mũ miện
trắng gắn lơng chim, thần ln mang theo mình một cây móc và một cây quyền
trượng.

Một trong số những câu chuyện bí ẩn nổi tiếng ở sơng Nile là truyền thuyết kể
về cái chết của thần Osiris. Tương truyền, Ngài bị xé tan thành 14 mảnh dưới
bàn tay của em trai mình trong cuộc chiến tranh giữa các vị thần lúc bấy giờ.
Người vợ xót thương lặng đi tìm lại những mãnh vụn thi thể của chồng quấn
trong lớp vải giấu dưới lịng sơng Nile. Osiris bất ngờ phục sinh sau 70 ngày,
cũng nhờ dịng nước sơng Nile chảy len khắp lớp vải thấm vào từng mảnh thịt
vỡ.
Osiris được vinh danh trở thành vị vua cai quản cõi chết bởi khả năng tái sinh và
cũng là người có khả năng điều khiển cả dịng sơng Nile rộng lớn. Cũng chính
nhờ Osiris đưa nước sông Nile dâng cao qua hai bên bờ sông chảy đến tưới ướt
khắp vùng đất Ai Cập khô cằn đang dần bị sa mạc hóa, những nơi có nước sông
tràn qua đều bỗng rộ hé mầm non, hiện vơ số những cây lương thực. Và từ đó
đến nay, mỗi khi nước sông Nile dâng tràn là người dân Ai Cập lại mừng vui ca
hát và tổ chức lễ hội Sơng Nile như bày tỏ sự biết ơn, kính trọng vị thần Osiris.
Osiris thường được miêu tả đặc trưng với làn da màu xanh cùng màu với con
sông Nile như tượng trưng cho sự tái sinh.
Thần Aset: Cai Quản Mặt Đất: Vợ của thần Usir. Sau khi thần Usir hi sinh
để bảo vệ con mình khỏi thần Set, Aset đã đoạt lấy quyền cai quản mặt đất từ
thần Ra, vị nữ thần này thường xuất hiện với đôi cách dang rộng che chở, bà là
nữ thần bảo vệ bằng cách niệm chú để cứu người bị nạn. Người dân còn gọi
15


16

Aset là nữ thần sinh sản, bà có cơng trong việc truyền dạy cho phụ nữ Ai Cập kỹ
năng nội trợ và các nghi thức hôn lễ,…. Khi cố gắng hồi sinh cho chồng mình thần Usir, bà cũng là người phát triển những kỹ thuật ướp xác đầu tiên của
người Ai Cập.
Thần Inpu (Anubis): Thần Xác Ướp: Con trai của thần Set, từ nhỏ đã luôn
quan tâm tới các linh hồn và ngài thấy mình như thuộc về họ, lý do này khiến

ngài quyết định xuống cõi âm để cai quản người chết. Inpu mượn đầu của một
con chó sa mạc nhưng cả thân ngài là màu đen thay vì màu vàng như màu lơng
của lồi chó này vì màu đen là màu của cõi âm. Sau khi biết được thần Set cha
mình đã giết thần Usir theo một cách ti tiện, Inpu đã nhường lại quyền cai quản
cõi âm lại cho thần Usir để tỏ tấm lòng thành kính. Ngài chỉ cịn bảo trợ cho trẻ
mồ cơi, các linh hồn phiêu bạt và trông coi việc tang lễ.
Thần Imhotep (Imuthes): Thần Y và kiến trúc: Ông là vị bác sĩ, kĩ sư và
kiến trúc sư đầu tiên của Ai cập. Thần Imhotep đã suy nghĩ về những lăng mộ
trường tồn với thời gian và thiết kế ra Kim Tự Tháp - những cơng trình vĩ đại
của người Ai Cập cổ đại.
Thần Set (Seth): Ác thần: Trong thần thoại Ai Cập, thần Set tượng trưng
cho sự hỗn loạn và bão tố. Vị thần này có thân người và đầu thì nửa giống lồi
chó nửa giống thú ăn kiến vơ cùng xấu xí. Thần Set đã dùng thủ đoạn ti tiện để
hại chết anh trai mình là thần Usir để cướp ngai vàng để sau đó bị Horus - con
trai thần Usir lật đổ.
Thần Tehuti (Thoth): Thần Trí Tuệ: Ơng được miêu tả là vị thần mang
mình người đầu cị nhưng cũng có lúc ơng biến đầu mình thành khỉ đầu chó. Có
thể nói đây là vị thần quan trọng nhất bởi vì sự hiểu biết và đạo đức ln là quan
trọng đối với con người. Bằng sự hiểu biết của mình ngài ban cho con người
giọng nói, dạy họ triết lý và cầu nguyện. Ngài còn ban cho con người chữ viết
để ghi chép, các con số để tính tốn những thứ trên bầu trời, các vì sao….
16


17

Ta có thể ngạc nhiên khi thấy sơng Nile, vẫn giữ một vai trò to lớn như vậy
trong nền kinh tế Ai Cập Cổ đại, lại chỉ chiếm một vị trí nhỏ bé trong tơn giáo
của nước này. Người Ai Cập coi trật tự của họ là trật tự chung của thế giới, cịn
sơng Nile đơn thuần chỉ làm một "con sơng". Tên "Nile có thể cũng khơng phải

là một tên gốc Ai Cập. Với lại không phải con sông lặng lẽ ấy đã mang lại của
cải và sự phồn vinh mà là những đợt lũ của nó mà hiện thân là Thần Hapy. Hapy
chủ yếu là hình ảnh về sự trù 1 phú sông lại không phải là một vị Thần lớn 3
trong các chư Thần Ai Cập. Các Vua chúa thích ví mình là Hapy để nói lên sự
thịnh vượng của mình và sự phồn vinh mà họ đã đem lại cho thần dân.
d.

Khoa học tự nhiên

Là nước văn minh nông nghiệp, nhưng Ai Cập đã làm thế giới kinh ngạc bởi
những thành tựu khoa học của mình. Từ rất sớm, cư dân Ai Cập lưu vực sông
Nile đã phát hiện được nhiều vì sao, biết được 12 cung hoàng đạo, biết được các
hành tinh như sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ. Niên lịch với 365
ngày trong năm, mỗi năm có 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày như dương lịch
bây giờ, mỗi năm có 3 mùa, mỗi mùa 4 tháng. Đó là mùa lũ, mùa trồng trọt,
mùa thu hoạch tuân theo nhịp điệu sông Nile. Niên lịch và phép đo đạc ruộng
đất là những thành tựu văn minh lớn của Ai Cập, ảnh hưởng sâu sắc tới lịch sử
văn minh thế giới.
Toán học: xuất phát từ yêu cầu đo đạc lại ruộng đồng do nước sơng làm
ngập, tính tốn chất liệu xây dựng các cơng trình kiến trúc,.. nên từ rất sớm
người Ai Cập cổ đại đã biết các phép tính tốn học. Về hình học, người Ai Cập
cổ đã biết tính diện tích các hình tam giác, hình cầu, hình trịn,… biết được số pi
chính xác, biết tính thể tích hình tháp, hình học khơng gian,…
Từ thời cổ đại, người Ai Cập đã hiểu biết về cấu tạo cơ thể con người, phát
hiện các loại thuốc chữa bệnh và thuật ướp xác. Nghệ thuật ướp xác có thể nói
là được phát minh và hồn thiện ở chính Ai Cập.
17


18


Hóa học ở Ai Câp rất phát triển. Các thi hài của các Pharaon còn được lưu lại
đến ngày nay là thành tựu y học của Ai Cập. Sách thuốc được biên soạn khoảng
năm 1500-1450 TCN. Những con thuyền to nhỏ khác nhau, những con kênh và
những con đường là phương tiện chuyển vật liệu xây dựng và những pho tượng
éo theo phát minh ra xà lan và xe trượt,…
Ai Cập chú trọng tích lũy tri thức. Thư viện nổi tiếng thế giới được hình
thành dưới thời vua Ptoleme vào thế kỷ thứ IV TCN, đó là thư viện Alexandria
gồm chưa tới 700.000 cuộn sách. Thư viện bị đốt chat vào năm 48 TCN trong
cuộc chiến tranh khi hoàng đế Xêda (Juless César) chiếm Ai Cập.
Tầm quan trọng của sông Nile được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác trong đời
sống ở Ai Cập Cổ đại. Ví dụ, trái ngược với hầu hết các dân tộc khác. người Ai
Cập lại hướng về phương Nam; tức là về cội nguồn của sông Nile, thành ra
hướng tốt lành (ở về bên phải) lại là phương Tây, phía đi sang thế giới bên kia
Niên lịch được xác định theo những sự chuyển động của sống và các vì tinh tú;
năm mới bắt đầu vào giữ Tháng 7, vào đầu kỳ lũ, trùng hợp với sự xuất biện lại
trên bầu trời vì tính tú Sothis (Thiên Lang) sau 70 ngày bị che khuất. Mỗi năm
được chia làm ba mùa mỗi mùa 4 tháng tương ứng với những thời kỳ lớn của
sông Nile : mùa lũ, akhet (hè thu); mùa xuất hiện và tăng trưởng (từ Tháng 11
đến Tháng 3) khi mặt đất hiện ra và có thể trồng trọt : mùa thu hoạch, Chemou,
thời kỳ thu hoạch các loại cây trồng và nước sông Nile ở thấp nhất.
Chúng ta ngày nay có thể nhận thấy rõ tầm quan trọng cơ bản của sông Nile hơn
người Ai Cập Cổ đại. Người Ai Cập thời ấy đã trở nên q quen thuộc với vai
trị của sơng Nile đến nỗi họ gọi những trận mưa tại các nước khác mà ở nước
họ rất hiếm là "lũ từ trên trời. Để hiểu được vị trí của sơng Nile ở thời Cổ đại, ta
phải nhìn nó qua con mắt của người xưa với sự phân biệt của thời ấy giữa cái
thiêng liêng và cái thế tục, cãi Thần linh và cái nhân bản. Người Ai Cập chấp
nhận sự tồn tại của i sống Ni như một hiện tượng tự nhiên mà các con lũ có thể
18



19

vừa mang tính tàn phá nhưng lại có một ảnh hưởng tốt đẹp đối với cuộc sống
của họ. Phần lớn các vị Thần của họ là những nhân vật phức tạp hơn nhiều và
đứng ngoài thế giới thường nhật. Điều nghịch lý là chính người Hy Lạp và
người La Mã đã Thần Thánh hóa sơng Nile như họ đã làm với bất kỳ con sơng
nào trên thế giới. Có thể khẳng định Sơng Nile chính là “món q” mà Mẹ thiên
nhiên ưu ái ban tặng cho đất nước Ai Cập.
2.

Sông Euphrates và sông Tigris ( văn minh Lưỡng Hà)

Văn minh Lưỡng Hà cổ đại là một trong những nền văn minh rực rỡ của nhân
loại, được hình thành sớm ở lưu vực hai con sông Euphrates và Tigris. Hai con
sông này bắt nguồn từ vùng núi thuộc Ácmênia và chảy ra vịnh Ba Tư. Dọc theo
đôi bờ hai con sông đó là những bình ngun rộng lớn, màu mỡ, rất thích hợp
với việc trồng trọt, chăn ni, phát triển văn minh nơng nghiệp.
Sơng Tigris: là con sơng phía Đơng thuộc hai con sông lớn phân định nền
văn minh Lưỡng Hà cùng với sông Euphrates dài khoảng 2000km, bắt nguồn từ
dãy núi Taurus phía Đơng Thổ Nhĩ Kì và chảy theo hướng Đông Nam đến khi
nhập vào Euphrates gần Al Qurna ở phía Nam Iraq. Hai con sơng này cùng tạo
ra đường thủy Shatt al-Arab chảy vào Vịnh Ba Tư. Thành phố cảng Barsa nằm ở
tuyến đường thủy Shatta al-Arab. Trong thời kì cổ đại, ở hai bên và gần sơng
Tigris đã mọc lên rất nhiều thành phố lớn thời bấy giờ như Nineveh, Ctesiphon
và Seleucia.
Sông Euphrates: dài khoảng 2781km. Được tạo thành bởi hai nhánh
chính: Nhánh Kara Su và Nhánh Murat, Hai nhánh Kara Su và Murat chảy sông
sông về hướng tây tới khi gặp nhau ở gần thành phố Keban. Từ điểm này, hai
dịng chảy tạo thành sơng Euphrates. Dịng chảy phía trên hịa vào Euphrates

qua những rặng đá và những hẻm núi dốc đứng, về phía đơng nam qua Syria, và
xuyên qua Iraq. Sông Khabur và sống Balikh, đều khởi nguồn từ Thổ Nhĩ Kỳ,

19


20

hịa vào Euphrates với sơng Tigris là đường đi quan trọng cho tàu thuyền trong
vùng
Lưỡng Hà được người Hy Lạp gọi là Mésopotsmie đây là một vùng bằng phẳng
nằm giữa hai dịng sơng dường như chạy song song nhau, xung quanh khơng có
núi non bao bọc nên rất thuận tiện cho q trình giao thương, trao đổi bn bán
và q trình giao lưu văn hóa với các nền văn hóa trong khu vực. Nhưng do địa
hình bằng phẳng, cả bốn phía Đơng - Tây - Nam - Bắc khơng có đồi núi án ngữ,
cũng là điều kiện cho kẻ xâm lược từ 4 phía tấn cơng, nên vùng đất này từ cổ
xưa đã luôn xảy ra các cuộc giao tranh.
a.

Sản xuất nơng nghiệp và hình thành nhà nước

Sự hiện diện của sông Tigris và sông Euphrates liên quan rất nhiều đến lý do tại
sao Lưỡng Hà phát triển các xã hội phức tạp. Lũ lụt thường xuyên xảy ra dọc
theo hai con sông làm cho vùng đất xung quanh chúng trở nên màu mỡ để trồng
cây lương thực, như trồng các loại hoa quả như trồng nho, hoặc đại mạch hay
olive v.v.. Ngoài ra người vùng Lưỡng Hà lúc bấy giờ cịn chú trọng về chăn
ni gia súc cũng như phát triển cả nghề đánh cá, đem lại một nguồn lợi thiên
nhiên không nhỏ cho quốc gia này. Đặc biệt Lưỡng Hà có được khí hậu nóng ẩm
hạp với việc canh tác, sản xuất được các thực vật có thể nói là đa dạng, lại hàng
năm vào tháng Năm hàng năm có nước lũ của hai dịng sơng đổ về phù sa mầu

mỡ đổ vào vùng đồng bằng giúp cho hoa màu phong phú. Các cư dân nhiều
địa phương khác hội tụ về đây càng ngày càng nhiều, và cũng chính vì
vậy mà sinh ra nhiều tranh chấp về quyền lợi, tạo ra các mối chia rẽ khiến
Lưỡng Hà khó lòng thống nhất được.
Cư dân xưa nhất ở Lưỡng Hà là người Xume. Họ từ Trung Á di cư đến miền
Nam Lưỡng Hà vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN. Tại đây, họ đã lập nên
nhiều thành bang như Ua, Êridu, Lagat, Uruc... Thiên niên kỷ III TCN, người
Áccat, người Amorit, một nhánh của tộc Xêmit đã lần lượt lập nên quốc gia
20


21

Accat, quốc gia cổ Babylon nổi tiếng nhất trong lịch sử Lưỡng Hà cổ đại. Ngoài
ra, nhiều tộc người khác xâm nhập Lưỡng Hà, các tộc người đồng hóa với nhau
làm cho thành phần cư dân ở đây phức tạp.
Lịch sử Lưỡng Hà trải qua 5 nhà nước:
-

Những nhà nước của người Xume
Khoảng đầu thiên kỉ III TCN, ở miền Nam Lưỡng Hà, nơi cư trú của

người Xume đã xảy ra những cuộc đấu tranh giành đất đai và nguồn nước của
các thành bang. Đến giữa thiên kỉ III, thành bang Umma ở phía Bắc đã đánh bại
Lagat, chinh phục nhiều thành bang khác và thống nhất miền Nam Lưỡng Hà
(gọi là vùng Xume)
-

Accat
Thành bang Accat do một chi nhánh người Xêmit thành lập ở phía Bắc


vùng Xume. Đến thời vua Xacgon (2369-2314 TCN), Accat trở thành một quốc
gia hùng mạnh, thống nhất cả vùng Lưỡng Hà. Tiếp đó, Accat còn chiếm được
các khu vực xung quanh thành lập một quốc gia lớn mạnh ở Tây Á. Đến cuối
thế kỉ XXIII TCN, Accat bị người Guti ở Đông Bắc chinh phục và thống trị
trong một thời gian dài.
-

Vương triều III của Ua (2132-2024 TCN)
Sau khi nguời Guti bị đánh đuổi, quyền thống trị ở Lưỡng Hà chuyển

sang tay vương triều III của Ua, một thành bang cổ xưa của Xume. Phạm vi
thống trị của vương triều này cũng rất rộng. Bộ luật do Ua ban bố được xem là
cổ nhất trong lịch sử thế giới. Như vậy, dưới thời vương triều III, Ua đã trở
thành một nước lớn mạnh ở Lưỡng Hà, nhưng đến cuối thế kỉ XXI TCN thì bị
suy yếu và bị liên quân của Elam (một bộ tộc ở phía Đơng) và Mari (một thành
bang ở phía Bắc) đánh bại.
21


22
-

Cổ Babylon
Vương quốc cổ Babilon được người Amorit thành lập ở trung tâm Lưỡng

Hà. Babilon trở thành quốc gia hùng mạnh, nổi tiếng nhất trong lịch sử
Lưỡng Hà cổ đại dưới thời vua Hammurabi (1792-1750 TCN). Ông đã lần
lượt đánh bại các thành bang xung quanh, thống nhất được hầu hết vùng
Lưỡng Hà, xây dựng bộ máy nhà nước chuyên chế tập quyền trung ương. Đặc

biệt, ông đã ban hành bộ luật Hammurabi-một bộ luật cổ được giữ lại tương đối
trọn vẹn.
Kinh tế Lưỡng Hà dưới thời Babilon có những tiến bộ rất đáng kể. Công
cụ đồng thau được dùng phổ biến, sắt đã xuất hiện nhưng còn hiếm. Cư dân
Lưỡng Hà đã biết sử dụng cày có lưỡi đồng thau do bị kéo, cày có lắp bộ phận
gieo hạt.Như vậy, dưới thời vua Hammurabi, Babilon không những được ổn
định về chính trị mà kinh tế, văn hóa cũng rất phát triển. Nhưng sau khi vua
Hammurabi chết, vương triều bước vào thời kì khủng hoảng bởi sự tranh giành
quyền lực giữa các phe phái trong cung đình và bởi cuộc tấn công ồ ạt của các
bộ lạc người phương Bắc. Cuối cùng vương quốc cổ Babilon bị tiêu diệt.
-

Tân Babylon và Ba Tư
Sau khi vương quốc cổ Babylon sụp đổ, Lưỡng Hà liên tục bị ngoại

tộc xâm lược và thống trị. Tình trạng rối loạn đó kéo dài tới hơn 1000 năm.
Năm 605 TCN, Babylon mới giành lại được độc lập, chấm dứt thời kì thống trị
của đế quốc Atxiri trong gần 300 năm.Năm 626 TCN, người Chaldea (một
chi nhánh của bộ tộc Xêmit) đã xây dựng vương quốc và lại chọn Babylon
làm thủ đô, gọi là Tân Babylon. Vua nổi tiếng nhất của vương quốc
Chaldea là Nabuchodonosor (605-561 TCN) đã dùng vũ lực mở rộng lãnh
thổ đánh chiếm Syria và Palestine. Ông đã cho xây dựng lại Babilon thành
một đơ thành nguy nga đồ sộ, trung tâm văn hóa và công thương nghiệpcủa

22


23

Tây bộ châu Á hồi đó. Tại đây có “Vườn treo” được xem là một trong những

kì quan của thế giới cổ đại.
Mặc dù chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn (605-539 TCN), vương
quốc Tân Babilon vẫn kịp phát triển hưng thịnh. Năm 539 TCN, nó lại bị người
Ba Tư xâm lược, từ đó về sau khơng thể phục hồi được nữa. Sông những thành
tựu văn minh của người Babilon vẫn còn để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử
Lưỡng Hà.
b.

Về tôn giáo

Về tôn giáo, tôn giáo Lưỡng Hà được coi là cổ nhất. Cư dân Lưỡng Hà cổ đại
thờ rất nhiều vị thần liên quan đến trồng trọt, chăn nuôi và những hiện tượng
thiên nhiên gắn liền với cuộc sống gần gũi thường ngày: thần Mặt Trời (Samat),
thần Đất (Enlin), thần Ái Tình (Istaro), thần Mẹ (Ihana), Thần Biển (Ea)…
Người ta còn xây dựng nhiều đền, miếu thờ thần do các tăng lữ tiến hành nhiều
nghi lễ rất phức tạp. Người Lưỡng Hà quan niệm cái chết khá đơn giản và vì
thế, họ cũng xây lăng mộ đơn giản hơn người Ai Cập. Và từ đây, người Lưỡng
Hà chú ý đến lễ mai táng. Tầng lớp tang lữ đóng vai trị trung gian từng bước
chiếm độc quyền tôn giáo và trở thành tầng lớp quan trọng trong xã hội.
c.

Kiến trúc và điêu khắc

Ở Lưỡng Hà ít gỗ đá, các cơng trình kiến trúc ởđây phần lớn được xây dựng
bằng gạch nhưng cũng rất nguy nga, hùng vĩ. Nổi bật nhất trong nghệ thuật kiến
trúc Lưỡng Hà là thành cổ Babilon và vườn treo Babilon được xây dựng vào
khoảng thế kỉ VII TCN. Thành Babilon (ở phía nam Batđa ngày nay )được xây
bằng gạch có chu vi 16 km, cao 30 m, dày từ 6m đến 8,5m và có 7 cửa. Cổng
thành Isơta được bọc đồng và trang trí bằng những bức phù điêu rất sinh động.
Vườn treo Babilon được người Hy Lạp cổ đại xếp vào một trong bảy kì quan thế

giới. Đây là một khu vườn được xây vươn lên trời xanh, cao 77m và gồm có 4
23


24

tầng. Trên mỗi tầng có trồng những loại hoa thơm cỏ lạ sưu tầm từ Ai Cập tới
Ấn Độ. Nước chảy róc rách, cây xanh mát mắt, chim hót véo von. Tây Á cảnh
quan phần lớn là núi và sa mạc, những đồn lái bn trên “ con đường tơ lụa”
khi đi đến đây thì thật là gặp cảnh thiên đường dưới hạ giới.
d.

Khoa học tự nhiên:

Về toán học: Ban đầu người Sumer sử dụng hệđếm cơ số 5, về sau nhiều tộc
người ởLưỡng Hà sử dụng đồng thời cả cơ số 10 và cơ số 60. Ngày nay, chúng
ta còn chịu ảnh hưởng của họ qua việc chia độ trên vịng trịn và chia thời gian.
Về hình học: Người Lưỡng Hà cổ đã biết tính diện tích các hình hình học
đơn giản, đã biết về quan hệ giữa 3 cạnh trong một tam giác vng. Họ đã biết
tính phân số , luỹ thừa, khai căn bậc 2 và căn bậc 3; đặc biệt là họđã giải được
phương trình 3 ẩn số.
Về thiên văn học: Người Lưỡng Hà cổ lập ra khá nhiều đài để quan sát thiên
văn, các nhà thiên văn hồi đó cịn là các nhà chiêm tinh học. Họ cũng chia bầu
trời làm 12 cung hoàng đạo, đã tính trước được nhật thực và nguyệt thực. Họ
làm ra lịch dựa vào Mặt Trăng, một năm của họ cứ một tháng 29 ngày lại một
tháng 30 ngày. Như vậy sau 12 tháng chỉ có 354 ngày, cịn thiếu so với năm
dương lịch. Để khắc phục hạn chế này , người ta đã biết thêm vào tháng nhuận.
Về Y học: Người Lưỡng Hà đã biết cách chữa trị các bệnh khác nhau về tiêu
hố, thần kinh, hơ hấp và đặc biệt là bệnh về mắt. Y học đã chia thành nội khoa,
ngoại khoa, họcũng đã biết giải phẫu. Thần bảo trợ cho Y học là thần Ninghizita

với hình tượng con rắn quấn quanh cây gậy mà ngày nay ngành y ở một số nước
vẫn lấy làm biểu tượng.
e.

Chữ viết

24


25

Chữ viết Lưỡng Hà cổ đại do người Xume sáng tạo ran gay từ cuối thiên
niên kỷ thứ IV (thời kỳ thành bang). Cũng như người Ai Cập cổ đại, chữ viết
của cư dân Lưỡng Hà cổ đại là chữ tượng hình. Tuy nhiên, người Lưỡng Hà cổ
đại khơng ngừng cải tiến chữ viết từ toàn bộ đến bộ phận tiêu biểu cho đơn giản.
Tổng số chữ tiết hình (nêm) có khoảng 600 chữ nhưng thường dung 300 chữ
(mỗi chữ nhiều nghĩa). Về sau người Phênixi cải tiến thành chữ cái gồm 29 chữ,
ở miền Nam thì dựa vào chữ Ai Cập = chữ cái gồm 22 chữ phổ biến hơn, là cơ
sở cho chữ Hy Lạp, Latin.
Lưỡng Hà nằm giữa hai dịng sơng hiền hịa Euphrates và Tigris chảy theo
hướng Tây Bắc - Đơng Nam đó được ví như hai dịng sữa vơ tận ni dưỡng
nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại. Hai con sông đã trở thành con đường chuyên
chở văn minh, trở thành gạch nối giữa văn minh Tây Á với văn minh Địa Trung
Hải. Các con sông Euphrates và sông Tigris không chỉ là đường giao thông
huyết mạch quan trọng nối Ba Tư với Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu, mà nó cịn là
nguồn nước ni dưỡng nền văn minh nông nghiệp sớm của Lưỡng Hà, cung
cấp cho người dân nhiều loại tơm, cá có giá trị dinh dưỡng cao, đồng thời đó
cũng là dịng sơng tâm linh góp phần hình thành những tín ngưỡng điển hình
của cư dân nơng nghiệp.
3.


Sơng Ấn (Indus) và Sơng Hằng (Gange) (văn minh Ấn Độ)

Nền văn minh Ấn Độ là một nền văn minh nổi tiếng và thuộc về những nền văn
minh cổ nhất thế giới. Nền văn minh Ấn Độ thời cổ đại bao gồn cả vùng đất ở
các nước như: Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh ngày nay
Bán đảo Ấn Độ thuộc Nam Á gần như hình tam giác. Ở phía Bắc, bán đảo bị
chắn bởi dãy Hymalaya. Từ bên ngồi vào Ấn Độ rất khó khăn, chỉ có thể qua
các con đèo nhỏ ở núi Tây- Bắc Ấn. Bên cạnh đó, miền bắc Ấn Độ có 2 con
sơng lớn là Sông Ấn (Indus) và Sông Hằng (Gange).

25


×