Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Mạng xã hội địa điểm trên facebook

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (971.49 KB, 47 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

Trần Hồng Hải
MẠNG XÃ HỘI ĐỊA ĐIỂM TRÊN FACEBOOK
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
Ngành: Công nghệ thông tin
HÀ NỘI - 2010
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
Trần Hồng Hải
MẠNG XÃ HỘI ĐỊA ĐIỂM TRÊN FACEBOOK
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
Ngành: Công nghệ thông tin
Cán bộ hướng dẫn: Thạc sỹ Hồ Đắc Phương
HÀ NỘI - 2010
LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin gửi tới thầy Hồ Đắc Phương lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đã
trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình em làm khóa luận tốt nghiệp.
Em xin cảm ơn cô Nguyễn Minh Hằng trong những ngày cuối đã giúp em hoàn thiện
khóa luận.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Đại học Công Nghệ đã hết
lòng dạy bảo, giúp đỡ em trong những năm học đại học, giúp em có những kiến thức và
kinh nghiệm quý giá trong chuyên môn và cuộc sống. Những hành trang đó là một tài sản
vô giá nâng bước cho em tới được với những thành công trong tương lai.
Cuối cùng, em xin cảm ơn những người thân trong gia đình và bạn bè đã giúp đỡ,
động viên em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
TÓM TẮT NỘI DUNG KHÓA LUẬN
Khóa luận nghiên cứu và trình bày cách thức tạo ra một mạng xã hội địa điểm. Cũng
giống như mạng xã hội ảo các thành viên trong mạng chia sẻ cho nhau thông tin về cá nhân,
cảm nghĩ hay một vấn đề nào đó thì ở mạng xã hội địa điểm thông tin được chia sẻ là về vị


trí, địa điểm yêu thích của từng thành viên.
Phần đầu khóa luận giới thiệu về các công nghệ liên quan như : Mạng xã hội ảo
Facebook, dịch vụ Google Map, dịch vụ GPS, các ứng dụng mang tính chất tương tự. Phần
thứ hai khóa luận trình bày các bước xây dựng một ứng dụng có tên “ Mạng xã hội địa
điểm”. Sau đó khóa luận đi sâu vào xây dựng chức năng và cách sử dụng ứng dụng để tạo
nên một mạng xã hội địa điểm. Việc áp dụng “ Mạng xã hội địa điểm” vào thực tế và kết
luận được viết ở cuối khóa luận.
MỤC LỤC
Chương I: Đặt vấn đề: ........................................................................................................1
Chương II: Các công nghệ liên quan: ................................................................................4
2.1. Mạng xã hội: ........................................................................................................4
2.1.1. Mạng xã hội là gì? ..........................................................................................4
2.1.2 . Facebook ........................................................................................................5
2.2 . Google Map ........................................................................................................8
2.3. GPS ......................................................................................................................9
2.4. Các ứng dụng tương tự ......................................................................................13
2.4.1. Map Your Buddies .......................................................................................13
2.4.2. Useamap ......................................................................................................14
Chương III: Kiến trúc hệ thống .......................................................................................15
3.1 . Mô tả hệ thống ..................................................................................................15
3.2 . Thành phần hệ thống .........................................................................................16
3.2.1 . Client ...........................................................................................................16
3.2.2 . Facebook Server ..........................................................................................19
3.2.3 . Google Map .................................................................................................19
3.2.4 . Server ...........................................................................................................21
3.2.5 . Database Server ...........................................................................................23
3.2.6 . Webservices .................................................................................................25
3.2.7 . Mobile-Application .....................................................................................26
Chương IV: Cài đặt ..........................................................................................................28
4.1 . Cài đặt hệ thống ................................................................................................28

4.2 . Đăng nhập và tham gia vào ứng dụng ..............................................................30
4.2.1 . Đăng nhập Facebook ...................................................................................30
4.2.2 . Tham gia vào ứng dụng ...............................................................................31
4.3 . Cách sử dụng ứng dụng ....................................................................................32
4.4 . Mở rộng ứng dụng ............................................................................................34
4.4.1 . Mở rộng ứng dụng cho hãng Taxi ...............................................................34
4.4.2 . Mở rộng ứng dụng cho nhà hàng ăn ............................................................38
Chương V: Kết luận .........................................................................................................39
5.1 . Khái quát nội dung đề tài ..................................................................................39
5.2 . Các bước thực hiện ...........................................................................................39
5.3 . Kết quả đạt được ...............................................................................................39
5.4 . Phương hướng phát triển ..................................................................................40
CHƯƠNG I : ĐẶT VẤN ĐỀ
Mình đang ở đâu? Taxi ở đâu gần nhất? ATM rút đâu là tiện đường nhất? …
Những câu hỏi mà chúng ta thường gặp trong cuộc sống. Nó thật sự không khó nhưng
thỉnh thoảng làm cho ta bối rối, làm cho ta xoay quanh câu hỏi “ địa điểm”. Tìm ra đường ở
những khu đô thị nhà mọc san sát, các con đường mới mở, góc phố, ngõ hẽm, không dễ khi
ta không phải dân bản địa. Luôn cầm theo một tấm bản đồ thì thật bất tiện. Một câu nói
“Đường ở cái miệng”, muốn biết mình đi đường nào cho đúng hãy hỏi người xung quanh.
Muốn biết bạn mình đang ở đâu hãy hỏi chính người bạn đó.
Khuyên bạn hãy hỏi những điều tốt hơn như là : “Bạn khỏe chứ !!!” thay vì hỏi về
“địa điểm”. Bởi trong tay chúng ta có công nghệ.
Ngày nay thiết bị định vị toàn cầu GPS đã phổ biến, cung cấp cho chúng ta về vị trí
trên toàn cầu. GPS định vị chính xác từng điểm trên bản đồ, đang đứng yên hay di chuyển.
Cần có liên kết để biết bạn mình ở đâu. Mạng xã hội Facebook giúp chúng ta kết nối với
nhiều người bạn, cung cấp môi trường phát triển ứng dụng. Việc kết hợp giữa GPS và
Facebook để tạo ra một ứng dụng mạng xã hội địa điểm là rất có tiềm năng. Qua ứng
dụng này ta có thể trả lời những câu hỏi về “địa điểm” thường gặp trong cuộc sống.
Ứng dụng mạng xã hội địa điểm cho phép những người dùng trong Facebook có thể
cập nhật vị trí của mình ở thời điểm hiện tại, và theo dõi vị trí hiện tại của bạn bè. Thêm

vào đó có thể biết được những điểm yêu thích của người khác.
Từ ứng dụng cơ bản này, có thể mở rộng triển khai cho một loạt các dịch vụ hữu ích
khác: truy tìm vị trí của các xe taxi, truy tìm vị trí các máy ATM, quán café, các khu vui
chơi... quanh vị trí đang đứng.
Ứng dụng phải đảm bảo các yêu cầu: tính tiện lợi, dễ sử dụng đối với mọi người
dùng, đề xuất đảm bảo được sự riêng tư cho mỗi người dùng khi có yêu cầu.
Trong khóa luận này chúng ta nghiên cứu về cách thức tạo ra một mạng xã hội địa
điểm. Về mặt xã hội, khóa luận giới thiệu về một mạng xã hội đang thịnh hành là
Facebook. Cơ sở hạ tầng tốt và cách thức tham gia đơn giản cộng với sự phong phú về
chức năng giúp Facebook chiếm được cảm tình của nhiều người dùng. Hàng triệu thành
1
viên đến với Facebook, các thành viên tự kết nối đến với nhau, chia sẻ thông tin cho nhau
tạo nên tính xã hội rất cao trên Facebook. Về mặt vị trí thì khóa luận giới thiệu về hai công
nghệ chính là Google Map và GPS. Đây là hai công nghệ đang phát triển mạnh mẽ, được
ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực. Google Map cho ta một bản đồ thế giới, qua đó ta có thể
hiển thị vị trí mà GPS cung cấp. Khóa luận nói về lịch sử ra đời, cách thức hoạt động và
yêu cầu hệ thống của hai công nghệ trên. Tính hợp lý khi kết hợp giữa GPS và Google Map
cũng được phân tích trong khóa luận. Phần chính khóa luận viết về cách thức tạo ra một
mạng xã hội địa điểm. Xây dựng một ứng dụng để kết nối mọi người lại với nhau đồng thời
tạo ra những địa điểm cho từng người. Ứng dụng là sự kết hợp giữa Facebook, Google
Map, GPS. Facebook cung cấp môi trường phát triển ứng dụng khá hoàn hảo. Thừa hưởng
tính xã hội từ Facebook đưa vào ứng dụng, giúp ứng dụng mang tính xã hội cao. Chức năng
chia sẻ ứng dụng của Facebook góp phần chính để đưa ứng dụng đến tay người dùng. Khóa
luận nêu ra những ưu điểm mà Facebook mang lại sau đó đi sâu về phân tích hệ thống của
ứng dụng. Phân tích từng thành phần của ứng dụng cũng như chức năng của các thành phần
đó. Mỗi thành phần đều được trình bày rỏ ràng trong khóa luận. Các API của Facebook và
Google Map cung cấp cũng được chỉ ra và cách áp dụng vào trong ứng dụng. Sau khi trình
bày về thành phần cấu tạo của ứng dụng, khóa luận nói tiếp về cách cài đặt các thành phần
để tạo nên ứng dụng. Một trong số đó cần kể đến cách thiết đặt cấu hình cho ứng dụng trên
Facebook. Cấu hình ứng dụng trên Facebook chính là yếu tố quan trọng trong xây dựng hệ

thống. Sau đó khóa luận hướng dẫn người dùng làm sao để có thể tham gia vào ứng dụng.
Nội dung khóa luận gồm những phần như sau :
+Chương một là đặt vấn đề. Đưa ra những vấn đề cần được giải quyết, nêu ra
giải pháp để xử lý các vấn đề đó. Nói về sự thiết thực khi tạo ứng dụng mạng
xã hội địa điểm cộng với việc áp dụng vào thực tế, hiệu quả trước mắt và lâu
dài. Cuối chương một là phần giới thiệu khái quát nội dung của khóa luận.
+Chương hai là các công nghệ liên quan. Chương này viết về các công nghệ liên
quan trong ứng dụng mạng xã hội địa điểm. Đầu chương là định nghĩa cơ bản
về mạng xã hội. Trong đó có các vấn đề như mạng xã hội là gì, lịch sử ra đời,
cấu thành và mục tiêu của mạng xã hội. Sau đó giới thiệu về mạng xã hội
Facebook. Trong đó có lịch sử ra đời, những con số đáng được nhắc đến của
Facebook, nhân tố để Facebook trở nên thành công. Cũng ở chương này khóa
luận nêu ra hai công nghệ quan trọng là Google Map và GPS. Phần cuối
2
chương khóa luận giới thiệu thêm hai ứng dụng có tính chất tương tự như mạng
xã hội địa điểm.
+Chương ba là kiến trúc hệ thống. Trong chương này khóa luận xây dựng một
mô hình hệ thống. Sau đó đưa ra thành phần của hệ thống rồi phân tích từng
thành phần một. Mỗi thành phần được khóa luận phân tích đầy đủ về cấu tạo và
chức năng riêng.
+Chương bốn là cài đặt ứng dụng. Cài đặt ứng dụng và cách thức tham gia vào
ứng dụng được khóa luận viết ở chương này. Cốt lõi của chương này là cài đặt
cấu hình cho ứng dụng. Sau đó khóa luận trình bày thêm cách sử dụng ứng
dụng, một số mô hình kinh doanh được áp dụng vào trong ứng dụng.
+Chương năm là kết luận. Trong chương này có tổng kết khóa luận, các bước
tiến hành, kết quả đạt được và phương hướng phát triển ứng dụng.
3
CHƯƠNG II : CÁC CÔNG NGHỆ LIÊN QUAN
2.1 . Mạng xã hội
2.1.1 . Mạng xã hội là gì?

Theo [3] mạng xã hội, hay gọi là mạng xã hội ảo(social network) là dịch vụ nối kết
các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không
phân biệt không gian và thời gian.
Mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file,
blog và xã luận. Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành
một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới. Các dịch vụ
này có nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo group (ví
dụ như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail hoặc
screen name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca
nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán...
Hiện nay thế giới có hàng trăm mạng mạng xã hội khác nhau, với MySpace và
Facebook nổi tiếng nhất trong thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu; Orkut và Hi5 tại Nam Mỹ;
Friendster tại Châu Á và các đảo quốc Thái Bình Dương. Mạng xã hội khác gặt hái được
thành công đáng kể theo vùng miền như Bebo tại Anh Quốc, CyWorld tại Hàn Quốc, Mixi
tại Nhật Bản và Yahoo! 360 tại Việt Nam.
- Lịch sử:
Mạng xã hội xuất hiện lần đầu tiên năm 1995 với sự ra đời của trang Classmate với
mục đích kết nối bạn học, tiếp theo là sự xuất hiện của SixDegrees vào năm 1997 với mục
đích giao lưu kết bạn theo sở thích.
Năm 2002, Friendster trở thành một trào lưu mới tại Hoa Kỳ với hàng triệu thành viên
ghi danh. Tuy nhiên sự phát triển quá nhanh này cũng là con dao hai lưỡi: server của
Friendster thường bị quá tải mỗi ngày, gây bất bình cho rất nhiều thành viên.
Năm 2004, MySpace ra đời với các tính năng như phim ảnh và nhanh chóng thu hút
hàng chục ngàn thành viên mới mỗi ngày, các thành viên cũ của Friendster cũng lũ lượt
chuyển qua MySpace và trong vòng một năm, MySpace trở thành mạng xã hội đầu tiên có
4
nhiều lượt xem hơn cả Google và được tập đoàn News Corporation mua lại với giá 580
triệu USD.
Năm 2006, sự ra đời của Facebook đánh dấu bước ngoặt mới cho hệ thống mạng xã
hội trực tuyến với nền tảng lập trình "Facebook Platform" cho phép thành viên tạo ra những

công cụ (apps) mới cho cá nhân mình cũng như các thành viên khác dùng.
- Cấu thành:
• Nút (node): Là một thực thể trong mạng. Thực thể này có thể là một cá nhân, một
doanh nghiệp hoặc một tổ chức bất kỳ nào đó
• Liên kết (tie): là mối quan hệ giữa các thực thể đó. Trong mạng có thể có nhiều
kiểu liên kết. Ở dạng đơn giản nhất, mạng xã hội là một đơn đồ thị vô hướng các
mối liên kết phù hợp giữa các nút. Ta có thể biểu diễn mạng liên kết này bằng một
biểu đồ mà các nút được biểu diễn bởi các điểm còn các liên kết được biểu diễn
bởi các đoạn thẳng.
- Mục tiêu:
• Tạo ra một hệ thống trên nền Internet cho phép người dùng giao lưu và chia sẻ
thông tin một cách có hiệu quả, vượt ra ngoài những giới hạn về địa lý và thời
gian.
• Xây dựng lên một mẫu định danh trực tuyến nhằm phục vụ những yêu cầu công
cộng chung và những giá trị của cộng đồng.
• Nâng cao vai trò của mỗi công dân trong việc tạo lập quan hệ và tự tổ chức xoay
quanh những mối quan tâm chung trong những cộng đồng thúc đẩy sự liên kết các
tổ chức xã hội.
2.1.2 . Facebook
Theo [4] Facebook là một tiện ích có tính xã hội để kết nối mọi người với bạn bè và
những người đang sống, học tập và làm việc xung quanh. Người ta sử dụng Facebook để
giữ liên lạc với bạn bè, tải không giới hạn hình ảnh, đưa các liên kết và video, và để hiểu
thêm về những người họ đã gặp.
5
Hình 2.1 : facebook
- Lịch sử Facebook:
Mark Zuckerberg thành lập Facebook cùng với bạn bè là bạn cùng phòng Dustin
Moskovitz và Chris Hughes khi ông còn là sinh viên tại Đại học Harvard.
Facebook mở đầu là một phiên bản Hot or Not của Đại học Harvard với tên gọi
Facemash. Mark Zuckerberg, khi đang học năm thứ hai tại Harvard, đã dựng nên

Facemash vào ngày 28 tháng 10 năm 2003.
Học kỳ tiếp theo, Zuckerman thành lập "The Facebook", ban đầu đặt tại
thefacebook.com, vào ngày 4 tháng 2 năm 2004. "Mọi người đã nói nhiều về một cuốn
sách đăng ảnh trong Harvard", Zuckerberg nói với The Harvard Crimson. "Tôi cho rằng
hơi bị ngu xuẩn khi trường đã phải mất vài năm để bỏ nó. Tôi có thể làm tốt hơn những gì
họ có thể, và tôi có thể làm nó trong vòng một tuần".
Việc đăng ký thành viên ban đầu giới hạn trong những sinh viên của Đại học Harvard,
và trong vòng một tháng đầu tiên, hơn một nửa số sinh viên đại học tại Harvard đã đăng ký
dịch vụ này.
Eduardo Saverin (lĩnh vực kinh doanh), Dustin Moskovitz (lập trình viên),
Andrew McCollum (nghệ sĩ đồ họa), và Chris Hughes nhanh chóng tham gia cùng với
Zuckerberg để giúp quảng bá website. Vào tháng 3 năm 2004, Facebook mở rộng sang
Stanford, Columbia, và Yale. Việc mở rộng tiếp tục khi nó mở cửa cho tất cả các trường
6
thuộc Ivy League và khu vực Boston, rồi nhanh chóng đến hầu hết đại học ở Canada và
Hoa Kỳ.
Vào tháng 6 năm 2004, Facebook chuyển cơ sở điều hành đến Palo Alto, California.
Công ty đã bỏ chữ The ra khỏi tên sau khi mua được tên miền facebook.com vào năm
2005 với giá 200.000 USD. Facebook ra mắt phiên bản trung học vào tháng 9 năm 2005,
Zuckerberg gọi nó là một bước logic tiếp theo. Vào thời gian đó, các mạng của trường
trung học bắt buộc phải được mời mới được gia nhập. Facebook sau đó mở rộng quyền
đăng ký thành viên cho nhân viên của một vài công ty, trong đó có Apple Inc và Microsoft.
Tiếp đó vào ngày 26 tháng 9 năm 2006, Facebook mở cửa cho mọi người trên 13 tuổi với
một địa chỉ email hợp lệ. Vào tháng 10 năm 2008, Facebook tuyên bố nó đã thiết lập một
trụ sở quốc tế tại Dublin, Ireland.
- Ấn tượng với Facebook
Website hiện có hơn 250 triệu thành viên đăng ký sử dụng trên khắp thế giới.
Facebook qua mặt Myspace về số lượng người truy cập, khiến cho Facebook trở thành
mạng xã hội phổ biến nhất, tiếp theo sau là MySpace và Twitter. Zuckerberg cho rằng "250
triệu người sử dụng không chỉ là một con số ấn tượng mà nó còn cho thấy bao nhiêu người

trên thế giới đang kết nối với nhau".
Facebook là 1 sự lựa chọn được yêu thích của người dùng Việt Nam. Trong những
tuần đầu của tháng 7, Việt Nam chính là quốc gia có số lượng thành viên sử dụng Facebook
tăng nhanh nhất thế giới.
Facebook đã có thêm 1 cột mốc mới trong lịch sử của mình: trang web đã đạt hơn 1 tỷ
lượt xem video trong tháng 6 vừa qua. 1 tỷ lượt xem video không phải là nhỏ nhưng nó vẫn
không "thấm" vào đâu so với số lượt xem video của YouTube. Trang web chia sẻ video số
1 thế giới này có tới 1,2 tỷ lượt xem mỗi ngày. Nhưng chắc chắn Facebook Video sẽ còn
tiếp tục phát triển bởi lẽ Facebook đã đi từ con số 0 để trở thành mạng xã hội lớn nhất hiện
nay với tốc độ tăng trưởng kinh khủng chỉ trong 1 năm trở lại đây.
Facebook đã gặp phải một số tranh cãi trong những năm qua. Nó đã bị cấm một thời
gian tại một số quốc gia, trong đó có Syria và Iran. Nó cũng đã bị cấm tại nhiều công sở để
hạn chế nhân viên tốn thời gian sử dụng dịch vụ. Quyền riêng tư cũng là một vấn đề, và nó
bị lạm dụng vài lần. Trang này cũng đang đối mặt với một số vụ kiện từ một số bạn cùng
7
lớp của Zuckerberg, họ nói rằng Facebook đã ăn cắp mã nguồn và các tài sản trí tuệ khác
của họ.
- Những nhân tố đem lại thành công của Facebook:
+Cung cấp dịch vụ tiện ích trực tuyến để phục vụ các hành vi xã hội trong một cộng
đồng ngoại tuyến. Facebook tạo ra môi trường cho các hoạt động trí tuệ, xoay quanh mối
quan hệ giữa con người; cho phép chia sẻ quan điểm, suy nghĩ, thông tin và tương tác với
nhau.
+ Thời gian đầu, hạn chế đăng ký thành viên (và các hành vi khác) để tạo ra sự thèm
muốn các dịch vụ trực tuyến (tạo làn sóng đăng ký thông qua hình thức marketing truyền
khẩu)
+Facebook là tổng hợp của một chuỗi các cộng đồng vi mô đã được thâm nhập sâu
+Xây dựng nhận thức thương hiệu mạnh dựa trên người dùng và quảng cáo, các sáng
lập viên được sự tín nhiệm của các học viên (trong thời gian khởi sự Facebook)
+Facebook cung cấp một mạng xã hội được tiêu chuẩn hoá và tự điều khiển/linh hoạt -
một cổng dừng chân được cá nhân hoá cao phục vụ kết nối trực tuyến - người sử dụng có

thể lập trình ra trang của riêng họ với các ứng dụng kéo-và-thả liên tục được tạo mới, có
giao diện người sử dụng đơn giản, sạch, bảo mật và ổn định.
+Người sử dụng thích được giới thiệu bản thân của họ và kết nối với bạn bè trong một
môi trường được bảo vệ, nơi những người được họ tin tưởng và biết nằm trong mạng
lưới của họ và họ không cảm thấy bị xâm hại hoặc cưỡng chế xem quảng cáo.
+Quảng cáo của Facebook được cá nhân hoá và dựa trên tính truyền miệng, đàm luận.
2.2 . GOOGLE MAP
Google Maps (thời gian trước còn gọi là Google Local) là một dịch vụ ứng dụng và
công nghệ bản đồ trực tuyến trên web miễn phí được cung cấp bởi Google và hỗ trợ nhiều
dịch vụ dựa vào bản đồ như Google Ride Finder và một số có thể dùng để nhúng vào các
trang web của bên thứ ba thông qua Google Maps API. Nó cho phép thấy bản đồ đường xá,
đường đi cho xe đạp, cho người đi bộ (những đường đi ngắn hơn 6.2 dặm) và xe hơi, và
những địa điểm kinh doanh trong khu vực cũng như khắp nơi trên thế giới. Lúc đó chúng ta
8
có thể nhấp và kéo bản đồ để xem ngay các khu vực lân cận. Xem hình ảnh vệ tinh của vị
trí mong muốn mà bạn có thể thu nhỏ, phóng to và quay.
3.3 . GPS : Global Positioning System
Theo [1] GPS (Global Positioning System) - Hệ thống định vị toàn cầu - là hệ thống
xác định vị trí dựa trên vị trí của các vệ tinh nhân tạo. Trong cùng một thời điểm, ở một vị
trí trên mặt đất nếu xác định được khoảng cách đến ba vệ tinh (tối thiểu) thì sẽ tính được
toạ độ của vị trí đó.
GPS được thiết kế và quản lý bởi Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, nhưng chính phủ Hoa Kỳ
cho phép mọi người sử dụng nó miễn phí, bất kể quốc tịch từ năm 1980, GPS hoạt động
trong mọi điều kiện thời tiết, mọi nơi trên Trái Đất, 24 giờ một ngày. Không mất phí thuê
bao hoặc mất tiền trả cho việc thiết lập sử dụng GPS.
GPS là hệ dẫn đường dựa trên một mạng lưới 24 quả vệ tinh được đặt trên quỹ đạo
không gian, hoạt động dựa trên các trạm phát tín hiệu vô tuyến điện. Được biết nhiều nhất
là các hệ thống có tên gọi LORAN - hoạt động ở giải tần 90-100 kHz chủ yếu dùng cho
hàng hải, hay TACAN - dùng cho quân đội Mỹ và biến thể với độ chính xác thấp
VOR/DME - VHF dùng cho hàng không dân dụng

- Sự hoạt động của GPS
Các vệ tinh GPS bay vòng quanh Trái Đất hai lần trong một ngày theo một quỹ đạo
rất chính xác và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất. Các máy thu GPS nhận thông tin
này và bằng phép tính lượng giác tính được chính xác vị trí của người dùng. Về bản chất
máy thu GPS so sánh thời gian tín hiệu được phát đi từ vệ tinh với thời gian nhận được
chúng. Sai lệch về thời gian cho biết máy thu GPS ở cách vệ tinh bao xa. Rồi với nhiều
quãng cách đo được tới nhiều vệ tinh máy thu có thể tính được vị trí của người dùng và
hiển thị lên bản đồ điện tử của máy.
Máy thu GPS phải khoá được với tín hiệu của ít nhất ba quả vệ tinh để tính ra vị trí
hai chiều (kinh độ và vĩ độ) và để theo dõi được chuyển động. Với bốn hay nhiều hơn số
quả vệ tinh trong tầm nhìn thì máy thu có thể tính được vị trí ba chiều (kinh độ, vĩ độ và độ
cao). Một khi vị trí người dùng đã tính được thì máy thu GPS có thể tính các thông tin
khác, như tốc độ, hướng chuyển động, bám sát di chuyển, khoảng hành trình, quãng cách
tới điểm đến, thời gian Mặt Trời mọc, lặn và nhiều thứ khác nữa.
9
- Độ chính xác của GPS
Các máy thu GPS ngày nay cực kì chính xác, nhờ vào thiết kế nhiều kênh hoạt động
song song của chúng. Các máy thu 12 kênh song song (của Garmin) nhanh chóng khoá vào
các quả vệ tinh khi mới bật lên và chúng duy trì chắc chắn liên hệ này, thậm chí trong tán lá
rậm rạp hoặc thành phố với các toà nhà cao tầng. Tình trạng nhất định của khí quyển và các
nguồn gây sai số khác có thể ảnh hưởng tới độ chính xác của máy thu GPS. Các máy thu
GPS có độ chính xác trung bình trong vòng 15 mét.
Các máy thu mới hơn với khả năng WAAS có thể tăng độ chính xác trung bình tới
dưới 3 mét. Không cần thêm thiết bị hay mất phí để có được lợi điểm của WAAS. Người
dùng cũng có thể có độ chính xác tốt hơn với GPS Vi sai (Differential GPS, DGPS) sửa lỗi
các tín hiệu GPS để có độ chính xác trong khoảng 3 đến 5 mét. Cục Phòng vệ Bờ biển Mỹ
vận hành dịch vụ sửa lỗi này. Hệ thống bao gồm một mạng các đài thu tín hiệu GPS và phát
tín hiệu đã sửa lỗi bằng các máy phát hiệu. Để thu được tín hiệu đã sửa lỗi, người dùng
phải có máy thu tín hiệu vi sai bao gồm cả ăn-ten
để dùng với máy thu GPS của họ.

- Hệ thống vệ tinh GPS
24 quả vệ tinh làm nên vùng không gian
GPS trên quỹ đạo 12 nghìn dặm cách mặt đất.
Chúng chuyển động ổn định, hai vòng quỹ đạo
trong khoảng thời gian gần 24 giờ. Các vệ tinh
này chuyển động với vận tốc 7 nghìn dặm một
giờ.
Các vệ tinh được nuôi bằng năng lượng Mặt Trời. Chúng có các nguồn pin dự phòng
để duy trì hoạt động khi chạy khuất vào vùng không có ánh sáng Mặt Trời. Các tên lửa nhỏ
gắn ở mỗi quả vệ tinh giữ chúng bay đúng quỹ đạo đã định.
Dưới đây là một số thông tin đáng chú ý về các vệ tinh GPS (còn gọi là NAVSTAR,
tên gọi chính thức của Bộ Quốc phòng Mỹ cho GPS):
• Vệ tinh GPS đầu tiên được phóng năm 1978.
• Hoàn chỉnh đầy đủ 24 vệ tinh vào năm 1994.
• Mỗi vệ tinh được làm để hoạt động tối đa là 10 năm.
10
• Vệ tinh GPS có trọng lượng khoảng 1500kg và dài khoảng 5m với các tấm năng
lượng Mặt Trời mở (có độ rộng 7m²).
• Công suất phát bằng hoặc dưới 50 watts.
- Tín hiệu GPS
Các vệ tinh GPS phát hai tín hiệu vô tuyến công suất thấp giải L1 và L2. (Giải L là
phần sóng cực ngắn của phổ điện từ trải rộng từ 0,39 tới 1,55 GHz). GPS dân sự dùng tần
số L1 1575,42 MHz trong giải UHF. Tín hiệu truyền trực thị, có nghĩa là chúng sẽ xuyên
qua mây, thuỷ tinh và nhựa nhưng không qua phần lớn các đối tượng cứng như núi và nhà.
Tín hiệu GPS chứa ba mẩu thông tin khác nhau - mã giả ngẫu nhiên, dữ liệu thiên văn
và dữ liệu lịch. Mã giả ngẫu nhiên đơn giản chỉ là mã định danh để xác định được quả vệ
tinh nào là phát thông tin nào. Có thể nhìn số hiệu của các quả vệ tinh trên trang vệ tinh của
máy thu Garmin để biết nó nhận được tín hiệu của quả nào.
Dữ liệu thiên văn cho máy thu GPS biết quả vệ tinh ở đâu trên quỹ đạo ở mỗi thời
điểm trong ngày. Mỗi quả vệ tinh phát dữ liệu thiên văn chỉ ra thông tin quỹ đạo cho vệ

tinh đó và mỗi vệ tinh khác trong hệ thống.
Dữ liệu lịch được phát đều đặn bởi mỗi quả vệ tinh, chứa thông tin quan trọng về
trạng thái của vệ tinh (lành mạnh hay không), ngày giờ hiện tại. Phần này của tín hiệu là cốt
lõi để phát hiện ra vị trí.
- Nguồn lỗi của tín hiệu GPS
Những điều có thể làm giảm tín hiệu GPS và vì thế ảnh hưởng tới chính xác bao gồm:
• Giữ chậm của tầng đối lưu và tầng ion - Tín hiệu vệ tinh bị chậm đi khi xuyên qua
tầng khí quyển.
• Tín hiệu đi nhiều đường - Điều này xảy ra khi tín hiệu phản xạ từ nhà hay các đối
tượng khác trước khi tới máy thu.
• Lỗi đồng hồ máy thu - Đồng hồ có trong máy thu không chính xác như đồng hồ
nguyên tử trên các vệ tinh GPS.
• Lỗi quỹ đạo - Cũng được biết như lỗi thiên văn, do vệ tinh thông báo vị trí không
chính xác.
11
• Số lượng vệ tinh nhìn thấy - Càng nhiều quả vệ tinh được máy thu GPS nhìn thấy
thì càng chính xác. Nhà cao tầng, địa hình, nhiễu loạn điện tử hoặc đôi khi thậm
chí tán lá dầy có thể chặn thu nhận tín hiệu, gây lỗi định vị hoặc không định vị
được. Nói chung máy thu GPS không làm việc trong nhà, dưới nước hoặc dưới
đất.
• Hình học che khuất - Điều này liên quan tới vị trí tương đối của các vệ tinh ở thời
điểm bất kì. Phân bố vệ tinh lí tưởng là khi các quả vệ tinh ở vị trí góc rộng với
nhau. Phân bố xấu xảy ra khi các quả vệ tinh ở trên một đường thẳng hoặc cụm
thành nhóm.
• Sự giảm có chủ tâm tín hiệu vệ tinh - Là sự làm giảm tín hiệu cố ý do sự áp đặt
của Bộ Quốc phòng Mỹ, nhằm chống lại việc đối thủ quân sự dùng tín hiệu GPS
chính xác cao. Chính phủ Mỹ đã ngừng việc này từ tháng 5 năm 2000, làm tăng
đáng kể độ chính xác của máy thu GPS dân sự. (Tuy nhiên biện pháp này hoàn
toàn có thể được sử dụng lại trong những điều kiện cụ thể để đảm bảo gậy ông
không đập lưng ông. Chính điều này là tiềm ẩn hạn chế an toàn cho dẫn đường và

định vị dân sự.)
- Các thiết bị ứng dụng GPS:
Điện thoại di động
• ETEN Glofiish X500/X600/X650/X800-M700/M800/M810
• Asus P535/P735
• Mio A701
• Nokia N95
Trong quân sự:
• Bom thông minh JDAM, Tên lửa không đối đất, Tên lửa hành trình,Tên lửa đất
đối đất ...
2.4 . Các ứng dụng tương tự
12
2.4.1 . Map Your Buddies:
Một ứng dụng tương tự, cũng sử dụng các API của Facebook, Amazon và Google
Map. Là một phi dự án của Đại Học Thương Mại bởi André , Thomas và Joern sau khi họ
tốt nghiệp khóa học Capstone IS696.
Cách thức hoạt động của Map Your Buddies: Sau khi người dùng đăng nhập
Facebook tất cả địa điểm của bạn bè được đưa lên Google Map.
- Các chức năng chính của Map Your Buddies :
+Cung cấp chức năng phân loại cho bạn bè trong danh sách.
+Hiển thị đánh dấu theo Zoom của MAP.
+Xử lý thông tin ngày sinh của bạn để hiển thị một danh sách ngày sinh nhật
hoặc đánh dấu các bạn bè trong danh sách bạn bè.
Hình 2.2 : Giao diện của Map Your Buddies
2.4.2 . Useamap
13
Là một ứng dụng hiện nay đang hoạt động, thu hút được khá nhiều người dùng.
Truy cập trang web useamap.com và đăng ký cho mình một tài khoản là bạn có thể làm rất
nhiều thứ trên đấy. Giao tiếp ngay trên web, mỗi người dùng có thể đánh dấu nhiều vị trí
mà mình thích. Ứng dụng không hỗ trợ kết nối bạn bè dẫn đến sự khó khăn trong chia sẻ.

Mang tính là ứng dụng cho công việc nên Useamap không thể “hòa nhập” vào trong sinh
hoạt đời sống của người dùng.
CHƯƠNG III : KIẾN TRÚC HỆ THỐNG
14
3.1 . Mô tả hệ thống
Hình 3.1 : Kiến trúc hệ thống :
User Login
Facebook
Server
Google
Map
Server
Facebook Application
Map
User’s
data
Friends info
Mobile
Application
Server
XHR
XHR: XMLHttpRequest
Database Server
SQL
Request
Map
Webservices
XHR
GET
method

SQL Request
15
Mỗi người dùng khi tham gia vào hệ thống phải cung cấp vị trí của mình và những
bạn bè trên Facebook có thể theo dõi vị trí này. Người dùng có thể sử dụng 2 cách để tham
gia vào hệ thống. Có thể định vị trí bằng tay qua Web hoặc tự động xác định vị trí thông
qua thiết bị có hỗ trợ GPS. Thiết bị này được cài đặt một ứng dụng cụ thể.
Cách xác định một vị trí nào đó là căn cứ vào kinh độ và vĩ độ trên bản đồ thế giới
được Google Map cung cấp. Ứng dụng phải chạy riêng biệt trên một máy chủ, làm nhiệm
vụ nhận các yêu cầu về vị trí của mỗi người dùng, thao tác với cơ sở dữ liệu, và giao tiếp
với các người dùng thông qua web hoặc XML (cho ứng dụng trên mobile). Ngoài ra ứng
dụng cũng phải kết nối tới dịch vụ của Google Maps để nhận các dữ liệu bản đồ cho việc
hiển thị. Các thông tin về mạng xã hội được nhận thông qua các APIs của Facebook.
3.2 . Thành phần hệ thống
Hệ thống có:
- Client
- Facebook Server
- Google Map
- Server
- Database Server
- Webservices
- Mobile Application
3.2.1 . Client
Sau khi kết nối đến Facebook (www.facebook.com) người dùng đăng nhập với tài
khoản của họ.
Sau đó tham gia vào ứng dụng Mạng xã hội địa điểm bằng cách Allow khi được hỏi.
Hoặc truy cập www.apps.facebook.com/xahoidiadiem và Allow ứng dụng.
Mỗi người dùng khi tham gia thì phải cung cấp ID của mình cho ứng dụng. Từ ID đó
ứng dụng sẽ lấy ra nhiều thông tin của mình trên Facebook Server.
Client sẽ gửi yêu cầu tham gia lên server gồm có ID của người dùng.
16

Ban đầu khi mới tham gia do chưa có trong cơ sở dữ liệu của ứng dụng nên Map hiển
thị ở vị trí mặc định là thủ đô Hà Nội.
Giao diện từ Client :
Hình 3.2 : Giao diện từ Client
Client cho phép người dùng tự đặt địa điểm của riêng mình khi tích vào Set My
Location. Client gửi lên server vị trí của người dùng kèm theo giá trị của Share. Tức là
người người dùng muốn chia sẻ vị trí của họ cho tất cả các bạn bè hay không.
Tiếp đến người dùng có thể đặt các địa điểm yêu thích riêng khi tích vào Favourite
Places.
17
Hình 3.3 : Ví dụ địa điểm yêu thích
Client nhận vị trí và chú thích địa điểm đó rồi gửi lên server.
Mục Search Friend dùng để tìm kiếm một ai đó trong danh sách bạn bè của mình.
Client gửi nội dung tìm kiếm lên server. Khi được server trả về Map sẽ tự động chuyển đến
vị trí người bạn đấy nếu người đấy tồn tại và có trong cơ sở dữ liệu.
Khi ngươi dùng tích chuột vào một trong số bạn của họ. Client yêu cầu server trả về
thông tin của người bạn đó đồng thời hiển thị vị trí của người ấy vào giữa bản đồ cộng với
địa điểm yêu thích nếu có.
18
Facebook
Applicaton
Server
XHR
XHR: XMLHttpRequest
Hình 3.4 : Giao tiếp Client
3.2.2 . Facebook Server
Là máy chủ của mạng xã hội Facebook. Trong hệ thống này thì Facebook cung cấp
cho ta môi trường phát triên ứng dụng dạng Iframe. Dữ liệu Facebook Server cung cấp
cho chúng ta là ID người dùng, ID bạn bè, Info người dùng cũng như bạn bè của mình.
Hình 3.5 : Giao tiếp Facebook Server và Server

3.2.3 . Google Map
Cung cấp cho ứng dụng một bản đồ thế giới. Với các vị trí cụ thể APIs của Google
Map cho phép chúng ta đánh dấu vị trí và trả về kinh độ, vĩ độ của vị trí đó.
Theo [2] Bạn có thể điều hướng (di chuyển chế độ xem của mình) theo hai chiều
trong bất kỳ Bản đồ của Google nào. Để quay (di chuyển bản đồ), hãy thực hiện theo một
trong những cách sau:
19
Facebook Server
Server
User’s data
Friends info

×