Tải bản đầy đủ (.docx) (127 trang)

1233 quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 127 trang )


j

⅜ ʌ ʌ ʌ , ,

. , ʌ ʌ ⅞

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

BÙI THỊ THU THỦY

QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỚ PHẦN
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2017




j

⅜ ʌ ʌ ʌ , ,

. , ʌ ʌ ⅞

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG



BÙI THỊ THU THỦY

QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỚ PHẦN
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN ĐỨC TRUNG

HÀ NỘI - 2017




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là luận văn nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các số
liệu trong luận văn là trung thực và đuợc trích dẫn nguồn. Ket quả nghiên cứu của
luận văn này chua đuợc công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn

Bùi Thị Thu Thủy



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI......................................................................5
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO LÃI SUẤT............................................5
1.1.1. Khái niệm, phân loại lãi suất và vai trò của lãi suất đối với Ngân hàng
thuơng mại........................................................................................................5
1.1.2. Rủi ro lãi suất.........................................................................................9
1.2. QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI 15
1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro lãi suất......................................................... 15
1.2.2. Sự cần thiết của công tác quản trị rủi ro lãi suất..................................15
1.2.3. Mục tiêu của công tác quản trị rủi ro lãi suất.......................................17
1.2.4. Quy trình quản trị rủi ro lãi suất...........................................................17
1.2.5. Các phuơng pháp quản trị rủi ro lãi suất..............................................26
1.2.6. Các nhân tố ảnh huởng đến Quản trị rủi rolãi suất đối với Ngân hàng
thuơng mại......................................................................................................39
1.2.7. Một số nguyên tắc tham khảo nhằm quản trị rủi ro lãi suất theo Ủy ban
Basel về Giám sát Ngân hàng.........................................................................41
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.............................................................................44
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI VCB
........................................................................................................................45
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VCB...........................................................45
2.1.1. Thành lập và phát triển........................................................................45
2.1.2. Mô hình hoạt động...............................................................................47
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014, 2015 và 2016....................49
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI VCB................50
2.2.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng và sự biến động của nguồn



vốn nhạy cảm với lãi suất................................................................................50
2.2.2. Phân tích cơ cấu tài sản của ngân hàng và sự biến động của tài sản nhạy
cảm với lãi suất...............................................................................................61
2.2.3. Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại VCB..........................................67
2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI VCB ...
78
2.3.1. Thành tựu đạt được tronghoạt độngquản trịrủi ro lãi suất...................78
2.3.2. Hạn chế trong hoạt độngquản trị rủi ro lãisuất.....................................80
2.3.3. Nguyên nhân hạn chế...........................................................................82
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..............................................................................87
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI
RO LÃI SUẤT TẠI VCB..............................................................................88
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG VÀ YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI
QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI VCB....................................................88
3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của VCB.......................................88
3.1.2. Định hướng hoạt động quản trị rủi ro của VCB.................................. 89
3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO
LÃI SUẤT TẠI VCB......................................................................................90
3.2.1. Sử dụng các nghiệp vụ phái sinh vào phòng ngừa rủi ro lãi suất.......90
3.2.2. Nâng cao trình độ nhận thức nhà quản trị, cán bộ ngân hàng và khách hàng
91
3.2.3. Hồn thiện hệ thống kế tốn thống kê, chính sách và qui trình quản lý
rủi ro lãi suất của ngân hàng...........................................................................94
3.2.4. Nghiên cứu, dự báo biến động lãi suất................................................ 97
3.2.5. Hoàn thiện văn bản pháp lý về đo lường và quản lý rủi ro lãi suất....98
3.3. CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP................................99
3.3.1. Hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật và công nghệ ngân hàng.............99
3.3.2. Nâng cao chất lượng cán bộ ngân hàng và nhà quản trị ngân hàng.... 101



DANH
VIẾT TẮT
3.3.3. Hoàn thiện bộ máy
quảnMỤC
trị nộiCHỮ
bộ....................................................
103
3.3.4. Sự điều chỉnh của ngân hàng nhà nước............................................. 104
3.4.

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC.......107

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................108
KẾT LUẬN..................................................................................................109
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 110
Ký hiệu
NH
HĐQT

_______________________Chú giải_______________________
Ngân hàng
Hội đồng Quản trị

UBQLRR

Ủy ban Quản lý rủi ro

ALCO

Ủy ban ALCO


NHNN

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

VCB VCB
BIDV

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đâu từ và Phát triển Việt Nam

HSBC
NHTM

Ngân hàng TNHH MTV HSBC
Ngân hàng thương mại

NHTM CP

Ngân hàng thương mại cổ phân

TCTD

Tô chức tín dụng

RRLS

Rủi ro lãi suất

QLRRLS


Quản trị rủi ro lãi suất

TSC

Tài sản Có

TSN

Tài sản Nợ

WTO

Tổ chức thương mại quốc tế



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1:Tác động của lãi suất đến vốn tự có của ngân hàng theo mơ hình
kỳ hạn..............................................................................................................20
Bảng 1.2: Chiến lược phòng ngừa rủi ro lãi suất theo mơ hình định giá lại ...
21
Bảng 1.3: Tác động của rủi ro lãi suất đến ngân hàng theo mơ hình thời
lượng
...23
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB qua các năm...................49
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn của VCB giai đoạn 2014 - 2016.......................50
Bảng 2.3: Sự biến động nguồn vốn qua các năm tại VCB..............................51
Bảng 2.4: Tình hình huy động vốn tại VCB năm 2014-2016.........................55
Bảng 2.5: Tình hình nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất của Ngân hàng giai

đoạn 2014-2016...............................................................................................59
Bảng 2.6: Cơ cấu tài sản của VCB giai đoạn 2014-2016................................61
Bảng 2.7: Sự biến động tài sản qua các năm tại VCB.....................................62
Bảng 2.8: Tình hình tài sản nhạy cảm với lãi suất của VCB giai đoạn
2014-2016....................................................................................................... 65
Bảng 2.9: Sự biến động tài sản nhạy cảm lãi suất của VCB giai đoạn 20142016
..66
Bảng 2.10: Phân tích trạng thái nhạy cảm lãi suất của Ngân hàng qua 3 năm
2014 -2016......................................................................................................73
Bảng 2.11: Phân tích Tài sản - nguồn vốn theo khoản mục nhạy cảm lãi suất
và thu nhập thuần từ lãi của VCB 2014 - 2016...............................................75
Bảng 2.12: Giá trị TSN-TSC chịu ảnh hưởng của kỳ hạn của VCB năm
2014-2016....................................................................................................... 77
Bảng 2.13: Kỳ hạn trung bình của các khoản mục TSN-TSC 2014-2016......77
Bảng 2.14: Kỳ hạn hồn vốn trung bình của khoản mục TSN-TSC và khe hở
kỳ hạn của VCB năm 2014-2016....................................................................78


Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn tại VCB năm 2014-2016....................54
Biểu đồ 2.2: Biến động của các khoản............mục thuộc nguồn vốn nhạy cảm
58
Biểu đồ 2.3: Biến động của khe hở lãi....................suất qua các năm của VCB
74
Sơ đồ 2.1: Mô hình quản trị tại VCB..............................................................47


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, hội nhập quốc tế về kinh tế khơng cịn là vấn đề xa lạ mà đã và
đang trở thành một xu huớng phát triển tất yếu khách quan đối với nền kinh tế của
một quốc gia. Chính thức gia nhập Tổ chức thuơng mại quốc tế (WTO) cùng với
các tổ chức hợp tác khu vực, Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng
đang từng buớc nỗ lực đổi mới để hội nhập. Tuy nhiên, bên cạnh thời cơ có thể có
đuợc thì hoạt động ngân hàng trong q trình hội nhập cũng có nhiều khó khăn,
những rủi ro tiềm ẩn gây ảnh huởng không nhỏ đế n kết quả kinh doanh và sự an
tồn của ngân hàng. Vì vậy, để hoạt động của ngân hàng phát triển bền vững, an
toàn và hiệu quả, các ngân hàng cần phả i kiể m sốt và hạn chế rủi ro thơng qua
công tác quản trị rủi ro. Trong những năm gần đây, quản trị rủi ro đã giành đuợc
sự quan tâm chú ý của các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên hầu hết các NHTM chỉ
chú trọng tới quản trị rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản mà chua quản trị tốt các
loại rủi ro đặc thù khác của NHTM nhu: rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối...
Thực tế cho thấy việc duy trì lãi suất ổn định trong một thời gian dài của
NHNN đã làm cho nhà quản trị các NHTMCP lơ là công tác quản trị rủi ro lãi
suất. Những năm gần đây, tình hình kinh tế vĩ mơ có nhiều diễn biến bất lợi do
lạm phát gia tăng cùng với chính sách thắt chặt tiề n tệ của NHNN đã đẩy các
NHTMCP đối mặt với khó khăn về thanh khoản, từ đó các ngân hàng buớc vào cuộc
đua lãi suất làm lãi suất liên tục tăng cao. Qua việc nghiên cứu hoạt động của
VCB, với mong muốn các NHTM nói chung và VCB nói riêng có nhận thức đúng
đắn về tầm quan trọng và làm tốt hơn cơng tác Quản trị rủi ro lãi suất, góp phần
nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các NHTMCP. Xuất phát từ thực tế này, em
xin chọn đề tài “Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân
hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam'” nhằm đi sâu nghiên cứu thực trạng
quản trị rủi ro lãi suất và đề xuất các giải pháp nhằ m góp phần nâng cao hiệu quả
hoạt động này tại VCB nói riêng và các NHTMCP ở Việt Nam nói chung.
2. Tổng quan về đề tài nghiên cứu


2


Trong thời gian qua, có nhiều đề tài nghiên cứu đến quản trị rủi ro lãi suất
trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thuơng mại tại các giai đoạn khác
nhau, cụ thể nhu sau:
- Nguyễn Thị An (2007) “Quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP Công
Thuơng - chi nhánh Cần Thơ”. Tác giả đã phân tích thực trạng quản trị rủi ro lãi
suất ngân hàng TMCP Công Thuơng, chi nhánh Cần Thơ chủ yếu ngân hàng quản
trị rủi ro lãi suất bằng khe hở nhạy cảm lãi suất. Từ thực trạng trên, tác giả đua ra dự
báo biến động lãi suất và ảnh huởng của sự thay đổi lãi suất nhu thế nào đến thu
nhập của ngân hàng và các giải pháp hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro lãi suất.
- Mã Thị Nam Chi (2008) “Rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại các
ngân hàng TMCP Việt Nam thực trạng và giải pháp”. Tác giả đã phân tích thực
trạng quản trị rủi ro lãi suất của các NHTM ở Việt Nam là sử dụng biểu đồ lệch và
đua ra các nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất. Từ đó, tác giả đề xuất sử dụng các mơ
hình và giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất.
- Trần Thị Hạnh (2009) “Quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP Quân
Đội - chi nhánh Đồng Nai”. Tác giả đã phân tích thực trạng quản trị rủi ro lãi suất ở
ngân hàng TMCP Quân Đội, chi nhánh Đồng Nai; ngân hàng vẫn sử dụng biểu đồ
lệch để quản trị rủi ro lãi suất. Từ thực trạng của ngân hàng, tác giả đã đề ra các giải
pháp hạn chế rủi ro lãi suất bằng cách sử dụng các nghiệp vụ phái sinh và giải pháp
hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng.
- Nguyễn Thị Kim Ngọc (2009) “Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP
Ngoại thuơng Việt Nam - chi nhánh Cần Thơ”. Tác giả đã phân tích thực trạng quản
rị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam - chi nhánh Cần Thơ
là ngân hàng quản trị rủi ro lãi suất bằng khe hở nhạy cảm lãi suất. Tác giải đua ra
nguyên nhân và giải pháp khắc phục đồng thời dự báo diễn biến lãi suất trong thời
gian tới.
- Dùng Cẩm Hằng (2011) “Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thuơng Việt Nam - chi nhánh Đồng Nai”. Tác giả đã phân tích thực trạng quản rị rủi
ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam - chi nhánh Đồng Nai là



3

ngân hàng quản trị rủi ro lãi suất bằng khe hở nhạy cảm lãi suất và khe hở kỳ hạn.
Tác giải đua ra nguyên nhân và giải pháp nhằm hoàn thiện cơng tác quản trị rủi ro
lãi suất.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trên đều nghiên cứu về quản trị rủi ro
lãi
suất trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thuơng mại hoặc các chi nhánh
Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam. Tuy nhiên, chua có cơng trình khoa học
nào nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện về quản trị rủi ro lãi suất của Ngân
hàng
Ngoại thuơng Việt Nam nói chung sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế tồn cầu.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài giải quyết ba vấn đề cơ bản sau:
- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận của quản trị rủi ro lãi suất của các NHTM.
- Phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng
TMCP Ngoại Thuơng Việt Nam.
- Đua ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản
trị rủi ro lãi suất cho Ngân hàng TMCP Ngoại Thuơng Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tuợng nghiên cứu: Hoạt động quản trị rủi ro lãi suất của Ngân hàng
TMCP Ngoại thuơng Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động quản trị rủi ro lãi suất của Ngân hàng
TMCP
Ngoại thuơng Việt Nam giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phuơng pháp nghiên cứu tại bàn: sử dụng phuơng pháp thống kê; phuơng
pháp

phân tích; phuơng pháp so sánh; phuơng pháp tổng hợp số liệu...
- Phuơng pháp quan sát: thu thập, ghi nhận và phân tích từ thực tế quản trị rủi
ro lãi suất tại ngân hàng TMCP ngoại Thuơng Việt Nam.
6. Đóng góp của Luận văn
- Khái quát hóa những nguyên lý cơ bản về rủi ro và quản trị RRLS.
- Đánh giá và chỉ rõ những mặt đuợc và chua đuợc trong quản lý rủi ro lãi
suất
tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thuơng Việt Nam.


4

- Đưa ra hệ thống giải pháp phù hợp với điều kiện của Ngân hàng TMCP
Ngoại Thương Việt Nam, nhằm thực hiện tốt hơn công tác quản lý RRLS của ngân
hàng này.
7. Ket cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần tài liệu tham khảo và phụ lục; luận
văn được chia làm 3 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về rủi ro lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất của ngân
hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam


5

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO LÃI SUẤT
1.1.1. Khái niệm, phân loại lãi suất và vai trò của lãi suất đối với Ngân hàng
thương mại
1.1.1.1. Khái niệm lãi suất
“Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng một đơn vị vốn vay trong một đơn vị
thời gian nhất định (ngày, tuần, tháng hay năm)” [1, tr.126]
Đây là loại giá cả đặc biệt, được hình thành trên cơ sở giá trị sử dụng chứ
khơng phải trên cơ sở giá trị. Giá trị sử dụng của khoản vốn vay là khả năng mang
lại lợi nhuận cho người đi vay khi sử dụng vốn vay trong hoạt động kinh doanh
hoặc mức độ thỏa mãn một hoặc một số nhu cầu nào đó của người đi vay. Khác với
giá cả hàng hóa, lãi suất khơng được biểu diễn dưới dạng số tuyệt đối mà dưới dạng
tỷ lệ phần trăm (%). Lãi suất cũng được xem là tỷ lệ sinh lời mà người chủ sở hữu
thu được khoản vốn cho vay.
Diễn biến lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày của mỗi chủ thể
kinh tế, tác động đến những quyết định của cá nhân như chi tiêu hay để dành mua
nhà , mua trái phiếu hay gửi tiền tiết kiệm. Lãi suất cũng tác động đến những quyết
định kinh tế của các doanh nghiệp như: dùng tiền để đầu tư thiết bị mới cho các nhà
máy hoặc bỏ vào tài khoản tiền gửi mở tại ngân hàng. Do những ảnh hưởng đó, lãi
suất là một trong những biến số được theo dõi chặt chẽ nhất trong nền kinh tế và
diễn biến của nó được đưa tin hầu như hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại
chúng.[1, tr.126]
1.1.1.2. Phân loại lãi suất
a, Căn cứ vào nghiệp vụ ngân hàng
- Lãi suất tiền gửi ngân hàng: là lãi suất ngân hàng trả cho các khoản tiền gửi
vào
ngân hàng. Lãi suất tiền gửi ngân hàng có nhiều mức khác nhau tùy thuộc vào: Loại


6


tiền gửi là nội tệ hay ngoại tê, Loại tài khoản là tiền gửi thanh toán hay tiền gửi tiết
kiệm, Loại thời hạn là không kỳ hạn, ngắn hạn hay dài hạn, Quy mô tiền gửi.
- Lãi suất tiền vay ngân hàng: là lãi suất mà người đi vay phải trả cho ngân
hàng là người cho vay. Lãi suất tiền vay ngân hàng (cịn được gọi là lãi suất tín
dụng) cũng có nhiều mức tùy theo loại tiền, thời hạn, phương thức, mục đích tiền
vay và theo mức độ quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng.
- Lãi suất chiết khấu: áp dụng khi ngân hàng cho khách hàng vay dưới hình
thức chiết khấu thương phiếu hoặc giấy tờ có giá khác chưa đến hạn thanh tốn của
khách hàng. Nó được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên mệnh giá của giấy tờ có giá và
được khấu trừ ngay khi ngân hàng đưa tiền vay cho khách hàng. Như vậy, lãi suất
chiết khấu được trả trước cho ngân hàng chứ khơng trả sau như lãi suất tín dụng
dụng thơng thường.
- Lãi suất tái chiết khấu: áp dụng khi ngân hàng trung ương cho các ngân hàng
trung gian vay dưới hình thức chiết khấu lại thương phiếu hoặc giấy tờ có giá ngắn
hạn
chưa đến hạn thanh toán của các ngân hàng này. Nó cũng được tính bằng tỷ lệ phần
trăm trên mệnh giá của giấy tờ có giá và cũng được khấu trừ ngay khi ngân hàng
trung
ương cấp tiền vay cho ngân hàng. Lãi suất tái chiết khấu do ngân hàng trung ương
ấn
định căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ và chiều
hướng biến động lãi suất trên thị trường liên ngân hàng. Vì hoạt động tái chiết khấu
cung ứng nguồn vốn cho các ngân hàng trung gian nên thông thường lãi suất tái
chiết
khấu nhỏ hơn lãi suất chiết khấu. Tuy nhiên trong trường hợp cần hạn chế khả năng
mở
rộng tín dụng khả năng mở rộng tín dụng của hệ thống ngân hàng, nhằm kiềm chế
đẩy
lùi lạm phát hoặc phạt các ngân hàng trung gian trong trường hợp vi phạm các quy

định các u cầu về thanh tốn, ngân hàng trung ương có thể ấn định lãi suất chiết
khấu
bằng thậm trí cao hơn lãi suất chiết khấu của hệ thống ngân hàng.
- Lãi suất liên ngân hàng: là lãi suất mà các ngân hàng áp dụng khi cho nhau
vay trên thị trường liên ngân hàng. Lãi suất liên ngân hàng được hình thành qua
quan hệ cung cầu vốn vay trên thị trường liên ngân hàng và chịu sự chi phối bởi lãi
suất cho các ngân hàng trung gian vay của ngân hàng trung ương. Mức độ chi phối


7

này phụ thuộc vào sự phát triển của hoạt động thị trưởng mở và tỷ trọng sử dụng
vốn vay ngân hàng trung ương của các ngân hàng trung gian.
- Lãi suất cơ bản: là lãi suất được các ngân hàng sử dụng là cơ sở để ấn định
mức
lãi suất kinh doanh của mình. Tại Việt Nam, lãi suất cơ bản là một cơng cụ thực hiện
chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam. Theo luật NHNN, lãi suất cơ bản chỉ áp
dụng
cho Đồng Việt Nam, do NHNN công bố, là cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định
lãi
suất kinh doanh. Lãi suất cơ bản được xác định dựa trên cơ sở lãi suất thị trường liên
ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất huy động đầu vào của tổ chức
tín
dụng và xu hướng biến động cung cầu vốn. Theo luật Dân sự Việt Nam, các tổ chức
tín
dụng khơng được cho vay với lãi suất cao gấp rưỡi lãi suất cơ bản. [1, tr.127-129]
b, Căn cứ và giá trị của tiền lãi
- Lãi suất danh nghĩa: là lãi suất tính theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ hay
nói cách khác là loại lãi suất chưa được trừ đi tỷ lệ lạm phát. Lãi suất danh nghĩa
thường được cơng bố chính thức trong các hợp đồng tín dụng và ghi rõ cơng cụ nợ.

- Lãi suất thực: là lãi suất được điều chỉnh lại cho đúng những thay đổi về lạm
phát, hay nói cách khác, là lãi suất đã loại trừ đi tỷ lệ lạm phát
Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực + Tỷ lệ lạm phát
- Lãi suất thực trả: Lãi suất ghi trên hợp đồng thường là tỷ lệ %/năm, tuy
nhiên việc trả lãi có thể diễn ra định kỳ hàng tháng, quý. 6 tháng.do đó, so với
mức lãi suất ghi trên hợp đồng thì mức lãi suất thực trả (hay thực nhận) sẽ cao hơn
mức lãi suất ghi trên hợp đồng (vì lãi sinh ra lãi) [1, tr.129-130]
c, Căn cứ vào tính linh hoạt của lãi suất
- Lãi suất cố định: là lãi suất được quy định cố định trong suất thời hạn vay.
Nó có ưu điểm là số tiền lãi được cố định và biết trước, nhưng nhược điểm là bị
ràng buộc vào một mức lãi suất nhất định trong một khoảng thời gian dù cho lãi
suất thị trường thay đổi.
- Lãi suất thả nổi: là lãi suất được quy định là có thể lên xuống theo lãi suất
thị
trường trong thời hạn tín dụng(báo trước hoặc khơng báo trước). Lãi suất thả nổi
vừa chứa đựng cả rủi ro lẫn lợi nhuận. [1, tr.130-131]


8

d, Căn cứ vào loại tiền vay
- Lãi suất nội tệ: là lãi suất cho vay và đi vay nội tệ.
- Lãi suất ngoại tệ: là lãi suất cho vay và đi vay nội tệ.
Mối liên hệ hai lãi suất này được thể hiện bằng phương trình: rD = rF+ ∆Ee
Trong đó: rD là lãi suất nội tệ, r F là lãi suất ngoại tệ, ∆E e là mức tăng tỷ giá dự
tính của đồng ngoại tệ. [1, tr.131-132]
e, Căn cứ vào nguồn tín dụng trong nước hay quốc tế
- Lãi suất trong nước hay lãi suất địa phương: là lãi suất áp dụng cho các hợp
đồng tín dụng trong một quốc gia.
- Lãi suất quốc tế: là lãi suất áp dụng trong các hợp đồng tín dụng quốc tế

Các hợp đồng tín dụng quốc tế áp dụng mức lãi suất của thị trường quốc gia
nào thì lãi suất của thị trường quốc gia đó trở thành lãi suất quốc tế. Lãi suất địa
phương chịu ảnh hưởng của lãi suất quốc tế. Nếu thị trường vốn địa phương mà tự
do thì lãi suất địa phương sẽ lên xuống theo lãi suất quốc tế. LIBOR (London
Interbank Offered Rate) là lãi suất của Liên ngân hàng London công bố vào 11h
trưa hàng ngày tại London. Còn gọi là các ngân hàng bù trừ London, gồm 4 ngân
hàng lớn: Barclays, Lloyds, National Westminster và Midland. Chúng kiểm soát
khoảng 90% việc thanh toán bù trừ các khoản tiền gửi ngân hàng ở Anh. Đây là lãi
suất cho vay ngăn hạn thường được sử dụng là lãi suất tham khảo trong các hợp
đồng tín dụng quốc tế. Ngồi ra có lãi suất NIBOR của thị trường NewYork.
TIBOR của thị trương Tokyo. SIBOR của thị trường Singapore. [1, tr.132]
1.1.1.3. Vai trò của lãi suất đối với Ngân hàng Thương mại
Với chìa khóa trong tay là lãi suất, các NHTM đóng vai trị rất quan trọng
trong việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ các hộ gia đình, các doanh nghiệp, các
tổ chức khác trong nền kinh tế để phân bổ đến nơi thiếu vốn, đang cần vốn để mở
rộng sản xuất hoặc để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng. Để hoạt động hiệu quả, các
NHTM cần phải đặt ra các mức lãi suất huy động và lãi suất cho vay hợp lý. Lãi
suất huy động khơng được q thấp vì như thế sẽ khơng khuyến khích dân chúng
gửi tiền vào ngân hàng. Kết quả là NHTM gặp khó khăn trong việc huy động vốn


9

để cho vay. Một mức lãi suất huy động hợp lý sẽ giúp các NHTM huy động đuợc
nguồn vốn nhàn rỗi từ dân chúng. Lãi suất cho vay của NHTM phải cao hơn lãi suất
huy động và phải bù đắp đuợc các chi phí cũng nhu rủi ro khác. Tuy nhiên, lãi suất
cho vay khơng đuợc q cao vì nhu thế các doanh nghiệp, các hộ gia đình sẽ tìm
các phuơng án thay thế khác thay vì phải vay tiền từ ngân hàng. Nhu vậy, các
NHTM sẽ gặp khó khăn trong vấn đề cho vay. Một mức lãi suất cho vay hợp lý đủ
để bù đắp các chi phí, rủi ro nhung vẫn đảm bảo khả năng vay vốn cho các doanh

nghiệp, các hộ gia đình sẽ giúp các NHTM thu hút đuợc nhiều khách hàng, đóng
góp vào q trình phân bổ vốn hiệu quả cho nền kinh tế.
1.1.2. Rủi ro lãi suất
1.1.2.1. Khái niệm về rủi ro
Theo quan điểm truyền thống: rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm
hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều khơng chắc chắn có
thể xảy ra cho con nguời. [3]
Theo quan điểm trung hòa: rủi ro là sự bất trắc có thể đo luờng đuợc. Rủi ro
vừa
mang tính tích cực vừa mang tính tiêu cực: rủi ro có thể gây ra những tổn thất mất
mát,
nguy hiểm nhung cũng có thể mang đến những cơ hội, thời cơ. [3]
1.1.2.2. Khái niệm rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất là một trong những loại rủi ro chủ yếu trong kinh doanh ngân
hàng. Rủi ro lãi suất là những tổn thất tiềm tàng mà ngân hàng phải gánh chịu khi
lãi suất thị trường biến động. Nguời ta có thể tiếp cận với vấn đề rủi ro lãi suất từ
hai giác độ:
- Từ khía cạnh “giá trị sổ sách”(book value): rủi ro lãi suất đuợc nhìn nhận
thơng qua các ảnh huởng của nó đến khoản thu nhập đuợc phản ánh trong sổ sách
của ngân hàng. [3]
- Từ khía cạnh “giá trị thị truờng”(market value): đơi khi cịn đuợc gọi là giá
trị kinh tế - rủi ro lãi suất đuợc nhìn nhận thơng qua các ảnh huởng của nó đến giá
trị thị truờng của một danh mục đầu tu, bao gồm các tài sản có, tài sản nợ và các
cơng cụ tài chính ngoại bảng có liên quan đến lãi suất của ngân hàng. Giá trị kinh tế


10

của những tài sản này bằng với giá trị hiện tại của những dòng tiền trong tương lai
của chúng. Bằng việc định giá những thay đổi trong giá trị hiện tại của những hợp

đồng xuất phát từ một sự thay đổi trong tỷ lệ lãi suất đã được tính đến, người ta có
thể ước lượng được sự thay đổi về giá trị kinh tế của ngân hàng. Ngược lại với khía
cạnh “giá trị sổ sách”, khía cạnh “giá trị thị trường” tập trung vào những rủi ro bắt
nguồn từ việc định giá lại hay sự không cân xứng về kỳ hạn các loại tài sản trong
dài hạn. [3]
1.1.2.3. Nguyên nhân rủi ro lãi suất
a, Sự không cân xứng về kỳ hạn giữa Tài sản Có và Tài sản Nợ của bảng cân
đối kế toán
Chức năng đặc trưng của các trung gian tài chính là biến đổi kỳ hạn của tài
sản. Chính vì vậy, sự khơng cân xứng về thời hạn giữa TSC và TSN xảy ra thường
xuyên trong quá trình hoạt động cúa các trung gian tài chính nói chung và các
NHTM nói riêng cùng với sự biến động xuyên của lãi suất thị trường làm cho các tổ
chức này rơi vào tình trạng rủi ro lãi suất.
Sự khơng cân xứng về kỳ hạn giữa TSC và TSN xảy ra là điều thường xuyên
và tất yếu. Bởi vì khách hàng của ngân hàng bao gồm rất nhiều đối tượng khác
nhau, mỗi đối tượng khách hàng đó lại có nhu cầu gửi hoặc vay tiền với thời hạn
không giống nhau, cho nên tạo ra sự đa dạng về kỳ hạn của các khoản vốn huy động
và các khoản cho vay. Hơn nữa, các ngân hàng thường có xu hướng duy trì thời hạn
TSC dài hơn thời hạn TSN nhằm có được lợi thế về lợi nhuận (Ví dụ, các ngân hàng
thường sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn huy động với lãi suất thấp để cho
vay trung, dài hạn với lãi suất cao hơn).
Sự không cân xứng về kỳ hạn cịn do ngun nhân khách quan từ phía khách
hàng khơng thực hiện đúng thời hạn như đã cam kết với ngân hàng (khách hàng rút
tiền trước hạn, trả nợ trước hạn hoặc được gia hạn nợ). Những trường hợp này diễn
ra thường xuyên, đặc biệt là trường hợp khách hàng gửi tiền, rút tiền trước hạn và
hiện nay ngân hàng khơng có cơ chế để nghiêm cấm được việc này. Điều này dẫn
tới ngân hàng khơng thể dự đốn chính xác được thời hạn của nguồn vốn cũng như


11


tài sản của mình để có kế hoạch sử dụng vốn an toàn và hiệu quả nhất.
Sự chênh lệch kỳ hạn giữa TSC và TSN của ngân hàng có thể xảy ra 2 trạng
thái:
- Trạng thái truờng: là trạng thái ngân hàng có kỳ hạn của TSC dài hơn kỳ hạn
của
TSN. Với trạng thái này ngân hàng gặp rủi ro khi lãi suất thị truờng tăng lên.
- Trạng thái đoản: là trạng thái của ngân hàng có kỳ hạn của TSN dài hơn kỳ
hạn
của TSC.Với trạng thái này ngân hàng gặp rủi ro khi lãi suất thị truờng giảm xuống.
b, Sự biến động của lãi suất thị trường ngược chiều với dự kiến của Ngân
hàng
Lãi suất thị truờng thuờng xuyên thay đổi nên ngân hàng phải luôn nghiên cứu
và dự báo lãi suất. Tuy nhiên, trong nhiều truờng hợp ngân hàng khơng thể dự báo
chính xác mức độ thay đổi của lãi suất. Việc dự báo sự biến động của lãi suất có ảnh
huởng đến chiến luợc của ngân hàng:
Nếu ngân hàng duy trì khe hở lãi suất duơng:
• Khi lãi suất trên thị truờng tăng, chênh lệch lãi suất tăng.
• Khi lãi suất trên thị truờng giảm, chênh lệch lãi suất giảm.
Nếu ngân hàng duy trì khe hở lãi suất âm:
• Khi lãi suất trên thị truờng tăng, chênh lệch lãi suất giảm.
• Khi lãi suất trên thị truờng giảm, chênh lệch lãi suất tăng.
Giả sử khi một ngân hàng duy trì khe hở lãi suất âm và ngân hàng dự kiến
trong tuơng lai mức lãi suất sẽ giảm thì khi đó chênh lệch lãi suất của ngân hàng sẽ
tăng. Tuy nhiên thực tế thì rủi ro lãi suất lại tăng lên làm cho thu nhập từ lãi của
ngân hàng giảm và rủi ro lãi suất xảy ra đối với ngân hàng.
c, Ngân hàng sử dụng lãi suất cố định
Nếu ngân hàng thả nổi tất cả các hợp đồng huy động và sử dụng vốn, thu lãi
và chi lãi sẽ đều tăng hoặc giảm nhu nhau khi lãi suất thay đổi thì khơng có rủi ro
lãi suất. Tuy nhiên trên thực tế các ngân hàng thuờng áp dụng mức lãi suất cố định

trong suốt kì hạn đặt lại lãi suất. Ví dụ nhu khoản cho vay 2 năm thuờng có kì hạn
đặt lại lãi suất là 2 năm hoặc 1 năm, hoặc khoản đi vay thuờng có kì hạn đặt lại lãi
suất là thời hạn vay cho nên trong kì hạn đặt lại lãi suất khi lãi suất có tăng hay
giảm thì mức lãi suất áp dụng vẫn khơng thay đổi


12

d, Các nguyên nhân khách quan liên quan đến môi trường bên ngoài
- Do sự biến động của nền kinh tế thị trường như: khủng hoảng, suy thoái,
lạm phát...
- Do sự biến động của nền chính trị như chiến tranh.
- Do các nguyên nhân của môi trường sống như thiên tai (hạn hán, động
đất, lũ lụt.)
- Do sự thay đổi của chính sách của Chính Phủ, NHNN
1.1.2.4 Các loại rủi ro lãi suất và tác động của nó đến hoạt động Ngân hàng
Thương mại
a, Các loại rủi ro lãi suất
- Rủi ro tái tài trợ:
Giả sử lãi suất huy động vốn là 9%/năm và lãi suất đầu tư là 10%/năm. Sau
năm thứ nhất, bằng cách vay ngắn hạn 1 năm và cho vay dài hạn 2 năm, ngân hàng
thu được lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất là 10% - 9% = 1%. Tuy nhiên, lợi nhuận
năm thứ hai chưa biết trước được là bao nhiêu cho nên sẽ là một số không chắc
chắn. Nếu lãi suất thị trường không thay đổi từ năm thứ nhất sang năm thứ hai thì
ngân hàng có thể tái tài trợ tài sản nợ ở mức lãi suất là 9%; do đó, mức lợi nhuận
thu được trong năm thứ hai bằng năm thứ nhất là 1%. Vì lãi suất thị trường có thể
thay đổi từ năm thứ nhất sang năm thứ hai, cho nên ngân hàng luôn đứng trước rủi
ro về sự thay đổi lãi suất. Giả sử, sang năm thứ hai, ngân hàng chỉ có thể huy động
vốn theo mức lãi suất thị trường là 11%, do đó lợi nhuận ngân hàng trong năm thứ
hai sẽ là một số âm, tức là ngân hàng chịu lỗ 10% - 11% = -1%. Như vậy lợi nhuận

của năm thứ nhất chỉ bù đắp được khoản lỗ của năm thứ hai. Kết quả là, trong mọi
trường hợp nếu ngân hàng duy trì tài sản có có kỳ hạn dài hơn so với tài sản nợ thì
ngân hàng luôn đứng trước rủi ro về lãi suất trong việc tái tài trợ đối với tài sản nợ.
Rủi ro sẽ thành hiện thực nếu lãi suất huy động vốn bổ sung trong những năm tiếp
theo tăng lên trên mức lãi suất đầu tư tín dụng dài hạn.
- Rủi ro tái đầu tư:
Giả sử ngân hàng huy động vốn với lãi suất là 9%/năm, kỳ hạn là 2 năm và


13

đầu tư vào tài sản có mức lãi suất là 10%/năm, kỳ hạn là 1 năm. Sau năm thứ nhất
ngân hàng thu được lợi nhuận là 1%. Vì tài sản có chỉ có kỳ hạn là 1 năm, cho nên
sau năm thứ nhất tài sản có đến hạn và ngân hàng lại tiếp tục tái đầu tư. Giả sử lãi
suất đầu tư của thị trường trong năm thứ hai giảm xuống chỉ còn 8%, điều này khiến
cho ngân hàng gặp phải rủi ro về lãi suất, đó là lỗ 8% - 9% = -1%. Như vậy, lợi
nhuận thu được của năm thứ nhất vừa đủ để bù đắp khoản lỗ của năm thứ hai. Kết
quả là, ngân hàng gặp phải rủi ro về lãi suất tái đầu tư trong trường hợp tài sản có có
kỳ hạn ngắn hơn so với tài sản nợ. Ví dụ điển hình về rủi ro lãi suất tái đầu tư trong
những năm gần đây là hiện tượng các ngân hàng hoạt động trên thị trường tiền tệ
Châu Âu thường huy động vốn với lãi suất cố định nhưng lại đầu tư với lãi suất thả
nổi, tức là lãi suất của những khoản tín dụng ln được điều chỉnh thường xuyên để
phù hợp với lãi suất thị trường.
- Rủi ro giảm giá trị tài sản:
Ngoài rủi ro lãi suất tái tài trợ tài sản nợ hoặc tài đầu tư tài sản có thì khi lãi
suất
thị trường thay đổi ngân hàng cịn có thể gặp phải rủi ro giảm giá trị tài sản. Như
chúng
ta đã biết, giá trị thị trường của tài sản có và tài sản nợ là dựa trên khái niệm giá trị
hiện

tại của tiền tệ. Do đó, nếu lãi suất thị trường tăng lên thì mức chiết khấu giá trị tài
sản
cũng tăng lên và do đó giá trị hiện tại của tài sản có và tài sản nợ giảm xuống.
Ngược
lại, nếu lãi suất thị trường giảm thì giá trị của tài sản có và tài sản nợ sẽ tăng lên. Do
đó,
nếu kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ khơng cân xứng nhau, ví dụ tài sản có có kỳ
hạn
dài hơn tài sản nợ thì lãi suất thị trường tăng, giá trị của tài sản có sẽ giảm nhanh
hơn
và nhiều hơn so với sự giảm giá trị của tài sản nợ. Rủi ro giảm giá trị tài sản khi lãi
suất
thay đổi thuộc loại rủi ro về lãi suất và có thể dẫn đến thiệt hại tài sản cho ngân
hàng.
Như vậy, nếu ngân hàng duy trì cơ cấu tài sản có và tài sản nợ với những kỳ
hạn không cân xứng với nhau thì phải chịu những rủi ro về lãi suất trong việc tái tài
trợ tài sản có và tài sản nợ; hoặc rủi ro về lãi suất do giá trị của tài sản thay đổi khi
lãi suất thị trường biến động. Ngân hàng có thể phịng ngừa rủi ro lãi suất bằng cách
làm cho các kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ cân xứng nhau. Xét từ góc độ triết lý
chung thì việc làm cho các kỳ hạn cân xứng với nhau là một giải pháp tốt nhất để


14

phòng ngửa rủi ro lãi suất. Cần lưu ý rằng việc làm cho các kỳ hạn của tài sản có và
tài sản nợ cân xứng với nhau là độc lập với chức năng tích cự chuyển hóa tài sản
của ngân hàng. Nghĩa là, tại cùng một thời điểm, ngân hàng khơng thể vừa là người
chuyển hóa tài sản vừa là người trực tiếp phòng ngừa rủi ro cho bảng cân đối tài sản
của mình. Việc làm cho các kỳ hạn cân xứng với nhau, một mặt, giảm được rủi ro
lãi suất; mặt khác, lại làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng; bởi lẽ nó làm giảm

cơ hội đầu tư vào những lĩnh vực có khả năng sinh lời lớn hơn.
b, Tác động của rủi ro lãi suất đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
thương mại
- Xét trên khía cạnh thu nhập
Theo khía cạnh thu nhập: Bộ phận thu nhập trước đây được quan tâm nhiều
nhất

thu nhập lãi thuần (chênh lệch giữa tổng thu nhập lãi và tổng chi phí lãi). Sự tập
trung
này phản ánh tầm quan trọng của thu nhập lãi thuần trong tổng thu nhập của ngân
hàng
và mối liên hệ trực tiếp của nó với những thay đổi về lãi suất. Tuy nhiên, do các
ngân
hàng chuyển sang thực hiện các hoạt động tạo ra thu nhập dựa trên phí và các thu
nhập
ngồi lãi khác, người ta ngày càng tập trung vào tổng thu nhập thuần - bao gồm cả
thu
nhập, chi phí lãi và ngồi lãi. Thu nhập ngồi lãi phát sinh từ nhiều hoạt động, như
thanh
tốn nghĩa vụ nợ và các chương trình chứng khốn hố tài sản, có thể rất nhạy cảm


mối quan hệ phức tạp với lãi suất thị trường. Ví dụ: một số ngân hàng cung cấp chức
năng thanh toán nghĩa vụ nợ và quản lý khoản vay đối với các khoản vay cầm cố để
lấy
phí dựa trên doanh số tài sản được quản lý. Khi lãi suất giảm, ngân hàng làm dịch vụ

thể bị giảm thu nhập phí do các khoản cầm cố được trả trước. Ngồi ra, thậm chí
những
nguồn thu nhập ngồi lãi truyền thống khác như phí thực hiện giao dịch ngày càng

trở
nên nhạy cảm với lãi suất. Độ nhạy ngày càng tăng này đã làm cho lãnh đạo ngân
hàng
và các cơ quan giám sát nhìn nhận rộng hơn về tiềm năng ảnh hưởng của những thay
đổi
lãi suất thị trường đối với thu nhập của ngân hàng và gán cho các yếu tố này những
ảnh
hưởng rộng hơn khi ước tính thu nhập trong những môi trường lãi suất khác nhau.
- Xem xét trên khía cạnh giá trị kinh tế
Giá trị kinh tế của một tài sản là hiện giá của dòng tiền mong đợi trong tương


15

Biến động của giá trị thị trường có thể tác động lên giá trị kinh tế của tài sản Nợ - tài
sản Có và các khoản ngoại bảng của ngân hàng. Thay đổi lãi suất thị trường có thể
ảnh
hưởng đến giá trị kinh tế của các tài sản Có, tài sản Nợ và các trạng thái ngoại bảng
của
ngân hàng. Do vậy, mức độ nhạy của giá trị kinh tế của ngân hàng đối với những
biến
động lãi suất là một mối quan tâm đặc biệt của các cổ đông, lãnh đạo và các cơ quan
giám sát. Giá trị kinh tế của một công cụ là đánh giá giá trị hiện tại của các luồng
tiền
thuần dự kiến, được chiết khấu để phản ánh lãi suất thị trường. Nói rộng hơn, giá trị
kinh tế của một ngân hàng có thể được coi là giá trị hiện tại của các luồng tiền thuần
của ngân hàng, được định nghĩa là các luồng tiền dự kiến đối với tài sản Có trừ đi
các
luồng tiền dự kiến đối với tài sản Nợ cộng với luồng tiền thuần dự kiến đối với các
trạng thái ngoại bảng. Theo nghĩa này, khía cạnh giá trị kinh tế phản ánh quan điểm

về
độ nhạy cảm của giá trị thuần của ngân hàng đối với những thay đổi về lãi suất.
1.2. QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro lãi suất
Quản trị rủi ro lãi suất là giảm thiểu những thiệt hại hay tổn thất có thể phát
sinh từ sự biến động của lãi suất. Quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng là việc ngân
hàng nhận biết, định lượng những tổn thất đang và sẽ gây ra từ rủi ro lãi suất để từ
đó có thể giám sát và kiểm sốt rủi ro lãi suất thơng qua việc lập nên những chính
sách, chiến lược sử dụng các cơng cụ phịng ngừa và hạn chế đến mức tối đa ảnh
hưởng của rủi ro lãi suất tới các hoạt động kinh doanh của ngân hàng một cách đầy
đủ, toàn diện và liên tục. [2]
1.2.2. Sự cần thiết của công tác quản trị rủi ro lãi suất
Trên thị trường, sự thay đổi lãi suất xảy ra thường xuyên và liên tục nên rủi ro
lãi suất là điều không thể tránh được đối với công tác quản trị rủi ro của các
NHTMCP. Rủi ro lãi suất là một rủi ro tiềm ẩn và rất nguy hiểm đối với công tác
quản trị rủi ro của ngân hàng do ngân hàng khơng thể nào biết chính xác xu hướng
lẫn mức độ biến động của lãi suất. Và thu nhập của ngân hàng cũng biến động do
nguồn thu từ các khoản cho vay, đầu tư và chi cho các khoản tiền gửi của ngân hàng
thay đổi theo biến động của lãi suất. Cụ thể, khi lãi suất tăng sẽ khiến chi phí huy


×