Tải bản đầy đủ (.docx) (114 trang)

0615 hoạt động bảo lãnh tại NHTM CP quân đội – chi nhánh ba đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 114 trang )


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

HÀ THỊ THU TRANG

HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỎ PHẦN QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH BA ĐÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2021


⅛j a , , , , , , ∣⅛

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

HÀ THỊ THU TRANG

HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỎ PHẦN QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH BA ĐÌNH

Chun ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8340201


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN ĐÌNH LƯU

HÀ NỘI - 2021
Ì1

íf


1

LỜI CAM ĐOAN
Tác glả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tác glả.
Các số llệu trong cơng trình nghlên cứu xuất phát từ tình hình thực tế của đơn
vị nghlên cứu, nếu sal tác glả xln hoàn toàn chịu trách nhlệm.
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Học viên

Hà Thị Thu Trang


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu luận văn này tác giả đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình của nhiều tổ chức và cá nhân. Cho phép tác giả được bày tỏ lòng
cảm ơn sâu sắc tới:
TS. Nguyễn Đình Lưu người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tác giả
trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Lãnh đạo Học viện Ngân hàng cùng tồn thể các Thầy giáo, Cơ giáo đã tận
tình giảng dạy, động viên và giúp đỡ tác giả về mọi mặt trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu luận văn.
Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Ba Đình, các cán bộ mà tác giả
đến thu thập số liệu, trao đổi thơng tin, kinh nghiệm giúp tác giả hồn thành được
luận văn.
Trong quá trình nghiên cứu, do khả năng và trình độ cịn hạn chế nên bản
luận văn này khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong nhận được sự
góp ý chân thành của các thầy giáo, cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp để đề tài
nghiên cứu này được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Học viên

Hà Thị Thu Trang


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................... ii
BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU.............................................................................................vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ...................................................................................viii
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI....................................................................................................6
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI....6
1.1.1. Khái niệm bảo lãnh ngân hàng....................................................................... 6

1.1.2. Các hình thức bảo lãnh Ngân hàng thương mại............................................. 7
1.1.3. Phân loại bảo lãnh Ngân hàng thương mại..................................................... 8
1.1.4. Các đặc điểm của bảo lãnh Ngân hàng thương mại......................................12
1.2. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI...................................................................................................... 13
1.2.1. Quy trình hoạt động bảo lãnh Ngân hàng thương mại..................................13
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động bảo lãnh Ngân hàng thương mại................15
1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NHTM... 19
1.3.1. Nhân tố khách quan......................................................................................20
1.3.2. Nhân tố chủ quan.........................................................................................22
1.4. KINH NGHIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI MỘT SỐ NGÂN
HÀNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO
NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI..................................................................................24
1.4.1. Kinh nghiệm về hoạt động bảo lãnh tại một số Ngân hàng nước ngoài tại Việt
Nam......................................................................................................................... 24
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Quân Đội................................ 26
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1......................................................................................27


ιv
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH BA ĐÌNH...........................28
2.1.
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI - CHI
NHÁNH
BA ĐÌNH.......................................................................................................................... 28
2.1.1..............................................................Lịch sử hình thành và phát triển
.................................................................................................................... 28
2.1.2............................................................................................................Hệ
thống bộ máy tổ chức và quản lý của chi nhánh......................................... 29

2.1.3. Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Ba
Đình 30
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP
QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH BA ĐÌNH............................................................................38
2.2.1. Thực trạng bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Ba Đình 38
2.2.2. Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh
Ba Đình............................................................................................................................. 47
2.3.
TMCP

ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG

QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH BA ĐÌNH............................................................................59
2.3.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP
Quân
Đội - Chi nhánh Ba Đình.................................................................................................. 59
2.3.2. Một số tồn tại trong hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Quân Đội
2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến tồn tại trong hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP
Quân Đội - Chi nhánh Ba Đình.........................................................................................63
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................................67
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI
NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH BA ĐÌNH.....................................68
3.1. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN............................................68
3.1.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi
nhánh Ba Đình......................................................................................................... 68
3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động bảo lãnh...................................................72
3.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG
TMCP QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH BA ĐÌNH.......................................................74



vi
v

3.2.1. Nhóm giải phápBẢNG
liên quan
đến
chiếnCHỮ
lược kinh
doanh

HIỆU
VIẾT
TẮTtrong hoạt động bảo
lãnh................................................................................................................................... 74
3.2.2. Nhóm giải pháp liên quan đến khách hàng, sản phẩm,phí,marketing..........75
3.2.3. Nhóm giải pháp liên quan đến hồn thiện quy trìnhbảo lãnh.......................77
3.2.4. Giải pháp nâng cao chất lượng, phòng ngừa rủi ro......................................78
3.2.5. Giải pháp liên quan đến nguồn nhân lực...................................................... 79
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH
NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH BA ĐÌNH.............................81
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ.............................................................................. 81
3.2.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước............................................................. 82
3.2.3. Kiến nghị với Ngân hàng TMCPQuân Đội.................................................. 84
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................................87
KẾT LUẬN............................................................................................................88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................89
PHỤ LỤC...............................................................................................................91

Viết tắt


Từ/cụm từ

^BL

Bảo lãnh

~CIB

Doanh nghiệp lớn

^DN

Doanh nghiệp

^DT

Doanh thu

^κH

Khách hàng

KHCN
LNTT

Khách hàng cá nhân
Lợi nhuận trước thuế

^MB


Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

SME
TCTD

Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tổ chức tín dụng

TMCP

Thương mại cổ phần

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSBĐ

Tài sản bảo đảm


VNĐ


Việt Nam Đồng



Vll

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Hoạt động huy động vốn của MB Ba Đình............................................ 31
Bảng 2.2: Tình hình cho vay tại MB Ba Đình.......................................................34
Bảng 2.3: Ket quả klnh doanh tại MB Ba Đình.....................................................37
Bảng 2.4: Cơ cấu theo loại hình bảo lãnh tại MB Ba Đình.................................... 40
Bảng 2.5: Cơ cấu theo ngơn ngữ phát hành bảo lãnh tại MB Ba Đình...................44
Bảng 2.6: Doanh số bảo lãnh và số khoản bảo lãnh tại MB Ba Đình.....................51
Bảng 2.7: Biểu phí bảo lãnh tại MB Ba Đình........................................................ 55
Bảng 2.8: Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh tại MB Ba Đình................................57
Bảng 2.9: Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động bảo lãnh trong tổng doanh thu tại MB
Ba Đình................................................................................................................... 57


viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Mơ hình tổ chức của MB Ba Đình.........................................................29
Biểu đồ 2.1:Biểu đồ quy mơ huy động vốn tại MB Ba Đình...............................32
Biểu đồ 2.2:Biểu đồ quy mơ sử dụng vốn tại MB Ba Đình..................................35
Biểu đồ 2.3:Biểu đồ cơ cấu theo loại hình bảo lãnh tại MB Ba Đình...................41
Biểu đồ 2.4:Biểu đồ số lượng KH có nhu cầu bảo lãnh tại MBBa Đình..............50
Biểu đồ 2.5:Biểu đồ doanh số bảo lãnh và số khoản bảo lãnh tại MBBa Đình....52
Biểu đồ 2.6:Biểu đồ thu phí bảo lãnh tại MB Ba Đình.........................................58



1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Trong những năm gần đây, sự chuyển biến tích cực của môi trường kinh tế
xã hội nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động ngân hàng ngày càng
phát triển. Cùng với đó, từ khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức thương
mại thế giới (WTO), bên cạnh các cơ hội mở rộng hoạt động và đẩy mạnh hợp tác
quốc tế, các ngân hàng trong nước cũng đứng trước những thách thức rất lớn, đòi
hỏi phải vượt qua để có thể đứng vững và phát triển.
Trong các hoạt động ngân hàng, bảo lãnh là một trong những nghiệp vụ ngân
hàng hiện đại. Tại Việt Nam, những năm gần đây, dịch vụ này được các ngân hàng
thương mại (NHTM) rất quan tâm và đẩy mạnh, nhằm đáp ứng nhu cầu bảo lãnh
ngày càng gia tăng theo sự phát triển chung của nền kinh tế và xu hướng hội nhập
kinh tế toàn cầu. Với việc áp dụng nghiệp vụ này, các doanh nghiệp Việt Nam đã có
được sự hỗ trợ đắc lực để phát triển sản xuất kinh doanh đồng thời giảm thiểu rủi ro
từ các đối tác, nhất là các đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó, các NHTM đa dạng hóa
được các sản phẩm dịch vụ của mình, tăng cường mối quan hệ với các khách hàng,
tăng doanh thu cho ngân hàng.
Là một trong những NHTM có uy tín, kinh nghiệm tại Việt Nam, Ngân hàng
TMCP Qn Đội (MB) nói chung, MB Ba Đình nói riêng có nhiều thế mạnh trong
hoạt động bảo lãnh. Tuy nhiên để thực sự phát triển, giữ vững thương hiệu, thu
được nhiều lợi ích từ nghiệp vụ này mang lại thì việc đi sâu vào phân tích đánh giá
hoạt động để phát huy những thuận lợi và tháo gỡ những khó khăn hiện tại là rất
quan trọng và cần thiết, từ đó tìm giải pháp hữu hiệu, thực tế để hoàn thiện hoạt
động của nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng tại MB nói chung, MB Ba Đình nói riêng
và đồng thời cũng là kinh nghiệm cho các NHTM khác thì MB Ba Đình cịn rất
nhiều việc phải làm. Do vậy trên cơ sở các lý luận về bảo lãnh Ngân hàng và trải

qua thực tế làm việc tại MB, tác giả đã lựa chọn đề tài: iiHoat động bảo lãnh tại
Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội — Chi nhánh Ba Đình” để nghiên
cứu.


2

2. Tổng quan nghiên cứu
Ngày nay hầu hết các ngân hàng đang đều có xu hướng chuyển tỷ trọng
nguồn thu từ tín dụng sang thu dịch vụ để hạn chế tối đa các rủi ro tín dụng và đồng
thời vẫn đảm bảo hoàn thành được doanh thu của các ngân hàng. Doanh thu từ hoạt
động bảo lãnh là một trong số các nguồn thu dịch vụ giải quyết được vấn đề này.
Do đó, việc nghiên cứu về bảo lãnh Ngân hàng để từ đó đưa ra các giải pháp đẩy
mạnh hoạt động này ở nước ta là cần thiết.
Qua nghiên cứu, tìm hiểu các cơng trình nghiên cứu khoa học đã công bố
trong lĩnh vực nghiên cứu hoạt động bảo lãnh tại các NHTM cổ phần có thể nêu
một số cơng trình điển hình sau:
Hồng Ngọc Hà (2020), Luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài “Chất lượng bảo
lãnh tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hồng Mai”. Luận
văn đã đi vào phân tích hoạt động bảo lãnh theo cơ cấu, loại bảo lãnh, đối tượng
khách
hàng, thời gian, hình thức bảo đảm; phản ánh thu nhập từ hoạt động bảo lãnh theo
các
chỉ tiêu đánh giá chất lượng bảo lãnh ngân hàng. Đồng thời, qua điều tra khảo sát
khách hàng, luận văn cũng đã phân tích khách quan hơn về thực trạng hoạt động bảo
lãnh tại ngân hàng. Qua đó, luận văn đã chỉ được những kết quả đạt được, những
hạn
chế và nguyên nhân của những hạn chế từ đó tác giả đề xuất các giải pháp nâng cao
chất lượng trong bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam.
Nguyễn Thị Bình (2019), “Quản trị rủi ro hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng

TMCP Quân Đội - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt”. Luận văn đã trình bày một cách
có chọn lọc cơ sở lý luận chung về bảo lãnh ngân hàng, các chỉ tiêu đánh giá rủi ro
hoạt động của bảo lãnh ngân hàng. Sau đó, luận văn đi sâu phân tích thực trạng rủi
ro trong hoạt động bảo lãnh tại MB Hoàng Quốc Việt. Từ đó nêu ra các biện biện
pháp để quản trị rủi ro và đề xuất các kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng nhà nước
và MB để hoàn thiện chiến lược quản trị rủi ro trong hoạt động bảo lãnh.
Mai Thị Huyền Trang (2015), Luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài “Giải pháp
phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Nam Hà Nội”. Luận văn đã đề cập và phân tích những vấn đề cơ bản về


3

phát triển nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng, đưa ra các giải pháp phát triển nghiệp vụ
bảo lãnh tại BIDV Nam Hà Nội trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài. Từ các
nhóm giải pháp, luận văn cũng đưa ra các kiến nghị với chính phủ, bộ ngành,
NHNN Việt Nam và với Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.
Thái Đình Hồng (2015), Luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài “Phát triển hoạt
động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Hoàn Kiếm”. Tác giả có
cách nhìn đúng đắn về thực trạng hoạt động bảo lãnh tại MB Hồn Kiếm và từ đó
có những giải pháp và kiến nghị cụ thể để khắc phục được những hạn chế hiện tại
nhằm góp phần phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng.
Lê Thị Phương Thảo (2010), Luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài “Phát triển
hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng
Nam”. Luận văn đã nêu một số kinh nghiệm về phát triển hoạt động bảo lãnh của
một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm
để vận dụng vào điều kiện thực tế của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn tỉnh Quảng Nam.
Nguyễn Thúy Vy (2015), Luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài “Giải pháp hạn
chế
rủi ro trong hoạt động bảo lãnh thanh toán tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam”

tác giả đã đi sâu nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề cơ bản, hệ thống hóa được

bản về các loại rủi ro có thể gặp phải trong bảo lãnh thanh toán, thực trạng rủi ro và
các
biện pháp mà các ngân hàng thương mại hiện nay đã và đang áp dụng nhằm hạn chế
rủi
ro tín dụng, rủi ro pháp lý, rủi ro quản trị hệ thống, rủi ro gian lận lừa đảo. Từ đó đê
xuất giải pháp hạn chế các loại rủi ro nêu trên trong giai đoạn tiếp theo.
Lưu Thị Oanh Kiều (2015), Luận văn thạc sĩ Kinh tế với đề tài “Hoàn thiện
hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam”. Luận văn đã
phân tích, đánh giá hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt
Nam, nêu những thành công cũng như tồn tại và nguyên nhân của nó. Luận văn đã
có những đề xuất giải pháp nhằm hồn thiện hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng.
Các nghiên cứu trên về cơ bản đều có sự thành cơng nhất định trong việc
phân tích hoạt động bảo lãnh ngân hàng của các đơn vị được điều tra làm cơ sở đưa


4

ra hướng khắc phục phù hợp với thực tiễn, nhằm mở rộng và khai thác các lợi ích
nghiệp vụ này mang lại. Tuy nhiên mỗi ngân hàng, mỗi chi nhánh cũng có những
nét riêng biệt, do đó các giải pháp đưa ra cũng khác nhau. Hoạt động bảo lãnh đang
là vấn đề được quan tâm và chú trọng tại MB Ba Đình nhưng lại chưa có bất kỳ
nghiên cứu nào về để tài này. Do đó tác giả lựa chọn đề tài “Hoạt động bảo lãnh
tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội - Chi nhánh Ba Đình” để nghiên
cứu với mong muốn được đóng góp vào sự lớn mạnh trong tương lai của MB Ba
Đình.
3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể
3.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng đề ra những giải pháp nhằm hoàn

thiện và đẩy mạnh hoạt động bảo lãnh tại MB Ba Đình.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể
Nghiên cứu tổng quan về hoạt động bảo lãnh ngân hàng
Nghiên cứu cơ sở pháp lý liên quan đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng
Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh tại MB Ba Đình
Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động bảo lãnh tại MB Ba Đình trong
thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Về mặt nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu một số nội dung về hoạt
động bảo lãnh.
+ Về không gian: Đề tài chỉ nghiên cứu nội dung tại MB Ba Đình.
+ Về thời gian: Các dữ liệu trong giai đoạn từ năm 2017 đến 2020 và có liên
hệ những năm trước đó.
5. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp sau:


5

Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp tổng hợp dữ liệu
Phương pháp phân tích dữ liệu: Các thơng tin được thu thập sẽ tiếp tục được
thống kê, tổng hợp, phân tích, đối chiếu và so sánh để đưa ra các kết luận cho
nghiên cứu trong bài viết này.
5.2. Dữ liệu nghiên cứu
Nguồn dữ liệu sử dụng trong luận văn là nguồn dữ liệu thứ cấp. Sử dụng dữ
liệu từ một số trang Web, giáo trình kinh tế, ngân hàng của một số tác giả. Sử dụng

nguồn số liệu là báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Quân Đội.
6. Ket cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động bảo lãnh của các Ngân hàng thương
mại
Chương 2: Thực trạng về hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Quân Đội
- Chi nhánh Ba Đình
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng TMCP
Quân Đội - Chi nhánh Ba Đình


6

CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1. Khái niệm bảo lãnh ngân hàng
Từ khi Ngân hàng đóng vai trị trung gian trong hoạt động của nền kinh tế thì
hoạt động bảo lãnh đã xuất hiện, tuy nhiên còn rất sơ khai và chưa phổ biến rộng.
Đến tới những thập kỷ 70, hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng mới được sử dụng
thông, cho đến nay, bảo lãnh ngân hàng đã trở thành nghiệp vụ phổ biến mang lại
doanh thu lớn, đóng góp phần lớn vào doanh thu thuần cho hầu hết các NHTM.
Trong giao dịch quốc tế, bảo lãnh ngân hàng được thực hiện theo qui ước thống
nhất do phòng thương mại quốc tế ICC ban hành.
Tại điều 335 Bộ luật dân sự 2015 quy định về bảo lãnh như sau: “Bảo lãnh
là việc người thứ ba (bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh)
sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh), nếu khi đến
thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện
khơng đúng nghĩa vụ. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực

hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh
khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.”
Theo luật các TCTD số 47/2010/QH12 được ban hành ngày 16/06/2010 đã
đưa ra khái niệm bảo lãnh ngân hàng như sau: “Bảo lãnh ngân hàng là hình thức
cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ
chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng
không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng
phải nhận nợ và hồn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận. ”
Gần đây nhất, tại Điều 3 của thông tư 07/2015/TT-NHNN ngày 25/06/2015
đã nêu rõ khái niệm: “Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên
bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay
cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện


7

không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải
nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh.”
Trong bất kỳ một nghiệp vụ bảo lãnh nào cũng cần có sự tham gia của ít nhất
3 chủ thể, đó là: bên bảo lãnh (Ngân hàng), bên được bảo lãnh (Khách hàng), bên
nhận bảo lãnh (đối tác của khách hàng). Các chủ thể này có mối quan hệ mật thiết
với nhau. Theo GS.TS Nguyễn Văn Tiến (2013) thì:
- “Bên bảo lãnh: là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi thực
hiện bảo lãnh cho bên được bảo lãnh. Trong trường hợp đồng bảo lãnh, bảo lãnh
đối ứng và xác nhận bảo lãnh thì bên bảo lãnh bao gồm cả tổ chức tín dụng ở nước
ngồi”. Bên bảo lãnh có nhiệm vụ đứng ra phát hành thư bảo lãnh và thanh toán
cho bên nhận bảo lãnh khi bên này yêu cầu (đồng thời xuất trình phù hợp).
- “Bên nhận bảo lãnh: là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngồi, tổ chức tín dụng ở nước ngồi), cá nhân có quyền thụ
hưởng bảo lãnh do bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh phát hành”. Trong trường

hợp khi có vi phạm hợp đồng với điều kiện bên nhận bảo lãnh phải xuất trình đầy
đủ các chứng từ phù hợp với các điều khoản được qui định trong hợp đồng bảo lãnh
thì bên nhận bảo lãnh được hưởng bồi thường theo qui định trong thư bảo lãnh.
- “Bên được bảo lãnh: là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngồi, tổ chức tín dụng ở nước ngồi), cá nhân được bảo lãnh bởi
bên bảo lãnh”. Đây chính là khách hàng của ngân hàng có nhiệm vụ mở thư bảo
lãnh. Trong trường hợp có sự vi phạm hợp đồng, ngân hàng sẽ phải thanh tốn thay,
và bên được bảo lãnh phải có nghĩa vụ bồi hồn cho ngân hàng.
1.1.2. Các hình thức bảo lãnh Ngân hàng thương mại
Tại khoản 12 Điều 3 của thông tư 07/2015/TT-NHNN ngày 25/06/2015 đã
nêu rõ định nghĩa về các hình thức bảo lãnh tại các NHTM bao gồm:
- Thư bảo lãnh là văn bản cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về
việc bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi
bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam
kết với bên nhận bảo lãnh.


8

Trường hợp bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh thì thư bảo lãnh bao gồm cả văn
bản cam kết của bên bảo lãnh đối ứng với bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh với
bên nhận bảo lãnh;
- Hợp đồng bảo lãnh là văn bản thỏa thuận giữa bên bảo lãnh với bên nhận
bảo lãnh và các bên có liên quan (nếu có) về việc bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa
vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện
hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
Trường hợp bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh thì hợp đồng bảo lãnh bao
gồm cả văn bản thỏa thuận giữa bên bảo lãnh đối ứng với bên bảo lãnh và các bên
liên quan khác (nếu có), giữa bên xác nhận bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh và các
bên liên quan khác (nếu có).

Hiện nay hình thức phát hành bảo lãnh bằng thư bảo lãnh là phổ biến nhất.
1.1.3. Phân loại bảo lãnh Ngân hàng thương mại
1.1.3.1. Phân theo mục đích của bảo lãnh
Theo GS.TS Nguyễn Văn Tiến (2013) có các loại bảo lãnh sau:
- Bảo lãnh vay vốn: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh,
về việc sẽ trả nợ thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không trả hoặc
không trả đầy đủ, đúng hạn nợ vay đối với bên nhận bảo lãnh.
- Bảo lãnh thanh toán: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo
lãnh, về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh tốn thay cho khách hàng trong trường
hợp khách hàng khơng thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh tốn
của mình khi đến hạn.
- Bảo lãnh dự thầu: là cam kết của của tổ chức tín dụng với bên mời thầu, để
bảo đảm nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng. Trường hợp, khách hàng phải
nộp phạt do vi phạm quy định đấu thầu mà không nộp hoặc không nộp đầy đủ tiền
phạt cho bên mời thầu thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay.
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận
bảo lãnh, bảo đảm việc thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng theo
hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm hợp


9

đồng và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà khơng thực hiện hoặc thực hiện
khơng đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay.
- Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm (bảo lãnh bảo hành): là cam kết
của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc khách hàng thực hiện
đúng các thỏa thuận về chất lượng của sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên
nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm chất lượng sản phẩm và phải bồi
thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện khơng đầy đủ thì
tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay.

- Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên
nhận bảo lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng
theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm
hợp đồng và phải hoàn trả tiền ứng trước mà khơng hồn trả hoặc hồn trả khơng
đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay.
- Bảo lãnh đối ứng: là cam kết của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh đối ứng)
với bên bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính cho bên bảo lãnh, trong
trường hợp bên bảo lãnh thực hiện bảo lãnh và phải trả thay cho khách hàng của bên
bảo lãnh đối ứng với bên nhận bảo lãnh.
- Xác nhận bảo lãnh: là cam kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng (bên xác nhận
bảo lãnh) đối với bên nhận bảo lãnh, về việc bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ
bảo lãnh của bên bảo lãnh đối với khách hàng.
- Các loại bảo lãnh khác pháp luật không cấm và phù hợp với thông lệ quốc
tế.
Việc chia bảo lãnh theo những mục đích khác nhau giúp Ngân hàng kiểm
sốt, ứng phó với những rủi ro sẽ xảy ra ở mỗi loại bảo lãnh. Những rủi ro này sẽ
diễn ra trong suốt quá trình hiệu lực của thư bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh.
1.1.3.2. Phân loại theo phương thức phát hành bảo lãnh
- Bảo lãnh trực tiếp
Đây là loại hình bảo lãnh đơn giản nhất, được thực hiện dựa trên mối quan hệ
giữa ba bên trong quan hệ bảo lãnh, trong đó ngân hàng bảo lãnh cam kết thanh
tốn trực tiếp với người hưởng thụ không cần phải qua một ngân hàng trung gian


10

nào cả. Sau khi ngân hàng đã bồi thường cho người thụ hưởng bảo lãnh, ngân hàng
có thể trực tiếp truy địi bồi hồn từ người được bảo lãnh.
- Bảo lãnh gián tiếp
Bảo lãnh gián tiếp là loại bảo lãnh trong đó người được bảo lãnh sẽ yêu cầu

ngân hàng thứ nhất (gọi là ngân hàng chỉ thị) đề nghị ngân hàng thứ hai (ngân hàng
phát hành) đưa ra cam kết bảo lãnh chuyển cho người thụ hưởng. Trong loại bảo
lãnh này, người được bảo lãnh không trực tiếp bồi hồn cho ngân hàng phát hành
bảo lãnh mà chính ngân hàng chỉ thị sé chịu trách nhiệm bồi hoàn cho ngân hàng
phát hành, thông qua một cam kết gọi là đối ứng do chính ngân hàng này đưa ra.
Bảo lãnh đối ứng cũng có nội dung và điều khoản quy định như trong bảo lãnh
chính. Sau khi đã bồi hồn cho ngân hàng phát hành bảo lãnh chính, đến lượt mình
ngân hàng chỉ thị lại có thể truy đổi từ người được bảo lãnh.
Như vậy, trong bảo lãnh gián tiếp có ít nhất 4 thành phần tham gia là: Ngân
hàng phát hành bảo lãnh, ngân hàng chỉ thị, người được bảo lãnh và người hưởng
thụ bảo lãnh.
Bảo lãnh gián tiếp được sử dụng chủ yếu trong trường hợp người thụ hưỏng
là người nước ngoài và ngân hàng phát hành ở ngay tại quốc gia của người thụ
hưởng. Do vậy, quyền lợi của người thụ hưởng được bảo vệ chắc hơn.
1.1.3.3. Phân loại theo điều kiện thanh toán của bảo lãnh
- Bảo lãnh vô điều kiện
Trong trường hợp Bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không
đầy đủ các nghĩa vụ với Bên thụ hưởng bảo lãnh và Ngân hàng phát hành bảo lãnh
vơ điều kiện thì Bên thụ hưởng bảo lãnh được quyền gửi công văn yêu cầu thành
tốn bồi hồn bảo lãnh tới ngân hàng phát hành. Việc yêu cầu này được coi như là
một mệnh lệnh yêu cầu thanh toán của Bên thụ hưởng bảo lãnh tới ngân hàng phát
hành mà không cần cung cấp các chứng từ kèm theo chứng minh Bên được bảo lãnh
đã vi phạm các điều kiện đã ký với Bên thụ hưởng bảo lãnh.
Ưu điểm của việc phát hành bảo lãnh vô điều kiện là quyền lợi của Bên thụ
hưởng bảo lãnh được đảm bảo tối đa nhưng lại bất lợi cho Ngân hàng phát hành khi


11

có sự lạm dụng, chủ động lừa ngân hàng qua những yêu cầu không trung thực của

Bên thụ hưởng bảo lãnh.
- Bảo lãnh có điều kiện
Bảo lãnh có điều kiện là loại bảo lãnh mà việc thanh tốn chỉ có thể được
tiến hành khi người thụ hưởng xuất trình kèm theo thư bảo lãnh, một số chứng từ
hay giấy chứng nhận được quy định trước. Các yêu cầu văn bản ở mỗi bảo lãnh
cũng khác nhau có thể là thư tín dụng dự phịng, xác nhận của một chun gia, tổ
chức trọng tài về việc vi phạm của người được bảo lãnh.
Việc phát hành bảo lãnh có điều kiện sẽ giúp cho Bên được bảo lãnh tránh
được việc giả mạo chứng từ hàng hóa, khiếu nại khơng trung thực của Bên thụ
hưởng bảo lãnh để đòi bồi thường. Tuy nhiên, việc phát hành bảo lãnh có điều kiện
sẽ gây nên sự chậm trễ trong việc bồi hoàn bảo lãnh cho bên thụ hưởng bảo lãnh khi
có u cầu bồi hồn thanh tốn bảo lãnh, khơng bảo đảm lợi ích cho bên thụ hưởng.
Hiện nay, các NHTM đã chấp nhận những bảo lãnh pha trộn giữa bảo lãnh
vô điều kiện và bảo lãnh có điều kiện, miễn là nội dung bảo lãnh phù hợp với các
nội dung hợp đồng đã ký và được Bên nhận bảo lãnh chấp nhận.
1.1.3.4. Phân loại theo phạm vi bảo lãnh
- Bảo lãnh trong nước
Là loại bảo lãnh ngân hàng mà các bên tham gia bảo lãnh trong cùng một
quốc gia. Các hình thức áp dụng phổ biến đối với loại bảo lãnh này là: bảo lãnh dự
thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền ứng trước, bảo lãnh thanh toán ....
được thực hiện thông qua ngân hàng phát hành thư bảo lãnh. Đây là các loại bảo
lãnh cỏ tỷ lệ phát sinh cao trong hoạt động bảo lãnh tại Việt Nam và chiếm tỷ trọng
doanh thu của các ngân hàng phát hành.
- Bảo lãnh nước ngồi
Là loại hình bảo lãnh mà trong đó chỉ có một bên ở trong nước, cịn bên kia
ở nước ngồi. Loại hình này thường sử dụng 1 trong các hình thức bảo lãnh sau:
+ Phát hành thư bảo lãnh bằng tiếng nước ngoài hoặc song ngữ
+ Mở thư tín dụng mua hàng trả chậm



12

+ Ký bảo lãnh trên hối phiếu nhận nợ với nước ngoài
+ Lập giấy chứng nhận kỳ hạn nợ
1.1.4. Các đặc điểm của bảo lãnh Ngân hàng thương mại
Theo GS.TS Nguyễn Văn Tiến (2013) thì bảo lãnh NHTM có các đặc điểm
sau:
- Bảo lãnh là một cam kết mang tính chất bảo đảm gián tiếp
Trong trường hợp Bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không
đầy đủ các nghĩa vụ đối với Bên thụ hưởng bảo lãnh thì Bên thụ hưởng bảo lãnh sẽ
nhận được bồi hoàn, thanh toán từ ngân hàng phát bảo lãnh. Tuy nhiên, việc thanh
tốn
bồi hồn của Ngân hàng bảo lãnh sẽ khơng được thực hiện ngay các nghĩa vụ với
Bên
thụ hưởng, mà đối tượng chính thực hiện thanh tốn bồi hồn là Bên được bảo lãnh.
- Cam kết bảo lãnh ngân hàng phải được lập bằng văn bản
Mọi việc thỏa thuận giữa Bên được bảo lãnh và Bên thụ hưởng bảo lãnh phải
được Ngân hàng phát hành bảo lãnh bằng hợp đồng bảo lãnh, thư bảo lãnh, điện,
hoặc ký hậu trên các giấy tờ có giá như hối phiếu, phiếu nhận nợ (trong trường hợp
giấy tớ có giá được quy định phải có sự bảo lãnh của ngân hàng). Nội dung văn bản
bảo lãnh phải thể hiện được sự cam kết của ngân hàng bảo lãnh đối với Bên thụ
hưởng bảo lãnh trong toàn bộ thời gian hiệu lực của bảo lãnh.
- Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh số tiền đã trả thay
Khi Bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các
nghĩa vụ với Bên thụ hưởng bảo lãnh, Bên bảo lãnh đứng ra thanh tốn bồi hồn các
nghĩa vụ với Bên thụ hưởng, việc này phản ánh mối quan hệ rằng buộc giữa các
bên. Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện các nghĩa vụ đối với bên thụ
hưởng thì bên bảo lãnh thực hiện thay và bên được bảo lãnh phải có trách nhiệm
nhận nợ và hồn trả lại cho bên bảo lãnh số tiền bên bảo lãnh đã trả thay. Như vậy,
lúc này quan hệ bảo lãnh đã chuyển thành quan hệ tín dụng trực tiếp giữa bên bảo

lãnh và bên được bảo lãnh.
- Tính độc lập tương đối trong nhiệm vụ bảo lãnh
Nghiệp vụ bảo lãnh độc lập tương đối với hợp đồng chính. Mục đích của bảo


13

lãnh ngân hàng là bồi hoàn cho người thụ hưởng những thiệt hại từ việc không thực
hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng của người được bảo lãnh nhưng nó vẫn có một sự
độc lập tương đối với hợp đồng chính. Việc thanh tốn bảo lãnh chỉ hồn tồn căn
cứ vào các điều khoản và điều kiện ghi trong cam kết bảo lãnh của ngân hàng mà
không căn cứ vào những quyền kháng nghị phát sinh trong hợp đồng chính.
Tính độc lập của bảo lãnh phụ thuộc vào chính các điều kiện của bảo lãnh.
Nếu
bảo lãnh quy định việc thanh toán là theo văn bản yêu cầu của người thụ hưởng thì
người thụ hưởng có quyền lập u cầu thanh tốn mà khơng cần thiết phải chứng
minh
việc vi phạm của người được bảo lãnh. Ngược lại, nếu cam kết bảo lãnh yêu cầu
phải
kèm chứng từ (như trong trường hợp các loại Thư tín dụng) thì người thụ hưởng phải
xuất trình đầy đủ bộ chứng từ theo quy định đến ngân hàng phát hành thì mới nhận
được khoản thanh tốn. Trong cả hai trường hợp trên ngân hàng bảo lãnh không cần
căn cứ và xem xét lại nội dung của hợp đồng chính (hợp đồng kinh tế).
Tính độc lập của bảo lãnh còn thể hiện ở chỗ ngân hàng phát hành bảo lãnh
không thể viện dẫn các lý do thuộc về quan hệ của họ với khách hàng để trì hỗn
việc
thanh toán cho bên thụ hưởng nếu các điều kiện của bảo lãnh được đáp ứng đầy đủ.
1.2. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.2.1. Quy trình hoạt động bảo lãnh Ngân hàng thương mại

Đối với Bên được bảo lãnh thì hoạt động bảo lãnh khơng phải là một hoạt
động
vay vốn nhưng đối với Ngân hàng phát hành bảo lãnh thì rủi ro trong nghiệp vụ phát
hành bảo lãnh cũng tương đương như một nghiệp vụ cho vay. Khi Bên được bảo
lãnh
vi phạm bảo lãnh, NH phải thực hiện thanh tốn bồi hồn các nghĩa vụ bảo lãnh cho
Bên thụ hưởng bảo lãnh thì nghiệp vụ bồi hồn thanh tốn này được coi như một
nghiệp vụ xử lý nợ quá hạn. Vì vậy, tùy từng loại bảo lãnh sẽ có các bước, thủ tục
tiến
hành phát hành bảo lãnh khác nhau, song nhìn chung đều có 5 bước cơ bản như sau:
1.2.1.1. Khách hàng lập và gửi hồ sơ đến đề nghị bảo lãnh
Trong hồ sơ gồm có:
- Hồ sơ pháp lý: Quyết định thành lập, bổ nhiệm, đăng ký kinh doanh, giấy


×