Luận văn
Một số kiến nghị về xây
dựng mô hình tập đoàn và cơ
chế quản lý hoạt động ngân
hàng trong tập đoàn
MỤC LỤC
Chương 1: 3
I. Giới thiệu một số mô hình tập đoàn kinh tế ở Nhật 3
1. Zaibatsu (literally finacial cliques): 3
1.1. “Zaibatsu” là gì?: 3
1.2. Những ảnh hưởng trong thời đương đại: 5
2. Kinh nghiệm từ mô hình ngân hàng trong các tập đoàn kinh tế của Nhật: 6
2.1. Tính ưu việt của mô hình tập đoàn của Nhật: 7
2.2. Những mặt hạn chế của mô hình tập đoàn của Nhật 7
II. Giới thiệu một số mô hình tập đoàn tài chính ngân hàng trên thế giới: 8
1. Đặc trưng chung của các mô hình tập đoàn tài chính trên thế giới: 8
2. Mô hình tập đoàn tài chính một số nước: 9
III. Lịch sử và điều kiện hình thành TĐKT ở Việt Nam 11
1. Tầm quan trọng của các Tổng công ty Việt Nam trong nền kinh tế quốc dân: 12
2. So sánh giữa mô hình Tập đoàn kinh doanh và mô hình Tổng công ty Việt
Nam: 14
3. Thực trạng tổ chức quản lý trong các Tổng công ty của Việt Nam: 16
3.1. Thực trạng: 16
3.2. Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại trong tổ chức quản lý của các Tổng
công ty Việt Nam hiện nay: 18
3.2.1. Nguyên nhân khách quan: 18
3.2.2. Nguyên nhân chủ quan: 19
IV. Đánh giá thực trạng ngân hàng Việt Nam: 20
1.1. Thực trạng ngành ngân hàng từ trước tới nay 20
1.2. Minh họa cho rủi ro tiềm ẩn thực tế 25
Chương 2: 27
I. Đánh giá hạn chế của tập đoàn hiện nay và ảnh hưởng của nó lên việc thành lập ngân
hàng: 28
1. Các hạn chế đến nay vẫn chưa khắc phục được và có thể ảnh hưởng đến hoạt động của
các tập đoàn hiện tại: 28
1.1. Về tổ chức quản lý: 28
1.2. Sự hình thành Tổng công ty theo phương pháp "cộng dồn"có kéo theo sự hình thành
Tập đoàn theo phương pháp “cộng dồn”? 29
1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý chưa hoàn thiện 31
1.4. Về quản lý hoạt dộng kinh doanh 32
1.5. Sự minh bạch về sở hữu vốn trong các tập đoàn: 32
2. Xu hướng cho phép các tập đoàn kinh tế thành lập ngân hàng hiện nay nên được chấp
nhận hay không? 34
2.1. Giả định 1: Không chấp nhận cho các tập đoàn thành lập ngân hàng riêng 34
2.2. Giả định 2: Chấp nhận cho các tập đoàn thành lập ngân hàng riêng 35
II. Một số kiến nghị về xây dựng mô hình tập đoàn và cơ chế quản lý hoạt động ngân hàng
trong tập đoàn 37
1. Mô hình tập đoàn đề xuất: 37
1.1. Tổ chức quản lý: 38
1.1.1. Quyền quản lý tài sản và kinh doanh: 38
1.1.2. Quyền phân chia lợi ích bên trong tập đoàn: 38
1.2. Về báo cáo tài chính hợp nhất: 39
1.3. Cơ chế khuyến khích kết quả hoạt động 39
1.4. Quan hệ giữa Chính phủ và tập đoàn: 40
2
1.5. Mối quan hệ trong các tập đoàn kinh tế và ngân hàng: 40
1.6. Nguồn nhân lực: 43
2. Mô hình đề xuất thành lập ngân hàng trong các tập đoàn kinh tế : 44
Phụ lục
Danh sách tài liệu tham khảo
3
Chương 1:
Một Số Mô Hình
Tập Đoàn Kinh Tế Trên Thế Giới
I. Giới thiệu một số mô hình tập đoàn kinh tế ở Nhật
Tóm tắt:
Theo khoảng thời gian khôi phục của triều đại Meiji vào năm 1868, Chính phủ mới đã
thúc đẩy một cách nhanh chóng tiến trình công nghiệp hóa. Mitsutis và Sumitomos, và những
nhóm doanh nghiệp mới khác như Mitsubishi đang rất khát vốn, trong khi đó nguồn vốn của
họ không có khả năng đáp ứng, vì vậy họ đã quay sang vay mượn từ thị trường vốn bên ngoài.
Những nhóm công ty này đã thành lập một tập đoàn mới để gia tăng nguồn vốn tài trợ cho vài
hoạt động mạo hiểm mới của mình và hình thành nên một tổ chức quản lý những nhóm công
ty theo hình kim tự tháp. Ở ngọn của mỗi nhóm công ty này là một công ty liên doanh của
những nhóm còn lại (sau này là một tập đoàn chính), là nhóm được xem như là một công ty
mẹ nắm quyền kiểm soát một vài tập đoàn nhà nước. Những tập đoàn này đến lượt nó, mỗi tập
đoàn này lại nắm quyền kiểm soát những tập đoàn nhà nước khác và mỗi tập đoàn khác này lại
kiểm soát những công ty nhà nước khác nữa.
Loại hình liên kết các công ty như vậy gọi là Zaibatsu. Loại hình này về sau đươc hiện đại
hoá bởi người Đại Hàn thành các Chaebol và một vài nhóm các doanh nghiệp quản lý theo
hình kim tự tháp tương tự như vậy nữa.
1. Zaibatsu (literally finacial cliques):
1.1. “Zaibatsu” là gì?:
Thuật ngữ Zaibatsu để đề cập đến tất cả những tập đoàn ở Nhật trước thế chiến thứ hai.
Tuy nhiên, không có một định nghĩa thống nhất rõ ràng nào cho thuật ngữ Zaibatsu. Trong
4
các tài liệu nghiên cứu, rất nhiều những định nghĩa và những đặc điểm riêng biệt của Zaibatsu
được các nhà nghiên cứu nêu ra thảo luận.
- Đầu tiên, Zaibatsu đã phát triển ở thời kì Taisho từ năm 1912-1926 sau thế chiến
thứ nhất. Vì vậy điều này giải thích vì sao quan điểm ở Nhật về cơ bản cho rằng
Zaibatsu là một thuật ngữ mang tính chính trị và thuật ngữ này đã được sử dụng
như những khái niệm nói đến sự phân bố trong thu nhập và chế độ tư bản độc
quyền đã được rất nhiều sự chú ý vào thời Taisho.
- Thứ hai, Zaibatsu thường được hiểu với thế mạnh độc quyền vững chắc trong rất
nhiều lĩnh vực chứ không riêng gì ở lãnh vực công nghiệp.
- Thứ ba, Zaibatsu thường được nghĩ đến cùng với ngân hàng thuộc sở hữu riêng
đứng ra tài trợ tài chính cho nó.
- Thứ tư, Zaibatsu là những nhóm các doanh nghiệp sở hữu những mảnh đất mênh
mông, rộng lớn chứa một nguồn khoáng sản phong phú to lớn.
- Thứ năm, một Zaibatsu đôi khi cũng được định nghĩa như một nhóm những công
ty liên kết với một tổng công ty thương mại hay sogo-shosha, đóng vai trò quan
trọng trong việc điều tiết những hoạt động.
- Thứ sáu, thuật ngữ Zaibatsu hiện nay thỉnh thoảng được mở rộng ra mang ý nghĩa
bao hàm cả những tập đoàn kiểm soát những nhóm công ty nhà nước trong những
quốc gia có nền kinh tế đang phát triển nói chung .
- Cuối cùng, Zaibatsu với cấu trúc theo kiểu một kim tự tháp, một công ty mẹ thuộc
tập đoàn hay một TCT nắm quyền kiểm soát toàn bộ tập hợp những chi nhánh
thuộc sở hữu trực tiếp của công ty mẹ. Những chi nhánh này, sau đó sẽ nắm quyền
kiểm soát những công ty khác và cứ thế tiếp tục. Tập đoàn thường có một nội quy
đưa ra quyết định hoạt động để quyết định xem những công ty nào thuộc sở hữu
trực tiếp hay gián tiếp.
5
1.2. Những ảnh hưởng trong thời đương đại:
Ngày nay, ảnh hưởng của Zaibatsu có thể vẫn đươc tìm thấy trong các loại hình tập đoàn,
những công ty tài chính lớn – có nguồn gốc gắn liền với các Zaibatsu truyền thống. Tuy nhiên,
một vài tranh cãi cho rằng những cơ chế kiểm soát về mặt hành chính và tài chính già cỗi của
các Zaibatsu nay đã bị phá hủy. Mặc dù sự tồn tại của những tập đoàn công nghiệp lớn ở Nhật
Bản đã mang lại những thay đổi thật sự to lớn cho nền kinh tế Nhật, nhưng cách điều hành dây
chuyền tạo thành thể thống nhất theo chiều dọc như trước đây của Zaibatsu đã kết thúc bằng
việc tách thành từng nhóm riêng lẻ. Hiện nay những mối quan hệ theo chiều ngang với đặc
tính của sự hợp tác và sự liên kết của Keiretsu đã thay thế cách điều hành trên.
Keiretsu không thuộc sở hữu của một gia đình, mà chia sẻ quyền sở hữu giữa những công
ty thành viên với nhau.
Keiretsu quản lý theo chiều ngang là những nhóm công ty công nghiệp liên kết với
nhau bằng nguồn vốn nhỏ lẻ của mình, những công ty này cùng góp vào để nắm quyền
kiểm soát số lượng lớn cổ phần. Ví dụ như tập đoàn Mitsui do nhiều công ty thành lập
nên.
Keiretsu quản lý theo chiều dọc cũng có cùng cấu trúc tương tự, với cấu trúc đó đã
chiếm lĩnh một số lượng lớn các khách hàng và nhà cung cấp của một công ty lớn
nhưng đơn độc, như Toyota Motors. Với những cách biến đổi khác nhau, thì những cổ
đông trong dân chúng chỉ có cơ hội tiếp cận với những lợi ích rất nhỏ, điều đó làm cho
thị trường chứng khoán không thể chi phối đến vai trò thống trị tập đoàn. Thêm vào
đó, là hầu hết những công ty Nhật đặc biệt là các Keiretsu đều có những mối quan hệ
rất chặt chẽ với những người cho vay của họ, hay những ngân hàng chính.
Đồ thị miêu tả Keiretsu theo chiều ngang:
Những đường tròn lớn tượng trưng cho những
công ty thành viên cốt lõi trong gia đình
Keiretsu. Mỗi công ty Keiretsu chính nắm
quyền kiểm soát những thành viên Keiretsu
nhỏ hơn, được tượng trưng bởi những đường
tròn nhỏ. Và những Keiretsu nằm trên các
6
đỉnh của các đa giác thuộc quyền sở hữu của họ. Để đơn giản, ở đây chỉ có 5 công ty chính
xếp thành hình ngũ giác. Thực tế, những Keiretsu lớn thường chứa đựng nhiều những công ty
nòng cốt hơn, mỗi công ty thêm vào hình thành thêm nhiều các góc cạnh của đa giác.
- Các công ty gia tăng nguồn vốn của mình bằng cách:
+ Đi vay tiền từ các ngân hàng
+ Phát hành các chứng khoán nợ và phải một khoản lãi nhất định cho các loại
chứng khoán nợ mà họ phát hành.
+ Phát hành các chứng khoán vốn.
+ Lợi nhuận giữ lại (sử dụng để tài trợ cho các khoản đầu tư).
Kết luận:
- Các Zaibatsu đã tạo nên một bộ mặt kinh tế mới cho nước Nhật. Nhật Bản đã được
hình thành từ những doanh nghiệp, hệ thống kinh tế nhỏ rồi sau đó phát triển thành
các Zaibatsu. Môi trường kinh tế Nhật bản đã dần mở ra trong đó bao gồm những
tập đoàn to lớn kếch xù, nhưng tập đoàn đã làm phức tạp vấn đề liên quan đến bộ
máy quản lý hành chính khổng lồ.
- Các Zaibatsu đã có những ảnh hưởng to lớn đối với toàn bộ quan chức cầm quyền
thời bấy giời và đã giúp đỡ họ giải quyết những khó khăn về vấn đề độc quyền. Bù
lại, Chính phủ Nhật đã giảm chi phí giao dịch và đã tạo cơ hội cho Zaibatsu ngày
càng giàu mạnh hơn. Đó cũng là cách Nhật Bản đưa hoạt động ngoại thương ngày
càng mở rộng đến cách nước khác. Chính phủ cần các Zaibatsu để phát triển hoạt
động công nghiệp hóa ở Nhật. Việc chuyển đổi thành những tập khổng lồ đã mở
đường cho Nhật Bản trở nên hiện đại hơn như các nước phương Tây.
2. Kinh nghiệm từ mô hình ngân hàng trong các tập đoàn kinh tế của Nhật:
Nhật Bản đóng vai trò như một mô hình mẫu cho các nước khác noi theo, là quốc gia lớn
đầu tiên ngoài các nước phương Tây tham gia vào khu vực những quốc gia giàu nhất thế giới.
Sự phát triển của mô hình TĐKT đã biến quốc gia nhà trở thành quốc gia độc nhất và rất đáng
để học hỏi vì mục đích học thuật cũng như vì mục đích ứng dụng mô hình vào thực tiễn.
7
Những quốc gia khác, trong tình hình tương tự, có thể học hỏi từ kinh nghiệm của Nhật
Bản. Đặc biệt là các quốc gia đang trong quá trình kiến thiết lại đất nước sau chiến tranh, sau
những trận thiên tai hay phải chịu những mối nguy hại khác cần phải xây dựng lại toàn bộ tài
sản hữu hình một cách nhanh chóng nên xem xét đến vai trò thống trị trung tâm của ngân hàng
và hoạt động tài trợ của hệ thống ngân hàng trong các TĐKT. Những nền kinh tế trong giai
đoạn chuyển đổi cũng có thể đạt được những lợi ích từ mô hình tập đoàn của Nhật.
2.1. Tính ưu việt của mô hình tập đoàn của Nhật:
Thứ nhất: Tạo ra các tập đoàn lớn, hiện đại
Ngân hàng trực thuộc các tập đoàn sẽ đóng vai trò trung tâm trong việc tạo ra những tập
đoàn hiện đại.
Ngân hàng sẽ tham gia vào hội đồng thành viên trong các công ty đang gặp khó khăn và có
tầm ảnh hưởng lớn đối với hoạt động của công ty.
Thứ nhì: Sử dụng vốn huy động một cách có hiệu quả cho các tập đoàn
Các ngân hàng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đặt những khoản tiền tiết kiệm của
dân chúng vào các doanh nghiệp lớn đáng tin cậy có đủ năng lực về khoa học kỹ thuật. Đây là
công thức của các TĐKT đã từng giúp cho đất nước Nhật đuổi kịp với các nước phương Tây.
Thứ ba: Cung cấp vốn để nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, cũng như phát triển và
ứng dụng những ý trưởng mới vào thực tiễn nền kinh tế
Điều này yêu cầu phải có nguồn lực rất lớn, phải có kỹ năng và đáng tin cậy, nhưng nó
cũng yêu cầu phải chấp nhận rủi ro và sự bất ổn. Tuy nhiên đây là con đường mà các tập đoàn
lớn ở phương Tây đã từng ứng dụng và đã rất thành công
2.2. Những mặt hạn chế của mô hình tập đoàn của Nhật
Quyền kiểm soát tập đoàn của công ty mẹ dần bị phai mờ, do phụ thuộc quá nhiều vào
sự sắp xếp các chính sách tài trợ với ngân hàng trực thuộc
Khi hoạt động của công ty đã phát triển và ổn định, những ngân hàng trực thuộc các
tập đoàn sẽ lấy quyền cho vay, sử dụng tiếng nói của mình trong các tài sản mà họ đã
8
đầu tư vào tập đoàn để gia tăng lãi suất cho vay từ đó lấy đi sự giàu mạnh các công ty
khách hàng của họ.
II. Giới thiệu một số mô hình tập đoàn tài chính ngân hàng trên thế giới:
1. Đặc trưng chung của các mô hình tập đoàn tài chính trên thế giới:
Chúng ta đã từng nghe nói nhiều đến tên tuổi các tập đoàn tài chính nổi tiếng: Citigroup
Inc, Deutsche Bank AG, HSBC Holdings…. Các tập đoàn này có mô hình kinh doanh phức
tạp, khác biệt so với mô hình giản đơn của một NHTM thông thường. Những nét đặc trưng
của mô hình này là:
- Hầu hết các tập đoàn tài chính có lịch sử phát triển từ một ngân hàng (thương mại
hoặc đầu tư) hay từ công ty bảo hiểm. Sau khi phát triển đến độ cần thiết, các ngân
hàng đều vươn ra hoạt động đa năng và hướng ra toàn cầu. Tổng tài sản và vốn chủ
sở hữu khá lớn.
- Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của tập đoàn tài chính khá lớn và chiếm tỷ lệ lớn
trong GDP.
- Cơ cấu tổ chức phức tạp: Cơ cấu của tập đoàn tài chính thường bao gồm có bộ
phận kinh doanh và bộ phận hỗ trợ. Bộ phận kinh doanh được phân tán làm 4 mảng
chuyên môn chính: (1) Ngân hàng bán lẻ phục vụ khách hàng cá nhân đại trà; (2)
Ngân hàng bán buôn bao gồm doanh nghiệp vừa và nhỏ và các công ty lớn; (3)
Ngân hàng phục vụ khách hàng giàu có; (4) Ngân hàng đầu tư kinh doanh trên thị
trường tài chính. Bộ phận hỗ trợ gồm có quản lý rủi ro; tài chính; tác nghiệp và IT.
- Sản phẩm kinh doanh đa năng: Sản phẩm cung ứng bao gồm tất cả các loại hình
sản phẩm tài chính: cấp tín dụng, tư vấn, dịch vụ, bảo hiểm, quản lý tài sản, quản lý
tài chính, dịch vụ ngân hàng điện tử (e-banking) Các sản phẩm phải đa dạng đáp
ứng nhu cầu khách hàng và thể hiện sự phân tán rủi ro của ngân hàng.
- Tất cả các bộ phận được quản trị thống nhất và tập trung theo ngành dọc: Đứng đầu
tập đoàn thường là Chủ tịch tập đoàn, sau đó đối với với từng mảng hoạt động sẽ
có giám đốc phụ trách khối, ví dụ: Giám đốc phụ trách khối rủi ro, Giám đốc phụ
trách tài chính, Giám đốc phụ trách khách hàng
9
Mô thức quản trị nêu trên cho phép các tập đoàn tài chính, dù có cơ cấu phức tạp và dù
có thay đổi nào (hiện tượng mua bán, chia tách, sáp nhập các công ty tài chính hiện rất phổ
biến) vẫn duy trì hoạt động ổn định và giữ chân được các ngân hàng.
2. Mô hình tập đoàn tài chính một số nước:
Khái quát về mô hình tổ chức của một số loại hình TĐKT trên thế giới:
(1) Công ty mẹ sở hữu tỉ lệ vốn theo quy định của nhà nước đủ khả năng điều tiết các
công ty con.
(2) Các công ty con kinh doanh chuyên ngành.
(3) Các công ty khác hoạt động dịch vụ liên quan, bao gồm cả các dịch vụ khác.
(4) Đối với tập đoàn tài chính - ngân hàng, không chỉ đơn thuần kinh doanh trong lĩnh
vực tiền tệ mà kinh doanh đa năng, bao gồm cả hoạt động ngân hàng, tài chính, bảo hiểm,
đầu tư và cả xây dựng… Điển hình là ở Tập đoàn HSBC Holdings, Deutsche Bank và đó là
các tập đoàn lớn với hàng trăm công ty thành viên có sức cạnh tranh mạnh, vươn ra nhiều
quốc gia.
Mô hình và cơ cấu tổ chức kinh doanh của một số tập đoàn nổi tiếng thế giới:
Mô hình của Tập đoàn ngân hàng Citigroup:
Citigroup là tập đoàn ngân hàng đa quốc gia, được hình thành thông qua việc hợp nhất
giữa Citicorp và Travelers Insurance, bao gồm nhiều công ty khác nhau, từ tín dụng
thương mại đến hỗ trợ tiêu dùng, môi giới đến bảo hiểm:
- Citigroup Global Consumer Group chuyên trách về hoạt động ngân hàng bán lẻ
- Corporate and Investment Banking kinh doanh bán buôn
- Globank Wealth Management- nhánh kinh doanh ngân hàng đầu tư và quản lý tài sản
- Citigroup Alternative Investment - nhánh kinh doanh quản lý tài sản, chuyên môn hoá
trong mua bán nợ, bất động sản và các quỹ đầu tư mạo hiểm
10
- Ngoài ra, ngân hàng này còn có một số công ty con khác như: European American
Bank, Salomon Brothers.
- Việc phát triển và củng cố vị thế tập đoàn được thực hiện hàng năm thông qua rất
nhiều những cuộc sáp nhập mà theo tính toán sẽ tiết kiệm cho Citigroup hàng trăm
triệu USD chi phí chuyển giao công nghệ và nhất là chi phí huy động vốn thấp hơn.
Mô hình của Tập đoàn Deutsche Bank AG (DB):
- Là một tập đoàn tài chính hiện đứng thứ 27 thế giới và nổi tiếng với mô hình tổ chức
khoa học của người Đức với cơ cấu cụ thể sau: Hội đồng quản trị của DB hiện có 4
thành viên và đều là thành viên điều hành gồm có Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc
(Spokeman), Thành viên kiêm Giám đốc tài chính (CFO), Giám đốc quản lý rủi ro
(CRO), Giám đốc Hành chính (CAO), Giám đốc tác nghiệp (COO).
- DB có 8 uỷ ban chức năng theo các mảng:
Bảng 2.1: Các ủy ban chức năng theo mảng của Deutsche Bank AG
- Nổi bật ở khu vực châu Á là Tập đoàn tài chính DBS Group Holdings Ltd Singapore
với cơ cấu quản trị hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế nhưng vẫn giữ được bản sắc phương
Đông. Ngoài các giám đốc phụ trách các mảng, còn có thêm giám đốc phụ trách thị
trường. Do ở khu vực châu Á nên mô hình tổ chức của DBS có giám đốc thị trường
Nam Á và Đông Nam Á, ngoài ra, còn có thêm giám đốc thị trường tài chính quốc tế.
Kết luận:
Có thể thấy rằng, các Tập đoàn lớn trên thế giới được tổ chức rất chuyên nghiệp và hiện
đại.
11
Mô hình tập đoàn tài chính vừa thể hiện sự đa năng trong cung ứng sản phẩm nhưng
cũng rất chuyên sâu về quản lý.
Cơ cấu quản trị có thể thay đổi cho phù hợp với văn hóa từng thị trường khác nhau của
các công ty con nhưng vẫn đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt, việc quản trị thống nhất và tập
trung theo ngành dọc ở tất cả các bộ phận giúp cho hoạt động kinh doanh của tập đoàn ổn định
và bền vững, mặc dù cơ cấu tổ chức có phức tạp và biến đổi thường xuyên.
Đối với quá trình hình thành các TĐKT tại Việt Nam nói chung và tập đoàn tài chính nói
riêng, mô hình quản trị của các tập đoàn này là hình mẫu thiết yếu để định hướng phát triển
cho các tập đoàn tại Việt Nam.
Tuy nhiên, thực tế Việt Nam vẫn chưa hội đủ các yếu tố (như môi trường pháp lý thông
thoáng, hoạt động M&A hay chia, tách doanh nghiệp phát triển, trình độ quản lý đạt mức
cao…) để đi theo con đường của các Tập đoàn lớn mạnh trên thế giới. Do vậy, mô hình quản
trị của các TĐKT Việt Nam cần được xem xét kỹ lưỡng, nhất là khi mà các tập đoàn tại Việt
Nam gần như hình thành một cách tự phát như hiện nay.
III. Lịch sử và điều kiện hình thành TĐKT ở Việt Nam
Từ năm 2001 Nhà nước đã đưa ra giải pháp thí điểm chuyển các TCT (TCT) nhà nước
sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ-con. Tiếp đến, năm 2005, Nhà nước tiếp tục thí điểm
thành lập 8 TĐKT Nhà nước. Tập đoàn nhà nước là mô hình “đỉnh cao” của những mô hình
thử nghiệm khác trước đó trong quá trình sắp xếp, đổi mới khu vực quốc doanh. Mặc dù vậy,
“dư âm” những hạn chế của các TCT 90,91 vẫn còn ảnh hưởng đến mô hình công ty mẹ-con,
mô hình tập đoàn sau khi thành lập. Trong phần này, chúng tôi sẽ phân tích các tác động đó
đối với các TĐKT trong tương lai.
Theo các văn bản pháp luật có liên quan, mô hình TCT Việt Nam được thành lập theo
Quyết định số 91-TTg ngày 7-3-1994 của Thủ tướng Chính phủ được tổ chức như sau:
Về tư cách pháp nhân: TCT là pháp nhân kinh tế do Nhà nước thành lập và có quy mô
tương đối lớn. TCT có tài sản riêng và có các quỹ tập trung.
Về các đơn vị thành viên: Các thành viên của TCT có thể là các đơn vị hạch toán độc
lập, hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp, phải có ít nhất 7 thành viên và vốn điều lệ
tối thiểu là 1000 tỷ đồng. Những doanh nghiệp thành viên này có quan hệ với nhau về
12
tài chính và các dịch vụ liên quan. Các đơn vị thành viên phụ thuộc TCT về tài chính,
về mục tiêu kế hoạch kinh doanh dài hạn, về đầu tư các dự án lớn.
Về công tác chỉ đạo: TCT được quyền chỉ đạo các công ty thành viên về phương
hướng kinh doanh và đưa ra các quyết định quan trọng nhưng không được quyền trực
tiếp thành lập công ty con có tư cách pháp nhân. Như vậy là về bản chất, TCT vẫn là
một cơ quan trung gian và bao trùm lên các công ty thành viên. Mỗi TCT được tổ chức
công ty tài chính để huy động vốn và điều hoà vốn.
Về việc thành lập các TCT: Phải đảm bảo hạn chế độc quyền và hạn chế kinh doanh
bừa bãi.
1. Tầm quan trọng của các Tổng công ty Việt Nam trong nền kinh tế quốc dân:
Vai trò này được thể hiện cụ thể ở những mặt sau:
- Ở Việt Nam hiện nay, các Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) nói chung và các TCT
nói riêng là lực lượng duy nhất đảm đương được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế
+ Phần lớn các TCT 91 và nhiều TCT 90 trong lĩnh vực xây dựng thuộc các lĩnh
vực xây dựng thuộc các ngành Giao thông vận tải, Xây dựng, Thuỷ lợi, Thương
mại. Chính các TCT này đã đi đầu trong việc: Bảo lãnh vay tín dụng, mua sắm
thiết bị công nghệ mới; chấn chỉnh tình trạng cạnh tranh bừa bãi giữa các doanh
nghiệp thành viên trong xuất nhập khẩu, tổ chức các dịch vụ chung; giúp bảo
toàn vốn của Nhà nước.
- Các TCT chiếm lĩnh các lĩnh vực, các ngành then chốt trong nền kinh tế và có thực
lực kinh tế mạnh. Chẳng hạn,TCT Bưu chính - Viễn thông, trong vòng 3 năm đã
tăng được gấp đôi năng lực cung ứng dịch vụ thông tin với chất lượng cao; EVN đã
làm ăn có lãi ổn định, tự trang trải mọi chi phí của mình và đã tách bạch hẳn khỏi
ngân sách nhà nước trong khi vẫn duy trì giá cả đối với khách hàng ở mức tương
đương với chuẩn quốc tế.
13
Bảng 2.2: Tình hình vốn và kết quả kinh doanh của các TCT 91 từ năm 1996 đến 2006
Tổng
công ty
Doanh thu
(tỷ đồng)
Lãi trước thuế
(tỷ đồng)
1999 2005 2006 2007 2008 1999 2005 2006 2007
Hàng hải
Việt Nam
2.306 10.500 11.241 14.641 135 700 551 861
Thép
Việt Nam
5.520 20.000 23.000 0.049
250 420
*
Điện lực
Việt Nam
13.815
38.673 645.541
758.905
1.950
3.200
25.087
41.837
Than
Việt Nam
4.015 33.000 38.000 0.008
Dầu khí
Việt Nam
30.676
153.351
180.188
213.300
250.000
5.587
Dệt-may
Việt Nam
6.583 15.500 22.000 25.740 0.080
556
BCVT
Việt Nam
13.067
2.900
(*): số liệu 6 tháng đầu năm
Nguồn: Báo Kinh tế Xã hội, số 30, 11/8/2000, trang 26-27 và tự tổng hợp từ năm 2005-2007
Thời kì 1996-1999, tốc độ tăng trưởng của các TCT 91 đạt mức trung bình 17,4%, tăng
khoảng 6,3% so với 5 năm trước đó.
Trong giai đoạn từ năm 1996 đến nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên tốc độ tăng
trưởng của nền kinh tế giảm dần. DNNN và các TCT Việt Nam cũng nằm trong tình trạng đó,
tuy nhiên vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân của nền kinh tế như đã
nêu ở trên.
Các TCT thực sự là lực lượng nòng cốt của khu vực kinh tế nhà nước cũng như của cả
nền kinh tế Việt Nam.
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ lượng sản phẩm cung cấp của các Tổng công ty 91 trong năm 2006
14
Nguồn: tổng hợp từ các báo
Trong phần báo cáo về kinh doanh và phát triển, Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2006
đã đánh giá ngành điện Việt Nam – chủ yếu do TCT Điện lực quản lý- đã theo kịp với nhu cầu
dùng điện tăng rất nhanh và thành công trong việc duy trì dịch vụ cơ bản cho người tiêu dùng.
Chương trình điện khí hóa nông thông của EVN là một trong những chương trình thành công
nhất trên thế giới. Số hộ gia đình được dùng điện đã tăng từ 51% (năm 1996) lên 88% (năm
2004). Chất lượng dịch vụ điện được tăng lên đáng kể trong mười năm qua. Tuy nhiên, dịch
vụ của EVN vẫn chưa được coi là đủ tin cậy đối với doanh nghiệp.
2. So sánh giữa mô hình Tập đoàn kinh doanh và mô hình Tổng công ty Việt
Nam:
Chỉ tiêu
so sánh
Tập đoàn kinh doanh Tổng công ty Việt Nam
Về tư
cách
pháp
nhân
Tập đoàn kinh doanh có thể định nghĩa
như tổ hợp (hay tập hợp) các tổ chức sản
xuất kinh doanh, sản xuất và cung ứng
một hay nhiều loại sản phẩm ở trong và
ngoài nước, nhưng đặt dưới sự chỉ đạo
và kiểm soát của một trung tâm là công
ty mẹ.
Về mặt pháp lý, các đơn vị sản xuất,
kinh doanh thuộc Tập đoàn có thể là chi
nhánh thuộc sở hữu hoàn toàn của công
ty mẹ, hoặc công ty có tư cách pháp
nhân nhưng công ty mẹ phải nắm giữ cổ
phần khống chế.
Tập đoàn kinh doanh có phải là một
pháp nhân kinh tế hay không thì chưa
được làm rõ.
Theo Quyết định 91/TTg là pháp nhân
kinh tế do Nhà nước thành lập gồm nhiều
doanh nghiệp thành viên có quan hệ với
nhau về tài chính và các dịch vụ có liên
quan và có qui mô tương đối lớn.
TCT được coi là một pháp nhân kinh tế,
các đơn vị thành viên có mức độ độc lập
khác nhau.
15
Về sở
hữu
Thông thường có sở hữu đa dạng, đó là
tập hợp các chủ sở hữu khác nhau có
chung mục tiêu kinh doanh (tối đa hoá
lợi nhuận). Sự đa dạng về sở hữu có liên
quan đến con đờng hình thành, phương
thức tổ chức quản lý và điều hành của
Tập đoàn kinh doanh.
TCT là tập hợp các doanh nghiệp đều
thuộc sở hữu Nhà nước. Bởi vậy Nhà nư-
ớc (chủ sở hữu) có toàn quyền với việc
thành lập, quản lý TCT bao gồm cả vấn
đề quản lý nhân sự. Trong việc thành lập,
việc sử dụng các biện pháp tổ chức-hành
chính để đa các doanh nghiệp độc lập vào
TCT là tất yếu, cần thiết và có khả năng
thực hiện.
Về quy
mô và
trình độ
phát
triển
Quy mô về vốn và số lượng các thành
viên tương đối lớn
Quy mô của các TCT vẫn còn nhỏ bé so
với các Tập đoàn kinh doanh trên thế giới
cả về mặt vốn tư bản lẫn lĩnh vực kinh
doanh và số lượng các công ty con.
Về lĩnh
vực hoạt
động
Tập đoàn kinh doanh có nhiều loại, nh-
ng xét theo hoạt động kinh doanh, có thể
chia thành hai loại: tập hợp các doanh
nghiệp liên kết theo chiều dọc và tập hợp
các doanh nghiệp kinh doanh trên nhiều
lĩnh vực khác nhau. Đặc trưng đậm nét
nhất của Tập đoàn kinh doanh, đặc biệt
là ở giai đoạn trưởng thành, là sự đa
dạng của lĩnh vực kinh doanh tuy vẫn có
những lĩnh vực kinh doanh chủ đạo.
TCT có thể hoạt động đa ngành, song
nhất thiết phải có định hướng ngành chủ
đạo (Quyết định 91/TTg). Trên thực tế,
các TCT lớn hình thành ở nước ta hoạt
động trong một lĩnh vực kinh doanh khác
nhau. Quy định trên phù hợp với điều
kiện thực tế của nước ta: Tập hợp các
doanh nghiệp cùng ngành và các doanh
nghiệp phù trợ; hạn chế sự phát triển tùy
tiện trong kinh doanh.
Về cơ
cầu tổ
chức
quản lý
TCT và Tập đoàn kinh doanh có những
nét giống nhau về cơ cấu quản lý: Hội
đồng quản lý, Ban điều hành, Ban kiểm
tra.
Nếu xét về tính độc lập, các doanh
nghiệp thành viên trong TCT Việt Nam
vẫn chưa có nhiều quyền tự chủ, chưa có
sự gắn kết một cách thống nhất với nhau
16
3. Thực trạng tổ chức quản lý trong các Tổng công ty của Việt Nam:
3.1. Thực trạng:
Số lượng TCT hiện tại còn nhiều và chưa được sắp xếp hợp lý:
- Số lượng TCT nhà nước được thành lập quá nhiều trong thời gian ngắn, còn dàn
trải, chưa được sắp xếp phân loại hợp lý, chồng chéo theo cơ quan quản lý và
ngành nghề. Vì vậy đa phần các TCT hoạt động ở quy mô vừa chứ chưa thể hoạt
động như một thực thể kinh tế mạnh, chỉ có một số ít doanh nghiệp có quy mô lớn,
công nghệ hiện đại, có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế và khu vực.
- Mặc khác sự liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp thành viên trong cùng một
TCT và với các DNNN thuộc các thành phần kinh tế khác còn lỏng lẻo.
Hầu hết các TCT đang thiếu vốn.
- Thiếu vốn là trở ngại chính của các TCT, mặc dù các TCT đã được ưu tiên các điều
kiện vật chất, nguồn lực để phát triển nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu khát
vốn để mở rộng sản xuất, mở rộng quy mô. Hiện nay chỉ có một số TCT có trình
độ tích tụ và tập trung cao như TCT điện lực Việt Nam, TCT bưu chính - viễn
thông Việt Nam, TCT Dầu khí Việt Nam, TCT Hàng không Việt Nam có số vốn
vào khoảng vài nghìn tỷ đồng.
- Bên cạnh đó, tình hình tài chính của các TCT 91 gặp nhiều khó khăn, tổng nợ phải
trả đã lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng.
- Tình trạng các doanh nghiệp thành viên và một số TCT chiếm dụng vốn của nhau
là phổ biến thậm chí đang có xu hướng tăng lên.
- Tỷ lệ lợi nhuận để lại cho tái đầu tư của các TCT và các doanh nghiệp thành viên
còn quá nhỏ bé. Số doanh nghiệp bị lỗ, hòa vốn không đủ để nộp thuế sử dụng vốn
và tái đầu tư còn nhiều.
Chưa phân định rõ mối quan hệ hợp giữa Hội đồng quản trị, ban các sự Đảng, tổng
giám đốc và các cơ quan quản lý nhà nước.
Việc quản lý hoạt động kinh doanh còn yếu kém
17
- Do thành lập dàn trải, trùng lặp, chồng chéo về ngành nghề sản phẩm , cả phân
khúc thị trường nội địa đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, đầu tư
dàn trải lãng phí trong khi nguồn vốn rất hạn hẹp.
- Nhiều TCT hiện nay đang có khuynh hướng kinh doanh tổng hợp thay vì chuyên
doanh một ngành ổn định. Điều này làm giảm khả năng kiểm soát ngành nghề, mặt
hàng quan trọng làm giảm vai trò chủ đạo của các TCT và của DNNN.
Cơ cấu sản xuất hàng hóa không hợp lý, mặt hàng đơn điệu, năng suất, chất lượng
hàng hóa chưa cao. Sức mạnh cạnh tranh của nhiều hàng hóa mang nhãn hiệu Việt
Nam không những yếu trên thị trường quốc tế mà ngay cả ở trên thị trường nội địa
cũng bị chèn ép bởi hàng hóa nhập lậu, chất lượng, giá cả. Chúng ta chưa có một thị
trường ổn định cũng như thiếu các mặt hàng chiến lựơc.
Chi phí hành chính, hoạt động, tiếp khách còn lớn
Việc liên doanh với các chủ đầu tư nước ngoài chưa đạt hiệu quả cao.
- Liên doanh nhằm tranh thủ công nghệ, vốn, kinh nghiệm quản lý của các công ty
nước ngòai nhưng do thiếu trình độ nên có rất nhiều doanh nghiệp liên doanh thất
bại, tệ hơn là sau khi liên doanh thất bại công ty Việt Nam bị thua lỗ nhưng công ty
nước ngoài vẫn có lãi, sau khi chiếm tòan bộ liên doanh các công ty nước ngoài đã
có thể trở thành độc quyền. Đó là hậu quả của việc thiếu cơ chế quản lý, kiểm tra,
kiểm soát, nhất là về mặt hạch tóan và tài chính.
Mối quan hệ giữa TCT với các doanh nghiệp thành viên và giữa các doanh nghiệp
thành viên với nhau chưa tốt
Tính độc lập tự chủ kinh doanh của TCT đối với các cấp quản lý và của các doanh
nghiệp thành viên đối với TCT chưa được thực hiện.
- Thực tế cho thấy chừng nào mỗi cơ quan chủ quản còn trực tiếp quản lý một số
doanh nghiệp thì sự hoạt động của doanh nghiệp bị chi phối nhiều mặt, mất tính
độc lập thêm vào đó là sự kiểm tra không đồng bộ của các cơ quan nhà nước đối
với DNNN và các TCT đã ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Việc các TCT và các doanh nghiệp thành viên không tự chủ được về mặt tài chính.
Đây là một trong những trở ngại và ràng buộc lớn nhất khiến các doanh nghiệp
không thể tự chủ kinh doanh, thêm vào đó là có quá nhiều sự can thiệp của nhiều
18
đại diện chủ sở hữu đối với tài sản nhà nước gây ra nhiều lúng túng, khó khăn
trong việc sử dụng tài sản đó.
- Về sự phân chia quyền lực trong quyền ra quyết định đầu tư giữa chính phủ, TCT
và các doanh nghiệp thành viên, ta thấy các doanh nghiệp thành viên bị hạn chế
quyền nhiều nhất
Bảng 2.3 : Quyền ra quyết định đầu tư của chính phủ, TCT và DN thành viên.
(A) Theo quy định (B) Trên thực tế
Nguồn vốn Nguồn vốn
Vốn
ngân
sách
nhà
nước
Vốn vay ngân
hàng
Lợi
nhuận
Giữ
lại
Vốn
ngân
sách
nhà
nước
Vốn vay ngân
hàng
Lợi
nhuận
Có bảo
lãnh
của
chính
phủ
Không
có bảo
lãnh của
chính
phủ
Có bảo
lãnh
của
chính
phủ
Không
có bảo
lãnh của
chính
phủ
Giữ
lại
Mức
vốn
A
Chính
phủ
Chính phủ
M
ứ
c
v
ố
n
A
Chính
phủ
Chính phủ
B
TCT DNTV
B
TCT
C
DNTV C
DNTV
Nguồn: Tomoo Marukawa, Vấn đề Cải tổ các Tổng công ty và Doanh nghiệp Nhà Nước ở Việt
Nam, Tài liệu nghiên cứu hợp tác giữa JICA Nhật Bản và CIEM Việt Nam, 2000
3.2. Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại trong tổ chức quản lý của các
Tổng công ty Việt Nam hiện nay:
3.2.1. Nguyên nhân khách quan:
Quá trình lịch sử hình thành và phát triển để lại:
- Cơ sở vật chất lạc hậu, giá trị sử dụng của số tài sản, thiết bị thấp nhưng tính giá trị
để bảo toàn vốn và khấu hao lớn, ngược lại một số tài sản thiết bị có giá trị cao
không được tính theo giá thị trường nên giá trị vốn còn thấp.
Chế độ đại diện chủ sở hữu gián tiếp không có trách nhiệm cao
DNTV
19
- Chủ sở hữu DNNN là Nhà nước, nhưng phải thông qua nhiều đại diện chủ sở hữu
gián tiếp như: Bộ Tài chính, Chủ tịch Hội đồng quản trị Do có nhiều đại diện
quản lý và chủ sở hữu gián tiếp nên tính năng động của kinh tế nhà nước không
cao, quyết đoán không kiên quyết và kịp thời so với các thành phần kinh tế khác.
DNNN tuy được coi là kinh doanh cũng phải tham gia phát triển một số mặt mang tính
công ích nên sẽ có nhiều nhân tố tác động đến tốc độ tăng trưởng và hoạt động kinh
doanh, trong khi các thành phần kinh tế khác vốn chỉ nhằm vào mục tiêu lợi nhuận.
3.2.2. Nguyên nhân chủ quan:
Cơ cấu tổ chức quản lý không hợp lý ở nhiều mặt: Chưa phân định rõ mối quan hệ
phối hợp giữa Hội đồng quản trị, ban cán sự Đảng, Tổng giám đốc và các cơ quan
quản lý Nhà nước
Việc quản lý hoạt động kinh doanh còn nhiều yếu kém
- Cơ cấu sản xuất hàng hóa không hợp lý, năng suất, chất lượng hàng hoá chưa cao
- Chi phí hành chính và tiếp khách còn lớn
- Việc liên doanh với các chủ đầu tư nước ngoài chưa đạt hiệu quả cao
Mối quan hệ giữa TCT với các doanh nghiệp thành viên và giữa các doanh nghiệp
thành viên với nhau chưa tốt
- Các hình thức khoán được áp dụng ở các doanh nghiệp thành viên chưa có hiệu
quả cao
- Tính độc lập tự chủ kinh doanh của TCT đối với các cấp quản lí và của các doanh
nghiệp thành viên đối với Tổng công chưa được thực hiện
Việc triển khai thực hiện cổ phần hoá, chuyển đổi sở hữu còn chậm chạp
20
IV. Đánh giá thực trạng ngân hàng Việt Nam:
1.1. Thực trạng ngành ngân hàng từ trước tới nay
Dù thực tế hiện nay ngành Ngân hàng nói riêng cũng như tài chính nói chung gặp nhiều
khó khăn trong năm 2008. Tuy nhiên sự khó khăn này chỉ là vấn đề tạm thời và sẽ sớm được
khắc phục khi nền kinh tế Việt Nam trở lại đúng quỹ đạo tăng trưởng như trước đây. Nếu nhìn
kỹ hơn sẽ thấy được tiềm năng to lớn của ngành Ngân hàng ở nước ta khi có sự tăng lên nhanh
chóng về số lượng ngân hàng, về qui mô vốn điều lệ, về mạng lưới chi nhánh. Hơn thế, Việt
Nam lại là một nước đông dân cư (hơn 80 triệu người), mà dân số đa phần ở độ tuổi còn trẻ,
các tiện ích dịch vụ ngân hàng là không thể thiếu trong đời sống hằng ngày như thẻ tín dụng,
vay vốn, ngân hàng internet… Thế nhưng hiện nay chỉ chưa tới 10% dân số Việt Nam được
tiếp xúc với các dịch vụ ngân hàng. Cho thấy tiềm năng phát triễn là còn rất lớn.
Quan trọng hơn chính là quan điểm xuyên suốt của Chính phủ Nền kinh tế Việt Nam
đang trên đưòng xây dựng thành một nền kinh tế thị trường tự do. Muốn xây dựng được một
nền kinh tế thị trường thành công thì phải xây dựng được một hệ thống ngân hàng đủ mạnh.
Từ tất cả dự liệu trên cho thấy ngành ngân hàng sẽ sánh vai cùng với nền kinh tế Việt
Nam không chỉ trong giai đoạn khó khăn mà còn hướng tới tương lai.
Về năng lực tài chính.
Năng lực tài chính được xem xét trên các mặt:
- Về vốn chủ sở hữu
+ Các tư liệu thống kê cho thấy, vốn tự có của các NHTM Việt Nam quá thấp.
NHNo&PTNT Việt Nam với vốn tự có được xem là lớn nhất, song cũng chỉ đạt
khoảng 400 triệu $, thấp xa so với các NHTM các nước
Bảng 2.4: Quy mô vốn tự có của một số NHTM trong khu vực
(ĐVT: Triệu USD)
Ngân hàng 2004 2005 2006
Bangkok (Thái Lan) 2.588
2.950,5
3.674,2
Maybank (Malaysia) 3.653
3.963 4.214
21
Lippo Bank (Indonesia) 285 667.5
4 Bank of China 30.907 52.884
Woori (Hàn Quốc) 6.734
7.332 9.579
Kookmin (Hàn Quốc) 8.637
9.526
UOB (Singapore) (triệu SGD)
14.924 16.791
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Fitch Rating;
www.bangkokbank.co.tl; www.maybank.com.my; www.uob.com.sg;
Xét theo tiêu chuẩn Basel thì hầu hết các NHTM ở Việt Nam đều không đáp ứng được
(Hệ số CAR chỉ đạt bình quân xấp xỉ 5%) trong khi đó, hầu hết các NHTM trong khu vực hệ
số này đã đạt trên 8%. Chẳng hạn: Hệ số CAR bình quân của các NH khu vực Châu Á - Thái
Bình Dương (gồm 52 NH thuộc10 nước - là 13,1%); của các NH các nước Châu Á mới nổi
(Gồm 14 NH của Thailand, Indonesia, Malaysia, Phillipines) là 12,3%.
- Về khả năng sinh lời
Khả năng sinh lời là điều kiện để đánh giá hiệu quả kinh doanh của NH. Khả năng sinh
lời được thể hiện qua các chỉ số ROE và ROA.
Về hệ số ROA (tỷ lệ lợi nhuận ròng sau thuế so với tổng tài sản): Do chất lượng tín dụng
kém, trong khi đó các hoạt động kinh doanh khác chưa phát triển, nên hệ số ROA của NHTM
Việt Nam khá thấp, khoảng 0,38%. Trong khi đó, hệ số này của NHTM các nước trong khu
vực là tương đối cao. Cụ thể: Hệ số ROA của nhóm các NH khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương (gồm 52 NHTM thuộc 10 nước) là 0,94. Hệ số ROA ở các NH thuộc các nước mới nổi
(Gồm 14 NH của các nước Thailand, Indonesia, Malaysia, Phillipines) là 0,77.
Về hệ số ROE (tỷ lệ lợi nhuận trên vốn): Hệ số này của các NHTM Việt Nam cũng khá
thấp.
Bảng 2.5: Tỷ lệ lợi nhuận/vốn của các NHTM Việt Nam giai đoạn 1998 - 2007
Đơn vị tính: %
Trong khi đó, hệ số này của NHTM các nước luôn ở mức trên 15%. Rõ ràng là các
NHTM Việt Nam hoạt động kinh doanh với hiệu quả khá thấp
22
Mức sinh lời ROA, ROE của NHTM Việt Nam đạt thấp do các nguyên nhân chủ yếu
sau đây: (1) Do vốn tự có của NHTM nhỏ, đương nhiên làm giảm khả năng tăng lợi nhuận
(theo nguyên tắc đòn bẩy tài chính); (2) Tỷ lệ tài sản có không sinh lời/ tổng tài sản có quá cao
nên làm giảm thu nhập của NH; (3) Do mức độ áp dụng công nghệ tiên tiến hạn chế, tỷ lệ giao
dịch tự động còn thấp nên năng suất lao động kém; (4) Cơ cấu thu nhập của các NHTM còn
chưa hợp lý, chỉ có khoảng 10% là từ dịch vụ. Trong khi khả năng sinh lời từ hoạt động dịch
vụ cao hơn nhiều so với khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng.
Qua sơ bộ thống kê, ta có thể nhận thấy lý do chủ yếu khiến cho trong giai đoạn này mặc
dù chính phủ khuyến khích việc thành lập các NH nhưng do khả năng sinh lợi của hệ thống
NH trong giai đoạn này không cao nên không thu hút được lượng vốn đầu tư thành lập thêm
NH. Thống kê cho thấy hệ thống NHTM CP đã giảm từ 51 NH (1997) xuống còn 35 NH
(2006).
Bảng 2.6: Số lượng các ngân hàng thương mại (NHTM) từ năm 1991-2006
Năm 1991 1992
1993
1997
2000
2001
2002
2006
NHTM Nhà nước 4 4 4 5 5 5 5 5
NHTM cổ phần 4 22 41 51 48 43 36 34
NHTM liên doanh 1 2 3 4 5 5 5 5
Chi nhánh NH nước ngoài 0 5 8 24 26 26 26 31
Nguồn: website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Năng lực hoạt động kinh doanh
Năng lực hoạt động của một NHTM thông thường được xem xét trên các mặt:
- Năng lực huy động vốn
Do nhu cầu vốn hoạt động từ các khách hàng một số năm gần đây khá lớn, nên các
NHTM đã đưa ra nhiều chính sách khuyến mãi, hậu mãi để huy động vốn, sự cạnh tranh nhìn
chung là khá quyết liệt. Tuy nhiên, có thể thấy là các NHTM Việt Nam vẫn chủ yếu sử dụng
công cụ giá thấp để huy động vốn. Một số NHTM cũng sử dụng biện pháp mở rộng chi nhánh
để tiến gần hơn tới khách hàng, tuy nhiên, việc mở chi nhánh hiện nay là khá ồ ạt, chưa thực
sự tính đến hiệu quả gây khó khăn cho công tác quản trị, gia tăng rủi ro. Rõ ràng là, với đối
sách tăng lãi suất để huy động vốn ít nhiều sẽ làm suy giảm lợi nhuận của các NHTM. Từ đó
23
cho thấy hiệu quả hoạt động của ngành NH trước năm 2006 không thu hút nhiều sự quan tâm
của dư luận và các tập đoàn là do năng lực thu hút vốn thấp mà một phần cũng là do hạn chế
về vốn chủ sở hữu.
Tuy nhiên tiền đề cho sự phát triển của ngành NH, một ngành tiêu biểu cho nền kinh tế
Việt Nam cũng được dự báo khả quan thông qua các bảng báo cáo và dự báo của các tổ chức
quốc tế uy tín như ADP,IMF,WB….Mà căn cứ có tính thuyết phục và minh họa cho điều đó
chính là năng lực phát triển tín dụng của Việt Nam qua các năm.
- Năng lực đầu tư tín dụng.
Do nhu cầu tín dụng trong nền kinh tế tăng cao, dẫn đến tốc độ tăng trưởng tín dụng của
các NHTM rất lớn, dư nợ cho vay tăng rất mạnh một số năm gần đây. Cụ thể: Tốc độ tăng
trưởng tín dụng bình quân của các NHTM khoảng trên 25%/năm, cá biệt có những ngân hàng
có tốc độ tăng trưởng tới 30 - 40%/năm - một mức tăng trưởng quá cao, vượt xa mức trung
bình của NHTM các nước trong khu vực. (Hầu hết NHTM các nước trong khu vực đều có
mức tăng trưởng tín dụng dưới 10%. Trung Quốc mức tăng trưởng tín dụng chỉ khoảng
20%/năm so với mức tăng trưởng GDP bình quân trên 10%/năm)
Bảng 2.7: Tốc độ tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2000 – 2006 (Đơn vị: %)
Năm 2000
2001
so với
2000
2002
so với
2001
2003
so với
2002
2004
so với
2003
2005
so với
2004
2006
so với
2005
NHTMNN 100 127 133 126 120 n.a n.a
NHTMCP 100 121 133 151 140 n.a n.a
NHLD và NH nước
ngoài
100 105 130 129 127 n.a n.a
Toàn ngành 100 123 130 129 141,65 131,1 119,69
Nguồn: website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Từ đây, ta có thể lại thấy được sự gia tăng tốc độ tín dụng có thể là do chính sách của
NH nhà nước trong việc duy trì thặng dư cung tiền để kích thích nền kinh tế. Một dấu hiệu
khác cho thấy tiềm năng phát triển ngành NH dù việc đó có thể rất rủi ro về dài hạn do năng
lực quản trị rủi ro của NH còn nhiều hạn chế trong một môi trường kinh doanh đầy rủi ro có
thể dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng tăng cao, xói mòn sự ổn định vĩ mô của hệ thống tiền tệ
ngân hàng trong dài hạn.
Vậy do đâu mà việc thành lập NH lại nở rộ vào năm 2007?
24
Để trả lời cho câu hỏi đó ta hãy nhìn sơ lại quá trình phát triển của đất nước Việt Nam để thấy
rõ nguyên nhân chủ yếu.
Năm 2007, mặc dù chịu những diễn biến bất lợi từ thị trường tài chính quốc tế (khủng
hoảng thị trường nhà đất và tín dụng bất động sản của Mỹ, đồng USD yếu, ) cũng như bất
cập trong điều hành chính sách tiến tệ của NH Nhà nước, hệ thống ngân hàng Việt Nam về cơ
bản vẫn phát triển an toàn, lành mạnh để đóng góp quan trọng vào thành tích tăng trưởng
chung của nền kinh tế. Cụ thể:
Thứ nhất, như đã phân tích ở trên hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) có tốc độ tăng
trưởng rất lớn về tài sản có, dư nợ tín dụng, huy động vốn và nguồn vốn chủ sở hữu. So với
GDP, tổng tài sản có đạt mức 150%, tổng dư nợ đạt 85%. So với cuối năm 2006, tổng tài sản
có của hệ thống các TCTD tăng trưởng khoảng 44%,góp phần làm dư nơ tín dụng tăng 54%
như trên đã nói. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng cũng tăng trên 50%, chủ yếu là vốn điều lệ. Vốn
điều lệ của các TCTD nhà nước tăng 57%; con số này là hơn 70% đối với các TCTD cổ phần.
Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ khoảng 2%. Hầu hết các TCTD kinh doanh có lãi, đặc biệt là
khối các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) đạt mức chênh lệch thu chi lớn.
Thứ hai, hầu hết các TCTD đạt tỷ lệ an toàn vốn 8%, có một số ngân hàng thương mại
nhà nước (NHTMNN) đã đạt mức trên 10% do vốn tự có (chủ yếu là vốn điều lệ) của các ngân
hàng tiếp tục được bổ sung mạnh trong năm 2007 (NHTMNN tăng 50% và NHTMCP tăng
67%). Đặc biệt, vào những ngày cuối cùng của năm 2007, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
đã trở thành NHTMNN đầu tiên thực hiện IPO thành công đợt phát hành 97,5 triệu cổ phiếu
với sự tham gia của 9326 nhà đầu tư với mức giá trúng thầu bình quân 107.860 đồng/cổ phiếu
và đây cũng là đợt IPO lớn nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam đến nay.
Thứ ba, hệ thống sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiếp tục phát triển theo chiều hướng đa
dạng hoá, hiện đại hoá. Các ngân hàng thương mại (NHTM) tập trung khai thác thị trường
dịch vụ ngân hàng bán lẻ hết sức tiềm năng. Các NHTM tung ra thị trường nhiều dịch vụ ngân
hàng hấp dẫn như tài khoản cá nhân, ATM, thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng. Dịch vụ thẻ có
bước phát triển về chiều rộng và chiều sâu, công nghệ thẻ chuyển sang áp dụng tiêu chuẩn
EMV, nhiều dịch vụ gia tăng của thẻ thanh toán đã được triển khai. Đặc biệt tháng 11/2007,
thị trường thẻ Việt Nam đã chứng kiến một sự kiện đột phá đó là việc đạt được thỏa thuận kết
nối giữa hai hệ thống thẻ thanh toán lớn nhất Việt Nam (Công ty chuyển mạch tài chính Quốc